Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng tới chất lượng cuộc sống của trẻ 5 tuổi ở thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.77 KB, 72 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1948, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe “
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không
chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật” [1] để khẳng định mối liên
quan mật thiết giữa sức khỏe với chất lượng cuộc sống. Ngày nay, cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm hơn. Ngày
sức khỏe răng miệng thế giới năm 2018 với khẩu hiệu “ Nghĩ về răng miệng, nghĩ
về sức khỏe” đã lan tỏa mạnh mẽ nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe răng
miệng với chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây, không ít nghiên cứu về
vấn đề này đã được thực hiện. Nghiên cứu của Dimperg L (2015) đã chỉ ra những
khó khăn trong việc ăn, nhai, nói, cười và một số rối loạn về thể chất, tinh thần
chính là hậu quả của tình trạng răng miệng kém [2], điều đó cho thấy sức khỏe răng
miệng không chỉ liên quan đến sức khỏe toàn thân mà hơn thế còn là yếu tố quan
trọng tác động tới chất lượng cuộc sống của con người [3]. Chất lượng cuộc sống
cũng đã được công nhận là một tham số hợp lệ trong đánh giá bệnh nhân ở mọi lĩnh
vực chăm sóc sức khoẻ, bao gồm cả sức khoẻ răng miệng [2].
Trẻ em, đặc biệt lứa tuổi mầm non là đối tượng dễ chịu sự tác động. Mặc dù
việc chăm sóc răng miệng nói chung và cho trẻ em nói riêng ngày càng được quan
tâm nhưng tỷ lệ bệnh răng miệng ở trẻ dưới 6 tuổi vẫn còn ở mức báo động [4]. Tỷ
lệ sâu răng ở 5 tỉnh thành Việt Nam theo nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng và Vũ
Mạnh Tuấn là 81,6%, tỷ lệ trẻ có vấn đề về vùng quanh răng tới 91,2% [5]. Răng
miệng kém tác động tiêu cực tới cuộc sống của trẻ nghiêm trọng hơn các nhóm tuổi
khác trong xã hội. Những vấn đề răng miệng gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới
việc ăn nhai, học tập, giao tiếp, sinh hoạt, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ
[2], không chỉ khi còn nhỏ mà còn kéo dài tới nhiều năm tháng về sau. Việc giữ
được sự nguyên vẹn của bộ răng sữa còn đóng góp quan trọng cho sự hình thành và
phát triển của cung răng vĩnh viễn, là tiền đề giúp trẻ có được sức khỏe răng miệng
lành mạnh khi trưởng thành.



2

Trên thế giới đã có các nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mối liên
quan giữa sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống (SKRM – CLCS ) trên trẻ
nhỏ ở nhiều nhóm tuổi [6] . Nhóm tuổi dưới 6 đã có một vài nghiên cứu về vấn đề
này nhưng chưa nhiều [7],[8]. Tại Việt Nam, mối liên quan giữa SKRM-CLCS đã
bước đầu được quan tâm và đánh giá ở người trưởng thành và người cao tuổi tuy
nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào trên nhóm tuổi mầm non. Thành phố Thái
Nguyên là vùng có hàm lượng fluor trong nước thấp, chưa được fluor hóa nước
máy, vẫn tồn tại nhiều vấn đề răng miệng ở trẻ em. Với những tính cấp thiết trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng
tới chất lượng cuộc sống của trẻ 5 tuổi ở Thái Nguyên" nhằm hai mục tiêu:
1.

Xác định tỷ lệ và mức độ bệnh sâu răng và bệnh quanh răng trên trẻ 5 tuổi ở
Thái Nguyên.

2.

Xác định mối liên quan của sức khỏe răng miệng với chất lượng cuộc sống
của nhóm đối tượng trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh sâu răng trẻ em
1.1.1. Đặc điểm của răng sữa

Chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn và đều đặn hơn răng vĩnh viễn. Xét
về mặt mô học, men răng sữa khác răng vĩnh viễn ở một số điểm. Ở răng sữa, lớp
men nói chung dày bằng một nửa so với răng vĩnh viễn (men răng vĩnh viễn: 1 - 2 mm,
men răng sữa: 0,5 - 1 mm). Việc sắp xếp các trụ men ở răng vĩnh viễn và răng sữa là
tương tự nhau ở hai phần ba về phía mặt nhai thân răng. Sự khác biệt nằm ở khu vực
một phần ba phía cổ răng, các trụ men răng sữa sắp xếp theo hướng từ đường nối men
ngà về phía mặt nhai trong khi răng vĩnh viễn thì ngược lại [10 ]. Nồng độ canxi,
phospho ở răng vĩnh viễn nhiều hơn răng sữa, tỷ lệ canxi/phospho trong thành phần
hóa học men răng sữa thấp hơn men răng vĩnh viễn (răng sữa: Ca/P = 1,03; răng vĩnh
viễn: 1,55 – 1,7) [10].
Chiều dày lớp ngà răng sữa ở hố rãnh tương đối dày hơn.
Tỷ lệ buồng tủy răng sữa (so với thân răng) lớn hơn và sừng tủy lên cao hơn
về phía mặt nhai (nhất là phía gần).
Hình thể
- Gờ cổ răng răng sữa nhô cao (nhất là mặt ngoài)
- Cổ răng răng sữa thắt lại rõ rệt
- Tỉ lệ chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng)
- Chân răng sữa tách ra ở gần cổ răng hơn, và có xu hướng dài hơn, thanh
mảnh hơn, choãi rộng hơn. Vì vậy chân răng sữa dễ bị gãy khi nhổ.
Kích thước răng cửa và nanh sữa nhỏ hơn so với răng cửa và răng nanh vĩnh viễn
tương ứng, kích thước răng hàm sữa lớn hơn so với răng hàm vĩnh viễn tương ứng.
Màu sắc: Răng sữa có màu trắng như sữa, răng vĩnh viễn có màu trắng hơi
vàng (màu ngà răng).
Tuổi mọc: Răng sữa mọc từ 6 tháng tới 3 tuổi, răng vĩnh viễn mọc từ 6 tuổi
đến 25 tuổi.


4

1.1.2. Định nghĩa sâu răng và sâu răng sớm ở trẻ nhỏ

Sâu răng là bệnh nhiễm khuẩn tổ chức cứng của răng được đặc trưng bởi sự
hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ tiến tới hình
thành lỗ sâu. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên
quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng đồng thời là
quá trình sinh học giữa các vi khuẩn có trong mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật
chủ [11].
Định nghĩa sâu răng sớm ở trẻ em (ECC): Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) từng
được biết đến với tên gọi sâu răng bú bình, sâu răng do chăm sóc... Sâu răng sớm ở
trẻ em (ECC) là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương sâu răng (có thể đã
hình thành lỗ hoặc chưa), mất răng (do sâu), mặt răng đã được hàn (do sâu) trên bất
kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn (Hiệp hội răng trẻ em Hoa Kỳ AAPD, 2008) [12]
1.1.3. Bệnh căn, bệnh sinh sâu răng
Sâu răng nói chung cũng như ECC đều có những yếu tố bệnh căn, bệnh sinh
tương tự nhau. Tuy nhiên, với ECC có một số yếu tố như răng khiếm khuyết, lây
nhiễm Streptococcus mutans từ người chăm sóc, cách chăm sóc trẻ không đúng làm
tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng

(theo Fejerkor 1990) [13]


5

 Yếu tố răng
Sâu răng xảy ra trên răng đã hiện diện trong miệng và phụ thuộc vào cấu
trúc, sức đề kháng của răng. Ở trẻ em, khi bộ răng sữa đã mọc lên đầy đủ, khoảng
hở giữa các răng thu hẹp lại, diện tiếp xúc giữa các răng rộng cùng với cấu trúc men
và ngà răng mỏng hơn, ít cứng bằng răng vĩnh viễn, buồng tủy rộng nên có nguy cơ
sâu răng cao hơn răng vĩnh viễn, và khi sâu răng xảy ra dễ tiến triển đến gây tổn

thương tủy răng.
 Chế độ ăn

Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không
sâu răng được. Có sự liên quan rõ ràng giữa sâu răng và sự lên men đường [14]. Trẻ
em mắc sâu răng sớm có tiền sử tiêu thụ thường xuyên và kéo dài đường từ đồ
uống. Đường mía (sucrose) có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác
do dễ bị lên men. Vi khuẩn Streptococcus mutans và Lactobacillus chuyển hóa các
loại đường như sucrose, glucose và fructose tạo thành acid hữu cơ gây hủy khoáng
men và ngà răng. Tỷ lệ xuất hiện sâu răng liên quan đến độ đậm đặc, độ dính, cách
thức và tần suất ăn hơn tổng lượng đường tiêu thụ. Với ECC, nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra có mối liên quan đang kể giữa sâu răng và cho ăn bằng bình khi ngủ [15].
 Vi khuẩn trong mảng bám răng

Vi khuẩn liên quan đến sâu răng có 2 loại là vi khuẩn sinh acid làm hủy
khoáng bề mặt men răng và vi khuẩn phân giải protein làm tiêu tổ chức hữu cơ của
men, ngà răng sau khi bị hủy khoáng. Các loài vi khuẩn đặc hiệu gây sâu răng là:
Streptococcus mutans, Lactobacillus, Actinomyces.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu răng sớm ở trẻ nhỏ cho thấy:
Streptococcus mutans thường xuyên vượt quá 30% của hệ vi khuẩn ở mảng bảm răng
[13]. Mức độ dày đặc vi khuẩn này có liên quan với tổn thương hủy khoáng, tổn
thương đốm trắng, bề mặt răng gần tổn thương cho thấy sâu răng sớm ở trẻ nhỏ là bệnh
truyền nhiễm và Streptococcus mutans đóng vai trò quan trọng trong bệnh căn [16].
Lactobacillus cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến triển tổn thương sâu
răng, nhưng nó không đóng vai trò là nhân tố khởi phát của quá trình sâu răng [17].


6

 Thời gian

Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi lặp lại trong
một khoảng thời gian, thời gian tiếp xúc giữa acid và men răng càng dài thì hủy
khoáng càng nhiều và sẽ gây sâu răng.

 Nước bọt
Nước bọt là chất lỏng, quánh có vai trò quan trọng bảo vệ khỏi sâu răng. Ngoài
khả năng làm sach tự nhiên nhờ dòng chảy và tốc độ lưu chuyển nước bọt trong miệng.
Nước bọt còn chứa bạch cầu và kháng thể nên còn có tác dụng chống nhiễm trùng, các
ion khoáng như Ca2+, PO43-…
Yếu tố chống lại sự thay đổi pH của nước bọt là hệ thống phosphate và acid
carbonic/ bicarbonate. Hệ thống đệm quan trọng nhất là acid carbonic/ bicarbonate.
Nồng độ acid ion bicarbonate dao động từ 1 mµ khi không bị kích thích đến 60 mµ
khi tốc độ dòng chảy ở mức cao. Khả năng đệm của bicarbonate có thể được diễn
giải là:
CO2 + H2O  H2CO3  HCO3- + H+
Ngày nay, dựa trên y học bằng chứng việc kiểm tra lưu lượng nước bọt cũng
đã được Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đưa vào tiêu chí khi đánh giá nguy cơ
sâu răng cho bệnh nhân [18].
Có nhiều quan niệm khác nhau về quá trình hình thành của sâu răng. Hiện
nay, người ta cho rằng trên bề mặt men răng bình thường luôn tồn tại quá trình cân
bằng động giữa hủy khoáng và tái khoáng, khi pH trên bề mặt men răng thấp thì
hủy khoáng sẽ chiếm ưu thế và hình thành các tổn thương sâu răng đầu tiên.
Quá trình hủy khoáng diễn ra khi pH giảm xuống dưới pH tới hạn. pH tới
hạn của hydroxyapatide là 5,5 và fluorapatide là 4,5. Sự tiếp xúc thường xuyên với
sucrose là yếu tố quan trọng nhất giữ cho pH ở mức thấp, bề mặt răng liên tục bị tấn
công bởi acid.
Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng, khi pH trung tính, có
đủ ion Ca2+ và PO43- trong môi trường miệng, tái lập lại một phần tinh thể apatite bị
hòa tan.



7

Yếu tố bảo vệ
+ Nước bọt, dòng chảy nước bọt
+ Khả năng kháng axít của men
+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca2+, PO43- quanh răng
+ pH>5,5
+ Vệ sinh răng miệng tốt

Yếu tố gây mất ổn định
+ Mảng bám vi khuẩn
+ Chế độ ăn đường nhiều lần
+ Nước bọt thiếu, giảm dòng chảy nước bọt
+ Axít từ dạ dày trào ngược
+ pH<5
+ Vệ sinh răng miệng kém

Không sâu răng

Sâu răng

Hình 1.2. Sơ đồ cán cân các yếu tố bảo vệ và yếu tố mất ổn định
với sâu răng [19]
1.1.4. Chẩn đoán bệnh sâu răng
Theo tiêu chuẩn của WHO (1997) về việc khám phân loại sâu răng:
Rãnh trũng trên mặt nhai, ngoài, trong mắc thám trâm lúc khám, ấn thám
trâm vào với lực vừa phải có các dấu chứng sâu răng khác như: đáy lỗ sâu mềm, có

vùng đục xung quanh chỗ mất khoáng, có thể dùng thám trâm cạo đi phần ngà mềm
ở vùng xung quanh [20].
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phân loại sâu răng WHO [21]
Mã số
D1
D2
D3
D4

Mô tả
Tổn thương men răng với bề mặt còn nguyên vẹn, có thể phát hiện
trên lâm sàng.
Tổn thương men răng có tạo xoang, có thể phát hiện trên lâm sàng
Tổn thương ở ngà răng, có thể phát hiện trên lâm sàng.
Tổn thương vào tủy răng.

AAPD (2008) đã phân loại sâu răng sớm thành hai loại trong đó sâu răng sớm trầm
trọng (S-ECC) được định nghĩa:
Trẻ dưới 3 tuổi: có bất kỳ một tổn thương sâu răng mặt nhẵn nào.


8

Trẻ 3 - 5 tuổi: một hoặc hơn lỗ sâu, mất, trám trên mặt nhẵn nhóm răng trước
hàm trên, hoặc chỉ số sâu, mất, trám bề mặt răng lớn hơn hoặc
bằng 4 với trẻ 3 tuổi, lớn hơn hoặc bằng 5 với trẻ 4 tuổi, lớn
hơn hoặc bằng 6 với trẻ 5 tuổi [12].
Tổn thương sâu răng sớm có tính chất phát triển nhanh ở nhiều răng, trên các
mặt răng bình thường ít bị sâu (mặt nhẵn, mặt ngoài răng cửa hàm trên). Trong đa
số trường hợp, các răng cửa hàm trên bị tổn thương sớm nhất và nặng nề nhất sau

đó đến các răng hàm sữa thứ nhất hàm trên và hàm dưới, đôi khi răng nanh dưới
cũng bị ảnh hưởng, răng cửa hàm dưới thường chỉ tổn thương trong sâu răng sớm
trầm trọng [14].
1.1.5. Tình hình phân bố sâu răng sữa
 Phân bố sâu răng theo khu vực

Mặc dù tỷ lệ sâu răng đang có chiều hướng giảm ở các nước phương Tây
nhưng sâu răng ở trẻ mầm non vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang
phát triển, thậm chí cả các nước phát triển [22].
Tỷ lệ ECC khác nhau tùy thuộc vào 1 số yếu tố như chủng tộc, văn hóa, sắc
tộc, tình trạng kinh tế xã hội, cách sống, chế độ ăn, vệ sinh răng miệng giữa các
quốc gia và khu vực. Tỷ lệ ECC ở các quốc gia phát triển nhất thế giới từ 1 tới 12 %
[23], dao động từ 11,4 % ở Thụy Điển tới 7 – 19% ở Italy [24]. Tại Mỹ, ước tính tỷ
lệ ECC là 3 – 6%, tương đương với các quốc gia phát triển khác [25]. Ở những
quốc gia kém phát triển hơn và những khu vực khó khăn tại các nước phát triển, tỷ
lệ ECC có thể lên tới 70% [26]. ECC có tỷ lệ rất cao ở các nước Trung Đông như
Palestin (76%), các tiểu vương quốc Ả Rập (83%) [27],[28]. Điều tra răng miệng
toàn quốc tại một số quốc gia cho kết quả rất khác nhau: Hy Lạp (36%), Brazil
(45,8%), Ấn Độ (51,9%), Israel (64,7%) [29],[30]. Trong một phân tích hệ thống,
Ismail và Sohn chỉ ra tỷ lệ sâu răng có sự chệnh lệch rất lớn từ 2,1% ở Thụy Điển
tới 85,5% ở vùng nông thôn Trung Quốc[31].
Tại Đông Nam Á tỷ lệ trẻ nhiễm ECC dao động từ 25% tới 95%, chỉ số
smtr từ 0,9 – 9,0. Tỷ lệ sâu răng trung bình là 76% với smtr = 5,1 [32].


9

Tại Việt Nam, tỷ lệ sâu răng trẻ em vẫn ở mức rất cao. Nguyễn Thúc Quỳnh
Hoa nghiên cứu trên 941 trẻ 3 – 5 tuổi năm học 2002 - 2003 cho thấy tỷ lệ sâu răng là
83,74% với smtr là 5,56 ± 4,33, trong đó 11,6% trẻ bị mất răng và chủ yếu ở nhóm 5

tuổi [33]. Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng (2010) tại 5 tỉnh thành của Việt Nam
cho thấy 81,6% trẻ từ 4 - 8 tuổi có sâu răng sữa với chỉ số smtr là 4,7 và 95,3% trong
số đó là không được điều trị; riêng nhóm 5 tuổi chỉ số dmft ở mức độ trầm trọng hơn
(smtr = 5,4) [5].
 Phân bố sâu răng theo tuổi

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ ECC tăng lên theo tuổi. Nghiên cứu của
Ramos Gomet và cộng sự, ECC cao nhất ở trẻ 3 – 4 tuổi và ở bé trai chiếm tỷ lệ cao
hơn bé gái [34]. Ferro và cộng sự khi nghiên cứu trên 1006 trẻ mầm non ở Italia cho
kết quả sự phân bố ECC theo tuổi lần lượt như sau: <3 tuổi (17,2%), 3 tuổi (13,28%),
4 tuổi (18,95%), 5 tuổi (26,9%) [35]. Kết luận này cũng tương tự như trong nghiên
cứu về tỷ lệ ECC rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ học tại Trung Quốc từ năm 1987 tới
năm 2013 trên trẻ 1 – 6 tuổi lần lượt như sau: 0,3%; 17,3%; 40,2%; 54,4%; 66,1% và
70,7% [36].
 Phân bố sâu răng theo giới

Trong các nghiên cứu về sâu răng sữa, tỷ lệ sâu răng ở trẻ nam thường cao hơn
nữ, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [37]. Năm 2014,
Darshana nghiên cứu trên 500 trẻ 3 – 6 tuổi tới từ các trường mẫu giáo công lập và tư
thục tại thành phố Mysore, Ấn Độ cho thấy tình trạng sâu răng giữa trẻ nam và nữ có
sự khác biệt đáng kể, smtr ở trẻ nam là 3,46±3,1; trẻ nữ là 2,91±2,9 [38]. Trong một
nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Ấn Độ, cũng cho kết quả tỷ lệ sâu răng trên
trẻ nam (57,3%) cao hơn so với trẻ nữ (51,5%) [39].
 Phân bố sâu răng sữa theo răng và mặt răng

Các răng cửa giữa hàm trên và răng hàm sữa thường là những răng dễ bị ảnh
hưởng bởi sâu răng hơn các răng sữa khác. Nghiên cứu của Vinnay Kumar (2014)
cho thấy răng hàm sữa thứ nhất của cả hai hàm dễ bị ảnh hưởng bởi sâu răng nhất
(46,56% với Rhs1 hàm trên và 51,3% với Rhs1 hàm dưới). Răng cửa giữa hàm dưới



10

và răng cửa bên hàm trên có tỷ lệ sâu răng thấp nhất [40]. Theo Jiang Y khi nghiên
cứu trên 2829 trẻ 2 – 5 tuổi tại Trung Quốc, răng cửa giữa hàm trên dễ bị ảnh hưởng
bởi sâu răng nhất [41]. Nghiên cứu của Đỗ Minh Hương trên 1184 trẻ mầm non tại
Thái Nguyên, nhóm răng bị tổn thương nhiều nhất là nhóm răng hàm hàm dưới và
nhóm răng cửa hàm trên. Khoảng 10% số trẻ có tổn thương sâu răng phá hủy toàn
bộ thân răng cửa hàm trên, chỉ còn lại chân răng chưa được điều trị; tỷ lệ này đối
với nhóm răng hàm sữa thứ hai là 2%. Cũng trong nghiên cứu này, sâu răng có thể
xảy ra trên tất cả các mặt răng theo thứ tự từ cao xuống thấp: mặt nhai, mặt gần mặt xa, mặt ngoài - mặt trong [42].
 Phân bố sâu răng theo mức độ tổn thương
Nghiên cứu tại Colombia (2010) báo cáo tỷ lệ sâu răng trên trẻ 3 – 5 tuổi là
88,9%, trong đó có 51,7% tổn thương đã hình thành lỗ sâu (tương ứng từ mã 3) [43].
Năm 2015, trong một nghien cứu trên trẻ em tại Brazil, tác giả Silvania sử dụng chỉ
số ICDAS II để đánh giá sâu răng trên trẻ 3 – 6 tuổi. Các mã số từ 0 – 6 được chia
thành các điểm cắt. Điểm cắt 1 (mã 0 và mã 1: lành mạnh; mã 2 – 6: sâu răng) tỷ lệ
sâu răng là 68,8%. Điểm cắt 2 ( mã 0 – 2: lành mạnh; mã 3 – 6: sâu răng) tỷ lệ sâu
răng là 67,9%. Điểm cắt 3 ( mã 0 – 3: lành manh; mã 4 – 6: sâu răng) tỷ lệ sâu là
60,6% [44].
1.2. Bệnh vùng quanh răng ở trẻ em
1.2.1. Đặc điểm vùng quanh răng trẻ em
Trong từ điển Y khoa, vùng quanh răng (Periodotium) xuất phát từ tiếng Hy
–lạp, peri là xung quanh, odons nghĩa là răng. Trong Y văn, Periodontium để chỉ
vùng xung quanh răng, có chức năng hỗ trợ, nâng đỡ cho răng. Vùng quanh răng ở
trẻ em cũng như người lớn gồm có 4 thành phần cơ bản: lợi, xương ổ răng, dây
chằng quanh răng và cement. Vùng quanh răng ở bộ răng sữa khác với người trưởng
thành ở một số điểm:
Lợi đỏ hơn, mềm hơn và không có lấm tấm da cam. Bimstein và cộng sự
(2003) nghiên cứu mô tả sự khác nhau giữa lấm tấm da cam ở trẻ em và người lớn

chỉ ra rằng lấm tấm da cam xuất hiện sau 3 tuổi và không có sự thay đổi đặc biệt


11

nào theo tuổi hay giới hay vị trí cung răng [45]. Màu đỏ là do biểu mô mỏng hơn, ít
sừng hóa, và được tưới máu nhiều hơn, có thể gây nhầm lẫm với tình trạng viêm
nhẹ. Hơn nữa, sung huyết máu tại chỗ đi kèm với sự mọc răng sữa làm nhú lợi tròn
đi và sưng phồng, khe lợi sâu tới 3mm. Mô lợi ở trẻ nhỏ ít sợi Collagen và giàu
mạch máu hơn [46]. Lớp Keratin ở lợi trẻ em rất dày, trung bình khoảng 27µm,
trong khi ở người lớn chỉ là 23 µm. Theo thời gian, độ dày của lớp Keratin này giảm
đi, làm tăng nguy cơ tấn công của vi khuẩn vào mô quanh răng [47].
Dây chằng quanh răng rộng hơn, một phần do lớp cement và lớp xương vỏ
mỏng hơn, các bó sợi collagen ít hơn và được tưới máu nhiều hơn.
Lớp cement mỏng hơn ỏ vùng quanh răng trẻ em.
Xương ổ răng: ít bè xương hơn, tủy xương rộng và ít vôi hóa hơn. Mạch máu
nuôi dưỡng và mạch lympho cũng nhiều hơn, các đặc điểm này tăng cường tốc độ tiến
triển của bệnh quanh răng ở trẻ em so với người lớn. Trên phim X – quang, khoảng
cách từ đường ranh giới men – cement đến mào xương ổ răng trẻ bình thường ở răng
nanh sữa và răng hàm sữa từ 0 – 2mm.
Trong suốt quá trình mọc răng vĩnh viễn, biểu mô liên kết di chuyển về phía
chóp từ rìa cắn hoặc mặt nhai hướng về đường ranh giới men – cement. Khi liên kết
biểu mô ở trên đường phồng lớn nhất của thân răng, khe lợi sâu 6 – 7 mm nên rất
thuận lợi cho tích tụ mảng bám. Khi các răng đã mọc hoàn toàn, biểu mô bám dính
và lợi viền tiếp tục di chuyển về phía chóp. Sự ổn định của lợi đạt được vào khoảng
12 tuổi với các răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ, răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
Mô lợi của các răng còn lại tiếp tục co dần xuống đến khoảng 16 tuổi [48].
Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc rất cao. Theo tài liệu tham
khảo của Hiệp hội Nha chu Hoa Kỳ (AAP), hầu hết tổn thương vùng quanh răng ở
trẻ em là ở mô lợi, tức là viêm lợi đơn thuần, hiếm khi tổn thương lan đến dây chằng

quanh răng, xương ổ răng [49].
Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến bệnh viêm lợi
ở trẻ em.


12

1.2.2. Sinh bệnh học viêm lợi
Nguyên nhân gây viêm lợi rất đa dạng [50]:
Do vi khuẩn ở mảng bám răng
Do nhiễm virus, nấm: herpes virus, varicella-zoster virus,… nấm candida…
Do thay đổi nội tiết tố: ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và nuôi con bú, chu
kỳ kinh nguyệt…
Vật lý, hóa học: bỏng khi ăn thức ăn quá nóng, tiếp xúc với các hóa chất như
thủy ngân, chì, các axit,... làm rộp và đổi màu lợi.
Một số nguyên nhân khác: bệnh hệ thống, do thuốc, suy dinh dưỡng, chấn
thương ...
Trong đó, nguyên nhân chính là do vi khuẩn ở mảng bám răng [49].
Mảng bám răng là một màng vi khuẩn có cấu trúc phức tạp. Màng vi khuẩn
hình thành qua hai giai đoạn, đầu tiên là sự hình thành màng vô khuẩn có nguồn gốc
từ nước bọt, sau đó vi khuẩn thường trú sẽ nhanh chóng xâm nhập và phát triển
thành màng vi khuẩn. Thành phần vi khuẩn trong màng thay đổi dần theo thời gian.
Hai giờ đầu là màng vô khuẩn, ngày thứ nhất, thứ hai có cầu khuẩn và trực
khuẩn Gram dương, ngày thứ 3, 4 có thoi xoắn trùng phát triển, ngày thứ 7 có vi
khuẩn thể sợi Gram âm và ngày thứ 21 có 45 - 75% là vi khuẩn Gram âm trong
mảng bám.
Khi mảng bám răng có nhiều lớp vi khuẩn thì vi khuẩn Gram âm và yếm khí
tăng lên. Trung bình 1mm³ mảng bám răng có 10 8 vi khuẩnTheo vị trí, có mảng bám
trên lợi và mảng bám dưới lợi.
Mảng bám trên lợi là mảng bám được thành lập trên bề mặt răng phía trên

đường viền lợi. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ một số vi khuẩn như Actinomyces,
Capnocytophaga, Leptotrichia và Selenomonas trong mảng bám trên lợi ở trẻ em
cao hơn người trưởng thành. Đây có thể là những chủng vi khuẩn quan trọng gây
bệnh trên trẻ [51].


13

Mảng bám dưới lợi là sự tập hợp vi khuẩn trong rãnh lợi hay trong túi quanh
răng. Thành phần vi khuẩn của mảng bám dưới lợi và mảng bám trên lợi khác nhau
đáng kể.
Viêm lợi xuất hiện rất sớm, khi mảng bám răng hình thành được 7 ngày,
mảng bám chính là yếu tố kích thích gây ra viêm lợi.
Ở thời kỳ răng sữa, lợi có khả năng đề kháng tốt với viêm gây ra do mảng
bám. Matsson đã tiến hành một thử nghiệm về mức độ tiến triển của viêm lợi trong
21 ngày trên 6 trẻ (4 – 5 tuổi) và 6 sinh viên nha khoa (23 – 29 tuổi), nhận thấy
rằng: viêm lợi dễ tiến triển ở người lớn hơn trẻ em. Sau 21 ngày mảng bám không
được lấy bỏ, mức độ tiết dịch lợi và tỷ lệ những vị trí có chảy máu lợi ở trẻ em thấp
hơn. Bên cạnh đó, bạch cầu trong dịch lợi ở trẻ tập trung nhiều hơn để đáp ứng lại
với vi khuẩn trong mảng bám [52].
1.2.3. Chẩn đoán viêm lợi
Không có sự khác biệt về đặc điểm viêm lợi của trẻ em và người trưởng thành, cả
về mặt lâm sàng và mô bệnh học [50]. Viêm lợi có những triệu chứng điển hỉnh sau:
Chảy máu lợi: tự nhiên hay do kích thích.
Thay đổi về màu sắc: Từ màu hồng đổi sang màu đỏ, đỏ sẫm, đỏ xanh xám.
Lợi trở nên đỏ hơn khi có sự gia tăng số lượng mạch máu, giảm độ sừng hoá. Lợi
nhạt khi giảm lượng mạch máu (trong trường hợp bị xơ hóa) tăng độ sừng hóa ở bề
mặt biểu mô.
Thay đổi về vị trí của lợi: bờ lợi, nhú lợi sưng phồng hoặc lợi bị tụt.
Thay đổi mật độ của lợi

Lợi bình thường thì chắc và đàn hồi. Viêm mạn, viêm cấp đều làm thay đổi
tình trạng ấy. Trong viêm mạn, lợi có vẻ chắc hơn là viêm cấp. Đôi khi lợi săn cứng
nếu có sự xơ hóa.
Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nha chu Hoa Kỳ (AAP), việc chẩn đoán
sớm bệnh là vô cùng quan trọng cho thành công của điều trị. Do đó, trẻ cần nhận
được thăm khám tổng thể vùng quanh răng, cần đặc biệt lưu ý khi trẻ có những biểu
hiện viêm nhiễm nặng, vì đó có thể là triệu chứng sớm của một bệnh hệ thống.


14

1.2.4. Dịch tễ học bệnh quanh răng
Viêm lợi là thể thường gặp nhất trong số các bệnh vùng quanh răng ở trẻ em.
Tỷ lệ và mức độ bệnh có sự chệnh lệch giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang
phát triển. Báo cáo của trong hội nghị tại Giơ – ne – vơ năm 1978 của WHO, trẻ em
có viêm lợi chiếm tới hơn 80%. Trong đó, các nước châu Á, châu Phi có tỷ lệ và mức
độ trầm trọng của bệnh cao hơn nhiều khi so sánh với Mỹ và các nước Bắc Âu [53].
Trong một báo cáo của AAP, tỷ lệ viêm lợi trẻ em từ 40% - 60 %. Năm 1998, Rui
Vicente Opperman từ một phân tích tổng quan hệ thống về dịch tễ học bệnh quanh răng
trên người châu Mỹ - Latinh đưa ra tỷ lệ trẻ viêm lợi rất cao 90% – 100%, với GI
trung bình = 1,24 [54]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của
Sutthavong trên 157 trẻ mầm non tại Thái Lan với tỷ lệ trẻ mắc viêm lợi là 95,5 %
[55]. Gần đây, một nghiên cứu trên trẻ 2 – 5 tuổi tại Kolkata, Ấn Độ năm 2016 cho
thấy : Giá trị trung bình chỉ số lợi GI = 1,189±0,12 ; độ sâu túi lợi = 2,77±0,55[56].
Chảy máu là một trong những triệu chứng cơ bản của viêm lợi, nghiên cứu tại
Srilanka năm 2014 trên 784 trẻ 48 – 72 tháng tuổi cho thấy tỷ lệ chảy máu sau thăm
dò là 52,9%. Sự có mặt mảng bám răng làm tăng tỷ lệ chảy máu lợi [57]. Bệnh
thường khởi phát tại thời điểm 5 tuổi và đạt đỉnh điểm khi trẻ dậy thì [58].
Đánh giá mối liên quan giữa viêm lợi và một số yếu tố nguy cơ như vệ sinh
răng miệng, béo phì hoặc có nguy cơ béo phì trên trẻ 4 – 5 tuổi cho thấy viêm lợi

cao nhất ở nhóm có cả mảng bám răng và béo phì hoặc có nguy cơ béo phì. Có sự
liên quan giữa mảng bám và nguy cơ béo phì (p = 0,001) [59].
Không chỉ xảy ra viêm lợi đơn thuần, ở trẻ cũng có thể gặp các tổn thương phá
hủy mô quanh răng với mức độ tăng dần theo tuổi. Năm 2012, Vivek Sigh Chauhan và
cộng sự đã đưa ra con số báo động, hiện tượng mất bám dính và tiêu xương một hoặc
nhiều vị trí có thể gặp ở 1% – 9% trẻ 5 – 11 tuổi, 1%– 46% ở trẻ 12 – 14 tuổi [60].
Tại Việt Nam, Điều tra SKRM toàn quốc lần thứ 2 của viện Răng hàm mặt
phối hợp với trường Đại học nha khoa Australia (2002) : Tỷ lệ trẻ em bị viêm lợi ở
mức cao từ 42,7% - 71,4%, gặp ở tất cả các nhóm tuổi, trẻ em sống ở nông thôn có
tỷ lệ viêm lợi cao hơn so với các trẻ em cùng lứa tuổi sống ở thành thị. Tỷ lệ trẻ em


15

có cao răng cao và gia tăng theo tuổi [61]. Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng và
Vũ Mạnh Tuấn về thực trạng bệnh răng miệng trên trẻ 4 – 8 tuổi, tại 5 tỉnh thành
Việt Nam : 81,6 % có cặn bám răng, 81,1% có cao răng, 11,9% có chảy máu lợi [5].
Nghiên cứu của Phùng Thủy Tiên năm 2015 có tới 81,3 % trẻ 3 – 5 tuổi bị viêm lợi,
trong đó vùng lục phân số 2 và số 5 có tỷ lệ viêm lợi cao nhất [62].
1.3. Mối liên quan SKRM – CLCS
1.3.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống (CLCS), sức khỏe liên quan tới chất
lượng cuộc sống (SK – CLCS), sức khỏe răng miệng liên quan tới chất lượng
cuộc sống (SKRM – CLCS)
WHO đã định nghĩa chất lượng cuộc sống “là nhận thức của một cá nhân về
vị trí, vai trò của họ trong cuộc sống dựa trên hệ thống văn hóa và nguyên tắc nơi họ
đang sống, liên quan tới mục tiêu, mong đợi, tiêu chuẩn và mối quan tâm của bản
thân người đó” [1]. Đơn giản hơn, CLCS là cảm nhận chủ quan của một người hạnh
phúc hay bất hạnh về những mối quan tâm khác nhau trong cuộc sống. CLCS là một
khái niệm rộng bao gồm sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý, các mối quan hệ xã
hội và mối liên quan của một cá nhân với môi trường sống của họ.

Sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc sống (SK – CLCS ) là mức độ khỏe
mạnh của một người về thể chất, tinh thần và xã hội bị ảnh hưởng bởi bệnh tật hay
việc điều trị bệnh. Việc đo lường SK – CLCS là để tìm hiểu CLCS trong bối cảnh
sức khỏe và bệnh tật [63].
Sức khỏe răng miệng liên quan tới chất lượng cuộc sống (SKRM – CLCS) là
một khái niệm tương đối mới nhưng đã phát triển nhanh chóng trong 3 thập kỷ qua.
SKRM - CLCS là một phần của SK – CLCS, WHO định nghĩa đó là “một cấu trúc
đa chiều phản ánh sự thoải mái của một người khi ăn, ngủ và tham gia vào các mối
quan hệ xã hội, lòng tự trọng, sự hài lòng của của họ đối với sức khỏe răng miệng
của mình” [64]. Đó là kết quả của sự tương tác giữa tình trạng sức khỏe răng miệng,
xã hội và những tác nhân bối cảnh [65] và phần còn lại của cơ thể [66].


16

1.3.2. Mô hình lý thuyết SKRM – CLCS
Cuối những năm 60 của thế kỉ trước, khái niệm SK – CLCS ra đời nhưng
khái niệm SKRM – CLCS chưa được công nhận. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã
từng bác bỏ liên quan của sức khỏe răng miệng tới sức khỏe toàn thân nói chung.
Davis khẳng định rằng ngoài bệnh ung thư vùng miệng gây đau và đe dọa tính
mạng, các bệnh về răng miệng khác không có bất kỳ tác động nào lên đời sống xã
hội và chỉ liên quan các vấn đề về thẩm mỹ [67]. Mãi đến cuối những năm 1970,
các nhà khoa học mới dần nhận ra sự thiếu sót khi chỉ đánh giá về mặt lâm sàng của
tình trạng răng miệng, các chỉ số lâm sàng của bệnh răng miệng thường gặp như sâu
răng, bệnh quanh răng không đủ để phản ánh những khái niệm mới về sức khỏe của
WHO, đặc biệt là về khía cạnh tinh thần, xã hội. Chính vì vậy, khái niệm SKRM –
CLCS bắt đầu được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Trong một đánh giá của Loker
D, số bài báo về chủ đề này đã tăng lên chóng mặt, năm 1990 chỉ có 2 bài báo thì
sau 15 năm, từ năm 2005 – 2008 có tới 236 bài báo về vấn đề này [68].
Năm 2011, Sischo L đã đưa ra mô hình lý thuyết về SKRM – CLCS, kết hợp

các yếu tố sinh học, xã hội học, tâm lý học và văn hóa [69], dựa trên cơ sở nghiên
cứu của Wilson và Cleary (1995) [70] và nền tảng lý thuyết về khoa học xã hội và
dịch tễ của Barbosa và Gaviao (2008) [71]. Mô hình thể hiện mối liên quan tình
trạng sức khỏe, chức năng, biểu hiện răng miệng, tinh thần với chất lượng cuộc
sống, công nhận ảnh hưởng của yếu tố môi trường hay yếu tố ngoại cảnh (văn hóa –
xã hội, giáo dục, cấu trúc gia đình) và tiếp cận trên phương diện chăm sóc sức khỏe
răng miệng liên quan tới chất lượng cuộc sống.


17

Đặc trưng của mỗi cá thể
Nhân chủng học, trạng thái tâm lý, tiền sử y khoa

Loại di truyền/ mức độ
khiếm khuyết

SKRM - CLCS

CLCS nói chung

Các triệu chứng
Trạng thái tốt về mặt chức năng
Tình trạng sức khỏe răng miệng
Môi trường
- Tiếp cận/ tận dụng – nguồn kinh phí, thu nhập
- Người chăm sóc
- Giaó dục, cấu trúc gia đình

Hinh 1.3. Mô hình lý thuyết SKRM – CLCS của Sischo L [69]

1.3.3. Tầm quan trọng của đánh giá SKRM - CLCS
Việc đánh giá SKRM – CLCS có vai trò quan trọng về cả mặt lý thuyết và lâm
sàng. Hiện nay, các vấn đề về CLCS đang được coi là vấn đề đi đầu trong chính sách y
tế cộng đồng. SKRM có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người trong xã hội.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể đánh giá SKRM – CLCS trên nhiều đối tượng khác
nhau, bệnh nhân ung thư miệng , trẻ em sâu răng sớm [8], thậm chí cả trẻ có những rối
loạn về sọ mặt [72].
Đánh giá về SKRM – CLCS cho phép thay đổi từ những tiêu chuẩn y khoa/
răng miệng truyền thống sang đánh giá và quan tâm tới những vấn đề về xã hội,
cảm xúc, tinh thần và thể chất trong việc xác định mục tiêu và kết quả điều trị bệnh.
Những nghiên cứu trong y khoa nói chung và nha khoa nói riêng về SK – CLCS
ngày càng được quan tâm hơn vì những lý do như: (1) Vai trò của bệnh nhân đang
ngày càng trở nên tích cực hơn trong việc điều trị, (2) sự cần thiết của bằng chứng
về nâng cao CLCS trở thành cơ sở cho những tiếp cận trong thực hành y khoa. (3)
trên thực tế, nhiều trường hợp điều trị cho các bệnh mạn tính gặp thất bại, do đó
việc đánh giá CLCS của bệnh nhân trở thành một biến đầu ra có giá trị [73]. Cuối


18

cùng , SKRM – CLCS quan trọng vì những tác động của nó tới sự khác biệt trong
tiếp cận và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Những chênh lệch về tình trạng sức
khỏe răng miệng giữa các quốc gia, chủng tộc, các nền kinh tế khác nhau đang là một
vấn đề xã hội rất đáng lo ngại [74]. Sự chệch lệch này có thể được giải thích do sự hạn
chế về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tại các nước đang phát triển, chăm sóc
nha khoa thường chỉ dừng ở mức tối thiểu. Trong khi đó, ở các quốc gia phát triển, đôi
khi việc điều trị bị hạn chế do chi phí đắt đỏ và khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy,
việc đánh giá SKRM – CLCS rất có ý nghĩa trong việc đo lường sự ảnh hưởng của
những khác biệt về SKRM tới sức khỏe toàn thân cũng như CLCS.
1.3.4. Các phương pháp đánh giá SKRM – CLCS ở trẻ em

Để đánh giá SKRM – CLCS, có hai loại, đó là thang đo tổng quát và bộ câu
hỏi nhiều mục.
Thang đo tổng quát về SKRM – CLCS hay thang đo một chỉ báo, là phương
pháp đánh đánh giá dựa trên câu trả lời của cá nhân cho một câu hỏi duy nhất. Câu
trả lời đơn giản và phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các phạm trù trong xã
hội. Câu trả lời thực hiện chung chung, trên năm thang điểm khác nhau, từ “hoàn
toàn không đồng ý” tới “hoàn toàn đồng ý”. Theo như phương pháp này, câu trả lời
sẽ rất khác nhau vì mỗi người có những tiêu chuẩn riêng về SKRM. Một người có
thể cho rằng SKRM của mình tốt vì họ không có đau răng, người khác lại cho rằng
không bị nhổ răng là có SKRM tốt. Đây là phương pháp đơn giản, có khả năng áp
dụng rộng rãi, trong các khảo sát quốc gia và các chương trình sức khỏe răng miệng
cộng đồng [75].
Bộ câu hỏi nhiều mục đánh giá SKRM – CLCS dựa trên câu trả lời cho nhiều
câu hỏi trong một bộ câu hỏi. Các câu hỏi về nhiều khía cạnh cụ thể trong SKRM –
CLCS. Như các câu hỏi về cảm giác đau/ khó chịu, câu hỏi về tinh thần, về sự hài
lòng của bản thân…Vì vậy, phương pháp này có tính toàn diện và được sử dụng
rộng rãi hơn, áp dụng trong cả nghiên cứu dịch tễ lẫn thực hành lâm sàng với mục
đích: xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên, hỗ trợ các quyết định lâm sàng, giám sát các
thay đổi/ đáp ứng điều trị [75].


19

Trong hơn 30 năm qua, thang đo SKRM – CLCS đã được sử dụng trong rất
nhiều nghiên cứu dịch tễ vì những đo lường đơn thuần về mặt lâm sàng không thể
phản ánh một cách đầy đủ những ảnh hưởng của các rối loạn sức khỏe răng miệng
[76]. Những thang đo này đã được thiết kế và thử nghiệm trên các cộng đồng dân
cư khác nhau nhằm xây dựng nên một bộ công cụ có sự hài hòa giữa đối tượng
nghiên cứu và mục tiêu của việc đo lường. Hiện nay , bên cạnh những rất nhiều
thang đo SKRM – CLCS dành cho người trưởng thành đang được sử dụng rộng rãi

như OHIP (Oral Health Impact Profile), GOHAI (General Oral Health Assesment
Index).. đã có những bộ công cụ được thiết kế riêng cho trẻ em và các bậc phụ
huynh để đánh giá những vấn đề liên quan tới SKRM – CLCS trên trẻ em.
Broder dựa trên OHIP đã xây dựng một phiên bản để đánh giá SKRM – CLCS
cho trẻ em là COHIP (Child Oral Health Impact Profile). Bộ công cụ này dành cho cả
phụ huynh và trẻ em, đánh giá cả mặt tích cực và tiêu cực của SKRM tác động tới
CLCS, được coi như người khai phá lĩnh vực đánh giá CLCS trên trẻ em [77].
Một bộ công cụ khác, OIDP (Oral Impact on Daily Performance ) được phát
triển ở Thái Lan, gồm 8 mục để đánh giá ảnh hưởng của SKRM lên khả năng thực
hiện các hoạt động hàng ngày của trẻ trên cả phương diện thể chất, tinh thần và xã
hội. Dựa trên bộ câu hỏi OIDP, Guerunpong đã phát triển bộ câu hỏi dành riêng cho
trẻ lứa tuổi 11 – 12 [78].
Một số bộ công cụ khác đang được sử dụng rộng rãi như Child Oral Health
Quality of Life (COHQoL) và Early Child Oral Health Impact Scale (ECOHIS), cả
COHQoL và ECOHIS đều được xây dựng dựa trên mẫu hình của Locker [68].
COHQoL gồm những câu hỏi phù hợp với trẻ 6 – 14 tuổi, mục đích để đánh giá
quan điểm của trẻ về chính sức khỏe răng miệng của mình (Child Perception
Questionaire - CPQ) và quan điểm của phụ huynh về ảnh hưởng của những rối loạn
về SKRM tới CLCS của trẻ (Parent Perception Questionaire - PPQ). ECOHIS gồm
những câu hỏi ban đầu của COHQoL đã được thử nghiệm và giữ lại những câu
được nhận thấy phù hợp với trẻ 2 – 5 tuổi. Thang ECOHIS dành cho cả trẻ em và
thành viên khác trong gia đình, được thiết kế để đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe
răng miệng và những điều trị nha khoa lên chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình.


20

Bảng 1.2. Tóm tắt đặc điểm một số bộ công cụ đánh giá ảnh hưởng của SKRM –
CLCS trên trẻ em
Thang đo

COHIP

Quốc gia
Hoa Kỳ

Tuổi
8 - 14

ChildOIDP

Thái Lan

11- 12

COHQoL

Canada

6 - 14

CPQ11 - 14

New
Zealand

11- 14

ECOHIS

Hoa Kỳ


2-5

MOHRQoL Hoa Kỳ

2- 5

Số câu hỏi
Lĩnh vực tác động
34
Triệu chứng về răng miệng,
chức năng, cảm xúc, sự coi
trọng bản thân
8
Những hoạt động hàng ngày
về thể chất – tinh thần – xã
hội
14
Các hoạt động, kinh tế, sự
xung đột trong gia đình, cảm
xúc của phụ huynh
37 (có cả Triệu chứng về răng miệng,
phiên bản giới hạn chức năng, trạng thái
8 và 16)
cảm xúc, quan hệ xã hội
Phụ huynh Chức năng, tâm lý, trạng thái
(4)
xã hội
Trẻ (9)
Phụ huynh Cảm giác đau, chức năng,

(11)
sinh hoạt, tinh thần, thẩm mỹ
Trẻ (18)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo MOHRQoL (Michigan
Oral Health – Related Quality of Life) được thiết kế bởi Đại học Michigan, Hoa Kỳ.
Ban đầu, thang đo MOHRQoL được xây dựng để đánh giá SKRM – CLCS ở trẻ từ
4 tuổi trở lên. Thang đo gốc gồm 7 câu hỏi về 3 vấn đề: cảm giác đau/ khó chịu
(“Bây giờ cháu có đang bị đau răng không?” “ Hôm qua cháu có đau răng không?”
“ những lúc ăn thức ăn nóng hoặc lạnh cháu có đau răng không?”); chức năng
(“cháu có thấy đau khi nhai không?” “cháu có thấy đau khi cắn không?”), ảnh
hưởng tinh thần (“cháu có vui với hàm răng của mình không?” “cháu có nụ cười
đẹp không?”). Kết quả từ một nghiên cứu thử nghiệm trên 203 trẻ em tuổi từ 4 tới
16 cho thấy 183 trẻ có thể trả lời những câu hỏi này. Độ tin cậy của thang
MOHRQoL là 0,54, các câu hỏi có độ hiệu lực rõ ràng [79].
Với mục đích sử dụng cho trẻ lứa tuổi nhỏ hơn, để đánh giá khả năng trả lời
câu hỏi của trẻ, bộ câu hỏi MOHRQoL được bổ sung thêm 2 câu hỏi mở đầu. (“
năm nay cháu bao nhiêu tuổi?” và “ cháu có biết nha sĩ làm công việc gì không?”).


21

Chỉ khi trẻ trả lời cả 2 câu hỏi này một cách rõ ràng, người phỏng vấn mới tiếp tục
hỏi trẻ những câu hỏi sau.
Song song bộ câu hỏi dành cho trẻ, tác giả cũng xây dựng bộ câu hỏi dành cho
phụ huynh. Câu hỏi cho phụ huynh được sử dụng khi trẻ quá nhỏ để tự trả lời câu
hỏi hoặc trẻ có những vấn đề sức khỏe đặc biệt không thể trả lời câu hỏi trực tiếp.
Bên cạnh đó, bộ câu hỏi này còn có giá trị ở khả năng đánh giá nhận thức của phụ
huynh về sự ảnh hưởng SKRM – CLCS ở trẻ [8]. Thêm nữa, sử dụng thang đo
MOHRQoL – P, có thể giúp người nghiên cứu tìm hiểu xem trẻ và phụ huynh có

cùng đồng ý về vấn đề được hỏi hay không. Một ưu điểm nữa của bộ câu hỏi này là
khi được hỏi về vấn đề SKRM – CLCS của con, phụ huynh sẽ có sự lưu tâm hơn về
tầm quan trọng của SKRM với CLCS của con mình [80].
Bảng 1. 3. Thang MOHRQoL – bộ câu hỏi dành cho trẻ em [8]
Câu hỏi mở đầu
Cháu bao nhiêu tuổi?
Cháu có biết nha sĩ (bác sĩ răng) thường làm việc gì không?
Tiếp tục với thang đo MOHRQoL nếu trẻ trả lời rõ ràng cả hai câu hỏi trên
Phần phỏng vấn trẻ về răng miệng của trẻ
a.
b.
c.
d.
e.
f.
g.
h.
i.
j.
k.

Bây giờ cháu có đang bị đau răng không?
Những lúc ăn thức ăn nóng hoặc lạnh cháu có đau
răng không?
Những lúc ăn bánh hay kẹo cháu có đau răng không?
Cháu có bị đau khi nhai hoặc cắn không?
Cháu có bị đau khi há miệng to không?
Cháu có nghe thấy tiếng ồn (lục cục) ở đây (chỉ vào
vùng khớp thái dương hàm) khi cháu há miệng to rồi
ngậm lại không?

Cháu có bị đau bên mặt nào khi cháu nhai thức ăn
cứng hoặc dai không?
Đã lần nào trong đêm khi đang ngủ cháu bị thức dậy
vì đau răng không?
Đã lần nào cháu phải ngừng chơi (đồ chơi, trò
chơi…) vì đau răng không?
Cháu có bao giờ bị đau răng khi đang ở trường
không?
Cháu có bao giờ đang ở trường bị đau răng mà phải




□ Không □
□ Không □













□ Không □




□ Không □



□ Không □



□ Không □



□ Không □

Không
Không
Không
Không







22

về nhà không?

l. Ở trường cháu có khi nào không học được vì bị đau Có
□ Không □
răng không?
m Cháu có khi nào bị mất tập trung nghe cô giáo dạy/ Có
□ Không □
.
nói do bị đau răng không?
n. Cháu có thích răng của cháu không?

□ Không □
o. Nụ cười của cháu có đẹp không?

□ Không □
p. Các bạn có cười (chê) răng của cháu không?

□ Không □
q. Cháu có muốn nắn chỉnh răng của cháu không?

□ Không □
r. Cháu có vui khi có hàm răng thế này (hàm răng của trẻ) Có
□ Không □
không?
Nếu không vui thì tại sao?
Cháu còn muốn nói gì về răng của cháu nữa không?
Cảm ơn cháu đã trả lời các câu hỏi của cô chú!
Cách tính điểm
Tổng điểm về SKRM-CLCS: 1 điểm cho mỗi câu trả lời có
Các câu a, b, c, d: đánh giá cảm giác đau, khó chịu của trẻ
Các câu e, f, và g: đánh giá những vấn đề về khớp Thái dương hàm
Các câu h, i, j, k, l và m: đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng kém

lên sinh hoạt của trẻ
Các câu n, o, p, q, r: đánh giá ảnh hưởng về mặt tinh thần, thẩm mỹ
Bảng 1.4. Thang MOHRQoL – bộ câu hỏi dành cho phụ huynh [8]
Với mỗi ý trong bảng dưới đây, Anh/Chị vui lòng chọn một ý từ 1 đến 5 ứng
với mức độ ĐỒNG Ý tăng dần.
1
a
.
b
.
c.

Hiện tại con đang bị đau răng hoặc đau mặt

Răng của con bị đau khi ăn hoặc uống đồ
nóng hoặc lạnh
Răng của con bị đau khi ăn hoặc uống đồ
ngọt.
d Răng của con bị đau khi nhai hoặc cắn.
.
e. Con bị đau khi há miệng to
f. Thỉnh thoảng con bị thức giấc giữa đêm do
đau răng
g Thỉnh thoảng con bị đau răng ở trường
.
h Thỉnh thoảng con phải nghỉ học do đau răng

2

3


4

5


23

i Con có nụ cười đẹp
j Con hài lòng với bộ răng của mình
k Thỉnh thoảng con kêu ca về răng của mình
1.3.5. Tình hình nghiên cứu về SKRM – CLCS ở trẻ em.
Từ khi mối liên quan giữa SKRM - CLCS được công nhận. Rất nhiều
nghiên cứu về ảnh hưởng của SKRM lên CLCS trên đối tượng trẻ em đã được thực
hiện. Hầu như tất cả các vấn đề liên quan tới răng miệng trẻ em đều được xem xét
một cách thấu đáo, đi kèm với đó là những bộ câu hỏi được thiết kế riêng cho từng
độ tuổi khác nhau. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng như sâu
răng, khớp cắn, viêm loét miệng trên đối tượng trẻ mầm non bằng bộ câu hỏi
ECOHIS phiên bản thiết kế riêng ở Brazil cho thấy: nhận thức của cha mẹ về sức
khỏe răng miệng nói chung còn rất kém (OR = 18,25; 95% CI: 3,36-98,96), sức
khỏe răng miệng của trẻ kém tác động tiêu cực tới cuộc sống gia đình (OR = 13,82;
95% CI: 4,27 - 44,72). Nhận thức của cha mẹ về sức khỏe răng miệng chỉ bị ảnh
hưởng khi trẻ có triệu chứng đau rõ ràng như đau trong sâu răng. Các tình trạng
răng miệng khác, chẳng hạn như viêm loét không ảnh hưởng tới nhận thức của cha
mẹ về sức khỏe răng miệng của con họ [81].
Trong một nghiên cứu trên trẻ 11 – 12 tuổi tại Co – oét sử dụng bộ câu hỏi
CPQ

11 – 14


cho kết quả những trẻ có SMTR/smtr = 2 – 3 bị giới hạn chức năng gấp

2,8 lần trẻ có SMTR/smtr = 0, trong khi trẻ có SMTR/smtr = 4 giới hạn chức năng
bị tăng lên những 4,4 lần. Trẻ bị mất từ 4 răng trở lên có khả năng bị căng thẳng
hơn 45% [82]. Trong một nghiên cứu khác tại Iran trên 200 trẻ (5- 6 tuổi), sử dụng
bộ câu hỏi ECOHIS, đánh giá về ảnh hưởng của tình trạng răng miệng lên chất
lượng cuộc sống giữa trẻ và và phụ huynh không có sự khác biệt có ý nghĩa
(p>0,05) [7]. Năm 2012, Filsup và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về sự thay đổi
chất lượng cuộc sống của trẻ trước và sau hàn răng, sử dụng bộ câu hỏi MOHR –
QoL, cho thấy trẻ có ECC chất lượng cuộc sống kém hơn so với trẻ không sâu răng.
Sau hàn răng 4 tuần, trẻ có sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, tự bản
thân trẻ và phụ huynh đánh giá [8].


24

Bên cạnh những vấn đề răng miệng thường gặp như sâu răng, bệnh quanh
răng, mất răng… Các nghiên cứu cũng được thực hiện trên đối tượng trẻ đặc biệt.
Năm 2011, Jared A. Ward từ Đại học Ohio đã đánh giá ảnh hưởng lên chất lượng
cuộc sống trên trẻ có khe hở môi vòm miệng sử dụng bộ câu hỏi COHIP, điểm số
đánh giá về chất lượng cuộc sống của nhóm trẻ có dị tật thấp hơn nhiều so với nhóm
trẻ bình thường; sự tương tác về mặt xã hội của nhóm trẻ này cũng thấp hơn [65].
Tại Việt Nam, mặc dù rất nhiều nghiên cứu về SKRM – CLCS trên người
trưởng thành và cao tuổi đã được thực hiện nhưng chưa có nghiên cứu nào trên trẻ
em, đặc biệt là lứa tuổi mầm non. Đây thật sự là một mảng khuyết lớn, cần có sự
quan tâm để có thể thực hiện các nghiên cứu về SKRM – CLCS trên nhiều khía
cạnh và thực hiện trên nhiều nhóm tuổi trẻ em tại Việt Nam.


25


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/ 2018 đến tháng 10/ 2019.
- Địa điểm nghiên cứu: trường mầm non ở Thái Nguyên.
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mầm non và phụ huynh ở Thái Nguyên
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Trẻ 5 tuổi.
+ Học tại Trường mầm non trong năm học 2018 - 2019.
+ Có sự hợp tác và tự nguyện tham gia nghiên cứu của học sinh và phụ huynh
học sinh.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Đang bị chấn thương vùng hàm mặt.
+ Trẻ có dị tật khe hở môi - vòm miệng.
+ Trẻ có bất thường về tâm thần hoặc không có khả năng trả lời câu hỏi.
+ Học sinh vắng mặt vào ngày khám.
2.2.1.2. Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: Tính theo công thức [83]:
n = Z2 (1-α/2)

pq
d2

Trong đó:
n

α

: cỡ mẫu
: Mức ý nghĩa thống kê bằng 0.05 ứng với độ tin cậy là 95%

Z(1- α/2) : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%


×