Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quy trình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong doanh nghiệp chuẩn nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.98 KB, 5 trang )

QUY TRÌNH ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001 TRONG 
DOANH NGHIỆP CHUẨN NHẤT
Có thể nói, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 vào doanh nghiệp, tổ chức sẽ là một  
quyết định chiến lược giúp cải tiến kết quả hoạt động tổng thể và cung cấp một nền 
tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.
Cụ thể quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào doanh nghiệp, tổ chức  
như thế nào; bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi!
Những lợi ích mà doanh nghiệp có được khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO

Tiêu chuẩn iso đảm bảo cho sự phát triển và cải tiến liên tục


Tăng đáng kể  năng suất lao động; giảm được các chi phí vận hành không đáng có 
thông qua việc xem xét; phân bổ  các nguồn lực cho các quá trình; cũng như  thiết lập 
mối tương hỗ  giữa các quá trình đó; nhằm mang lại hiệu quả  cao nhất; từ  đó giảm 
được giá thành sản phẩm, tăng khối lượng sản xuất, tăng doanh thu.




Đáp ứng được việc vượt hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế.



Giúp doanh nghiệp thấy và xử lý chính xác những chậm trễ; sai sót trong quá trình vận  
hành doanh nghiệp từ  đó các lãnh đạo công ty giảm thời gian kiểm soát; gia tăng sự 
sáng tạo và đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.



Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh; đảm bảo xây dựng và phát triển thương hiệu công  


ty.

Quy trình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 vào doanh nghiệp

Quy trình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 vào doanh nghiệp
Lợi ích đã có, vậy làm thế  nào để  áp dụng ISO hệ  thống quản lý chất lượng vào doanh  
nghiệp, tổ chức? Dưới đây là quy trình gồm 10 bước cần thiết để hoàn thành công việc này:
1. Quyết định có nên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hay không?
Việc này phải dựa vào hoạt động của công ty hiện tại có đáp ứng được những yêu cầu giám 
sát; kiểm tra trong quản lý hay không? Tất nhiên với sự ưu việt của tiêu chuẩn ISO thì một  
công ty chưa từng có nên có quyết định áp dụng tiêu chuẩn này.


2. Tìm ra đại diện lãnh đạo chất lượng
Cần phải bổ nhiệm một đại diện trong ban lãnh đạo của tổ chức làm đại diện lãnh đạo chất  
lượng.
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện
Để áp dụng ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng; trước tiên chúng ta cần phân tích và xác  
định được các điều khoản của tiêu chuẩn mà tổ  chức mình áp dụng. Sau đó, xem xét sự đáp 
ứng các điều khoản đó của tổ  chức mà nhất là tại những bộ  phận, những công việc mà tổ 
chức dự định áp dụng. Sau khi phân tích các điều khoản, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch  
thực hiện.
4. Thông báo trong nội bộ tổ chức
Đây là một thông tin quan trọng quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới. Vì 
vậy, cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết; để chuẩn bị 
cho kế hoạch áp dụng.
5. Chuẩn bị tài liệu
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống tài liệu bắt buộc, theo yêu cầu của các điều  
khoản trong tiêu chuẩn. Và tổ  chức phải soạn thảo mọi tài liệu liên quan, để  phù hợp cho 
việc đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn ISO.

6. Thực hiện
Đưa những quy trình tác nghiệp vào hệ  thống tài liệu của ISO 9001 hệ  thống quản lý chất 
lượng; áp dụng trong những phòng ban liên quan của tổ  chức. Trong bước này thì các nhà 
lãnh đạo của tổ chức và đội ngũ nhân viên phải được thông báo về những quy trình làm việc  
mới; hoặc những thay đổi chính thức trong tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong bước 5.
7. Đánh giá nội bộ


ISO 9001, yêu cầu tổ chức phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của 
tổ  chức, thông qua việc đã đánh giá nội bộ. Việc đánh giá nội bộ  sẽ  được giúp đỡ  để  thực 
hiện trong quá trình tổ chức bắt đầu khi triển khai áp dụng.
8. Đăng ký ISO 9001
Trước khi tổ  chức, doanh nghiệp có thể  nhận được chứng nhận ISO 9001 thì cần phải lựa  
chọn một tổ chức chứng nhận ISO 9001 để đăng ký chứng nhận. Đơn vị  chứng nhận này là 
một tổ  chức độc lập; được công nhận về  việc chứng nhận hệ  thống quản lý chất lượng  
ISO.
Đơn vị này sẽ đánh giá chuẩn đoán hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của doanh nghiệp;  
nếu cuộc đánh giá hoàn tất và phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn thì họ sẽ cấp giấy chứng 
nhận ISO 9001.
9. Chứng nhận ISO 9001
Đây là một bước cực kỳ quan trọng; doanh nghiệp được cấp phải được tổ chức chứng nhận  
ISO 9001 đánh giá là vượt qua và nhận được chứng chỉ  chứng nhận hệ thống quản lý chất 
lượng phù hợp ISO 9001. Các bước từ  1 đến 8 được thiết kế  để  doanh nghiệp có thể  đạt 
được chứng chỉ ISO 9001 này.
Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên của tổ chức có thể sẽ chưa quen với việc đánh giá của một tổ 
chức ở bên ngoài, do đó cần phải khuyến khích, động viên họ để có sự chuẩn bị tốt cho công  
cuộc đánh giá; cũng như là phải hướng dẫn cách thức tương tác, phối hợp với những chuyên 
gia đánh giá chứng nhận. Đừng để một nhân viên không am hiểu gì về hệ thống ảnh hưởng 
đến việc đánh giá chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng.
10. Duy trì chứng chỉ ISO 9001



Có rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng, chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận bộ tiêu 
chuẩn ISO 9001 đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng và áp dụng chứng nhận ISO 
9001.
Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất lượng đó cũng quan trọng không kém. Do 
đó, doanh nghiệp cần được đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình được 
vận hành xuyên suốt ở trong hoạt động hàng ngày của tổ chức và phải thường xuyên cải tiến  
nó hơn nữa.
Như vậy với lợi ích to lớn và quy trình các bước triển khai để có thể áp dụng bộ  tiêu chuẩn 
ISO 9001 vào doanh nghiệp như chúng tôi nêu trên là rất rõ ràng; không quá phức tạp.
Vậy nên điều quan trọng là doanh nghiệp hãy chọn cho mình một công ty dịch vụ hệ 
thống quản lý chất lượng ISO 9001 chuyên nghiệp, để  được giúp đỡ  trong việc áp 
dụng; từ đó nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước



×