Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và TÌNH HÌNH một số BỆNH THƯỜNG gặp của TRẺ dưới 5 TUỔI đến KHÁM tại VIỆN DINH DƯỠNG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.19 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ

TRẦN MINH THÚY

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ TÌNH
HÌNH MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA
TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN
DINH DƯỠNG NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2015 - 2019


Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

TRẦN MINH THÚY

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ TÌNH
HÌNH MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA
TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI VIỆN
DINH DƯỠNG NĂM 2018
Ngành đào tạo: Cử nhân Dinh dưỡng
Mã ngành: 52720303


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2015 - 2019
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHAN BÍCH NGA


Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
tôi đã nhận được quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo YHDP&YTCC,
phòng Đào tạo trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn Dinh Dưỡng và ATTP, thư
viện, khoa khám Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh Dưỡng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
TS. Phan Bích Nga – Trưởng khoa khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện
Dinh dưỡng là người đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ long biết ơn tới tất cả những người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ khó khăn với tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2019.

Trần Minh Thúy



LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi phòng Đào tạo trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học
Dự Phòng và Y tế Công cộng.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong
khóa luận này là trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2019.

Trần Minh Thúy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CC/T

Chiều cao/Tuổi

CN/CC

Cân nặng/Chiều cao

CN/T

Cân nặng/Tuổi

HAZ

Heigth for Age Z-score

NKHHC

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp


SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SDD

Suy dinh dưỡng

TB

Trung bình

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

UNICEF

Tổ chức Nhi đồng Liên Hợp Quốc (United Nation Children’s
Fund)

VDD

Viện Dinh dưỡng

WAZ

Weigth for Age Z-score


WHZ

Weigth for Heigh Z-score

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho tới hiện nay, rất nhiều nước đang phát triển trên thế giới vẫn tiếp
tục phải đối mặt với vấn đề đói nghèo và suy dinh dưỡng. Tổng số hơn 170
triệu (chiếm khoảng hơn 25 %) trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển
đang bị suy dinh dưỡng (UNICEF 2016) [1], [2].
Suy dinh dưỡng và các bệnh lý hay gặp khác ở trẻ như còi xương, tiêu
chảy, nhiễm khuản hô hấp… có tác động qua lại tạo thành một vòng bệnh lý
luẩn quẩn, yếu tố này là nguyên nhân và hậu quả của yếu tố kia vì vậy việc
xem xét mô hình bệnh tật trong mối liên quan đến tình trạng dinh dưỡng là
một trong các chủ đề trọng tâm nghiên cứu tại các nước.
Ở Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức cao, và bên
cạnh đó có nhiều các bệnh liên quan đến dinh dưỡng vẫn còn tồn tại [1], [3],
[4]. Theo số liệu của Tổng cục thống kê gần đây (năm 2017) cho thấy tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng nhẹ cân là 13,4%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 24,2% [5].
Các vấn đề như còi xương, thừa cân béo phì và đặc biệt là tỷ lệ rối loạn tiêu
hóa ở trẻ em tăng lên rất nhanh. Các bệnh khác như nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu

chảy cấp ở trẻ đến trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng có tỉ lệ thấp, lý do có lẽ
là do trẻ mắc các bệnh này thường được đưa đến khám tại các bệnh viện [6],
[7], [8].
Theo báo cáo đánh giá tình hình bệnh nhân đến khám tại Khoa khám
trẻ em Viện Dinh Dưỡng các năm từ 2004 – 2014, các lý do chính đưa trẻ đến
khám chiếm tỷ lệ cao nhất là do trẻ chậm lên cân (60,4%) tiếp theo là những
lý do trẻ biếng ăn (46,9%), thấy trẻ chậm phát triển chiều cao (33,3%), hay ra
mồ hôi (28,6%), táo bón (18,2%)…So sánh với lý do đến khám của các thời
điểm 5 năm trước tại khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em cho thấy tỷ lệ lý do


9

đến khám của biếng ăn, chậm tăng cân hầu như không thay đổi, các lý do đến
khám do chậm phát triển chiều cao tăng từ 31,7% lên 42,3%. Lý do trẻ bị táo
bón tăng từ 10,6% lên 18,2% và lý do thừa cân/ béo phì tăng từ 1,8% lên
3,3% [7].
Suy dinh dưỡng và các bệnh lý hay gặp ở trẻ vẫn còn tồn tại ở tỷ lệ khá
cao, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng chậm lớn và tỷ lệ tử vong cao ở
trẻ nhỏ. Việc triển khai nghiên cứu đánh giá các yếu tố này là rất cần thiết để
góp phần đưa ra các nhận định và xây dựng thông điệp truyền thông nuôi
dưỡng trẻ để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi hiệu quả hơn. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và tình hình
một số bệnh thường gặp của trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Viện Dinh Dưỡng
năm 2018” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ 0 – 5 tuổi đến khám tại Khoa
khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 2018.
2. Mô tả tình hình một số bệnh thường gặp của trẻ 0 – 5 tuổi đến khám
tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm
2018.



10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp
đầy đủ năng lượng và chất đạm từ khẩu phần, và các yếu tố
vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển, lâu dài dẫn
đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ
[9].
Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ
dưới 5 tuổi đặc biệt là dưới 2 tuổi. Khi chế độ ăn bị thiếu năng
lượng và những vi chất cần thiết, điều này tất yếu sẽ dẫn đến
hậu quả suy dinh dưỡng và bệnh tật. Thiếu dinh dưỡng, thiếu
vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng chặt chẽ theo chu kỳ
vòng đời, đòi hỏi các chăm sóc và can thiệp liên tục hợp lý
cho từng thời kỳ [9].
1.2. Phân loại suy dinh dưỡng trên cộng đồng
Để xác định tình trạng suy dinh dưỡng, chủ yếu người ta
dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc (cân nặng theo tuổi, chiều cao
theo tuổi và cân nặng theo chiều cao).
Từ năm 2006 Chuẩn tham khảo của WHO (WHO 2006)
được khuyến cáo sử dụng và cho tới nay, đây là thang phân
loại được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
Dựa trên cân nặng, chiều cao của trẻ và so sánh với


11


quần thể chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006, người ta
chia SDD thành 3 thể [10].
SDD Thể nhẹ cân: Cân nặng thấp hơn so với mức tiêu
chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (sử dụng điểm ngưỡng cân
nặng theo tuổi dưới -2SD).
SDD Thể thấp còi: Là giảm mức độ tăng trưởng của cơ
thể, biểu hiện của SDD mạn tính, có thể bắt đầu sớm từ SDD
bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Được xác định khi chiều
cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới
(dưới -2SD).
SDD Thể gầy còm: Là hiện tượng cơ và mỡ cơ thể bị teo
đi, được coi là SDD cấp tính vì thường biểu hiện trong thời
gian ngắn. Được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưới
-2SD.
1.3. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới và
tại Việt Nam
1.3.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới
Tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn đáng báo động: Thấp còi đang
giảm rất chậm trong khi nhẹ cân vẫn ảnh hưởng đến cuộc
sống của rất nhiều trẻ nhỏ [11].
Gần một nửa số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là do
thiếu dinh dưỡng, dẫn đến 3 triệu trẻ tử vong mỗi năm. Suy
dinh dưỡng khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao hơn do nhiễm
trùng thông thường, làm tăng tần suất và mức độ nghiêm


12

trọng của các bệnh nhiễm trùng này và làm chậm quá trình

phục hồi [11].
Năm 2017, ba vùng có tỷ lệ thấp còi rất cao với hơn một
phần ba trẻ em bị ảnh hưởng là Tây - Trung Phi 33,7%, Đông –
Nam Phi 34,1%, Nam Á 35,0% . Mặt khác, bốn vùng có tỷ lệ
thấp còi thấp hoặc rất thấp là Mỹ Latinh và Caribe 9,6% Bắc
Mỹ 2,3%, Đông Âu và Trung Á 8,5%, Đông Á và Thái Bình
Dương 9,0% . Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn trong các khu vực
có tỷ lệ nhiễm thấp có thể tồn tại. Ví dụ, ở Mỹ Latinh và
Caribê, mặc dù tỷ lệ chung thấp, một số quốc gia riêng lẻ phải
đối mặt với mức trung bình, cao và trong một số trường hợp
tỷ lệ thấp còi rất cao [11].

Hình 1.1. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi
2017
(Nguồn: UNICEF,2018 [11])


13

Từ năm 2000 đến 2017, số trẻ em thấp còi dưới 5 tuổi
trên toàn thế giới đã giảm từ 198 triệu xuống còn 151 triệu.
Đồng thời, số lượng đã tăng với tốc độ đáng báo động ở Tây
và Trung Phi - từ 22,8 triệu lên 28,9 triệu [11].

Biểu đồ 1.1. Số lượng (triệu) trẻ em SDD thể thấp
còi theo vùng năm 2000 và 2017
(Nguồn: UNICEF, 2018 [11])
Năm 2017 trên toàn cầu, 51 triệu trẻ em dưới năm tuổi
bị nhẹ cân, chiếm tỷ lệ là 7,5%. Năm 2017, hơn một nửa số
trẻ em bị nhẹ cân sống ở Nam Á và khoảng một phần tư ở

châu Phi cận Sahara. Với gần 16,0%, tỷ lệ nhẹ cân ở Nam Á
đòi hỏi phải có sự can thiệp nghiêm trọng với các chương
trình điều trị thích hợp [11].


14

Hình 1.2. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân
năm 2017
(Nguồn: UNICEF, 2018 [11])
Ở hầu hết các quốc gia với dữ liệu sẵn có, tỷ lệ thấp còi
ở nam cao hơn nữ. Trong khi các phân tích để xác định
nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này đang được tiến hành,
một đánh giá ban đầu của tài liệu cho thấy nguy cơ sinh non ở
trẻ trai cao hơn (có liên quan chặt chẽ với cân nặng khi sinh
thấp hơn) là một lý do tiềm năng cho sự chênh lệch dựa trên
giới tính này trong việc thấp còi [11].
1.3.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam
Ở Việt Nam, năm 1985 tỷ lệ suy dinh dưỡng là 51,5 %.
Nhưng những năm gần đây, với sự phát triển của tình hình
kinh tế-xã hội và sự triển khai có hiệu quả của Chương trình
Phòng chống Suy dinh dưỡng Trẻ em (PEM) với sự tham gia


15

của nhiều ban ngành, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm
một cách đáng kể, xuống còn 30,1% vào năm 2002.(Viện
Dinh dưỡng - UNICEF năm 2002). Năm 2003 xuống còn 28,4%
(theo số liệu của giám sát dinh dưỡng Viện Dinh Dưỡng) [3].

Việt Nam được coi như là một quốc gia đạt tốc độ nhanh trong
việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng.
Theo số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em
qua các năm (1999 – 2013), đến năm 2013, tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân là 15,3%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi
là 25,9% [3].

Biểu đồ 1.2. Số liệu thống kê về tình trạng dinh
dưỡng trẻ em qua các năm (1999 – 2013)
(Nguồn: Viện Dinh Dưỡng, 2014 [3])
Tuy nhiên tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn ở mức
cao, và bên cạnh đó có nhiều các bệnh liên quan đến dinh


16

dưỡng vẫn còn tồn tại [1], [3], [4]. Theo số liệu của Tổng cục thống
kê gần đây (năm 2017), tỷ lệ suy dinh dưỡng nhìn chung đã giảm so với năm
2013, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 13,4%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
là 24,2% [5].
1.4. Một số bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
1.4.1. Hội chứng biếng ăn
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi. Biếng
ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn
trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt,
cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn,
nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn
nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn... [12].
Trẻ được coi là biếng ăn khi có > 2 dấu hiệu dưới đây [13].
˗


Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn kéo dài hơn 30 phút/bữa

˗

Trẻ ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi.

˗

Trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt.

˗

Trẻ từ chối không chịu ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc, gào thét khi thấy
thức ăn.

˗

Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng nôn ọe.

˗

Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền.

1.4.2. Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần trong
24 giờ [14].


17


Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài phân lỏng > 3 lần/ngày, kéo dài không quá
14 ngày (thường dưới 7 ngày) [14].
Chẩn đoán: Triệu chứng lâm sàng [14].
˗

Tiêu chảy xảy ra đột ngột: Phân lỏng, nhiều nước, nhiều lần trong
ngày, mùi chua, phân có thể nhầy, trường hợp lỵ thì phân có lẫn máu
mũi.

˗

Nôn.

˗

Dấu hiệu mất nước mức độ A,B,C.

1.4.3. Tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài (TCKD) là đợt tiêu chảy khởi đầu cấp tính & kéo dài
14 ngày [14].
Tiêu chuẩn chẩn đoán [14].
˗

Tiêu chảy kéo dài nặng: là tiêu chảy kéo dài kèm một trong các vấn đề
sau: dấu hiệu mất nước, suy dinh dưỡng nặng, nhiễm trùng nặng, trẻ

˗

nhỏ hơn 4 tháng.

Tiêu chảy kéo dài không nặng: tiêu chảy kéo dài không có các vấn đề
nêu trên.
Chẩn đoán lâm sàng dựa vào tính chất phân [14].

˗
˗

Lúc đặc lúc lỏng, lổn nhổn, thối hoặc mùi chua có bọt, nhầy bóng mỡ.
Phân nhày máu thường do lỵ trực khuẩn.

1.4.4. Táo bón
Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và
khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són [14].
Chẩn đoán [14].


18

Đối với táo bón cơ năng, hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng là đủ để
chẩn đoán bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón cơ năng: (Rome III)
Có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau, trong vòng 1 tháng đối với trẻ <4
tuổi hoặc trong vòng 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:
- Đi ngoài ít hơn 3 lần/1 tuần.
- Ít nhất 1 lần són phân mỗi tuần.
- Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc ứ phân rất nhiều (do nhịn).
- Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn.
- Có khối phân lớn trong trực tràng.
- Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu.
1.4.5. Còi xương do thiếu Vitamin D

Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hay rối loạn
chuyển hoá vitamin D dẫn đến xương mềm và dễ gãy. Bệnh còi xương do
thiếu vitamin D gọi là còi xương dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em (thế
giới có 40-50% dân số thiếu vitamin D). Bệnh còi xương dinh dưỡng ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ, làm tăng tần suất mắc các
bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp [14].
Triệu chứng Lâm sàng [14].
- Trẻ ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc phía sau đầu.
- Mềm xương sọ, thóp rộng chậm liền, đầu to có bướu, lồng ngực có
chuỗi hạt sườn, vòng cổ tay, cổ chân, gù vẹo cột sống, chân chữ X hoặc
chữ O.
- Chậm mọc răng.
- Chậm vận động: lẫy, bò, ngồi, đứng đi.


19

Chẩn đoán dựa vào hỏi về tiền sử gia đình, tiền sử bệnh tật, chế độ ăn
[14].
Chẩn đoán xác định: Dựa vào dấu hiệu thần kinh thực vật [14].
1.4.6. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là bệnh có tỷ lệ mắc và tử
vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được chia làm 2
loại: NKHHCT trên và NKHHCT dưới, lấy nắp thanh quản làm ranh giới
[15].
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên (Viêm đường hô hấp trên) gồm viêm
mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, Amidan. Ở trẻ em chủ yếu là NKHHCT
trên và thường là bệnh nhẹ [15].
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới (Viêm đường hô hấp dưới) gồm
viêm thanh quản, khí quản, phế quản và viêm phổi [15].

Chẩn đoán theo phân loại [15].
Ho và cảm lạnh:
-

Triệu chứng:
+ Sốt, ho
+ Chảy nước mũi
+ Nhịp thở bình thường.
Viêm phổi:

-

Triệu chứng:
+ Sốt, ho
+ Nhịp thở nhanh, Nghe phổi thổi thô hoặc có ran ẩm
Đếm nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên
Thở nhanh:


20

+ Nhịp thở > 60 lần/phút với trẻ < 2 tháng tuổi
+ Nhịp thở > 50 lần/ phút với trẻ từ 2-12 tháng tuổi
+ Nhịp thở > 40 lần/phút với trẻ từ 1-5 tuổi.
1.4.7. Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ hemoglobin trong máu của người
bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng điều kiện sống [14].
Người thiếu máu là người có các chỉ số trên thấp dưới 2SD so với quần
thể cùng tuổi và giới [14].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu khi lượng hemoglobin dưới giới

hạn [14]
˗
˗
˗
˗

Trẻ em 6 tháng – 5 tuổi: Hb < 110g/l
Trẻ 5 tuổi – 12 tuổi: Hb < 115g/l
Trẻ 12 tuổi – 15 tuổi: Hb < 120g/l
Người trưởng thành:
Nam: Hb < 130g/l
 Nữ: Hb < 120g/l
 Phụ nữ có thai: Hb < 110g/l.

1.5. Tình hình một số bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại
Viện Dinh Dưỡng
Nghiên cứu đánh giá tình hình bệnh nhân đến khám tại Khoa khám trẻ
em Viện Dinh Dưỡng đã được thực hiện gần như hàng năm từ 2004 đến 2014
không chỉ cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể của từng năm mà còn cho biết
diễn biến chiều hướng của các tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh lý liên quan
dinh dưỡng hay gặp ở trẻ như còi xương, tiêu chảy, táo bón, viêm đường hô
hấp …Trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân có xu hướng giảm rõ ràng thì
các vấn đề khác như thừa cân béo phì và đặc biệt là tỷ lệ rối loạn tiêu hóa ở
trẻ em tăng lên rất nhanh. Các trao đổi trong quá trình tư vấn cho thấy rối loạn


21

tiêu hóa của trẻ thường đến sau các điều trị viêm đường hô hấp [7]. Các bệnh
khác như nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy cấp ở trẻ đến trung tâm khám tư vấn

dinh dưỡng có tỉ lệ thấp, lý do có lẽ là do trẻ mắc các bệnh này thường được
đưa đến khám tại các bệnh viện [6], [7], [8].
Cũng theo báo cáo đánh giá tình hình bệnh nhân đến khám tại Khoa
khám trẻ em Viện Dinh Dưỡng, các lý do chính đưa trẻ đến khám chiếm tỷ lệ
cao nhất là do trẻ chậm lên cân (60,4%) tiếp theo là những lý do trẻ biếng ăn
(46,9%), thấy trẻ chậm phát triển chiều cao (33,3%), hay ra mồ hôi (28,6%),
táo bón (18,2%)…So sánh với lý do đến khám của các thời điểm 5 năm trước
tại khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em cho thấy tỷ lệ lý do đến khám của
biếng ăn, chậm tăng cân hầu như không thay đổi, các lý do đến khám do chậm
phát triển chiều cao tăng từ 31,7% lên 42,3%. Lý do trẻ bị táo bón tăng từ
10,6% lên 18,2% và lý do thừa cân/ béo phì tăng từ 1,8% lên 3,3% [7]. Tỷ lệ
trẻ bị còi xương vẫn ở mức rất cao (39,1%) và không có xu hướng giảm trong
những năm gần đây, những nhận định này gợi ý các phương pháp phòng bệnh
hiệu quả nên đưa vào chiến lược truyền thông và nội dung tư vấn tại khoa như
vấn đề bổ sung Vitamin D và hướng dẫn tắm nắng cho trẻ cần được chú trọng
hơn trong thời gian tới [7].


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 0 – 5 tuổi đến khám tư vấn dinh dưỡng tại Viện
Dinh Dưỡng.
Các bà mẹ của các trẻ này tự nguyện tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ em bị dị tật bẩm sinh và/hoặc mẹ
của các trẻ này không đồng ý tham gia nghiên cứu, trẻ tái
khám.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám Tư vấn dinh dưỡng
Trẻ em – Viên Dinh Dưỡng Quốc gia.
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Năm 2018.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
2.3.2.1. Cỡ mẫu:
Ước tính một tỷ lệ trong quần thể được tính theo công
thức:


23

n = Z 2 (1−α / 2 ) .

p.(1 − p)
(ε . p) 2

Trong đó: z (1-α/2) là độ tin cậy ở ngưỡng xác suất α = 5% (z= 1,96)
p là tỷ lệ suy dinh dưỡng dự kiến, lấy p = 29,3% là tỷ lệ trẻ dưới 5
tuổi SDD thấp còi toàn quốc theo báo cáo của VDD năm 2010.
ε là khoảng sai lệch tương đối (chọn ε = 0,3).
Tính được cỡ mẫu là 103 trẻ, ước lượng 10% từ chối phỏng vấn hoặc các
phiếu sai sót thông tin, nghiên cứu lấy tròn 120 trẻ. Lấy 5 nhóm tuổi (0-12
tháng tuổi, 13-24 tháng tuổi, 25-36 tháng tuổi, 37 – 48 tháng tuổi và 49 – 60
tháng tuổi) nên cỡ mẫu cho mỗi nhóm tuổi là 24, chia theo giới ở mỗi nhóm là
12 nam và 12 nữ.
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:

Chọn mẫu thuận tiện.
2.3.3. Biến số nghiên cứu:
Các biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập.


24

Bảng 2.1. Biến số tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Biến số/chỉ số
Cân nặng
Chiều cao

WAZ (cân nặng theo
tuổi)
HAZ (Chiều cao theo
tuổi)
WHZ (Cân nặng theo
chiều cao)

Định nghĩa/cách xác định Phương pháp thu
thập
Cân điện tử SECA có độ Cân đo nhân trắc
chính xác tới 0,1 kg.
Đo chiều dài nằm của trẻ
dưới 2 tuổi và chiều cao
đứng của trẻ từ 2 đến 5
tuổi bằng thước gỗ
UNICEF với độ chính xác
0,1 cm.
(Chỉ số đo được – Số

trung bình của quần thể
tham chiếu)/Độ lệch
chuẩn của quần thể tham
chiếu


25

Bảng 2.2. Biến số tình trạng bệnh liên quan đến dinh
dưỡng
Biến số/chỉ số
Lý do đưa trẻ
tới khám

Kết quả khám
lâm sàng

Biếng ăn
Nôn trớ
Chậm lên cân
Chậm phát
triển chiều
cao
Quấy khóc,
ngủ ít
Tóc rụng
Ra mồ hôi
trộm
Chậm vận
động

Chậm mọc
răng
Ỉa chảy
Táo bón
Ho/sốt
Thừa cân/béo
phì
Khiểm tra sức
khỏe
Thừa cân, béo
phì
Còi xương
Thiếu máu
Táo bón
Tiêu chảy
Nôn trớ
Hội chứng biếng
ăn

Định
nghĩa/cách
xác định
Các triệu
chứng khiến
bố mẹ đưa trẻ
tới khám

Phương
pháp thu
thập

Phỏng vấn

Các bệnh liên Khám
quan đến dinh
dưỡng đã
được chẩn
đoán


×