Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

“Kết nối nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, huyện gia viễn, tỉnh ninh bình”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.37 KB, 46 trang )

1. Tên đề tài/dự án
“Kết nối nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”
2. Lý do chọn đề tài
Năm 2015, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua lịch sử 55 năm trưởng thành và phát
triển. Trong quãng thời gian đó đã ghi nhận nhiều bước thăng trầm của ngành gắn với bối
cảnh phát triển chung của đất nước. Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của
ngành Du lịch đã góp phần mang lại một số thành tựu quan trọng trong công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch của nhiều du
khách quốc tế, mang đến cho cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch giải quyết được
nguồn lao động đáng kể để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, một thực tế cần được giải quyết
cịn tồn tại đến nay đó là việc phát triển du lịch sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm cho người dân
nơi có khu du lịch phát triển, và tạo ra bao nhiêu thu nhập cho dân cư địa phương… Chính
vì lẽ đó mà đã có nhiều xu hướng tiếp cận phát triển du lịch khác nhau trong đó có phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng.
Hiện nay phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là một hướng tiếp cận mới, ở đó có sự
tham gia của cộng đồng như một đối tác của ngành du lịch; một yêu cầu mới nhằm đảm bảo
sự cân bằng về lợi ích giữa các bên tham gia, cụ thể là: giữa nhà nước và doanh nghiệp du
lịch, cộng đồng và du khách để hướng tới sự phát triển bền vững trong cộng đồng.
Thực tế, các hoạt động du lịch đã và đang chứng minh được rằng cộng đồng dân cư
đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, bảo vệ
tài nguyên môi trường và là chủ thể để phát triển du lịch. Cụ thể: Theo số liệu điều tra của
Tổng cục Thống kê, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi
năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt
30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du
lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào
cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước cịn nhiều
khó khăn. Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã
hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch,
trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp.
(Nguồn: ).


Ninh Bình được biết tới với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc và các hệ sinh thái
điển hình. Vì thế Ninh Bình có tiềm năng phát triển du lịch lớn, ở đó có du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng. Nổi lên trong số đó là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
Khu du lịch (KDL) sinh thái Vân Long là một trong những vùng đất ngập nước lớn nhất
đồng bằng Bắc Bộ, nằm về phía Đơng Bắc tỉnh Ninh Bình trên địa phận 7 xã là: Gia Hưng,
Gia Vân, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Lập, Gia Tân và Gia Thanh thuộc huyện Gia Viễn và điểm
1


khai thác du lịch chính đặt tại xã Gia Vân. Với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú, đa dạng cùng với lịch sử truyền thống lâu đời KDL sinh thái Vân Long có nhiều
tiềm năng để phát triển du lịch. Du lịch cộng đồng đã được triển khai tại Vân Long từ đầu
những năm 2000 với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Việc phát triển du lịch
cộng đồng ở đây góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú về các loại hình và sản phẩm du
lịch để thu hút du khách, các chương trình du lịch cộng đồng bước đầu đã thu hút được
lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực cho
cộng đồng địa phương, cụ thể: Trong năm 2015, khu du lịch sinh thái đất ngập nướcVân
Long đã đón: 35.353 lượt khách thu về ngân sách xã là 6.38.586.400, tạo việc làm thời vụ
cho hơn 300 lao động thuộc thôn Tập Ninh và thôn Chi Lễ xã Gia Vân (Nguồn: Báo cáo kết
quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2015. Phương hướng nhiệm vụ năm 2016). Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân cho đến nay du lịch cộng đồng ở đây vẫn chưa đạt hiệu quả cao, chưa
tương xứng với tiềm năng của điểm đến. Nguyên nhân chính là do chưa có chiến lược phát
triển rõ ràng do đó việc định hướng cũng như công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch
cộng đồng cịn gặp nhiều khó khăn như: Cơ cấu quản lý còn mỏng, đội ngũ thực hiện quản
lý chưa có kiến thức/chun mơn về phát triển du lịch, hoạt động du lịch được thực hiện
thông qua những điểm giới thiệu trung gian từ các điểm quản lý du lịch tư nhân của công ty
Ngôi sao hay Emeralda Resort Ninh Bình, vì thế mà nguồn thu từ du lịch tới tay người dân
hay thu về ngân sách xã hạn chế bởi chỉ nhận được một phần nguồn thu mặt khác tại nơi đây
còn tồn tại những mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự đa dạng sinh học và môi trường đang bị đe
dọa bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tác động của cộng đồng: Việc

khai thác quá mức gỗ và củi là mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học và đã dẫn đến
rừng ở khu vực bị phá hủy do cháy hoặc sạt lở đất... Khả năng tái sinh tự nhiên của thảm
rừng cũng bị hạn chế nhiều do hoạt động chăn/thả dê trên các núi đá vôi, hoạt động khai
thác đã cũng đã tác động lớn đến môi trường tự nhiên nơi đây. Và câu hỏi đặt ra là: “Làm
thế nào để bảo tồn, phát huy bền vững những giá trị đang có ở Vân Long, đồng thời phát
huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch”. Trên quan điểm của chúng tôi, những
TTS của nghề Công tác xã hội, chúng lựa chọn xây dựng dự án phát triển cộng đồng với chủ
đề: “Kết nối nguồn lực phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” để từng bước trả
lời câu hỏi đó với hy vọng nội dung mà chúng tôi nghiên cứu sẽ là một trong những ứng
dụng thiết thực vào thực tế tại nơi đây để cộng đồng địa phương tại khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình sẽ có phân bổ được nguồn lao
động hợp lý cho hoạt động du lịch và có được nguồn thu tương xứng với những gì họ đầu từ
và để khu du lịch sinh thái đất ngập nước Vân Long luôn phát triển bền vững cả hiện tại và
tương lai.
3. Mục đích nghiên cứu
2


Nghiên cứu nhằm mục đích chính là: là tìm hiểu các hoạt động phát triển du lịch tại
KDL sinh thái Vân Long, các nguồn lực hiện có trong cộng đồng, trên thực tế đó sẽ đề ra
các giải pháp, kết nối nguồn lực trong cộng đồng, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng
địa phương, đồng thời giảm áp lực tới mơi trường và tài ngun du lịch góp phần phát triển
du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp
Để đạt được mục đích trên thì nhiệm vụ cần hoàn thành là:
- Nghiên cứu và hệ thống lại cơ sở lý thuyết có liên quan về DLST, DLST bền vững,
DLST dựa vào cộng đồng; hệ thống lý thuyết về Phát triển cộng đồng và dựa vào cộng
đồng. Vận dụng được lý thuyết phát triển cộng đồng vào thực hiện đề tài;
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DLST dựa vào cộng đồng từ các mơ hình của

các nước và các tỉnh thành khác làm cở sở cho việc xây dựng dự án nghiên cứu; và vận dụng
nó vào kết nối nguồn lực phát triển du lịch tại KDL sinh thái Vân Long;
- Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại KDL sinh thái Vân Long (những điểm tích
cực và chưa tích cực);
- Xác định nhu cầu và nguồn lực sẵn có tại cộng đồng;
- Phân tích và đánh giá nguồn lực của cộng đồng, xác định phương pháp kết nối
nguồn lực cộng đồng vào thực hiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng;
- Khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng;
- Liên kết và huy động nguồn lực cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch dựa vào nguồn lực cộng đồng.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tiến hành xây dựng khung mẫu về phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
5. Câu hỏi nghiên cứu can thiệp
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Vân Long hiện nay đang diễn ra như thế nào?
Người dân trong cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có
nhu cầu, mong muốn nào khi tham gia hoạt động phát triển dịch vụ du lịch sinh thái khơng,
nếu có thì đã được đáp ứng như thế nào?
Cần làm gì để có thể kết nối nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình?
6. Giả thuyết nghiên cứu can thiệp
Hoạt động phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Vân Long đã được triển khai, tuy nhiên chưa phát huy tốt nguồn lực tại cộng
đồng vào tham gia hoạt động du lịch.
3


Người dân trong cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có
nhu cầu tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động du lịch như: xây dựng nhà lưu trú tại gia

đình để phục vụ khách du lịch có nhu cầu lưu trú; giới thiệu những món ẩm thực truyền
thống của quê hương tới khách du lịch… tuy nhiên nhu cầu này của người dân trong cộng
đồng vẫn còn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khác nhau (nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất
phục vụ khách du lịch, kỹ năng làm du lịch…)
Cần áp dụng mơ hình phù hợp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với điều kiện
thực tế tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, mà theo nhóm TTS nhận thấy
đó là phát huy vai trị của TVCĐ trong hoạt động: “Kết nối nguồn lực phát triển du lịch tại
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”
7. Phương pháp nghiên cứu can thiệp
Để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, nhóm TTS sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
7.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin cơ bản về hoạt động du lịch cộng đồng ở KDL sinh thái Vân
Long từ các nguồn chính thống như UBND xã Gia Vân, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Bình. Các
thơng tin này chủ yếu được thu thập từ năm 2014 đến 2015, phục vụ cho cơng tác phân tích,
trích dẫn tài liệu. Ngồi ra, các dữ liệu được thu thập từ các nguồn như sách, giáo trình, báo,
tạp chí chun ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh Ninh Bình, các
thông tin trên mạng Internet.
7.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa được tiến hành tại KDL sinh thái Vân Long. Phương pháp này
nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, xã hội, tìm hiểu giá trị tài nguyên du lịch, dịch
vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, việc khảo
sát thực địa tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá thực trạng hoạt động 13 du lịch cộng
đồng tại địa phương, đó là cơ sở thực tế giúp TTS xác định nhu cầu và nguồn lực hiện có tại
cộng đồng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với địa phương.
7.3. Phương pháp Điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu bằng
bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
Bảng hỏi được thiết kế dành cho hai đối tượng là người dân địa phương có tham gia
hoạt động du lịch và khách du lịch đến Vân Long. Tổng số bảng hỏi khảo sát là: 30 bảng hỏi

dành cho người dân địa phương và 50 bảng hỏi dành cho khách du lịch đến Vân Long.
Ngồi ra, TTS cịn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn
trực tiếp các cán bộ, chuyên gia du lịch của Trạm Du lịch Vân Long các cán bộ của chính
quyền địa phương.
4


Phỏng vấn người dân trong cộng đồng địa phương tham gia phục vụ du lịch: chèo
thuyền, trông giữ xe, dọn dẹp vệ sinh, hướng dẫn viên du lịch. Phỏng vấn cộng đồng địa
phương không tham gia du lịch (trồng lúa, ni dê, trồng rau…).
7.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này là nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ các
nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích, yêu cầu
nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
8. Cơ sở lý luận về “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu
bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”
8.1. Các khái niệmcơng cụ
8.1.1. Khái niệm du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): Du lịch bao gồm tất cả
mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm,
ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong mơi trường sống khác hẳn
nơi định cư.
Cịn theo luật du lịch năm 2005 thì: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [1, Điều 3]
8.1.2. Khái niệm Khách du lịch
Theo luật du lịch năm 2005 thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du

lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. [2, Điều
3]
8.1.3. Cơ sở lưu trú du lịch
Theo luật du lịch năm 2005 thì: “Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng,
giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu
trú du lịch chủ yếu”. [12, Điều 3]
8.1.4. Du lịch bền vững
Theo luật du lịch năm 2005 thì: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng
được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
của tương lai”. [18, Điều 3]
8.1.5. Du lịch sinh thái
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia
về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức
5


du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và mơi trường có tác động tích cực
đến việc bảo vệ mơi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng
đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu
tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của mơi trường, khơng làm biến đổi
tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực
nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với
quy mơ nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ mơi trường, nó trực tiêp
đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khun kích tơn
trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
Theo luật du lịch năm 2005 thì: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển

bền vững”. [19, Điều 3]
8.1.6. Du lịch văn hóa
Theo luật du lịch năm 2005 thì: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc
văn hố dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống”. [20, Điều 3]
8.1.7. Du lịch sinh thái cộng đồng
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch sinh thái
cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát
triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương".
Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch sinh thái cộng
đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về mơi trường, văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái
cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng
cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ".
8.1.8. Du lịch dựa vào cộng đồng
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch cộng đồng, TS Võ Quế đã rút ra khái
niệm: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân
cư tổ chức tổ chức cung cấp dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất
và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên”. [16,tr34]
8.1.9. Khái niệm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch sinh thái giúp cho du khách,
người dân địa phương thấu hiểu, tận hưởng và bảo vệ môi trường thiên nhiên và di sản văn
hóa tồn tại chung quanh cộng đồng,đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế cho người dân địa
6


phương. (Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Vườn Quốc gia Bidoup Núi
Bà).
8.1.10. Cộng đồng
Theo quan điểm Mac-xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được

giải quyết bởi sự đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên về các điều kiện tồn tại và
hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất và các
hoạt động khác của họ, sự gần gũi các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực
cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.
Cộng đồng cịn được hiểu theo nghĩa thơng thường là những người có đặc điểm hoặc
mối quan tâm, lợi ích chung. Bao gồm:
- Cộng đồng địa lý: Có cùng địa bàn, cùng lợi ích hoặc cùng mối quan tâm; Có chung đặc
điểm văn hóa – xã hội; Có mối quan hệ giàng buộc.
- Cộng đồng chức năng: Có cùng hoặc khơng cùng địa phương hoặc địa bàn cư trú; Có cùng
lợi ích (nghề nghiệp, sở thích, hợp tác…)
8.1.11. Phát triển
Theo nghĩa hiểu thơng thường Phát triển là q trình cải thiện về số lượng và chất
lượng, về vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên
trong cộng đồng.
8.1.12. Phát triển cộng đồng
Khái niệm phát triển cộng đồng được Chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940: “Phát
triển Cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân trong các cộng đồng
nông thôn cũng như đo thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện cơ sở
hạ tầng và tăng khả năng tự lực của cộng đồng”.
Định nghĩa của LHQ, 1956: “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực
của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hộ nhập và đóng góp vào đời sống
quốc gia”.
Theo ThS Nguyễn Thị Oanh, 1995: “Phát triển cộng đồng là một tiến trình làm
chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục
gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn
có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới tự lực phát
triển”.
8.1.13. Nguồn lực
Trong thực tế, những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc

có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng
thì chưa được xem là nguồn lực.
7


Các nguồn lực được xem xét dưới nhiều góc độ. Có nghĩa là dưới nhiều góc độ,
người ta chia các nguồn lực thành các loại khác nhau để có thái độ đúng đắn và có cách ứng
xử với chúng thích hợp.
8.1.14. Kết nối
Theo từ điển Tiếng Việt: “Kết nối là sự kết lại với nha từ nhiều thành phần hoặc tổ
chức riêng rẽ”.
8.1.15. Kết nối nguồn lực
Kết nối nguồn lực được hiểu theo cách vận dụng và sử dụng trong công tác phát triển
cộng đồng là: “Sự gắn kết các nguồn lực của cộng đồng vốn đang rời rạc thành một thể
thống nhất, vừa có mối quan hệ chặt chẽ ảnh hưởng, vừa có sự tương tác, tác động qua lại để
bổ sung cho nhau nhằm hỗ trợ cộng đồng yếu kém thành cộng đồng tự lực và phát triển”.
8.2. Mơ hình can thiệp
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nhóm TTS giới thiệu một số mơ hình phát triển
sinh thái dựa vào cộng đồng và chọn ra mơ hình phù hợp với thực tế tại địa điểm mà nhóm
TTS thực hành:
8.2.1. Mơ hình ABCD
8.2.1.1. Khái niệm cách tiếp cận ABCD
Trong thuật ngữ chuyên môn, ABCD là bốn chữ viết tắt của Asset – based
Community Development, trong đó:
A: Asset

Tài sản, nguồn lực

B: Based


Cơ sở nền tảng

C: Community

Cộng đồng

D: Development

Phát triển

Nói một cách đơn giản, ABCD tạm dịch là “Phát triển cộng đồng dựa vào tài
sản, nguồn lực tại chỗ”
ABCD là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm kiếm, khám phá và làm rõ những
mặt mạnh trong cộng đồng. Nó như là một phương tiện cho sự phát triển bền vững.
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là cách tiếp cận nhắm vào năng lực, có
khả năng hay chắc chắn tăng năng lực cho cộng đồng, thúc đẩy người dân tạo ra sự
thay đổi đầy ý nghĩa và tích cực từ bên trong cộng đồng. Thay vì nhắm vào nhu cầu
của cộng đồng, mặt thiếu sót, khiếm khuyết và vấn đề, cách tiếp cận ABCD giúp họ
(cộng đồng) trở nên mạnh mẽ hơn và tự lực tự cường hơn qua khám phá, liệt kê, nhận
dạng (sắp đặt) và huy động tất cả các nguồn lực tại chỗ của họ.
Ít người nhận thức (hiểu biết) có bao nhiêu nguồn lực của một cộng đồng bất kỳ
như:
8


- Kỹ năng của người dân, từ người trẻ đến người khuyết tật, từ người có chun
mơn, thành đạt đến người nghệ sĩ nghèo,…
- Sự cống hiến, đóng góp của các hội đồn dân sự như: nhà thờ, các nhóm văn
hóa, câu lạc bộ, hội đồng hương/ hàng xóm,…
- Các nguồn lực từ các tổ chức (thiết chế) chính thức như: kinh tế/ doanh

nghiệp, trường học, thư viện, trường học cộng đồng, bệnh viện, công viên, các tổ chức
xã hội.
ABCD là một chiến lược phát triển cộng đồng bền vững. Vượt trên sự huy động
của một cộng đồng riêng biệt. Cách tiếp cận ABCD quan tâm đến việc làm thế nào để
nối kết nguồn lực vi mô với môi trường vĩ mơ. Nói một cách khác, ABCD quan tâm
đến những ranh giới của cộng đồng và làm thế nào đặt cộng đồng trong mối quan hệ
với các thiết chế, tổ chức hội đồn ở địa phương và mơi trường kinh tế bên ngoài mà
sự phồn vinh liên tục của cộng đồng tùy thuộc vào đó.
Cách tiếp cận ABCD chú ý đến nguồn lực xã hội: tài năng, năng lực của cá
nhân, và mối quan hệ xã hội mà nó truyền “lửa” cho các hội đoàn thể địa phương và
những mạng lưới khơng chính thức. ABCD nhận thức về vai trị và những khả năng
của cộng đồng trong việc lèo lái tiến trình phát triển bằng cách nhận dạng và huy
động những nguồn lực hiện có nhưng thường khơng được nhận ra hay khơng được tận
dụng, vì thế đáp ứng và tạo ra cơ hội tại địa phương.
ABCD thu hút được sự chú ý của các nhà phát triển cộng đồng với tư cách là
một chiến lược, nhằm kích thích và duy trì sự phát triển trong các vùng gần thành thị
và các cộng đồng ở nơng thơn. Nó cũng thu hút sự đồng tình của một số người tuy
khơng nhiều nhưng tận tâm. Đó là những người đã bị vỡ mộng với cách tiếp cận phát
triển cộng đồng dựa trên nhu cầu, do đó, nó mở ra triển vọng là kích thích sáng kiến
địa phương và tăng cường hành động tập thể.
8.2.1.2. Lịch sử phương pháp Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực trên thế giới và ở
Việt Nam (Nguyễn Đức Vinh, Thị Vinh. 2012. Tài liệu tập huấn Phương pháp tiếp cận
phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và do người dân làm chủ. Kiên Giang).
Lịch sử phát triển cộng đồng trên thế giới và của Việt Nam đã cho thấy nhiều
bài học thành công bắt đầu từ phát huy nội lực. Qua kết quả nghiên cứu các sáng kiến
phát triển cộng đồng thành công từ các phong trào về quyền công dân ở nhiều bang
khác nhau ở Hoa Kỳ, John McKnight và Jody Kretzman thuộc viện nghiên cứu chính
sách của trường đại học Northwestern, bang Illinois đã xây dựng phương pháp “Phát
triển cộng đồng dựa vào tài sản” hay “ABCD”. Những đặc điểm cơ bản của phương
pháp được hai ơng trình bày trong cuốn sách viết năm 1993 với tựa đề: “Gây dựng

cộng đồng theo hướng từ bên trong ra: Một hướng đi về tìm kiếm và huy động các tài
sản của cộng đồng”.
9


Phương pháp đã kế thừa và được phát triển từ bài học thực tiễn và một lý thuyết trong
phát triển cộng đồng. Cơ sở của phương pháp ABCD bắt đầu từ một thực tế của các
cộng đồng đã huy động được thế mạnh của mình để phát triển. Phương pháp được tạm
dịch sang tiếng Việt là “Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và do người dân làm
chủ” để tránh nghĩa hẹp về tài sản (Nhà cửa, tiền bạc…) và phù hợp hơn với ngữ cảnh
của Việt Nam.
Tiếp cận ABCD là một trong các phương pháp phát triển cộng đồng được sử
dụng ngày càng phổ biến trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bắt
đầu ở Mỹ, phương pháp này đã lan rộng sang các nước khắp các châu lục như Canada,
Anh, Úc, Newzeland, Ecuador, Kenya,… Nhiều chương trình tập huấn, các mơ hình
áp dụng, hội thảo về ABCD đã được tổ chức hàng năm trên thế giới như ở Mỹ,
Canada, Austraylia, thu hút nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trao
đổi về lý luận và thực hành của phương pháp ABCD: năm 2008 hội thảo về ABCD
Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại trường đại học tổng hợp Newcaste,
Austraylia; năm 2009 một hội thảo khác về ABCD cũng được học viện quốc tế Coady,
Canada tập huấn cho cựu học sinh IFP và một số cán bộ của các tổ chức phi chính phủ
và cơ quan nhà nước với sự tài trợ của trung tâm trao đổi giáo dục với Việt
Nam(CEEVN) năm 2006 tại Đại học An Giang. Cho đến nay Học viện Quốc tế Coady
đã đào tạo cho Việt Nam hơn hai mươi người là cán bộ từ các cơ quan nhà nước và tổ
chức phi chính phủ. Nhiều khóa học, hội thảo, tư vấn, nghiên cứu về phương pháp
ABCD đã được thực hiện tại một số tỉnh thành trong cả nước như Trung tâm Nghiên
cứu – Tư ván Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (SDRC) tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc và Đại học Tây Bắc tại
tỉnh Sơn La, tổ chức CRS tổ chức tại Hà Nội, Thanh Hóa, Trung tâm nghiên cứu và
quản lý tài nguyên tại Huế, Hội người khuyết tật thành phố Cần Thơ, UBND tỉnh

Đồng Nai, Kiên Giang. Năm khóa tập huấn thường niên do trung tâm trao đổi giáo
dục với Việt Nam tổ chức đã có hơn 130 cựu học sinh IFP và các đối tác tham dự. Các
khóa tập huấn mở rộng, các buổi giới thiệu với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng
thơn Việt Nam. Mơ hình thí điểm phát triển nơng thơn mới của bộ NN và PTNT đã áp
dụng tiếp cận ABCD: Từ năm 2007-2009 Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp xây
dựng 12 mơ hình, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nơng nghiệp Nơng thơn xây
dựng 5 mơ hình. Nội dung của phương pháp cũng đã được đưa vào giáo trình giảng dạy cho
sinh viên tại trường Đại học An Giang, trường Đại học mở TP Hồ Chí Minh. Một số tổ chức
tại Việt Nam cũng đã và đang áp dụng phương pháp này trong chương trình của mình như tổ
chức NMA (Norwegian Mision Alliance), tổ chức DRD Khuyết tật và Phát triển, tổ chức
MCC (Mennonite Central Committee), tổ chức Maryknoll, Tổ chức World Vision. Một
nghiên cứu về câu chuyện thành công của HTX Tre Trúc Thu Hồng đã được thực hiện với
sự hợp tác giữa Trung tâm Phát triển Cộng đồng Nông thôn, Bộ NN và PTNT và Học viện
10


Quốc Tế Coady-Canada Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về ABCD “Phát Triển Bền Vững
dựa vào Nội Lực” đã được Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Trung Tâm trao đổi
Giáo dục với Việt Nam đồng tổ chức vào ngày 13-14/11/2010 tại Hà Nội. Hội thảo đã chia
sẻ kinh nghiệm áp dụng ABCD trong các lĩnh vực và vùng miền khác nhau để đưa ra
phương hướng nhân rộng ABCD tại Việt Nam. Tuyển tập những câu chuyện thành công từ
phát huy nội lực đã được thu thập và xuất bản nhằm giới thiệu các thành công của
cộng đồng bắt đầu từ phát huy nội lực câu chuyện trong các lĩnh vực phát triển từ Bắc đến
Nam: phát triển nơng thơn, y tế, văn hóa giáo dục, mơi trường, tạo việc làm, công tác xã hội,
xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đã cho thấy các yếu tố ABCD đã có ở Việt Nam và có khả
năng áp dụng phương pháp này trong phát triển).
ABCD – Một cách tiếp cận phát triển khác
ABCD là một phương pháp tiếp cận không bắt đầu từ “nhu cầu” mà tiếp cận từ
"nội lực" của cộng đồng. Tiếp cận theo nhu cầu tập trung vào nhu cầu, sự thiếu hụt và
các vấn đề của cộng đồng. Đây hồn tồn do cách nhìn nhận của chúng ta khi chúng ta

coi nhu cầu, sự thiếu hụt và các vấn đề là thực tế toàn bộ hiện trạng của cộng đồng. Phương
pháp “tiếp cận theo nhu cầu” đã từng được các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ sử
dụng và dùng các hỗ trợ từ bên ngồi (tài chính, kỹ thuật…) để đáp ứng nhu cầu cộng đồng
và thực hiện sứ mệnh hoặc chủ định của tổ chức mình hay của nhà tài trợ. Khác với các
phương pháp ấy, ABCD giúp chúng ta có thể nhìn thấy các điểm mạnh, các tiềm năng của
cộng đồng và lấy chúng làm đòn bẩy đề khơi dậy và hướng dẫn người dân phát triển cộng
đồng của họ.
Phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực nhìn nhận khả năng của người dân và các
tổ chức tự nguyện của họ là nguồn lực xây lên một cộng đồng mạnh mẽ. Với cách nhìn này,
cộng đồng có thể gắn kết các sức mạnh theo một khối tổng hòa mới, các cơ hội mới, các
nguồn thu nhập và các khả năng mới khác cho phát triển sản xuất và phát
triển cộng đồng. “Đối tượng thụ hưởng”có các nhu cầu và thiếu hụt “ Người cơng dân” có
các năng lực và khả năng thiên phú.
Tóm lại: nguyên lý chung của Phương pháp tiếp cận ABCD là một cách tiếp cận mới
trong phát triển cộng động mang tính tích cực, bắt đầu từ việc khơi dậy và phát huy những
điểm mạnh, năng lực vốn có và thành cơng của cộng đồng làm điểm bắt đầu của sự thay đổi.
Từ đó xây dựng một tầm nhìn dài hạn cho cộng đồng với các kế hoạch phát triển cộng đồng
cụ thể, phù hợp với các nguồn lực sẵn có. Một chiến lược cho sự phát triển bền vững: Phát
triển vận động từ bên trong ra, dựa vào nội lực trước khi tìm kiếm các hỗ trợ từ bên ngoài,
liên kết nguồn lực bên trong với mơi trường bên ngồi.
Nội lực của cộng đồng gồm năm nguồn lực chính: con người, tài chính, cơ sở
vật chất-hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và vốn xã hội. Tài sản xã hội được đưa
vào trọng tâm của huy động nội lực, tập trung vào các mối liên kết và năng lực
hợp tác của các nhóm, tổ chức trong cộng đồng.
11


Cơ sở chủ yếu của phương pháp là sự tham gia của người dân như một cơng dân tích
cực.
Các tổ chức bên ngoài cộng đồng (như các tổ chức phi chính phủ, cơ quan phát

triển của chính phủ…) chỉ đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, hoặc là cầu nối để giúp
cộng đồng có thể liên kết và huy động các hỗ trợ từ bên ngoài cho các hoạt
động của họ. Cộng đồng địa phương được trao quyền ở cấp độ cao nhất, từ việc
lập kế hoạch, ra quyết định và thực hiện các hoạt động, họ “cầm lái” quá trình
phát triển của mình.
Sử dụng tổng hợp các kỹ thuật để phân tích, huy động và liên kết các nguồn lực
vì phát triển cộng đồng.
8.2.2. Mơ hình Phát triển du lịch sinh thái gắn với lợi ích cộng đồng Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm
Khu bảo tồn (KBT) biển Cù Lao Chàm - TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam được thành lập
vào tháng 12/2005 và được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào
tháng 5/2009. KBT biển với 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hịn Mồ, Hịn Khơ mẹ,
Hịn Khơ con, Hịn Lá, Hịn Tai và Hịn Ơng chứa đựng một kho tàng về văn hóa, lịch sử và
hiện diện đầy đủ hệ sinh thái đa dạng, phong phú (bãi sậy, cồn cát, rừng ngập mặn, thảm cỏ
biển, rạn san hô, quần cư rong biển, rừng tự nhiên) đại diện cho vùng cửa sông, ven bờ cùng
với cảnh quan trên cạn và dưới nước đã và đang mang lại cho Cù Lao Chàm - Hội An các
thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái, tạo các mơ hình sinh kế mới gắn với bảo tồn tài
nguyên và lợi ích cộng đồng.
Phát triển du lịch sinh thái tạo sinh kế tích cực cho cộng đồng
Hoạt động du lịch sinh thái vùng cửa sông và ven bờ tại KBT biển Cù Lao Chàm đang
phát triển mạnh mẽ. Từ vài nghìn du khách vào năm 2004 đến hơn 195.000 du khách thăm
đảo vào năm 2013, cùng với các loại hình sinh kế tích cực cho cộng đồng, đã nâng thu nhập
bình quân hàng năm của người dân nơi đây từ 6 triệu đồng năm 2005 đến 24 triệu đồng vào
năm 2012.
Theo báo cáo của Ban quản lý KBT, du lịch sinh thái phát triển đã và đang tạo cơ hội
cho người dân nơi đây cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến năm 2013 đã
có trên 485 người dân địa phương trong tổng số 560 hộ gia đình tham gia trực tiếp vào hoạt
động du lịch sinh thái, với các loại hình sinh kế mang lại hiệu quả cao như: Mơ hình dán
nhãn sinh thái cua đá, nói khơng với túi ni lông, phân loại rác tại nguồn, lưu trú nhà dân…
Thu nhập được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện là động lực cho người dân

tham gia vào hoạt động BVMT và tài nguyên vùng đảo.
Đến nay, du lịch sinh thái Cù Lao Chàm đã nâng lên một tầm mới. Nơi đây thực sự trở
thành sản phẩm mục tiêu trong phát triển du lịch của Hội An và Quảng Nam. Tại điểm cuối
của vùng hạ lưu, các sản vật được chuyển vào đất liền hoặc phục vụ du lịch trên đảo bao
gồm các sản phẩm thủy sản, cua đá, lá rừng, võng ngô đồng...Tuy nhiên các sản vật tự nhiên
12


này đang ngày càng bị suy giảm và bài toán cần được cần được các nhà quản lý tính đến là:
Phát triển du lịch sinh thái phải đi đôi với bảo tồn nguồn lực tự nhiên.
Chú trọng bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên KBT biển Cù Lao Chàm
Phát triển du lịch sinh thái luôn gắn liền mật thiết với đời sống kinh tế của người dân địa
phương. Vì vậy, phát triển du lịch sinh thái chính là sinh kế tích cực của địa phương. Như
vậy, sinh kế cộng đồng phải dựa trên 5 nguồn lực bao gồm: Tự nhiên, xã hội, con người, tài
chính, vật chất và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên nguồn lực tự nhiên của KBT biển đang bị suy
giảm nghiêm trọng, cần phải được bảo vệ, bảo tồn.
Các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, quần cư rong biển, rừng tự nhiên, bãi cát…là
nguồn lực tự nhiênquan trọng hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm - Hội
An. Theo số liệu thống kê, KBT biển có 736 lồi thuộc 263 giống của các nhóm sinh vật chủ
yếu trong hệ sinh thái rạn san hô, cụ thể: Cỏ biển có 5 lồi thuộc 3 giống, rong biển kích
thước lớn có 76 lồi thuộc 46 giống, san hơ tạo rạn có 277 lồi thuộc 40 giống, cá rạn san hơ
có 270 lồi thuộc 105 giống, thân mềm có 97 lồi thuộc 61 giống và da gai có 11 lồi thuộc
8 giống. Hiện nay, một số loài này bị suy giảm nghiêm trọng do hiện tượng chất lượng nước
bị ô nhiễm. Tình trạng mở đường quanh đảo, xây dựng bờ kè, sửa chữa tàu, thuyền và các
cơng trình hạ tầng hay việc xả rác thải bữa bãi cũng là một trong những nguyên nhân tác
động đến các vùng rạn san hơ.
Bên cạnh đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức và sử dụng các phương pháp
đánh bắt mang tính hủy diệt, khơng bền vững của các ngư dân đang làm cho nguồn lợi hải
sản ở khu vực này bị suy giảm và có xu hướng cạn kiệt. Biểu hiện qua số lượng cá thể giảm
dần, kích thước cá thể bé dần. Đây là thách thức lớn đối với nguồn lực tự nhiên phục vụ phát

triển du lịch sinh thái lâu bền.
Theo Ban quản lý (BQL) KBT, sản lượng khai thác hải sản trước đây của Cù Lao Chàm
khoảng hơn 1.500 tấn mỗi năm, nhưng đến nay chỉ còn 800 tấn/năm từ khi có KBT biển và
du lịch sinh thái, trong đó tổng sản lượng tơm hùm khai thác tại Cù Lao Chàm còn khoảng
15 tấn/năm, ốc vú nàng con cònkhoảng 5 tấn/năm. Ba loại ốc vú khác là ốc vú nàng vú, ốc
vú nàng hang và các loài cá rạn, bào ngư, điệp quạt, sao biển, trai tai tượng, cá cảnh, cua
đá… hiện đang nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau.
Để khắc phục tình trạng trên, BQL KBT biển Cù Lao Chàm đã mở rộng hướng bảo tồn
vào các vùng bờ, vùng cửa biển và phục hồi rừng ngập mặn, các bãi sậy, đụn cát trong vùng
cửa sông và đặc biệt là phục hồi các rạn san hô. Từ năm 2013, KBT biển Cù Lao Chàm đã
ứng dụng công nghệ phục hồi san hô và nuôi cấy tại vùng phục hồi 4.800 lồi san hơ và tại
vườn ươm 750 lồi. Tỷ lệ sống của san hô nuôi cấy tại vườn ươm khoảng 87% và tại vùng
phục hồi là 74%.
Cùng với đó, Ban quản lý KBT phối hợp chính quyền địa phương thơng qua các chương
trình đào tạo xây dựng 12 mơ hình sinh kế mới gắn liền với hoạt động du lịch sinh thái tại
địa phương tạo cơ hội nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
13


Mặt khác, các lực lượng chức năng như công an xã, biên phòng, kiểm ngư, dân quân xã
và bảo tồn biển đã phối kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong cơng tác tuần tra, kiểm sốt,
quản lý và bảo vệ, đến nay đã thực hiện tổng cộng 660 lượt kiểm tra, phát hiện và xử lý 162
trường hợp vi phạm, trong đó có 101 trường hợp vi phạm đã bị phạt tiền với tổng số
72.400.000 đồng.
Các mơ hình sinh kế du lịch mới và người tham gia tại Cù Lao Chàm
TT
Nhóm nghề du lịch
1
Nhà hàng tại các bãi biển
2

Xe máy vận chuyển khác
3
Hộ Homestay
4
Hộ vận chuyển bằng thuyền
5
Hàng lưu niệm
6
Hàng thủy sản khơ
7
Bánh ít
8
Nước giải khát
9
Bán thủy sản tươi sống
10
Quần áo lưu niệm
11
Mặt hàng khác
12
Số lao động gián tiếp (tùy mùa vụ)
Tởng cộng:

Sơ hộ
16
32
40
18
7
16

4
8
12
6
10

Sơngười
5
1
2
2
3
3
2
3
2
2
2
100

169

Tởng
80
32
80
36
21
48
8

24
24
12
20
100
485

Ngồi ra, BQL KBT biển đã đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực
cộng đồng, nghiên cứu khoa học, phối kết hợp các bên liên quan để bảo tồn nguồn lợi tự
nhiên KBT biển Cù Lao Chàm. Bên cạnh đó, BQL KBT biển đã thực hiện phân vùng chức
năng trong KBT nhằm sử dụng hợp lý nguồn lợi tài nguyên của đảo. Đồng thời, cộng đồng
dân cư xung quanh KBT đã có các cam kết trong cơng tác bảo tồn và phát triển du lịch sinh
thái.
8.2.3. Mơ hình phát triển Du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, Hịa Bình
Đặc điểm của Bản Lác
Bản Lác là một bản miền núi thuộc xã Chiềng Châu huyện Mai Châu., cách thủ đô
Hà Nội khoảng 140 km. Cộng đồng cư trú ở đây chủ yếu là người Thái trắng. Người Thái
trắng sinh sống ở bản Lác có nền văn hóa phát triển lâu đời, họ đã định cư ở bản Lác trên
700 năm, gồm 5 dịng họ Hà, Lị, Vì, Mác, Lộc, đến nay cịn lưu giữ được nhiều giá trị văn
hóa đặc sắc như: trang phục của người phụ nữ Thái, phong tục đón khách của dân tộc Thái,
cộng đồng người Thái, văn hóa ẩm thực… Tồn huyện hiện có 12 di tích, danh thắng, trong
đó có 5 di tích được cơng nhận là di tích cấp quốc gia. Ngồi ra, Mai Châu còn là địa
phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với những nét đặc trưng của dân tộc
Thái, Mông qua các hoạt động của người xưa trong các lễ hội, như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội
14


“Chá chiêng” của dân tộc Thái và lễ hội “Gầu tào” của dân tộc Mông… Hoạt động du lịch
cộng đồng tại bản Lác Trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa, làm nương và
dệt thổ cẩm. Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của Bản Lác đã dần được du khách khám phá. Vào

những năm 1970, bản Lác là điểm đón các chun gia, các đồn ngoại giao nước ngoài đến
Việt Nam. Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hịa Bình cho phép
khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản. Cũng từ đó, cái tên bản Lác đã được nhiều người biết
đến. Từ năm 1995, du lịch cộng đồng tại bản Lác ngày càng phát triển. Số hộ dân làm du
lịch cộng đồng tăng từ 1-2 hộ từ những năm 60 của thế kỷ 20 đến năm 1995 đã có trên 40
nhà. Đến năm 2012, huyện Mai Châu ngoài 2 nhà nghỉ, 2 khách sạn, ở các xã, thị trấn có 54
nhà nghỉ cộng đồng. Các hoạt động du lịch cộng đồng - Đón khách nghỉ tại nhà dân: tồn
bản hiện có hơn 100 hộ gia đình. Hiện đã có 37 hộ cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du
lịch. Khách du lịch lưu trú tại các nhà sàn của các hộ gia đình. Mỗi nhà có thể lưu trú được
từ 30-50 khách du lịch. Khách được cung cấp đệm lau trải xuống sàn, chăn, gối và màn. Phục vụ ăn uống: Trong bản Lác khơng có qn ăn. Chủ nhà trực tiếp phục vụ ăn uống cho
khách du lịch. Tùy theo nhu cầu của khách mà họ đưa ra các thực đơn khác nhau. Thực đơn
khá phong phú mang đậm nét đặc trưng bản địa nhưng vẫn phù hợp với khách du lịch. Biểu diễn văn nghệ: Cả Bản Lác thường xuyên có 6 đội văn nghệ, ban ngày đi làm ruộng,
làm nương, buổi tối biểu diễn phục vụ khách du lịch, một chương trình biểu diễn khoảng 30
phút gồm các tiết mục văn nghệ đặc sắc, múa truyền thống dân tộc Thái, dân tộc Mường và
dân tộc Mông, những bài hát ca ngợi quê hương Tây Bắc của Tổ quốc. Tái hiện lễ hội Chá
Chiêng của dân tộc Thái…Các đội múa được chia ra thành nhiều lứa tuổi đồng đều, đội trẻ
tuổi mười tám, đơi mươi. Đội nam nữ có một con, đội 2 con, mỗi đội văn nghệ thường có 5
cô gái và 4-5 chàng trai. Các ông, các bà từ tuổi trung niên trở lên ở Bản Lác hầu hết đều
biết múa hát và họ chỉ múa, hát khi có khách q cùng tuổi ơng tuổi bà với nhau. Khách đến
bản Lác không phỉa trả tiền xem biểu diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhưng phải trả
tiền xem biểu diễn văn nghệ. Cuối năm, các hội dân trong bản có trách nhiệm đóng góp 10%
thu nhập của mình cho chính quyền địa phương, 90% thu nhập cịn lại các hộ dân thường
dùng để nâng cấp nhà cửa.
- Hướng dẫn khách tham quan các tuyến đi bộ trong địa bàn Mai Châu: Cộng đồng
tại bản Lác có dịch vụ dẫn đường cho khách theo các tuyến: bản Lác – Pom Cọn – Nà Phòn
– bản Lác hoặc bản Lác – Xăm Khịe – bản Xơ – bản Vặn – hang Kia – Pà Cị – bản Lác.
Các đồn khách vẫn có hướng dẫn suốt tuyến đi kèm, hướng dẫn viên địa phương có nhiệm
vụ dẫn đường, giải thích các phong tục tập quán địa phương, hoặc nấu ăn cho khách khi lưu
trú.
8.3. Bài học kinh nghiệm từ các mơ hình đã trình bày:

Từ đặc điểm của các mơ hình đã nêu ở trên, Nhóm TTS đã chọn mơ hình ABCD là
mơ hình mẫu để áp dụng phát triển cộng đồng tại cơ sở thực hành. Bởi mơ hình ABCD bao
phủ khá đầy đủ các yếu trong nguyên tắc trong phát triển cộng đồng và phát huy tối đa được
15


nguồn lực của cộng đồng về cả vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn
xã hội và vốn văn hóa truyền thống của địa phương; đồng thời đảm bảo lợi ích của các bên
khi tham gia hoạt động phát triển du lịch tại cộng đồng, đồng thời rút kinh nghiệm từ các
nhược điểm mà hai mơ hình đã áp dụng từ thực tiễn ở Việt Nam được nêu ở trên như:
- Cộng đồng địa phương có trách nhiệm quản lý các hoạt động du lịch nhưng nguồn
khách phần lớn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và bố trí.
- Hoạt động dịch vụ du lịch chưa có cơ quan quản lý hướng dẫn, đào tạo và giúp đỡ.
Mỗi hộ phải tự tổ chức các dịch vụ và liên hệ với các công ty lữ hành để đón khách.
- Cộng đồng khơng được hỗ trợ về tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng
đồng của các tổ chức trong và ngoài nước. Cộng đồng địa phương chưa có sự hỗ trợ về đào
tạo ngoại ngữ, kỹ năng đón tiếp khách và nấu ăn.
- Nguồn thu từ hoạt động du lịch tại địa điểm du lịch chưa được tái đầu tư
- Vấn đề bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và bản sắc văn hóa truyền thống chưa được quan
tâm đúng mức... để tránh lặp lại những nhược điểm đó trong q trình triển khai hoạt động
thực tiễn với điểm điểm mà nhóm TTS sẽ thực hành.
8.4. Tiêu chí xây dựng mơ hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
- Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du
lịch tại cộng đồng;
- Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách cơng bằng cho cộng đồng;
- Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ là
sự tham gia của một vài thành viên;
- Quan tâm đến sự bền vững của môi trường;
- Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các "cấu

trúc xã hội" tại cộng đồng;
- Có hệ thống/ phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượt qua" những
ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây;
- Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh
hưởng đến văn hố và mơi trường;
- Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành
động hợp lý trong q trình du lịch;
- Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn
hố/tơn giáo của họ;
- Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch nếu
họ không muốn;
- Đại diện BQL Cộng đồng địa phương có trách nhiệm quản lý các hoạt động du lịch
sắp xếp và bố trí dịch vụ đón khách tới các hộ gia đình;
16


- Hoạt động dịch vụ du lịch có cơ quan quản lý hướng dẫn, đào tạo và giúp đỡ.
- Người dân trong cộng Cộng đồng tham gia hoạt động phát triển du lịch được hỗ trợ
về tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài
nước; được hỗ trợ về đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng đón tiếp khách và nấu ăn.
- Nguồn thu từ hoạt động du lịch tại địa điểm du lịch được tái đầu tư hợp lý;
- Vấn đề bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và bản sắc văn hóa truyền thống được quan tâm
đúng mức.
9. Đánh giá thực trạng, nhu cầu, biện pháp đã thực hiện, nguồn lực
9.1. Thực trạng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
9.1.1. Vị trí địa lý
Quy hoạch chi tiết KDL sinh thái Vân Long được phê duyệt tại Quyết định số
222/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ KDL sinh thái Vân
Long nằm trên địa phận của 7 xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hoà, Gia Vân, Gia Lập, Gia
Thanh, Gia Tân và một số điểm du lịch về nguồn thuộc xã Gia Phương, Gia Thắng và Gia

Tiến, thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Phía Bắc, KDL sinh thái Vân Long giáp huyện Lạc Thủy, Hồ Bình qua sơng Đáy.
Phía Nam, giới hạn bởi con đê Đầm Cút, kéo dài từ thôn Mai Phương, xã Gia Hưng tới đồi
Sói thuộc xã Gia Thanh. Phía Tây, giới hạn bởi núi, một (bên tả ngạn sông Bôi) thuộc xã
Gia Hưng. Phía Đơng, được giới hạn bởi chân núi Đồng Quyển đến núi Mây xã Gia Thanh,
ven sông Đáy. Trung tâm KDL sinh thái Vân Long ở xã Gia Vân cách huyện lỵ Gia Viễn 5
km về phía đơng bắc, cách thành phố Ninh Bình gần 14 km về phía bắc tây bắc và cách Hà
Nội gần 80 km về phía nam. Diện tích quy hoạch KDL sinh thái Vân Long là 3.710 ha, có
tọa độ địa lý từ 20°21′30″ tới 20°24′00″ vĩ độ bắc, và từ 105°48′53″ tới 105°54′ 40″ kinh độ
đơng. Trong đó bao gồm:
- KBT thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, có diện tích 2.734 ha.
- Các điểm du lịch về nguồn:
+ Đền vua Đinh.
+ Đền đức thánh Nguyễn.
+ Mộ Nguyễn Bặc.
+ Động và chùa Địch Lộng.
+ Khu du lịch sinh thái Đầm Cút - động Hoa Lư.
- Khu dịch vụ du lịch sân gôn Đá Hàn và resort.
- Khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long.
9.1.2. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm địa hình. Dựa trên đặc điểm địa hình, KDL sinh thái Vân Long có thể chia
ra ba khu vực chính:
17


- Vùng đồng bằng nổi cao.
- Vùng đất ngập nước.
- Vùng đồi núi.
Vùng đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, với độ cao tuyệt đối dao động từ 2 đến
4m, phân bố ở phía nam và tây nam khu vực Vân Long. Vùng đồng bằng này là khu vực dân

cư sinh sống và đồng thời là đất canh tác nông nghiệp. Khu vực dân cư phân bố xen kẽ với
những cánh đồng.
Vùng đất ngập nước. Vùng này phân bố sát núi đá vôi, là nơi chuyển tiếp giữa vùng
đồng bằng nổi cao và vùng núi đá vôi, tạo thành một dải chạy bao quanh dãy núi đá vôi.
Vùng núi cao. Phân bố ở phía bắc, tây bắc khu vực Vân Long, kéo dài thành một dải
bao bọc lấy khu đất ngập nước, tạo nên bức tranh thủy mặc rất hữu tình và đa dạng. Nhiều
khối đá vơi do q trình karst nên bị chia cắt mạnh, có nơi tạo nên những núi tai mèo khá
sắc nhọn. Giữa các khối núi đá vôi là các thung lũng karst tương đối bằng phẳng hoặc là
những cánh đồng nước xen kẽ. Ngoài ra cịn có các hang động ngầm, phân bố trong các khối
đá vôi, tạo nên những bức tranh đa màu sắc. Các hang động trong khu vực Vân Long nổi
tiếng với các nhũ đá, măng đá, cột đá, rèm đá… đa dạng về kích thước và màu sắc.
9.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Vân Long nằm ở phía Tây Nam châu thổ sơng Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa với sự phân hố sâu sắc giữa các mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm
khá cao và tương đối đồng đều: 23,3 0 C – 23,40C, độ ẩm dao động 84-85%. Mùa lạnh
thường tới sớm vào cuối tháng 11 và kết thúc muộn vào đầu tháng 3 (số ngày lạnh trung
bình từ 50 – 60 ngày) chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc. Tháng lạnh nhất là
tháng 1, xong cũng có năm là tháng 12. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 5-6 oC và mỗi
đợt có thể kéo dài 5 -7 ngày. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3. Nhiệt độ trung bình nóng nhất
vào tháng 7 (≥290C). Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió Lào mà phần lớn là gió mùa
Đơng Nam.
Lượng mưa ở mức trung bình (1800 – 1900 mm/năm) phân bố không đều giữa các
mùa. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, chiếm tới 88 -99% tổng lượng mưa hàng
năm. Mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có ngày mưa tới 451 mm.
Có 3 hệ thống sông lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn trong vùng: Sông
Đáy, sông Bôi, sông Hồng Long, các con sơng này có độ dốc nhỏ, nhiều uốn khúc quanh
co, lại có nhiều sơng nhỏ nối tạo nên một mạng lưới khá dày đặc. Các hang xuyên thủy động
là một trong những nhân tố duy trì sự ổn định của độ ẩm, chế độ nước cho khu vực. Tuyến
đê bao khu đất ngập nước Vân Long tạo ra sự khác biệt về chế độ thủy văn giữa trong đê và
ngoài đê. Ngoài ra trong khu bảo tồn cịn có một số con suối nhỏ chảy vào đầm Vân Long

như suối Tép, suối Cút và một loạt hang động trong núi đá vôi cung cấp nước thường xuyên
cho đầm Cút và đầm Vân Long. 9.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
18


a. Dân cư và lao động
Dân số và mật độ dân số các xã trong KDL sinh thái Vân Long

TT

Đơn vị
Vùng

Gia
Hưng

Liên
Sơn

Gia
Hịa

Gia
Vân

Gia
Lập

Gia
Tân


Gia
Thanh

Tởng
cộng

Kinh

Kinh

Kinh

Kinh

Kinh

Kinh

Kinh

Kinh

1

Dân tộc

2

Số hộ


Hộ

1.663

1.358

1865

1.339

1.705

1.802

1.473

11.205

3

Số hộ
khẩu

Người

6.493

5.432


7.848

5.465

7.021

8.109

5.889

46.257

- Nam

3.089

2.553

3.721

2.542

3.313

3.811

2.709

21.738


- Nữ

3.404

2.879

4.127

2.923

3.708

4.298

3.180

24.519

Số lao
động

2.955

2.472

3.538

2.335

3.050


3.568

2.542

20.460

- Nam

1.439

1.211

1.724

1.140

1.488

1.748

1.240

9.990

- Nữ

1.516

1.261


1.814

1.195

1.562

1.820

1.302

10.470

417

810

293

479

779

1.021

663

530

4


5

Mật độ
dân số

Ng/Km2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn 2011)
Theo thống kê của UBND huyện Gia Viễn tổng số nhân khẩu 7 xã (năm 2011) của
KDL sinh thái Vân Long là 46.257 người/11.205 hộ. Mật độ dân số là 655 người/km2 tập
trung chính ở những nơi đất trồng lúa. Xã có dân số đông nhất là xã Gia Tân (8.109
người/1.802 hộ). Trung tâm của khu du lịch sinh thái là Gia Vân có 5.465 khẩu.
Thực tế cho thấy số người bình quân trong một hộ thấp, chỉ khoảng 4 người/1 hộ. Chỉ
trừ vài xóm kinh tế mới của xã Gia Hịa là khá đơng (bình qn 5-6 người/hộ). Hiện tại
trong vùng lõi của khu bảo tồn vẫn còn 400 hộ với khoảng 2.500 nhân khẩu đang sinh sống
thuộc 5 thôn: Hoa Tiên, Cọt (xã Gia Hưng), vườn Thị, đồi Ngô, Gọng Vó (Gia Hịa). Tuy đã
chuyển một số hộ gia đình vào sâu trong các thung lũng để khai hoang, nhưng mật độ dân số
trung bình ở khu vực này cịn rất cao 530 người/km2 , song sự phân bố dân cư lại không
đồng đều theo địa bàn các xã. Tại các xã có ít ruộng canh tác thì mật độ dân số cao, nhưng
các xã có nhiều đất ruộng và nhất là đất chưa sử dụng (như vùng núi đá, đầm lầy) thì mật độ
giảm nhiều so với mật độ trung bình tồn vùng. Mặt khác, do hệ thống cơ sở hạ tầng về
đường giao thông, thủy lợi, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do đó mật độ dân số ở
khu vực này có giảm hơn so với các vùng khác.
Tồn khu vực có 20.460 lao động, chiếm 44% dân số. Trong đó lao động nữ là
10.470 người (chiếm 51% lực lượng lao động).
Trong số 20.460 lao động được phân theo ngành nghề như sau:
19



- Khối lao động nông nghiệp: 87,3%.
- Khối lao động thủy sản: 1,1%.
- Khối lao động thủ công chế biến: 5,9%
- Khối lao động xây dựng: 1,2%
- Khối lao động thương nghiệp dịch vụ: 3,8%
- Khối lao động hành chính y tế giáo dục: 0,7%
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Viễn 2011)
Mặc dù lao động hoạt động ở các ngành nghề khác nhau, nhưng có quy mơ nhỏ, phân
tán, sự phân công lao động đơn giản, chủ yếu tập trung ở khối sản xuất nơng nghiệp. Cịn
các ngành khác chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, cần chú ý thực trạng trình độ chun mơn nghiệp
vụ của lao động trong khu vực cịn yếu, hầu hết lao động nơng nghiệp chưa được đào tạo. Vì
vậy, khi huy động lực lượng lao động tham gia hoạt động du lịch cần chú ý đến việc xây
dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho KDL.
b. Hạ tầng kỹ thuật
*. Giao thông
Hệ thống cơ sở hạ tầng của KDL tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Đây là một lợi
thế để khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương phục vụ cho phát triển du lịch cũng như
kinh tế xã hội nói chung của cả vùng. Giao thơng hiện có 20 km đường bê tông trên đê đầm
Cút, 20 km đường đá Hàn đi tỉnh lộ 477, gần 100 km liên thôn xã. Hiện nay hầu hết các
đường liên thôn đã được đầu tư nâng cấp, đổ bê tông đi lại thuận tiện.
Các tuyến đường thủy: trong khu du lịch bước đầu mới đưa 2 tuyến đường thủy vào
phục vụ khách du lịch.
Một số tuyến giao thông đi đến các điểm tham quan du lịch đang xuống cấp cần được
đầu tư cải tạo như tuyến giao thông liên thôn liên thị, tuyến giao thông từ Cầu Cọt vào thung
Lá, vào đá Hàn.
*. Cấp điện: Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với sản xuất, phát triển kinh tế cũng
như đối với đời sống của nhân dân. Đến năm 2012, trong KDL đã có 93,5% số hộ dùng điện
quốc gia.
*. Cấp nước: Cơng trình ngăn lũ đê đầm Cút là cơng trình thủy lợi lớn nhất trong vùng.
Trong một số dự án đã xây dựng được 3 trạm bơm. Các cơng trình này giúp dân địa phương

chống được lũ và giúp nông dân tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời các cơng
trình này cũng có tác dụng giữ nước để tạo điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập
nước và phục vụ du lịch.
Hệ thống cấp nước sạch nhìn chung cịn trong tình trạng yếu. Phần lớn nước sinh hoạt
chưa đảm bảo vệ sinh an toàn, chưa được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
*. Thốt nước bẩn và vệ sinh mơi trường
20


Hệ thống thốt nước chưa có, hiện nay nước mưa và nước thải chủ yếu thoát ngay ra
các khu vực xung quanh và tập chung vào các ao, kênh mương hiện có trong khu vực dân
cư, gây ảnh hưởng tới nguồn nước và môi trường của các khu vực xung quanh.
Rác thải: chủ yếu là rác thải sinh hoạt trong khu vực dân cư hiện nay cũng chưa được
thu gom và xử lý. Vệ sinh mơi trường bước đầu có sự quản lý của địa phương và các thơn
xóm, song làng xóm chưa được sạch đẹp chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.
Môi trường trong KDL chưa thực sự trong lành do ảnh hưởng khí thải của các nhà
máy trong khu công nghiệp Gián Khẩu nằm liền kề KDL.
*. Cơ cấu kinh tế
Trong KDL sinh thái Vân Long nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn với hai ngành
chính là trồng trọt và chăn ni. Ngồi ra còn phát triển ngành thương mại và du lịch, nhưng
các hoạt động còn mới bước đầu đi vào hoạt động, chưa tương xứng với tiềm năng của khu
du lịch.
Ngành nông nghiệp:
- Trồng trọt: Hiện nay trong khu vực về cơ cấu cây trồng lương thực khá đơn giản,
các cây chính ngoài lúa nước, sắn và rau đậu các loại, cây cơng nghiêp ngắn ngày chiếm tỷ
lệ rất ít. Kinh tế của các hộ gia đình phần lớn đều phục thuộc vào sản xuất nơng nghiệp,
trong đó canh tác cây lúa nước đóng vai trị quan trọng nhât. Diện tích lúa nước chiếm
35,6% diện tích đất canh tác trong khu vực, ở phía ngồi đê Đầm Cút chiếm khoảng 65%,
cịn lại 35% diện tích ở bên trong khu bảo tồn và chủ yếu là diện tích lúa 1 vụ. Phân bố chủ
yếu ven chân núi đá vôi, kéo dài từ núi Cận xã Gia Hưng qua thôn Cọt, đồi Ngô, Gọng Vó

đến thơn vườn Thị thuộc xã Gia Hịa, bao gồm những vạt đất bằng hoặc vùng đất ngập nước
ven chân núi cũng đã được dân khai phá tận dụng. Đất màu chiếm một diện tích tương đối
lớn, phân bố trong các thung lũng núi đá vôi hoặc các sườn đồi thoải, nhưng do trình độ
canh tác chưa cao, phần lớn theo kiểu quảng canh, chưa đầu tư thâm canh và đúng kỹ thuật,
hệ thống tưới khơng có, cây trồng chính trong khu vực là cây sắn, do vậy năng xuất cũng
như giá trị kinh tế không cao.
Trong những năm gần đây, người dân đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
chuyển dần các diện tích vườn tạp sang thành vườn cây ăn quả, nhiều cây có giá trị kinh tế
cao đã được người dân trong các thôn Vườn Thị, đồi Ngơ, Gọng Vó sưu tầm về trồng trong
diện tích vườn nhà như: Xồi, Na, Vải, Nhãn, Hồng khơng hạt, Bưởi. Bước đầu cũng đã
đem lại hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.
- Chăn nuôi: Cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn ni cũng đã từng bước
phát triển. Ngồi việc giải quyết sức kéo cho sản xuất nơng nghiệp cịn cung cấp thực phẩm
tại chỗ và xuất ra bên ngoài, đồng thời tăng nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng và đồng
ruộng. Theo số liệu điều tra trực tiếp tại các thôn cho thấy, việc chăn nuôi đại gia súc trong
khu vực chưa phát triển mạnh, hầu hết hình thức chăn ni theo kiểu tận dụng, bình qn
21


mỗi gia đình có từ 1 đến 2 con bị, lợn và 10 đến 15 con gia cầm các loại, chưa có mơ hình
chăn ni cơng nghiệp. Hiện nay chăn ni trong khu vực đã góp phần khơng nhỏ vào việc
cải thiện và tăng thu nhập cho bà con nông dân trong vùng.
- Sản xuất lâm nghiệp: Rừng ở vùng núi đá chủ yếu là rừng cây nhỏ, lùm bụi, dây
leo, tre nứa…Đây là hậu quả của việc khai thác chặt phá rừng khơng kiểm sốt được cùng
với việc chăn ni đại gia súc. Hiện nay, hầu hết diện tích đất có rừng đã được ban quản lý
khu bảo tồn kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành giao khốn cho các hộ gia đình
quản lý, bảo vệ rừng, với suất đầu tư cho 1 ha khoanh nuôi, bảo vệ rừng là 50.000đ/ha, từ đó
diện tích rừng tái sinh đã dần được phục hồi. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp cũng đã góp
phần khơng nhỏ nâng cao thu nhập kinh tế cho một số hộ gia đình trong vùng. Góp phần làm
hạn chế nhiều hiện tượng lên núi chặt gỗ, chặt phá rừng.

- Thương mại và du lịch: Trên các khu vực xã vùng đệm có 207 cơ sở tham gia vào
hoạt động dịch vụ thương mại, số lao động tham gia chiếm 12% số lao động trong khu vực.
Hiện nay tại các xã như Gia Vân, Gia Thanh, Gia Hưng hoạt động du lịch đã dần từng bước
phát triển, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xã.
9.2. Nhu cầu của người dân trong cộng đồng với hoạt động tham gia phát triển du lịch
tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
Như chúng ta đã biết, hoạt động du lịch có thể cung cấp công việc trực tiếp đến người
dân tại cộng đồng nơi có điểm du lịch phát triển và từ đó thu nhập của người dân cũng có
thể được cải thiện khi tham gia vào các hoạt động du lịch như: chèo thuyền, trông xe, bán
hàng, hướng dẫn viên du lịch… Chính vì những lí do đó mà đa phần người dân được hỏi đều
thể hiện nhu cầu được tham gia vào hoạt động phát triển du lịch tại cộng đồng phù hợp với
điều kiện của bản thân và gia đình họ.
9.3.Những biện pháp mà địa phương đã thực hiện để phát triển du lịch tại cộng đồng
9.3.1.Chính sách phát triển du lịch
Trên cơ sở các nghiên cứu, điều tra tài nguyên về đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Vân Long, UBND tỉnh Ninh Bình đã ra Quyết định 2888/QĐ-UBND
ngày 18/12/2001 thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Mục tiêu chủ
yếu là để bảo tồn hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái đất ngập nước nội đồng điển
hình của vùng châu thổ sơng Hồng và lồi voọc quần đùi trắng, một loài linh trưởng đặc hữu
của Việt Nam đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, hiện chỉ phân bố ở vùng núi đá vôi
tam giác Thanh Hóa, Ninh Bình và Hịa Bình. Đây là một trong những tiền đề để Bộ Khoa
học & Công nghệ công nhận Vân Long là một trong những Khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất
đồng bằng Bắc Bộ. Sau khi các Quyết định đó được ban hành, Khu bảo tồn đã nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, các định hướng phát triển và bảo vệ
tài nguyên trong khu vực. Điều này là một trong những thuận lợi tạo điều kiện cho du lịch
tại Vân Long phát triển. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010,
22


định hướng đến 2015 đã xác định Khu du lịch sinh thái Vân Long là một trong bảy không

gian du lịch của tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình thời kỳ 1995-2010 UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo ngành du lịch Ninh Bình lập quy
hoạch chi tiết các khu du lịch trong đó có Quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vân Long.
Quy hoạch phát triển du lịch đã tạo điều kiện quan trọng thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
vật chất kỹ thuật, hình thành các khu, điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch của địa phương
trong thời gian vừa qua. Các cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển du lịch ln được
quan tâm đổi mới hồn thiện để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, phát triển du lịch, xúc
tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình nói chung cũng như du lịch Vân Long
nói riêng. KDL sinh thái Vân Long được quy hoạch trên cơ sở khu bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước Vân Long và một số điểm du lịch về nguồn, một số điểm du lịch lân cận khác.
Ngay sau khi được thành lập vào năm 2001, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân
Long đã được đầu tư theo đề án khả thi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn và
UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt.
Nhiều cơ quan, trường học đã có những dự án hoặc đề tài nghiên cứu tại khu bảo tồn
này. Đồng thời, các tổ chức quốc tế cũng quan tâm đến Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Vân Long. Điển hình như: Quỹ mơi trường tồn cầu; Quỹ bảo vệ động vật hoang dã;
Tổ chức động, thực vật quốc tế; Hội động vật Frankfurt tại Việt Nam. Các dự án, đề tài
nghiên cứu được triển khai từ các nguồn khác nhau nhưng cùng chung một mục đích: tập
trung để bảo vệ và phát triển khu bảo tồn giá trị này. Các chương trình dự án đó đã góp phần
khơng nhỏ thay đổi hành vi của cộng đồng theo hướng có lợi cho bảo tồn. Các ngành chức
năng, chính quyền địa phương đã tìm được tiếng nói chung, cùng nhau đề xuất và triển khai
nhiều biện pháp để bảo vệ, khai thác, phát triển bền vững tài nguyên quý giá trong KDL.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về “phát triển du lịch trong tình hình
mới” và “phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Ngày 13/7/2009, Ban
thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển du lịch
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 07/KH-UBND
ngày 17/7/2009.
Kế hoạch đã nêu rõ nhiệm vụ, công việc cụ thể hàng năm của các cơ quan đơn vị
trong tỉnh từ việc xây dựng các quy hoạch du lịch đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ

thuật và sản phẩm du lịch, từ việc tăng cường quản lý nhà nước về du lịch đến phát triển thị
trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực du lịch. Trong đó một trong những sản phẩm du lịch Ninh Bình hướng tới là phát
triển loại hình du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay).
Trên chủ trương này, UBND tỉnh Ninh Bình đã giao cho Sở Văn hóa, Thể thao & Du
lịch xây dựng Dự án phát triển loại hình du lịch homestay tại Vân Long. Đồng thời UBND
tỉnh Ninh Bình cũng chỉ đạo Sở Xây dựng thiết kế các mẫu nhà theo mẫu nhà truyền thống
23


của người dân đồng bằng Bắc Bộ cung cấp miễn phí cho người dân trong các khu, điểm du
lịch trên địa bàn tỉnh để khuyến khích phát triển du lịch homestay. Những chính sách này đã
góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch tại Vân Long ngày càng phát triển, đặc biệt là phát triển
về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Các chính sách và chương trình phát triển du lịch
của tỉnh trong thời gian vừa qua bước đầu đã tạo động lực cho sự phát triển du lịch Ninh
Bình nói chung, KDL sinh thái Vân Long nói riêng, từng bước chun nghiệp hóa, góp phần
khơng nhỏ nâng cao hình ảnh, vị thế du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và
quốc tế.
Tuy nhiên, cộng đồng chưa được đầu tư cụ thể về cơ sở lý luận, chưa có cơng trình
nghiên cứu theo chiều sâu về phương thức hoạt động du lịch cộng đồng. Công tác xúc tiến,
quảng bá du lịch Vân Long đã được chú trọng nhưng chưa đạt hiệu quả. Các ấn phẩm về
Vân Long chưa đa dạng phong phú. Đây là hạn chế lớn để phát triển du lịch cộng đồng tại
KDL sinh thái Vân Long.
9.3.2. Xúc tiến, quảng bá du lịch
Trong những năm qua các cơ quan ban ngành, các cấp ở địa phương đã tiến hành
nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá KDL sinh thái Vân Long nói riêng và du lịch Ninh Bình
nói chung đến du khách trong và ngồi nước. Các hình thức quảng bá du 54 lịch chính là tổ
chức các lễ hội hằng năm; mời các hãng lữ hành ở các địa phương lớn đến Ninh Bình và
Vân Long khảo sát xây dựng các chương trình du lịch; tham gia các hội chợ trong nước và
quốc tế; quảng bá hình ảnh du lịch Vân Long và Ninh Bình trên các thơng tin đại chúng,

thơng qua các ấn phẩm du lịch…Trong đó Internet là hình thức mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tuy nhiên, mọi thông tin mà du khách biết được về KDL sinh thái Vân Long trên
internet là thông qua website của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình hoặc các trang
web liên quan khác. Đến nay chưa có website riêng của KDL sinh thái Vân Long.
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao &
Du lịch thường xuyên cập nhật các thơng tin, sự kiện văn hóa, tiềm năng du lịch KDL sinh
thái Vân Long trên trang thông tin điện tử. Các bài viết về du lịch Vân Long cũng như du
lịch homestay ở Vân Long xuất hiện rất nhiều trên báo Nhân dân, báo Ninh Bình, Bản tin du
lịch của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình. Ngành du lịch cũng đã thường xuyên
phối hợp cùng các đài truyền hình địa phương và trung ương thực hiện đều đặn các chuyên
mục du lịch, du lịch qua màn ảnh nhỏ, phát sóng trên truyền hình Ninh Bình và nhiều bộ
phim, phóng sự, chuyên đề về du lịch tại KDL sinh thái Vân Long đã được xây dựng và phát
sóng trên các kênh truyền hình trung ương (VTV1, VTV2), truyền hình cáp (VCTV1), kỹ
thuật số (VCTV) như: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… Các chương trình
quảng cáo về du lịch Vân Long trên sóng truyền hình cũng đã tạo được ấn tượng và thu hút
sự chú ý của đông đảo công chúng và du khách trong nước bởi các hình ảnh, chương trình
du lịch độc đáo, mới lạ và hấp dẫn.
24


Tuy nhiên nguồn thông tin này mới chỉ cung cấp được cho 20% du khách đến Vân
Long. Thời gian tới để tiếp tục tạo ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước cần đa
dạng cách thức quảng bá, xúc tiến cho du lịch Vân Long. Ví dụ như nghiên cứu, xây dựng
ấn phẩm độc đáo riêng của KDL sinh thái Vân Long ngành du lịch Ninh Bình chưa làm
được, cần xây dựng sách giới thiệu về du lịch Vân Long, sách ảnh về tài nguyên du lịch của
KDL này.
9.4. Nguồn lực để phát triển du lịch tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long
9.4.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch của khu du lịch sinh thái Vân Long tương đối phong phú, đa dạng
cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Nơi đây đã được Bộ Khoa học & Công nghệ ghi vào danh sách

các KBT đất ngập nước từ năm 2001 và là KBT lớn nhất châu thổ Bắc Bộ. Nơi lưu giữ
nhiều nguồn gen quý của động, thực vật và vi sinh vật, đồng thời là địa bàn với nhiều cảnh
quan đẹp, danh thắng hấp dẫn, di tích lịch sử văn hố có giá trị. Đây là lợi thế quan trọng,
tạo tiền đề phát triển du lịch trong đó có du lịch cộng đồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát
triển ngành du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.
9.4.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đa dạng sinh học
Kết quả nghiên cứu điều tra gần đây nhất năm 2010 của Ban Quản lý rừng đặc dụng
Hoa Lư - Vân Long cho thấy số lượng loài của khu hệ thực vật sống trên cạn có 687 lồi,
thuộc 451 chi, 144 họ. Thực vật hạt trần có cây tuế, cây gấm. Thực vật hạt kín một lá mầm
và hai lá mầm có rất nhiều loại. Thực vật thuộc nhóm cây gỗ vẫn cịn gặp nhiều như: cây
nhội, lộc vừng, sung, ghè, chân chim, thàn mát, thị, đa, nghiến, lim, lát hoa… Trong nhóm
cây gỗ có nhiều loài quý hiếm, đặc biệt đây cũng là nơi phân bổ của loại cây sưa Bắc Bộ hay
còn gọi là gỗ h - một lồi cây q hiếm có giá trị cao về kinh tế. Các loài cây bụi phổ biến
có: ơ rơ, duối, cị ke, bùng bục… Các lồi cỏ có: cỏ lào, cỏ tranh, cỏ lam…
Trong số các lồi cây sống trên núi đá vơi cịn phải kể đến nhóm các lồi cây làm
thuốc, có đến 266 lồi. Cây bụi có: cây ương rồng, cây vú bị, cây ké hoa vàng, cây cơm
nguội… Cây cỏ có: cây rau má, hà thủ ô trắng, rau tàu bay, cây thuốc bỏng. Cây gỗ có: cây
núc nác, cây cánh kiến, cây sấu, cây sung, cây đề, cây gạo… Nhóm các lồi cây cảnh có tới
20 lồi có giá trị như: cây lan, cây si, cây sanh, cây dương xỉ, cây thơng đất, cây tuế… Các
lồi thực vật thuỷ sinh Với gần 1000 ha diện tích đất ngập nước và bán ngập nước đang ở
trạng thái tự nhiên hoang dã, giới khoa học đã thống kê được 39 loài thực vật thuỷ sinh. Lồi
quyết thực vật có: cây hẹ nước, cây rau bợ, bèo ong. Lồi cây một lá mầm có: bèo cái, bèo
tấm, cói, rau muống; Cây thuộc hai lá mầm có: sen, súng, cây treng, cây ấu… Các cây thuỷ
sinh phát triển mạnh vào mùa hè, về mùa đông thời tiết lạnh, nước cạn phát triển chậm. Các
loài thực vật thủy sinh không chỉ là thành phần rất quan trọng ở Vân Long nó cịn là nhân tố
khơng thể thiếu của tất cả các khu đất ngập nước thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.
25



×