Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và các yếu tố LIÊN QUAN của BÊNH NHÂN UNG THƯ đại TRỰC TRÀNG đã PHẪU THUẬT có điều TRỊ hóa CHẤT tại BỆNH VIỆN UNG bướu NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CAO THỊ HIỀN

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BÊNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
ĐÃ PHẪU THUẬT CÓ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CAO THỊ HIỀN

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BÊNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
ĐÃ PHẪU THUẬT CÓ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
Chuyên ngành



: Điều dưỡng

Mã số

:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LAN

Hà Nội - Năm 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
IARC

Giải thích
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International

Agency
for Research on cancer
UICC

Hiệp hội quốc tế phòng chống ung thư (Union

International
Contre Ie Cancer).
UTĐTT


Ung thư đại trực tràng.

UT

Ung thư

SDD

Suy dinh dưỡng.

MUAC

Mid Upper Arm Circumference – Chu vi vòng cánh tay

WHO

World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1.Dịch tễ học về ung thư đại trực tràng trên Thế Giới và tại Việt Nam.........3
1.1.1.Trên Thế Giới.......................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ học tại Việt Nam......................................................................3
1.2. Đại cương về ung thư đại trực tràng...........................................................4
1.2.1.Sinh lý học đại trực tràng......................................................................4
1.2.2.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ.....................................................5
1.2.3. Các phương pháp điều trị.....................................................................7
1.3. Dinh dưỡng và ung thư đại trực tràng........................................................9
1.3.1.Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng..............9
1.3.2.Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa
chất...............................................................................................................10
1.3.3.Ảnh hưởng của hóa chất lên tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung
thư................................................................................................................11
1.4.Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư..........12
1.4.1.Trên Thế Giới......................................................................................12
1.4.2.Tại Việt Nam.......................................................................................13
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........15
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................15
2.2. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................15
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...........................................................................15
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................15


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................15
2.3.2. Cỡ mẫu...............................................................................................15
2.3.3. Chọn mẫu...........................................................................................16
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu....................................................................16

2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin................................................................16
2.3.6. Quy trình thu thập thông tin...............................................................17
2.3.7. Lựa chọn biến số................................................................................18
2.4. Một số tiêu chuẩn đánh giá......................................................................20
2.4.1. Tiêu chí đánh giá theo chỉ số nhân trắc học.......................................20
2.4.2. Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan PG- SGA..........................21
2.4.3. Phương pháp đánh giá bằng chỉ tiêu sinh hóa...................................23
2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá một số yếu tố liên quan.....................................23
2.5. Phân tích và xử lý số liệu.........................................................................25
2.6. Sai số và khống chế sai số........................................................................25
2.6.1. Sai số..................................................................................................25
2.6.2. Khống chế sai số................................................................................25
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................26
CHƯƠNG III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ..........................................................27
3.1. Đặc điểm chung........................................................................................27
3.2. Mục tiêu 1: tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng....28
3.3. Mục tiêu 2: Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.. .30
CHƯƠNG IV. DỰ KIẾN BÀN LUẬN.........................................................36
4.1. Dự kiến kết luận.......................................................................................36
4.2. Dự kiến kiến nghị.....................................................................................36
4.2.1.Kế hoạch hoạt động:...........................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến, phát
triển nhanh chóng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đang
ngày càng gia tăng trở thành gánh nặng bệnh tật cho toàn xã hội[1]. Theo

thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc Tế (IARC), năm 2018 đây là
căn bệnh chiếm 10.2% về tỷ lệ mắc mới trong tất cả các loại ung thư, đồng
thời là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên Thế Giới[2]. Ở nước ta với tỷ
lệ mắc đứng ở vị trí thứ 5 sau ung thư vú, dạ dày, gan, phổi và hơn 8000
người tử vong cho mỗi năm ung thư đại trực tràng là một trong những vấn đề
sức khỏe được quan tâm hàng đầu, được Bộ Y Tế khuyến nghị trong chiến
lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Bệnh nhân ung thư đại trực tràng do vị trí của khối u ảnh hưởng trực
tiếp trên hệ tiêu hóa, đồng thời các rối loạn do tác động của quá trình điều trị
hóa chất như: nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…cản trở quá trình chuyển hóa
và hấp thu các chất trong cơ thể dẫn đến tình trạng phổ biến là sụt cân, suy
dinh dưỡng[3], tỷ lệ này cao hơn ở những trường hợp có thời gian điều trị nội
trú dài ngày. Tình trạng dinh dưỡng được đảm bảo giúp bệnh nhân duy trì cân
nặng, hạn chế các sự ảnh hưởng của các tác dụng phụ nên đáp ứng điều trị tốt
hơn và đặc biệt giúp cải thiện chất lượng cuộc sống[4]. Tuy nhiên, rất nhiều
bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong suốt
thời gian nằm nhập viện dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể [5], nhất là ở
những bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa và có thể lên đến 80% ở bệnh nhân
UTĐTT tiến triển[6]. Suy dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể,
chống lại các thuốc điều trị, giảm chất lượng cuộc sống, gia tăng thời gian và
chi phí điều trị[7]. Hầu hết bệnh nhân ung thư thường thường được phát hiện
và điều trị khi đã ở giai đoạn muộn và có xu hướng giảm cân nhanh do tác
dụng của việc sử dụng trong điều trị hóa chất gây độc lên tế bào. Các can


2

thiệp về dinh dưỡng được thực hiện tích cực ngay từ giai đoạn đầu không
những đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt mà chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân cũng được cải thiện[8]. Tuy nhiên hiện nay quản lý y tế vẫn tập trung

vào việc điều trị lâm sàng cho bệnh nhân mà còn ít chú ý tới vấn đề chăm sóc
về dinh dưỡng. Thể trạng của bệnh nhân không được đảm bảo, trong khi đó
việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng đúng và can thiệp sớm làm tăng hiệu quả
điều trị, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân ung thư[9]. Trong thực tế lâm sàng có rất nhiều trường hợp bệnh nhân
chết vì suy dinh dưỡng trước khi chết do khối u[6], vì thế việc sàng lọc để can
thiệp dinh dưỡng kịp thời trước và trong suốt quá trình điều trị rất có ý nghĩa
trong góp phần làm giảm tác dụng gây độc tế bào và các biến chứng liên
quan do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư [10] nâng cao khả
năng sống sót cho bệnh nhân nên đánh giá đúng tình trạng để thực hiện chăm
sóc kịp thời về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là rất quan trọng. Tại bệnh
viện ung bướu Nghệ An hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng, do đó tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân ung
thư đại trực tràng đã phẫu thuật có điều trị hóa chất tại Bệnh viện Ung
bướu Nghệ An ”
với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng
đã phẫu thuật có điều trị hóa chất bổ trợ.
2. Mô tả về các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người
bệnh.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1.1.Dịch tễ học về ung thư đại trực tràng trên Thế Giới và tại Việt Nam.
1.1.1.Trên Thế Giới.
Theo cơ sở dữ liệu của Cơ quan Quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC)
hiện nay, ung thư đại trực tràng được chẩn đoán là phổ biến thứ tư ở nam giới

sau ung thư gan, phổi , dạ dày và thứ hai ở nữ giới sau ung thư vú với 1,8
triệu ca mắc mới và 880.792 trường hợp tử vong trong năm 2018, tỷ lệ này
cao hơn đáng kể ở nam so với nữ[2]. Tỷ lệ mắc UTĐTT trên thế giới rất khác
nhau, tỷ lệ mới mắc ở Mỹ và châu Âu cao gấp 10 lần so với các nước châu
Phi và châu Á[11]. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước phát triển như Bắc Mỹ,
Úc, New Zeland, và các nước ở Châu Âu, thấp ở các nước Châu Á, Nam Mỹ,
Sahara, Châu Phi. Sự khác biệt về vùng địa lý cũng cho thấy có sự khác biệt
về vị trí của UTĐTT, ví dụ như ung thư đại tràng ở người da đen tương tự như
ở người da trắng nhưng ung thư trực tràng thì người da trắng cao hơn da đen
và nam nhiều hơn nữ. Những người nhập cư từ nơi có tỷ lệ ung thư đại tràng
thấp đến nơi có tỷ lệ cao cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh hơn so với
nơi cũ. Các nước có tỷ lệ tăng nhanh là Ý, Bồ Đào Nha, tăng vừa ở Anh và
Đan Mạch, tỷ lệ ổn định ở Pháp và Thụy Sĩ, thường gặp ở người trên 50 tuổi
là nhiều hơn[12].
1.1.2. Dịch tễ học tại Việt Nam.
Tại Việt Nam ung thư đại trực tràng phổ biến đứng thứ năm về tỷ lệ
mắc ở cả hai giới và đứng thứ năm về tỷ lệ tử vong[2]. Theo thống kê của
IARC, mỗi năm tại nước ta có khoảng 14733 bệnh nhân mắc mới, 8104 bệnh
nhân chết do căn bệnh UTĐTT.Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư Thế Giới,
tỷ lệ mắc của Việt Nam không cao tuy nhiên tỷ lệ tử vong tương đối lớn, xếp
vị trí thứ 56/ 185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/ 100.000 dân.


4

Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm
2014, UTĐTT chiếm 16% trong tổng số các loại ung thư, đứng hàng thứ ba ở
cả nam và nữ. Khi phân tích theo nhóm tuổi và giới thì tỷ lệ mắc UTĐTT cao
nhất trong tất cả các loại ung thư ở nam độ tuổi 25-34[13]. Theo số liệu ghi
nhận ung thư tại sáu vùng địa lý giai đoạn 2004- 2010, ung thư đại trực tràng

đứng hàng thứ tư ở nam và thứ hai ở nữ với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 19,0
và 14,7/ 100.000 dân. Tại các vùng khác nhau của Việt Nam cũng có tỷ lệ
mắc khác nhau. Tại Hà Nội, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ tư ở nam và
thứ hai ở nữ, với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 26,9 và 15,6/100.000 dân. Ung
thư đại trực tràng đứng hàng thứ ba ở nam và thứ tư ở nữ với tỷ lệ mắc chuẩn
theo tuổi là 13,6 và 8,7/100.000 dân, tại ThànhPhố Hồ Chí Minh[14].
1.2. Đại cương về ung thư đại trực tràng.
1.2.1.Sinh lý học đại trực tràng.[15]
Đại tràng hay còn gọi là ruột già bao gồm: đại tràng lên, đại tràng
ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma. Tiếp theo đại tràng là trực tràng hay
ruột thẳng rồi đến hậu môn.
Chức năng chủ yếu của ruột già là hấp thu nước, các chất điện giải và
giữ phân trong ruột già cho đến khi phân được đẩy ra ngoài. Mỗi ngày có
khoảng 1000- 2000ml nhũ chấp đẳng trương từ hồi tràng đi vào ruột già. Tại
đây ruột già hấp thu hấp thu trên 90% lượng dịch để tạo ra 200- 250ml chất
phân nửa rắn. Một số vitamin cũng được hấp thu ở ruột già, một số vitamin
khác được các vi khuẩn ở ruột già tổng hợp.
Sự hấp thu ở đại tràng: hấp thu chỉ xảy ra ở nửa đầu của đại tràng, khả
năng hấp thu của niêm mạc ruột già là rất lớn. Ion Na + được hấp thu vào máu
theo cơ chế tích cực, kéo theo Ion Cl¯ để trung hòa điện. Dung dịch Nacl tạo
ra lực thẩm thấu để kéo nước từ ruột vào máu. Niêm mạc ruột già cũng có bài


5

tiết tích cực Ion HCO3¯ đồng thời hấp thu một lượng nhỏ ion Cl ¯ để trao dổi
với ion bicarbonate.
- Sinh lý ở trực tràng: trực tràng chủ yếu có tác dụng chứa đựng và đào
thải phân, ngoài ra trực tràng còn có tác dụng tiết dịch nhầy để bôi trơn phân
và hấp thu nước.

1.2.2.Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ.
- Yếu tố dinh dưỡng: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng và thành
phần trong các thực phẩm tiêu thụ hằng ngày cũng là một trong những yếu tố
liên quan đến tỷ lệ mắc mới UTĐTT như: thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, chất béo,
rau củ quả, chất xơ. Theo khuyến nghị hiện tại của chính phủ Anh, tiêu thụ
lượng thịt đỏ và thịt chế biến ở mức trung bình 76 g / ngày( lượng theo
khuyến nghị là ≤90 g / ngày) có liên quan đến việc tăng nguy cơ UTĐTT.
Trong khi đó việc bổ sung chất xơ có trong bánh mì, ngũ cốc vào bữa ăn sáng
giảm nguy cơ mắc bệnh hơn so với những [14-15]. Thực phẩm có chứa
benzopyren, nitrosamin.... có ảnh hưởng trong sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh UT.
- Các thương tổn tiền ung thư: nhiễm vi khuẩn Helicobacter polyri là một
trong những yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ mắc mới của UTĐTT[16]. Viêm
đại tràng chảy máu và bệnh Crohn được gọi chung là bệnh viêm ruột, nguy cơ
bị ung thư hóa tăng dần sau thời gian từ 8- 10 năm, tùy thuộc vào nghiên cứu
và quốc gia mà tỷ lệ này dao dộng trong khoảng từ 2- 18%. Ở những bệnh
nhân Corhn mới mắc thì nguy cơ ung thư hóa là thấp tuy nhiên có sự tương
đồng về nguy cơ ở những bệnh nhân Corhn lâu năm và bệnh nhân viêm loét
đại tràng về tỷ lệ phơi nhiễm với UTĐTT[17]. Polyp đại trực tràng là một
trong những thương tổn tiền ung thư, nguy cơ ung thư hóa của polyp tùy theo
loại mô học và kích thước. Loại polyp tăng sản ít ác tính hóa hơn, trong khi
polyp nhung mao có nguy cơ ung thư hoa 25- 40%, những polyp có kích
thước > 2 cm có nguy cơ ung thư hóa cao.


6

- Các yếu tố như sự di truyền, tuổi, giới, chủng tộc, tiền sử gia đình ung
thư đại trực đều có vai trò trong bệnh sinh ung thư đại trực tràng. Số ca được
chẩn đoán UTĐTT tăng dần sau 40 tuổi và hơn 90% hợp ung thư đại trực tràng
xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên, tỷ lệ mới mắc cao hơn 50 lần ở những

người từ 60 đến 79 tuổi so với những người dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, UTĐTT
đang có sự gia tăng ở những người trẻ tuổi[18]. Bên cạnh đó còn có sự khác
biệt về tỷ lệ mắc, cao hơn ở các nước phát triển, đàn ông da trắng cao hơn da
đen, tuy nhiên lại có sự tương đồng giữa phụ nữ da trắng và phụ nữ da đen.
Yếu tố di truyền chiếm tới 30% trong tất cả các trường hợp mắc bệnh
[19] với gen sinh ung thư và các hội chứng di truyền. Hội chứng Lynch là
dạng ung thư đại trực tràng di truyền phổ biến nhất, với nguy cơ được ước
tính cho những người đàn ông mắc hội chứng Lynch nằm trong khoảng 54%74% và đối với phụ nữ 30 -52%[20]. Ngoài ra, người ta đã quan sát thấy rằng
những người cao tuổi (36-80 tuổi) được chẩn đoán mắc hội chứng Lynch ở
mức độ lớn hơn so với người trẻ[21]. Do đó, bất kể người mắc bệnh ở độ tuổi
nào rất khuyến khích được kiểm tra ung thư đại trực tràng thường xuyên hơn.
Tỷ lệ mắc ung thư đại tràng phải đã được báo cáo là cao hơn ở phụ nữ[22].
- Hành vi lối sống: nguy cơ ung thư đại tràng của nhóm người có hoạt
động thể chất nhiều thấp hơn gần 27% so với những người hoạt động thể chất
ít[23]. Bên cạnh đó các đối tượng thừa cân (BMI 25-29,9 kg / m hoặc béo phì
(BMI 30 kg/ m) có liên quan đến tăng 30-70% nguy cơ ung thư đại tràng ở
nam giới[24]. Tiêu thụ rượu vừa phải (2-3 ly/ ngày) đã được ước nguy cơ mắc
bệnh tăng 20%, trong khi lượng rượu tiêu thụ cao ( ≥ 4 ly/ ngày) có liên quan
đến tăng lên 50% nguy cơ so với những người không uống hoặc thỉnh thoảng
mới uống[25]. Nguy cơ ung thư đại trực tràng cao gấp 4,01 lần ở những người
hút thuốc nặng (≥20 điếu / ngày) và người nghiện rượu nặng (≥21  ly / tuần)
so với những người hút thuốc không bao giờ uống ít hơn 7 ly/ tuần[26].


7

1.2.3. Các phương pháp điều trị.[27]
Điều trị UTĐTT phụ thuộc vào tiến triển và giai đoạn bệnh khhi được
phát hiện. Nếu được phát hiện sớm thì phẫu thuật là giải pháp hàng đầu cho
giải pháp triệt căn.

 Phẫu thuật:
- Ung thư đại tràng
Là phương pháp điều trị chính được chỉ định khi khối u còn khu trú,
chưa có di căn xa, u còn có khả năng cắt bỏ. Phẫu thuật có thể được thực hiện
bằng mổ mở hay mổ nội soi ổ bụng. Tùy theo vị trí u nguyên phát mà lựa
chọn các loại hình phẫu thuật khác nhau:






Cắt nửa đại tràng phải.
Cắt nửa đại tràng trái.
Cắt đoạn đại tràng ngang.
Cắt đoạn đại tràng sigma.
Cắt toàn bộ đại tràng.
- Ung thư trực tràng:

 Ung thư trực tràng thấp: u cách rìa hậu môn dưới 5 cm cắt cụt trực
tràng qua đường bụng và tầng sinh môn.
 Ung thư trực tràng cao và trung bình: cắt đoạn trực tràng thực hiện
miệng nối đại tràng – trực tràng hoặc đại tràng hậu môn.
 Ung thư trực tràng sớm: u có đường kính nhỏ dưới 3 cm di động có thể
cắt u qua đường hậu môn.
 Hóa trị liệu.
Hóa trị( Chemotherapy) là phương pháp sử dụng các thuốc hay hóa
chất gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh
ung thư. Trong những năm 1940, cùng với sự phát triển của các thuốc như
actinomycin, nitrogen mustard, các corticosteroid, hóa trị đã và đang trở thành

một vũ kí quan trọng trong điều trị UT và cấu thành một bộ phận của điều trị
nội khoa. Với hơn 70 năm được sử dụng trong lâm sàng việc áp dụng hóa trị


8

trong điều trị UT trên Thế Giới đã có nhiều tiến bộ ngày càng đáng kể và
ngày càng được nhiều nhà khoa học quân tâm, nghiên cứu. Nhiều thuốc mới
được ra đời với tác dụng chống UT ngày càng hiệu quả và tác dụng phụ được
hạn chế ở mức tối đa[28].
Hóa trị thường được dùng trong UTĐTT từ giai đoạn 2 trở lên. Hóa trị
liệu có thể được dùng phối hợp với phẫu thuật trong một số trường hợp, được
coi như là một giải pháp bổ trợ nếu dùng sau phẫu thuật. Cũng có khi hóa trị
trước rồi mới phẫu thuật, gọi là điều trị tân bổ trợ, có tác dụng làm giảm khối
u, tạo thuận lợi cho phẫu thuật viên lúc mổ cắt u.
 Xạ trị:
Thường được chỉ định trong các trường hợp UTĐTT trung bình vàđoạn
thấp, khi tổn thương chiếm trên ½ chu vi hoặc dính và xâm lấn ít tổ chức
xung quanh, xạ trị hậu phẫu được chi định trong các trường hợp khối u đã
vượt qua thanh mạc di căn hạch.
 Điều trị đích:
Một số thuốc mới đã được nghiên cứu phát triển và đã được áp dụng
trên thực tế bệnh nhân. Các thuốc này chỉ nhắm vào tế bào UT mà không làm
tổn hại đến các tế bào lành xung quanh u. Có thể sử dụng đồng thời với các
hóa chất truyền thống hoặc dùng riêng lẻ khi các hóa chất không còn tác
dụng. Hầu hết các sản phẩm thuốc mới này còn đang trong quán trình đánh
giá trên thực tế trên người, phải đợi thêm thời gian mới có thể đánh giá tác
dụng và hiệu quả của loại thuốc mới này



9

1.3. Dinh dưỡng và ung thư đại trực tràng.
1.3.1.Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
- TTDD là tập hợp của các đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu sinh hóa và đặc
điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
- Suy dinh dưỡng (SDD): theo đinh nghĩ của WHO, SDD là sự mất cân
bằng trong cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng so với nhu cầu của cơ thể
tại các tế bào nhằm đảm bảo sự phát triển, duy trì hoạt động của các chức
năng chuyên biệt của chúng[29]. Như vậy, thuật ngữ SDD được dùng để miêu
tả tình trạng không đủ khả năng để duy trì sự phát triển của cơ thể hoặc để
duy trì các hoạt động thể chất. Tuy nhiên vẫn chưa có những tiêu chí được
Quốc tế chấp nhận để chẩn đoán tình trạng SDD để có thể giải thích được một
phần của tỷ lệ SDD trên diện rộng trong bệnh viện[30].
- Hội chứng suy mòn trong ung thư: là hội chứng đa yếu tố đặc trưng
bởi sự mất khối cơ xương liên tục (có hoặc không mất khối mỡ) mà không thể
phục hồi bằng hỗ trợ dinh dưỡng thông thường dẫn tới suy giảm chức năng
tiến triển với các biểu hiện chán ăn, giảm cân, suy nhược cơ thể, rối loạn chức
năng miễn dịch và chuyển hóa nặng do thay đổi nội tiết tố và thay đổi các
cytokin tiền viêm.[31-32].
- SDD ở bệnh nhân UT là tình trạng là phổ biến trong bệnh viện ngoài
nguyên nhân là do bệnh lý của cơ thể thì TTDD còn bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố như: tuổi, thời gian nằm viện, tác dụng phụ liên quan tới thuốc điều trị....
Một nghiên cứu cắt ngang đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng và tình trạng
dinh dưỡng của sáu mươi lăm bệnh nhân UT nhập viện điều trị tại một bệnh
viện đại học Úc, ở độ tuổi 41 -80 tuổi. Theo đó, 25% bệnh nhân được nuôi
dưỡng tốt và 75% bị suy dinh dưỡng (63% ở mức độ vừa phải hoặc nghi ngờ
bị suy dinh dưỡng và 12% bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng[33]. Ở Việt Nam,
theo như một nghiên cứu tại bệnh viện Bình dân năm 2017 cho kết quả tỉ lệ



10

suy dinh dưỡng trước mổ ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng đánh giá theo
phương pháp SGA là 43,6%, trong đó:SGA A: 56,4%, SGA B: 38,3%,SGA
C: 5,3%. Tình trạng suy dinh dưỡng theo BMI là 20,2% và albumin huyết
thanh là 18,9%[34].
1.3.2.Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư điều trị bằng
hóa chất.
Đa số các thuốc hóa chất gây độc tế bào có tác dụng không đặc hiệu, các
thuốc không chỉ làm tổn hại tế bào UT mà còn gây tổn thương các tế bào lành
đặc biệt là các tế bào phân chia nhanh như tủy xương, biểu mô đường tiêu
hóa. Hầu hết các phác đồ hóa trị đều có tác dụng không mong muốn như:
buồn nôn, nôn là biểu hiện hay gặp nhất đói với độc tính của thuốc trên đường
tiêu hóa. Ngoài ra trên lâm sàng cũng thường gặp rụng tóc do sự tạm ngừng
phát triển nang lông. Bên cạnh đó hóa trị có gây tác dụng phụ trên các cơ
quan như: gan, tim, giảm tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu do ức chế tủy xương...
[28].
- Đau: đau chủ yếu do bệnh UT, hay do điều trị, triệu chứng này xảy ra
phổ biến ở bệnh nhân UT
- Nôn, buồn nôn: là một trong những tác dụng phụ của hóa trị liệu, gặp ở
đa số bệnh nhân có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi điều trị.
- Táo bón, tiêu chảy cấp: táo bón và tiêu chảy là một trong những vấn đề
thường gặp ở bệnh nhân UT giai đoạn muộn. Trong một số trường hợp tiêu
chảy là nguyên nhân gây đe dọa tính mạng bệnh nhân, tiêu chảy có thể gây ra
mất nước và rối loạn điện giải. Tình trang này ngày càng phổ biến ở bệnh
nhân UT điều trị hóa chất, do tác dụng phụ của quá trình hóa trị liệu.
- Triệu chứng toàn thân khác bao gồm: rụng tóc, các vấn đề về miệng và
cổ họng như: loét miệng, nhiễm trùng, khô miệng, khó nuốt, các dấu hiệu thần
kinh ngoại biên, mê sảng, xuất huyết giảm tiểu cầu... cũng là một số triệu



11

chứng thường xuất hiện ở bệnh nhân đang điều trị ung thư ảnh hưởng trực
tiếp đến khẩu phần ăn kéo theo tình trạng dinh dưỡng kém dẫn đến là xấu tiên
lượng kết quả điều trị.
1.3.3.Ảnh hưởng của hóa chất lên tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
ung thư.
SDD là sự giảm các khoang mỡ và cơ, là một trong những nguyên nhân
chính gây tử vong ở bệnh nhân UT. Tỷ lệ SDD này nằm trong khoảng từ 4080% trong khi tỷ lệ dao động từ 50- 80% do phụ thuộc vào loại khối u, vị trí
khối u, giai đoạn bệnh, cách tiếp nhận điều trị. Trong một nghiên cứu về tình
trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân cao tuổi bị UTĐTT cho thấy PG-SGA là yếu
tố tiên lượng, PG-SGA A có liên quan đến khả năng sống sót tốt nhất và PGSGA C với khả năng sống sót tồi tệ nhất[26], thời gian 19,9 tháng ở bệnh
nhân được nuôi dưỡng tốt (SGA A), so với 3,7 tháng ở những bệnh nhân có
nguy cơ suy dinh dưỡng (SGA B hoặc SGA C) [35]. Tất cả các phương pháp
điều trị ung thư có thể làm giảm lượng thức ăn, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh
dưỡng, do đó làm nặng thêm tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Suy dinh
dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến tiên lượng của bệnh nhân vì nó ảnh hưởng
đến sự tiến triển của bệnh, làm giảm đáp ứng với điều trị ung thư, làm xấu đi
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tăng thời gian nằm viện và giảm tỷ lệ
sống. Ở những bệnh nhân, giảm cân là thường xuyên trong đó khoảng 15%
bệnh nhân ung thư mất > 10% trọng lượng cơ thể bình thường của họ, 4080% trở nên suy dinh dưỡng , và khoảng 20% ca tử vong[36]. Ngoài ra SDD
có thể gặp ở một số bệnh nhân trước khi điều trị hóa chất do tình trạng giảm
cân liên quan đến khối u, tình trạng viêm ruột, các rối loạn về tiêu hóa, tình
trạng sau phẫu thuật, hay do bệnh nhân không được nuôi dưỡng tốt cần dùng
đến các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng, hoặc do sự phát triển của khối u dẫn


12


đến chèn ép vào đường tiêu hóa gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
của bệnh nhân.
- Thời gian điều trị hóa chất kéo dài, số lần hóa trị cao cộng với tác dụng
phụ của hóa chất cũng gây ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa và các cơ quan
làm các triệu chứng của hệ tiêu hóa và các cơ quan xuất hiện một cách thường
xuyên không chỉ trong thời gian hóa trị mà còn xuất hiện kéo dài sau đó làm
trầm trọng các rối loạn sẵn có. SDD có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân UT do giảm cân và tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân
5% trọng lượng cơ thể sẽ làm giảm đáp ứng điều trị, làm trầm trọng thêm các
tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị, làm giảm khả năng chịu đựng với điều trị,
tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe[7]. Đặc biệt, càng sụt cân thì bệnh nhân
càng mệt mỏi, chán ăn, giảm hoạt động của các cơ quan chức năng như tim,
phổi, tiêu hóa, thiếu máu, tăng nguy cơ di căn, ảnh hưởng đến sự sống còn
của bệnh nhân.
1.4.Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư.
1.4.1.Trên Thế Giới.
Trên Thế Giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của
bệnh nhân UT. Như nghiên cứu của Tim Crowe và cộng sự (2010) tại
Australia trên 25 bệnh nhân trải qua đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước
phẫu thuật. Theo đó 32% bệnh nhân được phân loại là nhẹ suy dinh dưỡng
vừa phải (SGA = B) và 16% bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng (SGA = C) khi
nhập viện. Tỷ lệ SDD ở những bệnh nhân ung thư đương tiêu hóa trên cao
hơn so với bệnh nhân UTĐTT là trên 20%[37].
Nghiên cứu trên 260 bệnh nhân UTĐTT sau điều trị hóa chất ( bằng bộ
công cụ NRS 2002) cho kết quả bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng tăng từ
83,9% lên 92,2% sau khi điều trị chống ung thư. Ngoài ra, một trong những
người được xác định là thiếu dinh dưỡng tăng từ 15,2% đến 19,6% trong cùng



13

thời kỳvà nguy cơ SDD trong 86,9% bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi, thấp hơn
đáng kể ở bệnh nhân trẻ tuổi (80,9%)[38].
Trong một nghiên cứu về đánh giá ý nghĩa của tình trạng dinh dưỡng
với thời gian sống trong UTĐTT tiến triển của một trung tâm điều trị ung thư
ở Mỹ năm 2001 được thực hiên bởi Gupta. D và cộng sự đã cho kết quả rằng
có tới 52% bệnh nhân UTĐTT tiến triển bị SDD (theo phương pháp SGA),
trong đó SGA A là 48%, SGA B: 35%, SGA C: 17% tương ứng với thời gian
sống trung bình là 12.8 tháng, 8.8 tháng và 6 tháng cho mỗi mức phân loại
TTDD [39].
1.4.2.Tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở cộng
đồng về mảng khảo sát khẩu phần ăn và dinh dưỡng ở trẻ em, tuy nhiên hiện
nay các nhà nghiên cứu cũng đã chú trọng nghiên cứu trên đối tượng bệnh
nhân nằm viện nói chung và bệnh nhân UT nói riêng. Như nghiên cứu của
Phạm Thị Thu Hương và cộng sự (2013) trên các bệnh nhân UTĐTT tại bệnh
viện Bạch Mai cho tỷ lệ SDD theo BMI là 58,6% và tỷ lệ nguy cơ SDD theo
đánh giá SGA là 55.7%, tỷ lệ bệnh nhân có albumin huyết thanh dưới 35g/l là
31,4% và tỷ lệ thiếu máu là 57,1%[1]. Một nghiên cứu khác tiến hành bởi
Nguyễn Thị Nhung trên các bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội (2015) cũng cho tỷ lệ SDD theo phân loại PG-SGA là
51,7% (trong đó 43,54% ở mức độ B và 8,16% ở mức độ C)[40]. Năm 2017,
nghiên cứu của Phạm Thị Bích Hạnh về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần
thực tế của bệnh nhân ung thư tiêu hóa có điều trị hóa chất tại bệnh viện đại
học Y Hà Nội cho tỷ lệ SDD kết quả nghiên cứu trên 248 bệnh nhân ung thư
đường tiêu hóa có điều trị hóa chất với độ tuổi trung bình là 56,9 ± 11,3 tuổi
cho thấy tình trạng SDD hoặc có nguy cơ SDD ở các bệnh nhân này đang
chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể:



14

- Theo PG-SGA: có đến 58,5% bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng
hoặc suy dinh dưỡng vừa và nặng (PG-SGA B và C); trong đó có đến 11,3%
có nguy cơ SDD nặng (PG-SGA C). Nhóm UT dạ dày – thực quản có nguy cơ
SDD cao nhất với 68,%, tiếp đến là UT gan, mật tụy với 51,8% và thấp nhất
là UT đại trực tràng với 41,7%.
- Theo BMI: tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn chung là 25,9%; trong
đó có 6,1% ở mức độ 3; 7,7% ở mức độ 2. Chỉ có 3,2% là thừa cân, béo phì.
Nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa vị trí ung thư và
tình trạng SDD theo BMI; trong đó nhóm UT dạ dày – thực quản có tỷ lệ
SDD cao nhất.
- Theo chu vi vòng cánh tay (MUAC) : có 26,2% bệnh nhân SDD.
- Theo một số chỉ số hóa sinh máu: theo albumin: tỷ lệ SDD chung là
26,8%. Theo TLC: có 50% bệnh nhân SDD và có đến 52% bệnh nhân bị thiếu
máu. Trong đó nhóm UT dạ dày – thực quản và UT gan, mật tụy thiếu máu
nhiều nhất[41].


15

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Địa điểm: Khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Ung bướu Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/ 2019- 4/ 2020
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân ung thư đại tràng và ung thư
trực tràng được điều trị tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện ung bướu Nghệ An.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Bệnh nhân đủ 18 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân được chẩn đoán UTĐT hoặc UTTT tiên phát đã được khẳng
định bằng giải phẫu bệnh và có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.
- Bệnh nhân đã phẫu thuật và đang điều trị bệnh bằng hóa chất uống
hoặc truyền bổ trợ.
- Bệnh nhân có khả năng nghe, hiểu, truyền đạt được.
- Bệnh nhân được giải thích đầy đủ và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân bị các dị tật như gù, vẹo cột sống, có các rối loạn tâm thần.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu:
Dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ trong quần thể:

α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05. Khi đó Z( 1- α/2) = 1,96.


16

p: tỷ lệ bệnh nhân ung thư có nguy cơ bị SDD theo PG- SGA, lấy từ nghiên
cứu trước là p= 0.56 [1]
ԑ: tỷ lệ sai lệch tương đối, chấp nhận ԑ= 0.16
n: cỡ mẫu nghiên cứu.
Thay vào công thức trên ta tính được cỡ mẫu nghiên cứu là n= 118, để
đảm bảo cỡ mẫu phân tích nên đã cộng thêm 10% bệnh nhân bỏ cuộc. Do vậy
cỡ mẫu là 130.
2.3.3. Chọn mẫu:
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện,
tất cả bệnh nhân có đang nằm điều trị nội trú tại bệnh viện trong thời gian tiến

hành nghiên cứu và thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn nêu trên đều được chọn vào
nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu.
2.3.4. Công cụ thu thập số liệu.
Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi nghiên cứu đã được xây dựng
sẵn với những đặc thù dành cho nghiên cứu, dựa trên việc tham khảo những
nghiên cứu trước đó và xin ý kiến chuyên gia. Bộ công cụ gồm 4 phần: thông
tin chung và một số đặc điểm hành vi của đối tượng nghiên cứu, một số chỉ số
cơ thể, đánh giá nguy cơ dinh dưỡng bằng bộ công cụ PG- SGA và tần suất
tiêu thụ thực phẩm của đối tượng nghiên cứu.
2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin.
- Kỹ thuật đo chiều cao: đo chiều cao đứng bằng thước gỗ không co giãn
với độ chính xác tới minimet. Gót chân, mông, vai và chẩm theo một đường
thẳng áp sát vào bước đo đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường
thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình. Dùng thước vuông áp
sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.
- Đo cân nặng: cân nặng của ĐTNC được đo bằng cân Tanita với sai số
0,1kg, dải đo dưới 150 kg. Đo thống nhất ĐTNC vào giữa buổi sáng (khoảng


17

9 giờ sáng) hoặc giữa buổi chiều (khoảng 15 giờ). Đọc kết quả và ghi số kg
với 01 số lẻ.
- Kỹ thuật đo chu vi cánh tay (MUAC): bệnh nhân đứng thẳng với khuỷu
tay thả lỏng, tay phải thõng xuống. Tiến hành xác định điểm giữa đoạn từ
mỏm cùng vai đến mỏm khuỷu rồi dùng viết đánh dấu ở mặt sau cánh tay. Đặt
thước dây quanh cánh tay tại điểm đã được đánh dấu, kéo thước vòng quanh
cánh tay một cách vừa khít sao cho mặt cánh tay tiếp xúc với thước đo. Ghi
nhận số đo thu được đến giá trị mm.
- Thu thập các chỉ số hóa sinh (albumin), công thức máu (lympho đếm

hemoglobin) được ghi chép trong hồ sơ bệnh án.
- Thu thập các thông tin chung và đặc điểm về hành vi lối sống của đối
tượng nghiên cứu, tần suất tiêu thụ thực phẩm bằng hình thức phỏng vấn.
2.3.6. Quy trình thu thập thông tin.
Lấy thông tin từ những bệnh nhân có bệnh án đầy đủ tại phòng lưu trữ
hồ sơ và từ các khoa phòng bệnh nhân đang điều trị bao gồm các mục:
+ Hành chính.
+ Lâm sàng, cận lâm sàng.
+ Chẩn đoán giai đoạn trước mổ, sau mổ
+ Có biên bản phẫu thuật ghi chép đầy đủ quá trình phẫu thuật.
+ Quá trình điều trị bổ trợ (hóa chất).
+ Thu thập thông tin về sự giảm cân, khẩu phần ăn, giảm các hoạt động
và chức năng, tăng nhu cầu trao đổi chất và khám thực thể theo bảng đánh giá
PG- SGA.
+ Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân về tần suất tiêu thụ thực phẩm, tình
trạng sử dụng rượu bia.


18

2.3.7. Lựa chọn biến số.
Nội dung

Tên biến sô/ chỉ số

Định nghĩa

Phương
pháp


Thông
ching
đối

tin Tuổi
của
tượng

nghiên cứu

Giới
Trình độ học vấn

thập
Tuổi đối tượng nghiên Phỏng vấn
cứu ( dương lịch)
Giới tính của đối tượng
Tính theo trình độ học
vấn

Nghề nghiệp

thu

cao

nhất

của


ĐTNC
Nghề nghiệp làm ít
nhất trong thời gian 6

tháng của ĐTNC
Xếp loại kinh tế gia Theo tiêu chuẩn nghèo Phỏng vấn
đình

và cận nghèo của nhà

Nơi ở

nước
Nơi ở thường trú của
ĐTNC: nông thôn,

thành phố/ thị xã
Chẩn đoán giai đoạn Giai đoạn bệnh UT đã Bệnh án
bệnh

được chẩn đoán bằng

mô bệnh học
Thời gian phát hiện Tính theo tháng từ khi Phỏng vấn
bệnh

phát hiện bệnh đến thời
điểm tiến hành nghiên

Tiền sử bệnh


cứu
Tăng huyết áp/ tiểu

đường/ gout..
Nhóm biến Tỷ lệ SDD theo phân Các chỉ số nhân trắc Phương pháp
số/ chỉ số loại BMI và chu vi học bao gồm:

cấn và đo


19

theo

mục vòng cánh tay

- cân nặng, chiều cao

tiêu 1: đánh

- BMI

giá

tình

- chu vi vòng cánh tay

trạng


dinh

dưỡng

của

bệnh nhân

Tỷ

lệ

SDD

theo Thu thập kết quả các Bệnh án

albumin và lympho chỉ số hóa sinh:
đếm

- Hemoglobin
- Lympho đếm

Phân loại

- Albumin huyết thanh
nguy cơ Được phân loại theo Phỏng

vấn


dinh dưỡng theo PG- các bậc:

theo bộ câu

SGA

hỏi PG -SGA

- A: dinh dưỡng tốt
- B: SDD hoặc có nguy
cơ SDD

- C: SDD nặng
Nhóm biến Mối liên quan với các Bao gồm các yếu tố Phỏng vấn
số/ chỉ số yếu tố nhân khẩu học

liên quan về tuổi, giới,

theo

mục

nghề nghiệp, xếp loai

tiêu 2: mô

kinh tế gia đình, nơi ở.
Mối liên quan với các Hút thuốc lá/ thuốc lào,

tả các yếu

tố liên quan
đến

tình

trạng

dinh

dưỡng.

yếu tố hành vi, lối uống rượu/ bia
sống
Mối liên quan với các Giai đoạn bệnh
yếu tố bệnh tật

Tiền sử bệnh
Thời gian phát hiện và
điều trị

Loại hình phẫu thuật
Mối liên quan với Bao gồm mối liên quan
tần suất tiêu thụ thực với tần suất tiêu thụ 15


20

phẩm

loại thực phẩm đẫ được

liệt kê theo danh mục (

phần phụ lục 1)
Mối liên quan với các mức độ nôn,buồn nôn,
triệu chứng rối loạn viêm loét miệng, tiêu
trên hệ tiêu hóa

chảy

2.4. Một số tiêu chuẩn đánh giá.
2.4.1. Tiêu chí đánh giá theo chỉ số nhân trắc học.
 Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index):
Cách tính:

Cân nặng (kg)

BMI = ------------------Chiều cao (m)2
Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên dùng BMI để đánh giá
phân loại TTDD. Phân loại BMI được WHO khuyến nghị cho người trưởng
thành Châu Á (2000) như sau [42]:
- BMI ≥25: thừa cân/béo phì
- 18,5 – 24,99: bình thường
Để đánh giá tình trạng gầy hay thiếu năng lượng trường diễn (Chronic
Energy Deficiency – CED), dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI như sau :
- CED độ 1: 17 – 18,49 (gầy nhẹ).
- CED độ 2: 16 – 16,99 (gầy vừa).
- CED độ 3: < 16,0 (quá gầy).
 Chu vi vòng cánh tay (Mid Upper Arm Circumference – MUAC):
Tiến hành đánh giá TTDD của bệnh nhân bằng cách so sánh kết quả thu
được với giá trị tham khảo tương ứng từ dữ liệu chuẩn của cộng đồng dân số

Nhật Bản (xem phụ lục 4). Xác định SDD khi giá trị thu được < giá trị 10 th


×