Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

THỰC TRẠNG MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327 KB, 41 trang )

Luận văn tốt nghiệp
THỰC TRẠNG MARKETING XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN MAY 10
I. Khái quát về công ty cổ phần May 10
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần May 10 là một trong những doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex). Người tiêu dùng Việt
Nam đã khá quen thuộc với thương hiệu May 10 với các sản phẩm có chất
lượng cao như áo sơ mi nam, veston, quần áo thể thao,… Công ty cổ phần
May 10 ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Cho đến nay công ty đã
tròn 62 năm, đây là một quãng thời gian khá dài đối với một doanh nghiệp
may.
Năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, một số xưởng,
nhà máy ở Hà Nội đã dời lên núi rừng Việt Bắc, trong đó có cả các xưởng
may quân trang. Các xưởng may quân trang này được lấy tên là xưởng may
X1.
Năm 1952, xưởng may X1 ở Việt Bắc đổi tên thành xưởng may X10
mang bí số X10. Năm 1956, cuộc kháng chiến chống Pháp của ta giành thắng
lợi vẻ vang, xưởng may X10 đã rời mảnh đất Việt Bắc chuyển về Hà Nội, sát
nhập với xưởng may X40 lấy tên chung là xưởng may X10. Công xưởng sản
xuất chính được xây dựng ở Gia Lâm, Hà Nội.
Tháng 12/1961, miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội theo con đường xã
hội chủ nghĩa và là hậu phương vững chắc của miền Nam. Trước tình hình
đó, xưởng may X10 nhanh chóng được chuyển sang Bộ công nghiệp nhẹ tiếp
quản và đổi tên là xí nghiệp May 10. Tuy đổi tên nhưng xí nghiệp May 10
vẫn làm nhiệm vụ chính là may quân trang, quân phục cho bộ đội và sản xuất
thêm một số mặt hàng phục vụ xuất khẩu và dân dụng.
Thời kì kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc được giải phóng còn
nhân dân miền Nam lại bắt đầu một cuộc kháng chiến mới, chống đế quốc
Mỹ. Đất nước ta vẫn bị chia cắt làm hai miền, nhân dân miền Bắc tiến lên con
đường xã hội chủ nghĩa, chung sức với đồng bào miền Nam, đánh đuổi kẻ


thù, giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Mùa xuân năm 1975 là một mốc
son chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất
1
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
nước hoàn toàn thống nhất. Cả nước cùng chung tay xây dựng xã hội xã hội
chủ nghĩa. Xí nghiệp may 10 cũng chuyển sang một bước ngoặt mới, làm
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chuyên sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Thị
trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Đông Âu. Như
vậy May 10 đã có sự phát triển vượt bậc về thị trường hàng hoá, không chỉ
giới hạn trong nước mà đã mở rộng ra thị trường nước ngoài. Có thể nói May
10 là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu sớm nhất ở nước ta.
Năm 1990, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, xí
nghiệp may 10 đứng trước nguy cơ bị tan rã do mất thị trường. Đây là một
thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Nếu không tìm ra lối thoát thì sự phá sản
của doanh nghiệp chỉ là sớm hay muộn, đời sống nhân dân sẽ gặp nhiều khó
khăn, thiệt hại đối với nền kinh tế cũng không phải nhỏ. Nhưng chính lúc đó
Đảng và Nhà nước đã có đường lối đổi mới, mở ra một con đường mới cho
doanh nghiệp là sản xuất và xuất khẩu sang những nước khác như Hàn Quốc,
Đức, Pháp,… Như vậy may 10 đã có đầu ra và tránh khỏi nguy cơ phá sản.
Từ đây doanh nghiệp lại đương đầu với những thử thách mới đó là làm ăn với
các bạn hàng lớn thì phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn. Điều này đòi
hỏi sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng của công nhân
viên trong toàn xí nghiệp để duy trì và phát triển doanh nghiệp hơn nữa.
Sự trưởng thành và lớn lên của doanh nghiệp may 10 đã được đánh dấu
bằng quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ là chuyển đổi may 10 thành công ty
May 10. Từ đây công ty May 10 hoàn toàn có quyền tự chủ trong kinh doanh,
có quyền kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu nhằm đem lại lợi nhuận cao
nhất cho công ty.
Kể từ khi chuyển đổi công ty May 10 liên tục làm ăn phát đạt, tạo công

ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần cải thiện đời sống của công nhân.
Điều đặc biệt là May 10 đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, các sản phẩm của
công ty được biết đến là những mặt hàng có chất lượng cao, đem lại sự tin
tưởng cho người tiêu dùng.
Đánh dấu sự đổi mới và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thực hiện
theo chủ trương của Nhà nước, công ty May 10 đã chuyển đổi thành công ty
cổ phần May 10 theo Quyết định số 105 (QĐ – BCN kí ngày 5 tháng 10 năm
2
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
2004). Công ty cổ phần May 10 có tên giao dịch quốc tế là GARCO 10 viết
tắt của “ Garment 10 Join Stock Company”. Đất nước ta đang có sự chuyển
đổi mạnh mẽ về mặt kinh tế và ngành may mặc Việt Nam có rất nhiều cơ hội
để phát triển. Chính vì vậy công ty cổ phần May 10 ra đời là hành động đúng
đắn thể hiện sự tin tưởng của ban lãnh đạo công ty vào sự chỉ đạo sáng suốt
của Đảng và Nhà nước. Kể từ đó công ty cổ phần May 10 đã gặt hái được
nhiều thành công hơn so với thời kì trước đó. Công ty luôn hoàn thành và
vượt mức kế hoạch đề ra. Ngoài ra công ty còn thực hiện phân phối theo lao
động, thực hiện chủ trương “ làm theo lao động, hưởng theo năng lực”, “ làm
nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Nhờ đó công ty
đã khuyến khích động viên tinh thần làm việc tích cực của anh chị em trong
công ty, làm tăng lợi nhuận cho công ty cũng đồng thời là làm lợi cho bản
thân họ.
Có thể nói rằng, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, công ty May
10 vẫn luôn vững vàng trên thị trường, chiếm trọn niềm tin của người tiêu
dùng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Những vinh dự mà công ty đã
nhận được như huân huy chương, cờ thi đua, bằng khen, danh hiệu các loại là
phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực phấn đấu hết mình của công ty,
đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là một doanh nghiệp may
mặc hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay, công ty cổ phần May 10 có trụ sở

chính tại Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội, với diện tích là 28255 m2.
Điện thoại: 84.4827.6923
Fax: 84.4827.6925
Email:
Website:
Trên đây là những khái quát về quá trình hình thành và phát triển của
công ty cổ phần May 10. Đôi nét giới thiệu đó đã cho thấy May 10 có một sự
trưởng thành từ khá sớm, là niềm tự hào của tập thể trong công ty cũng như
của toàn ngành dệt may Việt Nam vì đã có “ một May 10 như thế”.
2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần May 10
Sơ đồ 1 (trang bên)
3
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có
sự chuyên môn hóa. Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu
cầu của hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
- Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại
diện hợp pháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính
sách của nhà nước. Tổng giám đốc có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài
nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty dệt may Việt Nam giao để
quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ được giao.
- Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xí
nghiệp thành các phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền
giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty. Phó tổng giám
đốc cũng được Tổng giám đốc uỷ quyền đàm phán và ký kết một số hợp đồng
với khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài.
Ngoài ra, công ty còn có ba giám đốc điều hành hỗ trợ cho tổng giám

đốc các công việc ở các xí nghiệp địa phương hay xí nghiệp liên doanh.
- Văn phòng công ty: đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết
về nghiệp vụ quản lý sản xuất, vừa làm nhiệm vụ phục vụ hành chính xã hội.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều
hành việc tổ chức kinh doanh tại công ty.
- Phòng kĩ thuật: quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện nghiên
cứu ứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đáp
ứng sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ hoạt
động tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, đạt
được mục tiêu về lợi ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty.
- Phòng chất lượng (QA): có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện
quy trình công nghệ, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra
thị trường.
- Phòng kế hoạch: quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kí kết các hợp
đồng kinh doanh.
4
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Sơ đồ II.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần May 10
Tổng giám đốc
ĐDLĐ về ATSK Phó tổng GĐGĐ điều hành 1ĐDLĐ về MT ĐDLĐ về CL Giám đốc diều hành 2 Giám đốc điều hành 3
P. Kinh doanhPhòng QA
Tổ kiểm kêTổ quản trịTrưởng ca A
Phòng kế hoạchCác XN may
Tổ hòm hộp Trưởng ca B
Khối văn phòngBan đầu tưPhòng kế toán Phòng kỹ thuậtCác PX phụ trợXN thành viênPhòng kho vậnTrường đào tạo
Tổ cắt A Tổ là ACác tổ máy Các tổ máy(Nguồn: Eurostat)Tổ cắt B Tổ là B
(Nguồn: Ban tổ chức hành chính của công ty May 10)Khách hàng AnhSKết quả thực hiệnNhân sựNguồn lực khácCơ cấu tổ chứcChương trình hành độngHệ thống các quyết địnhTgianHông Kông
5
Luận văn tốt nghiệp

- Phòng kho vận: kiểm tra, tiếp nhận và viết phiếu xuất kho cho các sản
phẩm được bán ra ngoài thị trường.
- Ban đầu tư và phát triển: chức năng của ban là nghiên cứu và phát triển
thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược quảng cáo
nhằm đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
- Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: là nơi đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ
thuật có tay nghề cao, phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và
đưa họ đi tu nghiệp ở nước ngoài.
- Các xưởng may thành viên: đây là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất
tạo ra sản phẩm của công ty. Các xưởng may này thực hiện các nghiệp vụ như
nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cắt may, là, gấp, đóng gói, nhận thành phẩm
vaò kho. Công ty cổ phần may 10 hiện nay có tất cả 11 xí nghiệp thành viên
(5 xí nghiệp Hà Nội và 6 xí nghiệp địa phương), 2 công ty con và 3 phân
xưởng phụ trợ. Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là:
+ Xí nghiệp 1, 2, 5 chuyên sản xuất áo sơ mi
+ Xí nghiệp veston 1, veston 2 chuyên sản xuất complê
+ Các xí nghiệp địa phương khác chủ yếu sản xuất áo sơ mi và quần âu
Hai công ty con của May 10 đặt tại Thanh Hoá và Quảng Bình. Việc
hạch toán kinh doanh của hai công ty này được tiến hành một cách độc lập
với công ty mẹ.
Công ty có ba phân xưởng phụ trợ là: phân xưởng thêu, in, giặt; phân
xưởng cơ điện và phân xưởng bao bì.
3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp May10 là sản xuất các sản
phẩm may mặc với thị trường tiêu thụ khắp cả nước và cả thị trường nước
ngoài. Hàng hoá đưa ra thị trường nước ngoài chủ yếu theo con đường gia
công toàn bộ sản phẩm hoặc bán thành phẩm. Cơ cấu mặt hàng khá đa dạng
và phong phú. Danh mục sản phẩm của công ty bao gồm hơn 100 chủng loại
sản phẩm may mặc các loại. Sản phẩm của công ty mang một số nhãn mác

như: Gate, Bigman, Jackhot, Freland, Pharaon, Chambray, Pretty women,…
6
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm: sơ mi nam, nữ các loại,
veston các loại, Jacket các loại, váy, quần âu dành cho nam nữ các loại, quần
áo trẻ em, quần áo thể thao,… Trong đó, sơ mi nam là sản phẩm mũi nhọn
của công ty, đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty.
Tôn chỉ của công ty là hàng hoá có chất lượng cao, mang lại sự sang
trọng và lịch lãm cho khách hàng. Vì vậy, các sản phẩm của May 10 trở lên
có uy tín cao đối với thị trường trong nước. Bên cạnh đó các mặt hàng gia
công, xuất khẩu của công ty cũng rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế
như Mỹ, EU, Nhật Bản,…
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May 10 trong những
năm gần đây
1. Kết quả sản xuất kinh doanh chung của công ty
Trong thời gian qua, công ty cổ phần May 10 đã đổi mới phương thức
hoạt động, nắm bắt những vận hội mà đất nước đem lại. Tiêu biểu là ngày
11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại
thế giới WTO. Sự kiện trọng đại này đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách
thức cho ngành dệt may Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp May 10. Nhìn
lại chặng đường phát triển 62 năm qua, doanh nghiệp May 10 đã gặt hái được
không ít những thành công, nhất là thời kì sau đổi mới. Năm 2007 cũng là
thời điểm mà ngành Dệt may Việt Nam khởi sắc với kết quả xuất khẩu đạt 1,2
tỷ USD mặc dù ngành vẫn bị áp dụng Luật chống bán phá giá của Bộ thương
mại Hoa Kỳ. Công ty cổ phần May 10 cùng gần 100 thành viên khác của
Tổng công ty Dệt may Việt Nam đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu
đề ra, tiếp tục khẳng định bản lĩnh và sự sáng tạo của mình trong điều kiện
đổi mới và hội nhập của đất nước. Công ty tiếp tục phát huy những thành tích
đã đạt được trong thời gian qua để giữ vững danh hiệu thương hiệu mạnh ở

Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu ở nước ta
thời kì trước và sau hội nhập WTO.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty trong thời gian
gần đây (2004-2007) rất khả quan. Các hoạt động sản xuất trong nước và xuất
khẩu đều đạt kết quả cao. Công ty luôn hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra
7
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
trong kế hoạch. Doanh thu và lợi nhuận tăng đã góp phần cải thiện đáng kể
đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bảng II.1- Kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm
2004 – 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tỷ lệ
(%)
(1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3)
Tổng DT
464.772 552.985 631.600 481.200
118.9
8
114.2 76.19

DT xuất khẩu
376.486 488.572
542.648
422.740 129.7
7
111.0
7
77.90
DT FOB
260.140 343.423
405.068
346.414 132.0
1
118 85.52
DT gia công
116.346 145.149
137.400
76.326 124.7
6
94.66 55.55
DT nội địa
85.608 64.413 89.132 58.460 75.24 138.4 65.56
Lợi nhuận
6.021 13.842
15.830
16.500 172.5 114.3
6
107.28
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần May 10)
Tổng doanh thu trong 4 năm qua của công ty cổ phần May 10 như sau:

o Năm 2005 so với năm 2004 tăng 18,98% tương ứng với mức tăng
88,213 triệu đồng
o Năm 2006 so với năm 2005 tăng 14,2% tương ứng với 78,615 triệu
đồng
o Năm 2007 so với năm 2006 giảm 23,81% tương ứng với 61,448 triệu
đồng
Tổng doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu là do doanh thu công ty
thực hiện tốt công tác kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trong suốt thời gian
qua doanh thu xuất khẩu luôn luôn tăng với tốc độ tăng trưởng cao. Năm
2007 các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị áp dụng luật chống bán phá giá.
Mặc dù vậy kết quả kinh doanh của May 10 vẫn đạt mức khá cao. Doanh thu
FOB năm 2007 chỉ đạt 346,414 tỷ đồng giảm 14,48% so với năm 2007.
8
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
Nguyên nhân giảm sút là năm 2007 ngành dệt may Việt Nam bị áp dụng quy
chế giám sát của Hoa Kỳ nên những tháng đầu năm những đơn hàng của các
đối tác nước ngoài với Việt Nam bị giảm đi nhiều so với các cùng kì năm
trước. Các đơn hàng của công ty vì thế cũng bị ảnh hưởng. Các đối tác nước
ngoài có e ngại rằng nếu tiếp tục đặt nhiều đơn hàng thì sẽ có nhiều rủi ro vì
nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bán phá giá. Đến cuối năm 2007 thì
các đơn hàng lại tăng trở lại, có phần tăng gấp đôi so với cùng kì năm trước.
Vì vậy, doanh thu xuất khẩu của công ty vẫn đạt ở mức cao. Chỉ tiêu lợi
nhuận và dự phòng vượt 30% so với kế hoạch, chỉ tiêu doanh thu gia công
vượt trên 20% so với kế hoạch. Những năm qua công ty có kết quả hoạt động
kinh doanh cao như vậy là nhờ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông
qua đầu tư vào việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất kinh doanh mới như xí
nghiệp sản xuất complê.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua có những
mặt thuận lợi và khó khăn. Đó là:

+ Về thuận lợi: Doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của
Bộ ngành và Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Doanh nghiệp cũng chủ động tìm
hiểu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh
với các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường Mỹ, EU. Mặt khác công ty
cũng phải luôn chú ý tới chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào để không
bị rơi vào các vụ kiện chống bán phá giá từ phía các thị truờng lớn này.
+ Về khó khăn: thời điểm trước khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn ngành
dệt may nước ta đều trải qua thời kì khó khăn. Đó là tình hình các doanh
nghiệp dệt may luôn luôn đứng trước nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Chi
phí để theo đuổi các vụ kiện khá lớn và khả năng thắng được các vụ kiện đó
là rất ít. Điều này làm thiệt hại lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty
vào thời kì trước năm 2006. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của WTO thì các doanh nghiệp dệt may tránh bị áp đặt hạn ngạch tuy
nhiên phía Mỹ lại đưa ra cơ chế giám sát đặc biệt đối với các doanh nghiệp
dệt may nước ta. Vì vậy, những tháng đầu tiên năm 2007, thời điểm nước ta
mới vào WTO các đơn đặt hàng từ Hoa Kì và EU đều giảm một cách đáng kể.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương và Tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty
9
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
cổ phần May 10 vẫn tiếp tục sản xuất với công suất cao. Các phòng, ban, xí
nghiệp thực hiện tốt kế hoạch đề ra là tăng 15 – 20% doanh thu, giảm 10 –
15% chi phí. Do đó doanh thu thự hiện của công ty năm 2007 đạt 490 tỷ tăng
so với kế hoạch 15 tỷ, lợi nhuận thực hiện đạt 16,5 tỷ tăng 0,5 tỷ so với kế
hoạch, thu nhập người lao động là 1.750.000 đồng tăng 200.000đồng so với
kế hoạch.Chi phí tăng 8,5 tỷ với năm 2006. Phòng tài chính kế toán cũng đã
tham mưu cho Tổng giám đốc sử dụng có hiệu quả nguồn lực của công ty,
làm lợi 1,5 tỷ đồng.
2. Tình hình xuất khẩu của Công ty
Công ty May 10 ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp với mục

tiêu ban đầu là sản xuất quân trang phục vụ bộ đội. Sau này đất nước đổi mới,
nền kinh tế trong nước có nhiều biến động theo thị trường thế giới. Xí nghiệp
may X10 đã có thể sản xuất hàng may mặc không chỉ phục vụ nhu cầu trong
nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Sản phẩm do công ty sản xuất đã có mặt trên
thị trường quốc tế. Sản phẩm của công ty được xuất chủ yếu sang ba thị
trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 37%, thị
trường EU chiếm 37%, thị trường Nhật Bản chiếm 10-15%, còn lại là các thị
trường khác. Trong vài năm gần đây tình hình xuất nhập khẩu của công ty có
nhiều sự đổi mới, doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, chiếm 70-80%
tổng doanh thu của toàn công ty. Hàng năm doanh thu xuất khẩu của công ty
May 10 đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may
mặc của toàn ngành. May 10 và Việt Tiến là hai doanh nghiệp có số lượng
xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, đứng
vào Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu mạnh ở Việt Nam.
Có được kết quả như trên là nhờ những nỗ lực mà công ty đã đầu tư vào
hoạt động xuất nhập khẩu. Bảng số liệu trên cho thấy tình hình xuất khẩu của
công ty có tăng trong thời gian từ năm 2004 – 2007. Cụ thể:
• Năm 2005 so với 2004 tăng 13,14% ứng với mức tăng 10,000,000USD
• Năm 2006 so với 2005 tăng 14,19% ứng với mức tăng 12,217,000USD
• Năm 2007 so với 2006 giảm 14,48% ứng với mức 14,148,000 USD
Sản phẩm chủ lực của công ty trước đây của công ty là áo sơ mi có chiều
hướng giảm về số lượng, năm 2006 giảm 25% so với năm 2005 và mặt hàng
10
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
quần, áo jaket lại có xu hướng tăng 200%. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu
của công ty có giảm 14,48% do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có
nhiều biến động. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới, EU đã xoá bỏ hạn ngạch cho dệt may của Việt Nam
đồng thời có nhiều ưu đãi về thuế quan cho xuất khẩu hàng may mặc của

nước ta. Tuy nhiên, do Việt Nam mới gia nhập WTO nên những hợp đồng
xuất khẩu của toàn ngành có giảm sút so với cùng kỳ năm 2006 là 15%, hầu
hết các nhóm hàng tăng trưởng không đáng kể hoặc có giảm sút.
Bảng II.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2004 – 2007
Đơn vị: 1000USD
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
(2)/(1)
(%)
(3)/(2)
(%)
(4)/(3)
(%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Kim ngạch XK 76,067 86,067 98,284 84,10 113,14 114,19 85,52
Kim ngạch NK 47,414 46,471 54,512 53,54 98,01 117,30 98,24
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần May 10)
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng có sự biến động
lớn trong thời gian qua. Cụ thể:
• Năm 2005 so với năm 2004 giảm 1,99 % ứng với 943,000USD
• Năm 2006 so với năm 2005 tăng 17,3% ứng với 8,041,000 USD
• Năm 2007 so với năm 2006 giảm 1,76% ứng với 90,000USD
Kim ngạch nhập khẩu của công ty những năm qua nhìn chung vẫn cao

so
kim ngạch xuất khẩu. Công ty chủ yếu nhập các máy móc thiết bị và công
nghệ, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu và gia công. Nhập khẩu
trung bình gấp 1,8 lần so với xuất khẩu. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi
theo xu hướng giảm đi. Vì kế hoạch hoạt động của công ty là tích cực lấy
nguyên liệu nội địa giá rẻ, chất lượng cao. Kế hoạch năm 2008 công ty đặt ra
là giảm nhập khẩu xuống còn 58,980,000USD.
3. Những chỉ tiêu đánh giá khác
3.1 Quy mô hoạt động
11
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
Thị trường hoạt động của Công ty gồm thị trường nội địa và thị trường
nước ngoài. Doanh thu thị trường nội địa chiếm 20-25% tổng doanh thu,
doanh thu thị trường xuất khẩu chiếm 80% tổng doanh thu. Công ty đã xây
dựng hệ thống phân phối ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, bao gồm các
cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị. Sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường nội
địa là áo sơ mi cao cấp, veston cao cấp, quần áo thể thao, quần áo trẻ em,…
Các sản phẩm này mang đến sự thoải mái, sang trọng và thanh lịch cho khách
hàng.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trong đó, thị
trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty chiếm 30-40%
sản lượng và giá trị xuất khẩu, thị trường EU đứng thứ hai với 28-34% sản
lượng và giá trị xuất khẩu, thị trường Nhật Bản đứng thứ ba với 10-15% sản
lượng và giá trị xuất khẩu của công ty, còn lại là một số thị trường Châu Á
như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hông Kông. Loại hình xuất khẩu chủ
yếu là gia công cho đối tác nước ngoài.
3.2 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nhập khẩu với mức giá tương đối
cao. Quy mô sản xuất ngày càng tăng thì nhu cầu về nguyên vật liệu cũng

tăng. Vì công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu theo hình thức gia công bán
thành phẩm hoặc xuất khẩu theo giá FOB nên công ty chủ yếu là nhập khẩu
nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất cho các hợp đồng gia công hoặc
hợp đồng xuất khẩu. Mức nhập khẩu tăng bình quân 5,43%/năm. Nguyên vật
liệu mua từ thị trường trong nước không được ổn định do tình hình thời tiết
nước ta luôn bất thường. Nhưng công ty cũng nhận định rằng xu hướng tiêu
dùng nguyên vật liệu trong nước sẽ gia tăng do giá rẻ hơn nhập khẩu và chất
lượng cũng được nâng cao hơn. Nguyên vật liệu trong nước năm 2007 đã tăng
6,7% so với năm 2006.
Công ty chú trọng đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh như vậy nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế theo quy mô và tiết kiệm chi phí. Nhờ đầu tư hiệu
quả vào các xưởng sản xuất nên doanh thu tăng đều các năm và có lợi nhuận
ở tất cả các phân xưởng. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm của công ty chưa
được cải thiện đúng mức cho nên giá trị sản phẩm không cao điều này thể
12
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
hiện ở việc mức tăng tương đối của sản lượng sản xuất năm này so với năm
trước tăng lên nhưng mức tăng tương đối về giá trị sản xuất giảm đi. Quy mô
thị trường của công ty chưa thực sự đủ mạnh để chiếm lĩnh thị trường.
13
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
Bảng II. 3: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất tư năm
2004 – 2007
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2004
Năm
2005

Năm
2006
Năm
2007
Tỷ lệ
(%)
(1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3)
NL sử dụng 100m
2
NL nhập khẩu -
25,361 26,770 28,300 29,715 105,6 105,7 105
NL nội địa -
1,215 2,092 750 800 172,2 135,8 106,7
NPL trong SPXK
Tổng giá trị Tr đ
758,601 760,000 894,906 940,000 100,2 117,8 105
Giá trị NPL nội
địa
%
31,470 34,000 43,292 45,000 108 127,3 103,9
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần May 10)
14
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
III. Thực trạng Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty cổ phần May 10
trong thời gian qua
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường
EU là một trong ba thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của ngành dệt may
Việt Nam. Với quy mô dân số đông và thu nhập bình quân đầu người cao, EU là thị trường
xuất khẩu tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài dệt may, Việt Nam còn xuất

khẩu nhiều mặt hàng sang thị trường EU, trong đó có những mặt hàng chủ lực như thủy sản,
gỗ, café, chè, gốm sứ, giày dép,… Xác định đây là một thị trường tiêu thụ lớn, công ty cổ
phần May 10 đã quyết định thâm nhập vào thị trường để mở rộng phạm vi xuất khẩu.
Công ty đã áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu thị trường là nghiên cứu tại bàn
và nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường. Trong nghiên cứu tại chỗ thì công ty thu thập thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau như internet, báo chí, hội chợ triển lãm, cơ quan xúc tiến
thương mại của Việt Nam và các nước EU,… Đặc biệt, EU đã thành lập tổ chức xúc tiến
nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển có tên viết tắt là CBI để hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nước khác thúc đẩy xuất khẩu vào EU. Thông qua
CBI, Công ty có thể tìm kiếm nhiều thông tin về thị trường may mặc EU, công ty có thể truy
cập vào website của CBI tại địa chỉ để tìm kiếm các cơ hội
chào hàng, tìm hiểu về nhiều nhà nhập khẩu EU.
Ngoài ra, Công ty còn có thể thu thập thông tin về EU tại địa chỉ website
, . Hai website này cung cấp những
thông tin cụ thể về các quy định của EU và các nước thành viên đối với nhập khẩu sản phẩm
xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi GSP, mức thuế quan ưu đãi, chứng từ hải quan, quy
tắc xuất xứ ưu đãi, số liệu thống kê xuất nhập khẩu của các nước EU, đăng tin chào hàng,…
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường ít được sử dụng do kinh phí để thực hiện rất
cao. Phần lớn là các Công ty trao đổi thông tin với bạn hàng thông qua các hội chợ quốc tế
được tổ chức ở Việt Nam hoặc ở một số nước EU.
2. Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường EU tuy rất lớn về quy mô nhưng khả năng hợp tác làm ăn của Công ty chỉ
có thể tập trung vào một số quốc gia cụ thể. Vì vậy, Công ty lựa chọn một số đối tác phù
hợp với khả năng của mình để thiết lập các mối quan hệ. Trên cơ sở nghiên cứu thu thập
thông tin, Công ty tiến hành đánh giá thị trường và đánh giá tiềm năng của Công ty để lựa
chọn những đối tác thích hợp nhất.
15
Đồng Thị Mai – TMQT 46
Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá thị trường:

Hầu hết các quốc gia EU đều có những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt về chất
lượng sản phẩm, quy định về môi trường và tiêu chuẩn xã hội. EU chia làm hai khu vực Bắc
và Tây Âu. Nhìn chung giữa hai bộ phận dân cư này không khác nhau nhiều lắm về hành vi
tiêu dùng, phong tục tập quán, nhất là quan niệm về thời trang thì rất giống nhau. Hơn nữa
trình độ kinh tế của các nước này khá đồng đều và có mức thu nhập khá cao. Mức độ chi
tiêu cho hàng tiêu dùng của các nước này rất lớn, bên cạnh tiêu thụ những mặt hàng sản xuất
trong nước thì người dân EU còn sử dụng một lượng lớn các sản phẩm nhập khẩu. Nguồn
nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia châu Á và khu vực Địa Trung Hải. Trong đó, các quốc
gia châu Á chiếm tới 50-60%, Địa Trung Hải chiếm 20-30%, còn lại lả các quốc gia khác.
Nguồn hàng từ Trung Quốc chiếm 20-30% thị trường EU, Ấn Độ chiếm 10-15%, các quốc
gia khác như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam chiếm 10%. Nguồn hàng từ các nước Địa
Trung Hải chủ yếu nhập của Thổ Nhĩ Kì, Tunisia, Morocco, Bangladesh, Srilanca,…
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty về các mặt hàng có mức giá thấp và trung
bình là Trung Quốc và Ấn Độ. Còn nhóm hàng có đơn giá cao do Thổ Nhĩ Kì, Morocco
chiếm lĩnh. Gần đây, với việc được xóa bỏ hạn ngạch, hàng hóa của Trung Quốc ngày càng
tăng lên về số lượng, chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao trên mọi phân khúc thị
trường. Công ty xác định đối thủ cạnh tranh chính là các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung
Quốc.
Lựa chọn thị tr ư ờng mục tiêu
Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia trong khu vực EU như
Đức, Anh, Pháp, Hà lan,... Với mục tiêu xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU chiếm
30-40% doanh thu xuất khẩu, công ty đã tập trung nguồn lực để thực hiện các hợp đồng của
các nhà nhập khẩu Đức, Anh, Pháp, Hà Lan. Công ty đã chú trọng đến việc thiết lập các mối
quan hệ bạn hàng lâu dài với các đối tác này. Nhận thấy Đức là quốc gia có thu nhập bình
quân đầu người cao và chi tiêu cho hàng may mặc hàng năm rất lớn nên công ty sẽ chủ yếu
tập trung vào quốc gia này. Mức chi tiêu cho hàng may mặc của Đức là 58,497 triệu Euro,
cao nhất ở EU. Tiếp đó là Anh đạt 53,158 triệu Euro, Pháp đạt 31,700 triệu Euro, Hà Lan đạt
22,712 triệu Euro,… Đây là những thị trường mà công ty cần hướng tới. Mặt hàng mà được
tiêu dùng nhiều nhất ở đây là hàng may mặc ngoài chiếm 80% tổng số hàng may mặc chung.
Hai quốc gia Đức và Anh có mức chi tiêu cho mặt hàng may mặc nói chung và may mặc

ngoài nói riêng cao nhất EU, ngoài ra các quốc gia khác cũng dành 70-80% chi tiêu cho hàng
16
Đồng Thị Mai – TMQT 46

×