Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm sử DỤNG máu, CHẾ PHẨM máu THEO NHÓM ABO ở BỆNH NHÂN được TRUYỀN máu tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2016 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.88 KB, 48 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH HUYấN

NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM Sử DụNG MáU,
CHế PHẩM MáU THEO NHóM ABO ở BệNH NH
ÂN ĐƯợC TRUYềN MáU TạI BệNH VIệN BạCH MAI
2016 2017

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI - 2016

B GIO DC V O TO
TRNG I HC Y H NI

B Y T

NGUYN TH HUYấN

NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM Sử DụNG MáU,
CHế PHẩM MáU THEO NHóM ABO ở BệNH NH
ÂN ĐƯợC TRUYềN MáU TạI BệNH VIệN BạCH MAI
2016 2017
Chuyờn ngnh : Huyt hc Truyn mỏu
Mó s



: 60720151

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS. Phm Quang Vinh


HÀ NỘI - 2016
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACD
BVBM
CPD
CPD - A
KHC
HTĐL
HTTĐL
KTC
MTP
TM, TMTM
STX, XT
XHGTC
RLST
KN
KT
NMBN
NMNC
CP
BN
WHO

TW

Acid Citrate Dextrose
Bệnh viện Bạch Mai
Citrate Photphate Dextrose
Citrate Photphate Dextrose có Adenin
Khối hồng cầu
Huyết tương đông lạnh
Huyết tương tươi đông lạnh
Khối tiểu cầu
Máu toàn phần
Thiếu máu, thiếu máu tan máu
Suy tủy xương, Xơ tủy
Xuất huyết giảm tiểu cầu
Rối loạn sinh tủy
Kháng nguyên
Kháng thể
Nhóm máu bệnh nhân
Nhóm máu người cho
Chế phẩm
Bệnh nhân
Tổ chức y tế thế giới
Trung ương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Lịch sử truyền máu........................................................3

1.2. Tình hình truyền máu trên thế giới và trong khu vực....4
1.3. Tình hình truyền máu tại Việt Nam................................6
1.4. Đặc điểm hệ nhóm máu ABO.......................................10
1.5. Các chế phẩm máu và chỉ định sử dụng......................12
1.5.1. Máu toàn phần.......................................................13
1.5.2. Khối hồng cầu........................................................13
1.5.3. Khối hồng cầu rửa..................................................13
1.5.4. Khối hồng cầu nghèo bạch cầu, tiểu cầu...............14
1.5.5. Khối tiểu cầu..........................................................14
1.5.6. Khối bạch cầu........................................................14
1.5.7. Huyết tương...........................................................15
1.6. Mối liên quan giữa nhóm máu ABO và một số bệnh lý
[15]...............................................................................16
1.7. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng máu và chế
phẩm máu....................................................................18
Chương 2........................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................21
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................21
2.1.1. Thời gian nghiên cứu.............................................21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu..............................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................21


2.4. Đạo đức nghiên cứu.....................................................25
Chương 3........................................................................................................25
DỰ KIẾN KẾT QUẢ....................................................................................25
3.1. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu tại các khoa
lâm sàng bệnh viện Bạch Mai.......................................26
3.1.1. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo tháng.............26
3.1.2. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm máu.....26

3.1.3. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm tuổi......27
3.1.4. Sử dụng từng loại chế phẩm máu theo tháng.......27
3.2. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm ABO
ở một số nhóm bệnh ở bệnh viện Bạch Mai.................30
3.2.1. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo các khoa lâm
sàng...........................................................................30
Nhận
xét:...............................................................................
..................................................................................31
3.2.2. Nhóm bệnh tiêu hóa..............................................31
3.2.3. Sử dụng máu, chế phẩm máu trong nhóm bệnh về
máu...........................................................................32
3.2.4. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm ABO ở
nhóm bệnh ung thư...................................................32
3.3. Khả năng đáp ứng chế phẩm máu của viện HHTMTW so
với nhu cầu...................................................................33
Chương 4........................................................................................................35
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................36
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................37
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................37


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm các nhóm máu chính hệ ABO
[14]......................................................................11

Bảng 1.2. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo nghiên
cứu một số tác giả...............................................12
Bảng 1.3. Tỉ lệ nhóm máu ABO giữa người Việt
Nam và người da trắng........................................12
............................................................................12
Bảng 1.4. Mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO
và một số bệnh lý................................................17
Bảng 1.5. Mối liên quan giữa bệnh lý ung thư và
nhóm máu hệ ABO..............................................17
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm máu
nhóm ABO theo tháng.........................................26
Bảng 3.2. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo
nhóm máu hệ ABO..............................................26
Bảng 3.3. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo
nhóm tuổi............................................................27
Bảng 3.4. Sử dụng khối hồng cầu theo tháng.....27
Bảng 3.5. Sử dụng huyết tương theo tháng........28
Bảng 3.6. Sử dụng huyết tương tươi theo tháng. 28
Bảng 3.7. Sử dụng khối tiểu cầu theo tháng.......28
Bảng 3.8. Sử dụng tủa yếu tố VIII theo tháng.....30
Bảng 3.9. Sử dụng khối bạch cầu theo tháng.....30
Bảng 3.10. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo các
khoa lâm sàng.....................................................30
Bảng 3.11. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo
nhóm ABO ở nhóm bệnh tiêu hóa.......................31
Bảng 3.12. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo
nhóm ABO ở nhóm bệnh máu.............................32
Bảng 3.13. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo
nhóm ABO ở nhóm bệnh ung thư........................32
Bảng 3.14. Tỉ lệ giữa nhu cầu và khả năng cung

cấp các chế phẩm máu của VHHTMTW theo các
tháng từ tháng 5/2016 – 4/2017.........................33
Bảng 3.15. Tỷ lệ giữa nhu cầu và khả năng cung
cấp theo chế phẩm.............................................33


Bảng 3.16. Tỉ lệ giữa nhu cầu và khả năng cung
cấp chế phẩm máu theo hệ nhóm máu ABO trong
từng tháng của Bệnh viện Bạch Mai...................35


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tình hình sử dụng máu, chế phẩm
máu theo tháng................................................26
Biểu đồ 3.2. Sử dụng máu, chế phẩm máu theo
nhóm tuổi.........................................................27
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ giữa nhu cầu và khả năng
cung cấp theo chế phẩm.................................34
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ giữa nhu cầu và khả năng
cung cấp chế phẩm máu theo hệ nhóm máu
ABO trong từng tháng của Bệnh viện Bạch Mai
.........................................................................35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu và chế phẩm máu là loại thuốc đặc biệt sử dụng trong cấp cứu
và điều trị bệnh. Cho đến nay, dù loài người đã tiến rất xa trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật nhưng vẫn chưa điều chế được chất thay thế máu; Bởi

vậy nguồn cung cấp máu và chế phẩm máu vẫn phải lấy từ người hiến máu.
Y học càng tiến bộ, các phẫu thuật, các can thiệp hiện đại, các chuyên sâu
về ghép tạng… đòi hỏi nhu cầu máu càng cao. Theo WHO thì cần phải có
2% dân số của một nước cho máu 1 lần/năm để đáp ứng nhu cầu máu của
quốc gia [1]. Dân số Việt nam gần 92 triệu người vậy cần khoảng 1.840.000
người hiến máu 1 lần/năm mới đủ máu cho điều trị. Chuyên ngành truyền
máu Việt Nam trong những năm gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc
trong việc cung cấp chế phẩm máu an toàn. Phong trào vận động hiến máu
tình nguyện phát triển rộng khắp dần tiến tới xoá bỏ tình trạng tiếp nhận
máu từ người hiến máu chuyên nghiệp. Sử dụng máu và chế phẩm máu chỉ
đạt hiệu quả khi có chỉ định đúng và đáp ứng kịp thời do vậy cần có máu lưu
trữ để đáp ứng kịp thời cho cấp cứu, điều trị, quốc phòng, an ninh và phòng
thảm hoạ...
Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) là một bệnh viện lớn của nước ta, nơi tập
trung một số lượng lớn bệnh nhân. Cùng với khoa lâm sàng bệnh máu, các
Viện, khoa, phòng khác thuộc BVBM đều có nhu cầu sử dụng máu cho điều
trị rất lớn. Phần lớn lượng máu, chế phẩm máu đều do Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ương cung cấp. Tuy vậy một thực trạng hiện nay là thiếu
máu cho điều trị và thiếu không đồng đều giữa các nhóm máu. Ở Việt Nam
trong nhiều năm qua luôn luôn có hiện tượng trong thời gian thiếu máu thì
đặc biệt thiếu nhóm O, nhóm A và luôn dư nhóm B. Hiện tượng này không
chỉ một vài năm mà liên tục gần mười năm nay, không chỉ ở một mà ở nhiều


2

bệnh viện. Theo tổng hợp số liệu dự trù của trên 120 bệnh viện, nhu cầu
máu nhóm A và O luôn cao hơn khoảng 3% so với tỷ lệ người có nhóm
máu này trong cộng đồng. Chính vì vậy, tình trạng thiếu nhóm máu A, O
rất hay xảy ra. Thực tế đáp ứng được khoảng trên 80% dự trù máu nhóm A

và O, trong khi đó tỷ lệ cấp phát nhóm máu B, AB gần như luôn là 100%,
thậm chí thừa so với nhu cầu. Việc xác định lý do sự thiếu máu không đồng
đều như một quy luật là nhu cầu cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng sử dụng máu, chế phẩm máu theo nhóm ABO
ở bệnh nhân được truyền máu tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng
5/2016 – 4/2017
2. Phân tích tình hình sử dụng máu theo nhóm ABO ở một số nhóm
bệnh tại bệnh viện Bạch Mai.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử truyền máu
Lịch sử truyền máu trong y học thực sự mở ra sau khi Karl Landsteiner
và học trò phát hiện ra hệ nhóm máu ABO [2].
Năm 1913, Reuben Ottenberg nêu vấn đề hoà hợp nhóm máu trong
truyền máu và đưa ra sơ đồ truyền máu mang tên ông, từ đây đã khắc phục
được tình trạng tử vong do truyền nhầm nhóm máu [2],[3].
Năm 1921 ở các nước như Anh, Hà Lan và Australia đã thành lập được
những trung tâm truyền máu đầu tiên trên thế giới [4]. Tại Liên Xô: năm 1929
F.Rưcốp đã giới thiệu công tác truyền máu qua việc tổ chức đội cấp cứu trong
quân đội và đề nghị tổ chức một đội quân cho máu tại trạm cấp cứu quân đội
[5]. Cuối năm 1929, N.N.Elanxki đề nghị thành lập trung tâm truyền máu ở
Lêningrat. Ông cũng đề cập đến vấn đề tăng cường đội ngũ người cho máu
tình nguyện, đồng thời với việc lưu trữ máu tại các labo chuyên khoa, để rồi
từ đây chuyển máu về các cơ sở điều trị [5].
Năm 1933, tại Madrit (Tây Ban Nha) đã có 39 nhóm công tác truyền

máu tại các bệnh viện khác nhau và những người cho máu là nhân dân của
thành phố cho máu tự nguyện [6]. Năm 1939, trên cơ sở rút kinh nghiệm tại
Tây Ban Nha, A.X. Georgiep (Liên Xô cũ) đã nêu ra rằng: Sự hợp lý nhất của
công tác truyền máu là xây dựng được một hệ thống cung cấp, lưu trữ máu
tập trung tại một số trung tâm truyền máu, nhiệm vụ của trung tâm này ngoài
việc chuẩn bị máu lưu trữ còn phải tổ chức được một lực lượng đông đảo
người cho máu ngay tại các trung tâm và với sự tham gia của Hội Chữ thập
đỏ [7],[8].


4

Năm 1943 J. Loutit, P. Mollison chỉnh lý dung dịch chống đông ACD, đã
tạo điều kiện bảo quản lâu dài máu ở 4°C. Đến năm 1952 Walter và Murphy
mô tả kỹ thuật lấy máu kín bằng túi polyvinyl, sau đó Gibson và cộng sự phát
triển hệ thống lấy máu bằng túi chất dẻo cho phép tách huyết tương ra khỏi
máu sau khi để lắng và có thể bảo quản bằng đông lạnh lâu dài. Đó là những
điều kiện tốt cho một thời kỳ mới trong bảo quản, sử dụng các thành phần
máu trong y học [7],[8].
1.2. Tình hình truyền máu trên thế giới và trong khu vực
Hiện nay các nước tiên tiến đều có chương trình máu quốc gia do
Chính phủ đầu tư và Bộ y Tế trực tiếp quản lý, có chính sách quốc gia về
truyền máu và các vấn đề sau đã được giải quyết nhằm đảm bảo an toàn
truyền máu cho bệnh nhân, cho người hiến máu và nhân viên y tế, đồng thời
ngày càng nâng cao cho chất lượng dịch vụ y tế [9],[10],[11],[12].
Vấn đề nguồn máu: Hầu hết các nước đã vận động thành công toàn dân
hiến máu không lấy tiền, do đó máu có chất lượng tốt ít nguy cơ lây nhiễm
bệnh. Có lượng máu dự trữ lớn, đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị, có máu
dự trữ khi có thảm họa và chiến tranh. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện đạt 2
– 5% dân số/ năm. Do vậy hầu hết các nước phát triển đã và đang hoàn thiện

chương trình truyền máu quốc gia hướng tập trung. Ban hành “chính sách
truyền máu quốc gia”, đầu tư chương trình truyền máu quốc gia nhằm giải
quyết các vấn đề sau đây:
Vấn đề hoạt động của các trung tâm truyền máu: các trung tâm truyền
máu được đầu tư máy móc hiện đại, đồng bộ để đảm bảo các việc: Tiếp nhận
máu, sàng lọc máu, sản xuất và lưu trữ các sản phảm máu an toàn. Thiết lập
hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ các công đoạn của một trung tâm
truyền máu để đảm bảo máu truyền cho người bệnh phải an toàn không gây
các phản ứng về miễn dịch do bất đồng nhóm máu và không để lây nhiễm các


5

bệnh nhiễm trùng. Để đảm bảo 2 yêu cầu này họ đã có các quy định cụ thể về
an toàn truyền máu, sử dụng các thiết bị hiện đại, các kỹ thuật có độ nhạy, độ
đặc hiệu cao. Về nhân lực: tuyển chọn cán bộ có trình độ cao, và có chế độ ưu
đãi đối với các cán bộ làm việc trong các Trung tâm truyền máu. Về tổ chức,
họ tập trung hóa các cơ sở tiếp nhận máu và xét nghiệm sàng lọc tại các trung
tâm do Chính phủ quy định.
Ví dụ: Singapore (5 triệu dân) chỉ có một trung tâm truyền máu; Thái
Lan (65 triệu dân) có 12 trung tâm truyền máu; Nhật bản hiện nay có 65 trung
tâm truyền máu nhưng chỉ có 10 trung tâm làm xét nghiệm và 11 trung tâm
sản xuất chế phẩm máu. Hàn Quốc năm 2010 có 50 triệu dân chỉ có 15 trung
tâm tiếp nhận máu, trong đó chỉ có 3 trung tâm được sàng lọc máu; Melbum
(Úc) 5 triệu dân chỉ có 1 trung tâm truyền máu cung cấp máu cho >200 bệnh
viện, toàn nước Úc chỉ có 8 trung tâm truyền máu chính; Berlin (Đức) 4 triệu
dân chỉ có 1 trung tâm truyền máu cho > 130 bệnh viện; Mỹ tiếp nhận 20 triệu
đơn vị máu/năm nhưng chỉ có 6 trung tâm được sàng lọc các bệnh nhiễm
trùng và bằng kỹ thuật rất hiện đại – kỹ thuật NAT [10].
Khuyến cáo của Tổ chức Y tể Thế giới (WHO) về dịch vụ Truyền máu

không lấy tiền trong quần thể nhân dân có nguy cơ thấp [10].
Sàng lọc tất cả số lượng máu thu gom được về các bệnh nhiễm trùng
truyền qua đường máu và đảm bảo hoạt động của các phòng thí nghiệm hoàn
chỉnh về định nhóm máu, xét nghiệm hòa hợp, sản xuất, bảo quản và vận
chuyển máu và chế phẩm máu.
Giảm các trường hợp truyền máu không cần thiết thông qua việc áp dụng
truyền máu hợp lý trong lâm sàng và sử dụng các sản phẩm thay thế không
phải máu khi có thể (sử dụng máu lâm sàng)
Thiết lập các dịch vụ truyền máu quốc gia để điều phối tốt với hệ thống
quản lý chất lượng ở tất cả các khu vực.
Chỉ thu gom máu từ người hiến máu tình nguyện.


6

1.3. Tình hình truyền máu tại Việt Nam
Từ năm 1994 trở về trước, các bệnh viện đều tự cung, tự cấp máu chưa
có người HMTN, nghĩa là nguồn máu phụ thuộc hoàn toàn vào người bán
máu và người nhà bệnh nhân. Tổ chức cung cấp máu thường manh mún, bệnh
viện nào có nhu cầu sử dụng máu là tiếp nhận, lưu trữ nên chất lượng máu
không được đồng đều, hiện tượng thiếu máu xảy ra thường xuyên và trầm
trọng [9]. Từ năm 1994 đến năm 2005, ở Việt Nam vẫn còn 101 cở sở truyền
máu cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và có khoảng 550 cơ sở cấp huyện.
Tổ chức cơ sở truyền máu nhỏ lẻ, nằm rải rác trong hệ thống các bệnh viện,
trang thiết bị lạc hậu, thiếu cán bộ chuyên khoa, tổ chức tiếp nhận máu với số
lượng nhỏ. Nguồn người hiến máu chủ yếu là từ người cho máu lấy tiền,
ATTM bị đe doạ, chi phí cho một đơn vị máu cao [10]. Vấn đề sử dụng máu
và chế phẩm máu tại bệnh viện chưa hợp lý và còn thiếu an toàn, chỉ định và
sử dụng máu toàn phần trong điều trị còn chiếm tỷ lệ cao, các quy trình truyền
máu lâm sàng còn chưa đảm bảo, còn xảy ra tình trạng thiếu hoặc thừa máu ở

một số thời điểm trong năm [9],[10]. Từ 2005 đến nay, bước đầu chúng ta đã
tập trung hoá được một số trung tâm truyền máu và xây dựng các trung tâm
truyền máu khu vực (TTTMKV), những trung tâm này trở thành những cơ sở
cung cấp máu lớn, chịu trách nhiệm cung cấp máu cho các bệnh viện, các tỉnh
mà trung tâm bao phủ. Các cơ sở truyền máu nhỏ thuộc diện bao phủ của
TTTMKV đã không còn tổ chức tiếp nhận, sàng lọc, điều chế các sản phẩm
máu mà chỉ tập trung vào lưu trữ, phát máu an toàn và truyền máu lâm sàng
hợp lý và hiệu quả [10],[11]. Bước đầu chúng ta đã xây dựng được phong trào
HMTN phát triển bền vững, Ban chỉ đạo vận động HMTN cấp quốc gia và
các cấp tỉnh, huyện... đã được thành lập, công tác tổ chức vận động hiến máu
được thực hiện một cách hiệu quả, đã duy trì nguồn người HMTN ổn định.
Chúng ta từng bước hoàn thiện qui trình tổ chức hiến máu, tiếp nhận máu từ


7

các tỉnh về TTTMKV, hoàn thiện qui trình chăm sóc và tư vấn sức khoẻ người
hiến máu. Chúng ta đã xây dựng được cơ chế tài chính cho công tác tuyên
truyền vận động HMTN một cách hợp lý và hiệu quả; xây dựng quy chế tôn
vinh người HMTN [13]; mở rộng phạm vi cung cấp máu của các TTTMKV;
từng bước hoàn thiện qui trình cung cấp máu từ các trung tâm đến các tỉnh,
các bệnh viện [9].
Hiện nay ngành truyền máu Việt Nam cũng như thế giới đang đứng trước
những khó khăn, thử thách lớn:
• Năng lực chẩn đoán, cấp cứu và điều trị ngày càng cao dẫn đến nhu
cầu sử dụng máu ngày càng tăng.
• Mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp: Ung thư, chấn thương, tai nạn
lao động… Ở các nước phát triển, với hệ thống y tế tiên tiến, nhu cầu
về máu tiếp tục tăng để trợ giúp các thủ thuật và phẫu thuật phức tạp,
điều trị chấn thương và các rối loạn về máu.

• Sự gia tăng dân số cũng đòi hỏi chăm sóc y tế nhiều hơn cũng đòi hỏi
tăng nhu cầu về máu.
• Ngoài ra ở những nước còn nhiều khó khăn về điều trị, phần lớn chỉ
định truyền máu là để điều trị những biến chứng trong quá trình thai
nghén và sinh con, thiếu máu nặng ở trẻ em, chấn thương và rối loạn
bẩm sinh.
Nhu cầu máu cần cho cấp cứu và điều trị là rất lớn.Tình trạng khan
hiếm máu nghiêm trọng thường xuyên diễn ra tại các cơ sở điều trị, đặc biệt là
những cơ sở chuyên sâu và hiện đại. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới
hiện nay toàn thế giới mới chỉ đáp ứng 20-25% máu đáp ứng cho điều trị. Còn
tại Việt Nam máu vẫn thiếu hằng năm, chưa đáp ứng được nhu cầu máu tối
thiểu do tổ chức y tế thế giới đưa ra .


8
• Nguy cơ lây nhiễm virus HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai và
các vi khuẩn khác có thể xảy ra trong truyền máu. Mặc dù ngày nay
ngành truyền máu Việt Nam đã có những qui định chặt chẽ trong công
tác sàng lọc, bảo quản,lưu trữ, cấp phát và truyền máu an toàn, nhưng
các sinh phẩm sàng lọc có giai đoạn cửa sổ kéo dài nên việc lây nhiễm
bệnh ở giai đoạn này là khó tránh khỏi .
Ở một số nơi vẫn sử dụng máu toàn phần để điều trị (tuy không nhiều).
Việc sử dụng máu toàn phần vừa lãng phí, vừa có nguy cơ xảy ra phản ứng
miễn dịch trong truyền máu do bất đồng hệ thống HLA (hệ thống kháng
nguyên bạch cầu, tiểu cầu) và hệ thống kháng nguyên huyết tương .
Truyền máu là một quy trình khép kín bao gồm 3 lĩnh vực: vận động
hiến máu, ngân hàng máu và truyền máu lâm sàng. Trong đó sử dụng máu
lâm sàng là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất. Nâng cao chất
lượng truyền máu tại một bệnh viện phải bao gồm cả chỉ định sử dụng máu và
sản phẩm máu hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Nhưng việc sử dụng máu nhiều khi

vẫn chưa căn cứ vào số lượng máu mất mà còn theo cảm tính, vì thế dẫn đến
tình trạng sử dụng máu chưa hiệu quả.
Sử dụng máu hoàn hồi còn rất hạn chế tự phát, chưa có qui trình thu
gom, kiểm tra, theo dõi truyền máu theo tiêu chuẩn quốc gia, chưa có chỉ đạo
thống nhất triển khai truyền máu tự thân, có kế hoạch bằng cách lấy máu
trước mổ và pha loãng máu trong phẫu thuật .
Phong trào Hiến máu tình nguyện ở nước ta chính thức được triển khai
trong gần hai mươi năm qua. Nếu như năm 1994, cả nước mới tiếp nhận hơn
100000 đơn vị máu (chủ yếu từ người bán máu) thì đến năm 2011 cả nước đã
vận động, tiếp nhận được 776427 nghìn đơn vị máu trong đó tỉ lệ hiến máu tự
nguyện đạt 88,5%. Tuy vậy lượng máu tiếp nhận hằng năm vẫn chỉ đáp ứng
được 40% nhu cầu điều trị. Do đó, tình trạng các bệnh nhân cấp cứu, chờ mổ,
người cần chế phẩm máu để truyền phải tạm hoãn vẫn diễn ra ở các cơ sở y tế.


9

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để đảm bảo an toàn truyền
máu cho một quốc gia, lượng máu tiếp nhận hằng năm cần đạt 2% dân số [1].
Trong khi đó tỉ lệ này ở nước ta mới chỉ đạt 0,88%, vì vậy nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng thiếu máu ở nước ta là do thiếu người hiến máu tình
nguyện. Việc thiếu máu ở nước ta diễn ra theo mùa. Tình trạng thiếu máu hay
xảy ra vào dịp nghỉ Tết Nguyên Đán, dịp hè, là lúc học sinh, sinh viên nghỉ
học vì đây là thành phần chính tham gia hiến máu tình nguyện ở nước ta. Còn
thực tế tại các địa phương, công tác chỉ đạo, tuyên truyền HMTN chưa được
quan tâm, chưa sát với thực tế nên người dân chưa hiểu hết được tầm quan
trọng và ý nghĩa của việc HMTN.
Để khắc phục tình trạng trên cần tiến hành đồng bộ các giải pháp:
• Tăng cường hiến máu nhân đạo, tiến tới chấm dứt mua bán máu, chỉ
còn hiến máu nhân đạo không nhận tiền.

• Tăng cường truyền máu tự thân, vừa tiết kiệm, vừa loại bỏ được những
nguy cơ do truyền máu đồng loài bằng cách: thu gom máu trong phẫu
thuật kín, trong chấn thương vỡ tạng đặc, chửa ngoài tử cung vỡ… để
truyền hoàn hồi, khuyến khích lấy máu trước mổ có chương trình, pha
loãng máu trong mổ… nhằm góp phần làm giảm nguy cơ thiếu máu và
đảm bảo an toàn truyền máu.
• Thực hiện tách các thành phần máu, truyền máu theo nguyên tắc “cần
gì truyền đấy, không cần không truyền”.
• Tăng cường trang thiết bị hiện đại cho sàng lọc máu: dây chuyền lạnh,
dàn Elisa…
Ngành truyền máu Việt Nam đã có những bước tiến mới từ khi Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chương trình an toàn truyền máu (28/12/2001) và
đầu tư dự án Trung tâm truyền máu khu vực (15/11/2002) .


10

Chương trình an toàn truyền máu với mục tiêu từng bước cung cấp
máu và các sản phẩm máu có chất lượng an toàn cho nhu cầu an ninh, quốc
phòng; sử dụng máu và các chế phẩm máu hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm-góp
phần làm giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh.
Dự án “Trung tâm truyền máu khu vực” với ngân sách hỗ trợ từ ngân
hàng thế giới đã thúc đẩy ngành truyền máu Việt Nam phát triển mạnh. Dự
án đầu tư và xây dựng, phát triển bốn TTTMKV gồm: VHHTMTW, Huế,
bệnh viện Chợ Rẫy, Cần Thơ . Ngân hàng máu thực hiện tốt các nhiệm vụ
sau đây:
Nâng cao chất lượng an toàn truyền máu:
* Chỉ định truyền máu hợp lý, hiện đại.
* Phát máu an toàn: định nhóm máu ABO-Rh, sàng lọc kháng thể
bất thường.

* Truyền máu tại giường theo đúng qui trình
Góp phần tham gia hiến máu nhân đạo: không chỉ biết cứu chữa mà còn
biết vận động người bệnh sau khi khỏi bệnh trở về cộng đồng tích cực tham
gia hiến máu và vận động hiến máu.
Năm 2011, Trung Ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã thành lập Ngân
hàng máu điện tử Việt Nam với mục tiêu cung cấp 37500 đơn vị máu vào năm
2012 và 160000 đơn vị máu vào năm 2015, sẽ góp phần làm giảm tình trạng
thiếu máu cho điều trị và cấp cứu .
1.4. Đặc điểm hệ nhóm máu ABO
Hệ nhóm máu ABO có bốn nhóm máu chính là: Nhóm A, Nhóm B,
nhóm AB và nhóm O. Bốn nhóm này được nhận biết dựa vào sự có mặt hoặc
không có mặt của kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và sự có mặt hoặc
không có mặt của kháng thể chống A, chống B trong huyết thanh [14].


11

Bảng 1.1. Đặc điểm các nhóm máu chính hệ ABO [14]
Nhóm

Kháng nguyên trên

máu
A

bề mặt hồng cầu
A

B


B

AB

A, B

O

Không có cả kháng nguyên A, B

Kháng thể trong
huyết thanh
Kháng thể chống B
Kháng thể chống A
Không có cả kháng thể chống
A, B
Có cả kháng thể chống A, B

Kháng thể chống A, B là kháng thể tự nhiên có bản chất là IgM, thích
hợp hoạt động ở 4oC, xuất hiện ngay sau khi sinh, tăng dần hiệu giá và đạt cực
đai vào 5-10 tuổi, không qua được hàng rào rau thai, không bao giờ có trong
huyết thanh của những cá thể bình thường có kháng nguyên tương ứng trên bề
mặt hông cầu. Kháng thể chống A, B cũng có thể là kháng thể miễn dịch, có
bản chất là IgG, thích hợp hoạt động ở 37 oC, được hình thành qua một quá
trình đáp ứng miễn dịch do tiếp xúc với kháng nguyên hệ ABO gặp trong
trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con, hoặc do truyền máu không hòa hợp
hệ ABO, các kháng thể miễn dịch này có thể qua được hàng rào rau thai, có
khả năng kết hợp với bổ thể và gây tan máu trong lòng mạch [14].
Ngoài 4 nhóm máu chính trên năm 1911 Von Dungerm và Hirszfeld đã
phát hiện nhóm máu A có 2 loại khác nhau là A1 và A2, người ta xác định có

hai kháng nguyên A là A1 và A2 ứng với hai alen khác nhau. Như vậy trong
nhóm A thực ra có hai nhóm là A1 và A2 và nhóm AB cũng có hai loại là A1B
và A2B. Hồng cầu A1 bị ngưng kết mạnh với kháng thể chống A trong huyết
thanh người nhóm B hay O, ngoài ra cũng bị ngưng kết với chất chiết xuất từ
đậu dolichos biflorus. Hồng cầu A2 phản ứng kém hơn với kháng thể chống A
trong huyết thanh người nhóm B và nhóm O. Chúng không bị ngưng kết với


12

chất chiết xuất từ đậu dolichos biflorus nhưng lại bị ngưng kết do kháng thể
chống H. Người nhóm máu A2 và A2B có thể có kháng thể chống A1 tự nhiên
và hiệu giá thấp, nhưng khi nhận máu A1 có thể tạo miễn dịch và gây tai biến
nếu truyền tiếp máu A1 lần sau. Bên cạnh A1 và A2 người ta thấy một số
người có kháng nguyên A “yếu” vì hồng cầu ngưng kết yếu với kháng thể
chống A: A3, Ax , Aint, Ael...và nhóm B như: Bx, B3.. [14].
Bảng 1.2. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO theo nghiên cứu một số tác giả
Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO (%)

Tên nước, chủng tộc
Triều tiên
Nhật bản
Mỹ da trắng
Mỹ da đen
Bạch Quốc Tuyên (1991)
Đỗ Trung Phấn (2004)
Bùi Thị Mai An (2006)

A
34

38
42

O
28
29
45

B
27
22
10

AB
11
11
3

29
21,1
21,3
20,2

49
42,1
45,0
44,5

18
30,1

28,3
29,9

4
5,7
5,4
5,4

Bảng 1.3. Tỉ lệ nhóm máu ABO giữa người Việt Nam và người da trắng
Tên
nhóm
máu
A
B
AB
O

Tỷ lệ %

KN trên màng

KT trong

Da trắng

Việt Nam

hồng cầu

huyết tương


41
9
3
47

21,5
29,5
6
43

A
B
A và B
Không có KN A, B

KT Chống B
KT Chống A
Không KT chống A,B
Có cả KT chống A, B

1.5. Các chế phẩm máu và chỉ định sử dụng
a. Nguyên tắc, chỉ định sử dụng:


13

Truyền máu cứu sống bệnh nhân đồng thời truyền máu có thể gây nguy
hiểm cho người bệnh vì vậy để truyền máu hiệu quả, an toàn, hợp lý khi chỉ
định truyền máu, bác sĩ điều trị cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

Đánh gía đúng, chính xác tình trạng lâm sàng của bệnh nhân để xem xét
bệnh nhân có cần truyền máu không, cần thành phần gì, số lượng bao nhiêu.
Phải dựa vào quy chế truyền máu của Bộ Y tế và bảng kiểm 10 điểm
dành cho bác sĩ lâm sàng khi truyền máu của Tổ chức Y tế Thế giới.
Xem xét trong kho máu có máu không, có sản phẩm gì
Nắm được đặc điểm của sản phẩm máu hiện có trong ngân hàng máu
và kho máu bệnh viện để có chỉ định sát thực tế và có hiệu lực
b. Máu, các chế phẩm máu, cách dùng
1.5.1. Máu toàn phần
MTP là máu tĩnh mạch của người hiến máu được lấy cho vào túi nhựa
dẻo đã có sẵn dung dịch chống đông [14].
Chỉ định: Mất máu trên 30% thể tích tuần hoàn
• Thay thế khối hồng cầu trong mất máu cấp kèm giảm thể tích tuần hoàn.
• Bệnh nhân cần truyền khối hồng cầu nhưng không có sẵn khối hồng cầu.
1.5.2. Khối hồng cầu
KHC là máu toàn phần đã loại bỏ phần lớn huyết tương, có hematocrit
không vượt quá 75% .
Chỉ định: Thiếu máu mạn tính, Hb< 80 g/l
• Mất máu cấp dưới 30% thể tích tuần hoàn
• Thiếu máu kèm theo bệnh tim mạch.
1.5.3. Khối hồng cầu rửa


14

Là khối hồng cầu đã được rửa nhiều lần bằng dung dịch nước muối
đẳng trương hoặc nước muối pha loãng [14].
Chỉ định:
- Thiếu máu, tan máu miễn dịch có hoạt hóa bổ thể.
- Bệnh nhân có kháng thể chống IgA gây phản ứng dị ứng dạng

- Phản vệ khi truyền máu có IgA.
1.5.4. Khối hồng cầu nghèo bạch cầu, tiểu cầu
Là khối hồng cầu đã loại bỏ bạch cầu trong túi máu bằng cách sử dụng
lọc bạch cầu hoặc ly tâm, có thể điều chế trong hệ thống kín hoặc hở [14].
Chỉ định: Phòng ngừa nguy cơ gây miễn dịch hệ HLA trên bệnh nhân
ghép tạng.
Giảm nguy cơ lây truyền HIV,CMV…
1.5.5. Khối tiểu cầu
1.5.5.1 Khối tiểu cầu từ người cho máu ngẫu nhiên
Là tiểu cầu được tách ra từ máu toàn phần bằng máy ly tâm, thường
được điều chế từ bốn túi máu toàn phần [14].
Chỉ định: Phòng xuất huyết cho bệnh nhân có số lượng tiểu cầu dưới
20 G/l.
Bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm nặng dưới 10 G/l, có biểu hiện xuất
huyết nặng.
Bệnh nhân phẫu thuật có rối loạn chức năng tiểu cầu.
1.5.5.2. Khối tiểu cầu phù hợp HLA
Là tiểu cầu được điều chế bằng máy tách tiểu cầu tự động từ một người
cho máu có HLA tương đồng với bệnh nhân [14].
Chỉ định: Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nhạy với phản ứng tiểu
cầu từ người cho khác nhóm HLA.
1.5.6. Khối bạch cầu


15

KBC được điều chế từ huyết tương giàu bạch cầu hoặc chiết tách từ một
người cho bằng máy tách tự động .
Chỉ định: Giảm bạch cầu cấp tính.
Nhiễm trùng nặng kháng thuốc.

Suy tủy có bạch cầu dưới 0.5 G/l.
1.5.7. Huyết tương
Là sản phẩm được điều chế từ máu toàn phần bằng cách ly tâm hoặc để
lắng trong vòng 6h kể từ khi lấy máu, có thể tách bằng máy tách tự động hoặc
từ người cho huyết tương [14].
- Huyết tương tươi đông lạnh: Là huyết tương được tách từ máu toàn phần
trong 6h đầu kể từ khi lấy máu, bảo quản ở -20ºC => -30ºC trong 6 tháng.
Chỉ định: Rối loạn đông máu do các yếu tố đông máu.
Bệnh Hemophilia.
Đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Huyết tương thường: huyết tương thu được sau 8 giờ. Huyết tương này
giảm một số yếu tố đông máu V, VIII, bổ thể và các thành phần khác còn tốt.
- Huyết tương đã lấy tủa lạnh yếu tố VIII: huyết tương này còn nguyên
các protein nhưng các yếu tố đông máu còn rất ít do một phần tách ra cùng
yếu tố VIII, phần khác tự hủy do thời gian và thao tác.
- Huyết tương giàu kháng thể chống virus viêm gan B: dùng tốt cho bệnh
nhân viêm gan virus B.
- Các sản phẩm chiết tách từ huyết tương: huyết tương có nhiều sản
phẩm quý nếu chiết tách từng phần thì hiệu quả truyền máu của truyền máu
càng cao.
+ Tủa lạnh F-VIII: yếu tố VIII+ sợi huyết
+ Albumin: dung dịch 5%, 20% tiêm tĩnh mạch.
+ Gamma globulin


16

+ Yếu tố VIII cô đặc.
+ Một số men có giá trị trong điều trị.
1.6. Mối liên quan giữa nhóm máu ABO và một số bệnh lý [15]

Bên cạnh vai trò quan trọng trong thực hành truyền máu, nhóm máu
ABO đã được khẳng định liên quan đến một số bệnh lý. Sự hiểu biết về nhóm
máu và bệnh lý rất quan trọng, một số bệnh lý thường gặp hơn ở những người
nhóm máu đặc biệt.
Mối liên quan giữa nhóm máu ABO với bệnh lý lần đầu tiên được đề cập
đến là bệnh vàng da tan huyết ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ
ABO, qua thống kê người ta thấy tai biến này gặp với tỷ lệ 1/150 ở trẻ sơ
sinh. Tai biến truyền nhầm nhóm máu hệ ABO cũng đặc biệt nghiêm trọng vì
gây tan máu cấp trong lòng mạch.
Năm 1929 tác giả Hilber và Hirzfeld đã tiến hành nghiên cứu trong
quần thể người Trung Quốc tại Singapore và đưa ra nhận xét rằng có một
mối liên quan giữa nhóm máu hệ ABO và bệnh lao phổi, người có nhóm
máu B, AB có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn so với những người có
nhóm máu khác.
Nhóm máu ABO cũng liên quan đến bệnh tim mạch, theo tác giả
Mourant (1978) thì những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh tim
mạch cao hơn so với những người có nhóm máu khác. Tác giả Hafeezullah
nghiên cứu 252 người bị nhồi máu cơ tim trong quần thể người Nam Á và 75
người khỏe mạnh bình thường cũng nhận xét tương tự là những người có
nhóm máu A có nguy cư bị nhồi máu cơ tim cao hơn những người nhóm máu
khác của hệ ABO[14].
Tác giả Madhu (1980), nhóm máu A hay bị sốt rét hơn những nhóm
máu khác


×