Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.98 KB, 24 trang )

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5
2.1. Tổng quan về Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Công ty Cổ phần cơ khí Xây dựng số 5.
Tên giao dịch quốc tế: Join Stock Construction Machinery Company No5.
Tên viết tắt: COMA – 5 .
Trụ sở công ty: Xã Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội.
Điện thoại: 84.4.8349980.
Fax: 84.4.8349981.
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 tiền thân là Nhà máy Cơ khí Xây dựng
số 5, thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp cơ khí xây dựng, Bộ xây dựng, được thành
lập theo quyết định số 165/BKT-TCLĐ ngày 12/09/1968 của Bộ trưởng Bộ kiến
trúc (nay là Bộ Xây dựng), có chức năng đại tu, sửa chữa ô tô phục vụ trong và
ngoài ngành xây dựng với công suất thiết kế là 250 xe/ 1 năm cùng hơn 150 cán
bộ công nhân viên. Công ty có trụ sở tại Xã Tây Mỗ, Huyện Từ Liêm, Thành phố
Hà Nội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước đặt ra cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí cơ hội lớn. Trong
thời gian đó ngành sản xuất xi-măng cũng rất phát triển, do đó nhà máy đã mạnh dạn
nghiên cứu sản xuất các loại phụ tùng phục vụ cho ngành sản xuất xi-măng như: đúc
và gia công các loại bu-lông, răng cào bằng thép hợp kim chịu nhiệt và mài mòn cao.
Bên cạnh đó công ty còn thiết kế các loại răng gầu xúc bằng hợp kim phục vụ cho các
ngành khai thác than, mía đường, thủy lợi.
Đầu năm 1995, Nhà máy Cơ khí Xây dựng số 5 đổi tên thành Công ty Cơ khí
Xây dựng số 5 thuộc Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng. Ngoài những sản phẩm hợp
kim Công ty đã đầu tư công nghệ, kỹ thuật sản xuất các mặt hàng kết cấu thép phục
vụ cho ngành xây dựng và sản xuất các loại dầm siêu trường trọng đạt chất lượng
cao, được khách hàng chấp nhận và tin tưởng.
Năm 1999, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi sở hữu
các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cơ khí Xây dựng số 5 đã chuyển đổi thành


công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5, chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước thành
Công ty Cổ phần theo Quyết định số 1451/QĐ-ĐMQLDN ngày 31/12/1988 của Bộ
1
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
trưởng Bộ Xây dựng. Đại hội cổ đông thành lập Công ty được tiến hành vào ngày
27/3/1999 và Công ty bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần từ ngày
1/4/1999. Tên giao dịch đối ngoại : Join Stock Construction Machinery Company No-
5. Tên viết tắt: COMA-5. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 055922 ngày
17/2/1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Là một Công ty cổ phần nên nguồn vốn của Công ty chủ yếu do các Cổ đông
góp theo hình thức Cổ phần. Tại thời điểm thành lập, Vốn Điều lệ của Công ty là
4.000.000.000 VNĐ (4 tỷ đồng chẵn). Giá trị Cổ phần phát hành lần đầu là
2.000.000.000 VNĐ (2 tỷ đồng chẵn). Số cổ phần phổ thông là: 20.000 cổ phần.
Mệnh giá cổ phần: 100.000 VNĐ/ cổ phần. Giá trị phát hành Cổ phần lần đầu theo
sở hữu: thuộc sở hữu Nhà nước 400.000.000 VNĐ, chiếm 20% vốn phát hành lần
đầu, thuộc sở hữu các cổ đông 1.600.000 VNĐ, chiếm 80% vốn phát hành lần đầu.
2.1.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ
2.1.2.1. Mục tiêu
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 được thành lập để huy động và sử dụng
vốn có hiệu quả, xây dựng và tổ chức mô hình quản lý hợp lý trong việc phát triển
sản xuất kinh doanh về cơ khí xây dựng cũng như các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu
thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức
cho các Cổ đông, đóng góp ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn
mạnh.
2.1.2.2. Quyền hạn
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 là đơn vị hạch toán độc lập có tư cách
pháp nhân, tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật đối với toàn bộ hoạt
động của mình.
Quyền hạn của Công ty cơ bản gồm: quyền tự chủ quản lý sản xuất kinh
doanh và quyền quản lý tài chính.

● Quyền tự chủ sản xuất kinh doanh:
- Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn do các Cổ đông đóng góp, đất đai và
tài nguyên được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp mục
tiêu, nhiệm vụ của Công ty. Phân chia và điều chỉnh nguồn nhân lực giữa các đơn vị
trực thuộc, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị, thực hiện giả pháp kinh doanh phù hợp với
2
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Đặt chi nhánh, Văn phòng đại diện của Công ty ở trong nước, ở nước ngoài
theo quy định của Chính phủ.
- Kinh doanh những ngành nghề mà Nhà nước không cấm, kinh doanh những
ngành nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bổ sung.
- Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với các khách
hàng trong và ngoài nước, được trực tiếp xuất khẩu theo yêu cầu hoạt động kinh
doanh của Công ty và phù hợp với quy định của Pháp luật.
- Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: các sáng chế, giải
pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hóa
theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Đầu tư, liên doanh, lien kết gó cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản
của doanh nghiệp khác theo quy định của Pháp luật với mục đích phát triển sản xuất
kinh doanh của Công ty.
- Tuyển chọn, thuê mướn, sắp xếp, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn
các hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến, năng lực
và hiệu quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động
theo quy định của Bộ Luật Lao Động và các quy định khác của Pháp luật.
- Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của Công ty đi công
tác nước ngoài phù hợp chủ trương mở rộng hợp tác của Công ty và các quy định

cuay Nhà nước.
● Quyền quản lý tài chính:
- Sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh
theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi.
- Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết
công suất.
- Phát hành, chuyển nhượng, bán các cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của
Pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền
quản lý của Công ty tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy
định của Pháp luật.
- Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các Cổ đông sau khi đã
làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập và sử dụng các quỹ theo quy định của Nhà
nước và Nghị quyết của Đại hội Cổ đông.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi về Thuế khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước
3
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
thành Công ty Cổ phần theo quy định của Nhà nước.
2.1.2.3. Nghĩa vụ
Nghĩa vụ của Công ty cơ bản được chia thành 2 nghĩa vụ chính là: nghĩa vụ
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ quản lý tài chính của Công ty.
● Nghĩa vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Đăng kí kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách
nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước
khách hàng và Pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu thị trường.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với đối tác, các khách
hàng.
- Thực hiện theo nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật
Lao động, theo thỏa ước lao động tập thể và các quy chế khác.

- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, an
ninh quốc gia và công tác phòng cháy chữa cháy.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của
Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Đại hội Cổ đông và chịu trách
nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
- Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Pháp
luật. Tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
● Nghĩa vụ quản lý tài chính của Công ty
- Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, hạc
toán, kế toán- thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Pháp luật quy định,
chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo tài chính của Công ty.
- Bảo toàn và phát triển vốn.
- Thực hiệncác khoản phải thu, các khoản phải trả ghi trong bảng cân đối kế
toán của Công ty tại thời điểm thành lập.
- Công bố công khai các thong tin và báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng
đắn và khách quan về hoạt động của Công ty.
- Thực hiện các nghĩa vụ nộp Thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo
quy định của Pháp luật.
- Công ty chịu trách nhiệm vật chất đối với khách hàng trong phạm vi vốn Điều
4
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
lệ của Công ty.
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh
● Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty gồm:
- Sản xuất, lắp đặt và bảo hành các lọaị máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây
chuyền thiết bị cho: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông, thủy lợi, chế
biến nông, lâm sản, thiết bị bảo vệ môi trường và vệ sinh đô thị, nông thôn, thiết bị
nâng vận chuyển.
- Sản xuất, kinh doanh: phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại đen, kim loại màu, các
loại vật liệu xây dựng, các sản phẩm cơ khí và các sản phẩm khác phục vụ cho công

nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng.
- Nhận thầu xây lắp các công trình, kết cấu xây dựng, các máy móc thiết bị
điện, nước, điện lạnh cho các ngành: xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, chế
biến nông, lâm sản và vệ sinh đô thị, nông thôn.
- Đại lý tiêu thụ sản phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu: các máy móc thiết bị,
các sản phẩm cơ khí và các sản phẩm khác… phục vụ xây dựng, công nghiệp, nông
nghiệp và tiêu dung.
- Kinh doanh, đầu tư phát triển nhà và cơ sở hạ tầng.
● Các sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm:
- Máy, thiết bị xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, vệ sinh môi
trường, máy nâng vận chuyển.
- Các kết cấu thép tiêu chuẩn, phi tiêu chuẩn cho công nghiệp, xây dựng, nông
nghiệp, chế biến và tiêu dùng.
- Các sản phẩm Đúc hợp kim bằng kim loại đen, kim loại màu chất lượng cao.
- Các sản phẩm vật liệu xây dựng, công trình xây dựng, kết cấu thép và cấu kiện
xây dựng
- Đào tạo dạy nghề.
5
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
2.1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hội Đồng Quản Trị
PTGĐ Kinh Doanh
PTGĐ Sản
Xuất
T.P Đầu Tư
Tổng Giám Đốc
T.P Tài chính -Kế Toán
Phòng Tổng Hợp
Giám Đốc XN Đúc

Giám Đốc XN Cơ khí
Giám Đốc XN XD
Ban Kiểm Soát
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5
(Nguồn: Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5)
2.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
● Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty, có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của
Công ty, quyết định các loại cổ phần và tổng số cổ phần, quyết định mức cổ tức hàng
năm; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị; quyết định sửa đổi
Điều lệ Công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các quyền khác theo quy
định.
● Hội đồng quản trị Công ty
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, quyết định chiến lược và kế
hoạch phát triển kinh doanh hàng năm của Công ty, quyết định phương án đầu tư
và dự án đầu tư của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông.
6
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
● Ban kiểm soát Công ty
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá
công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc theo đúng các qui
định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông;
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực
hiện các nhiệm vụ được giao.
● Tổng giám đốc Công ty

Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người đại diện theo
pháp luật của Công ty. là người đại diện trước pháp luật của công ty, là người có
quyền cao nhất trong việc quyết định các hoạt động hàng ngày của công ty. Tổng
giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, tổ chức
thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh và các phương án đầu tư của Công ty và chịu sự giám sát của Hội đồng quản
trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao.
● Phó Tổng giám đốc
Là người trợ giúp cho Giám đốc khi cần thiết và thường xuyên báo cáo hoạt
động của công ty lên Giám đốc.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất giúp việc Tổng Giám đốc điều hành việc tổ
chức sản xuất, cung cấp dịch vụ sửa chữa theo hợp đồng Công ty ký với khách hàng.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh giúp việc Tổng Giám đốc trong công
tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, nghiên cứu và mở rộng thị trường
cung cấp dịch vụ.
● Các phòng ban chức năng trong Công ty:
- Phòng Tài chính - kế toán:
Chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán, tài chính, kế hoạch, tổ chức thực
hiện công tác tài chính - kế toán của Công ty, giúp Giám đốc giám sát tình hình tài
chính kế toán của Công ty, xây dựng và hướng dẫn các Xí nghiệp lập kế hoạch phát
triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đề xuất cơ chế
quản lý, phương án kinh doanh cho Ban giám đốc, cùng các phòng ban chức năng tìm
kiếm thị trường, hướng dẫn chỉ đạo và tham gia làm hồ sơ đấu thầu, chỉ định thầu,
triển khai các dự án trúng thầu,….
7
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
- Phòng tổng hợp:
Thực hiện việc giám sát chung các công việc và lên kế hoạch chi tiết của Công
ty cho từng tháng, từng quý đồng thời triển khai các kế hoạch đã lập, tham mưu, giúp

Ban điều hành, giải quyết một số việc:
+ Đề xuất phương án quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, phòng ban của công ty
+ Đề xuất các chức danh quản lý, tuyển dụng, điều động, nâng lương, kỷ luật, khen
thưởng… đối với cán bộ, công nhân lao động theo phân cấp quản lý lao động
+ Lập kế hoạch lao động tiền lương trên cơ sở kế hoạch lao động của Công ty
theo năm, quý
+ Giải quyết mọi chế độ chính sách liên quan đến người lao động
+ Lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: an ninh, đón tiếp khách, an
toàn lao động, vệ sinh lao động….
- Phòng đầu tư và phát triển:
Tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc về xây dựng chiến lược phát triển đầu tư,
phát triển thị trường, phố hợp với các phòng ban trong Công ty để xây dựng kế hoạch
đầu tư ngắn hạn, dài hạn giúp cho việc định hướng đầu tư có hiệu quả, tổ chức thực
hiện, quản lý các dự án đầu tư liên doanh, liên kết ( bao gồm đầu tư tăng năng lực
cho các đơn vị và đầu tư lien doanh liên kết). Chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng
vốn và hiệu quả cũng như tiến độ của các dự án đầu tư.
- Xí nghiệp Cơ khí:
Có nhiệm vụ chính là sản xuất các sản phẩm kết cấu thép theo các hợp đồng
và đơn đặt hàng.
- Xí nghiệp Đúc:
Có nhiệm vụ chính là sản xuất các sản phẩm Đúc chịu nhiệt cao, chịu mài mòn (
chủ yếu là phụ tùng Nhà máy xi-măng ) theo các hợp đồng và đơn đặt hàng.
- Xí nghiệp Xây dựng:
Có nhiệm vụ chính là thi công các công trình xây dựng và dân dụng theo các
hợp đồng và theo các dự án đã trúng thầu.
8
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5
Bảng 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2007-2009

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu thuần VNĐ 29.911.760.321 47.810.092.670 61.660.254.259
Nộp ngân sách VNĐ 1.025.666.764 1.910.927.438 2.375.548.846
Lợi nhuận sau thuế VNĐ 517.962.953 918.755.771 1.234.459.555
Lao động Người 165 152 162
TN bình quân VNĐ 1.700.000 2.050.000 2.100.000
(Trích: Báo cáo kết quả SXKD Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Biểu đồ doanh thu của Công ty 2007- 2009
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh cho thấy doanh thu năm
2007 của Công ty là 29,912 tỷ VNĐ đến năm 2008 doanh thu tăng lên là 47,810 tỷ
VNĐ hơn năm 2007 gần 18 tỷ VNĐ. Năm 2009 doanh thu của Công ty là 61,66 tỷ
VNĐ so với năm 2008 tăng lên gần 14 tỷ VNĐ. Công ty tăng trưởng nhanh qua các
năm, doanh thu năm sau cao hơn năm trước và tăng khá ổn định.
Các khoản đóng góp cho nhà nước Công ty luôn thực hiện đầy đủ. Năm 2007,
Công ty nộp ngân sách 1.025.666.764 VNĐ đến năm 2009 là 2.375.548.846 VNĐ tăng
2,3 lần so với năm 2007. Cùng với việc tăng doanh thu, hàng năm Công ty cũng đóng
góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỉ đồng, thuế nộp năm sau cao hơn năm trước.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty củng tăng qua các năm, năm 2007 là
517.962.953 VNĐ, đến năm 2008 là 918.755.771 VNĐ và đến năm 2009 thì tăng lên
là 1.234.459.555 VNĐ. Lợi nhuận năm 2009 tăng gần gấp đôi năm 2007. Thu nhập
của người lao động cũng được cải thiện qua các năm. Năm 2007, thu nhập bình quân
9
Sinh viên Hà Lan Anh Quản lý công 48

×