Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nuôi kết hợp tôm hùm với bào ngư và xẹm xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.25 KB, 3 trang )

Nuôi kết hợp tôm hùm với bào ngư và xẹm xanh

Nguồn: vietlinh.com.vn
Nghề nuôi tôm hùm phát triển nhanh và tập trung ở một số khu vực hẹp nên
chất thải của hoạt động nuôi tích luỹ ngày càng nhiều gây tác động xấu đến môi
trường. Để duy trì và phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững thì không
còn con đường nào khác là phải hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.
Ý tưởng nuôi kết hợp được nhiều nhà khoa học đề cập đến như nuôi khép
kín gồm cá, vẹm, rong biển. Chất thải của cá làm gia tăng nguồn dinh dưỡng trong
thuỷ vực tạo điều kiện cho tảo biển phát triển. Tảo làm thức ăn cho vẹm, phân thải
của vẹm lại bổ sung dinh dưỡng cho rong biển. Vẹm được chế biến thành thức ăn
cho cá, sau đó thức ăn dư thừa từ các lồng nuôi cá lại thúc đẩy sự phát triển của
vẹm, rong biển và tảo, tạo nên vòng chuyển hoá dinh dưỡng và năng lượng khép
kín trong thuỷ vực. Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện đề tài nhà nước “Nghiên
cứu công nghệ và xây dựng quy tình nuôi kết hợp đa đối tượng hải sản trên biển
theo hướng bền vững”. Đề tài thuộc chương trình KC 06 thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ. Địa điểm được triển khai tại Xuân Tự, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà.
Hai lồng nuôi tôm hùm 25m2/lồng, mật độ thả 100con/lồng, kích thước tôm
ban đầu trên 100 gam/con. Một lồng nuôi đơn, một lồng ghép thêm các đối tượng
vẹm xanh, rong sụn và bào ngư. Tỷ lệ ghép giữa tôm hùm, vẹm xanh, rong sụn là
2:25:30 (theo trọng lượng). Vẹm xanh được nuôi bằng phương pháp treo dây xung
quanh lồng, kích thước giống 2-3cm/con. Mỗi dây vẹm bố trí 4 cụm (0,5 kg vẹm
giống/cụm). Rong sụn được treo bằng dây trong và xung quanh lồng và cách mặt
nước 50cm. Rong giống thả cỡ 1,5kg/1mdây. Cách 20cm treo một cụm.
Bào ngư được thả nuôi bằng lồng nhựa xung quanh lồng nuôi tôm hùm.
Lồng nuôi bào ngư có kích thước 30x40x25cm. Mật độ thả ương: 200 con/lồng.
Sau 1 tháng nuôi chuyển sang các rổ có mắt lưới lớn hơn để nuôi thương phẩm.
Mật độ: 20-30 con/lồng. Viện Nghiên cứu NTTS III đã tiến hành nuôi bào ngư ở
các mật độ khác nhau 10, 20, 36, 75 và 88 con/lồng. Mỗi mật độ bố trí nuôi bào
ngư theo các nhóm kích thước khác nhau. Thức ăn cho bào ngư là rong câu chỉ
vàng, rong sụn.


Theo dõi các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan,
độ mặn, đo 1 lần/tuần. Các yếu tố như nitrate, phosphate, ammonium-nitrogen,
tổng N, tổng P được xác định 1 lần/tháng.
Theo dõi tốc độ sinh trưởng: Định kỳ 15 ngày đo trọng lượng và chiều dài
các đối tượng nuôi 1 lần.
Thức ăn cho tôm hùm là các loại cá tạp, thân mềm, tôm nhỏ, cua…Thường
xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, kiểm tra đáy lồng. Hằng ngày lặn kiểm tra thức ăn
thừa, sức khoẻ tôm, chất đáy, địch hại như cua, ghẹ, cá nóc…quanh lồng. Lượng
thức ăn và thức ăn dư thừa được cân đo hằng ngày để xác định hệ số tiêu tốn thức
ăn.
Kết thức thí nghiệm, Viện nghiên cứu NTTS III đã tổng kết và đánh giá
hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi như sau:
Hàm lượng ni tơ (N), phốt pho (P) tổng số trong nền đáy lồng nuôi ghép
thấp hơn nuôi đơn.
Tốc độ sinh trưởng trung bình về trọng lượng của tôm hùm ở lồng nuôi đơn
là 0,48%/ngày và 0,53%/ngày ở lồng nuôi ghép, sinh trưởng của bào ngư là
1,47%/ngày, vẹm xanh là 0,57%/ngày và của rong sụn là 3,97%/ngày.
Không có sự khác nhau về sinh trưởng khi nuôi bào ngư ở các mật độ 10,
20, 36 và 75 con/lồng. Tuy nhiên, ở mật độ 88 con/lồng thì tốc độ sinh trưởng có
sự sai khác ý nghĩa thống kê, đó là tốc độ sinh trưởng của bào ngư giảm. Tỷ lệ
sống của bào ngư giảm khi tăng mật độ nuôi.
Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cao hơn nuôi đơn, lợi nhuận thu
được tăng 42,44% trong khi chi phí đầu tư chỉ tăng thêm 16,42%, tổng chi phí sản
xuất tăng 39,37%.

×