Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

ĐÁNH GIÁ mối LIÊN QUAN GIỮA đột BIẾN GEN BRAFV600E với một số đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG của UNG THƯ BIỂU mô TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN LINH GIANG

ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN
GIỮA ĐỘT BIẾN GEN BRAFV600E VỚI MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA
UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ
Chuyên ngành: Tai mũi họng
Mã số: CK. 62725305
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Minh Kỳ

HÀ NỘI – 2018


CHỮ VIẾT TẮT
BRAF
cDNA
CR1,2,3
DNA
EGFR
MAPK
MEK
MMP


MuS-RT
NIS
PTC
PCR
RBD
RNA
RT
RTK
siRNA
TIMP
TPO
TSHR
UTTG:
VEGF:

B-type Raf kinase
Complementary DNA (DNA bổ sung)
Conserved Region 1,2,3
(Vùng bảo thủ 1,2,3)
Deoxyribonucleic acid
Epidemal Growth Factor Receptor
(Thụ thể tăng trưởng biểu bì)
Mitogen Activated Protein Kinase
(Protein hoạt hóa phân bào)
Mitogen Extracellular Kinase
(Kinase của protein kinase hoạt hóa phân bào)
Matrix Metalloproteinase
Mutation Specific Reverse Transcription
(Phản ứng phiên mã ngược đặc hiệu)
Sodium/Iodide Symporter (Kênh vận chuyển Iod)

Papillary Thyroid Carcinoma
(ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú)
Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng khếch đại chuỗi)
Ras Binding Domain (Miền gắn Ras)
Ribonucleic acid
Reverse Transcription (Phiên mã ngược)
Receptor Tyrosine Kinase
(Thụ thể tyrosine kinase)
small interfering RNA
Tissue Inhibitor of MMP (Mô ức chế MMP)
Thyroperoxidase;
TSH receptor (Thụ thể hoocmon tuyến giáp);
Ung thư tuyến giáp
Vascular Endothelial Growth Factor
(Yếu tố tăng trưởng nội mạch)


MỤC LỤ

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP.......................................3
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu, sinh lý tuyến giáp...........................................3
1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ.................................................8
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng............................................................................9
1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................10
1.1.5. Chẩn đoán giai đoạn bệnh và các yếu tố tiên lượng.......................13
1.1.6. Điều trị ung thư tuyến giáp.............................................................15
1.1.7. Điều trị nội tiết................................................................................17

1.1.8. Điều trị tia xạ...................................................................................17
1.1.9. Điều trị hoá chất..............................................................................20
1.1.10. Điều trị ung thư giáp có di căn xa hoặc tái phát...........................20
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỘT BIẾN GEN BRAFV600E..................................20
1.2.1. Con đường truyền tín hiệu MAPK..................................................20
1.2.2. BRAF trong con đường truyền tín hiệu..........................................23
1.2.3. Đột biến gen BRAFV600E..................................................................25
1.2.4. Cơ chế phân tử của đột biến gen BRAFV600E trong thúc đẩy sự tiến
triển của PTC............................................................................................25
1.2.5. Điều trị đích trong ung thư thư tuyến giáp thể nhú.........................27
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN GEN BRAFV600E TRONG
UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ.......................................28
1.3.1. Nước ngoài......................................................................................28
1.3.2. Trong nước......................................................................................28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................29


2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh.....................................................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................29
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................29
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................30
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu..................................................................30
2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.......................................................31
2.2.6. Biến sô/ Chỉ số nghiên cứu.............................................................31
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................34
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu........................................................................34
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................35

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỶ LỆ ĐỘT BIẾN
GEN BRAFV600E............................................................................................35
3.1.1. Một số đặc điểm tuổi, giới và các yếu tố nguy cơ..........................35
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................36
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng................................................................40
3.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘT BIẾN GEN BRAFV600E VỚI MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ
TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ............................................................................41
3.2.1. Sự phân đột biến gen BRAFV600E theo tuổi......................................41
3.2.2. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và kích thước khối u.....42
3.2.3. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và T (Tumor) khối u.....42
3.2.4. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và tình trạng di căn.. .43
3.2.5. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và giai đoạn phát hiện bệnh....43
3.2.6. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và kết quả chọc tế bào
bằng kim nhỏ.............................................................................................44
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................45
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................45


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn bệnh theo AJCC 2010.....................................14
Bảng 2.1. Các hóa chất chính dùng trong xét nghiệm đột biến gen BRAFV600E...30
Bảng 2.2. Đánh giá phân độ Tirads theo JY Kward năm 2011.......................33
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới................................................................35
Bảng 3.2. Các yếu tố nguy cơ.........................................................................35
Bảng 3.3. Thời gian phát hiện bệnh................................................................36
Bảng 3.4. Lý do khám bệnh và triệu chứng cơ năng.......................................36
Bảng 3.5. Tình trạng toàn thân........................................................................36

Bảng 3.6. Đặc điểm hạch................................................................................38
Bảng 3.7. Tình trạng dây thanh.......................................................................38
Bảng 3.8. Chẩn đoán T sau mổ........................................................................39
Bảng 3.9. Chẩn đoán N sau mổ.......................................................................39
Bảng 3.10. Chẩn đoán giai đoạn sau mổ theo AJCC.......................................39
Bảng 3.11. Kết quả siêu âm tuyến giáp.......................................................40
Bảng 3.12. Kích thước khối u trên siêu âm................................................40
Bảng 3.13. Kết quả siêu âm hạch cổ...............................................................40
Bảng 3.14. Kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ..........................................41
Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm đột biến gen BRAFV600E................................41
Bảng 3.16. Sự phân bố đột biến gen BRAFV600E theo tuổi...............................41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và kích thước khối u.....42
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và T (Tumor) khối u.....42
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và tình trạng di căn.......43
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đột biến gen BRAFV600E và giai đoạn phát hiện bệnh 43
Bảng 3.21. Mối tương quan giữa đột biến gen BRAFV600E và kết quả chọc tế
bào bằng kim nhỏ............................................................................44


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình ảnh giải phẫu của tuyến giáp ..................................................3
Hình 1.2: Giải phẫu hạch vùng cổ ...................................................................5
Hình 1.3: Phân chia vùng hạch cổ theo Green và cộng sự ..............................6
Hình 1.4: Các giai đoạn của chu trình tế bào ................................................21
Hình 1.5: Con đường truyền tín hiệu MAPK..................................................22
Hình 1.6: Các vùng cấu trúc trên protein BRAF.............................................23
Hình 1.7: Protein BRAF ở trạng thái bất hoạt.................................................24



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tuyến giáp là ung thư nội tiết phổ biến nhất và có tỉ lệ mắc
tăng nhanh ở nhiều nơi trên thế giới [1]. Ước tính có khoảng 122.803 ca
ung thư tuyến giáp xảy ra trên thế giới vào năm 2000, trong đó có khoảng
8.570 ca tử vong [2]. Tại mỹ, theo số liệu của viện Ung thư Quốc gia,
năm 2013 có 60.220 ca ung thư tuyến giáp được chẩn đoán và 1850 trường
hợp tử vong do căn bệnh này. Tại Việt Nam theo thống kê cho thấy ỷ lệ mắc
UTTG chiếm tỷ lệ 1,9/100000 dân ở Hà Nội, và ở TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc ở
nữ là 2,6/100000 dân và ở nam là 1,5/100000 dân [3].
UTTG có nhiều loại mô bệnh học khác nhau, chúng xuất phát từ tế bào
nang, cận nang và tổ chức liên kết, tế bào miễn dịch. Hiện nay mô bệnh học gồm
4 loại chính được sử dụng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu là ung thư
biểu mô tuyến giáp thể nhú (PTC), ung thư thể nang, ung thư thể tủy và ung thư
không biệt hóa. Trong đó ung thư thể biệt hóa là ung thư thể nhú và ung thư thể
nang có tiên lượng tốt do đáp ứng rất tốt với điều trị I131. Đặc biệt, PTC là thường
gặp nhất với tỷ lệ 80% và có xu hướng phát triển chậm.
Điều trị PTC thường phối hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, điều
trị bằng I131, điều trị hormon đem lại kết quả rất tốt và là lựa chon đầu tiên cho
liệu trình điều trị trên những bệnh nhân này. Tuy nhiên, PTC cũng có tỷ lệ tái
phát đáng kể, khoảng 10% sau 10 năm, 30% sau 30 năm và 35% sau 40 năm
theo dõi sau điều trị ban đầu. Trong số những bệnh nhân tái phát cục bộ, 74% tái
phát ở hạch lympho cổ, 20% ở tuyến giáp.6% ở khí quản hoặc cơ và 7% chết do
ung thư [2]. Và có một tỷ lệ nhỏ trong những bệnh nhân UTTG thể biệt hóa tái
phát, di căn không đáp ứng với I131. Do vậy, việc điều trị trở nên khó khăn.
Khi phân tích số liệu trên lượng mẫu lớn từ nhiều bài báo thống kê trước
đó trên 1118 ca PTC, Tufano R.P et al đã cho thấy tỉ lệ tái phát khối u ở bệnh
nhân mang đột biến BRAFV600E là 24.9% và bệnh nhân không mang đột biến là



2

12.6% [4]. Trong khi nghiên cứu của Xing et al trên 1849 bệnh nhân ở 7 quốc
gia từ năm 1978 đến năm 2011 đã chỉ ra đột biến BRAFV600E làm gia tăng tỷ lệ
tử vong ở bệnh nhân PTC, 5.3% ở bệnh nhân PTC mang đột biến so với 1.1%
ở bệnh nhân PTC không mang đột biến, trong đó 80.4% số ca PTC tử vong là
bệnh nhân mang đột biến [5]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Xing et al còn chỉ
ra mối tương quan giữa BRAFV600E trong bệnh nhân PTC sơ cấp với sự kháng
thuốc - mất khả năng hấp thụ iốt phóng xạ trong khối u tái phát dẫn đến thất
bại trong điều trị và tăng tỉ lệ tử vong [6]. Đến thời điểm hiện tại, chúng ta
chỉ mới phát hiện cơ chế chủ yếu của hiện tượng kháng I 131 là do đột biến gen
BRAFV600E này.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về đột biến gen
BRAFV600E trong tiên lượng nguy cơ kháng I131 ở bệnh nhân PTC, cũng như
giúp phân tầng nguy cơ và quản lý bệnh nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát và
tỷ lệ tử vong. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ đột biến gen BRAF V600E bằng phương pháp phiên mã
ngược đặc hiệu alen MuS - RT.
2. Phân tích mối liên quan giữa đột biến gen BRAF V600E với một số đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ TUYẾN GIÁP
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu, sinh lý tuyến giáp
1.1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp

a) Hình thể ngoài
Tuyến giáp ôm quanh gần hết khí quản, nằm ở giữa phía trước dưới
của cổ. Gồm hai thùy bên nối với nhau bởi eo giáp.

Hình 1.1: Hình ảnh giải phẫu của tuyến giáp [7]
- Thùy bên: Hình tháp tam giác, có ba mặt. Mặt trước ngoài liên quan
với cân cơ vùng dưới móng. Mặt sau liên quan với mạch, thần kinh và
tuyến cận giáp. Mặt trong liên quan với khí quản, thực quản (ở phía sau),
với dây thần kinh quạt quặt ngược mà chủ yếu là dây quặt ngược trái. Do
những liên quan này khi bị chèn ép do khối u sẽ gây khó thở, khàn tiếng,
nuốt vướng.


4

- Eo giáp: Dính vào vòng sụn khí quản 2-3 nên nó di chuyển theo
thanh khí quản ta nuốt. Đây là một đặc điểm giúp ta phân biệt khối u của
tuyến giáp với các khối u khác ở cổ.
b) Mạch máu
- Động mạch: Tuyến giáp được cấp máu bởi động mạch giáp trên và
động mạch giáp dưới.
+ Động mạch giáp trên: Tách từ động mạch cảnh ngoài, đến cực trên
của mỗi thuỳ giáp chia 3 nhánh vào mặt trước ngoài, mặt trong, mặt sau.
Động mạch giáp trên cấp máu chủ yếu cho tuyến giáp.
+ Động mạch giáp dưới: Tách từ động mạch dưới đòn tới thùy giáp
chia ra các nhánh cho phần dưới của tuyến giáp và tuyến cận giáp.
- Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo nên một đám rối ở
mặt trước ngoài mỗi thùy (giữa vỏ và bao giáp). Từ đây xuất phát các tĩnh
mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp giữa đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.
Trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp việc khống chế mạch máu chủ

động sẽ hạn mất máu đến mức tối đa.
c) Thần kinh
Dây thần kinh X: Ở vùng cổ trước, dây X đi sau động mạch và tĩnh mạch
cảnh bao gồm các nhánh bên:
- Dây thanh quản trên: Chạy vòng quanh, sau đó bắt chéo mặt trong của
động mạch cảnh trong tới bờ trên xương móng chia làm 2 nhánh trong và ngoài :
+ Nhánh trong: chạy ngang vào màng giáp-móng và tận hết ở thanh quản
+ Nhánh ngoài: Là nhánh dưới của dây thanh quản trên, nếu bị tổn
thương dẫn đến khó nói do mất sự điều chỉnh âm thanh [8].
- Dây thanh quản dưới phải: Sinh ra từ dây X ở chỗ bắt chéo với phần
đầu tiên của động mạch dưới đòn. Chạy quặt ngược lên ở trong mặt bên của
khí quản, trước thực quản, đi sau dây chằng bên Berry, vào trong thanh quản


5

ở bờ dưới bó nhẫn- hầu của cơ căng màn hầu dưới. Dây quặt ngược thường
phân chia ở chỗ bắt chéo với nhánh của động mạch giáp dưới. Chỉ có nhánh
vào thanh quản mới là nhánh vận động.
- Dây thanh quản dưới trái: Tách ra từ dây X ở bờ dưới quai động mạch chủ.
Phẫu thuật tuyến giáp cần phải tránh làm tổn thương dây thần kinh thanh
quản quặt ngược, vì tổn thương thần kinh sẽ làm liệt dây thanh, bệnh nhân có thể
khàn tiếng hoặc mất tiếng.
d) Hạch bạch huyết vùng cổ [9]
Trong cơ thể có khoảng 500 hạch trong đó vùng đầu cổ có 200 hạch, các
hạch ở cổ được chia làm 7 vùng từ I - VII.

Hình 1.2. Giải phẫu hạch vùng cổ [7]
Vùng I: Hạch dưới cằm và dưới hàm
Vùng II: Hạch cảnh trên

Vùng III: Hạch cảnh giữa
Vùng IV: Hạch cảnh dưới
Vùng V: Hạch thượng đòn và tam giác sau


6

Vùng VI: Hạch khoang trung tâm gồm: Hạch trước thanh quản, hạch
trước khí quản, hạch cạnh khí quản.
Vùng VII: Hạch trung thất trên.

Hình 1.3. Phân chia vùng hạch cổ theo Green và cộng sự [9]
Tuyến giáp chứa mạng bạch huyết dày đặc nối với nhau ở vùng eo, rời
tuyến giáp đi theo các mạch máu lớn của tuyến.
Mạch bạch huyết ở phía trên theo động mạch giáp trên, mạch bạch huyết
phía dưới theo động mạch giáp dưới và tĩnh mạch giáp giữa. Dòng Lympho
ban đầu có xu hướng đi vào hạch nhóm VI cùng bên. Ở cực trên thùy tháp và
eo tuyến, hạch bạch huyết dẫn lưu lên phía trên, đi vào hạch nhóm II và nhóm
III, hệ bạch huyết ở cực dưới ban đầu dẫn lưu vào hạch nhóm VI sau đó vào
nhóm IV và nhóm VII.
Di căn hạch Lympho thường xẩy ra theo thứ tự : ban đầu đi tới hạch nhóm
VI cùng bên sau đó di chuyển lên hạch cổ bên cùng bên rồi đi đến những hạch cổ
bên ở bên đối diện.Tuy nhiên vẫn xẩy ra di căn kiểu nhảy cách.


7

Những hạch nhóm VI cùng bên thường gặp nhất đối với UTTG thể nhú.
Những hạch Lympho nhóm VI cùng bên di căn tới 69% trong số những bệnh
nhân di căn hạch.

- Hạch cổ bên, bên đối diện có 10-20% hạch di căn.
- Hạch cổ bên cùng bên (II - III - IV – V) gặp 37,54% số bệnh nhân di
căn hạch.
- Giữa đám rối bạch huyết trong niêm mạc khí quản và của tuyến giáp có
sự thông thương trực tiếp với nhau. Điều này giải thích những trường hợp
UTTG có di căn sớm vào hạch trước khí quản (tương ứng với eo giáp).
- Động mạch cảnh chung là mốc để phân biệt khoang bạch huyết trung
tâm với khoang bên và đó là những khoang thường được tiến hành nạo vét
hạch trong UTTG.
Trong quá trình phẫu thuật UTTG cần phải lấy triệt để các nhóm hạch có
nguy cơ cao ung thư di căn, đặc biệt nhóm hạch cổ VI cùng bên.
1.1.1.2. Sinh lý tuyến giáp
Tế bào nang tuyến bài tiết hai hormon: Thyroxin (Tetraiodothyronin -T4)
và Triiodothyronine (T3), hai hormon này có nhiều chức năng quan trọng đối
với đời sống con người. Nó làm cơ thể phát triển thông qua việc làm sụn
liên hợp chuyển thành xương, thúc đẩy sự trưởng thành, phát triển não
trong thời kì bào thai và trong những năm đầu sau khi sinh. Làm cơ quan
sinh dục phát triển (khi cơ thể còn non), cơ quan sinh dục hoạt động (khi
cơ thể trưởng thành). Thyroxin tham gia vào quá trình chuyển hóa vật
chất của cơ thể, điều hòa thần kinh giao cảm, phó giao cảm, điều hòa thân
nhiệt và có ảnh hưởng tới nhịp đập của tim.
Điều hòa bài tiết hormon tuyến giáp bởi nồng độ TSH của tuyến yên.
TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T3 ,T4, do vậy nếu TSH tăng thì T3,T4 sẽ
bài tiết nhiều.


8

Ngoài ra, các tế bào cận nang tiết ra Calcitonin là hormon tham gia trong
chuyển hóa canxi [10]

1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Đa số các trường hợp UTTG không tìm được nguyên nhân bệnh sinh,
tuy nhiên người ta thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh bao gồm:
- Bệnh nhân có tiền sử xạ trị vùng cổ hoặc tiền sử tiếp xúc, chiếu tia X
hay các tia liên quan tới máy chụp CT
- Chế độ ăn thiếu Iodin làm tăng nguy cơ mắc các bướu giáp đơn thuần
cũng như ung thư tuyến giáp thể nang.
- Tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp mạn tính như viêm tuyến giáp mạn
tính Hashimoto hoặc viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain…có nguy cơ cao
mắc ung thư tuyến giáp.
- Trong ung thư tuyến giáp thể tủy, có liên quan chặt chẽ với tính chất gia
đình và di truyền. Thường những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy
thường nằm trong bệnh cảnh đa u nội tiết MEN 2, trong đó có 2 dưới nhóm
MEN 2a và MEN 2b.
+ MEN 2a bao gồm: ung thư tuyến giáp thể tủy, u tế bào ưa chrom tiết
Adrenalin tại tuyến thượng thận và u tuyến cận giáp.
+ MEN 2b bao gồm: ung thư tuyến giáp thể tủy, u tế bào ưa chrom và u
xơ thần kinh hay gặp ở niêm mạc và đường tiêu hóa, đặc biệt là ở lưỡi.
- Yếu tố di truyền và nguồn gốc gen:
+ Hiện nay người ta đã biết đến một số đột biến gen sinh ung thư tuyến
giáp, tuy nhiên vai trò chắc chắn của chúng còn chưa được chứng minh. Đột
biến gen RET nằm trên NST số 10, gen BRAF và gen PTC có thể sinh ung
thư tuyến giáp thể nhú và thể tủy, gen RAS có thể sinh ung thư tuyến giáp thể
nang. Phần lớn các đột biến này chủ yếu xảy ra trên các đoạn ADN kiểm soát
sự sao chép và nhân đôi tế bào.


9

+ Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ cao khác liên quan tới gen sinh

ung thư như đột biến gen APC gây bệnh đa polip có tính chất gia đình, đột
biến gen PTEN gây bệnh ung thư đường niệu và ung thư vú, đột biến gen
PRKAR1A gây rối loạn chức năng các tuyến nội tiết lành tính.
Ngoài ra một số tác giả Việt Nam ghi nhận 1 số yếu tố nguy cơ khác như
người sống ở vùng biển, nơi có chế độ ăn giàu iod hoặc người có tiền sử
Basedow khi có u đặc tuyến giáp thì dễ nghi ngờ ung thư tuyến giáp [11]
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng
Ung thư tuyến giáp thường tiến triển âm thầm. Phần lớn là thể nhú và ít
có biểu hiện lâm sàng.
* Triệu chứng cơ năng
- Trong giai đoạn đầu, triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn, ít có giá
trị. Đa số bệnh nhân đến khám vì xuất hiện khối u giáp, điều quan trọng cần
ghi nhận hoàn cảnh, thời gian phát hiện, sự thay đổi mật độ và thể tích u.
+ U lớn nhanh gợi ý ung thư (đặc biệt u gần đáy tuyến) nhưng lưu ý
những u tuyến và nang cũng có thể to nhanh.
+ Trường hợp xuất huyết trong u thường gây đau cấp tính và to nhanh.
+ Ở thể giả viêm của UTTG, tuyến giáp to toàn bộ, đau, sốt [2].
- Giai đoạn muộn hoặc khối u lớn xâm lẫn thường có biểu hiện nuốt
vướng, khó thở, khàn tiếng. Hoặc ung thư thể không biệt hóa phát triển
nhanh, u to dính với mô xung quanh, xâm lẫn khí quản gây nghẹt thở.
* Triệu chứng thực thể
- U có thể biểu hiện một hay nhiều nhân với đặc điểm u cứng, bờ rõ, bề
mặt nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt.
- U có thể ở một thùy, eo hoặc cả hai thùy.
- Khi u lớn thường có biểu hiện: khối u cứng, cố định, đỏ da, sùi loét
hoặc chảy máu.


10


- Hạch cổ: đa số hạch cùng bên (Có thể hạch cổ đối bên hoặc hai bên)
Hạch dãy cảnh, thượng đòn, dưới hàm, dưới cằm, hạch gai. Với đặc
điểm hạch rắn, di động, không đau.
- Một số trường hợp có hạch trước khi tìm thấy u nguyên phát. Ở người
trẻ, hạch cổ xuất hiện gợi ý UTTG ngay cả khi không sờ thấy u tuyến giáp,
nhưng thực ra UTTG đã có thể có nhiều năm.
- Một số bệnh nhân đến vì một di căn xa phổi, não, xương, gan… qua
thăm khám mới phát hiện được u giáp [12].
1.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng
* Tế bào học
Đây là xét nghiệm có giá trị cao, cho kết quả nhanh và tương đối an toàn
nhằm xác định chắc chắn thể loại tổn thương và có thái độ xử lý chắc
chắn.Thường áp dụng kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ tại u hoặc tại hạch. Kỹ
thuật này triển khai từ năm 1958 và lợi ích đã được nhấn mạnh bởi nhiều tác
giả. Thông thường tế bào học tại u có giá trị cao đối với ung thư tuyến giáp
thể nhú, và độ nhậy không cao trong ung thư tuyến giáp thể nang [13]
* Siêu âm tuyến giáp:
Đây là kỹ thuật chẩn đoán có giá trị cao, cho phép xác định vị trí, kích
thước, số lượng, hình thái và sự xâm lấn khối u tuyến giáp và hạch cổ. Trên
hình ảnh siêu âm khối ung thư tuyến giáp thường có các dấu hiệu hình ảnh
nhân đặc giảm âm, ranh giới không rõ, có tăng sinh mạch mạnh, có thể có vôi
hóa trong khối.
Hiện nay việc sử dụng TIRADS (Thyroid Imaging Reporting
and Data System) đánh giá các khối u tuyến giáp khá phổ biến, đây là
hệ thống phân loại đã được đề xuất bởi Horvath et al, với một đề nghị sửa
đổi từ Jin Kwak et al (2011). Hệ thống này được chia làm 6 loại từ Tirads I
– Tirads VI


11


- TIRADS 1: tuyến giáp bình thường
- TIRADS 2: tổn thương lành tính
- TIRADS 3: có thể tổn thương lành tính
- TIRADS 4: tổn thương đáng ngờ (4a, 4b, 4c với sự gia tăng nguy cơ ác tính)
- TIRADS 5: có thể tổn thương ác tính (nguy cơ hơn 80% bệnh ác tính)
- TIRADS 6: bệnh ác tính đã được chứng minh làm sinh thiết
* Chụp X – Quang, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ
- Chụp tư thế cổ thẳng – nghiêng thông thường xem khối u có chèn ép
vào khí quản, thực quản có bị đẩy hoặc xâm lẫn không.
- Chụp X – quang phổi, xương tìm tổn thương thứ phát [14].
- Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ: Có thể đánh giá chính xác hơn
vị trí của u nguyên phát cũng như mức độ xâm lấn của u cho phép định hướng
chẩn đoán u lành hay ác và đánh giá hạch cổ tốt hơn so với siêu âm [14].
* Xạ hình tuyến giáp và xạ hình toàn thân và PET-CT với FDG 18
- Chụp xạ hình tuyến giáp: thường sử dụng I131, I - 123 hoặc Tc99m
petechnetate (Tc99mO4). Xạ hình cho thấy hình ảnh, chức năng của tuyến
giáp và nhân giáp. Phần lớn UTTG không bắt xạ và biểu hiện bằng hình ảnh
nhân lạnh, có nhiều khả năng ác tính hơn nhân nóng. Tỷ lệ ác tính trên các
nhân lạnh là 5-15%.Tuy nhiên, nhân lạnh trên xạ hình cũng có thể là u lành, nang
tuyến. Vì vậy, chụp xạ hình ít có giá trị xác định bản chất u nhưng có thể bỏ sót
những khối u có kích thước nhỏ hơn 1cm do độ phân giải hạn chế [14].
- Xạ hình toàn thân: rất có ích trong việc phát hiện di căn xa nhưng chỉ
có giá trị khi đã cắt giáp toàn phần.
- PET-CT với FDG 18: hoạt chất phóng xạ hay được dùng trong PET CT
là FDG 18. Trong PET CT với FDG 18 tại mô ung thư tuyến giáp thường biểu
hiện với nồng độ hoạt chất phóng xạ (SUV) cao hơn bình thường đặc biệt là


12


với những tổn thương di căn xa. Hai phương pháp này thường được sử dụng
trong theo dõi sau điều trị nhằm phát hiện tái phát, di căn. Đặc biệt là khi các
tổn thương tái phát nhỏ, thậm chí không phát hiện trên lâm sàng, siêu âm và
CT scan [13].
* Chẩn đoán sinh học
Định lượng Calcitonin, CEA trong máu đối với bệnh nhân ung thư thể tủy
để biết bệnh còn sót lại, tái phát hay di căn khi chưa có biểu hiện lâm sàng và
dùng xét nghiệm này để tầm soát những thành viên trong gia đình. Định lượng
Thyroglobulin trong máu thường không phân biệt được u lành hay u ác tính [13].
* Sinh thiết
- Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học (MBH) trước mổ: Đây là phương
pháp cho phép có chẩn đoán xác định trước mổ và được tiến hành dưới sự
hướng dẫn của siêu âm, nhưng chưa được tiến hành rộng rãi bởi nguy cơ
chảy máu.
- Sinh thiết chẩn đoán giải phẫu bệnh tức thì trong mổ (áp tế bào, cắt
lạnh): rất phổ biến và gần như trở thành thường quy có giá trị cao trong việc
quyết định phương pháp phẫu thuật.
Đây là phương pháp giúp phẫu thuật viên quyết định cách thức phẫu
thuật. Theo Mc Henry và cộng sự cho thấy sinh thiết tức thì với các khối u
đặc có độ nhậy 93%, độ đặc hiệu 100% và độ chính xác lên tới 97% [15].
Trong khi với tổn thương dạng nang theo nghiên cứu của Mulcahy và cộng sự
cho thấy kết hợp chọc hút kim nhỏ và sinh thiết tức thì bỏ sót tới 30% ung thư
tuyến giáp thể nang [16].
Hình ảnh mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú:
Về vi thể, bao giờ u cũng có cấu trúc nhú. Hình ảnh chiếm ưu thế là các
nhú gồm lưới mô liên kết – mao mạch nâng đỡ, nhân tế bào biểu mô có xu
hướng tự che phủ, nhạt màu, gọi là “nhân thủy tinh mờ”. Bào tương sáng hay
ưa acid. Hầu như bao giờ cũng gặp cấu trúc túi tuyến, đôi khi còn chiếm ưu



13

thế. Những vật thể calci, hình cầu (u thể cát, cầu calci đá nhỏ) hay gặp trong
ung thư biểu mô nhú song rất hiếm gặp ở các tổn thương khác. Tính chất đặc
trưng nữa là xu hướng lan tràn theo đường bạch huyết. Ung thư biểu mô
tuyến giáp có 1 biến thể cấu trúc là ung thư biểu mô nhú xơ cứng không vỏ
bọc (thầm lặng). Là một loại cấu trúc của ung thư biểu mô nhú. Đường kính
thường dưới 1 cm và tiềm ẩn về lâm sàng, chỉ phát hiện được sau khi có di
căn hạch cổ. Loại u này xâm nhiễm nhu mô giáp kế cận và có 1 trung tâm xơ
đôi khi chứa cầu calci.
* Các xét nghiệm chức khác thường không có giá trị chẩn đoán .
1.1.5. Chẩn đoán giai đoạn bệnh và các yếu tố tiên lượng
Phân loại TNM và giai đoạn bệnh theo Hiệp hội chống ung thư thế giới
(UICC) và Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ (AJCC) - 2010 [13] [17].
T - Khối u nguyên phát
Tx: u nguyên phát không xác định được.
To: không có bằng chứng của khối u nguyên phát.
T1: u có đường kính < 2cm, giới hạn trong TG.
T1a: u có đường kính < 1cm.
T1b: u có đường kính từ 1 - 2cm.
T2: u có đường kính 2 - 4cm, giới hạn trong TG.
T3: u lớn có đường kính > 4cm, vẫn nằm trong giới hạn của TG hoặc u
kích thước bất kỳ có vi xâm lấn ra ngoài TG ( như xâm lấn cơ ức giáp hoặc tổ
chức xung quanh TG ).
T4: T4a: khối u kích thước bất kỳ phá vỡ vỏ TG xâm lấn tổ chức dưới
da, thanh quản, khí quản, thực quản hoặc TK TQQN.
T4b: u kích thước bất kỳ xâm lấn cân trước sống và bao cảnh hoặc các
mạch máu trung thất.
Tất cả các u giáp thể không biệt hoá được coi là T4

T4a : ung thư giới hạn trong TG.
T4b: ung thư xâm lấn ra ngoài TG trên đại thể.


14

N - Hạch vùng
Nx: Không xác định được hạch vùng
N0: Không di căn hạch vùng
N1: Di căn hạch vùng
N1a: Di căn hạch cổ cùng bên
N1b: Di căn hạch cổ hạch cổ hai bên, đường giữa hoặc hạch cổ đối bên,
trung thất
M - Di căn
Mx: Không xác định được di căn xa
M0: Không có di căn xa
M1: Di căn xa
Giai đoạn bệnh:
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn bệnh theo AJCC 2010 [17]
Ung thư biểu mô thể nhú hoặc thể nang
Giai đoạn
Bệnh nhân < 45 tuổi
Giai đoạn I
T bất kỳ, N bất kỳ, Mo

Bệnh nhân > 45 tuổi
T1, No, Mo

Giai đoạn II


T2, T3, No, Mo

T bất kỳ, N bất kỳ, M1

Giai đoạn III

T4, No, Mo
T bất kỳ, N1, Mo

Giai đoạn IV
Ung thư TG thể tủy
Giai đoạn I

T bất kỳ, N bất kỳ, M1
T1, No, Mo

Giai đoạn II

T2-T4, No. Mo

Giai đoạn III

T4, No, Mo

Giai đoạn IV

T bất kỳ, N1, Mo

T bất kỳ, N bất kỳ, M1
Ung thư TG không biệt hóa, tất cả mọi trường hợp đều giai đoạn IV

Bên cạnh việc phân loại MBH, phân loại TNM và giai đoạn bệnh, nhiều
tác giả cũng đề cập đến các đặc điểm liên quan đến tiên lượng bệnh bao gồm


15

những đặc điểm của khối u (kích thước u, mức độ xâm lấn, type tế bào …),
các đặc điểm về giải phẫu bệnh, tuổi, giới, tiền sử gia đình… sự có mặt của
hạch vùng và di căn xa, phương pháp phẫu thuật.
Dựa vào các thang điểm khác nhau, các nghiên cứu chia các bệnh nhân
thành nhóm các bệnh nhân có nguy cơ cao (high - risk patients) với tỷ lệ tử
vong, tái diễn cao hay nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp (low - risk patients) với
tỷ lệ tử vong và tái phát rất thấp, từ đó lựa chọn chiến thuật điều trị thích hợp.
Nghiên cứu của Mayo Clinic sử dụng các thang điểm EORTC, TNM,
AMES, AGES cho phép phân biệt các nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp với tỷ lệ
tử vong sau 20 năm là 1% với các bệnh nhân có nguy cơ cao tỷ lệ tử vong 30
- 40% [17]. Theo hướng dẫn của mạng lưới theo dõi ung thư Hoa Kỳ
(NCCN), nhóm UTTG biệt hóa có nguy cơ cao gồm những bệnh nhân có độ
tuổi dưới 15 hoặc trên 45, nam giới, có tiền sử gia đình mắc ung thư, khối u
lớn hơn 4 cm, khối u ở cả 2 thùy, xâm lấn bao tuyến, mạch máu, di căn hạch,
di căn xa, đặc điểm là tế bào Hurthle, tế bào lớn, nhân teo, xơ hóa lan tỏa,
hoại tử, tổ chức ung thư không bắt I131 [18].
1.1.6. Điều trị ung thư tuyến giáp
Ngày nay các tác giả đồng ý rằng phẫu thuật là phương pháp được lựa
chọn đầu tiên cho UTTG nói chung cũng như UTTG thể nhú nói riêng, mặc
dù mức độ rộng rãi của phẫu thuật vẫn còn nhiều bàn cãi. Tuy nhiên hầu hết
các tác giả đều cho rằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét
hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát
sau mổ. Liệu pháp nội tiết dựa trên cơ sở sinh lý bệnh được sử dụng, cũng
như việc dùng đồng vị phóng xạ, hay xạ ngoài để điều trị bổ trợ sau phẫu

thuật. Điều trị bằng hoá chất thường không mang lại hiệu quả, nên hiện nay ít
dùng để điều trị cho UTTG thể biệt hóa.
1.1.6.1. Điều trị phẫu thuật


16

* Các phương pháp phẫu thuật và chỉ định [19] [13]
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí u, kích
thước u, số lượng u, tuổi và tình trạng di căn, cũng như nhóm bệnh nhân có nguy
cơ cao (tuổi > 45, kích thước u > 4cm, vỏ bao bị xâm lấn, nhiều ổ) và nhóm nguy
cơ thấp (tuổi < 45, kích thước u < 1cm, chưa xâm lấn vỏ bao, một ổ).
- Lấy u tuyến giáp đơn thuần: Không được áp dụng vì thường không lấy
đủ rìa mô lành xung quanh.
- Cắt thùy giáp có u: Đây là phẫu thuật tối thiểu trong ung thư tuyến
giáp, được áp dụng với u có kích thước nhỏ, hiện nay cũng ít được sử dụng.
- Cắt tuyến giáp gần toàn bộ: Phương pháp cắn gần hết tuyến giáp, chỉ để
lại một ít nhu mô giáp với mục đích nội tiết sau mổ. Tuy nhiên với tính chất di
căn ngay từ khi khối u còn rất nhỏ, vì vậy cắt thùy tuyến giáp có u hay cắt gần
toàn bộ tuyến giáp có thể có nguy cơ bỏ sót thương tổn, hơn nữa việc điều trị
bổ trợ sau mổ với I131 là khó khăn do I131 tập chung chủ yếu tại mô tuyến giáp
làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư di căn.
- Cắt tuyến giáp toàn bộ: Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất
với ung thư tuyến giáp thể nhú, mổ cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với sinh
thiết làm giải phẫu bệnh tức thì đối với hạch cổ 2 bên, từ kết quả đó kết hợp
với hình ảnh đại thể trong quá trình phẫu thuật để đưa ra quyết định là có nên
hay không nên nạo vét hạch cổ, một bên hay hai bên. Mặc dù cho kết quả rất
tốt, tuy nhiên có nhiều nguy cơ tai biến, biến chứng trong và sau mổ, điều này
đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh ngiệm và tay nghề rất cao, hơn nữa sau
điều trị bệnh nhân phải dùng hormon tuyến giáp suốt đời.

- Phẫu thuật ung thư tuyến giáp bằng kỹ thuật mới đó là kỹ thuật phẫu
thuật hở bằng dao siêu âm thế hệ mới Focus. Kỹ thuật này có ưu điểm là dùng
sóng siêu âm để làm đông đặc các mạch máu, vừa cắt vừa cầm máu, ít gây tổn
thương hoặc biến chứng các bộ phận xung quanh vết mổ. Ngoài ra, sẽ rút


17

ngắn 50% thời gian phẫu thuật, giảm thời gian nằm viện của người bệnh từ 1
tuần còn 2 ngày, giảm chi phí điều trị đáng kể.
1.1.7. Điều trị nội tiết
“Curling (1850) miêu tả hiện tượng suy giáp, Reverdin (1882) gây hội
chứng nhược giáp thực nghiệm bằng cách cắt tuyến giáp toàn bộ, hội chứng
này được điều trị thành công bằng tinh chất tuyến giáp năm 1890. Năm 1914
Kendall cô lập được hormon tuyến giáp (Thyroxine) được tổng hợp đầu tiên
bởi Harrington và Barger năm 1927.
Qua nhiều năm nghiên cứu đã chứng minh UTTG thể biệt hoá (nhú,
nang) đáp ứng tốt với điều trị hormon: TSH là một hormon của tuyến yên có
tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào giáp lành và ác. Dùng hormon T 4
hoặc T3 liều cao (200 g) để ức chế sự tiết ra TSH của tuyến yên, do đó làm
giảm tỉ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa. Crile (1985) đã ghi nhận đây là một
phương pháp điều trị hỗ trợ với mục đích ngăn ngừa tái phát sau mổ, mang lại
sự phục hồi tạm thời, đôi khi là lâu dài khi có các di căn.” [20]
1.1.8. Điều trị tia xạ
1.1.8.1. Đồng vị phóng xạ I131 [21] [22]
I-131 (cone gọi là iod phóng xạ) là một đồng vị phóng xạ nhân tạo được
sinh ra từ phản ứng phân hạch hạt nhân nguyên tử uranium hay plutonium, có
tính dễ bay hơi, tính phóng xạ mạnh và thời gian bán hủy đến 8 ngày.
Khi phân hủy, I131 sẽ phóng thích ra bức xạ ion hóa beta và sẽ tác động
lên các mô ở vùng tuyến giáp. I131 có tính chất tương tự như iod thông thường,

dễ hòa tan trong nước nên chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể thông qua
đường tiêu hóa thông qua chuỗi thức ăn hoặc hô hấp trực tiếp từ không khí.
- Việc điều trị I131 là phương pháp cơ bản được chỉ định điều trị cho
UTTG thể biệt hóa nhằm mục đích:
+ Tiêu diệt phần mô giáp còn sót lại sau mổ.


18

+ Bệnh nhân phẫu thuật không triệt căn hoặc tái phát tại chỗ.
+ Có di căn xa.
+ Không có dấu hiệu tái phát trên lâm sàng mà có Thyroglobulin tăng
sau mổ.
- Tuy nhiên, trước khi xạ trị bệnh nhân bắt buộc phải được phẫu thuật cắt
bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch, phải được chụp xạ hình toàn thân để
đánh giá mức độ lan tràn và di căn của bệnh. Liều lượng điều trị, thời gian
điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh, giai đoạn bệnh. . . và
bệnh nhân được ngừng điều trị bằng nội tiết 4 tuần để đảm bảo iod có thể tập
chung vào tế bào ung thư với nồng độ cao nhất.
- Liều thường dùng:
+ Di căn hạch: 120 – 150 mCi I131 để hủy mô giáp và hạch di căn.
+ Di căn xa: liều 150 – 250 mCi – 6 tháng sau nhắc lại cho đến khi sạch
hết ổ di căn.
+ Di căn xương: Điều trị bằng I131 kết hợp với xạ trị từ ngoài vào.
Quy trình điều trị bằng I-131 khá đơn giản. Bệnh nhân sau khi được chẩn
đoán xác định và có chỉ định điều trị sẽ được uống I-131 dưới dạng dung dịch
lỏng hoặc dưới dạng viên con nhộng. Sau đó được trở về sinh hoạt tại gia đình
và có thể đi lại trên các phương tiên giao thông công cộng như xe buýt, taxi,
tàu hoả. . ..
Nếu điều trị liều lên đến 1000mCi mà ổ di căn vẫn còn thì nên cân nhắc

kỹ việc điều trị tiếp. Hiện có một số tác giả điều trị cho đến khi nào hết di căn
mới thôi bằng việc tăng liều. Tuy vậy, điều này còn phụ thuộc vào sức chịu
đựng của người bệnh.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là nôn mửa (50% các trường hợp), xảy ra
vài giờ sau uống I131 (7-12h), tự ổn định trong vòng 24 – 36h. Thay đổi vị giác
xảy ra ngay vào ngày uống I131 , tự ổn định trong vòng 24-36h. Viêm tuyến


19

mang tai (30% các trường hợp) xảy ra trong vòng 24 h sau uống liều (100 150mCi), giảm dần trong vòng 7 ngày.
Nếu bệnh nhân điều trị liều cao có thể có những biến chứng: Ức chế tuỷ
xương hoặc ung thư thứ phát, nhưng rất hiếm khi xảy ra khi liều dưới 1000mCi.
Tuy nhiên nếu biến chứng xảy ra của việc điều trị bằng I 131 thì khá nặng
nề. Trong những ngày đầu cần theo dõi tình trạng viêm nhiễm. Đối với liều
thông thường thì không có biến chứng, song với liều từ 500 hoặc 600 mCi
đến 1000 mCi đôi khi dẫn đến bệnh bạch cầu thứ phát. Đối với việc điều trị
liều cao, điều quan trọng là phải chú ý đến là việc ngắt quãng giữa các đợt
điều trị.
Kết quả nghiên cứu của Tubiana và cộng sự (1985) so sánh giữa 2
phương pháp có sử dụng I 131 và không sử dụng I131 thấy tỉ lệ sống thêm không
bệnh tương ứng là 80% và 73% sau 5 năm.
- Do bản chất UTTG thể nhú có nhiều ổ và khả năng di căn hạch ngay từ
sớm, do vậy hầu hết các tác giả đều đồng ý nên điều trị I 131 một cách thường
quy sau mổ cho thể loại ung thư này. Đối với trường hợp ung thư có di căn xa
(xương, phổi) thì I

131

vẫn đáp ứng rất tốt với điều trị, đặc biệt là loại có bắt


iod phóng xạ. Theo Maxon (1990), Sisson (1996): Tỉ lệ sống thêm 5 năm với
di căn xa có bắt iod là 60% so với 30% khối di căn không bắt iod.
1.1.8.2. Xạ trị ngoài
- Xạ trị ngoài trong ung thư tuyến giáp thể biệt hoá nói chung là một vấn
đề còn nhiều tranh luận. Phương pháp này ít được sử dụng ở đa số các trung
tâm điều trị ung thư ở Mỹ. Viện Goustave Roussy (Pháp) là một trong những
trung tâm lớn có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Theo nghiên cứu của
Tubiana và Schlumberger (1985) cho thấy có hiệu quả trong việc kiểm soát tại
vùng với UTTG thể biệt hoá. Tỉ lệ tái phát là 43% sau phẫu thuật không triệt


×