Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

Tài nguyên du lịch biển việt nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******
MAI HIÊN

TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM
CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG

CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC
(CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN PHÚ ĐỨC

HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC

Danh mục bảng
MỞ ĐẦU


CHƢƠNG 1.

1.1. Du lịch nghỉ dƣỡng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm loại hình du lịch nghỉ dƣỡng
1.1.2. Lịch sử và triển vọng phát triển du lịch nghỉ dƣỡng


1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng
1.2.1. Tài nguyên và các nguồn tài nguyên biển
1.2.2. Tài nguyên du lịch
1.2.3. Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng
CHƢƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG BIỂN VIỆT NAM

2.1. Khái quát về biển và tài nguyên biển Việt Nam
2.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển Việt Nam
2.2.1. Khí hậu hải dƣơng
2.2.2. Bãi tắm và mặt nƣớc ven bờ
2.2.3. Phong cảnh vùng ven bờ
2.2.4. Hải đảo
2.2.5 Đánh giá chung
CHƢƠNG 3.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG BIỂN VIỆT NAM

3.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển
3.1.1. Khai thác chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và chƣa hiệu quả
3.1.2. Các khu nghỉ dƣỡng biển cao cấp hạn chế về số lƣợng và khả
năng cạnh tranh
3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên


3.2.1. Khai thác tài nguyên bền vững
3.2.2. Xây dựng các khu nghỉ dƣỡng biển cao cấp
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC CHỮ
PHỤ LỤC ẢNH



DANH MỤC BẢNG, Đ
TT

TÊN BẢNG

Bảng phân loại loại hình du lịch theo mụ
đi

Mƣời đảo du lịch tốt nhất thế giới năm 2

Mô hình hoá khái niệm tài nguyên du lịc
Một số biển lớn trên đại dƣơng thế giới

Bảng phân loại các loại hình du lịch biển

Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự
quan
Bảng phân loại khí hậu tốt - xấu đối với

Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ng
Nhiệt độ trung bình các vùng địa lý của
một số thời điểm trong năm

Lƣợng vi khuẩn, lƣợng bụi, lƣợng CO2
tại một số vùng biển Việt Nam
Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm
Những điều kiện tốt cho một bãi tắm


Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc biển ven bờ
Nhiệt độ bình quân nƣớc biển Đông

Sự phân bố nhiệt độ trung bình của lớp n
độ


DANH MỤC
TT

TÊN

Diện tích một số đảo lớn v

Bảng nhiệt độ bình quân th
Bảng phân bố lƣợng mƣa

Số lƣợt khách du lịch quốc
giai đoạn 1995 - 2003
Lƣợng khách quốc tế đến
2003

Số lƣợt khách du lịch nội đ
đoạn 1995 - 2003

Thu nhập xã hội từ hoạt độ
1995 - 2003

Số lƣợng resort ở Việt Nam



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển và đại dƣơng chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất. Con
ngƣời thực chất đang sống trên những hòn đảo khổng lồ giữa các đại d-ƣơng
mênh mông của một quả cầu nƣớc. Đƣợc sinh ra và tiến hoá trên bề mặt các
hòn đảo đó, từ lâu con ngƣời vẫn sống chủ yếu dựa vào diện tích canh tác
hạn chế trên đất liền. Ngày nay, con ngƣời đang đứng trong tƣ thế tiến chiếm
các vùng nƣớc mênh mông, giàu có và khai thác biển trở nên bức thiết khi
các giá trị tài nguyên trên lục địa ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt trƣớc sức
ép của gia tăng dân số và tốc độ khai thác. Những hoạt động của con ngƣời
trên biển đã tạo ra một hình thái kinh tế mới - kinh tế biển.

Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X năm
2007 đã ra "Nghị quyết về chiến lƣợc biển đến năm 2020" xác định: "...
phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% GDP và 55% 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước", trong đó mức đóng góp của du
lịch biển trong tổng GDP của nền kinh tế biển vào khoảng 14 - 15%. "Trở
thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu
và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam". (Nghị quyết 03 NQ/TW của Bộ Chính trị - khoá VII). Nếu không
phát triển kinh tế biển thì Việt Nam sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so
với các nƣớc trong khu vực đang vƣơn mạnh ra biển.
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch biển và hải đảo có vị trí đặc biệt
quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch và các ngành kinh tế biển.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, hàng năm số lƣợng khách du
lịch quốc tế tham gia vào các hoạt động du lịch biển chiếm khoảng 80%


tổng số khách. Các nƣớc có du lịch biển phát triển nhƣ Pháp, Mỹ, Tây
Ban Nha, Italia... là những nƣớc đứng đầu về lƣợng khách quốc tế. Mặt

khác, do sự phân bố về mặt địa lý kinh tế, phần lớn trung tâm công nghiệp,
đô thị lớn ở các nƣớc đều tập trung ở vùng ven biển. Chính vì vậy, ngoài
lƣợng khách quốc tế, một lƣợng khách nội địa còn lớn hơn rất nhiều hàng
năm đƣợc cuốn hút vào hoạt động du lịch biển. Nhiều quốc gia nhƣ
Maldies, Fiji, bang Hawai (Hoa Kỳ), Queenland (Úc)... từ lâu coi du lịch
biển là ngành kinh tế chính.
Việt Nam có lợi thế lớn về tài nguyên cho phát triển du lịch biển: đƣờng bờ biển dài 3260 km, 125 bãi tắm, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng ƣu thế của vùng biển nhiệt đới quanh năm nắng ấm, cát trắng, nƣớc trong,
đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, nền văn hoá lịch
sử lâu đời, giàu bản sắc... Dọc chiều dài bờ biển, mỗi đơn vị lãnh thổ vừa
có thế mạnh đặc thù về tài nguyên vừa có khả năng liên kết tạo ra những
sản phẩm du lịch biển hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao. Những năm gần
đây, Việt Nam đƣợc nhiều du khách quốc tế lựa chọn là điểm đến cho mục
đích tham quan, nghỉ dƣỡng biển.
Tuy nhiên, cho đến nay, khai thác tài nguyên du lịch biển ở nƣớc ta
chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, chủ yếu mới đƣợc triển khai theo chiều
rộng, chƣa chú trọng đến định hƣớng xây dựng sản phẩm đặc trƣng nên
sản phẩm du lịch biển trùng lặp, ít các sản phẩm du lịch biển cao cấp, khai
thác thiếu tính bền vững. Điều này ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn của du lịch
biển Việt Nam và ảnh hƣởng đến mức độ đóng góp của du lịch biển vào
phát triển kinh tế biển với tƣ cách là một trong bốn ngành chủ đạo (giao
thông vận tải - dịch vụ hàng hải, thuỷ sản, dầu khí, du lịch biển).
Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Tài nguyên du lịch biển Việt
Nam cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng" nhằm mục đích đánh giá sự phù
hợp và thuận lợi về tài nguyên du lịch biển cho việc triển khai một loại
hình du lịch cụ thể, hƣớng tới việc xây dựng một loại hình sản phẩm du


lịch biển cao cấp, có sức cạnh tranh cao cho Việt Nam, đồng thời đƣa ra
định hƣớng nhằm sử dụng hiệu quả và tối ƣu nguồn tài nguyên du lịch
biển, phát triển du lịch biển làm đòn bẩy cho phát triển du lịch Việt Nam,

phát triển kinh tế biển và toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ
những vấn đề chính sau:
-

Lý luận về loại hình du lịch nghỉ dƣỡng; thành phần, đặc điểm,

tính chất của tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển. Đây là những vấn đề lý
luận làm căn cứ để nhận diện tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển ở Việt
Nam.
-

Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển Việt Nam: liệt kê, đánh giá sự

phù hợp, sự hấp dẫn của những loại tài nguyên cơ bản; chỉ ra khu vực có
nhiều thuận lợi về mặt tài nguyên; đánh giá điều kiện khai thác tài nguyên.
-

Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển.

-

Định hƣớng nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên bền

vững.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng

biển Việt Nam.
Đây là một vấn đề tƣơng đối rộng. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu
đƣợc giới hạn là những loại tài nguyên thiên nhiên có giá trị khai thác cho
loại hình du lịch nghỉ dƣỡng của vùng bờ biển (coastal zone) Việt Nam.
Có rất nhiều cách xác định vùng bờ biển dựa trên các quan điểm địa
động lực, địa sinh thái, quản lý phát triển... Theo quan điểm phát triển du
lịch thì "vùng bờ biển" là khoảng không gian hẹp trong phạm vi tƣơng tác
biển - lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách. Đó
thƣờng là vùng bờ biển cát có bãi tắm, các vách biển và dải đất hẹp ven


biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, rừng ngập mặn, ám tiêu san
hô, vùng vịnh, đầm phá, cồn cát... [25] Các loại tài nguyên du lịch nghỉ
dƣỡng biển chủ yếu đƣợc xác định bao gồm: khí hậu hải dƣơng, bãi tắm,
mặt nƣớc ven bờ, hải đảo và phong cảnh ven bờ (địa hình, thực vật).
Số liệu thống kê đƣợc sử dụng chủ yếu theo các văn bản đã đƣợc
công bố của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và của Tổng cục Thống kê
từ năm 2000.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu là cách thức cụ thể hay công cụ đƣợc sử
dụng để nghiên cứu một vấn đề nào đó, nhằm mục đích đi đến kết quả một
cách chính xác. Để thực hiện những nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã
vận dụng linh hoạt nhiều phƣơng pháp khác nhau. Những phƣơng pháp
chính đƣợc sử dụng trong đề tài là:
-

Phƣơng pháp thu thập, hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ
cấp


Để có đƣợc cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến
hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu đƣợc đăng tải
trên các tạp chí, đƣợc in thành sách, trên internet... liên quan đến nhiều
lĩnh vực mà trực tiếp là du lịch, hải dƣơng học, khí tƣợng, thuỷ văn. Do kế
thừa kết quả của các công trình đã nghiên cứu trƣớc nên giúp tác giả tiết
kiệm đƣợc nhiều công sức, kinh phí nhƣng thông tin giữa các nguồn tài
liệu thƣờng có sự không nhất quán do thời điểm nghiên cứu và góc độ
đánh giá khác nhau nên đòi hỏi tác giả phải phân loại chúng theo độ tin
cậy, theo tính thời sự rồi tiến hành hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu,
đƣa ra những kết luận có căn cứ.
-

Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Phƣơng pháp thực địa là một trong những phƣơng pháp quan trọng
góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Điền dã tại một
số bãi biển của miền Bắc và miền Trung giúp tác giả trực tiếp thẩm nhận


giá trị của tài nguyên, bổ sung thêm thông tin, quan sát việc khai thác sử
dụng tài nguyên làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý và
khả thi.
-

Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tác giả đã tham khảo ý kiến đánh giá của TS Phạm Trung Lƣơng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Viện
Kinh tế & Quy hoạch Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản - những tác giả có nhiều
công trình nghiên cứu về biển - về tiềm năng du lịch nghỉ dƣỡng của Việt
Nam và hiện trạng khai thác. Những nhận định của các chuyên gia định

hƣớng nghiên cứu cho tác giả.
- Phƣơng pháp xử lý bằng công cụ tin học

5. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về biển Đông có lịch sử lâu đời. Các kết quả nghiên cứu
đã đƣợc ghi chép và mô tả trong sử sách nhƣ: Dƣ địa chí của Nguyễn Trãi
(1435), Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ của Đỗ Bá (1630), Phủ biên tạp lục
của Lê Quý Đôn (1776), Lịch triều hiến chƣơng loại chí của Phan Huy Chú
(1821), Phƣơng đình dƣ địa chí của Nguyễn Siêu (1900).... Năm 1927,
Viện Hải dƣơng học đƣợc thành lập ở Nha Trang với vị giám đốc đầu tiên là
A.Krempf - một nhà sinh vật học nổi tiếng - đã đánh dấu bƣớc tiến trong
công cuộc nghiên cứu biển Đông. Các công trình nghiên cứu của Viện Hải
dƣơng học tập trung về thuỷ triều, sinh vật và cá biển. Hệ thống cơ quan
quan trắc đƣợc dựng lên ở ven bờ và trên biển có nhiệm vụ thƣờng xuyên
nhiệt độ và độ muối. Năm 1954 thành lập thêm Trạm Nghiên cứu biển ở Hải
Phòng. Kết quả nghiên cứu về biển Đông ngày càng nhiều nhƣ: "Nguồn lợi
sinh vật biển Đông" (1979), "Biển Đông tài nguyên thiên nhiên và môi
trƣờng" của Vũ Trung Tạng (1997); "Thuỷ triều vịnh Bắc Bộ"(1976), "Thuỷ
triều vùng biển Việt Nam" (1984), "Thiên nhiên vùng biển nƣớc ta" (1978)
của tác giả Nguyễn Ngọc Thụy; "Địa lý tự nhiên biển Đông" (1999) của
Nguyễn Văn Âu... Thông tin về biển Đông đƣợc cập


nhật phong phú qua báo cáo định kỳ hàng năm của các cơ quan nghiên cứu
về biển chủ yếu nhƣ: Viện Hải dƣơng học Việt Nam, Viện Nghiên cứu hải
sản (Bộ Thuỷ sản), Trung tâm Khí tƣợng thuỷ văn biển, Phân viện Cơ học
biển (thuộc Viện cơ học)... Tuy nhiên đây là những tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu về biển của những phân ngành kỹ thuật, tài nguyên du lịch biển
đƣợc đề cập đến hết sức sơ sài.
Từ năm 1990 - năm du lịch Việt Nam - đến nay nhiều dự án, đề tài

nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch đã đƣợc thực hiện nhƣ: “Khai thác
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng du lịch Việt Nam” (1986); “Tổ chức lãnh
thổ du lịch Việt Nam”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
thời kỳ 1995 - 2010” (1995); “Địa lý du lịch” phần “Tổ chức lãnh thổ du
lịch và phân vùng du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1997); “Đặc trƣng
các hệ sinh thái, cơ sở của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” (Nguyễn
Khánh, 1999); “Tổ chức lãnh thổ dải ven biển khu vực trọng điểm miền
Trung Việt Nam” (Nguyễn Quang Mỹ và nnk, 1995). Hầu hết các tỉnh
thành trong cả nƣớc cũng đã tiến hành các dự án điều tra, đánh giá tài
nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch phục vụ cho quy hoạch phát
triển du lịch. Song do đặc điểm, phạm vi nghiên cứu của các dự án nên các
công trình nói trên chỉ tiến hành kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch theo
từng thành phần hay tổng thể tài nguyên với mức độ khái quát. Việc nghiên
cứu tài nguyên du lịch chuyên sâu phục vụ mục đích phát triển các loại
hình du lịch cụ thể còn ít đƣợc quan tâm thực hiện.
Về tài nguyên du lịch biển đảo, Tổng cục Du lịch đã phối hợp chặt
chẽ với các ngành để triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nƣớc, cấp ngành tiêu biểu là: đề tài cấp Nhà nƣớc "Luận chứng khoa học
kỹ thuật phát triển du lịch biển Việt Nam" (thuộc chƣơng trình điều tra
nghiên cứu biển cấp Nhà nƣớc 48 - B); các đề tài "Luận chứng phát triển
du lịch khu vực Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn", "Định hƣớng phát triển du
lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ", "Định hƣớng phát triển du lịch sinh


thái Cù Lao Chàm", "Thực trạng và định hƣớng phát triển du lịch khu vực từ
Thanh Hoá đến Quảng Trị" (phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội); "Cơ sở
khoa học phát triển du lịch vũng - vịnh ở Việt Nam" (phối hợp với Phân viện
Hải dƣơng học Hải Phòng)... Kết quả của các nghiên cứu này không chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận mà bƣớc đầu đã phát huy tác dụng trong thực tế quy
hoạch và phát triển du lịch biển, đặc biệt là trong việc xây dựng phát triển các

khu du lịch, các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch biển. Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch đã tiến hành lập "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tiểu vùng duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2000 - 2020" với các nội dung
chính: xác định vai trò của hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc, xác định tiêu
chuẩn, chức năng du lịch của hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc, chiến lƣợc phát
triển thị trƣờng, chiến lƣợc đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch, định hƣớng
tổ chức không gian du lịch. Tuy nhiên, bản quy hoạch này chƣa đánh giá
đƣợc hết thực tế giá trị của khu vực đảo còn


dạng tiềm ẩn, định hƣớng bảo tồn và khai thác các giá trị còn chƣa toàn

diện. Năm 2003, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với chuyên gia của Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới WTO triển khai giai đoạn đầu dự án Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Ngày 25/7/2007, tại Mũi
Né (Phan Thiết) Tổng cục Du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận tổ chức hội thảo “Quản lý và phát triển du lịch biển đảo” để thu
thập thêm thông tin nhằm hoàn chỉnh đề án phát triển du lịch biển đảo
trình chính phủ vào cuối năm 2007.
Các công trình đánh giá tài nguyên biển đảo Việt Nam có chung kết
luận về sự đa dạng, phong phú, giá trị sử dụng cao của tài nguyên biển đảo
Việt Nam và khẳng định tiềm năng về tài nguyên cho phép Việt Nam phát
triển nhiều loại hình du lịch biển. Những nhận định còn chung chung và
định tính nhƣ "có thể nói dọc ven bờ biển nƣớc ta, hầu nhƣ quanh năm và
khắp nơi đều có thể tìm đƣợc những nơi nghỉ mát khá tốt, những bãi tắm
đẹp hay những cảnh đồng núi, hang động ngoạn mục...". Tuy nhiên rõ ràng


mức độ phù hợp, mức độ thuận lợi về mặt tài nguyên cho các loại hình du
lịch giữa các khu vực là không nhƣ nhau. Chƣa có công trình nghiên cứu

nào đi sâu xây dựng các tiêu chí đánh giá tài nguyên cho loại hình và chỉ ra
đƣợc vùng nào thuận lợi cho du lịch thể thao giải trí biển hay vùng nào
thuận lợi cho du lịch nghỉ dƣỡng biển để định hƣớng cho việc đầu tƣ khai
thác tài nguyên.
Lựa chọn đề tài "Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du
lịch nghỉ dƣỡng" với mục đích đánh giá sự phù hợp, thuận lợi về tài
nguyên du lịch biển cho việc triển khai một loại hình du lịch cụ thể là một
hƣớng nghiên cứu tiên phong, có ý nghĩa về mặt lý luận cũng nhƣ thực
tiễn đối với ngành Du lịch.
Để tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch biển đảo Việt Nam một
cách đầy đủ, cần thiết phải tổ chức khảo sát quy mô, kiểm kê, đánh giá chi
tiết từng loại tài nguyên và từng điểm tài nguyên trên toàn lãnh thổ quốc
gia theo một hệ tiêu chí đã xác định. Việc làm này đòi hỏi phải áp dụng
những phƣơng pháp và công nghệ khoa học của các lĩnh vực khác nhau,
đòi hỏi phải hết sức công phu, tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, kinh phí, vƣợt
qua khả năng của một cá nhân khi nghiên cứu. Vì vậy, trong đề tài này tác
giả chủ yếu kế thừa các kết quả của một số nghiên cứu đánh giá trƣớc đây
rồi tổng hợp, đƣa ra những nhận xét của cá nhân trên quan điểm của một
ngƣời nghiên cứu và làm du lịch.

6. Bố cục của đề tài
Luận văn đƣợc cấu tạo thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1:

Du lịch nghỉ dƣỡng và tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng

Chƣơng 2:

Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển Việt Nam


Chƣơng 3: Thực trạng và định hƣớng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ
dƣỡng biển Việt Nam


CHƢƠNG 1
DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ
DƢỠNG

1.1. Du lịch nghỉ dƣỡng (leisure tourism)
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm loại hình du lịch nghỉ dƣỡng
Theo tác giả Trƣơng Sỹ Quý, loại hình du lịch đƣợc định nghĩa nhƣ
sau:
"Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch
có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu,
động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng,
hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau,
hoặc đ-ược xếp chung theo một mức giá bán nào đó". [20]
Có thể dựa vào các tiêu thức: mục đích chuyến đi; thời gian đi du
lịch, vị trí địa lý của nơi đến du lịch; phƣơng tiện lƣu trú đƣợc sử dụng...
để phân chia thành các loại hình du lịch. Cũng có thể căn cứ vào các tiêu
chí trên để làm sáng tỏ khái niệm về một loại hình du lịch cụ thể và để
phân biệt với các loại hình du lịch khác.
Loại hình du lịch nghỉ dƣỡng là tập hợp các sản phẩm du lịch
nhằm thoả mãn nhu cầu, động cơ du lịch để nghỉ ngơi, an dƣỡng,
phục hồi sức khoẻ.
Chuyến đi của con ngƣời có thể có mục đích thuần túy du lịch tức là
chỉ nhằm nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung


quanh; cũng có chuyến đi vì mục đích khác nhƣng có kết hợp tham gia

hoạt động du lịch vào khoảng thời gian rỗi trong chuyến đi. Theo mục đích
chuyến đi có thể phân thành hai loại hình: du lịch thuần túy và du lịch kết
hợp. Nghỉ dƣỡng đƣợc xếp vào loại thuần túy du lịch. Nhu cầu chính làm
nảy sinh hình thức du lịch nghỉ dƣỡng là sự cần thiết phải nghỉ ngơi, dƣỡng sức để phục hồi thể lực và tinh thần.
Bảng 1.1: Bảng phân loại loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi [48]

Mục đích chuyến đi

Mục đích kết hợp

Thuần túy du lịch

nghiêntậpHọc

quanTham

cứ
u
Cùng có mục đích đi du lịch vì sức khoẻ, ngoài loại hình du lịch
nghỉ dƣỡng còn có loại hình du lịch chữa bệnh hay còn đƣợc gọi là du lịch
y tế (medical tourism). Du lịch chữa bệnh là hình thức đi du lịch để điều trị
một căn bệnh nào đó, từ đơn giản nhƣ làm răng, loại bỏ mỡ thừa đến phức
tạp nhƣ giải phẫu, cấy ghép các bộ phận cơ thể. Có các dạng: chữa bệnh
bằng khí hậu (khí hậu núi, khí hậu biển); chữa bệnh bằng nƣớc khoáng
(tắm nƣớc khoáng, uống nƣớc khoáng); chữa bệnh bằng bùn; chữa bệnh
bằng hoa quả; chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt là sữa ngựa)... Để các liệu
pháp chữa trị hiệu quả, du khách cần nghỉ ngơi, t ĩnh d ƣỡng. Vì vậy dẫn
đến sự ra đời của các trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng - chữa bệnh. Có một số



học giả xếp du lịch nghỉ dƣỡng và du lịch chữa bệnh vào cùng một nhóm
du lịch sức khoẻ (heath tourism).
Song khác với việc đi điều dƣỡng thông thƣờng, khách hàng của du
lịch nghỉ dƣỡng hay du lịch chữa bệnh mang tâm lý của ngƣời muốn hƣởng thụ, ngƣời đi chơi nhiều hơn tâm lý của một ngƣời có bệnh cần điều
trị. Họ là ngƣời nêu ra yêu cầu và đòi hỏi sự phục vụ chu đáo. Địa điểm họ
lựa chọn không phải là những trạm điều dƣỡng hay bệnh viện "lạnh ngắt"
mà họ tìm đến những nơi vừa có thể nằm dài tắm nắng dƣới hàng cọ ven
biển, thăm thú các cảnh đẹp xung quanh vừa có thể nghỉ dƣỡng, chữa
bệnh. Trên phạm vi thế giới hiện tại, dòng khách du lịch chữa bệnh chảy từ
các nƣớc Bắc Mỹ, Trung Đông, Tây Âu sang Ấn Độ, các nƣớc Đông Ấn
và Nam Mỹ vì đó là ba khu vực không chỉ có chất lƣợng y tế, chăm sóc
sức khoẻ ngang bằng với bất cứ nơi nào trên thế giới, giá cả thấp mà còn
có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhiều địa chỉ để mua sắm, khám phá và
những bãi biển lý tƣởng. Mặt khác, nếu khách du lịch nghỉ dƣỡng coi
trọng yếu tố khí hậu, chất lƣợng môi trƣờng, mức độ tiện nghi của cơ sở
hạ tầng và sự đồng bộ của các dịch vụ thì với khách đi du lịch chữa bệnh,
mối quan tâm số một là sự an toàn, hiệu quả của các phƣơng pháp điều trị,
tiếp theo mới là các ƣu tiên khác.
Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dƣỡng thƣờng các bãi biển, các vùng
ven bờ nƣớc, vùng núi, vùng nông thôn... Căn cứ theo vị trí địa lý của
điểm du lịch mà tiếp tục chia du lịch nghỉ dƣỡng thành: du lịch nghỉ
dƣỡng biển, du lịch nghỉ dƣỡng núi, du lịch nghỉ dƣỡng hồ, sông,
suối...
Du khách của du lịch nghỉ dƣỡng chủ yếu là nhóm đối tƣợng có
thời gian nghỉ dài, có khả năng chi trả cao đến từ các đô thị, các nƣớc
kinh tế phát triển.
Nhà bác học ngƣời Anh, tiến sỹ Abraham Maslow trong bài "Lý
thuyết về động lực của con ngƣời" đăng trên tạp chí "Tâm sinh lý học của



con ngƣời" năm 1943 đã xếp nhu cầu nghỉ ngơi vào nhóm nhu cầu sinh lý,
đó là nhu cầu mang tính phổ biến. Tuy nhiên, giữa ngƣời dân sống ở thành
phố và ngƣời dân sống ở nông thôn thì nhóm cƣ dân đô thị có nhu cầu
nghỉ ngơi lớn hơn. Môi trƣờng sống công nghiệp với máy móc, thiết bị,
động cơ, khói bụi, tiếng ồn... tách con ngƣời ra khỏi các điều kiện tự
nhiên, nhiều trƣờng hợp làm giảm sút chất lƣợng môi trƣờng, ảnh hƣởng
xấu tới sức khoẻ của con ngƣời. Những tác động tiêu cực của quá trình đô
thị hoá nhƣ mật độ dân số cao, sự phức tạp trong các mối quan hệ xã hội,
sức ép của công việc, giao thông ách tắc... càng gia tăng nhu cầu nghỉ ngơi
du lịch của ngƣời dân thành phố. Họ tìm đến các địa phƣơng có không khí
trong lành, mát mẻ, môi trƣờng tự nhiên sạch sẽ, cảnh vật thanh bình nhƣ
ở vùng núi, vùng biển, nông thôn để đƣợc thay đổi không khí, thƣ giãn
thoải mái giữa thiên nhiên và mong muốn phục hồi sức khoẻ.
Cƣ dân đô thị so với cƣ dân nông thôn ngoài khác biệt về mức độ,
cấp độ của nhu cầu nghỉ dƣỡng thì cƣ dân đô thị thƣờng có mức thu nhập
cao hơn. Họ có khả năng kinh tế để làm thoả mãn nhu cầu nghỉ dƣỡng của
mình, biến mong muốn thành hiện thực.


các nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ

ngơi du lịch hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nƣớc
kinh tế phát triển rất đa dạng. Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hàng
năm nhân dân còn đòi hỏi những đợt nghỉ dài ngày ở vùng biển, trên núi,
trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài. Mức lƣơng, phúc lợi, chính sách xã hội
của ngƣời dân ở các nƣớc phát triển thuận lợi ngay cả cho những ngƣời
có mức thu nhập trung bình cũng có thể thực hiện những kỳ nghỉ dài ngày,
sang trọng tại các nƣớc kinh tế chậm phát triển hơn.
Căn cứ theo độ tuổi thì khách hàng tiềm năng nhất của loại hình du
lịch nghỉ dƣỡng là nhóm đối tƣợng trong độ tuổi thứ ba. Đó là những ngƣời về hƣu có nhiều thời gian rỗi, có tiền tích lũy, kinh tế độc lập lại ở độ



tuổi mà sức khoẻ giảm sút nên rất quan tâm tới sức khoẻ, đặc biệt có nhu
cầu đi du lịch nghỉ dƣỡng.
Khách hàng tiềm năng của du lịch nghỉ dƣỡng ngoài ra còn phải kể
đến những đôi tình nhân có nhu cầu đi hƣởng tuần trăng mật, kỷ niệm đám
cƣới bạc, vàng ở những khu nghỉ dƣỡng đẹp và tiện nghi để đƣợc thêm
nhiều thời gian bên nhau và tăng thêm "gia vị" cho cuộc sống lứa đôi.
Du khách nghỉ dƣỡng thƣờng yêu cầu nhiều dịch vụ, các dịch
vụ có chất lƣợng cao và sự đồng bộ về chất lƣợng giữa các dịch vụ.
Với một số loại hình du lịch nhƣ du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch
sinh thái, để đạt đƣợc mục đích tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những nền
văn hoá bản địa, du khách không đặt cao vấn đề ăn uống hay chỗ ở, họ có thể
chấp nhận sự thiếu thốn về cơ sở vật chất. Song đối với du lịch nghỉ dƣỡng,
họ quan tâm đến chất lƣợng bữa ăn, chất lƣợng của giấc ngủ, chất lƣợng của
các bài tập vận động... vì từng yếu tố đều có ảnh hƣởng tới sức khoẻ của họ
và sự đồng bộ của chúng làm nên chất lƣợng của kỳ nghỉ. Khu nghỉ dƣỡng
ngoài việc phải toạ lạc ở nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, còn cần phải có
thiết bị và tiện nghi phù hợp nhƣ bể bơi, phòng massage, phòng điều
dƣỡng... đƣợc xây dựng trên một cơ sở hạ tầng đảm bảo.

Trong thời gian nghỉ dƣỡng tƣơng đối dài, du khách có thể không
làm gì ngoài việc tắm nắng trên bãi biển, ngồi thiền tịnh trong những túp
lều gỗ giữa rừng và yêu cầu đƣợc tôn trọng sở thích cá nhân hoặc cũng có
thể kết hợp tham quan một vài địa điểm tự chọn, tham gia những hoạt
động thể thao giải trí nếu những hoạt động đó theo quan niệm của họ là
hữu ích cho việc phục hồi sức khoẻ. Không nhƣ các loại hình du lịch khác,
du khách của du lịch nghỉ dƣỡng thƣờng không di chuyển nhiều, không
cần phải đi theo lịch trình cố định cũng nhƣ chịu sự thúc ép về thời gian.
Du lịch nghỉ dƣỡng thuộc loại hình du lịch dài ngày.

Theo độ dài của chuyến du lịch, ngƣời ta phân thành du lịch ngắn
ngày và du lịch dài ngày. Các chuyến du lịch đƣợc thực hiện trong thời


gian dƣới một tuần lễ đƣợc coi là du lịch ngắn ngày. Thời gian của một
chuyến du lịch dài ngày thƣờng kéo dài từ một tuần đến dƣới một năm.
Thuộc loại hình du lịch dài ngày, phải kể đến các chuyến thám hiểm của
các nhà nghiên cứu, các chuyến viễn du bằng tàu biển và những chuyến
nghỉ dƣỡng, chữa bệnh.
Tác giả Nguyễn Văn Đính, trong cuốn "Giáo trình kinh tế du lịch",
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2004, trang 115, có đoạn: "Tại một
khu nghỉ mát biển có nhiều nguồn nước khoáng có giá trị, ở đó phát triển
mạnh hai loại hình du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ
d-ưỡng vào mùa đông dẫn đến ở đó có hai mùa du lịch ". Có sự phân biệt
trong quan niệm về du lịch nghỉ biển và du lịch nghỉ dƣỡng biển. Căn cứ
để phân biệt loại hình du lịch nghỉ dƣỡng biển với nghỉ biển là thời gian
nghỉ dài, cũng nhƣ việc sử dụng các dịch vụ cao cấp hơn cho mục đích
phục hồi sức khoẻ.
Loại hình lƣu trú đặc trƣng của du lịch nghỉ dƣỡng là resort.
Resort (khu nghỉ dưỡng) là một loại hình lƣu trú có chức năng phục
vụ nhu cầu du lịch nghỉ dƣỡng và hoạt động thể thao giải trí của khách.
Resort đƣợc phân biệt với các loại hình lƣu trú khác bởi quy mô lớn
(có những resort có diện tích bằng cả một thành phố nhỏ) với hoạt động
tổng hợp của nhiều loại dịch vụ nhƣ phục vụ ăn uống, phòng nghỉ, thể
thao, giải trí và mua sắm. Tại các resort, ngƣời ta nỗ lực làm tất cả để cung
cấp đầy đủ các phƣơng tiện và tiện nghi nhằm giữ chân khách trong suốt
kỳ nghỉ dài mà không cần phải tìm đến một dịch vụ nào khác.
Resort thƣờng là những khu biệt lập, nằm ở những khu vực xa trung
tâm thành phố, xa khu vực tập trung đông dân cƣ, khí hậu trong lành. Trên
thực tế, chúng ta thấy rằng tại trung tâm đô thị lớn nhƣ Hà Nội có rất

nhiều lợi thế về các cơ sở lƣu trú cao cấp nhƣng không xây khu nghỉ
dƣỡng, trong khi tỉnh phụ cận nhƣ Hoà Bình lại có thể mở rộng các khu
nghỉ dƣỡng.


Resort có các loại: seaside resort nằm ven biển; ski resort toạ lạc
trong vùng núi cao có tuyết phủ dày thích hợp để làm các đƣờng trƣợt
tuyết; golf resort với các sân golf đi kèm; mega resort tổng hợp các loại
hình dịch vụ lƣu trú đƣợc trang trí và thiết kế tuân theo một chủ đề nào
đó...

1.1.2 Lịch sử và triển vọng phát triển du lịch nghỉ dƣỡng
Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài ngƣời, buổi ban đầu
thƣờng đi kèm với các hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm
các vùng đất mới. Từ cuối thế kỷ XVII, do thành quả của cuộc đại cách
mạng khoa học kỹ thuật dẫn đến sự bắt đầu của hình thái xã hội công
nghiệp. Hoạt động sản xuất của con ngƣời đƣợc thay đổi tận gốc. Lao
động chân tay giảm xuống với tốc độ nhanh chóng song cƣờng độ, sự căng
thẳng trong lao động lại tăng lên với tốc độ tƣơng ứng. Sự tập trung quá
đông số ngƣời trong các trung tâm công nghiệp lớn, bầu không khí bị các
xí nghiệp công nghiệp làm bẩn, ô nhiễm tiếng ồn... làm các bệnh trầm cảm,
thần kinh, bệnh tim mạch... xuất hiện hàng loạt. Mọi ngƣời quan tâm tích
cực hơn đến việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ. Sản xuất công nghiệp cũng
nâng cao thu nhập, ngƣời lao động có khả năng thanh toán cho các kỳ nghỉ


xa nhà. Các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức công đoàn, nghiệp

đoàn dành quỹ phúc lợi, bảo hiểm cho các thành viên đi tham quan, nghỉ
dƣỡng ở trong nƣớc và nƣớc ngoài nhằm tái tạo sức lao động, thực chất là

vì muốn tăng hiệu quả sản xuất.
Nƣớc Anh là nƣớc công nghiệp đầu tiên trên thế giới. Du lịch nghỉ
dƣỡng đƣợc coi là "tác phẩm" của ngƣời Anh. Trong lịch sử resort, seaside
resort xuất hiện sớm nhất, từ đầu thế kỷ XIX, với việc hoàng thái tử Regent
biến Brighton trên bờ biển phía nam nƣớc Anh trở thành một nơi dành cho
khách thập phƣơng. Sau đó, dƣới sự bảo trợ lâu dài của triều đại


nữ hoàng Victoria, nơi này trở thành cơ sở lƣu trú cao cấp ven biển dành
cho những ngƣời đủ giàu để có thể biến nơi đây thành nhà của họ. [62] Khi
ngƣời Anh đi chơi xa thì nơi đầu tiên họ nghĩ đến là nƣớc Pháp láng
giềng. Một trong những khu nghỉ dƣỡng xuất hiện sớm nhất và nổi tiếng
nhất dọc theo bờ biển ở Nice có cái tên: Promenade des Anglais (có nghĩa
là nơi dạo chơi của ngƣời Anh).
Ngƣời Anh cũng là ngƣời đầu tiên chỉ ra giá trị du lịch của vùng Địa
Trung Hải với ba chữ S (sea, sand, sun). Theo bƣớc ngƣời Anh, mỗi dịp hè
du khách Hà Lan, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ... đổ về bờ Địa Trung Hải của Pháp từ
'

Roussillon đến Côte d Azur, bờ Địa Trung Hải của Italia, của Hy Lạp...

Resort xuất hiện ngày càng nhiều tại các nƣớc Châu Âu. Vị trí đặt resort
thiên về những chỗ mà từ đó có thể quan sát đƣợc cảnh đẹp nhƣ những
quả đồi xếp theo hình móng ngựa vây quanh các vịnh nhỏ, các mũi đất hay
những hòn đảo biệt lập.
Sau đó, có sự chia sẻ dòng khách nghỉ biển sang vùng bờ Đại Tây
Dƣơng của Bồ Đào Nha, bờ Đại Tây Dƣơng của Tây Ban Nha từ Costa de
Sol đến Costa Brava...
Nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt từ năm 1880, các trạm nghỉ dƣỡng
biển không những phát triển dọc bờ biển của các nƣớc phát triển mà ở cả

một số nƣớc đang phát triển nhƣ Ai Cập, Giamaica, Mêhicô...
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, chính sách về những kỳ nghỉ đông
có lƣơng ra đời, có thêm dòng khách nghỉ dƣỡng về các vùng tuyết phủ
trên dãy Alpes, Pirrénees, Jura, Carpate... kéo theo sự ra đời của các trung
tâm nghỉ dƣỡng núi.
Sang thế kỷ XXI, với đà phát triển của khoa học kỹ thuật và công
nghệ, con ngƣời cố gắng làm cho cuộc sống cá nhân trở nên dễ chịu và
thuận tiện hơn bằng cách tạo ra những môi trƣờng kỹ thuật nhỏ bao quanh
mình, làm cho cuộc sống của chính mình ngày càng xa rời tự nhiên. Trong
khi đó với tƣ cách là một thực thể của tự nhiên, con ngƣời lại muốn quay


về gần thiên nhiên. Môi trƣờng tự nhiên trong lành trở thành một mặt hàng
"xa xỉ" ao ƣớc với nhiều ngƣời. Các loại hình du lịch trở về với thiên
nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến của con ngƣời, đặc
biệt khi cuộc sống của họ ngày càng đầy đủ. Địa chỉ cho những chuyến trở
về với thiên nhiên đó thƣờng là những nơi có không khí trong lành, khí
hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục nhƣ các bãi biển, các vùng ven bờ
nƣớc, vùng núi, vùng nông thôn hay các khu rừng nguyên sinh... Xu
hƣớng giảm giờ lao động, giảm tuổi về hƣu, tăng các phúc lợi xã hội tạo
điều kiện cho du khách thực hiện mong ƣớc về các chuyến nghỉ dƣỡng dài
ngày. Cơ cấu độ tuổi thay đổi, tỷ trọng dân ở độ tuổi thứ ba gia tăng tại các
nƣớc có nền kinh tế phát triển trên thế giới, cung cấp lƣợng khách lớn và
ổn định cho du lịch nghỉ dƣỡng.
Trên phạm vi toàn thế giới, hiện nay hƣớng vận động của khách du
lịch nghỉ dƣỡng toả đi khắp nơi trên toàn cầu. Ngoài những địa chỉ quen
thuộc, dòng du khách bắt đầu hƣớng sự quan tâm sang khu vực Thái Bình
Dƣơng. Du khách Châu Âu, Bắc Mỹ bị cuốn hút mạnh bởi những Phuket
(Thái Lan), Mandivơ, Bali (Inđônêxia), Sentosa (Singapo)... những khu
nghỉ dƣỡng biển triển vọng của Đông Nam Á.

Bảng 1.2: Mƣời đảo du lịch tốt nhất thế giới năm 2005
Thứ
hạng

1
2
3
4
5
6
7

Xếp hạng


8
9
10

(

(Nguồn: Travel & Leisure)

+ đảo đã 5 hoặc hơn 5 lần lọt vào Top ten

* có nghĩa là năm trước đảo này không có trong danh sách đề

cử)

Du khách ngày càng quan tâm hơn đến các hải đảo. Với họ, hải đảo

là một hệ sinh thái hoàn chỉnh có rừng, có biển, có bãi cát và chan hoà ánh
nắng mặt trời, tài nguyên đa dạng phong phú, cảnh quan đảo biển tráng lệ,
khí hậu trong lành đến độ tinh khiết ... là thiên đƣờng cho du lịch nghỉ
dƣỡng và khám phá.
Tại Việt Nam, du lịch nghỉ dƣỡng phát triển mạnh trong thời kỳ thực
dân Pháp đô hộ. Để phục vụ cho nhu cầu nghỉ dƣỡng của sỹ quan Pháp, hàng
loạt các biệt thự, nhà nghỉ đƣợc xây dựng ven các bãi biển, vùng hồ, vùng
núi, gần các khu nƣớc khoáng, những nơi có khí hậu dễ chịu, tiêu biểu nhƣ ở
Đồ Sơn, Vũng Tàu, Sầm Sơn, Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì, Quang Hanh, Kim
Bôi... Những vị vua cuối triều Nguyễn là những vị vua sành về thƣởng
ngoạn. Khải Định chọn Lăng Cô là nơi nghỉ mát và đặt tên là Hành cung Tịnh
Viên. Còn Bảo Đại xây biệt thự nghỉ dƣỡng ở hầu khắp những nơi có cảnh
đẹp và khí hậu ôn hoà nhƣ ở Hải Phòng, Đà Lạt... Cho đến những năm 60
của thế kỷ XX, ngành du lịch Việt Nam chƣa phát triển nhiều loại hình du
lịch, chủ yếu là loại hình tắm và nghỉ dƣỡng biển. Đối tƣợng đƣợc hƣởng
chế độ nghỉ dƣỡng hạn chế trong số ít quan chức nhà nƣớc và một số chuyên
gia nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. Du lịch mới chỉ thực sự đƣợc khuấy
động từ khoảng 1990 đến nay. Trƣớc đó, tâm lý nghi ngại ngƣời ngoại quốc
(sự e ngại về sự nhập cảnh của các phần tử xấu gián điệp...) làm cho cánh cửa
mở ra thế giới không đƣợc rộng thoáng. Còn du lịch trong nƣớc hầu nhƣ
không tồn tại vì sự đi lại không dễ dàng. Mỗi một bộ, ngành đều dùng công
quỹ xây dựng cho mình những nhà nghỉ


để hàng năm đến mùa hè đón tiếp những cán bộ công nhân viên chức đƣợc
phân phối đi nghỉ mát, mọi chi phí do công đoàn bao cấp. Những cải thiện
về chính sách đối ngoại đã giúp cho ngành du lịch phát triển nhanh.
Ngày nay, du lịch ngày càng đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Đối với xã hội, du lịch có vai
trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cƣờng sức sống cho ngƣời dân.

Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài
tuổi thọ và khả năng lao động của con ngƣời. Theo các công trình nghiên
cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin, 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du
lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ giảm trung bình 30%. Phát triển loại hình
du lịch nghỉ dƣỡng khơi dậy một trào lƣu nghỉ ngơi giải trí tích cực, góp
phần vào việc hồi phục sức khoẻ cũng nhƣ khả năng lao động, đảm bảo tái
sản xuất và mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ ràng.
Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, đƣợc cảm nhận một cách
trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tƣơi mát và nên thơ của các cảnh quan tự
nhiên có ý nghĩa to lớn đối với du khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết
sâu sắc về tự nhiên, thấy đƣợc giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con
ngƣời. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch nghỉ dƣỡng
sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trƣờng.
Phát triển du lịch nghỉ dƣỡng ngoài việc làm thay đổi diện mạo cơ
sở hạ tầng còn góp phần cải tạo chất lƣợng môi trƣờng của địa phƣơng.
Dựa vào xu hƣớng gia tăng nhu cầu nghỉ dƣỡng của con ngƣời, dựa
vào việc nhìn nhận của các quốc gia về lợi ích kinh tế - xã hội - môi
trƣờng của loại hình này, có thể khẳng định du lịch nghỉ dƣỡng sẽ tiếp tục
phát triển và phát triển mạnh hơn nữa trong tƣơng lai.

1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng
1.2.1. Tài nguyên và các nguồn tài nguyên biển


Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm tất cả những nguồn
nguyên liệu, năng lƣợng, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ
trụ mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển
của xã hội loài ngƣời. [30] Yếu tố quy định của tài nguyên là khả năng
phục vụ cho cuộc sống của con ngƣời hay nói cách khác phải có giá trị sử
dụng.

Căn cứ theo nguồn gốc hình thành, tài nguyên đƣợc phân loại thành
tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên là
các dạng vật chất đƣợc tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát
triển của tự nhiên và sinh vật. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên
nhiên vật liệu hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con ngƣời.
Tài nguyên nhân văn là loại tài nguyên do lao động của con ngƣời tạo ra
nhƣ nhà cửa, ruộng vƣờn, xe cộ, đô thị, nông thôn và các dạng vật chất
khác...
Căn cứ theo khả năng phục hồi, tài nguyên đƣợc phân loại thành tài
nguyên có khả năng phục hồi và tài nguyên không có khả năng phục hồi.
Tài nguyên có khả năng phục hồi là các dạng tài nguyên mà thiên nhiên có
thể tạo ra liên tục và đƣợc con ngƣời sử dụng lâu dài nhƣ rừng, các loài
thuỷ hải sản ở sông hồ, biển, độ phì nhiêu của đất... Tài nguyên không có
khả năng tự phục hồi gồm các khoáng vật hay các nguyên nhiên vật liệu
nhƣ than, dầu mỏ, gas tự nhiên... đƣợc tạo thành trong suốt quá trình hình
thành và phát triển của vỏ trái đất. Các tài nguyên này có một khối lƣợng
nhất định và bị hao hụt dần sau khi đƣợc khai thác để phục vụ cho sự phát
triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của nhân loại. Trong suốt quá trình sống,
con ngƣời đã liên tục can thiệp vào giới tự nhiên, do đó một số trƣờng hợp
tài nguyên có khả năng phục hồi sẽ biến thành tài nguyên không có khả
năng phục hồi. Vì vậy, khái niệm tài nguyên có thể phục hồi và không thể
phục hồi chỉ mang ýnghĩa tƣơng đối mà thôi.
*

Các nguồn tài nguyên biển


×