Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến chất lượng nước suối Văn Dương tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.76 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

PHÙNG THỊ THÙY

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------------

PHÙNG THỊ THÙY

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG ĐẾN CHẤT
LƢỢNG NƢỚC SUỐI VĂN DƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN


THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiểu

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
“Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phương thức quan trọng giúp học
viên chúng em trau dồi kiến thức, củng cố, bổ xung thêm những kiến thức thực tế
bên cạnh những hiểu biết về lý thuyết học trên lớp và trong sách vở.
Xuất phát từ nhu cầu đó, trong đợt nghiên cứu luận văn lần này em đã được
nghiên cứu tại Khu công nghiệp Sông Công. Trong thời gian thời gian đó em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nước thải Khu công nghiệp
Sông Công đến chất lượng nước suối Văn Dương, tỉnh Thái Nguyên”. Thời gian
nghiên cứu đã kết thúc và em đã có được kết quả cho riêng mình.
Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là TS. Nguyễn Chí Hiếu, người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong các Phòng ban thuộc Khu công
nghiệp Sông Công - Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành
đề tài của mình.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn cổ vũ,
động viên và bên cạnh em trong suốt thời gian thời gian qua để em có thể hoàn
thành luận văn của mình.
Do thời gian có hạn và kinh phí hạn hẹp cũng như khả năng của bản thân còn
nhiều hạn chế nên đề tài thực tập không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong
nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để luận văn của em được
hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Học viên

Phùng Thị Thùy


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................................2
2.1. Mục đích tổng quát của đề tài ...............................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài .....................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa trong học tập ............................................................................................2
3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ......................................................................3
3.3. Ý nghĩa trong thực tế .............................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải ...................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về nước thải ...................................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm về nguồn nước thải ........................................................................4
1.1.2. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải .....................................................5

1.1.2.1. Đặc điểm nước thải .........................................................................................5
1.1.2.2. Đặc điểm nguồn thải .......................................................................................6
1.1.3. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người ......7
1.2. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trong nước và trên thế giới..............8
1.2.1. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trong nước ....................................8
1.2.2. Áp lực môi trường từ hoạt động của các khu công nghiệp ...............................9
1.2.3. Đặc trưng của nước thải khu công nghiệp .......................................................10
1.2.4. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trên thế giới ................................11


iii

1.3. Vấn đề môi trường khu công nghiệp Sông Công ...............................................14
1.4. Ảnh hưởng của việc nguồn nước bị ô nhiễm ......................................................15
1.5. Một số văn bản pháp lý liên quan .......................................................................16
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................21
2.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .......................................................................21
2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu .....................................................................21
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................21
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................22
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin từ tài liệu ......................................................22
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế .............................................................22
2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ...........................22
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Sông Công...................................26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................26
3.1.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................26

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo ..........................................................................................26
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn ..........................................................................26
3.1.1.4. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính ............................................................28
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................30
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế ...........................................................................................30
3.1.2.2. Điều kiện xã hội ............................................................................................34
3.1.2.3. Hiện trạng khu công nghiệp Sông Công .......................................................36
3.1.2.4. Nguồn thải nước thải khu công nghiệp Sông Công I ra suối Văn Dương ...38
3.1.2.5. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải của khu công nghiệp Sông Công I ..41
3.1.2.6. Đặc điểm suối Văn Dương.............................................................................42
3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải Khu công nghiệp Sông Công I .......43
3.2.1. Đặc thù ô nhiễm của nước thải khu Công nghiệp ...........................................43


iv

3.2.2. Đánh giá chất lượng nước thải tập trung của KCN trước và sau xử lý ...........44
3.2.3. Đánh giá chất lượng nước thải khu công nghiệp Sông Công I trước khi chảy
vào suối Văn Dương ...................................................................................................45
3.2.4. Đánh giá chất lượng nước thải của các nhà máy thuộc khu Công nghiệp Sông
Công I .........................................................................................................................49
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận từ nước mưa chảy tràn của
một số nhà máy trong khu công nghiệp Sông Công I ...............................................52
3.2.6. Đánh giá chất lượng nước thải khu công nghiệp Sông Công I qua các năm từ
năm 2010 đến 2014 ....................................................................................................54
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công I đến chất
lượng nước suối Văn Dương ......................................................................................59
3.3.1. Hiện trạng chất lượng nước suối Văn Dương ..................................................59
3.3.2. Khả năng tiếp nhận của suối Văn Dương vào mùa mưa và mùa khô .............62
3.3.3. Diễn biến chất lượng nước suối Văn Dương ...................................................69

3.4. Đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước suối Văn Dương ...71
3.4.1. Biện pháp quy hoạch ........................................................................................71
3.4.2. Biện pháp công nghệ ........................................................................................71
3.4.3. Biện pháp hành chính .......................................................................................74
3.4.4. Biện pháp kinh tế..............................................................................................74
3.4.5. Biện pháp tuyên truyền ....................................................................................74
3.4.6. Đề xuất biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước thải khu
công nghiệp sông Công tới nước suối Văn Dương....................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................76
1. Kết luận...................................................................................................................76
2. Kiến nghị ................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Tên ký hiệu

1

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa


2

BVMT

Bảo vệ Môi trường

3

COD

Nhu cầu oxy hóa học

4

CP

Cổ phần

5

DO

Lượng oxy hòa tan

7

HST

Hệ sinh thái


8

KCN

Khu công nghiệp

9



Nghị định

10

NT

Nước thải

11

NM

Nước mặt

12

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2. Đặc trưng nước thải một số ngành công nghiệp (trước xử lý) .......................11
Bảng 2.1. Ký hiệu và đặc điểm của các mẫu nghiên cứu ................................................23
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích......................................................................................25
Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích, dân số các đơn vị hành chính thuộc thành phố Sông
Công I ................................................................................................................29
Bảng 3.2. Tổng hợp giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2013 .................31
Bảng 3.3. Các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp Sông Công I ..................37
Bảng 3.4. Đặc thù ô nhiễm trong nước thải của một số cơ sở hoạt động trong KCN
Sông Công I ......................................................................................................44
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tập trung của KCN trước và sau
xử lý ...........................................................................................................45
Bảng 3.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải khu công nghiệp Sông Công trước
khi chảy vào suối Văn Dương .........................................................................46

Bảng 3.7. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp Sông Công
I vào mùa khô và mùa mưa ..............................................................................48
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải Công ty cổ phần đầu tư và thương
TNG ...................................................................................................................49
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước thải Nhà máy kẽm điện phân .................50
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng nước thải Công ty TNHH Wiha Việt Nam ..51
Bảng 3.11. Ảnh hưởng đến nguồn nước tiếp nhận từ nước mưa chảy tràn của một số
nhà máy trong khu công nghiệp Sông Công I ................................................52
Bảng 3.12. Bảng diễn biến trung bình chất lượng nước thải khu công nghiệp Sông
Công I qua các năm từ năm 2010 đến 2014 ...................................................54
Bảng 3.13. Chất lượng nước Suối Văn Dương trước và sau điểm tiếp nhận nước thải
KCN Sông Công I ............................................................................................59
Bảng 3.14. Giá trị các thông số trong nước nguồn tiếp nhận và nước thải theo mùa ....65


vii

Bảng 3.15. Giá trị các thông số ô nhiễm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN
08:2008/BTNMT (loại B1) ..............................................................................66
Bảng 3.16. Tải lượng ô nhiễm tối đa suối Văn Dương có thể tiếp nhận đối với các chất
ô nhiễm có trong nước thải theo mùa ..............................................................66
Bảng 3.17. Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nước suối Văn Dương theo mùa .......67
Bảng 3.18. Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải của Công ty TNHH MTV Phát
triển hạ tầng KCN Thái Nguyên đưa vào nguồn nước theo mùa ..................67
Bảng 3.19. Khả năng tiếp nhận của suối Văn Dương đối với nước thải từ Công ty
TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên theo mùa......................68
Bảng 3.20. Diễn biến chất lượng nước suối Văn Dương .................................................69


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các nguồn thải và vị trí lấy mẫu các nhà máy KCN Sông Công I
xả ra suối Văn Dương ............................................................................................ 24
Hình 3.1. Dây chuyền công nghệ nhà máy xử lí nước thải tập trung ................................ 40
Hình 3.2. Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trong nước thải KCN Sông Công I
qua các năm ............................................................................................................. 55
Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến hàm lượng NH4+-N trong nước thải KCN Sông Công I
qua các năm ............................................................................................................. 55
Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Zn trong nước thải KCN Sông Công I
qua các năm ............................................................................................................. 56
Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Mn trong nước thải KCN Sông Công I
qua các năm ............................................................................................................. 56
Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Cd trong nước thải KCN Sông Công I
qua các năm ............................................................................................................. 57
Hình 3.7. Biểu đồ diễn biến hàm lượng Coliform trong nước thải KCN Sông Công I
qua các năm ............................................................................................................. 57
Hình 3.8. Diễn biến giá trị COD trên suối Văn Dương trước và sau điểm tiếp nhận nước
thải vào mùa mưa và mùa khô .............................................................................. 61
Hình 3.9. Diễn biến giá trị NH4+-N trên suối Văn Dương trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô .................................................................... 61
Hình 3.10. Diễn biến giá trị PO43--P trên suối Văn Dương trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô .................................................................... 62
Hình 3.11. Diễn biến giá trị PO43--P trên suối Văn Dương trước và sau điểm tiếp nhận
nước thải vào mùa mưa và mùa khô .................................................................... 62
Hình 3.12. Sơ đồ đánh giá sơ bộ nguồn nước Văn Dương .................................................. 63
Hình 3.13: Sơ đồ minh họa cho trường hợp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước tại điểm xả thải bằng phương pháp bảo toàn khối lượng............ 64
Hình 3.14. Sơ đồ công nghệ của Nhà máy xử lí nước thải tập trung .................................. 73



1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập và phát triển nhanh chóng như hiện nay Việt Nam
là một trong những điểm đến mà nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới
muốn hợp tác và phát triển. Cùng với đó là sự gia tăng hàng loạt các khu công
nghiệp và khu chế xuất. Thái Nguyên là một trong những tỉnh có sự phát triển khá
nhanh và tất cả các mặt, song nổi bật lên trong đó là sự phát triển của Khu công
nghiệp Sông Công. Sự phát triển đó đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên mà còn của cả nước. Tuy nhiên, bên
cạnh đó là những tác động tiêu cực đến môi trường do các hoạt động sản xuất của
nó. Sự ô nhiễm của Khu Công nghiệp Sông Công được thể hiện trên nhiều mặt như
ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn,... song trong đó ô nhiễm nghiêm
trọng nhất đó là ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải của khu công nghiệp Sông
Công, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường nước điển hình là
Suối Văn Dương.
Khu công nghiệp Sông Công I là khu công nghiệp của tỉnh được hình
thành từ cuối năm 1999 và được khởi công xây dựng vào năm 2000. Đây là khu
công nghiệp hoạt động theo Nghị định số 36/NĐ-CP ngày 24/04/1997 của
Chính phủ. Theo quy hoạch được phê duyệt, khu công nghiệp có tổng diện tích
là 320 ha, nằm kề bên quốc lộ 3, cách ga Lương Sơn 500m, cách cảng đường
thuỷ Đa Phúc 17km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km [4].
Khu công nghiệp Sông Công I hiện đang hoạt động với 28 nhà máy xí nghiệp
bao gồm các ngành: vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, lắp ráp, bao bì, may mặc, điện
tử,… (Bao gồm cả khu A và khu B). Góp phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế của
tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Nhưng bên cạnh đó vấn đề môi
trường quanh khu công nghiệp đang cần được quan tâm đặc biệt là môi trường nước
thải của khu công nghiệp. Một lượng lớn nước thải sản xuất của các cơ sở sản xuất



2

trong khu công nghiệp được xử lý đảm bảo quy chuẩn xả trực tiếp vào suối Văn
Dương. Tuy nhiên nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải môi trường nước vẫn
còn một số chỉ tiêu chưa đạt quy chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu
vực và sức khỏe người dân.
Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường,
Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Chí Hiểu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công đến chất lượng nước suối Văn
Dương, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích tổng quát của đề tài
- Đánh giá những ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động sản xuất công
nghiệp khu công nghiệp Sông Công I đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận như các
chỉ tiêu kim loại nặng, BOD, COD, các chất hữu cơ... vào mùa khô và mùa mưa.
- Đề xuất được các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm giảm thiểu ảnh
hưởng của nước thải tới chất lượng nước suối Văn Dương.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải Khu công nghiệp Sông Công I
- Đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp Sông Công I đến chất
lượng nước suối Văn Dương, và chất lượng nước thải của các nhà máy thuộc khu
Công nghiệp Sông Công I.
- Đánh giá khả năng tiếp nhận của suối Văn Dương vào mùa mưa và mùa khô
- Đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm soát chất lượng nước suối Văn Dương
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Là cơ hội giúp học viên áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn, rèn

luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu và có cái nhìn tổng quan về thực trạng
môi trường ở các khu công nghiệp trên địa bàn.


3

- Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm trong thực tế. Đồng thời nâng cao kiến thức thực tế, bổ sung tư liệu học tập,
kiến thức, kinh nghiệm.
3.2. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Làm tài liệu tham khảo cung cấp cho các ban ngành, đặc biệt là các Khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đặc biệt là
môi trường nước.
3.3. Ý nghĩa trong thực tế
Biết được mặt mạnh, mặt yếu kém; những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong
công tác quản lý và xử lý nước thải của Khu công nghiệp Sông Công I.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm về nước thải, nguồn thải
1.1.1.1. Khái niệm về nước thải
Nước thải được định nghĩa ở nhiều cách khác nhau như:
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất
công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như
nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay do quá trình tuyển rửa nguyên vật
liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Nước thải sinh hoạt: Là nước thải phát sinh từ các hoạt động của cộng đồng dân
cư như: Khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan công sở…
 Tóm lại: Nước thải được định nghĩa là chất lỏng thải ra từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người và đã bị thay
đổi tính chất ban đầu của chúng.
1.1.1.2. Khái niệm về nguồn nước thải
 Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn
gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
 Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải, theo tài liệu của Hoàng
Văn Hùng (2009) [22] thì nguồn thải được phân loại như sau:
- Phân loại theo nguồn thải:
+ Nguồn xác định (nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được
vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm.
+ Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không xác
định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm.
- Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm:
+ Tác nhân hóa lý: Màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng.
+ Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As,…


5

+ Tác nhân sinh học: Vi sinh vật, tảo, vi khuẩn Ecoli,...
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn biện pháp quả lý
và áp dụng công nghệ):
+ Nguồn nước thải công nghiệp.
+ Nước thải sinh hoạt
1.1.2. Một số đặc điểm về nước thải và nguồn thải
1.1.2.1. Đặc điểm nước thải
Mỗi loại nước thải đều có những đặc điểm khác nhau. Trong nước thải chứa

nhiều thành phần khác nhau, các thành phần đó cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn
nước và có độc tính với con người, sinh vật. Một số tác nhân gây ô nhiễm trong
nước thải như:
a) Chất hữu cơ
- Chất hữu cơ ở dạng khó phân hủy sinh học: Nước thải chứa chất hữu cơ ở dạng
này thường có độc tính cao, có tác dụng tích lũy và tồn lưu lâu dài trong môi trường và
trong cơ thể sinh vật gây ô nhiễm lâu dài. Một số chất hữu cơ ở dạng này như polime,
thuốc trừ sâu, các dạng polyancol. Các chất này thường có nhiều trong nước thải công
nghiệp và nguồn nước mưa chảy tràn qua các vùng nông - lâm nghiệp sử dụng nhiều
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ dạng này người ta
sử dụng thông số COD (nhu cầu ôxi hóa học).
- Chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy sinh học: Chất hữu cơ dạng này chủ yếu là
cacbonhydrat, protein, chất béo, đây là chất ô nhiễm trong nước thải khu dân cư, khu
công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong nước thải sinh hoạt có từ 60% - 80% là các
chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy sinh học, trong đó có 40% - 60% là protein, 25% 50% là cacbonhydrat và khoảng 10% chất béo. Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ
ở dạng này người ta thường sử dụng chỉ số BOD5 (nhu cầu ôxi sinh hóa [22].
b) Chất vô cơ
Trong nước thải sinh hoạt nồng độ các ion Cl-, PO43-, SO42- luôn cao hơn quy
chuẩn cho phép, còn trong nước thải công nghiệp ngoài các ion trên còn có ion kim
loại nặng có tính độc cao như Pb, Cd. Một số ion đặc trưng trong nước thải như a


6

môn (NH4+) hay ammoniac (NH3), (NO3-), photphat (PO43-), sunphat (SO42-) được
gọi là các chất dinh dưỡng đối với thực vật. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao
trong nước thải sinh hoạt khu dân cư, nước thải nhà máy thực phẩm và hóa chất.
Theo Lê Trình (1997) [26] nồng độ Nitơ (N) tổng số, phôt pho (P) tổng số trong
nước thải sinh hoạt khoảng 20 - 85 mg/l, từ 6 - 20 mg/l ; còn trong nước thải công
nghiệp rượu bia giá trị này có thể lên đến 150 - 200 mg/l N tổng số và 15 - 30 mg/l

P tổng số.
- Kim loại nặng: Các kim loại nặng có độc tính cao đối với con người và sinh
vật ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng có chủ yếu trong nước thải công nghiệp
như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cacdimi (Cd), Crom (Cr), Asen (As), Mangan (Mn).
- Các chất rắn: Trong nước thải chất rắn gồm cả chất vô cơ và hữu cơ,
chất rắn có thể tồn tại ở dạng lơ lửng (huyền phù) hay ở dạng keo.
- Các chất có màu: Màu sắc của nước thải là do sự phân hủy các hợp chất có
trong nước thải. Chẳng hạn như màu nâu đen do tagnin, lignin cùng các chất hữu cơ
có trong nước phân giải.
- Mùi: Nước thải có mùi là do sự phân hủy chất hữu cơ hay mùi của hóa chất
và mùi của dầu mỡ trong nước thải.
- Sinh vật: Trong nước thải sinh vật khá phong phú, gồm có các loại vi sinh
vật, vi rút, vi khuẩn, giun sán, tảo, rêu,… Nhóm vi sinh vật trong nước thải đóng vai
trò quan trọng trong việc phân hủy các chất. Nước thải càng bẩn càng phong phú
sinh vật.
1.1.2.2. Đặc điểm nguồn thải
Hiện nay, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là hai nguồn nước thải, đó là
nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt. Chúng là một trong hai
nguồn nước thải gây ô nhiễm nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường nước nói
riêng và môi trường nói chung.
* Nguồn nước thải công nghiệp: Đặc điểm của nước thải công nghiệp có
chứa nhiều chất độc hại (kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, As), các chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học (như phenol, dầu mỡ,…), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ cơ


7

sở sản xuất thực phẩm. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung như nước
thải của các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm có chứa nhiều chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học; trong khi đó nước thải của ngành công nghiệp thuộc da chứa

nhiều kim loại nặng, sunfua; còn nước thải của công nghiệp ác quy có nồng độ axit
và chì cao.
* Nguồn nước thải sinh hoạt: Đặc điểm có chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân
hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), giàu chất dinh dưỡng đối với thực vật
(hợp chất của N và P), nhiều vi khuẩn và có mùi khó chịu (H2S, NH3). Đặc trưng
của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều các tạp chất khác nhau, trong đó có
khoảng 58% chất hữu cơ, 24% chất vô cơ và vi sinh vật. Phần lớn nước thải sinh
hoạt sau khi thải ra môi trường thường bị thối rữa và có tính axit. Đặc điểm cơ bản
của nước thải sinh hoạt thường chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao, các
chất này chứa nhiều hợp chất của Nitơ [37].
1.1.3. Một số ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước và sức khỏe con người
Ảnh hưởng lớn nhất của nước thải là gây ô nhiễm môi trường nước dẫn tới
sự suy giảm tài nguyên nước. Sự ô nhiễm môi trường nước chính là sự thay đổi
thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng tới hoạt động sống của con người
và sinh vật (Hoàng Văn Hùng, 2009) [22]. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất
của nước vượt qua một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm
và gây ra một số bệnh (Lê Văn Khoa, 2000) [23]. Một số ảnh hưởng của nước thải
tới môi trường nước, nguồn nước và sức khỏe là:
* Ảnh hưởng tới môi trường nước: Nước thải làm thay đổi chất lượng nước,
một số xu hướng khi chất lượng nước bị thay đổi như:
- Giảm độ pH của nước ngọt và tăng hàm lượng muối do sự gia tăng hàm
lượng NO3 -, SO42-, trong nước.
- Gia tăng hàm lượng các ion trong nước tự nhiên như Ca2+, Pb3+, As3+,
NO2-,NO3-, PO43-,...
- Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh học.
- Giảm độ ôxi hòa tan trong nước do quá trình phú dưỡng hóa.


8


* Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp: Hiện nay nhiều khu vực đang thiếu
nước vào mùa khô, thêm vào đó là việc khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước
lại càng làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Khi chất lượng nguồn nước
thô không đảm bảo do bị ô nhiễm hữu cơ, amoni, asen. Hơn nữa, khi các địa
phương ở đầu nguồn có hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước thì khu vực hạ lưu phải
gánh chịu hậu quả. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới những mâu thuẫn, xung đột và tranh
chấp quyền lợi giữa các địa phương.
* Ảnh hưởng tới sức khỏe: Ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp tới
sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy (do virut, vi khuẩn, vi
sinh vật đơn bào), lỵ trực trùng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển dẫn tới tử vong
ở trẻ em. Theo TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ
y tế) ở Việt Nam có khoảng 80% loại bệnh liên quan đến chất lượng nước và vệ
sinh môi trường.
1.2. Quản lý môi trƣờng nƣớc thải công nghiệp trong nƣớc và trên thế giới
Ô nhiễm môi trường là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng mà nhiều quốc gia trên
thế giới đang phải đối mặt. Các vấn đề ô nhiễm đã khiến người dân trên toàn trái đất
phải đương đầu với nhiều bệnh dịch có sức tàn phá khủng khiếp.
1.2.1. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trong nước
Tính đến hết tháng 7/2015, trong số 299 KCN đã được thành lập có 187
KCN đã có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận
hành, chiếm hơn 62% tổng số KCN đã được thành lập, và hơn 88% tổng số KCN
đang hoạt động. Tổng công suất XLNT của các nhà máy hiện có là 795.947
m3/ngày đêm, công suất trung bình mỗi nhà máy đạt 4.256 m3/ngày đêm, công suất
XLNT nhỏ nhất là 600 m3/ngày đêm (KCN Cát Lái - Thành phố Hồ Chí Minh),
công suất lớn nhất là trên 10.000 m3/ngày đêm (KCX Tân Thuận - Thành phố Hồ
Chí Minh, KCN Nomura - thành phố Hải Phòng, KCN Dệt may Phố Nối - tỉnh
Hưng Yên, KCN Minh Hưng III - tỉnh Bình Phước, KCN Khánh Phú - tỉnh Khánh
Hoà, KCN Bình Xuyên II và Bá Thiện II - tỉnh Vĩnh Phúc). Với lưu lượng nước thải
hiện tại của 187 KCN là khoảng 350.000 m3/ngày đêm thì các nhà máy XLNT hiện



9

nay hoàn toàn có thể đáp ứng được lượng nước thải hiện có của các doanh nghiệp
trong KCN. Đối với các nhà máy còn lại, đa phần nước thải đã được xử lý nội bộ và
đạt tiêu chuẩn từ loại B (QCVN 40-2011/BTNMT, cột B) trở lên trước khi thải ra
môi trường [24].
1.2.2. Áp lực môi trường từ hoạt động của các khu công nghiệp
Thực tiễn cho thấy, các KCN có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các KCN là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng,
công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển
công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao
động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển các KCN ở
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do
chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp.
Ô nhiễm môi trường từ các KCN ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các KCN xả thải trực
tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận. Theo các chuyên gia môi trường, sự gia
tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, theo thống kê sơ bộ của Sở TN-MT (2014)(7), mỗi năm, các cơ sở sản
xuất công nghiệp ở tỉnh thải ra khoảng 19 triệu m3 nước thải/năm và được dự báo
gia tăng 22% mỗi năm. Trong số 100 cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn
tỉnh đã được thống kê, có 52 cơ sở có nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, trong các đợt kiểm tra hàng năm đã phát hiện có đơn vị có hành vi xả
nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nhiều kết quả phân tích mẫu nước
mặt trên các suối tiếp nhận nước thải từ các mỏ khoáng sản và cơ sở sản xuất công
nghiệp, đã có dấu hiệu ô nhiễm: chất rắn lơ lửng (TSS) và một số kim loại nặng: As,
Cd, Pb, Zn, Fe vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hàng chục
lần; nhiều mẫu nước ngầm có chỉ tiêu pH, Cd, Mn vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng nước ngầm từ 1,2 đến 1,96 lần; có những mẫu nước thải có hàm


10

lượng kim loại nặng và chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn môi trường về nước thải
đến hàng trăm lần [27].
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công
nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm
thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất đối với cộng
đồng sinh sống trong khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất
trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn... đồng
thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một
đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất
trong KCN cũng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi được xây dựng và đi vào
hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường.
Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất lơ lửng,
chất hữu cơ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước
thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ô
nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động
của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái [8].
1.2.3. Đặc trưng của nước thải khu công nghiệp
Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất
hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng và kim loại nặng.
Thành phần nước thải phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong KCN.
Chất lượng nước thải đầu ra các khu công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
việc nước thải có được xử lý hay không. Hiện nay tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt

động có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi
vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN
đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp
trong KCN còn thấp. Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ


11

nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến
việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số
ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN. Chính nguồn nước này là nguyên nhân
gây ô nhiễm hệ thống nước sông suối ao hồ, làm cho tình trạng ô nhiễm sông suối
ngày càng trầm trọng hơn [8].
Bảng 1.2. Đặc trƣng nƣớc thải một số ngành công nghiệp (trƣớc xử lý)
Ngành công nghiệp

Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

Chế biến đồ hộp, thủy
BOD, COD, pH, SS
sản, rau quả, đông lạnh

Màu, tổng P, N

Chế biến nước uống có
BOD, pH, SS, N, P
cồn, bia, rượu


TDS, màu, độ đục

Chế biến thịt

BOD, pH, SS, độ đục

NH4+, P, màu

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

Độ đục, NO3-, PO43-

Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni

S, Pb, Cd

+

Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr, NH4 , dầu
mỡ, phenol, sufua

N, P, Tổng Coliform

Dệt nhuộm


SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ

Màu, độ đục

Phân hóa học

pH, độ axit, F, kim loại nặng
SS, BOD, COD, phenol, ligin,
tanin

Màu, SS, dầu mỡ, N, P

Sản xuất giấy

pH, độ đục, màu

1.2.4. Quản lý môi trường nước thải công nghiệp trên thế giới
Vấn đề ô nhiễm nước thải là một trong những thực trạng gây hủy hoại môi
trường tự nhiên do hoạt động của con người. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm,
bởi các nguồn ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng
lớn đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), cơ quan tổ chức sự kiện này,
tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với trung bình
mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển. Nghiêm
trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp
không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước, khiến nguồn nước cho sinh


12


hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tại một số nước, có tới một nửa số bệnh
nhân phải vào điều trị tại bệnh viện là do không được tiếp cận những điều kiện vệ
sinh phù hợp vì thiếu nước và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu
nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
Tại các diễn đàn ở Xtốc-khôm, đại diện nhiều nước châu Phi báo động về
thảm cảnh khan hiếm nước tại lục địa này. Nguồn nước ở đây vừa rất thiếu, lại rất
thừa và bị ô nhiễm nặng nề do rác thải và sử dụng các chất hóa học vô tội vạ. Rất
nhiều nước lãng phí nguồn tài nguyên này do không có khả năng và kế hoạch "tích
trữ nước" [28].
Do sự đồng nhất của môi trường nước, các chất gây ô nhiễm gây tác động
lên toàn bộ sinh vật ở dưới dòng, đôi khi cả đến vùng ven bờ và vùng khơi của biển.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với tốc độ lớn.
+ Nước Anh: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Tuy nhiên đến nay dòng
sông đã trở nên ô nhiễm do hoạt động sản xuất sinh hoạt của con người.
+ Nước Pháp: Cuối thế kỷ 18 các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không
còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp đã bị ô nhiễm.
+ Hoa Kỳ: Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễm
đặc biệt nghiêm trọng.
+ Ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung
Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần
mức độ cho phép.
+ Tại Nhật Bản: Nước thải từ Công ty Chisso không qua xử lý đổ thẳng vào
sông suối có hàm lượng lớn thủy ngân hữu cơ độc hại gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước và sinh vật sống trong nước.
+ Theo Blacksmith (2000) [36] ở Cubatao (Brazil), thành phố của hàng loạt
các khu công nghiệp cơ khí và hóa dầu. Nhưng các công ty ở đây đã “vô tư” thải
các chất thải công nghiệp (kẽm, thủy ngân, dầu, xianua) vào các dòng sông của
thành phố từ nhiều thập kỷ nay. Việc xử lý nguồn nước thải chưa được thực hiện
đầy đủ theo đúng quy định. Người dân thành phố thường xuyên mắc các bệnh liên



13

quan tới đường hô hấp, đường ruột và các bệnh về mắt, mặc dù ngân hàng thế giới
đã khuyến cáo Brazil áp dụng các điều luật bảo vệ hệ sinh thái nghiêm ngặt trong
những năm qua.
Theo Viện Quản lý nguồn nước Quốc tế (IWMI), con người chiếm tới 98%
nguyên nhân gây ra tình trạng khan hiếm nước, trong đó có việc sử dụng nước lãng
phí và kém hiệu quả. IWMI kêu gọi các nước chú trọng phát triển hệ thống tưới
tiêu, tăng cường sử dụng nước mưa cho nông nghiệp. Chính phủ các nước cần có sự
thay đổi nhanh chóng trong chính sách quản lý nguồn nước để khai thác tốt nguồn
nước sẵn có, không hủy hoại môi trường, bảo đảm cuộc sống cho các thế hệ trong
tương lai.
Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới cần được cung cấp nước sạch và
những điều kiện vệ sinh tối thiểu với chi phí lên tới 11,3 tỷ USD. Việc đầu tư vào
lĩnh vực này sẽ giúp giảm tỷ lệ bệnh tật, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo WHO và UNICEF, nếu mục tiêu giảm một nửa dân số thiếu nước sạch và điều
kiện vệ sinh tối thiểu được hoàn thành vào đúng năm 2015, mỗi năm nền kinh tế thế
giới sẽ được bổ xung thêm 84 tỷ USD.
Vì vậy, Liên Hợp Quốc khuyến cáo chính phủ các nước cần hành động
khẩn cấp thiết lập chiến lược mới về sử dụng nước nhằm đảm bảo cân bằng
giữa nhu cầu nước cho sản xuất và bảo vệ môi trường bền vững.
Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng sông Huai dài 1978
km được coi như nơi ô nhiễm của quốc gia này do chất thải công nghiệp, động vật
và nông nghiệp, mức độ mắc các bệnh cao bất thường của cộng đồng dân cư gần
khu vực sông đã khiến Chính phủ phải xếp ô nhiễm nguồn tài nguyên nước của con
sông vào mức độ ô nhiễm độc hại nhất .
Kabu (Bắc Ấn Độ) - Thành phố trên sông, với 2,4 triệu dân, là nơi tập chung
của nhiều xưởng thuộc da. Những khảo sát, nghiên cứu của Chính phủ đã cho thấy

một vài khu vực có mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc do phẩm nhuộm, các chất hóa
học độc hại (Crom, chì). Tại đây, một chương trình chỉ đạo làm sạch nguồn nước
ngầm đang được triển khai.


14

Magnutogorsk (Nga), là nơi tập chung lớn về sản xuất thép và xe tăng. Nó
gánh chịu sự ô nhiễm nước thải cao và những hậu quả do việc thờ ơ trong xử lý
nước thải công nghiệp. Nhiều dị tật bẩm sinh xuất hiện trong vùng trong khi những
biện pháp khắc phục còn rất hạn chế.
Mexico City (Mexico), với 15 triệu dân, thành phố này nổi tiếng không bởi
điều gì khác mà là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Trong suốt
thập niên qua, Chính phủ Mexico đã có cố gắng trong việc hạn chế chất ô nhiễm tuy
nhiên kết quả còn chưa cao.
1.3. Vấn đề môi trƣờng khu công nghiệp Sông Công
Theo Đề án Bảo vệ môi trường KCN Sông Công I giai đoạn 2 năm 2013 sẽ
thu hút 51 doanh nghiệp, trên cơ sở những ngành công nghiệp ưu tiên mời gọi đầu
tư vào KCN các ngành sản xuất cơ khí, chế tạo máy… thì tình hình xả thải của khu
Công nghiệp cụ thể như sau:
+ Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động
của cán bộ công nhân viên, từ nhà ăn của các doanh nghiệp trong KCN. Nước thải
được thu gom và xử lí sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại, sau đó chảy vào hệ thống thu
gom nước thải chung để đưa vào Nhà máy xử lí nước thải tập trung của KCN.
+ Đối với nước thải sản xuất: Nhà máy xử lí nước thải tập trung có công suất
2.000m3/ngày đêm do Ban Quản lí các KCN tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư và được
hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 9/2011. Khoảng 90% các cơ sở đang hoạt động
trong KCN đã đấu nối với hệ thống thu gom nước mặt và nước thải chung. Nước thải
sau khi được thu gom và xử lí sẽ đổ ra suối Văn Dương qua 1 cửa xả, sau đó chảy ra
sông Cầu tại địa phận huyện Phổ Yên. Nước mặt thoát ra môi trường qua 2 cửa xả rồi

ra suối Văn Dương và mương La Vang, sau đó xả ra sông Cầu.[5]
- Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại, khí và bụi thải: Các chất thải
này phát sinh từ các doanh nghiệp và do các doanh nghiệp tự kê khai và xử lí.
Thành phố Sông Công đang xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung cho cả
thành phố trong đó có KCN [5].


15

1.4. Ảnh hƣởng của việc nguồn nƣớc bị ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN
nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước thải sản
xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại đáng
kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.[8]
Mặt khác, ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia
tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống
gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây
và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.
+ Tổn thất tới HST, năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt
quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng oxy trong
nước, các loài thủy sinh bị thiếu oxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất
hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác
động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thực ăn trong hệ thống sinh tồn
của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sự axit hoá: Sự axit hoá của nước bề mặt, chủ yếu là hồ nước và hồ chứa, là
một trong những tác động môi trường của các chất ô nhiễm không khí như SO2 từ
các nhà máy điện, công nghiệp nặng khác như nhà máy thép...Vấn đề này đặc biệt
nghiên trọng ở nước Mỹ và các nước châu Âu [34].

+ Gia tăng gánh nặng bệnh tật
- Tổn thất kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật:
Theo con số thống kê từ năm 1976 đến 1990 ở nước ta mới chỉ có 5.497
trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, nhưng đến 2004 số người mắc bệnh đã tăng lên
gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Dự báo số người mới mắc bệnh nghề nghiệp
đến năm 2010 ra trên 30 ngàn. Tổng số tiền chi cho trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ
2000-2004 là hơn 50 tỷ đồng [21].


×