Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

ĐẶC điểm GIẤC NGỦ và một số yếu tố LIÊN QUAN đến GIẤC NGỦ của NGƯỜI BỆNH KHÁM NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.76 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

ĐÀO THỊ THÚY

ĐẶC ĐIỂM GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA 2015 - 2019

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

ĐÀO THỊ THÚY

ĐẶC ĐIỂM GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH KHÁM NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA 2015 - 2019

Người hướng dẫn khoa học
TS. Trương Quang Trung
TS.BS. Lê Thị Thu Hà

Chủ tịch hội đồng
BSCKII. Vũ Thị Hương

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà
Nội, Phòng Đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong Khoa
Điều dưỡng Hộ sinh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và
tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian suốt bốn năm học cũng như trong
nghiên cứu này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến Tiến sĩ Trương Quang Trung và Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà. Thầy và cô là những
người thầy tận tâm, nhiệt tình, dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong hội đồng, các thầy cô trong
Khoa Điều dưỡng Hộ sinh - Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, chỉ bảo giúp cho
bài luận của tôi được hoàn thiện nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ và nhân viên Khoa Khám bệnh và
Trung tâm Y khoa số 1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cùng người bệnh tham gia
nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người đã luôn ở
bên, chia sẻ khi tôi gặp khó khăn, luôn động viên để tôi nỗ lực học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Đào Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của tôi, toàn bộ số liệu và kết
quả thu được trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một
tài liệu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin và
dữ liệu đưa ra.

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Đào Thị Thúy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

CLGN

Chất lượng giấc ngủ


MCS

Chỉ số chất lượng sức khỏe tâm thần (Mental component summary)

NREM

Giấc ngủ yên tĩnh (Non-rapid eye movement)

PCS

Chỉ số chất lượng sức khỏe thể chất (Physical component summary)

PSQI

Chỉ số chất lượng giấc ngủ (Pittburgh sleep quality index)

REM

Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid eye movement)

SF12

Chỉ số chất lượng cuộc sống (Short Form 12-item health survey)

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................3
1.1. Đại cương về giấc ngủ......................................................................................3

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ.................................................................5
1.3. Các can thiệp giúp cải thiện giấc ngủ..................................................................8
1.4. Các nghiên cứu về giấc ngủ..............................................................................9
1.5. Phương pháp đo lường giấc ngủ........................................................................11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................12
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................12
2.2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................12
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................13
2.4. Sai số và cách khống chế sai số......................................................................20
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................................20
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................21
3.1. Đặc điểm chung của người bệnh....................................................................21
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học..............................................................................21
3.1.2. Tình trạng sức khỏe......................................................................................22
3.1.3. Chất lượng cuộc sống của người bệnh tham gia nghiên cứu.....................23
3.2. Mô tả đặc điểm giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu.....................23
3.2.1. Mô tả chất lượng giấc ngủ của người bệnh tham gia nghiên cứu..............23
3.2.2. Đặc điểm về thói quen ngủ...........................................................................26
3.2.3. Mô tả một số yếu tố môi trường liên quan tới giấc ngủ...............................27
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố đến chất lượng giấc ngủ...............................28
3.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với chất lượng giấc ngủ.....28
3.3.2. Mối liên quan giữa thói quen ngủ và chất lượng giấc ngủ.........................29


3.3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường tới chất lượng giấc ngủ……...30
3.3.4. Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe tới chất lượng giấc ngủ...............31
3.3.5. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống và chất lượng giấc ngủ.............32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................33
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................33

4.1.1. Tuổi...............................................................................................................33
4.1.2. Giới................................................................................................................ 33
4.1.3. Nghề nghiệp..................................................................................................33
4.1.4. Khu vực sống................................................................................................33
4.1.5. Tình trạng hôn nhân....................................................................................34
4.1.6. Thu nhập bình quân một tháng....................................................................34
4.1.7. Tình trạng sức khỏe của người bệnh tham gia nghiên cứu........................34
4.1.8. Sự hài lòng của người bệnh đối với một số yếu tố môi trường....................35
4.2. Đặc điểm giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu...............................35
4.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ..............................................37
4.3.1. Yếu tố nhân khẩu học...................................................................................37
4.3.2. Thói quen ngủ của người bệnh....................................................................37
4.3.3. Tình trạng sức khỏe hiện tại........................................................................38
4.3.4. Yếu tố môi trường.........................................................................................39
KẾT LUẬN............................................................................................................41
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1 Bảng quy đổi giá trị MCS (Sức khỏe tâm thần) và PCS (Sức khỏe
thể chất)...........................................................................................................17
Bảng 2.2. Chỉ số, biến số nghiên cứu..............................................................19
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học.................................................................21
Bảng 3.2. Giá trị MCS (sức khỏe tâm thần) và PCS (sức khỏe thể chất) của
người tham gia nghiên cứu..............................................................................23
Bảng 3.3. Điểm tổng và điểm thành phần của 7 lĩnh vực...............................24
Bảng 3.4. Bảng mô tả thói quen ngủ của người bệnh.....................................26
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với chất lượng giấc

ngủ...................................................................................................................28
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa thói quen ngủ và chất lượng giấc ngủ.............29
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường và chất lượng giấc
ngủ...................................................................................................................30
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe tới chất lượng giấc ngủ....31
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa chất lượng giấc ngủ và chất lượng cuộc sống
.........................................................................................................................32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tình trạng sức khỏe của người bệnh tham gia nghiên cứu.........22
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mô tả chất lượng giấc ngủ của người bệnh...................26
Biểu đồ 3.3. Sự hài lòng của người bệnh tham gia nghiên cứu đối với một số
yếu tố môi trường............................................................................................27


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là nhu cầu sinh lý cơ bản của con người. Người trưởng thành được
khuyến cáo ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày . Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng
đối với sức khỏe của con người. Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý rằng giấc ngủ
giúp phục hồi sức khỏe, giúp cân bằng nội môi và có vai trò bảo tồn năng lượng .
Hiện nay, một vấn đề phổ biến ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người, đó là
rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ bao gồm các triệu chứng chính sau: mất ngủ,
ngủ nhiều và rối loạn nhịp giấc ngủ. Tỉ lệ mất ngủ trong dân số ở Pháp là 37,2%, ở
Hòa Kỳ là 27,1%, ở Nhật Bản là 6,6% . Mất ngủ liên quan đến mệt mỏi vào ban
ngày, giảm hoạt động, chất lượng cuộc sống kém . Nếu thời gian ngủ ít hơn 5 giờ,
nguy cơ tăng huyết áp tăng gấp 1,908 lần . Cả thời gian ngủ ngắn (<7 giờ) và
thời gian ngủ dài (> 9 giờ) có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch

nói chung, đặc biệt là ở châu Á và người già . Mất ngủ không được điều
trị thường có tác động đến hoạt động xã hội hoặc nhận thức của người mất ngủ .
Đối với người bệnh khám ngoại trú, họ luôn trong trạng thái lo lắng về tình
trạng sức khỏe hiện tại cũng như những thay đổi trong cuộc sống hằng ngày nếu
họ được chẩn đoán mắc một bệnh nào đó. Người bệnh được điều trị tại các phòng
khám ngoại trú thường có chất lượng giấc ngủ kém . Một nghiên cứu từ năm 1999
đến 2010 cho thấy có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc các vấn đề về giấc ngủ người
bệnh ngoại trú . Những triệu chứng bất thường trên cơ thể hay tâm lý lo lắng về
tình trạng sức khỏe hiện tại đều có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới rối loạn
giấc ngủ. Họ thường gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó, hoặc
thường phàn nàn về việc tỉnh giấc sớm và không thể ngủ lại . Sự gián đoạn về giấc
ngủ có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ mạn tính không thể hồi phục tác
động tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ trên người bệnh
nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá đặc điểm giấc ngủ của
người bệnh khám ngoại trú. Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp
đón hàng nghìn người bệnh tới khám ngoại trú mỗi ngày. Hiện nay, vấn đề chất


2
lượng giấc ngủ của người bệnh phần nào được quan tâm nhưng vẫn chưa được tìm
hiểu rõ ràng và nghiên cứu tại khoa. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện với hai
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm giấc ngủ của người đến khám bệnh tại Bệnh viện Đại học
Y hà Nội năm 2019
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến giấc ngủ của người bệnh tham gia
nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về giấc ngủ
1.1.1. Khái niệm về giấc ngủ sinh lý
Ngủ là một quá trình hoạt động sinh lý, trong khi quá trình chuyển hóa tổng
quát của cơ thể vẫn tiếp tục duy trì chức năng của nó. Giấc ngủ được chia thành 2
loại trạng thái riêng biệt là trạng thái giấc ngủ có cử động nhãn cầu nhanh (Rapid
Eye Movement - REM) và trạng thái ngủ không có cử động nhãn cầu nhanh (Non
Rapid Eye Movement - NREM) .
Giấc ngủ NREM :
Giấc ngủ NREM đặc trưng bởi sự giảm các hoạt động sinh lý, giấc ngủ trở
nên sâu hơn, sóng điện não biểu hiện bằng các sóng chậm, biên độ cao hơn; nhịp
thở, nhịp tim chậm xuống, huyết áp giảm nhẹ. Giấc ngủ NREM được chia làm 4
giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Là khoảng thời gian ngủ lơ mơ, là giai đoạn chuyển từ trạng
thái thức sang trạng thái ngủ, sóng điện não và hoạt động của cơ chậm xuống và
có thể bắt gặp đột ngột trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn ngủ nhẹ nhàng, mắt ngừng chuyển động, sóng
điện não trở nên chậm hơn, thỉnh thoảng có những đợt sóng nhanh; các cơ bắp dãn
mềm, nhịp tim chậm và nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
- Giai đoạn 3 và 4: Được gọi chung là giai đoạn sóng chậm. Đặc trưng trên
điện não đồ là các sóng chậm (sóng Delta) xuất hiện rải rác cùng các sóng nhỏ hơn
và nhanh hơn, huyết áp giảm, nhịp thở chậm, thân nhiệt giảm xuống thấp hơn, cơ
thể bất động, giấc ngủ sâu hơn, không có chuyển động mắt, giảm hoạt động cơ.
Khi một người đang trong giấc ngủ sóng chậm họ rất khó bị đánh thức, những
người bị thức dậy ở giai đoạn này có cảm giác lảo đảo, mất phương hướng trong
một vài phút sau khi thức dậy. Ở một vài trẻ em có thể đái dầm, chứng hoảng sợ
trong khi ngủ ở giai đoạn này.
Giấc ngủ REM :
Giấc ngủ REM là giai đoạn được đánh dấu bởi hoạt động mạnh mẽ của não,

mức độ hoạt động có thể tương đương lúc thức. Sóng điện não nhanh và mất đồng


4
bộ. Nhịp thở trở nên nhanh hơn, không đều và nông, mắt chuyển động nhanh theo
các hướng khác nhau, cơ tay, chân biểu hiện liệt tạm thời; nhịp tim, huyết áp tăng.
Giấc mơ hầu hết xuất hiện ở giai đoạn này.
Những nghiên cứu về giấc ngủ đã chỉ ra rằng ở người trưởng thành cần ngủ
từ 7 - 9 giờ mỗi ngày, thanh thiếu niên thì cần khoảng 9,5 giờ, trẻ càng nhỏ thì cần
thời gian ngủ trong ngày càng nhiều. Yếu tố không kém phần quan trọng như số
lượng giờ ngủ đó là sự đan xen hợp lý giữa giấc ngủ NREM và giấc ngủ REM, độ
nông và độ sâu của giấc ngủ. Ở giấc ngủ bình thường, giai đoạn NREM và REM
thay đổi qua lại trong suốt đêm. Một chu kỳ giấc ngủ đầy đủ bao gồm chu kỳ REM
và NREM xen kẽ nhau mỗi 90 - 110 phút, được lặp lại 4 - 6 lần mỗi đêm.
Giai đoạn REM đầu tiên có khuynh hướng ngắn nhất, thường kéo dài không
quá 10 phút, những giai đoạn REM sau dài hơn thường từ 15 - 40 phút cho mỗi
giai đoạn. Hầu hết khoảng thời gian REM diễn ra vào 1/3 cuối của ban đêm, trong
khi hầu hết giai đoạn 4 NREM lại diễn ra vào 1/3 đầu. Giấc ngủ REM cần thiết
cho việc duy trì tình cảm và cảm giác thoải mái. Nếu có một giấc ngủ kém, chúng
ta có thể mệt mỏi vào ban ngày, giảm sự tập trung hay cáu gắt và hoạt động không
tốt. Một cuộc khảo sát người bệnh ngoại trú cho thấy những người bị mất ngủ mạn
tính có thể có các triệu chứng trầm cảm cao gấp 40 lần và có tỉ lệ rối loạn lo âu
gấp 6 lần so với những người không có mất ngủ.
1.1.2. Rối loạn giấc ngủ
Nhu cầu ngủ của mỗi người là khác nhau, những người ngủ nhiều cần
khoảng 9 - 10 tiếng mỗi đêm và một số người lại ngủ ít. Tuy nhiên độ dài của giấc
ngủ không phải luôn liên quan đến rối loạn giấc ngủ.
Phân loại rối loạn giấc ngủ
Hiện nay cách phân loại rối loạn giấc ngủ phổ biến được sử dụng hiện nay là
Hệ thống phân loại bệnh Quốc tế (ICD) và phân loại theo Hội Tâm thần học Mỹ

(DSM).
Phân loại rối loạn giấc ngủ theo ICD-10, rối loạn giấc ngủ bao gồm:
- Rối loạn giấc ngủ không thực tổn (F51.x)
F51.0: Mất ngủ không thực tổn
F51.1: Ngủ nhiều không thực tổn
F51.2: Rối loạn nhịp thức ngủ
F51.3: Mộng du
F51.4: Hoảng sợ khi ngủ


5
F51.5: Ác mộng
- G47: Rối loạn giấc ngủ bao gồm:
G47.0: Rối loạn khởi đầu và duy trì giấc ngủ (mất ngủ)
G47.1: Ngủ quá nhiều
G47.2: Rối loạn chu kỳ giấc ngủ
Hội chứng giai đoạn ngủ muộn
Kiểu ngủ thất thường
G47.3: Ngưng thở khi ngủ (do trung ương và do tắc nghẽn)
G47.4: Chứng ngủ rũ và mất trương lực.
G47.8: Rối loạn giấc ngủ khác (Hội chứng Kleine-Levin)
G47.9: Rối loạn giấc ngủ không xác định.
Phân loại rối loạn giấc ngủ theo DSM-IV, gồm:
- Rối loạn giấc ngủ tiên phát
- Rối loạn giấc ngủ liên quan đến một bệnh tâm thần khác
- Các rối loạn giấc ngủ khác
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Mất ngủ liên
quan tới mệt mỏi vào ban ngày, giảm hoạt động và chất lượng cuộc sống kém. Mất
ngủ tăng nguy cơ mắc một số bệnh.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ

Các yếu tố góp phần thường được báo cáo cho các triệu chứng mất ngủ bao
gồm tuổi cao, nữ giới, thu nhập cá nhân, trình độ học vấn thấp và tình trạng sức
khỏe tâm thần .
1.2.1. Yếu tố nhân khẩu học
- Tuổi: Các nhà khoa học chỉ ra rằng, thời gian ngủ khác nhau giữa mỗi
người. Một số người có thể hoạt động tốt trong ngày và không mệt mỏi với giấc
ngủ chỉ 3 - 4 giờ một đêm. Hầu hết mọi người cần nhiều hơn, trung bình 6 - 8 giờ
mỗi đêm . Tuy nhiên, độ tuổi càng tăng thì hiệu quả giấc ngủ cũng giảm đáng kể.
Những người trên 60 tuổi thường xuyên thức giấc hơn , nhiều người trong độ tuổi
70 ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi đêm .
- Giới: Từ một nghiên cứu được thực hiện với 150 người bệnh tại bệnh viện
Đại học Cumhuriyet, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khoa học đã kết luận rằng, nam giới có
chất lượng giấc ngủ tốt hơn nữ giới vì nữ giới luôn phải quan tâm nhiều hơn về
việc không thực hiện nhiệm vụ ở nhà và chăm sóc gia đình trong thời gian ở viện .
Một số nghiên cứu báo cáo rằng, phụ nữ thức giấc nhiều lần hơn, tổng số thời gian
tỉnh giấc trong đêm nhiều hơn và chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn nam giới .


6
- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp ảnh hưởng đến giấc ngủ vì hành vi của người
dân về ngày không làm việc khác với ngày làm việc bình thường. Đối với hầu hết
người lao động, ngày làm việc giấc ngủ ngắn hơn ngày không làm việc. Các công
việc yêu cầu theo ca ngày – đêm hay đột xuất tất yếu ảnh hưởng đến giấc ngủ của
họ. Nghiên cứu trên nhóm người làm việc theo ca tại Canada, các nhà khoa học
đưa ra kết luận: Người lao động làm việc theo ca không bao giờ có giấc ngủ đủ, rất
ít trong số họ thực sự có được giấc ngủ tám giờ như họ cần, vì vậy một giấc ngủ
ngon trở thành nỗi ám ảnh . Giấc ngủ ở những người lao động nặng (như người
nông dân hay thợ xây,…) cũng sẽ khác với giấc ngủ của những nhân viên văn
phòng, cảnh sát, bác sĩ…
1.2.2. Tình trạng sức khỏe

- Đau: Trong một nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của cơn đau tới giấc ngủ
người bệnh, đau liên quan tới tăng thức giấc liên tục và kéo dài khoảng thời gian
thức trong đêm. Ngày hôm sau, những người bệnh này có khả năng chịu đau kém
và cường độ đau cao hơn, hơn nữa mức độ đau và thuốc giảm đau trong ngày đều
là những tiên đoán quan trọng cho một giấc ngủ kém vào đêm sau .
- Bệnh lý khác: Ngoài rối loạn giấc ngủ chính như là ngưng thở khi ngủ thì
nhiều bệnh khác có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ sinh lý. Các bệnh khác
làm gián đoạn giấc ngủ bao gồm: suy tim sung huyết, đái tháo đường, bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, trào ngược dạ dày, bệnh tim mạch, rối loạn tuyến giáp, bệnh
thận, bệnh gan nặng . Bộ não và hệ thống dẫn truyền thân kinh rất quan trọng
trong việc điều hòa giấc ngủ. Người bệnh bị mất trí nhớ, rối loạn thoái hóa thần
kinh, động kinh và chấn thương sọ não có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn. Người
có bệnh đột quỵ có thể phát triển mất ngủ, giảm giấc ngủ sâu, buồn ngủ ban ngày
quá mức và có nguy cơ cao hơn cho tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ trong vài tháng
đầu tiên sau đột quỵ .
- Các thuốc điều trị và các chất: Nhiều thuốc có thể ảnh hướng đến giấc ngủ.
Ví dụ như thuốc lợi tiểu, một số thuốc chống trầm cảm, một số thuốc giảm béo,
thuốc giảm đau chứa cafein, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin…. Bên cạnh
đó, nhiều người bệnh còn sử dụng nhiều sản phẩm chứa các chất kích thích gây
ảnh hưởng tới giấc ngủ như rượu (mặc dù ban đầu hỗ trợ giấc ngủ nhưng khi


7
chuyển hóa thì tác dụng ngược lại, làm gián đoạn giấc ngủ thường xuyên hơn, có
thể đi kèm tim đập nhanh, đổ mồ hôi dữ dội và những cơn ác mộng), cafein (chứa
trong cà phê, trà… có thể gây hỏng giấc ngủ REM), nicotin (trong thuốc lá, gây
khó ngủ, đồng thời gây rối loạn giấc ngủ cho một hoặc hai đêm) .
- Yếu tố tâm lý: Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ bao gồm tình
trạng căng thẳng, cảnh giác hay sợ hãi về ban đêm. Những người bệnh bị rối loạn
lo âu cũng thường phàn nàn về giấc ngủ kém . Người bệnh thường phải đối mặt

với khá nhiều mối lo như chi phí khám chữa bệnh, lo lắng cho tình trạng bệnh tật,
mối quan tâm về công việc hay gia đình. Sự lo lắng khiến họ khó đi vào giấc ngủ
cũng như dễ gặp ác mộng .
- Chất lượng cuộc sống: Một số nghiên cứu cho thấy CLCS và CLGN có sự
tác động qua lại. CLCS kém thì CLGN kém và ngược lại [4].
1.2.3. Yếu tố môi trường
Điều chỉnh giấc ngủ là sự cân bằng giữa yêu cầu hằng định nội môi của cơ
thể và điều hòa nhịp sinh học hay đồng hồ sinh học. Máy tạo nhịp sinh học quyết
định sự bắt đầu và kết thúc của giấc ngủ, nó được quy định một phần bởi các kích
thích môi trường, chẳng hạn như ánh sáng, tiếng ồn và nhiệt độ phòng .
- Tiếng ồn: Tiếng ồn do nói chuyện lớn, do âm thanh máy móc, xe cộ, tiếng
ngáy của người bên cạnh đều có thể làm cho người bệnh khó ngủ hay làm gián
đoạn giấc ngủ.
- Ánh sáng: Ánh sáng trong đêm không chỉ làm rối loạn giấc ngủ mà còn có
thể gây ra rối loạn tổ chức sinh học của chu kỳ tỉnh - thức. Nhiều người bệnh
không thể ngủ được với ảnh sáng điện trong phòng. Theo nghiên cứu của Da Costa
và M.F.Ceolim, ánh sáng quá mức làm phiền đến giấc ngủ của 34,2% trong tổng
số 117 người bệnh tại một bệnh viện ở Brazil . Đối với bệnh nhân khám ngoại trú,
giấc ngủ của họ thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng vì họ ngủ trong
nhà riêng.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ phòng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Điều
này thường xảy ra vào ban đêm, người bệnh thường phải thức dậy sớm vì cảm
thấy quá lạnh hay quá nóng.
- Đặt báo thức trước khi ngủ: Việc đặt báo thức trước khi ngủ giúp người
bệnh yên tâm ngủ và giảm thiểu sự tỉnh giấc giữa đêm


8
Ngoài những yếu tố trên, việc nằm giường không thoải mái hay trang phục
không phù hợp cũng có thể dẫn tới mất ngủ.

1.3. Các can thiệp giúp cải thiện giấc ngủ
Người bệnh có thể tự cải thiện bằng những can thiệp tới các yếu tố môi
trường
- Tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái: Giảm sự ảnh hưởng tiêu cực từ môi
trường đến giấc ngủ của người bệnh, giảm yếu tố làm ngắt quãng giấc ngủ, đảm
bảo môi trường ngủ an toàn.
- Nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng hay quá lạnh. Nhiệt độ môi
trường là yếu tố quan trọng trong giấc ngủ vì sự bù nhiệt được kết nối chặt chẽ với
cơ chế điều chỉnh giấc ngủ .
- Ánh sáng phù hợp: Phòng khi ngủ nên là phòng tối, kéo rèm kín tránh ánh
sáng từ bên ngoài.
- Giảm tiếng ồn: Tắt tivi, radio sớm, giảm tiếng chuông điện thoại.
- Tạo sự thoải mái và thư giãn: Vệ sinh thân thể như tắm gội, rửa mặt, rửa
chân, đánh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ cũng giúp người bệnh có giấc ngủ tốt
hơn.
Can thiệp từ nhân viên Y tế
- Sử dụng thuốc ngủ cho người bệnh: Điều trị bệnh bằng thuốc ngủ có thể
cần thiết đối với rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên sử dụng thuốc ngủ thường xuyên
không được khuyến cáo vì những tác dụng không mong muốn. Thuốc ngủ không
phải là cách tốt nhất để giúp đỡ về vấn đề giấc ngủ bởi chúng dễ gây nghiện và
thường không còn tác dụng khi sử dụng thường xuyên.
1.4. Các nghiên cứu về giấc ngủ
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 1913, Henrni Pieron đã cho xuất bản cuốn sách “Le problem
physiologique du sommeil”, là văn bản đầu tiên để kiểm tra giấc ngủ từ góc độ
sinh lý học. Đây là sự khởi đầu của cách tiếp cận hiện đại đối với nghiên cứu giấc
ngủ.
Năm 1953, Kleitman và Eugene Aserinsky đã khám phá ra sự chuyển động
mắt nhanh REM trong thời gian ngủ. Năm 1955 và năm 1957 - 1958, William
C.Dement đã mô tả bản chất chu kỳ của giấc ngủ đêm và thiết lập mối quan hệ

giữa giấc ngủ REM và mơ ước.


9
Nghiên cứu của Savard J và cộng sự ở 300 phụ nữ đã được điều trị bằng xạ
trị cho bệnh ung thư vú không di căn lần đầu tiên qua phỏng vấn điện thoại năm
2001 đã cho kết quả: 19% những người tham gia đã đạt được tiêu chuẩn chẩn đoán
mất ngủ. Trong hầu hết các trường hợp (95%) mất ngủ là mạn tính. Sự xuất hiện
chứng mất ngủ sau chẩn đoán ung thư vú ở 33% người bệnh và 58% người bệnh
báo cáo rằng ung thư gây ra hoặc làm trầm trọng thêm những khó khăn về giấc
ngủ của họ. Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ mất ngủ là thất nghiệp, góa
bụa, cắt bỏ khối u và giai đoạn ung thư. Trong số phụ nữ bị chứng mất ngủ, nguy
cơ đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ cao hơn ở những người sống một
mình và có bằng đại học .
Một nghiên cứu cắt ngang của Davidson J.M và cộng sự về sự phổ biến và
tính chất của rối loạn giấc ngủ ở người bệnh ung thư năm 2002 cho kết quả: trong
ba tháng, tất cả các người bệnh tham dự các phòng khám về ung thư vú, ruột,
tuyến sinh dục, ung thư phổi cho thấy: tỷ lệ mất ngủ là 31%. Mất ngủ thông
thường liên quan đến việc thức giấc nhiều lần (76% trường hợp) và kéo dài 6
tháng trở lên (75% trường hợp). Trong 48% trường hợp chứng mất ngủ xảy ra
trong khoảng thời gian chẩn đoán ung thư (6 tháng trước khi chẩn đoán đến 18
tháng sau chẩn đoán) .
Năm 2018, Zheng W đã thực hiện nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc các triệu
chứng mất ngủ và các yếu tố liên quan ở người bệnh được điều trị tại các phòng
khám ngoại trú của bốn bệnh viện đa khoa tại Quảng Châu, Trung Quốc và cho kết
quả là các tỷ lệ của bất kỳ loại mất ngủ triệu chứng là 22,1%, các tỷ lệ khó vào
giấc là 14,3%, khó duy trì giấc ngủ là 16,2%, tỉnh giấc sớm là 12,4%, chỉ có
17,5% người bệnh bị mất ngủ nhận được thuốc ngủ .
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về giấc ngủ ở nước ta:

Lý Duy Hưng (2008) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trên 51 người bệnh rối
loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan đến stress điều trị nội trú tại Viện Sức
khỏe Tâm thần từ tháng 2/2007 đến 6/2008 cho thấy có rối loạn giấc ngủ trong các
rối loạn liên quan đến stress biểu hiện chủ yếu là mất ngủ (100%) trong đó 80,4%


10
là mất ngủ đơn thuần và 19,6% là mất ngủ kèm theo ác mộng, 91,6% người bệnh
có hiệu suất giấc ngủ dưới 85% trong đó 68,7% có hiệu suất giấc ngủ dưới 65% .
Bùi Thị Thu Hoài năm 2014 nghiên cứu mô tả chất lượng giấc ngủ và yếu tố
ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng tại khoa phẫu thuật cột sống Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trên 102 người
bệnh cho kết quả: đa số người bệnh ngủ được ít hơn 5 giờ mỗi đêm (47BN,
46,1%), số giờ ngủ trung bình của người bệnh được thống kê là 4,67 giờ và có đến
79 người bệnh (77,5%) thức giấc một vài lần trong đêm .
Chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào về đặc điểm giấc ngủ trên người
bệnh ngoại trú ở Việt Nam được công bố gần đây.
Các nghiên cứu về chất lượng – đặc điểm giấc ngủ trên thế giới thường áp
dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên các nhóm người bệnh có các đặc
điểm bệnh lý khác nhau. Bộ công cụ đo lường đặc điểm – chất lượng giấc ngủ có
khác nhau, nhưng phổ biến là bộ công cụ PSQI. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ có
những khác biệt giữa các nghiên cứu.
1.5. Các phương pháp đo lường giấc ngủ
Phương pháp đo lường khách quan
Phương pháp đo lường khách quan hiện nay thường dùng là đa ký giấc ngủ
(Polysomnography), đây là phương tiện dùng để ghi lại một loạt thông số sinh lý
của con người trong khi ngủ nhằm chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của hội
chứng ngưng thở khi ngủ và các rối loạn giấc ngủ khác nhau. Máy đa ký giấc ngủ
có các kênh để ghi điện não, điện tim, điện cơ mắt, điện cơ cằm, điện cơ chân,
mứac oxy trong máu, thông khí hô hấp, chuyển động cơ hô hấp, tiếng ngáy.

Đa ký giấc ngủ thường được thực hiện ở các đơn vị điều trị rối loạn giấc ngủ
trong bệnh viện hoặc tại một trung tâm theo dõi giấc ngủ. Người bệnh sẽ ngủ lại
trung tâm và đo đa ký được thực hiện trong suốt giấc ngủ của người bệnh mà hoàn
toàn không gây đau đớn gì.
Phương pháp đo lường chủ quan
Hiện nay có nhiều phương pháp đo lường giấc ngủ chủ quan như thang đo
mất ngủ Athens( Etheens insomia Scale), thang đo thiếu ngủ Epworth (Epworth


11
Sleepiness Scale- ESS), thang đo mất ngủ Bergen (Bergen Insomia Scale- BIS),
chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI).
Trong đó được sử dụng phổ biến hơn cả là chỉ báo chất lượng giấc ngủ
Pittsburgh (PSQI), đây là công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thế giới
nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ.


12
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu là từ ngày 15/2/2019 đến 30/3/2019.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Khám bệnh và Trung tâm Y khoa số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Người bệnh đến khám bệnh tại các phòng khám thuộc Khoa Khám bệnh và

Trung tâm Y Khoa số 1 Tôn Thất Tùng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại thời điểm
thu thập số liệu thỏa mạn tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Người bệnh có độ tuổi từ 18-60 tuổi.
- Người bệnh có khả năng trả lời hết bộ câu hỏi nghiên cứu.
- Người bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh thuộc nhóm quản lý điều trị ngoại trú của Khoa Ung bướu và
Chăm sóc giảm nhẹ, điều trị theo các đợt tại bệnh viện.
2.2.3. Cỡ mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để lựa chọn đối
tượng tham gia vào nghiên cứu, công thức tính cỡ mẫu xác định một tỷ lệ được

sử dụng:

nZ

2

1


2

p (1  p )
d2

Trong đó: n: cỡ mẫu
= 1,96
p = 0,22 (dựa trên kết quả nghiên cứu tỷ lệ
mắc các triệu chứng mất ngủ ở bệnh nhân khám

ngoại trú tại 4 bệnh viện đa khoa Trung Quốc của
Wei Zheng)
d = 0,05  Cỡ mẫu dự kiến là 264.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu


13
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được sử dụng nhằm mô tả đặc điểm
giấc ngủ của người bệnh tham gia nghiên cứu và tìm hiểu một số yếu tố liên quan
đến chất lượng giấc ngủ.
2.3.2. Công cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu và mục
tiêu nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần I: Thu thập thông tin chung của người bệnh, những yếu tố môi trường
và đặc điểm bệnh tật của người bệnh thông qua hồ sơ bệnh án và bộ câu hỏi phỏng
vấn.
Phần II: Thu thập thông tin liên quan đến giấc ngủ của người bệnh bằng
cách sử dụng thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI). Bộ chỉ báo
được coi là một công cụ hữu hiệu cho nghiên cứu và thực hành lâm sàng tâm
thần . PSQI được sử dụng rộng rãi và đã được dịch ra 56 thứ tiếng (đến tháng 11
năm 2013). Tại Việt Nam, thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittburgh bằng tiếng
Việt dựa trên bản gốc đang được Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia sử dụng . Bộ
chỉ báo chất lượng giấc ngủ Pittburgh có độ nhạy 98,7% và độ đặc hiệu 84,4% khi
tổng PSQI trên 5. PSQI có độ tin cậy cao trong thử nghiệm và có hiệu lực tốt đối
với người bệnh mất ngủ ban đầu .
Bộ câu hỏi PSQI bao gồm 19 câu hỏi tự đánh giá, được chia thành 7 lĩnh vực
trên thang điểm từ 0 đến 3, trong đó:
Không có rối loạn giấc ngủ: 0 điểm; Rối loạn nhẹ: 1 điểm;

Rối loạn vừa: 2 điểm; Rối loạn nặng: 3 điểm.
7 lĩnh vực được đề cập ở thang điểm PSQI bao gồm:
(1) Thời gian ngủ: Thời gian bệnh nhân ngủ một đêm
(2) Tỉnh giấc giữa đêm
(3) Mức độ khó ngủ: Thời gian bệnh nhân mất để ngủ được
(4) Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ
(5) Hiệu suất giấc ngủ: Thời gian ngủ thực tế trên tổng thời gian từ khi bắt
đầu đi ngủ đến khi thức giấc
(6) Tự đánh giá: Người bệnh tự đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình
(7) Sử dụng thuốc hỗ trợ ngủ


14
Điểm PSQI là điểm của 7 thành tố, điểm càng lớn thì chất lượng giấc ngủ
càng kém.
- Điểm PSQI ≤ 5: Chất lượng giấc ngủ tốt
- Điểm PSQI > 5: Chất lượng giấc ngủ kém, trong đó:
5 < PSQI < 13: Chất lượng giấc ngủ kém
PSQI ≥ 13: Chất lượng giấc ngủ rất kém
Cách tính điểm PSQI
Phạm vi giá trị cho các câu hỏi từ B5 đến B9 là từ 0 đến 3 điểm.
Câu hỏi từ B5 đến B9 không được phép thiếu.
- PSQIDURAT: Thời gian ngủ
Nếu B4 ≥ 7, thiết lập giá trị là 0
Nếu B4 = 6, thiết lập giá trị là 1
Nếu B4 = 5, thiết lập giá trị là 2
Nếu B4 < 5, thiết lập giá trị là 3
Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa =3 (tệ hơn)
- PSQIDISTB: Tỉnh giấc giữa đêm
Nếu B5j là trống hoặc vô giá trị, thiết lập giá trị của B5j = 0

Nếu B5b + B5c + B5d + B5e + B5f + B5g + B5h + B5 i+ B5j = 0, thiết
lập giá trị là 0
Nếu B5b + B5c + B5d + B5e + B5f + B5g + B5h + B5 i+ B5j có giá trị từ
1 đến 9 thiết lập giá trị là 1
Nếu B5b + B5c + B5d + B5e + B5f + B5g + B5h + B5 i+ B5j có gái trị từ
10 đến 18, thiết lập giá trị là 2
Nếu B5b + B5c + B5d + B5e + B5f + B5g + B5h + B5 i+ B5j > 18, thiết
lập giá trị là 3
Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa = 3 (tệ hơn)
- PSQILATEN: Mức độ khó ngủ
Đầu tiên, mã hóa lại B2 thành B2new
Nếu B2 có giá trị từ 0 đến 15, giá trị B2new = 0
Nếu B2 có giá trị từ 16 đến 30, giá trị B2new = 1
Nếu B2 có giá trị từ 31 đến 60, giá trị B2new = 2
Nếu B2 > 60, giá trị B2new = 3
Sau đó
Nếu B5a+B2new= 0, thiết lập giá trị là 0
Nếu B5a+B2new = 1 hoặc 2, thiết lập giá trị là 1
Nếu B5a+B2new = 3 hoặc 4, thiết lập giá trị là 2
Nếu B5a+B2new = 5 hoặc 6, thiết lập giá trị là 3
Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa= 3 (tệ hơn)


15
- PSQIDAYDYS: Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ
Nếu B7 + B8 =0, thiết lập giá trị là 0
Nếu B7 + B8 = 1 hoặc 2, thiết lập giá trị là 1
Nếu B7 + B8 = 3 hoặc 4, thiết lập giá trị là 2
Nếu B7 + B8 = 5 hoặc 6, thiết lập giá trị là 3
Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa = 3 (tệ hơn)

- PSQIHSE: Hiệu suất giấc ngủ
Difhour (thời gian nằm trên giường dành cho việc ngủ) = B3-B1 (tính
bằng giờ)
HS (hiệu suất giấc ngủ) = (B4/Difhour)*100
Nếu HS ≥85, thiết lập giá trị là 0
Nếu HS <85 và ≥75, thiết lập giá trị là 1
Nếu HS <75 và ≥65, thiết lập giá trị là 2
Nếu HS <65, thiết lập giá trị là 3
Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa = 3 (tệ hơn)
- PSQISLPQUAL: Tự đánh giá (CLGN chủ quan)
B9: điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa= 3 (tệ hơn)
- PSQIMEDS: Sử dụng thuốc ngủ
B6: điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa = 3 (tệ hơn)
TỔNG = DURAT + DISTB + LATEN + DAYDYS + HSE + SLPQUAL +
MEDS
Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); điểm tối đa = 21 (kém)
TỔNG ≤ 5 liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt
TỔNG > 5 liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém
Phần III: Thu thập thông tin liên quan đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh thông qua bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống mẫu ngắn - SF12
(Short Form 12- item health survery). SF-12 là bộ câu hỏi ngắn khảo sát chất
lượng cuộc sống chung của người bệnh, được phát triển như một thay thế ngắn
hơn cho bộ công cụ SF-36, độ tin cậy và hiệu lực của nó đã được ghi nhận .
SF–12 gồm 12 câu hỏi về 8 khía cạnh của sức khỏe bao gồm: hoạt động thể
lực (Physical functioning - PF), các hạn chế do vấn đề thể lực (Role physical RP), sức khỏe tâm thần (Mental health - MH), các hạn chế do vấn đề cảm xúc
(Role emotional – RE), sức khỏe chung (General health - GH), cảm nhận đau
(Bodily pain- BP), sinh lực (Vitality - VT) và hoạt động xã hội (Social role
functioning).



16
Điểm SF-12 được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ số MCS (Mental
component summary) sức khỏe tâm thần và PCS (Physical component summary)
sức khỏe thể chất. Điểm SF – 12 càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao.
SF12 có 12 câu hỏi, mỗi câu hỏi có các lựa chọn trả lời khác nhau. Mỗi lựa
chọn trả lời của từng câu hỏi được quy đổi ra giá trị PCS và MCS (bảng 2.1)
Cách tính điểm SF12
Bước 1. Chuyển đổi từng câu trả lời thành các giá trị tiêu chuẩn cả về thể
chất (PCS) lẫn tinh thần (MCS) theo bảng bên dưới.
Bước 2. Tính tổng các giá trị tiêu chuẩn về thể chất (PCS) của 12 câu hỏi rồi
cộng thêm 56,57706 để tính điểm SF12–PCS.
Bước 3. Tính tổng các giá trị tiêu chuẩn về tinh thần (MCS) của 12 câu hỏi
rồi cộng thêm 60,75781 để tính SF12–MCS.

Bảng 2.1 Bảng quy đổi giá trị MCS (Sức khỏe tâm thần) và PCS (Sức khỏe thể
chất)
Câu hỏi
1. Nhìn chung ông bà thấy sức
khỏe của mình?

2. Sức khỏe của ông bà có bị
hạn chế khi thực hiện những
hoạt động vừa phải không?
3. Sức khỏe của ông bà có bị
hạn chế khi lên một số bậc cầu
thang không?
4. Vì vấn đề thể lực khiến ông
bà hoàn thành được ít công việc
hơn mong muốn?
5. Vì vấn đề thể lực khiến ông

bà bị hạn chế trong một số loại
hình công việc?
6. Vì vấn đề cảm xúc khiến ông
bà hoàn thành được ít công việc
hơn ông bà mong muốn?

Câu trả lời
Tuyệt vời
Rất tốt
Tốt
Khá
Kém
Hạn chế nhiều
Hạn chế ít
Không hạn chế
Hạn chế nhiều
Hạn chế ít
Không hạn chế

Giá trị PCS
0
-1,31872
-3,02396
-5,56461
-8,37399
-7,23216
-3,45555
0
-6,24397
-2,73557

0

Giá trị MCS
0
-0,06064
0,03482
-0,16891
-1,71175
3,93115
1,86840
0
2,68282
1,43103
0


Không

-4,61617
0

1,44060
0


Không

-5,51747
0


1,66968
0


Không

3,04365
0

-6,82672
0


×