Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG,
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG”

Người thực hiện

: MAI ANH PHƯƠNG

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: TS. TRỊNH QUANG HUY


Hà Nội – 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG


-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG,
HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG”

Người thực hiện

: MAI ANH PHƯƠNG

Lớp

: MTD

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn : TS. TRỊNH QUANG HUY
Địa điểm thực tập

: PHÒNG TN&MT HUYỆN HIỆP

HÒA
TỈNH BẮC GIANG

Hà Nội – 2016

2
2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo,
gia đình và cácbạn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất tới TS. Trịnh Quang Huy và Cử nhân Trần Minh Hoàng –
những người đã dành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên
và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Môi
trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp phòng Tài
nguyên môi trường huyện Hiệp Hòa đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp tôi về địa
phương thực tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương và các chủ cơ sở

chăn nuôi lợn tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa đã nhiệt tình cộng tác và
giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, lấy mẫu và thu thập thông tin tại
địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã
luôn sát cánh, đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính và
trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài
khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người thực hiện

3

3


MỤC LỤC

4

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

5

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD5

Hàm lượng oxy hóa sinh học

BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Hàm lượng oxy hóa hóa học

DO

Hàm lượng oxy hòatan

DTM

Đánh giá tác động môitrường

GHCP

Giới hạn chophép

ONMT

Ô nhiễm môitrường


QCVN

Quy chuẩn ViệtNam

TCVN

Tiêu chuẩn ViệtNam

TCMT

Tổng cục môitrường

TCCP

Tiêu chuẩn chophép

TB

Trungbình

UBND

Ủy ban nhândân

VN

ViệtNam

5



DANH MỤC BẢNG

6

6


DANH MỤC HÌNH

7

7


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là lĩnh vực quan trọng trong nền nông nghiệp. Sản phẩm từ
chăn nuôi là nguồn thức ăn không thể thiếu đối với con người. Cũng như các
ngành khác, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã có
những bước phát triển mạnh mẽ. Góp phầnvào sự phát triển đó không thể
không nhắc đến bộ phận chăn nuôi tỉnh Bắc Giang với 127 trang trại chăn nuôi
lợn quy mô 8.163 lợn nái, 31.730 lợn thịt; 219 trang trại chăn nuôi gia cầm với
quy mô: gia cầm đẻ trứng 2.000 con/hộ trở lên, gà thịt lông màu 1.000con/lứa
trở lên, gà lông trắng và vịt thịt 1.000 con/lứa trở lên - đạt tiêu chí theo thông
tư 27/TT-BNN 2, và số lượng lớn các đàn trâu bò cùng các loại vật nuôi khác
(trích số liệu thống kê trong Báo cáo tổng hợp chăn nuôi 2014) . Mỗi trang trại
lợn trung bình mỗi năm thu lãi khoảng gần hai tỷ đồng cho người chăn nuôi. Số
lượng vật nuôi tăng qua các năm với hình thức chăn nuôi hộ gia đình là chủ yếu

và đang có xu hướng dịch chuyển sang chăn nuôi tập trung để nâng cao thu nhập
cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn về mặt kinh tế,
ngành chăn nuôi tại Bắc Giang cũng bộc lộ nhiều nhược điểm.
Các giải pháp xử lý nước thải sử dụng phổ biến trong chăn nuôi hiện
được áp dụng bao gồm: hệ thống Biogas, hệ thống ao sinh học. Nước thải
chăn nuôi sau xử lý của các hệ thống này vẫn chứa một lượng lớn các chất ô
nhiễm. Bên cạnh đó, nước thải chăn nuôi không qua xử lý đổ trực tiếp vào
môi trường là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tiếp nhận.
Huyện Hiệp Hòa là 1 trong 3 huyện của tỉnh có mức độ ô nhiễm môi
trường do chất thải chăn nuôi từ trung bình đến khá cao. Theo một số nghiên cứu
thăm dò đã được thực hiên tại một số trang trại trên địa bàn huyện cho thấy, các
thông số BOD, TSS, COD, Nito, photpho, lưu huỳnh đều vượt quá QCVN từ 4
đến vài chục lần ( trích số liệu thống kê trong Báo cáo tổng hợp 2014) .
Tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa là khu vực có hoạt động sản xuất
nông nghiệp chiếm 70% tổng thu nhập xã và là nơi tập trung nhiều nhất các
cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện. Ô nhiễm môi trường nước mặt từ hoạt
8

8


động chăn nuôi lợn đang là vấn đề bức xúc của người dân toàn xã.Nghiên cứu
ảnh hưởng của các cơ sở chăn nuôi đến chất lượng nước mặt không chỉ giúp
đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải và đưa ra các biện pháp
phù hợp nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm mà còn giúp các cơ quan chức
năng có cơ sở đểđưa ra những giải pháp, những chính sách hợp lý nhằm hạn
chế, ngăn chặn những tác động gây hại cho môitrường.
Từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá ảnh
hưởngcủa một số cơ sở chăn nuôi lợn đến chất lượng môi trường nước
mặt tại địa bàn xã Lương Phong,huyện Hiệp Hòa,tỉnh Bắc Giang”

Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng chăn nuôi, các áp lực và ảnh hưởng đến môi
trường nước mặt từ các cơ sở chăn nuôi lợn xã Lương Phong, huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá được thực trạng áp dụng và hiệu quả xử lý của các công trình
xử lý chất thải trong chăn nuôi, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại các cơ sở chăn nuôi lợntrong điều kiện thực tế ở địa phương.

9

9


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan tình hình phát triển chăn nuôi
1.1.1.Tình hình phát triển chăn nuôi trên thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống
còn của nhân loại. Ngày nay, nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp
lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất.
Trên thế giới, ngành chăn nuôi đã và đang đóng một vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị. Chăn nuôi chiếm 70% đất nông
nghiệp và 30% diện tích không có băng giá của hành tinh, đồng thời chiếm
40% GDP của nông nghiệp toàn cầu (Bùi Kim Mỹ Dung, 2012). Ngành chăn
nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản
cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng
sinh học trên TráiĐất.
a.Số lượng vậtnuôi
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm
2010 (FAO, 2014), số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như
sau: Tổng đàn gia súc khoảng 3.608,5 triệu con, phân bố chủ yếu ở các nước

châu Á (khoảng 1.647,9 triệu con, chiếm 45,7%); tổng đàn gia cầm khoảng
21.744,4 triệu con, số lượng gia cầm này cũng phân bố tập trung phần lớn ở
châu Á (khoảng 12.061,8 triệu con, chiếm 55,5%). Số lượng và sự phân bố
của đàn gia súc, gia cầm trên thế giới thể hiện qua Hình 1.1
Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng đàn vật nuôi hàng năm của
thế giới trong giai đoạn 2000 – 2010 khá cao, tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng 6,7%/năm. Số lượng đàn gia súc năm 2000 trên thế giới khoảng
3.288,5 triệu con, đến năm 2010 khoảng 3.608,5 triệu con, tăng bình quân
4,9%/năm. Đàn gia cầm trên thế giới năm 2000 khoảng 16.054,1 triệu con và
khoảng 21.744,4 triệu con, tăng 6,7%/năm. Xu hướng tăng trưởng đàn vật
nuôi thể hiện ởHình 1.2
10

10


(Nguồn: FAO, 2014)
Hình 1.1. Số lượng đàn gia súc và gia cầm trên toàn thế giới năm 2010

(Nguồn: FAO, 2014)
Hình 1.2. Xu hướng tăng trưởng đàn gia súc và gia cầm trên thế giới
giai đoạn 2000 – 2010
b.Sản phẩm chănnuôi


Thịt gia súc, giacầm
Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2010
của thế giới trên 296,1 triệu tấn, trong đó thịt trâu bò chiếm 67,7 triệu tấn, thịt
dê và cừu 13,5 triệu tấn, thịt lợn 109,3 triệu tấn, thịt gia cầm 99, 1 triệu tấn và
còn lại là các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa... Cơ cấu về thịt của thế

giới nhiều nhất là thịt lợn chiếm 36,9%, thịt gia cầm 33,5%, thịt trâu bò 22,7%
tổng sản lượng thịt, còn lại 6,9% là thịt dê, cừu, ngựa và các vật nuôi khác.
Sản lượng thịt ở châu Á lớn nhất thế giới với 123,5 triệu tấn (chiếm
41,7%), tiếp đó là châu Mỹ 92,9 triệu tấn (chiếm 31,4%) (FAO, 2014).

11

11


(Nguồn: FAO, 2014)
Hình 1.3. Sản lượng thịt trên thế giới năm 2010


Sữa tươi
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2000 khoảng 579 triệu tấn, đến
năm 2010 là 719 triệu tấn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000 – 2010 là
2,7%/năm. Sản lượng sữa được sản xuất nhiều nhất ở châu Á (261,5 triệu tấn)



và châu Âu (213,3 triệu tấn) (FAO,2014).
Trứng giacầm
Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2000 là 55,1 triệu tấn, năm 2010
là 69,1 triệu tấn. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000 – 2010 là
2,5%/năm. Châu Á là châu lục có sản lượng trứng đứng đầu thế giới với 42,6
triệu tấn (chiếm 77,3%) và Trung Quốc là quốc gia sản xuất trứng lớn nhất thế
giới với 28 triệu tấn (chiếm 50,8% sản lượng thế giới) (FAO, 2014).
c.Phương thức chănnuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba

hình thức cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ
cao, chăn nuôi trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và
quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất
hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công
nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng
12

12


trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và
quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng
trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả năng sinh sản, điều
khiển giớitính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn
các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung
Đông.
Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm
chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của
chăn nuôi hữu cơ.
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ởmột sốnước
phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưa chuộng. Xu hướng chăn
nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà
công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng. Tuy nhiên
chăn nuôi hữu cơ năng suất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là
mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, do đó đang là thách thức của
nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
1.1.2.Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi năm 2015 đã có
những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn
nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học
kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Giá thức ăn chăn nuôi trong năm có xu hướng
giảm nhưng chưa nhiều. Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành chăn nuôi
vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những dịch bệnh đã xảy ra và
thực trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi đến những cạnh
tranh khó khăn trên thị trường tiêu thụ khi nhiều mặt hàng thịt nhập khẩu
đang có giá thấp hơn thịt gia cầm, gia súc trong nước.
Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2009, đàn lợn nước ta có 27,8553
triệu con. Từ năm 2005 đến năm 2009 số đàn lợn tăng không đáng kể, theo
13

13


diễn biến từng năm thì tình hình phát triển chăn nuôi lợn của nước ta không
đồng đều giữa các địa phương cả việc phát triển số lượng đàn lợn cũng như
năng suất chăn nuôi lợn do việc chăn nuôi ở các vùng còn nhỏ lẻ, phân tán
chưa có quy mô trang trại tập trung . Vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng
đàn lợn cao nhất, chiếm 27,34% tổng đàn lợn trong cả nước, vùng Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ có số lượng đàn lợn thấp nhất chỉ chiếm từ 5,58 6,66%, còn lại các vùng khác chiếm với số lượng không đáng kể. Số lượng
lợn phân theo địa phương được cụ thể ở Bảng 1.1
Bảng 1.1. Số lượng lợn phân theo các địa phương năm2009
(ĐVT:nghìn con)
STT

Vùng

Số lượng


Tỉ trọng so với toàn quốc

1

Đồng bằng sông Hồng

6.307,1

27,22

2
3
4
5
6
7
8

Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

4.007,4
1.050,0
3.569,9

2.028,7
1.191,2
1.862,7
3.151,6

17,29
4,53
15,41
8,76
5,14
8,04
13,6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2009)
Hiện nay với sự hội nhập quốc tế kèm với nó là sự gia tăng những quy
định về bảo vệ môi trường, ý thức ngày càng được nâng cao của cộng đồng về
các vấn đề môi trường thì vấn đề môi trường nói chung và môi trường chăn
nuôi nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Trên thế giới
môi trường chăn nuôi đã được đánh giá một cách khá toàn diện, một trong số
đó là các nghiên cứu về xử lý chất thải chăn nuôi. Tại Việt Nam, mặc dù đã
phần nào cảm nhận được tác hại về môi trường do chăn nuôi gây ra xong gần
như chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi.
Chăn nuôi nước ta thời gian qua chủ yếu vẫn là phân tán nhỏ lẻ, tập
trung chủ yếu ở các hộ nông dân với 2 - 3 con trâu bò, 5 - 10 con lợn và 20 30 con gia cầm/hộ. Những năm gần đây, chăn nuôi phát triển theo xu hướng
14

14


trang trại, tập trung sản xuất hàng hóa. Tính đến tháng 10/2006 cả nước có

17.720 trang trại và chủ yếu phát triển ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Đồng
bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Các khu chăn nuôi phát triển
tự phát, chưa theo quy hoạch, chủ yếu trên đất vườn nhà, đất mua hoặc thuê
tại địa phương. Nhiều trang trại xây dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm
môi trường, nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Khi còn chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp với việc sử dụng chất thải từ chăn
nuôi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi từ các hộ gia
đình gần như không phải là một mối hiểm họa đối với môi trường.
Tuy nhiên, khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô
lớn thì còn rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày thải ra một lượng
lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh
mương trong vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng
trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẩn
ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng
nặng tới môi trường sống khu dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài
nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động
gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.
Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước v.v...
còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng
nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Ô nhiễm
môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn
nuôi. Dịch bệnh trên gia súc và gia cầm đã diễn ra thường xuyên và đến nay
chưa được khống chế triệt để. Theo thống kê từ cục Thú y Việt Nam, từ tháng
12/2015 cả nước không có dịch tai xanh xảy ra.Tuy nhiên ngày 23/02/2016,
cả nước vẫn còn 1 ổ dịch bệnh cúm gia cầm và 11 ổ dịch bệnh lở mồm long
móng.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn phát triển với tốc độ rất
nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật
15


15


về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó năng suất chăn nuôi thấp và gây ô
nhiễm môi trường một cách trầm trọng.Ô nhiễm môi trường không những ảnh
hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Với phương thức sử
dụng phân chuồng không qua xử lý ổn định và nước thải không qua xử lý xả
trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
1.1.3.Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Lợn là đối tượng vật nuôi truyền thống, cho giá trị kinh tế cao trong
ngành chăn nuôi.Theo số liệu thống kê tháng 10/2012, đàn lợn tỉnh Bắc Giang
đạt 1.117.162 con tăng 1,19% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó đàn lợn thịt
974.817 con, đàn lợn nái đạt 187.551con.
Chất lượng đàn lợn được nâng lên đáng kể, đàn lợn có tỉ lệ nạc cao trên
50% chiếm 45%, do vậy tại thời điểm thống kê, mặc dù quy mô tổng đàn lợn
không tăng nhiều nhưng số lượng xuất bán trong năm vẫn đạt trên 2 triệu con,
sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 150.396 tấn, tăng 6,2% so với năm 2011.
Theo kết quả thống kê năm 2013 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bắc Giang tổ chức thực hiện, trên toàn tỉnh có tổng số 191 cơ sở chăn nuôi
lợn tậptrung.
Trong tổng số 191 cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh thì huyện có số
cơ sở chăn nuôi nhiều nhất là Tân Yên (74 cơ sở), Lạng Giang (26 cơ sở) và
Yên Dũng (23 cơ sở). Các đơn vị khác như Việt Yên, Hiệp Hòa và Lục Nam
có số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung ít hơn, lần lượt là 17 cơ sở (Việt
Yên), 14 cơ sở (Hiệp Hòa) và 12 cơ sở (Lục Nam). Các huyện còn lại có phân
bố số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn ít hơn. Ít nhất là thành phố Bắc Giang và
02 huyện miền núi Sơn Động, Yên Thế chỉ có tổng số 16 cơ sở chăn nuôi cho
cả ba khu vực này, ởđây chủ yếu phát triển loại hình chăn nuôi gà (Yên Thế)

và chăn nuôi dê (Sơn Động) phù hợp với điều kiện chăn thả không tập trung
tại địa bàn. Số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn phân bố tại các đơn vị hành
chính huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh cụ thể trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung
16

16


TT
Huyện
1 Sơn Động
2 Lục Ngạn

Số cơ sở Địa điểm chăn nuôi chính (Phường/Xã)
6
Xã An Bá, Giao Liêm, Long Sơn, Yên Định
9
Quý Sơn, Tân Sơn, Trù Hựu

3 Lục Nam

12

Bảo Đài, Bảo Sơn, Đông Phú, Nghĩa Hồ

4 Lạng Giang

26


Hương Sơn, Tân Dĩnh, T Thanh, Nghĩa

5 TP. Bắc giang

4

6 Việt Yên

17

P.
Thọ Xương, Mỹ Độ, Xương Giang
Hưng
Việt Tiến, Tăng Tiến, Thượng Lan, Tự Lạn

7 Hiệp Hòa

14

Đoan Bái, Lương Phong, Thường Thắng

8 Yên Dũng

23

Quỳnh Sơn, Yên Lư, Đức Giang, Đồng

9 Yên Thế

6


10 Tân Yên

74

Tam
Việt Tiến, Canh Nậu, An Thượng
Ngọc Châu, Cao Xá, Liên Sơn

Tổng

191
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2013)

Thực tế cho thấy, Bắc Giang có rất nhiều điều kiện để phát triển chăn
nuôi lợn tập trung. Vì vậy tỉnh cần chuyển dịch mạnh phương thức chăn nuôi
nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn. Thực hiện việc dồn điền đổi
thửa, chuyển đổi một số diện tích đất canh tác sang phát triển chăn nuôi trang
trại, khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư, tăng cường kiểm tra chất
lượng con giống, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật về chuồng
trại, chăm sóc chủđộng và triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch
bệnh và nhất là liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến... Đây chính là
giải pháp cơ bản để chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Việc điều tra, đánh giá hiện trạng chăn nuôi gia xúc, gia cầm, xử lý chất
thải đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang rất quan tâm. Năm
2013, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã chủ trì thực hiện cuộc
điều tra, khảo sát và đã có những đánh giá về hiện trạng chăn nuôi gia súc,
gia cầm nhằm đưa ra những giải pháp đạt hiệu quả, thúc đẩy ngành chăn nuôi
phát triển và bảo vệ môitrường.
1.1.4. Thực trạng chăn nuôi lợn huyện Hiệp Hòa

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi tại huyện Hiệp Hòa đang
phát triển mạnh. Theo báo cáo kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2015, toàn
17

17


huyện có 116 trang trại ở 18 xã, tập trung nhiều ở các xã Hợp Thịnh, Lương
Phong, Mai Trung, Châu Minh, Thái Sơn, Hùng Sơn,… trong đó có 14 trang
trại tổng hợp và 97 trang trại chăn nuôi; 440 gia trại.
Theo báo cáo của Phòng NN và PTNT huyện Hiệp Hòa, tổng sản lượng
thịt hơi các loại năm 2014 đạt 27.000 tấn, bằng 108% so với kế hoạch, đạt
trên 113% so với chỉ tiêu tỉnh giao và tăng 8% so với cùng kỳ.
Cụ thể, tổng đàn lợn ước tính 145.000 con đạt 100% so với kế hoạch,
đạt trên 107% so với chỉ tiêu tỉnh giao, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Số hộ
chăn nuôi tuy giảm nhiều song quy mô chăn nuôi của các hộ theo hướng gia
trại và trang trại ngày càng nhiều. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm
triệu đồng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Các hộ đều áp dụng công nghệ
sinh học giảm ô nhiễm môi trường.
Đối với tổng đàn gia cầm ước tính thực hiện 1.700.000 con, đạt 100%
so kế hoạch, đạt trên 106% so với chỉ tiêu tỉnh giao, tăng gần 7% so với cùng
kỳ; số hộ chăn nuôi theo hướng trang trại và gia trại có hướng phát triển. Toàn
huyện có trên 200 hộ chăn nuôi với quy mô 1000 con gia cầm trở lên, có 60
hộ thường xuyên nuôi từ 3000- 5000 gà đẻ trứng, cung cấp cho 27 lò ấp tại
địa phương, hàng năm cho ra lò trên 1,5 triệu gà giống đáp ứng nhu cầu cho
người dân địa phương và các huyện lân cận.
Đàn trâu ước tính đạt 4.260 con, đạt gần 95% so với kế hoạch, đạt trên
99% chỉ tiêu tỉnh giao, bằng gần 94% so với cùng kỳ. Tổng đàn bò, ngựa là
37.200 con, đạt 102% so với kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Quy mô
chăn nuôi của các hộ tăng, toàn huyện có 120 hộ nuôi bò thịt theo hướng sản

xuất hàng hóa, bình quân từ 4-6 con/hộ. Chất lượng đàn bò được cải thiện,
toàn huyện có khoảng 170 con bò đực giống đạt tiêu chuẩn lai sin F2.
Năm 2015, huyện Hiệp Hòa phấn đấu tổng đàn lợn đạt 145.000 con, gia
cầm 1.800.000 con, trâu 4.170 con, đàn bò, ngựa đạt 37.400 con. Thịt hơi các
loại đạt 27.000 tấn.

18

18


Đa số các trang trại, gia trại nằm xen kẽ trong các khu dân cư, có quỹ đất
nhỏ, hẹp, không đủ diện tích để xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đảm
bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu
dân cư. Trên địa bàn huyện có bốn hình thức chăn nuôi chủ yếu :
- Chăn nuôi hộ gia đình: Khoảng 80% số hộ nông nghiệp tham gia chăn
nuôi. Chăn nuôi hộ gia đình trong những năm qua đã có những bước tiến đáng
kể, cả về năng suất và quy mô, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đã được
áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân như: Giống lợn
siêu nạc, giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng, sử dụng thức ăn hỗn hợp trong
chăn nuôi,… Tuy nhiên, còn có những hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật chăn
nuôi tại một số hộ còn thấp, thiếu hiểu biết về công tác nhân giống, phòng
chống dịch bệnh, thị trường và ô nhiễm môi trường. Đây là trở ngại cho các
hộ chăn nuôi, nhất là đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
- Chăn nuôi trang trại: Là phương thức chăn nuôi đang được phát triển,
chiếm khoảng 5% tổng đàn. Phương thức này có quy mô thường xuyên trên 20
lợn nái hoặc trên 100 lợn thịt/trang trại. Hầu hết các trang trại chăn nuôi trên
địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ từ con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y;
trang thiết bị của các trang trại được quan tâm đầu tư, vấn đề xử lý chất thải
chăn nuôi cũng được quan tâm. Quy mô sản xuất và thu nhập của các trang trại

lớn hơn chăn nuôi quy mô nhỏ và trung bình của nông hộ. Tuy nhiên, sự phát
triển của một số trang trại chưa ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật của một số
trang trại còn thiếu và không đồng bộ, một số trang trại nằm trong khu dân cư
gây ô nhiễm môi trường.
- Chăn nuôi tập trung: Theo Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020, định hướng năm 2030, tính đến năm 2013, trên địa bàn
tỉnh có 03 khu chăn nuôi tập trung ngoài dân cư với diện tích 39,3 ha thì
huyện Hiệp Hòa có 02 khu vực, với diện tích 29,5 ha; trong đó khu vực thôn
Trung Tâm, xã Hợp Thịnh 17,5 ha và khu vực thôn Quế Sơn, xã Thái Sơn 12
ha. Chăn nuôi tập trung phát huy được lợi thế tiềm năng tự nhiên từng vùng,
19

19


dần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa có tính chuyên
nghiệp bền vững.
- Chăn nuôi gia công: Các doanh nghiệp, hộ gia đình hợp tác chăn nuôi
gia công cho các công ty chăn nuôi theo hợp đồng. Theo hình thức này các
công ty cung ứng con giống, thức ăn, kỹ thuật và đảm bảo đầu ra, thu mua lại
sản phẩm. Các doanh nghiệp, hộ gia đình và tổ chức chăn nuôi được trả công
theo sản phẩm giao nộp. Chăn nuôi theo phương thức này có ưu điểm là số
lượng sản phẩm lớn ổn định theo chu kỳ tuần hoàn khép kín, chất lượng sản
phẩm khá đồng đều, đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng.
Chăn nuôi trên địa bàn huyện ngày càng phát triển kéo theo một lượng
chất thải lớn, không chỉ ảnh hưởng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô
nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất. Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh
dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Chăn nuôi phát triển nếu
không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải sẽ làm môi trường sống của
con người xuống cấp nhanh chóng. Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực

tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác
quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững.
1.2. Thành phần và đặc tính chất thải chăn nuôi.
Theo Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT), mỗi năm, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm thải ra khoảng 7585 triệu tấn chất thải, với phương thức sử dụng phân chuồng không qua xử lý
ổn định và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm
nghiêmtrọng.
Hiện cả nước có 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình, 18.000 trang
trại chăn nuôi tập trung,nhưng mới chỉ có 8,7% số hộ xây dựng công trình khí
sinh học (hầm biogas). Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh
cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. Vẫn
còn khoảng 23%số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải bằng bất kỳ phương
pháp nào mà xả thẳng ra môi trường bên ngoài…gây sức ép đến môitrường.
20

20


Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người
trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường
khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân
gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải chứa nhiều vi
sinh vật gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo, nếu không có
biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như: lở mồm
long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể
cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Theo Báo cáo tổng kết của Viện Chăn
nuôi (BộNN&PTNT), nồng độ khíH2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao
hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng

cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra, nước thải chăn nuôi còn chứa
Coliform, E.coli, COD... và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu
chuẩn cho phép.
Chất thải từ các trại chăn nuôi là nguồn ô nhiễm môi trường sống của
người và gia súc. Quá trình phân giải các hợp chất trong phân, nhất là trong
điều kiện hiếm khí sản sinh ra mùi hôi thối và lôi kéo các loại ruồi nhặng đến,
làm mất vệ sinh. Trong trường hợp gia súc bị bệnh làm lây lan những bệnh
truyền nhiễm và giun sán. Đa số các chất thải chăn nuôi đều ở dạng lỏng. Nó
là hỗn hợp của phân gia súc, nước tiểu, thức ăn thừa, nước rửa chuồng,....
(Nguyễn Văn Đại, 2006).
* Phân gia súc, gia cầm
Phân gia súc, gia cầm là những chất liệu từ thức ăn, nước uống mà có
thể gia súc không sử dụng hay không tiêu hóa được mà thải ra ngoài cơ thể.
Phân gồm các thành phần là những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc
những dưỡng chất thoát ra khỏi sự tiêu hóa vi sinh hay men tiêu hóa (chất sơ,
protein không tiêu hóa được, axit amin thoát khỏi sự hấp thụ....). Một số chất
được thải qua nước tiểu: axit uric (ở gia cầm), ure ở (gia súc). Các khoáng
21

21


chất dư thừa mà cơ thể không thể sử dụng như P2O5, K2O, CaO, MgO...
phần lớn xuất hiện trong phân.
Ngoài ra còn có các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin...),
các mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài,
các vật chất dinh dưỡng dính vào thức ăn (tro, bụi)... các vi sinh vật bị nhiễm
trong thức ăn, hay trong ruột bị tống ra ngoài...Lượng phân mà gia súc, gia
cầm thải ra thay đổi theo lượng thức ăn và thể trọng, dựa vào lượng thức ăn
và thể trọng có thể tính được lượng phân. Lượng phân gia súc thải ra trung

bình một ngày ước tính như sau (Bảng1.3).
Bảng 1.3. Lượng phân thải ra của các loại gia súc, giacầm
STT

Loại gia súc

Lượng phân mỗi ngày

1
2

Lợn
Bò sữa

6-8% thể trọng
7-8% thể trọng

3

Bò thịt

5-8% thể trọng

4



5% thể trọng
(Nguyễn Văn Đại, 2006)


* Nước tiểu
Nước tiểu của gia súc là một loại phân bón giàu đạm và kali, còn hàm
lượng lân thì ít hoặc không đáng kể. Nước tiểu lợn nghèo đạm hơn các loại
nước tiểu khác. Lượng nước tiểu gia súc thải ra trung bình một ngày ước tính
như sau
Bảng 1.4. Lượng nước tiểu gia súc thải ra trung bình 1 ngày

22

STT

Loại gia súc

Lượng nước tiểu(l)

1
2

Trâu


8-12
6-10

3

Ngựa

4-6


4

Lợn

2-4

5



0, 6-1
(Nguyễn Văn Đại, 2006)

22


1.3. Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do hoạt động chăn nuôi.
Bảng 1.5. Tải lượng ô nhiễm nước mặt của 3 miền
Miền
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
TCVN
678-

Số mẫu
3
1
1


COD (mg/l)

BOD5 (mg/l)

Coliform

38
360
12
300

(MPN/100ml)
5.303
21.000
24.000
5.000

69
514
24
400

2006
(Nguồn: Vũ Thị Khánh Vân và cs.,2013)
Do đa số khu vực chăn nuôi ở nước ta nằm trong khu vực dân cư nên
các chất thải chăn nuôi đã gây tác động lớn đến môi trường xung quanh, đặc
biệt là môi trường nước. Mức độ ô nhiễm môi trường nước tại các cơ sở chăn
nuôi tập trung và các địa phương có chăn nuôi phát triển là rất nghiêm trọng.
Mặc dù đã áp dụng các biện pháp xử lý nhưng hiệu quả xử lý thực tế lại thấp,
không triệt để. Tại nhiều nơi các chất thải rắn, chất thải lỏng và đặc biệt là

nước thải từ bể khí sinh học được người chăn nuôi cho chảy thẳng ra cống
rãnh, ao hồ, sông suối gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm.
Theo kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường nước mặt trong chăn
nuôi lợn trang trại tập trung trên cả nước (Bảng 1.5), xét theo Tiêu chuẩn Vệ
sinh nước thải chăn nuôi (TCN 678-2006), giá trị BOD và COD ở miền Trung
vượt TCN khoảng 1,2 – 1,3 lần. Đặc biệt, cả ba miền đều có giá trị Coliform
vượt quá TCN khoảng 1,06 – 4,8 lần. Tuy nhiên, nếu so sánh với QCVN
08:2008 cột A2 và B1, tất cả các giá trị này đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần. Do vậy, nhìn chung chất lượng môi trường nước xung quanh trang
trại chăn nuôi lợn ở nước ta đang ở mức báo động bị ô nhiễm.
Do đặc điểm phân bố chăn nuôi chủ yếu tập trung ở phía Bắc, đặc biệt
là vùng đồng bằng sông Hồng nên môi trường nước ở khu vực này ngày càng
bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nguồn thải chăn nuôi gây ảnh hưởng đến cuộc
sống, sức khỏe người dân và môi trường khu vực.

23

23


Tại Hà Nội, kết quả khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ, tại các hộ
chăn nuôi lợn với quy mô 3-43 con ở các xã Trung Châu, Đan Phượng thì có
tới 93,33% hộ có mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh ở tình trạng báo
động. Chăn nuôi lợn ở các xã tại huyện Thường Tín, Hà Nội do xả thải thẳng
phân, nước tiểu lợn nuôi ra cống rãnh và hệ thống thoát nước xung quanh đã
làm môi trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người
dân (Vũ Đình Tôn và cs.,2008).
Tại khu vực miền Nam, kết quả theo dõi chất lượng nước tại các kênh,
4 +vượt quá tiêu
rạch xung quanh khu vực chăn nuôi lợn đã chỉ ra nồng độ NH

4

chuẩn TCVN:5942-1995 Cột A từ 6-12 lần (Ngô Ngọc Hưng và Huỳnh Kim
Định, 2008).
Điều này kéo theo chất lượng nguồn nước ngầm cũng bị suy giảm
nghiêm trọng.Nguồn nước ngầm tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn
huyện Văn Giang đã bị ô nhiễm bởi các hợp chất nitơ vô cơ (NO3- _ N,NH4+ N) mà chủ yếu là ở dạng NH4+ - N. Nồng độ NO3- - N ở mức thấp và nằm dưới
ngưỡng quy định của QCVN 09:2008, nhưng nồng độ của NH4+ - N, đặc biệt
là nồng độCOD cao hơn so với ngưỡng cho phép rất nhiều lần (Bảng 1.6). Qua
đó thấy được mức độ ô nhiễm nguồn nước ngầm tại khu vực trang trại chăn
nuôi lợn đang ở mức báo động khi vượt quá QCVN 09:2008 rất nhiều lần.
Bảng 1.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của mẫu nước ngầm
tại Văn Giang – Hưng Yên
Chỉ tiêu
pH
COD (mg/l)
NH + (mg/l)
4

NO3- (mg/l)

VAC

AC

7,22
260
0,62
0,33


VC

C

QCVN 09:2008

7,35 6,99
262 400
0,50 5,64

7,05
640
2,26

5,5-8,5
≤4
≤ 0,1

2,33 0,53

0,31

≤ 15

(Nguồn: Đào Tiến Khuynh, 2010)
Như vậy có thể thấy, hiện trạng ô nhiễm nước do chất thải chăn nuôi
diễn ra khá phổ biến ở nhiều khu vực chăn nuôi trên địa bàn cả nước. Nguyên
24

24



nhân chính là do không kiểm soát một cách triệt để nguồn nước thải và phân
thải phát sinh từ các chuồng trại chăn nuôi.
1.4.Phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi.
1.4.1.Một số thông số nghiên cứu trong nước thải chănnuôi
Độ pH: là thước đo tính axit hoặc tính bazơ của dung dịch nước. Nhìn
chung, sự sống tồn tại phát triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước
trung tính có pH=7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp nhận một khoảng nhất định
trên dưới giá trị trung bình (6có những sinh vật sống ở các pH cực tiểu (0Trongtự nhiên, luôn luôn tồn tại một hệ đệm. Do vậy, sự thay đổi nông độ axit
(H+) hoặc bazơ(OH-) đến một mức độ nào đó mới dẫn đến sự thay đổi của
pH.
Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand -COD): trong hoá
học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu oxy hoá hoá học được sử
dụng rộng rãiđểđo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Phần lớn, các ứng dụng của COD là xác định khối lượng của các chất ô nhiễm
hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con số hay hồ), COD là
phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn bằng đơn vịđo là
miligam/lit (mg/l), chỉ ra khối lượng oxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch.
Trong nhiều trường hợp thì giá trịcác phép đo nhu cầu ôxy hoá sinh
học (BOD) lại lớn hơn các giá trị thu được từ các phép đo theo COD. Điều
này chỉ ra rằng, penmanganat kali không thể có hiệu quả trong việc ôxy hoá
tất cả các chất hữu cơ có trong dung dịch nước, làm cho nó trở thành một tác
nhân tương đối kém trong việc xác định chỉ số COD.
Nhu cầu oxy hoá (Biochemical Oxygen Demand - BOD): là lượng
oxy thể hiện bằng gam hoặc mg O2 trên một đơn vị thể tích cần cho một vi
sinh vật tiêu thụđể oxy hoá sinh học các chất hữu cơ ởđiều kiện nhiệt độ và
thời gian xác định. Giá trị BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân

huỷ sinh học có trong mẫu nước.
25

25


×