Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TIỀN PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.13 KB, 43 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BAO BÌ TIỀN PHONG
2.1. GI I THI U S L C V CÔNG TY C PH N BAO BÌỚ Ệ Ơ ƯỢ Ề Ổ Ầ
TI N PHONGỀ
Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong có tên giao dịch quốc tế
TIFOPACK.
Địa chỉ: Số 2 An Đà, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 031.385.2073 – 3640973
Số Fax: 84.31.640.133
Tài khoản: 10390.0 Ngân hàng INDOVINA Hải Phòng.
Mã số thuế: 0200590620
Công ty CP bao bì Tiền Phong( sau đây gọi là “Công ty”) là một
công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Vốn điều lệ của
Công ty là 4.000.000.000 VND. Trong đó, Nhà nước nắm 40% cổ
phần. 23,33% số cổ phần được bán cho lao động trong Công ty và
36,67% số cổ phần bán cho các đối tượng ngoài Công ty.
Công ty chuyên sản xuất các loại bao PP, bao xi măng và các loại
mành KP phục vụ cho việc đóng gói lương thực, thực phẩm, hoá chất,
phân bón, xi măng… Gần đay Công ty có nhập thêm dây chuyền sản
xuất ống nhựa PVC dùng cho gia dụng và các công trình xây dựng.
Tổng số lao động thực tế của Công ty là 139 người. Trong đó, lao động gián
tiếp là 29 người, lao động trực tiếp là 110 người được chia thành 8 tổ sản xuất.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong tiền thân là Công ty liên
doanh sản xuất bao bì VINAPAC, tên giao dịch là VINAPAC
CO.,LTD, được thành lập vào ngày 26 tháng 11 năm 1992 theo giấy
phép đầu tư 471/GP của UB Nhà nước về hợp tác và đầu tư, nay là Bộ
kế hoạch và đầu tư, gồm 4 bên tham gia với số vốn 3.550.000 USD
( Vốn pháp định 2.000.000USD):
- Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu nhựa VINAPLAST
- SUMITOMO CORPORATION (Nhật Bản)


- SUMITOMO CORPORATION (SINGAPORE) PTE.LTD (Singapore)
- TEGO SENDIRIAN BERHAD (Malaysia)
Tình hình hoạt động của Công ty liên doanh gặp nhiều khó khăn
và luôn bị thua lỗ tới hơn 9 tỷ đồng trong hơn 7 năm hoạt động. Do đó
Công ty quyết định chuyển nhượng vốn của phía nước ngoài cho phía
Việt Nam. Nghị quyết hội đồng cổ động về việc chuyển nhượng vốn từ
phía nước ngoài cho phía Việt Nam ngày 27/6/2001 và quyết định của
các giám đốc ngày 28/6/2001 trong đó các cổ động gồm Công ty nhựa
thiếu niên Tiền Phong, Tổng công ty nhựa Việt Nam, Công ty
Sumitomo Singapore Pte.Ltd, Công ty Sumitomo Nhật bản và Công ty
Tego Sdn.Bhd Malaysia quyết định chuyển nhượng cổ phần, theo đó
TIFOPLAST và VINAPLAST đồng ý mua lại 100% số vốn pháp định
của phía nước ngoài với trị giá 360.000 USD. Do đó Công ty chuyển
đổi thành hình thức hai chủ sở hữu: Tổng công ty nhựa Việt
Nam( chiếm 3,5% vốn pháp định) và Công ty nhựa thiếu niên Tiền
Phong( chiếm 96,5% vốn pháp định).
Căn cứ theo Quyết định số 235/BCN ngày 26/12/2003 về việc
chuyển đôỉo Nhà máy thành viên VINAPAC thuộc Công ty nhựa thiếu
niên Tiền Phong thành Công ty cổ phần và Quyết định số 19/BCN
ngày 10/3/2004 về việc sửa đổi nội dung của Quyết định số 235/BCN
của Bộ Công Nghiệp đã quyết định chuyển Nhà máy sản xuất bao bì
VINAPAC thành Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong. Trong đó các cổ
đông sang lập là: cổ đông là Nhà nước nắm 16.000 cổ phần chiếm
40%, cổ động là người lao động trong doanh nghiệp năm 9.332 cổ
phần chiếm 23,33% và cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm
14.668 cổ phần chiếm 36,67%.
Ngày 30/6/2004 quyết định cổ phần hoá Nhà máy bao bì
VINAPAC trực thuộc Công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong thành Công
ty cổ phần bao bì Tiền Phong với số vốn điều lệ là 4.000.000.000 đồng.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty là Tienphong packing joint stock

company (TIFOPACK.JS,CO).
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Công ty
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì PP, bao xi măng, các loại
mành KP và ống nhựa các loại… Công ty chuyên cung cấp các sản
phẩm phục vụ cho các ngành nghề có nhu cầu đóng gói như hoá chất,
xi măng, thực phẩm…
Công ty có nhiệm vụ sử dụng một cách có hiệu qủ nguồn vốn,
không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, trên cơ sở giữ vững các
mặt hang truyền thống, tiếp tục mở rộng đầu tư phát triển chiều sâu để
đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ, pháp luật của
Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước; thực
hiện đúng các cam kết với các đối tác, đảm bảo sự tín nhiệm của bạn
hang trong và ngoài nước; đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân
viên của Công ty; đảm bảo an toàn sản xuất và giữ gìn trật tự an ninh
xã hội…
2.1.2.2. Bộ máy quản lý của Công ty
Tổng số lao động của Công ty là 139 người, trong đó bộ phận
quản lý là 29 người và bộ phận lao động trực tiếp là 110 người. Sơ đồ
cơ cấu tổ chức của Công ty như sau:
1. Hội đồng quản trị( Chủ tịch HĐQT)
2. Giám đốc Công ty
3. Ban chỉ đạo ISO
4. Phòng tài chính và nhân sự 5. Phòng KT-CN&CL 6. Phòng kinh doanh
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Giám đốc:
Giám đốc Công ty có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất, là đại diện pháp
nhân của Công ty và là chủ tài khoản của Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ tổ
chức và điều hành công việc sản xuất- kinh doanh các sản phẩm đã đăng ký,

chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về mọi hoạt động và kết quả kinh
doanh của Công ty, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của
Công ty théo nguyên tắc đảm bảo tối ưu, linh hoạt, độ tin cậy và đạt hiệu quả
cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng tài chính và nhân sự
Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong là một đơn vị nhỏ, do đó phòng tài
chính và nhân sự thực hiện toàn bộ các công tác về tổ chức, hành chính và tài
chính kế toán của Công ty.
Phòng có 3 chức năng chính là tổ chức lao động- tiền lương, hành chính
và tài chính- kế toán. Phòng đóng vai trò là tham mưu cho giám đốc về tổ chức
7. Phân xưởng bao bì 8. Tổ sửa chữa 9. Phân xưởng ống và
phụ tùng
bộ máy quản lý của Công ty, xây dựng các định mức lao động, tổ chức tuyển
dụng và đào tạo, xây dựng kế hoạch tài chính và thực hiện các nghiệp vụ kế
toán.
Phòng công nghệ- kỹ thuật và chất lượng
Phòng công nghệ- kỹ thuật và chất lượng giúp cho giám đốc quản lý các
mặt về công nghệ, chất lượng của sản phẩm cũng như thực hiện việc nghiên cứu
và sản xuất thử sản phẩm mới. Phòng có 3 chức năng cơ bản là quản lý kỹ thuật,
quản lý công nghệ và quản lý chất lượng. Với 3 chức năng này, phòng cũng có
3 nhiệm vụ chính: quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý chất lượng.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tiêu thụ hang năm,
quý, tháng, tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng bán hang, giao hang và
thanh toán, bảo đảm hoàn thành kế hoạch doanh thu của Công ty đề ra. Phòng
còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, cung cấp đầy đủ
nguyên liệu chính và phụ cho nhu cầu sản xuất của xưởng.
2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA
2.2.1. Công tác hoạch định tài chính của Công ty

Để quản lý tài chính, Công ty tiến hành hoạch định tài chính. Công tác
hoạch điịnh tài chính của Công ty tập trung vào việc lựa chọn phương án hoạt
động cho Công ty trong tương lai. Các kế hoạch tài chính cảu Công ty được xây
dựng dựa trên các mục tiêu phát triển tổng thể của Công ty và mục tiêu quản lý
tài chính của Công ty. Công tác hoach định tài chính của Công ty được xây
dựng dựa trên việc xem xét tình hình huy động và sử dụng nguồn tài chính của
Công ty, sự biến động của thị trường, từ đó xác định được những điểm mạnh và
điểm yếu của Công ty. Các kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên cơ sở là
định hướng của các chính sách kinh tế xã hội chung, các chính sách của từng
ngành và chính sách cụ thể của Công ty.
Quy trình hoạch định tài chính của Công ty được thực hiện như sau:
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường
Công ty tiến hành phân tích môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt
động quản lý tài chính của Công ty. Các nhà quản lý nghiên cứu thị trường hang
hoá về các sản phẩm bao bì, thị trường tài chính ngân hàng… để thấy được
những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đã, đang gặp phải hay còn đang tiềm
ẩn.
Tiến hành nghiên cứu và phân tích môi trường bên trong của Công ty
thông qua kết quả hoạt động, thực trạng huy động và sử dụng các nguồn vốn…
để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, từ đó các nhà quản lý có
được định hướng và cơ sở cho các bước tiếp theo.
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của
Công ty, trưởng phòng tài chính và ban lãnh đạo Công ty đặt ra mục tiêu hoạt
động cho năm tài chính tiếp theo. Mục tiêu hoạt động tài chính năm 2007 của
Công ty được thống nhất như sau:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 35%
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt -100% ( Năm 2006 Công ty bị lỗ nên lợi
nhuận đạt âm, mục tiêu của Công ty là năm 2007 Công ty sẽ không bị lỗ).
- Các chỉ tiêu tài chính dự kiến cho năm tài chính 2007 như sau:

Bảng 2.1
MỤC TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007
Chỉ tiêu
Mục tiêu năm
2007
Đơn vị tính
1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiệ thời 1,2 Lần
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.8 Lần
2. Nhóm chỉ tiêu đăc trưng về kết cấu tài chính
Hệ số nợ 0,5 Lần
Hệ số thanh toán lợi tức vay 1,2 Lần
3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động, sử dụng các nguồn lực
Số vòng quay vật tư- hàng hoá 9,0 Lần
Kỳ thu tiền trung bình 50,0 Lần
Số vòng quay vốn lưu động 3,5 Lần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định 10,0 Lần
Hệ số vòng quay toàn bộ vốn 2,0 Lần
4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ 1,5 %
Doanh lợi vốn 4,0 %
Doanh lợi vốn tự có 8,0 %
Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu
Phòng tài chính cùng với ban giám đốc đưa ra những phương án thực
hiện để đạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của Công
ty và có tính khả thi cao.
Bước 4: Đánh giá các phương án
Các nhà quản lý tiến hành phân tích và đánh giá để lựa chọn phương án
tối ưu. Quá trình đánh giá được dựa chủ yếu vào việc so sánh các chỉ tiêu tài
chính cũng như độ khả dụng của các phương án. Phương án được lựa chọn là

phương án mang lại hiệu quả cao nhất và có tính khả thi cao.
Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu và triển khai phương án
Sauk hi đánh giá các phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối
ưu, tiến hành thể chế hoá kế hoạch tài chính và phổ biến xuống toàn bộ cán bộ
công nhân viên của Công ty. Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ rang cho
từng bộ phận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính.
2.2.2 Kiểm tra tài chính
Kiểm tra tài chính là công việc Công ty phải tiến hành thường kỳ. Kiểm
tra tài chính giúp cho người quản lý Công ty kịp thời phát hiện những sai lệch,
cơ hội và thách thức khó khăn trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty để
từ đó kịp thời ra những quyết định hữu hiệu để giải quyết những khó khăn cũng
như giải pháp để phân phối các nguồn tài chính của Công ty một cách có hiệu
quả hơn.
Nguyên tắc kiểm tra tài chính của Công ty được thống nhất như sau:
- Công tác kiểm tra tài chính được thực hiện trên cơ sở tuân thủ hiến pháp và
pháp luật.
- Kiểm tra phải thực hiện một cách chính xác, công khai và được tiến hành
thường xuyên. Mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ biến kế hoạch và các kết
quả kiểm tra tài chính.
- Công tác kiểm tra tài chính của Công ty có hai mục tiêu trọng yếu cần đảm
bảo là hiệu lực và hiệu quả.
Bản chất kiểm tra tài chính của Công ty:
- Bộ phận tài chính của Công ty tiến hành kiểm tra tiến độ huy động vốn và
nguồn khai thác vốn, đối chiếu với kế hoạch tài chính mà Công ty đã đặt ra.
- Kiểm tra quá trình phân phối các nguồn tài chính của Công ty, so sánh xem có
đảm bảo như kế hoạch và có khách quan hay không.
- Tiến hành kiểm tra thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài
chính của Công ty.
- Kiểm tra tài chính phải đảm bảo tính toàn diện, tức là tiến hành kiểm tra mọi
mặt, mọi lĩnh vực, kiểm tra mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý của

Công ty.
Cách thức tiến hành kiểm tra tài chính của Công ty như sau:
Công ty tiến hành công tác kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực
hiện kế hoạch tài chính. Kiểm tra tài chính nhằm đánh giá những thành tựu, kết
quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch
tài chính. Tiến hành kiểm tra tài chính suốt quá trình thực hiện kế hoạch tài
chính để có thể đánh giá và so sánh xem việc thực hiện kế hoạch tài chính có
thực sự có hiệu quả không, đồng thời có thể rút ra và tích luỹ được những kinh
nghiệm cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch tài chính sau một cách có
hiệu quả hơn nhằm hướng tới mục tiêu chung của Công ty.
2.2.3. Quản lý vốn luân chuyển
Đối với một tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung, để có thể được
thành lập và tồn tại thì điều kiện tiên quyết chính là vốn. Do đó, Công ty luôn
coi vấn đề quản lý vốn là vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt
động quản lý tài chính của Công ty. Công tác quản lý vốn của Công ty gồm
nhiều khâu và đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc như xác định
nhu cầu vốn, xác định cơ cấu vốn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích và
đạt hiệu quả cao, bảo tồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ
luân chuyển vốn… Đối với Công ty thì quản lý vốn bao gồm 3 mảng lớn là
quản lý vốn cố định, quản lý vốn lưu động và quản lý vốn đầu tư tài chính.
2.2.3.1. Quản lý vốn cố định
Vốn cố định là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của Công ty,
tài sản cố định của Công ty là những tư liệu lao động chủ yếu của Công ty mà
đặc điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tài sản cố định của
Công ty gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố
định vô hình như quyền sử dụng đất. Tài sản cố định hữu hình gồm nhà cửa, vật
kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý.Nguyên tắc
đánh giá tài sản cố định: Tài sản cố định của Công ty được đánh giá theo
nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.

Bảng 2.2
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
Đơn vị tính: VND
Khoản mục
Nhà cửa, vật kiến
trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện
vận tải
Dụng cụ quản

Tổng cộng
NGUYÊN GIÁ
Số dư tại 01/01/2007
Mua trong năm
Số dư tại 31/12/2007
HAO MÒN LUỸ KẾ
Số dư tại 01/01/2007
Khấu hao trong năm
Giảm khác
Số dư tại 31/12/2007
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
Số dư tại 01/01/2007
Số dư tai 31/12/2007
1.242.395.381
-
1.242.395.381
245.532.177
98.897.070
-

344.429.247
996.863.204
897.966.134
3.506.771.378
1.300.960.286
4.807.731.664
1.868.567.399
328.992.334
11.883.719
2.185.676.014
1.638.203.979
2.622.055.650
175.224.775
-
175.224.775
79.647.625
31.859.050
-
111.506.675
95.577.150
63.718.100
28.076.000
-
28.076.000
20.242.667
6.266.667
-
26.509.334
7.833.333
1.566.666

4.952.467.534
1.300.960.286
6.253.427.820
2.213.989.868
466.015.121
11.883.719
2.668.121.270
2.738.477.666
3.585.306.550
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
Bảng 2.3
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
Đơn vị tính: VND
Khoản mục Quyền sử dụng đất Tổng cộng
NGUYÊN GIÁ
Số dư tại 01/01/2007
Số dư tại 31/12/2007
GIÁ TRỊ HAO MÒN LUỸ KẾ
Số dư tại 01/01/2007
Khấu hao trong năm
Số dư tại 31/12/2007
228.237.750
228.237.750
58.522.500
23.409.000
81.931.500
228.237.750
228.237.750
58.522.500
23.409.000

81.931.500
GIÁ TRỊ CÓN LẠI
Số dư tại 01/01/2007
Số dư tại 31/12/2007
169.715.250
146.306.250
169.715.250
146.306.250
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
Phương pháp khấu hao tài sản cố định mà Công ty sử dụng là phương pháp
đường thẳng và được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định. Thời gian sủ
dụng tài sản cố định được Công ty ấn định phù hợp với khung thời gian mà Bộ
Tài chính quy định theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC. Sử dụng phương pháp
khấu hao này có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về hoạt động tạo lập và sử dụng
nguồn vốn cố định của Công ty. Từ đó, căn cứ vào các kết quả có liên quan có
thể giúp cho nhà quản lý Công ty có thể đánh giá được tình hình huy động và sử
dụng vốn cố định có hiệu quả không.
2.2.3.2. Quản lý vốn lưu động
Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của Công
ty. Tài sản lưu động là một nguồn tài sản của Công ty thường có sự quay vòng
nhanh hơn so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu động có vai trò rất
quan trọng đối với Công ty. Vốn lưu động không sử dụng nhiều lần và không có
khấu hao mà toàn bộ giá trị của nó được chuyển vao sản phẩm sau mỗi chu kỳ
sản xuất của Công ty. Công ty tiến hành quản lý vốn lưu động có hiệu quả tức là
vòng quay vốn của Công ty nhanh.
Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội
dung chính sau:
- Xác định lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh của Công ty.
Công ty tiến hành xác định một cách chính xác để đảm bảo cho quá trình sản
xuất diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm sản xuất ngưng trệ

hay thừa vốn gậy ra tình trạng ứ đọng vốn không có hiệu quả.
- Tiến hành khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động một cách hợp lý và có hiệu
quả. Đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn và bị hạn chế về thời gian nên đảm
bảo sử dụng một cách hợp lý là yêu cầu quan trọng đối với Công ty.
- Đẩy mạnh hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý hang hoá, bán thành
phẩm bị ứ đọng và áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm bảo toàn
và phát triển vốn lưu động của Công ty.
- Công ty thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động
thông qua việc xem xét và đánh giá các chỉ số tài chính có liên quan. Qua đó,
lãnh đạo Công ty có thể có những đánh giá chính xác về tình hình vốn lưu động
của Công ty, và có thể đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và
sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
Các nhà quản lý Công ty luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu
chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối
với tình hình hoạt động của Công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong
Công ty, các nhà quản lý xem xét các bộ phận cấu thành sau:
- Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt: Khi lập các kế hoạch tài chính,
Công ty luôn phải đảm bảo các vấn đề có liên quan đến tiền mặt như: Lượng
tiền mặt của Công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa
lượng tiền thu được và chi phì như thế nào? Khi nào thì Công ty cần đến các
khoản vay ngân hang?...
Bảng 2.4
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
01/01/2007
VND
31/12/2007
VND
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hang
25.765.328

98.873.848
30.227.803
23.159.998
Cộng 124.639.176 53.387.801
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
- Các khoản phải thu: Nhà quản lý của Công ty luôn quan tâm đến những khách
hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với những
khách hang đó.
Bảng 2.5
CÁC KHOẢN PHẢI THU
31/12/2007 01/01/2007
VND VND
Phải thu khách hàng
Trả trước cho người bán
BHXH nộp thừa
Phải thu khác
7.612.238.991
26.816.211
1.170.755
37.283.910
5.925.146.022
34.880.496
1.035.180
33.651.839
Cộng 7.677.509.867 5.994.713.537
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
- Tồn kho: Khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có của Công ty, do
đó nhà quản lý tồn kho luôn phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc
xem xét lượng tòn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt
giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để

nâng hoặc giảm lượng tồn kho của Công ty.
Bảng 2.6
HÀNG TỒN KHO
31/12/2007
VND
01/01/2007
VND
Nguyên liệu, vật liệu
Công cụ, dụng cụ
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Thành phẩm
2.105.008.399
38.928.017
1.388.254.237
434.503.382
2.759.079.147
31.093.530
562.553489
945.430.626
Cộng 3.966.694.035 4.298.153.792
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
- Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho
vay khác. Nhà quản lý Công ty quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay
có phù hợp với tình hình phát triển của Công ty hay không? Khi nào thì lãi suất
cho vay đến hạn trả?...
Bảng 2.7
VAY VÀ NỢ NGẮN HẠN
31/12/2007(VND) 01/01/2007(VND)
Vay ngắn hạn
Ngân hang Indovina

Phạm Ngọc Linh
4.859.649.721
4.859.649.721
-
2.807.560.420
2.707.560.420
100.000.000
Cộng 4.859.649.721 2.807.560.420
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
- Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm các khoản trả lương, lãi phải trả đối với
các tín phiếu, phí bảo hiểm…
2.2.3.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính
Để tìm kiếm thêm lợi nhuận, bên cạnh việc đầu tư trong nội bộ Công ty,
Công ty còn chú trọng đến việc đầu tư và mở rộng phạm vi hoạt động của mình
ra bên ngoài. Công ty đã thực hiện các hình thức đầu tư ra bên ngoài như mua
cổ phiếu, trái phiếu, góp một phần vốn nhàn rỗi để tiến hành kinh doanh... Do
đó, công tác quản lý vốn đầu tư tài chính của Công ty cũng rất được coi trọng
nhằm đảm bảo cho đồng vốn bỏ ra hoạt động có hiệu quả, tránh những tác động
xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh bên trong Công ty, đồng thời có thể đem
lại hiệu qủ cao và lợi nhuận cho Công ty.
2.2.4. Phân tích tài chính
2.2.4.1.Tài liệu phân tích
Tài liệu sử dụng để phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình quản
lý tài chính của Công ty là báo cáo tài chính của Công ty năm 2006-2007. Đây
là những tài liệu cụ thể và chi tiết thể hiện được tình hình hoạt động tài chính
của Công ty, giúp đưa ra cái nhìn tổng thể về hoạt động tài chính nói riêng và sự
phát triển chung của Công ty.
Bảng 2.8
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007

Đơn vị tính:VND
TÀI SẢN Mã số 31/12/2007 01/01/2007
1 2 3 4
TÀI SẢN NGẮN HẠN
I- Tiến và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
100
110
111
11.780.808.311
53.387.801
53.387.801
10.837.448.767
124.639.176
124.639.176
III- Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
5. Các khoanr phải thu khác
IV- Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
V- Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được kháu trừ
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
II- Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế
2. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
130
131
132
135
140
141
150
151
152
154
158
200
220
221
222
223
227
228
229
7.677.509.867
7.612.238.991
26.816.211
38.454.665
3.966.694.035
3.966.694.035
83.216.608

65.416.608
-
-
17.800.000
3.731.612.800
3.731.612.800
3.585.306.550
6.253.427.820
(2.668.121.270)
146.306.250
228.237.750
(81.931.500)
5.994.713.537
5.925.146.022
34.880.496
34.687.019
4.298.153.792
4.298.153.792
419.942.262
72.969.640
285.514.911
9.257.711
52.200.000
2.908.192.916
2.908.192.916
2.738.477.666
4.952.467.534
(2.213.989.868)
169.715.250
228.237.750

(58.522.500)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 15.512.421.111 13.745.641.683
NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2007 01/01/2007
1 2 3 4
A- NỢ PHẢI TRẢ
I- Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
II- Nợ dài hạn
4. Vay và nợ dài hạn
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU
I- Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
300
310
311
312
313
314
315
316
319
330
334

400
410
411
420
13.012.246.531
8.512.246.531
4.859.649.721
3.133.054.776
673.400
95.200.725
273.012.524
109.448.039
41.207.346
4.500.000.000
4.500.000.000
2.500.174.580
2.500174.580
4.000.000.000
(1.499.825.420)
11.015.689.101
6.515.689.101
2.807.560.420
3.328.843.104
-
172.352
193.910.094
81.632.551
103.570.580
4.500.000.000
4.500.000.000

2.729.952.582
2.729.952.582
4.000.000.000
(1.270.047.418)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 15.512.421.111 13.745.641.683
(Nguồn: báo cao tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
Bảng 2.9
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thức ngày 31/12/2007
Đơn vị tính:VND
CHỈ TIÊU MÃ SỐ NĂM 2007 NĂM 2006
1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
50
51
52
60
70
29.620.346.613
19.431.400
29.600.915.213
27.473.769.155
2.127.146.058
10.146.578
893.291.037
888.793.037
636.600.396
1.007.674.995

(400.273.792)
158.612.071
-
158.612.071
(241.661.721)
-
-
(241.661.721)
(6.042)
22.113.504.463
20.075.000
22.093.429.463
20.436.925.750
1.656.503.713
5.366.401
691.663.359
691.663.359
796.662.186
819.562.644
(646.018.075)
163.771.755
-
163.771.755
(482.246.320)
-
-
(482.246.320)
(12.056)
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong)
Bảng 2.10

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007
Đơn vị tính: VND

×