Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN QUANG LỢI

LIÊN KẾT THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM QUẢN LÝ
NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN QUANG LỢI

LIÊN KẾT THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM QUẢN LÝ
NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Hải Yến


Hà Nội, 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 9
3.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................9
5. Mẫu khảo sát..............................................................................................9
6. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................10
7. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................11
9. Kết cấu của Luận văn.............................................................................. 11
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NHẰM QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI........................12
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách..................................................................12
1.1.1. Khái niệm chính sách.....................................................................12
1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ................................................16
1.2. Thông tin khoa học và công nghệ.........................................................17
1.2.1. Khái niệm thông tin khoa học và công nghệ..................................17
1.2.2. Thông tin khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp.............19
1.2.3. Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp
23


1


1.2.4. Liên kết thông tin khoa học và công nghệ......................................25
1.3. Khái quát về nhãn hiệu......................................................................... 28
1.3.1. Khái niệm nhãn hiệu...................................................................... 28
1.3.2. Chức năng của nhãn hiệu...............................................................30
1.3.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu........................................................... 33
1.3.4. Đặc điểm của nhãn hiệu.................................................................36
1.4. Khái quát về tên thƣơng mại................................................................37
1.4.1. Khái niệm tên thương mại..............................................................37
1.4.2. Các thành phần của tên thương mại.............................................. 38
1.4.3. Điều kiện bảo hộ tên thương mại...................................................39
1.4.4. Đặc điểm của tên thương mại........................................................ 41
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................... 43
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NHẰM QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI........................44
2.1. Thực trạng liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý nhãn
hiệu..............................................................................................................44
2.1.1. Liên kết thông tin khoa học và công nghệ để thẩm định hình thức 44

2.1.2. Liên kết thông tin khoa học và công nghệ để thẩm định nội dung 48
2.1.3. Nhận thức của doanh nghiệp về thông tin KH&CN đối với nhãn
hiệu........................................................................................................... 51
2.2. Thực trạng thiếu liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý
nhãn hiệu và tên thƣơng mại...................................................................... 52
2.2.1. Thiếu liên kết thông tin khoa học và công nghệ giữa các cơ quan
quản lý nhà nước...................................................................................... 52


2


2.2.2. Thiếu thông tin khoa học và công nghệ ngay trong cơ quan quản lý
nhà nước................................................................................................... 55
2.3. Tác động từ thiếu liên kết thông tin khoa học và công nghệ trong quản
lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại..................................................................57
2.3.1. Tranh chấp giữa các doanh nghiệp do thiếu thông tin khoa học và
công nghệ..................................................................................................57
2.3.2. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi một phần nhãn hiệu.................66
2.3.3. Doanh nghiệp buộc phải thay đổi hoàn toàn nhãn hiệu................67
Tiểu kết Chƣơng 2.......................................................................................69
CHƢƠNG 3
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NHẰM QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI........................70
3.1. Khung chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản
lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại..................................................................70
3.1.1. Mục tiêu của chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ
70
3.1.2. Nội dung của chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ
71
3.1.3. Phương tiện của chính sách liên kết thông tin khoa học và công
nghệ...........................................................................................................72
3.1.4. Chủ thể của chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ 73
3.1.5. Đối tượng hưởng lợi từ chính sách liên kết thông tin khoa học và
công nghệ..................................................................................................74
3.2. Nguồn thông tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên
thƣơng mại..................................................................................................76

3.2.1. Nguồn thông tin khoa học và công nghệ về nhãn hiệu..................76

3


3.2.2. Nguồn thông tin khoa học và công nghệ về tên thương mại..........78
3.2.3. Nguồn nhân lực thông tin khoa học và công nghệ về nhãn hiệu và
tên thương mại..........................................................................................81
3.3. Đánh giá tác động của chính sách liên kết thông tin khoa học và công
nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại.......................................83
3.3.1. Đánh giá tác động dương tính....................................................... 83
3.3.2. Đánh giá tác động âm tính.............................................................86
3.4. Đánh giá hiệu quả của liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm
quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại......................................................... 90
3.4.1. Hiệu quả khoa học và công nghệ: hỗ trợ doanh nghiệp khai thác
thông tin khoa học và công nghệ đối với nhãn hiệu và tên thương mại...91
3.4.2. Hiệu quả quản lý: tiết kiệm thời gian để giải quyết khi xảy ra xung
đột giữa nhãn hiệu và tên thương mại......................................................92
Tiểu kết Chƣơng 3.......................................................................................96
KẾT LUẬN.....................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................98

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSDL

cơ sở dữ liệu


KH&CN

khoa học và công nghệ

SHCN

sở hữu công nghiệp

SHTT

sở hữu trí tuệ

WIPO

Tổ chức SHTT Thế giới

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động kinh doanh, nhãn hiệu là một công cụ quan trọng để
doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Một nhãn hiệu đƣợc khách hàng thừa nhận
một cách tích cực là một tài sản trí tuệ có giá trị trong trong toàn bộ khối tài
sản mà một doanh nghiệp sở hữu. Cùng với nhãn hiệu, tên thƣơng mại cũng
là một tài sản của doanh nghiệp đƣợc pháp luật bảo hộ.
Trong khi nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch
vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh khác nhau thì tên thƣơng mại lại có
chức năng phân biệt chính các chủ thể kinh doanh với nhau. Mặc dù chức
năng khác nhau nhƣng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một dấu hiệu

duy nhất lại thƣờng đƣợc các doanh nghiệp này sử dụng nhƣ một tên thƣơng
mại đồng thời với nhãn hiệu. Với các nguyên tắc xác lập quyền khác nhau, cụ
thể là quyền đối với nhãn hiệu đƣợc xác lập trên cơ sở đăng ký còn quyền đối
với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng, phạm vi quyền của hai
đối tƣợng này khác nhau nhƣng trên thực tế lại có những cách sử dụng giống
nhau dẫn tới xung đột quyền giữa hai đối tƣợng này, gây khó khăn cho việc
thực thi quyền của cả chủ sở hữu lẫn các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
thực thi.
Nhãn hiệu đƣợc đăng ký của các doanh nghiệp thì các dữ liệu liên quan
đƣợc lƣu trữ tập trung về một đầu mối là Cục SHTT. Còn với tên thƣơng mại
(tên doanh nghiệp) đăng ký và đƣợc cấp phép thì dữ liệu đƣợc lƣu trữ tại Sở
Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh/thành phố và trong CSDL về đăng ký doanh nghiệp
quốc gia. Do đó, khi các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký
thành lập doanh nghiệp mới thì họ không thể biết đƣợc giữa nhãn hiệu hoặc
tên thƣơng mại cần đăng ký có trùng hoặc tƣơng tự hay không. Ngƣời làm

6


công tác cấp phép, tƣ vấn cũng không có cơ sở để xem xét việc này nên dễ
xảy ra tình trạng tên thƣơng mại đƣợc cấp phép trùng lắp với tên nhãn hiệu
đã đƣợc đăng ký trƣớc và ngƣợc lại.
Để quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại cần có một hệ thống CSDL
thống nhất chung giữa các cơ quan quản lý để tránh việc tên thƣơng mại và
nhãn hiệu trùng lắp hoặc tƣơng tự nhau.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đã nêu, tôi chọn Liên kết thông tin
khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thương mại làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của Luận văn, đã có các nghiên cứu:

Nguyễn Thị Hƣơng (2009), Vai trò của thông tin KH&CN đối với việc
bảo hộ SHCN, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại
học KHXH&NV, Đại học Quốc gia . Luận văn này đã: đƣa ra một hệ thống lý
thuyết, cơ sở lý luận có liên quan đến các khái niệm: thông tin, thông tin
KH&CN, sở hữu công nghiệp, bảo hộ quyền SHCN, khảo sát thực tiễn trên
địa bàn về việc ứng dụng thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền
SHCN, phân tích việc ứng dụng thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền
SHCN trên địa bàn , tìm ra những nguyên nhân dẫn tới mặt hạn chế của việc
ứng dụng thông tin KH&CN đối với việc bảo hộ quyền SHCN, đề ra các giải
pháp nhằm sử dụng có hiệu quả thông tin KH&CN vào việc bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp.
Lê Toàn Thắng (2011), Vai trò của thông tin KH&CN trong việc quản
lý và bảo hộ nhãn hiệu”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN,
Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia . Luận văn này đã: khảo sát
vai trò của thông tin KH&CN trong thẩm định hình thức và thẩm định nội
dung để cấp GCNĐKNH tại Cục Sở hữu trí tuệ, khảo sát vai trò của thông tin

7


KH&CN trong việc sử dụng nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại 20 doanh nghiệp (lớn,
nhỏ và vừa) thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn thành phố ,
khảo sát vai trò của thông tin KH&CN trong thực thi quyền đối với nhãn hiệu
tại cơ quan Thanh tra KH&CN thuộc Bộ KH&CN và thuộc Sở KH&CN .
Lê Quốc Hội (2013), Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý nhãn hiệu và tên thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại
học Quốc gia . Luận văn này đã: xây dựng các tiêu chí để liên kết các nguồn
thông tin nhãn hiệu, tên thƣơng mại thành hệ thống cơ sở dữ liệu để phụ vụ
công tác quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại tại tỉnh Bạc Liêu, đề xuất giải

pháp để phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại trên địa bàn
tỉnh Bạc Liêu, từ hệ thống cơ sở dữ liệu nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
Trần Hoàng Nguyên (2014), Liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa (Nghiên cứu
trường hợp các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh),
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học
KHXH&NV, Đại học Quốc gia . Luận văn này đã phân tích các khái niệm
công cụ làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về liên kết thông tin KH&CN,
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành nhựa; khảo sát thực tiễn có
liên quan đến liên kết thông tin KH&CN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp ngành nhựa thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí
Minh; đề xuất phƣơng hƣớng chung và các giải pháp cụ thể nhằm hình thành
và củng cố mối liên kết thông tin KH&CN để nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, cũng đã có một số nghiên cứu về đề tài này, trong đó có Khóa
luận Mối quan hệ giữa bảo hộ tên thương mại, nhãn hiệu theo quy định của
pháp luật Việt Nam của Lê Thị Kim Nhung (2008); Khóa luận Bảo hộ nhãn

8


hiệu, tên thương mại, tên miền theo pháp luật Việt Nam hiện hành của Cầm
Thùy Linh (2011).
Các công trình này đã có sự nghiên cứu phân tích về các quy định của
pháp luật về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên thƣơng mại. Tuy
nhiên, chƣa thấy có công trình khoa học nào đề cập đến việc liên kết thông tin
khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đề xuất mục tiêu nghiên cứu đề xuất chính sách liên kết thông

tin khoa học và công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
-

Phân tích cơ sở lý luận về chính sách liên kết thông tin khoa học và

công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại;
-

Khảo sát thực trạng về chính sách liên kết thông tin khoa học và công

nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại;
-

Đề xuất chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhằm

quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
4.

Phạm vi nghiên cứu
-

-

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: 2010-2015

Phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực: việc quản lý nhãn hiệu và tên


thƣơng mại, tranh chấp có liên quan đến nhãn hiệu và tên thƣơng mại, xây
dựng cơ sở dữ liệu để quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại.
5.

Mẫu khảo sát
Luận văn khảo sát các cơ quan/tổ chức sau đây:
-

Doanh nghiệp:

9


+

Tổng công ty Lƣơng thực Miền Bắc

+

Tổng công ty Lƣơng thực Miền Nam

+

Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam

(Vinconstec, J.S.C)
+

Doanh nghiệp tƣ nhân Toàn Thắng


+

Công ty cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ

+
Cơ sở Nha khoa Hoàn Mỹ và Công ty TNHH Nha khoa Hoàn
Mỹ

6.

+

Công ty TNHH TM&DV Truyền thông VTV

+

Công ty Trách nhiệm hữu hạn xi măng Vinakansai Ninh Bình

-

Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo:
Cần xây dựng chính sách liên kết thông tin khoa học và công nghệ nhƣ

thế nào nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại?
Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:
Hiện trạng thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý nhãn hiệu và
tên thƣơng mại đang diễn ra nhƣ thế nào?

7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo:
Để quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại, cần xây dựng chính sách liên
kết thông tin khoa học và công nghệ với nguồn thông tin nhãn hiệu từ Bộ
KH&CN, với nguồn thông tin về tên thƣơng mại từ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ:
Thông tin khoa học và công nghệ trong quản lý nhãn hiệu và tên
thƣơng mại đang diễn ra theo chiều hƣớng độc lập, thiếu liên kết giữa các cơ
quan quản lý nhà nƣớc về nhãn hiệu (Bộ KH&CN), về tên thƣơng mại (Bộ
Kế hoạch và Đầu tƣ).

10


8.

Phƣơng pháp nghiên cứu

-

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tài liệu từ nguồn các văn bản Pháp

luật liên quan đến đề tài nhƣ Luật SHTT 2005, các nghị định, thông tƣ, tạp
chí chuyên ngành để thu thập thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn
đề nghiên cứu;
-

Phƣơng pháp xử lý thông tin: thu thập, thống kê, phân tích thông tin

từ công việc nghiên cứu tài liệu, bao gồm:

+ Thu thập, thống kê số liệu: trong lĩnh vực đăng ký Nhãn hiệu của Cục
SHTT;
+

Phân tích số liệu: sắp xếp số liệu để có thể thấy đƣợc diễn biến của

tập hợp số liệu nhằm đánh giá thực trạng và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Việc khó khăn của bảo hộ nhãn hiệu cũng nhƣ sự xâm phạm quyền
-

Phƣơng pháp logic - lịch sử: thu thập thông tin về các chuỗi sự việc

trong quá khứ, sắp xếp các sự việc theo diễn biến, quan hệ nhân quả giữa các
sự việc để nhận biết đƣợc logic của quá trình phát triển sự việc.
9.

Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
-

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chính sách liên kết thông tin khoa học và

công nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại
-

Chƣơng 2. Thực trạng về liên kết thông tin khoa học và công nghệ

nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại

-

Chƣơng 3. Xây dựng chính sách liên kết thông tin khoa học và công

nghệ nhằm quản lý nhãn hiệu và tên thƣơng mại

11


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NHẰM QUẢN LÝ NHÃN HIỆU VÀ TÊN THƢƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách
1.1.1. Khái niệm chính sách
Trong mục này, Luận văn sử dụng tài liệu của Vũ Cao Đàm [7]. Có
nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, trong đó có: tiếp cận
chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp
cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ thống, tiếp cận khoa học
pháp lý, tiếp cận tổng hợp.
Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến
những yếu tố sau đây:
-

Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoặc

chủ thể quản lý đƣa ra, đƣợc thể chế hoá thành những quy định có giá trị
pháp lý, nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của hệ thống theo mục đích mà
chủ thể quyền lực mong đợi.
-


Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể

quyền lực hoặc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự
phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ƣu đãi đối với một (hoặc một số)
nhóm xã hội nào đó.
Các biện pháp ƣu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt
động
của nhóm đƣợc ƣu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống
theo chiến lƣợc mà nhóm chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đƣa ra.

12


-

Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đồng thời

khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể khoét sâu thêm
những bất bình đẳng vốn có, nhƣng cuối cùng phải nhằm mục đích tối
thƣợng, là thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ
thống (hệ thống xã hội).
-

Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một

đòn ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ
thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý.
Tổng hợp từ trên tất cả các cách tiếp cận trên, có thể đƣa ra định nghĩa:

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền
lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số
nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát
triển của một hệ thống xã hội” . “Hệ thống xã hội” ở đây đƣợc hiểu theo một
ý nghĩa khái quát, đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một
doanh nghiệp, một nhà trƣờng,...
Nhƣ vậy, nói về một quyết định chính sách, ngƣời quản lý có thể hiểu
theo những khía cạnh nhƣ sau:
-

Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích

thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành
chính hoặc một biện pháp ƣu đãi đối với các cá nhân hoặc các nhóm xã hội.
-

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dƣới dạng các

đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dƣới luật, nhƣ nghị định, chỉ thị của

chính phủ; thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định nội bộ
của các tổ chức (doanh nghiệp, trƣờng học,...).
-

Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và

nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện

13



một mục tiêu nào đó. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ Tổ quốc,
nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong chính
sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế,... Mỗi
nhóm đƣợc đặc trƣng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu. Đó
là cơ sở tâm lý học giúp chúng ta vận dụng các bậc thang nhu cầu trong việc
tạo động cơ cho đối tƣợng chính sách.
Chính sách phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã
hội nói
trên vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng, mục tiêu phát triển
của một địa phƣơng, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia,...
Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, ngƣời quản lý cần
xác định rõ các đặc điểm sau:
-

Cho ra đời một chính sách chính là tung ra một giải pháp ứng phó

trong một cuộc chơi. Giải pháp đó phải lựa chọn sao cho chủ thể quản lý luôn
thắng trong cuộc chơi, nhƣng với chú ý rằng luôn thắng trong điều kiện mà
đối tác cảm thấy đƣợc chia sẻ lợi ích thoả đáng (cân bằng Nash), không dồn
đối tác vào đƣờng cùng để đón lấy những mối hoạ tiềm ẩn trong các vòng
chơi tiếp sau.
-

Cuối cùng, một chính sách đƣa ra chính nhằm khắc phục một yếu tố bất

đồng bộ nào đó trong hệ thống, nhƣng đến lƣợt mình, chính sách lại làm xuất
hiện những yếu tố bất đồng bộ mới. Nhƣ vậy, quá trình làm chính sách thực chất

là tạo ra những bƣớc phát triển hệ thống, từ những bất đồng bộ này tới những
bất đồng bộ khác. Trong quá trình phát triển hệ thống, không bao giờ ảo tƣởng
sự đồng bộ ổn định tuyệt đối ổn định, có nghĩa là không còn phát triển.

Kết quả cuối cùng cái mà chính sách phải đạt đƣợc là tạo ra
những
biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Khái niệm
“Mục tiêu biến đổi xã hội” ở đây đƣợc sử dụng với một nghĩa hoàn toàn trung


14


lập, có thể là một biến đổi “tốt đẹp” theo một nghĩa nào đó, nhƣng lại là “tồi
tệ” theo một nghĩa nào đó. 1
Tất nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính
sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hƣớng tiếp cận nhƣ trên, mà chỉ
có thể một vài cách tiếp cận trong đó.
Định nghĩa của tác giả Luận văn:
Từ những phân tích trên đây, Luận văn sử dụng định nghĩa Chính sách
là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc
chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội,
kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm
thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ
thống xã hội. [7; tr.29]
Tác động dƣơng tính của chính sách
Tác động dƣơng tính của một chính sách là những tác động dẫn đến
những kết quả phù hợp với mục tiêu của chính sách. Tác động dƣơng tính là
loại tác động mà cơ quan quyết định chính sách mong muốn đạt tới.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện một chính sách, không phải khi nào cũng

có tác động dƣơng tính, mà còn có tác động âm tính. Tác động âm tính xuất
hiện là một yếu tố khách quan, vấn đề là chủ thể chính sách cần nhận diện
đúng các tác động này để không ngừng hoàn thiện chính sách.
Tác động âm tính của chính sách
Tác động âm tính của một chính sách là những tác động dẫn đến những
kết quả ngƣợc lại với mục tiêu của chính sách.
Tác động ngoại biên của chính sách

1

Vũ Cao Đàm (2012), Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia

15


-

Tác động ngoại biên của chính sách là những tác động dẫn đến những

kết quả nằm ngoài dự kiến của cơ quan ban hành và cơ quan thực hiện chính
sách.
-

Trong tác động ngoại biên, có thể xuất hiện tác động ngoại biên

dƣơng tính và tác động ngoại biên âm tính.
-

Tác động ngoại biên dƣơng tính, là loại tác động ngoại biên góp phần


nâng cao hiệu quả của chính sách.
-

Tác động ngoại biên âm tính, là loại tác động ngoại biên dẫn tới giảm

thiểu hiệu quả của chính sách.2
1.1.2. Chính sách khoa học và công nghệ
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật của Liên Hợp Quốc
(UNESCO): "Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp lập pháp và hành
pháp được thực hiện để nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực KH&CN với
mục tiêu đạt được mục đích quốc gia". Nhƣ vậy, theo định nghĩa này thì
chính sách KH&CN trƣớc hết là tập hợp các biện pháp thuộc lĩnh vực lập
pháp và lĩnh vực hành pháp, có nghĩa là chính sách KH&CN không những chỉ
thể hiện ở khâu hoạch định, ban hành các biện pháp về KH&CN, mà còn phải
thể hiện ở khâu hành pháp: thực thi các biện pháp về KH&CN.
Theo thông lệ chung chính sách KH&CN là những phƣơng châm, điều
lệ, qui định. Đó là những nguyên tắc và qui tắc do một Nhà nƣớc, một ngành,
một cơ sở trong một thời kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lƣợc nhất
định, đặt ra nhằm phát triển KH&CN.
Định nghĩa của tác giả Luận văn:
Trên cơ sở chính sách mà Vũ Cao Đàm đã định nghĩa [7;31], Luận văn
xin đƣa ra định nghĩa về chính sách KH&CN nhƣ sau:
2

Vũ Cao Đàm (2012), Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia , tr.29

16


Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa thông

qua vật mang chính sách là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan
quyền lực nhà nước hoặc cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm thực
hiện mục tiêu về KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc trong định nghĩa trên bao gồm:
Quốc hội và HĐND các cấp.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc trong định nghĩa trên bao gồm:
Chính phủ và UBND các cấp.
Nhƣ vậy, chính sách KH&CN đƣợc thể hiện theo những khía cạnh:
-

Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp về KH&CN.

Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dƣới

dạng các đạo luật, pháp lệnh; các văn bản dƣới luật, nhƣ nghị định, chỉ thị
của chính phủ; thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, hoặc các văn bản quy định về
hoạt động KH&CN.
-

Chính sách KH&CN phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá

nhân và nhóm xã hội trong lĩnh vực KH&CN.
-

Chính sách KH&CN phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã

hội nói trên vào mục tiêu phát triển KH&CN, trên cơ sở đó phát triển kinh tế xã hội nói chung.
1.2. Thông tin khoa học và công nghệ
1.2.1. Khái niệm thông tin khoa học và công nghệ
Thông tin là phổ biến những tin tức đến các cá nhân, nhóm, tổ

chức. Phƣơng tiện phổ biến có thể là sách báo, loa, radio, TV…
Trong thông tin ngƣời ta ít hoặc không quan tâm đến mức độ tiếp thu và
phản ứng của ngƣời nhận.
Nguồn phát

17


Thông tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức. Ngày nay, thuật ngữ thu
thập tin tức đƣợc sử dụng khá phổ biến. Tin tức chính là tất cả những gì mang
lại hiểu biết cho con ngƣời. Con ngƣời luôn có nhu cầu thu thập tin tức bằng
nhiều cách khác nhau: đọc sách báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với
ngƣời khác...Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của con ngƣời, là nguồn gốc
của nhận thức và là cơ sở của quyết định
Với những tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật trong cuối thế kỷ XX
và đầu thé kỷ XXI này, thông tin đang ngày càng đƣợc truyền tải nhanh hơn,
đa dạng hơn. Nếu biết nắm bắt, sử dụng tốt đặc điểm này, thông tin sẽ là ƣu
thế rất lớn cho con ngƣời trong cuộc sống, lao động và các hoạt động cạnh
tranh đang ngày càng trở nên khốc liệt trên mọi bình diện.
Những thông tin liên quan và hàm chứa những chi tiết, khía cạnh
KH&CN đƣợc gọi chung là thông tin KH&CN. Sau khi tiếp nhận thông tin
KH&CN, nhà quản lý có các biện pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông
tin (qua bộ phận R&D). Nhà quản lý đƣa ra quyết định áp dụng thành tựu
KH&CN (đƣợc truyền tải qua nguồn thông tin) đã đƣợc xử lý một cách có
chọn lọc vào doanh nghiệp để góp phần cải thiện năng suất, tối đa hóa chất
lƣợng sản phẩm và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
mình.
Tại Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các nhà quản lý
KH&CN đánh giá cao thông tin KH&CN với vai trò quan trọng của nó trong
việc hỗ trợ, định hƣớng đầu tƣ, nâng cấp hoạt động sản xuất kinh doanh cũng

nhƣ tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nƣớc nhà. Nhiều
chính sách, ƣu đãi, kế hoạch thiết thực đƣợc các nhà quản lý vĩ mô đƣa ra
nhằm mục đích này. Gần đây nhất, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 11/2014/NĐ-CP, ngày 18 tháng 2 năm 2014, về hoạt động thông tin
KH&CN với các nội dung về hoạt động, hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu

18


quốc gia về KH&CN, các biện pháp đảm bảo phát triển, tổ chức và quản lý
nhà nƣớc về hoạt động thông tin KH&CN.
Đối tƣợng áp dụng của Nghị định này là tổ chức, cá nhân hoạt động
thông tin KH&CN tại Việt Nam, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức và cá nhân có
liên quan.
Các loại hình hoạt động thông tin KH&CN bao gồm: Thu thập, cập nhật
và xử lý các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, thông tin nhằm tạo lập và phát triển
nguồn tin KH&CN; nghiên cứu và phân tích tổng hợp thông tin KH&CN
phục vụ cho dự báo, hoạch định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh
tế - xã hội khác; phát triển hạ tầng thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, các trang
thông tin và cổng thông tin điện tử về KH&CN, thiết lập, triển khai các mạng
thông tin KH&CN; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phƣơng
tiện kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin KH&CN; xây dựng thƣ viện
điện tử, thƣ viện số.
Mạng thông tin nghiên cứu và đào tạo quốc gia là mạng viễn thông dùng
riêng phi lợi nhuận kết nối cộng đồng nghiên cứu trong nƣớc với nhau, với
cộng đồng nghiên cứu và đào tạo khu vực và quốc tế; ƣu tiên kết nối các khu
vực tập trung nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cơ
sở giáo dục đại học.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2014 và thay thế

Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ quy định về
hoạt động thông tin KH&CN.
1.2.2. Thông tin khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp
Từ những quan niệm khái quát trên về thông tin, thông tin quản lý,
thông tin KH&CN, Luận văn đƣa ra định nghĩa thông tin KH&CN có liên
quan đến lĩnh vực bảo hộ quyền SHCN bao gồm các dữ liệu, số liệu, dữ kiện,

19


tin tức, tri thức khoa học và công nghệ về sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh được tạo lập, quản lý và sử dụng nhằm
mục đích cung cấp cho hoạt động bảo hộ quyền SHCN để phục vụ quản lý
nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Hiện nay, hệ thống thông tin KH&CN có liên quan đến SHCN ở Việt
Nam bao gồm:
-

Thông tin về sáng chế;

-

Thông tin về kiểu dáng công nghiệp;

-

Thông tin về nhãn hiệu.

Hệ thống thông tin SHCN bao gồm tập hợp các thông tin liên quan đến

tất cả các đối tƣợng SHCN đƣợc bảo hộ, các thông tin chọn lọc theo mục
đích hoặc theo chủ đề về các đối tƣợng SHCN trong nƣớc và nƣớc ngoài
đƣợc phân loại, sắp xếp một cách phù hợp, thuận lợi cho việc tra cứu phân
phối và sử dụng. Thông tin sáng chế đƣợc thiết lập và phát triển thành một hệ
thống nhỏ trong hệ thống thông tin SHCN. Hệ thống thông tin sáng chế đƣợc
hiểu là toàn bộ các thông tin về công nghệ và thông tin về tình trạng pháp lý
liên quan đến đăng ký sáng chế đƣợc ghi nhận trong quá trình thực hiện các
thủ tục xác lập quyền SHCN đối với sáng chế. Hay nói một cách chính xác,
thông tin sáng chế là các thông tin kỹ thuật và pháp lý bao gồm các tư liệu
sáng chế được cơ quan sáng chế xuất bản định kỳ (là các tƣ liệu chứa thông
tin về đơn đăng ký sáng chế và các thông tin có liên quan đến bảo hộ sáng chế
do cơ quan SHTT quốc gia hoặc quốc tế tạo ra trong quá trình tiến hành các
thủ tục xác lập và bảo hộ quyền SHCN).
Thông tin sáng chế tồn tại dƣới dạng các tƣ liệu sáng chế, bao gồm các
bản mô tả, trong đó chứa các khái niệm khoa học và kỹ thuật cũng nhƣ các
thông tin chi tiết về các quy trình và cơ cấu thực tế của sáng chế. Tƣ liệu sáng

20


chế mang cả ý nghĩa pháp lý và kỹ thuật mà không thể dễ dàng phân biệt. Tƣ
liệu sáng chế chứa các thông tin nhƣ: yêu cầu bảo hộ đƣa ra bản chất của vấn
đề đƣợc coi là mới; bản mô tả đƣa ra tổng quan về sáng chế và xác định sự
khác biệt giữa công nghệ đã có từ trƣớc và những gì mà sáng chế đóng góp
dƣới danh nghĩa là một đối tƣợng mới, một bƣớc phát triển đối với sự phát
triển công nghệ. Tƣ liệu sáng chế thƣờng bộc lộ thông tin công nghệ bằng
việc mô tả các sáng chế theo các yêu cầu áp dụng của luật sáng chế và bằng
việc chỉ ra tính mới và trình độ sáng tạo đƣợc yêu cầu bảo hộ thông qua việc
dẫn chiếu đến tình trạng kỹ thuật hiện tại. Vì vậy, tƣ liệu sáng chế là nguồn
thông tin không chỉ về những gì đã biết mà còn về những gì mới.

Bản mô tả sáng chế là tài liệu kỹ thuật quý giá nhằm cung cấp thông tin
về sáng chế. Những thông tin này nếu đƣợc nắm bắt, cập nhật kịp thời sẽ
mang lại những lợi thế ƣu việt cho ngƣời có nhu cầu sử dụng. Bởi các yếu tố
nêu trong bản mô tả sáng chế là cơ sở để khẳng định độc quyền sáng chế,
đồng thời đƣa sáng chế vào áp dụng thực tế nhằm thƣơng mại hóa sáng chế.
Bản mô tả sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế có cấu trúc thống nhất, rõ
ràng, thể hiện chi tiết giải pháp kỹ thuật và những giá trị thiết thực nhất của
sáng chế đối với thực tế.
Còn bản tóm tắt là phần trình bày ngắn gọn về bản chất của sáng chế đã
đƣợc bộc lộ trong bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ nhằm cung cấp các
thông tin tóm tắt về sáng chế (bản tóm tắt có thể đƣợc minh họa thêm bằng hình
vẽ đặt trƣng). Bản tóm tắt cũng chỉ ra lĩnh vực mà sáng chế đƣợc sử dụng hoặc
có liên quan; có tên sáng chế; nêu bật đƣợc bản chất sáng chế bằng cách chỉ ra
các dấu hiệu khác biệt cơ bản; đƣợc giới hạn trong một phạm vi sử dụng từ ngữ
nhất định (không quá 150 từ). Bản tóm tắt, theo đúng nghĩa của nó, là sự tóm tắt
tổng hợp để ngƣời đọc sáng chế có thể nắm bắt những thông

21


tin ngắn gọn nhất về sáng chế, quyết định xem có nên đọc toàn văn các tài
liệu của đơn hay không.
Những thông tin vắn tắt nêu trên là những thông tin cần thiết, thể hiện
những thông tin cơ bản về sáng chế, đặc biệt là về giải pháp kỹ thuật của sáng
chế (bản chất của đối tƣợng yêu cầu bảo hộ). Và cần phải hiểu rằng, đối với
mọi tƣ liệu sáng chế, thì thông tin quan trọng nhất thể hiện bản chất sáng chế
và tính chất pháp lý của sáng chế là phạm vi yêu cầu bảo hộ.
Các dạng thông tin sáng chế:
Thông tin sơ cấp: công báo, bản mô tả sáng chế (thông tin kỹ
thuật).

-

Thông tin thứ cấp: thông tin tóm tắt sáng chế;

-

Thông tin cấp ba: thông tin theo thƣ mục tra cứu;

-

Các cơ sở dữ liệu thông tin sáng chế: trên Internet, đĩa quang…

Thông tin khác: về xử lý khiếu nại, tranh chấp liên quan tới
sáng
chế…
Thông tin thƣ mục nhƣ thông tin về nƣớc công bố sáng chế, loại hình
tƣ liệu, ngày nộp đơn, ngày cấp bằng độc quyền sáng chế, ngày công bố, ngày
ƣu tiên, số đơn, số bằng, số công bố đơn, số ƣu tiên, tên ngƣời nộp đơn, tên
chủ bằng, ký hiệu phân loại sáng chế quốc tế, tên sáng chế, tóm tắt sáng chế,
hình vẽ hoặc công thức có liên quan. Thông tin kỹ thuật nhƣ đã trình bày về
bản mô tả, là mô tả vắn tắt về giải pháp kỹ thuật đã biết, những nhƣợc điểm
của các giải pháp công nghệ đã có trƣớc đó và nhiệm vụ cần giải quyết của
sáng chế. Thông tin sáng chế mô tả bản chất của giải pháp kỹ thuật mới đƣợc
trình bày một cách chi tiết có kèm theo minh họa bằng hình vẽ hoặc ví dụ
thực hiện để thể hiện một cách đầy đủ và dễ hiểu sáng chế đã đƣợc tạo ra.
Đặc điểm của thông tin sáng chế thể hiện sự tiên tiến hơn của sáng chế
(so với sáng chế đã đƣợc nộp đơn yêu cầu bảo hộ mà trở nên lạc hậu sau một
thời gian nhất định), thể hiện khả năng thƣơng mại, tính mới thế giới. Hơn



×