Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Vai trò của cộng đồng người việt ở hoa kỳ đối với mối quan hệ việt nam và hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

LƯƠNG NGỌC VINH

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở HOA KỲ
ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ HOA KỲ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THẾ QUẾ

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................................... i
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................... v
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu........................................................................... 6
6. Bố cục của luận văn.................................................................................................................... 8
Chương 1: Khái quát về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và quá trình hình thành cộng đồng
người Việt ở Hoa Kỳ........................................................................................................... 9
1.1. Khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Hòa Kỳ.................................................................. 9


1.1.1. Giai đoạn từ 1975 trở về trước......................................................................... 9
1.1.2. Giai đoạn 1975 - 1995..................................................................................... 10
1.1.3. Giai đoạn từ 1995 đến nay.............................................................................. 12
1.2. Lịch sử hình thành của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ............................................. 18
1.2.1. Quá trình hình thành........................................................................................ 18
1.2.2. Hiện trạng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ..................................... 20
1.3. Đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.............................................................. 21
1.3.1. Về thành phần chủng tộc................................................................................. 22
1.3.2. Về tôn giáo, tín ngưỡng................................................................................... 22
1.3.3. Về kinh tế............................................................................................................ 22
1.3.4. Về văn hoá.......................................................................................................... 26
1.3.5. Về chính trị......................................................................................................... 31
1.4. Tiểu kết:.................................................................................................................................... 33
Chương 2: Vài trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ.................................................................................................................................. 35
2.1. Chính sách của chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ đối với cộng đồng
người Việt ở Hoa Kỳ.......................................................................................................... 35
2.1.1. Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài.............................................................................................. 35
2.1.2. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với cộng đồng người Việt ở Hoa
Kỳ........................................................................................................................... 41
2.2. Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị - ngoại
giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật.................................................. 46
i


2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao.............................................................. 47
2.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế - đầu tư, viện trợ nhân đạo...................................... 50
2.2.3. Trên các lĩnh vực văn hoá - xã hội, giáo dục, khoa học - kỹ thuật........57
2.3. Những mặt hạn chế của cộng đồng.................................................................................... 61

2.3.1. Đối với Hoa Kỳ................................................................................................. 62
2.3.2. Đối với quê hương Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ..............64
2.4. Tiểu kết..................................................................................................................................... 67
Chương 3: Một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ
đối với mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ................................................................... 69
3.1. Đánh giá vai trò của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ................................................ 69
3.1.1. Mặt tích cực và nguyên nhân......................................................................... 69
3.1.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân.......................................................................... 71
3.2. Đối với chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam................................................... 73
3.2.1. Về cơ chế và chính sách.................................................................................. 74
3.2.2. Về thông tin và tuyên truyền.......................................................................... 76
3.2.3. Về tổ chức thực hiện........................................................................................ 76
3.3. Đối với chính sách của chính phủ Hoa Kỳ...................................................................... 77
3.3.1. Đảm bảo sự công bằng cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ................77
3.3.2. Coi cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ như là cầu nối trong quan hệ song
phương.................................................................................................................. 78
3.4. Đối với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ......................................................................... 79
3.4.1. Tổ chức cộng đồng........................................................................................... 79
3.4.2. Đa dạng hóa các nội dung hoạt động........................................................... 80
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................... 87
PHỤ LỤC..................................................................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 1 : Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
.......................................................................................................................................................................... 95
PHỤ LỤC 2 : Danh sách các thành phố của Mỹ có đông người gốc Việt.................................. 104
PHỤ LỤC 3 : Một số hình ảnh về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
........................................................................................................................................................................ 108

ii



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình
thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tháng 8/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ khai
trương Đại sứ quán tại Washington và Hà Nội, đánh dấu một mốc lịch sử trong quan hệ
ngoại giao giữa hai nước đã từng là kẻ thù trong chiến tranh. Kể từ đó cho tới nay, quan
hệ giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực như buôn bán, đầu tư, ngoại giao,
văn hóa… đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Chỉ trong vòng 15 năm (1995 - 2010),
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những bước tiến quan trọng. Đây là kết quả của
những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Hiện nay, Hoa
Kỳ và Việt Nam vẫn đang tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ
ngoại giao giữa hai nước vì lợi ích chung của nhân dân hai nước. Trong nỗ lực chung
của nhân dân Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ, chúng ta không thể không kể đến những đóng góp và vai trò quan trọng của cộng
đồng người Việt tại Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Vậy, cộng đồng
người Việt tại Hoa Kỳ được hình thành và phát triển như thế nào? Họ đã có những
đóng góp như thế nào cho mối quan hệ giữa Việt Nam, quê cha đất tổ của họ và Hoa
Kỳ, nơi họ đang sinh sống và làm việc? Để phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng
người Việt tại Hoa Kỳ đối với việc duy trì và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam và bản thân cộng đồng cần phải làm gì? Giải
quyết được những vấn đề nêu trên có vai trò rất quan trọng đối với việc tiếp tục thúc
đẩy và phát huy vai trò của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đối với sự phát triển của
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu về vai trò của
cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là một việc
làm có ý nghĩa hết sức to lớn ở nhiều phương diện khác nhau.
Về phương diện lịch sử, việc nghiên cứu về vai trò của cộng đồng người Việt
Nam tại Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ góp phần nêu bật và khẳng
1



định tầm quan trọng cũng như vai trò đặc biệt của cộng đồng, góp phần khẳng định
đường lối lãnh đạo và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ
nói riêng, đồng thời giúp chúng ta hiểu được những thành tựu trong công tác vận động
Việt Kiều của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn phát triển mới hiện nay.
Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc củng cố và
tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy giữa cộng đồng người Việt ở trong nước và
cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề “Vai trò của
cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ” làm đề tài
cho luận văn Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng gần 3 triệu người,
đang sinh sống ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới 1. Trong số cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài, tiêu biểu nhất phải kể đến cộng đồng người Việt Nam ở
Hoa Kỳ vì họ là cộng đồng người Việt Nam đông đảo nhất sống ngoài lãnh thổ Việt với
khoảng 1.3 triệu người2 (khoảng một nửa số người Việt Nam ở nước ngoài). Cộng đồng
người Việt ở Hoa Kỳ được hình thành và phát triển trong khoảng trên 30 trở lại đây kể
từ sau sự kiện sụp đổ của nguỵ quyền Sài Gòn. Nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở
Hoa Kỳ và vai trò của họ đối với mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một đề tài rất mới
và đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về chủ đề này. Ở
Việt Nam. nghiên cứu về cộng đồng này chỉ được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong
một số ấn phẩm như: “Hồ sơ văn hóa Mỹ” của Hữu Ngọc (NXB Thế giới, 2006);
“Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng về phía trước” của Nguyễn Mại (NXB Tri

1 Nguyễn Chiến Thắng, Lê Tiến Ba (2005), Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài những điều cần biết, NXB
Thế giới, Hà Nội, tr. 5;
Theo số liệu mới nhất do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn - Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người
Việt Nam ở nước ngoài trình bày trong báo cáo tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 36, Bộ Chính trị

về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày 04/11/2010: “Hiện chúng ta có gần 4 triệu người Việt
Nam đang sinh sống, làm ăn tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có gần 400 nghìn người có trình độ đại
học trở lên...”.
2Sđd, tr. 20

2


Thức, 2008); “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 1995 - 2005” của Trần Nam Tiến (Viện
Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, 2008); “Người Việt Nam ở nước ngoài” và “Người
Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt Kiều” của Trần Trọng Đăng Đàn (NXB
Chính trị Quốc gia, 1997 và 2005); “Người Việt ở Mỹ” của Thông tấn xã Việt Nam
(Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 29/04/2005); “Luật nhập cư của Mỹ và người Việt
Nam nhập cư ở Mỹ” của Đỗ Thị Diệu Ngọc (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 03 - 2006);
“Người làm cầu nối giao thương Việt Mỹ” của Thanh Mai (Tạp chí Quê hương, số
Xuân 2009); “Những người Việt thành đạt tại Mỹ” của Nguyễn Ngọc Chính (Tạp chí
Việt Mỹ, số 33 -2010), “Hợp lực giữa doanh nghiệp trong nước và Việt Kiều để đưa
hàng vào Mỹ” của Vĩnh Nguyên (Tạp chí Thương mại, số 25 - 2005); “Đầu tư của Việt
Kiều - những tín hiệu vui” của Kim Dung (Tạp chí Tài chính - Ngân hàng, số 272
- 2005); “Phát huy tiềm năng tri thức người Việt Nam ở nước ngoài vào sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế” của Nguyễn Thanh Sơn
(Tạp chí Cộng sản, số 795 - tháng 1/2009); “Tiềm lực Việt Kiều chưa được khai thác
hiệu quả” của Trịnh Thị Thu Hà (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 03 - 2009)… Đáng chú
ý có bài “Vài trò tích cực của cộng đồng người Việt tại Mỹ đối với quan hệ Việt – Mỹ”
của Trần Bách Hiếu (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11-2009). Bài viết này đã đi sâu
phân tích và đánh giá khá toàn diện về vài trò của cộng đồng người Việt tại Mỹ đối với
mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Cụ thể tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của cộng
động người Việt đối với từng chủ thể cụ thể là đối với Mỹ, đối với Việt Nam và cuối
cùng là đối với quan hệ Việt – Mỹ. Đây là bài viết có nội dung tương đối sát với nội

dung đề tài luận văn. Cần phải nói rằng trong luận văn của mình, tôi đã có những kế
thừa đáng kể từ bài nghiên cứu này. Tóm lại, các nội dung về cộng đồng người Việt
ở Hoa Kỳ được trình bày trong các ấn phẩm trên đây tập trung vào các vấn đề liên quan

đến lịch sử hình thành và phát triển, hiện trạng, đời sống văn hoá, tinh thần cũng như
các hoạt động nghề nghiệp của cộng đồng. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết chỉ dừng
lại ở mức độ cung cấp tư liệu và giới hạn về thời gian nghiên cứu nên chưa mang tính
cập nhật đối với các vấn đề đang tiếp tục diễn ra và cần được tiếp tục nghiên cứu.

3


Ở nước ngoài, nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và vai trò của

cộng đồng đối với mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu do các học giả ở Hoa Kỳ phần đông là Việt Kiều, thực hiện. Các nghiên cứu này tuy không nhiều và cũng chỉ
gián tiếp đề cập đến chủ đề của luận văn nhưng cũng cho ta một cái nhìn tổng thể về
cộng đồng. Một số nghiên cứu tiêu biểu như “Vietnamese in America” của Lori
Coleman (NXB Lerner Publications, 2004); “Vietnamese Americans - We are
American” của Margaret C. Hall (NXB Heinemann Library, 2003); “The New
American, the Vietnamese Americans” của Hien Duc Do (NXB Greenwood Press,
1999); “Vietnamese American Diaspora Philanthropy to Vietnam” của Mark Sidel
(Paper prepared for Philanthropic and Global Equity Initiative, Harvard University,
2007); “Diaspora Giving: An Agent of Change in Asia Pacific Communities? Vietnam”
của Truong Thi Kim Chuyen, Ivan Small và Diep Vuong (Asia Pacific Philanthropy
Consortium, Manila, 2008); “The Amerasians from Vietnam: A California Study” của
Chung Hoang Chuong và Le Van (Southeast Asia Community Resource Center,
1994)... Các học giả nước ngoài và Việt kiều chủ yếu tập trung vào nghiên cứu quá
trình hình thành, đời sống của cộng đồng, những đóng góp, giúp đỡ của họ cho quê
hương thông qua các hoạt động trợ giúp nhân đạo, gửi kiều hối. Những nghiên cứu của
các học giả này khẳng định tầm quan trọng cũng như sự lớn mạnh của cộng đồng cả về

lượng và chất, về tiềm lực và vai trò kinh tế, cầu nối hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
trong những năm trở lại đây. Đây được xem là những tài liệu quan trọng giúp chúng ta
tiếp cận được với quan điểm cũng như đánh giá từ phía người Mỹ và người Mỹ gốc
Việt về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ và vai trò của họ đối với việc kết nối Việt
Nam với Hoa Kỳ.
Nhìn chung, qua việc tiếp cận các nguồn tài liệu, chúng tôi nhận thấy, ở Việt
Nam chưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung hoặc chuyên sâu về cộng đồng
người Việt tại Hoa Kỳ và vai trò cũng như những đóng góp của họ đối với mối quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ. Trên cơ sở kế thừa những công trình đã có cũng như những công
trình mà tôi chưa có điều kiện đưa vào phần tài liệu tham khảo do khuôn khổ có hạn

4


của luận văn, người viết cố gắng phát triển thêm những gì tiếp cận được để hoàn tất
luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu Vai trò của của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ
đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là nhằm tái hiện một bức tranh toàn cảnh về
cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, những đặc tính căn bản của cộng đồng trong quá
trình lịch sử từ khi hình thành đến nay và vai trò của họ đối với với mối quan hệ Việt
Nam và Hoa Kỳ ở một số lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, trên
cơ sở tập hợp, hệ thống hoá và trình bày các sự kiện về hoạt động cũng như những
đóng góp của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ một cách khoa học, có chọn lọc và phân
tích. Luận văn cũng nghiên cứu và tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của
cộng đồng này đối với quá trình bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và trong
quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ hai nước có quan hệ phát triển và bài học nào cần
lưu ý và điểm mạnh nào cần phát huy trong chính sách của Việt Nam nhằm tranh thủ
những đóng góp của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ trong giai đoạn sắp tới. Qua đó,
luận văn có thể cung cấp một nguồn tư liệu hữu ích cho độc giả, học giả và các nhà

nghiên cứu có quan tâm đến công tác nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ nói riêng, cũng như vai trò và
đóng góp của họ đối với việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và quê hương thứ
hai của họ, Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn tập trung tìm hiểu về lịch sử hình thành cộng
đồng người Việt ở Hoa Kỳ, những đặc điểm nổi bật của cộng đồng, các chính sách của
chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đối với cộng đồng, vai trò, vị thế của họ trong xã hội
Hoa Kỳ, vai trò và những đóng góp của họ đối tiến trình phát triển mối quan hệ song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn
hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật. Một số mặt hạn chế của cộng đồng cũng sẽ được luận
văn chỉ ra và từ đó luận văn đưa ra các biện pháp nhằm phát huy huy hơn nữa vai trò
của cộng đồng đối với mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của cộng đồng người Việt tại Hoa
Kỳ đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Phạm vi nghiên cứu:
- Lịch sử hình thành, đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trong mối

quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
- Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trong các lĩnh vực chính trị -

ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật.
- Một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ


nhằm thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Về mặt thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu về cộng đồng người Việt tại
Hoa Kỳ và vai trò của họ đối với mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi cộng đồng
này được hình thành trên đất Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trọng tâm chủ yếu của nghiên cứu về
mặt thời gian được xác định là từ đầu những năm 1990 đến nay. Sở dĩ chọn mốc thời
gian này vì quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã ấm lên sau khi Hoa Kỳ tuyên bố huỷ bỏ
lệnh cấm du lịch có tổ chức vào Việt Nam, đồng thời cho phép Cơ quan Phát triển
Quốc tế Mỹ (USAID) được trực tiếp viện trợ nhân đạo cho Việt Nam ngày 04/12/1991;
tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận của Tổng thống G. Bush ngày 14/12/1991; tuyên bố
chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và đồng ý mở cơ quan
liên lạc giữa hai nước ngày 03/02/1994 và tuyên bố bình thường hoá quan hệ song
phương ngày 11/07/1995 của Tổng thống Bill Clinton. Sự ấm lên trong quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ được về thăm quê
hương và đóng góp cho quê hương cũng như giúp thúc đẩy mối quan hệ giữa quê
hương Việt Nam và Hoa Kỳ.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, người viết sử dụng hai phương pháp
chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc để giải quyết những vấn đề do đề
tài đặt ra. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như
6


nghiên cứu quan hệ quốc tế, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp...để phân tích các
sự kiện một cách khoa học và có hệ thống.
Tất cả các phương pháp trên đều được thực hiện trên nền tảng cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những nguồn tài liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
Nguồn tài liệu quan trọng và mang tính chính thống là các văn kiện của Đảng và
Nhà nước về đối ngoại, về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, về quan hệ giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ. Nguồn tài liệu này được khai thác và sử dụng triệt để để phục vụ

cho luận văn. Đặc biệt, người viết cũng chú ý đến những nhận định của những bài viết,
bài phát biểu các tham luận ở các hội nghị hội thảo quốc tế, các cuộc trả lời phỏng vấn
báo chí của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước có liên quan đến cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ nói riêng, vai
trò và đóng góp của họ đối với việc phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Tuy
những bài phát biểu, trả lời phỏng vấn hoàn toàn không phải là công trình nghiên cứu,
nhưng ở một khía cạnh nào đó đếu thể hiện rõ quan điểm và đánh giá của Đảng và Nhà
nước ta về cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ và vai trò quan trọng của họ.
Nguồn tài liệu thứ hai là các công trình nghiên cứu từ các trung tâm nghiên cứu
trong và ngoài nước về cộng đồng người Việt nói chung và cộng đồng người Việt tại
Hoa Kỳ nói riêng và những đóng góp của họ trong sự phát triển mối quan hệ Việt Nam
- Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá giáo dục...đặc biệt là

các nghiên cứu từ đầu những năm 1990 đến nay. Nguồn tài liệu này được các nhà
nghiên cứu sử dụng, thể hiện trong các cuốn sách tham khảo, luận án, luận văn, những
công trình nghiên cứu, những bài báo khoa học, những bài báo trên các tạp chí chuyên
ngành... Thông qua nguồn tài liệu này chúng ta có thể có một cách nhìn đầy đủ và toàn
diện hơn về vấn đề đang được nghiên cứu.
Nguồn tài liệu thứ ba là các loại báo chí cả trong và ngoài nước, mạng internet
với những bài viết phản ánh trực tiếp ở từng thời điểm các sự kiện liên quan đến hoạt
động của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cũng như sự ủng hộ cho mối quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ của họ.
7


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và quá trình hình thành
cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Chương này cho chúng ta một cái nhìn khái quát về

quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và về cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ ở các khía cạnh như
lịch sử hình thành, cũng như đặc điểm của cộng đồng.
Chương 2: Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ. Đây chính là phần nội dung cơ bản của luận văn, giúp chúng ta thấy
được vai trò và những đóng góp của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với việc làm
cầu nối, duy trì và phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực
như chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật... Ngoài ra,
chương 2 cũng chỉ ra một số mặt hạn chế của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, cũng
như những chính sách của Việt Nam và Hoa Kỳ đối với cộng đồng người Việt ở Hoa
Kỳ.
Chương 3: Chương 3 đưa ra một số biện pháp đối với cộng đồng người Việt ở
Hoa Kỳ, đối với chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ nhằm giúp phát huy vai trò
của cộng đồng cũng như kêu gọi cộng đồng đóng góp nhiều hơn nữa cho việc thúc đẩy
mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

8


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở HOA KỲ
1.1. Khái quát về mối quan hệ Việt Nam - Hòa Kỳ
1.1.1. Giai đoạn từ 1975 trở về trước
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã manh nha từ thế kỷ 19, năm 1832, khi Edmund
Robert, đặc phái viên của tổng thống Hoa Kỳ, Andrew Jackson (1829 - 1837), được
giao nhiệm vụ đến đàm phán và ký kết một Hiệp ước thương mại với Nam Kỳ. Dưới
thời vua Tự Đức, năm 1873, Bùi Viện được cử sang Hoa Kỳ nhằm đề nghị Hoa Kỳ
giúp đỡ Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, vì những lý do lịch sử
mà cả hai cuộc viếng thăm nêu trên đều không đạt được mục đích như mong đợi. Dù
vậy, đây cũng có thể được xem là những tiếp xúc ngoại giao đầu tiên giữa Việt Nam và

Hoa Kỳ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành một cường quốc, có vai trò
chi phối các nước tư bản khác trên thế giới. Thấy được điều đó, Đảng, Chính phủ ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệt để tranh thủ ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với các nước tư
bản khác trong việc công nhận về mặt ngoại giao đối với nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Cụ thể, thời kỳ Cách mạng tháng Tám – 1945, Hồ Chủ Tịch đã 8 lần gửi
thông điệp, thư, điện cho Tống thống, Ngoại trưởng và Chính phủ Hoa Kỳ tha thiết đề
nghị Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Việt Nam và ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm
lược trở lại của Pháp ở Đông Dương. Đây được xem là cơ hội đặc biệt thuận lợi cho
phía Việt Nam chủ động tạo nên để mở ra một trang mới trong quan hệ giữa hai nước.
Nhưng tiếc thay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà phía Hoa Kỳ đã cự tuyệt các đề
nghị đầy thiện chí và hợp tình hợp lý của phía Việt Nam.
Sau một thời gian dài đứng đằng sau Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam, năm 1954, trước thất bại của Pháp, Hoa Kỳ đã từng bước thay chân Pháp và phát
động một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam và Đông Dương với quy mô lớn hơn và
mức độ ác liệt hơn. Cuộc chiến tranh này kéo dài 21 năm ròng từ 1954 đến 1975. Đây
9


thực sự là một cuộc chiến tranh tốn kém và bi thảm vì – như McNamara đã tổng kết –
“chúng ta đã mất 58.000 người cả nam lẫn nữ, nền kinh tế của chúng ta bị tàn phá bởi
những chi phí cao và bất hợp lý cho cuộc chiến tranh trong nhiều năm liền; và sự thống
nhất chính trị của xã hội của chúng ta bị tan nát và hàng thập kỷ sau vẫn không khôi
phục nổi”3. Thực tế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhiều lần bày tỏ lòng yêu chuộng hòa bình để giải quyết vấn đề chiến tranh Đông
Dương, song chính phủ Hoa Kỳ, qua năm đời tổng thống khác nhau, thay vì đáp lại
thiện chí của phía Việt Nam, đã tiến hành hàng loạt các chiến lược chiến tranh thực dân
kiểu mới ở chiến trường Việt Nam như chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt,
chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh nhằm chinh phục Việt Nam bằng sức
mạnh. Đây chính là sự tiếp tục chính sách thù địch truyền thống của Hoa Kỳ đối với

cách mạng Việt Nam, nhưng các chiến lược của Mỹ đều bị quân và dân ta đập tan, và
Mỹ đã tất yếu phải nhận thất bại.
1.1.2. Giai đoạn 1975 - 1995
Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đất nước Việt
Nam thống nhất, độc lập, có chủ quyền đi lên chủ nghĩa xã hội đã một lần nữa thể hiện
thiện chí hòa giải của mình và mong muốn bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và tạo
những tiền đề, điều kiện vô cùng thuận lợi để phía Hoa Kỳ có thể nhanh chóng bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam. Thiện chí này được Thủ tướng Phạm Văn Đồng
tuyên bố lại trong kỳ họp quốc hội vào tháng 7/1975 rằng Việt Nam mong muốn bình
thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Đây có thể nói chính là những động thái đầu tiên thể
hiện thiện chí hòa giải của Việt Nam. Nhưng đáp lại thiện chí đó, Hòa Kỳ lại một lần
nữa tiếp tục thi hành chính chính sách thù địch, gây khó khăn và cản trở quá trình bình
thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam; và hơn thế nữa tiếp tục đẩy mạnh các
hoạt động bao vây, cô lập và cấm vận chống một nhà nước Việt Nam độc lập, thống
nhất, có chủ quyền.

3 Robert S. McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Hồ Chí Hạnh
dịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 313

10


Ngay sau ngày 30/04/1975, Hoa Kỳ đã tuyên bố, không thiết lập quan hệ ngoại
giao với nước Việt Nam thống nhất; mở rộng phạm vi áp đặt lệnh cấm vấn đối với
miền bắc Việt Nam từ năm 1964 ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; phong tỏa toàn bộ tài
sản trị giá khoảng 70 – 75 triệu đô la Mỹ của chính quyền ngụy quyền Sài Gòn tại Mỹ.
Từ năm 1978, cho rằng “Việt Nam xâm lược Campuchia”, Hoa Kỳ đòi Việt
Nam rút quân khỏi Campuchia. Mọi liên hệ trực tiếp Việt Nam – Hoa Kỳ lại bị đình trệ
và trở nên căng thẳng. Hoa Kỳ thực hiện cấm vận quốc tế đối với nước ta, thông qua
việc thi hành chính sách “siết chặt đinh ốc”, cùng với các thế lực phản động quốc tế

đẩy mạnh hơn việc phong tỏa, cô lập, bao vây, cấm vận Việt Nam, gây thêm khó khăn
cho Việt Nam khi vừa thoát ra khỏi chiến tranh, chưa kịp hàn gắn các vết thương do
chiến tranh để lại.
Sau sự kiện Việt Nam rút hết quân tình nguyện khỏi Campuchia và Hiệp định
Paris về hòa bình ở Campuchia, được ký kết ngày 23/10/1991, với sự tham gia của cả
Hoa Kỳ, Việt Nam và nhiều nước khác cùng Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã thực hiện một
số hành động thiện chí bước đầu nhằm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam như:
Tuyên bố hủy bỏ lệnh cấm du lịch có tổ chức vào Việt Nam, đồng thời cho phép Cơ
quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) được trực tiếp viện trợ nhân đạo cho Việt Nam
(04/12/1991), tiếp theo là việc Hoa Kỳ công bố viện trợ cho Việt Nam 3 triệu đô la Mỹ
để đáp lại thiện chí của Việt Nam trong vấn đề POW/MIA; bãi bỏ tất cả hạn chế đối
với các tổ chức phi chính phủ (NGO) vào Việt Nam và cho phép được xuất sang Việt
Nam những hàng hóa thuộc khuôn khổ danh mục những hàng hóa đáp ứng các nhu cầu
cơ bản của con người (29/04/1992).
Ngày 14/12/1992, tổng thống G. Bush tuyên bố nới lỏng thêm lệnh cấm vận của
Hoa Kỳ. Theo đó các công ty và giới kinh doanh Hoa Kỳ được phép vào Việt Nam để
thăm dò, tìm hiểu khả năng, điều kiện kinh doanh, ký kết các hợp đồng và mở văn
phòng đại diện.
Sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 1/1993. Ngày
03/02/1994, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận
thương mại đối với Việt Nam và đồng ý mở cơ quan liên lạc giữa hai nước. Tuyên bố
11


này được phía Việt Nam cũng như dư luận Mỹ và quốc tế hết sức hoan nghênh và ủng
hộ. Đối với Hoa Kỳ đó là một quyết định phải trải qua một quá trình lâu dài mới có
được, còn đối với nhân dân Việt Nam và thế giới một quyết định như vậy lẽ ra phải
được công bố từ lâu.
Ngày 11/07/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã ra tuyên bố việc Hoa Kỳ
chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây là một quyết định quan trọng,

phản ánh nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ muốn khép lại quá khứ,
chiến tranh, xây dựng mối quan hệ bình thường, hữu nghị và hợp tác với Việt Nam.
Quyết định này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt
Nam – Hoa Kỳ, kỷ nguyên của hợp tác và cùng phát triển.
1.1.3. Giai đoạn từ 1995 đến nay
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao tháng
7/1995 đã mở ra một thời kỳ mới để đẩy mạnh và phát triển các mối quan hệ trên nhiều
lĩnh vực giữa hai nước bao gồm chính trị - ngoại giao, thương mại, đầu tư, văn hóa,
giáo dục và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Trong 15 năm qua, kể từ ngày hai nước tuyên bố bình thường hóa và thiết lập
quan hệ ngoại giao, lĩnh vực chính trị - ngoại giao có thể nói là lĩnh vực diễn ra các
hoạt động sôi nổi nhất với hàng loạt các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau giữa hai
nước đã diễn ra, nhằm thúc đẩy quan hệ song phương lên những tầm cao mới. Các
chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đến Mỹ phải kể đến
như đoàn của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (1998, 2000), Phó Thủ tướng
Thường trực Nguyễn Tấn Dũng (2001), Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003), Thủ tướng
Phan Văn Khải (6/2005), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia
Khiêm (3/2007); Chủ tịch Nguyễn Minh Triết (7/2007), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
(6/2008) và nhiều đoàn cấp cao khác. Phía Mỹ cũng cử nhiều đoàn cấp cao thăm Việt
Nam: Ngoại trưởng W. Christopher (1995); Cố vấn an ninh quốc gia A. Lake (1996);
Ngoại trưởng M. Albright (1997); Bộ trưởng Quốc phòng W. Cohen (2000); Tổng
thống Bill Clinton (tháng 11/2000); Ngoại trưởng C. Powell (2001); Chủ tịch Hạ viện
12


D. Hastert (tháng 4/2006); Bộ trưởng Quốc phòng D. Rumsfeld (6/2006); Bộ trưởng
Tài chính H. Paulson (9/2006); Ngoại trưởng C. Rice, Tổng thống G. Bush (11/2006)...
Tiêu biểu cho các hoạt động thăm viếng diễn ra sôi nổi là chuyến thăm chính
thức của Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton đến Việt Nam vào tháng 11/2000. Đây là

một sự kiện lớn trong lịch sử quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung và quan hệ chính
trị - ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng. Đây là chuyến thăm đầu tiên trong lịch
sử của một tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm đến nước Việt Nam độc lập và thống nhất.
Trong các cuộc gặp gỡ với tổng thống Bill Clinton, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đều
khẳng định quan điểm của Việt Nam, sẵn sàng “khép lại quá khứ để hướng đến tương
lai” trong quan hệ với Hoa Kỳ và mong muốn xây dựng một mối quan hệ bình thường,
hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị
- ngoại giao, kể từ sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Bill Clinton,

chính là chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam, Phan Văn Khải từ
ngày 19 đến ngày 24/06/2005. Đây chính là chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của người
đứng đầu chính phủ Việt Nam đúng vào dịp hai nước đang kỷ niệm 10 năm ngày bình
thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong thời gian thăm và làm việc tại Hoa Kỳ,
bên cạnh cuộc hội đàm với tổng thống George W. Bush tại Nhà Trắng, Thủ tướng Phan
Văn Khải còn có nhiều hoạt động hết sức ý nghĩa khác như tiếp xúc, gặp gỡ cộng đồng
doanh nghiệp Mỹ, diễn thuyết tại Đại học Harvard, tiếp xúc với cộng đồng người Việt
hiện đang làm ăn, sinh sống và học tập tại Hoa Kỳ, thăm các gia đình Việt Kiều... Đây
là hành động thực sự có ý nghĩa quan trọng thể hiện tấm lòng cũng như sự quan tâm
của cá nhân Thủ tướng cũng như của chính phủ Việt Nam đối với kiều bào Việt Nam
hiện đang sinh sống và học tập tại Hoa Kỳ.
Trong các năm 2006, 2007 và 2008, các nhà lãnh đạo hai nước cũng tiến hành
liên tiếp các chuyến thăm chính thức khác như Tổng thống George W. Bush đến Việt
Nam tháng 11/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Hoa Kỳ tháng 6/2007 và
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ tháng 6/2008. Các chuyến thăm liên tiếp

13


với mật độ dày đặc chính là minh chứng cho sự phát triển và hợp tác tốt đẹp trong quan

hệ chính trị và ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trên lĩnh vực thương mại và đầu tư
Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (11/07/1995) đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển toàn diện các mối quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ, trong đó có các mối quan hệ về thương mại và đầu tư.
Về thương mại: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được nối lại từ
khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Trong năm 1995, Việt Nam xuất
khẩu sang Hoa Kỳ gần 200 triệu đô la Mỹ và nhập khẩu từ Hoa Kỳ khoảng hơn 150
triệu đô la Mỹ; tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 452 triệu đô la Mỹ 4. Đến
năm 1999 tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa (hai chiều) của Hoa Kỳ với Việt Nam có
tăng lên đạt 900 triệu đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam là 291
triệu đô la Mỹ5. Nhìn chung, thời điểm trước khi Hiệp định Thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ (ký ngày 12/07/2000) có hiệu lực, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 7%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy kim ngạch buôn bán
hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của
hai nước.
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực (10/12/2001),
quan hệ buôn bán giữa hai nước đã có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là ở
lĩnh vực xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ. Theo Niên giám thống kế của Việt Nam
năm 2009, khối lượng hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ đã gia tăng khoảng 69 lần trong
giai đoạn 1995 – 2008, từ mức 170 triệu đô la Mỹ lên khoảng 11,8 tỷ đô la Mỹ, và tốc
độ tăng trung bình năm là 41%. Khối lượng hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ cũng
có sự gia tăng mạnh mẽ. Trong giai đoạn này nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ tăng
khoảng 20 lần trong giai đoạn 1995-1998, từ mức 130 triệu đô la lên mức 2,63 tỷ đô la,
và tốc độ tăng trung bình hàng năm là 32,5%.

4Nguyễn Hữu Cát, Lê Thu Hằng (1995), “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Mỹ: thuận lợi và khó khăn”,
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4, tr. 40-45
5Nguyễn Anh Tuấn (2001), Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ 1995 đến nay, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 62


14


Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trên thực tế như là một động lực
thực sự cho thương mại giữa hai quốc gia và quan hệ buôn bán đã có những bước đột
phá với sự gia tăng khối lượng hàng hóa trao đổi giữa hai nước một cách nhanh chóng.
Sự gia tăng mạnh mẽ của xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chứng tỏ Việt
Nam hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường này và thị trường Hoa Kỳ là một
thị trường đầy tiềm năng cho Việt Nam.
Về đầu tư: Sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, về nguyên tắc là tạo
điều kiện thuận lợi cho các công ty và doanh nhân Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh buôn
bán ở Việt Nam. Nhưng trên thực tế, điều này vẫn còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện
và các yếu tố khác, mà trước hết là việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai
nước. Chính vì vậy mà đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ sau khi bỏ cấm vận
(2/1994), tuy đã có bước tăng so với trước, nhưng vẫn còn rất chậm.
Ngay sau khi tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố Hoa Kỳ và Việt Nam
thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 11/07/1995, nhịp độ đầu tư của các công ty Hoa
Kỳ vào Việt Nam đã tăng lên rất nhanh. Tính đến tháng 8/1995 số vốn đầu tư của Hoa
Kỳ vào Việt Nam là 701 triệu đô la, trong 42 dự án khác nhau và đứng hàng thứ 7 trong
danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam6.
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ là một hiệp định thương mại toàn
diện nhất mà Việt Nam từng ký kết. Đầu tư là một phần quan trọng trong hiệp định.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt
Nam từ 1998 đến 2004 chỉ là 1,3 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, nếu thống kê số vốn đầu tư
trực tiếp từ Hoa Kỳ và cả số vốn đầu tư trực tiếp từ các công ty con của Hoa Kỳ ở nước
ngoài (tức là đầu tư qua nước thứ 3) thì số vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của Hoa
Kỳ lên tới 2,6 tỷ đô la Mỹ, và Hoa Kỳ đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư vào Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Việt Nam, năm 2009 Hoa Kỳ tiếp tục
là đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, vượt xa các đối tác đầu tư

nước ngoài truyền thống như Hàn Quốc, Singapore, với tổng số vốn đăng ký được cấp

6 Nguyễn Hữu Cát, Lê Thu Hằng (1995), “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Mỹ: thuận lợi và khó khăn”,
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4, tr. 44

15


phép lên tới 9,8 tỷ đô la Mỹ, chiếm 45% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt
Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ thời gian qua đã góp phần quan trọng
trong việc bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và phát triển
kinh tế. Bên cạnh đó các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hoa Kỳ vào Việt Nam
còn góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng
cao năng lực sản xuất.
Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
không ngừng được mở rộng và nâng cao. Hai bên đã thỏa thuận và ký kết nhiều văn
bản về hợp tác thực thi quỹ giáo dục dành cho Việt Nam. Càng ngày càng có nhiều du
học sinh và sinh viên Việt Nam đến học tập tại các trường của Hoa Kỳ. Hàng năm quỹ
học bổng Fulbright và Quỹ Giáo dục Việt Nam của Hoa Kỳ đã tài trợ cho hơn 100 sinh
viên Việt Nam theo học cao học tại Hoa Kỳ, đặc biệt là các ngành khoc học và công
nghệ. Chương trình Fulbright tại Việt Nam là chương trình lớn nhất ở châu Á. Đồng
thời cũng không ít sinh viên và giáo sư Mỹ đến Việt Nam theo các chương trình trao
đổi giáo dục của các quỹ này.
Đại sứ đương nhiệm của Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak, khi mới
đến nhậm chức đã từng tuyên bố, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông là tăng
gấp đôi số sinh viên Việt Nam sang học tập tại Mỹ. Và cho đến nay kết quả thực tế đã
vượt hơn mong đợi. Theo ông Michael Michalak, số sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ
du học đã tăng gấp 3 lần trong 3 năm qua và hiện con số đó là 13.000 sinh viên. Việt

Nam hiện đứng thứ 8 xét về số sinh viên đang theo học ở Mỹ 7. Con số này không chỉ
nói nên việc có thêm nhiều sinh viên Việt Nam đang được hưởng các cơ hội học tập
tuyệt vời tại Mỹ mà còn thể hiện việc tăng cường dài hạn mối quan hệ song phương
giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.

7Nguyễn Ngọc Trường (2010), Quan hệ Việt-Mỹ cần những bứt phá mới, Báo Tổ quốc:
/>
16


Ngoài ra, trên hàng loạt các lĩnh vực hợp tác khác như an ninh quốc phòng,
khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội, viện trợ nhân đạo…, cho đến nay, Việt Nam
và Hoa Kỳ cũng đã triển khai và gặt hái được những thành công nhất định. Những
thành công đó chính là những mắt xích quan trọng góp phần làm nên sự thành công
chung của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong suốt thời gian kể từ khi hai nước
bình thường hóa quan hệ cho đến nay.
Tóm lại, xem xét mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, chúng ta có thể đưa ra một vài
nhận xét như sau:
Thứ nhất, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một mối quan hệ có tính đặc thù riêng
so với quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác, với nhiều biến cố lịch sử, trải qua
nhiều thăng trầm, xét về phương diện lịch sử, đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia
“cựu thù”. Để có được mối quan hệ như ngày nay, Chính phủ, nhân dân và lãnh đạo hai
nước đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ trong một thời gian dài với nhiều cuộc tiếp xúc,
gặp gỡ, trao đổi và đàm phán, trải qua nhiều đời Tổng thống Mỹ để từ những kẻ thù
trong chiến tranh thành những đối tác thời bình.
Thứ hai, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chắc chắn sẽ đi theo chiều hướng khác tốt
đẹp hơn nếu cả hai không bỏ lỡ những cơ hội thúc đẩy quan hệ bang giao song phương
diễn ra trong lịch sử. Chắc hẳn chúng ta sẽ đặt ra nhiều điều “giá như” khi lý giải về
mối quan hệ này, giá như sau cách mạng tháng 8/1945, Hoa Kỳ đồng ý với đề nghị của
chủ tịch Hồ Chí Minh, công nhận nền độc lập của Việt Nam và ngăn chặn cuộc chiến

tranh xâm lược trở lại của Pháp ở Đông Dương, giá như Hoa Kỳ đồng ý ký vào Hiệp
định Genève, giá như Hoa Kỳ không đưa quân tham chiến tại Việt Nam... Nếu quả thật
những điều “giá như” kia được thực hiện thì chắc chắn cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã
không phải mất một khoảng thời gian dài như vậy mới xây dựng được mối quan hệ như
ngày nay.
Thứ ba, rõ ràng là mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực đang
ngày càng phát triển. Tuy chặng đường phía trước còn khó khăn, nhưng sự phát triển
của quan hệ hai nước trong thời gian vừa qua cho thấy mối quan hệ này là một nhu cầu
khách quan, đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ và nhân dân hai nước, góp phần vào
17


việc xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hoà bình, mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng
thời góp phần vào việc xây dựng sự phồn thịnh, hoà bình trên phạm vi toàn cầu. Quan
hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có được những bước phát triển tốt đẹp như hiện nay là nhờ sự
nỗ lực lớn của cả hai bên trong đó có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng người
Việt ở Hoa Kỳ.
1.2. Lịch sử hình thành của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ8
1.2.1. Quá trình hình thành
Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ9 là những người có nguồn gốc dân tộc Việt đã
và đang định cư tại Hoa Kỳ. Cộng đồng này bao gồm cả những người vẫn còn mang
quốc tịch Việt Nam hoặc những người đã có quốc tịch Hoa Kỳ, họ còn được gọi là
người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American) hay Việt kiều Mỹ. Sự hình thành cộng đồng
người Việt ở Hoa Kỳ là một quá trình kéo dài nhiều trong nhiều năm. Tuy nhiên, chúng
ta có thể chia thành ba đợt nhập cư.
Đợt nhập cư ồ ạt lần thứ nhất diễn ra ngay sau khi chính quyền Sài Gòn (cũ)
sụp đổ và miền Nam hoàn toàn giải phóng ngày 30/04/1975 với khoảng 125 nghìn đến
130 nghìn người, phần lớn là những người có quan hệ thân thiết với Mỹ và nguỵ quyền
Sài Gòn, có trình độ tay nghề và học vấn cao. Họ được vận chuyển bằng máy bay đến
các căn cứ của Mỹ ở Philppines, Đảo Wakes và Guam rồi từ đó chuyển đến các trại tị

nạn ở California, Arkansas, Florida và Pennsylvania để học tập và làm quen với văn
hoá Mỹ trong sau tháng trước khi được đưa đi định cư ở các miền của nước Mỹ. Tuy
nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, những gia đình bị ly tán đã tìm cách đoàn tụ với
nhau và hầu hết tập trung về California và Texas.
10

Đợt nhập cư thứ hai (còn gọi đợt di cư của các “thuyền nhân” ) bắt đầu từ năm
1977 và kéo dài đến giữa những năm 1980. Theo ước tính, khoảng 2 triệu người đã rời
8Hoa Kỳ hoặc Mỹ cùng là tên gọi của “The United States of America”
9Thuật ngữ “Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ” trong luận văn này sẽ được sử dụng bằng một số thuật ngữ tương

đương như “Việt kiều Mỹ” hay “người Mỹ gốc Việt”
10
Thuyền nhân (boat people), thuật ngữ dùng để chỉ những người nhập cư bất hợp pháp hoặc những
người tị nạn xuất cư bằng thuyền theo từng nhóm gồm nhiều người. Thuật ngữ này được sử dụng từ cuối thập
niên 1970 khi một số lượng lớn người tị nạn rời khỏi Việt Nam bằng cách này sau khi chính quyền Việt Nam
Cộng hòa sụp đổ.

18


Việt Nam bất hợp pháp, đến các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Thái Lan,
Malaysia, Philippines, Hồng Kông. Họ bị đưa vào các trại tị nạn, sau đó được chuyển
tiếp sang các nước thứ ba. Trong số này, khoảng 291 nghìn người đã được nhập cư vào
Mỹ trong khoảng từ năm 1978 đến 1984, tiếp theo đó, 205 nghìn người được Mỹ cho
hưởng quy chế tị nạn từ năm 1979 - 1981 (xem bảng 1.1). Tại thời điểm sau chiến
tranh, nhiều biện pháp được đưa ra để kiểm soát dân số miền Nam và cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền nam cũng như những biện pháp áp dụng đối với người gốc Hoa đã khiến
rất nhiều người vượt biên ra đi. Phần lớn những người này vượt biên đợt này có trình
độ học vấn cũng như địa vị xã hội thấp hơn những người ra đi ở đợt thứ nhất.

Đợt nhập cư thứ ba bùng lên vào giai đoạn cuối những năm 1980 đến năm
1999. Trong giai đoạn này, mỗi năm trung bình có khoảng 22 ngàn người được nhập cư

Sồ người

vào Mỹ, thời điểm cao điểm là 1993 - 1995 có trên 30 ngàn người/năm.

Thời gian
Bảng 1.1: Dòng người Việt Nam nhập cư vào Mỹ (bao gồm cả tị nạn) 1951-2000
Nguồn: Phòng Thống kê Nhập cư, Bộ An ninh Nội địa,
Niên giám Thống kê Nhập cư 2003, tháng 9/2004, bảng 2, trang 14.

19


Tổng cộng đã có khoảng 362 ngàn người đi theo “Chương trình ra đi có trật tự”
(Orderly Departure Program - ODP), kết thúc năm 1994 và khoảng 190 ngàn sỹ quan,
binh lính chính quyền Sài Gòn cũ cùng thân nhân và gia đình đi theo “Chương trình
đoàn tụ gia đình” (Humanitarian Operation - HO) được nhập cư vào Mỹ. “Chương
trình đoàn tụ con lai” (Amerasian Homecoming Program) cũng đưa được 84 ngàn
người gồm trẻ lai và người nuôi dưỡng sang Mỹ định cư

11

. Thời gian gần đây, số

lượng người Việt đến Mỹ định cư vẫn tiếp tục gia tăng nhưng mục đích ban đầu của
việc đến Mỹ đã có phần thay đổi. Phần đông họ là những người đi du học rồi ở lại sinh
sống và làm việc hoặc kết hôn với người Mỹ.
1.2.2. Hiện trạng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ

Theo thống kê dân số đến năm 2000 (US Census 2000) có 1.122.258 người Mỹ
gốc Việt, không kể người Việt lai hoặc những người tự nhận mình thuộc nhiều hơn một
chủng tộc, hoặc là người Việt dân tộc thiểu số chẳng hạn như người Thượng, Thái,
Mường, Hoa, Chàm... Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ chiếm một nửa dân số Việt
kiều trên toàn thế giới. Người Việt hiện có mặt trên toàn bộ 50 bang của Hoa Kỳ và
nhiều nhất ở các bang như California (484.023 người), Texas (134.961 người),
Washington (46.149 người) và bang ít nhất là Wyoming với chỉ 128 người. Xét theo
vùng, người Việt sinh sống đông nhất tại các bang miền Tây với 564.424 người, tiếp
theo là các bang miền Nam với 335.679 người, kế tiếp là các bang miền Bắc với
115.487 người và cuối cùng là các bang miền Trung Tây với 106.938 người. Tính trên
đơn vị cầp quận thì, quận Cam (Orange County), thuộc bang California, có số dân Việt
cao nhất với 135.548 người. Quận Cam nổi tiếng với “Tiểu Sài Gòn” (Little Sài Gòn),
nơi có dân số Việt đông, thương mại và dịch vụ phát triển với hơn 2.500 cơ sở kinh
doanh và doanh nghiệp và ngày càng có đủ điều kiện để sinh hoạt như một đơn vị kinh
tế độc lập tại địa phương. Tình trạng này cho đến nay chưa thấy ở những trung tâm
người Việt khác ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Ngoài ra, hàng loạt các thành phố khác cũng
có tỷ lệ cư dân gốc Việt cao như San Jose: 965.000 người, chiếm 9% tổng dân số
11
Nhu-Ngoc T. Ong và David S. Meyer (2004), Protest and Political Incorporation: Vietnamese
American Protest, 1975 - 2001, Center for the Study of Democracy, University of California, Irvine:
tải về ngày 27/05/2007

20


thành phố, sống tập trung trong một khu vực của thành phố, Westminster với 27.109
(chiếm hơn 30,7% tổng số dân; Garden Grove 35.406 (chiếm 21.4% tổng số dân);
Anaheim: 10.025 (chiếm hơn 3% tổng số dân); Fountain Valley: 7.088 (chiếm 12,8%
tổng số dân); Irvine: 4.414 (chiếm 8% dân số thành phố), Santa Ana: 19.226 (chiếm 5,6
% dân số thành phố)12.

Qua số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy, trong số hơn 1 triệu người Việt ở
Hoa Kỳ thì gần một nửa trong số họ sinh sống tại bang California. Phần còn lại sống
thành từng cụm hoặc rải rác ở các bang khác trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Ngườì Việt Nam không phải là nhóm cộng đồng nhập cư sớm nhất và đông nhất
vào Hoa Kỳ nhưng được coi là cộng đồng thành công nhanh chóng nhất. Trong vòng
hơn 30 năm, kể từ ngày cộng đồng được hình thành với số đông trên đất Hoa Kỳ, một
môi trường xa lạ về ngôn ngữ, văn hoá... giờ đây cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã
dần hoà nhập vào xã hội Hoa Kỳ và khẳng định được vị thế nhất định trong đời sống
kinh tế và xã hội Mỹ. Nhiều người Mỹ gốc Việt đã gặt hái được những thành công nhất
định trên đất Mỹ và hiện đang công tác, học tập hay nắm giữ các vị trí quan trọng trong
các tập đoàn lớn, các trường đại học danh tiếng hay cơ quan hàng đầu của Hoa Kỳ như:
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), Boeing, Microsoft, Đại học Harvard, Đại
học Stanford, Đại học California, ở Berkeley... Theo đánh giá của người Mỹ, ở một
môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như Mỹ thì sự thành công của cộng đồng người Việt
là một điều đáng khâm phục.
1.3. Đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ là nhóm chủng tộc mới được hình thành trong
xã hội Mỹ, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng kể từ đợt nhập cư ồ ạt đầu tiên
năm 1975. Tính đến năm 2005, họ là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ,
sau người Mỹ gốc Hoa (2.882.257 người), người Mỹ gốc Ấn (2.319.222 người) và
người Mỹ gốc Philippines (2.282.872 người)13 và xếp trên Triều Tiên (1.246.240
12
13

Số liệu tổng hợp từ American Community Survey, 2005, US Census Bureau
Theo US Census Bureau, American Community Survey, 2005

21



người) và Nhật Bản (833.761 người). Xét về độ tuổi, cộng đồng người Việt khá trẻ,
54% dưới 35 tuổi, chỉ có 6% từ 64 tuổi trở lên. Phần lớn giới trẻ Việt kiều ở Mỹ sinh ra
sau chiến tranh, không mấy quan tâm đến quá khứ của thế hệ ông bà, cha mẹ họ trước
đây. 36,5% dân số dưới 25 tuổi. Khoảng 543 ngàn người sinh ra ở Mỹ, chiếm 35,7%.
Tỉ lệ nam nữ tương đối cân bằng trong cộng đồng, nhưng ở độ tuổi dưới 1, nam chiếm
52,1%, hơn nữ 4,2%, còn từ 18 tuổi trở lên thì nữ nhiều hơn nam khoảng 1% - 2%14.
1.3.1. Về thành phần chủng tộc
Đại đa số Việt kiều ở Mỹ là người Kinh, trong đó, phần lớn có nguồn gốc từ các
tỉnh phía Nam. Nhóm đông thứ hai là người Việt gốc Hoa, chủ yếu bắt nguồn từ vụ
“nạn kiều”, với số lượng khoảng vài trăm ngàn người. Còn lại là người Việt lai và
người Việt thiểu số. Có một số người Hmong nhập cư vào Mỹ nhưng họ lại được tính
trong nhóm chủng tộc Hmong, năm 2005 có tới 183.265 người. Ngoài ra, có đến 8.000
người Thượng Tây Nguyên cũng đang sinh sống ở Mỹ, tập trung chủ yếu ở thành phố
Greensboro và vùng phụ cận thuộc bang Bắc Carolina với 7.000 người, và một số ít ở
bang Nam Carolina.
1.3.2. Về tôn giáo, tín ngưỡng
Đa số người Việt theo đạo Phật, khoảng 28% theo đạo Thiên Chúa, trong đó chủ
yếu là Cơ Đốc giáo. Mức độ nhiệt tình trong các hoạt động tôn giáo cũng đã giảm
nhiều trong thời gian qua theo trào lưu chung của xã hội Mỹ. Số người không theo đạo
hoặc ít tham gia các hoạt động tôn giáo khá đông và ngày càng gia tăng. Tuy vậy, ở
nhiều cộng đồng người Việt, nhất là những địa phương nghèo như các bang vùng Vịnh
Mexico, các tổ chức tôn giáo đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp đỡ những
người khó khăn, như trong trường hợp cơn bão Katrina ở bang New Orleans năm 2005.
Ngoài ra, 8.000 người Thượng ở Mỹ đều là tín đồ của đạo Tin Lành và mức độ nhiệt
tình tôn giáo của họ khá cao, tuy nhiên, do nhiều hạn chế về điều kiện dân trí, kinh tế
nên họ chưa gây ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt nói chung.
1.3.3. Về kinh tế

14


Theo US Census Bureau, American Community Survey, 2005

22


×