Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

THỰC TRẠNG, NHU cầu và GIẢI PHÁP CAN THIỆP đào tạo LIÊN tục CHO cán bộ y học cổ TRUYỀN TUYẾN HUYỆN tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.39 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THÀNH TRUNG

THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP
CAN THIỆP ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ
Y HỌC CỔ TRUYỀN TUYẾN HUYỆN TẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=======

NGUYỄN THÀNH TRUNG

THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP
CAN THIỆP ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ
Y HỌC CỔ TRUYỀN TUYẾN HUYỆN TẠI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Ngô Quang
2. PGS.TS. Đỗ Thị Phương


Cho đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp Đào tạo liên tục cho
nhân viên y tế Khoa Y học cổ truyền tuyến Huyện tại
Tỉnh Thanh Hóa

Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số : 62720301
TIỂU LUẬN TỔNG QUAN

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CME (Continuing medical eduction)

Đào tạo liên tục

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ


Chăm sóc sức khỏe ban đầu

ĐTLT

Đào tạo liên tục

TM

Y học truyền thống

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

YHCT

Y học cổ truyền

YDCT

Y dược cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐÀO TẠO VÀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
NGUỒN NHÂN LỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM..............3
1. Các loại hình đào tạo nhân lực Y học cổ truyền tại Việt Nam................3
1.1. Điều dưỡng/ Y sĩ YHCT..................................................................3
1.2. Bác sĩ chuyên khoa YHCT................................................................2
1.3. Đào tạo sau đại học [4], [5], [6], [7].................................................5
2. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực Y học cổ truyền.................................7
3. Hệ thống đào tạo liên tục Y học cổ truyền............................................11
3.1. Vai trò của đào tạo liên tục..............................................................11
3.2. Hệ thống đào tạo liên tục chuyên ngành YHCT tại Việt Nam........13
3.3. Thực trạng về đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền..........17
II. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC Y HỌC CỔ
TRUYỀN.................................................................................................21
1. Thực trạng Đào tạo liên tục Y học cổ truyền.........................................21
1.1. Kinh phí đầu tư cho Đào tạo liên tục Y học cổ truyền....................21
1.2. Văn bản pháp lý cho Đào tạo liên tục.............................................25
2. Nhu cầu của cán bộ y tế về Đào tạo liên tục Y học cổ truyền...............26
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC Y HỌC CỔ
TRUYỀN.................................................................................................28
1. Các nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng, thực hành về Y học cổ truyền. 28
2. Các nghiên cứu đánh giá nhu cầu Đào tạo liên tục của cán bộ y tế về Y
học cổ truyền.........................................................................................33
3. Các nghiên cứu về mô hình đào tạo liên tục Y học cổ truyền...............35
3.1. Trên Thế giới...................................................................................35
3.2. Tại Việt Nam...................................................................................37
KẾT LUẬN....................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay rất nhiều nước sử dụng Y học cổ truyền (YHCT) trong phòng
bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khoẻ và xác
định YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công chiến lược
chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ).
Việt Nam có nền y học cổ truyền lâu đời. Trước khi nền y học hiện đại
thâm nhập vào Việt Nam, YHCT là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và
tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế, việc đào tạo liên
tục cho cán bộ y tế càng trở nên cấp thiết. Đào tạo liên tục là một hình thức
bảo đảm duy trì, cập nhật trình độ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của nhân
viên y tế trong các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế, bảo
đảm chất lượng dịch vụ y tế. Vai trò của đào tạo liên tục trong việc đảm
bảo và nâng cao chất lượng của hệ thống chăm sóc y tế ngày càng trở nên
quan trọng.
Tuy nhiên, đến nay chất lượng công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ
truyền còn nhiều hạn chế do một số tỉnh chưa có bệnh viện y dược cổ truyền;
nhiều tỉnh, bệnh viện y dược cổ truyền tiếp thu cơ sở của bệnh viện đa khoa
tỉnh nên cơ sở hạ tầng xuống cấp, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám,
chữa bệnh vừa cũ, lạc hậu lại vừa thiếu. Đội ngũ cán bộ chuyên ngành y dược
cổ truyền còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt là thiếu đội ngũ
cán bộ chuyên môn chuyên sâu. Việc đầu tư nguồn lực cho chuyên ngành y
dược cổ truyền chưa được quan tâm đúng mức, dù đã có nhiều chương trình
đào tạo liên tục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng nguồn
nhân lực y học cổ truyền.



2

Do đó, chúng tôi tiến hành tổng quan “Thực trạng, nhu cầu và giải
pháp can thiệp Đào tạo liên tục cho cán bộ Y học cổ truyền tuyến Huyện
tại Việt Nam” với mục tiêu:
1. Khái quát hệ thống đào tạo và đào tạo liên tục nguồn nhân lực Y học cổ
truyền tại Việt Nam.
2. Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục Y học cổ truyền tại Việt Nam.
3. Tình hình nghiên cứu về đào tạo liên tục Y học cổ truyền.


3

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG ĐÀO TẠO VÀ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
NGUỒN NHÂN LỰC Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM
1. Các loại hình đào tạo nhân lực Y học cổ truyền tại Việt Nam
- Sau đại học: Chỉ có Trường đại học Dược Hà Nội, Khoa YHCT
trường Đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
Học viện Quân y, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam có đào tạo và xây
dựng chương trình đào tạo sau đại học về YHCT, bao gồm các hệ: CKI, CKII,
Thạc sỹ, Tiến sỹ.
- Đại học: Chương trình đào tạo được ban hành năm 2001 gồm:
 Bác sỹ Y học cổ truyền chính quy: 6 năm;
 Bác sỹ Y học cổ truyền chuyên tu: 4 năm;
 Bác sỹ đa khoa (có 4 đơn vị học trình YHCT);
 Bác sỹ định hướng chuyên khoa YHCT;
- Cao đẳng: Năm 2006, ban hành chương trình điều dưỡng YHCT bậc
cao đẳng, tuyển sinh khóa 1 tại Học viện YCHCT Việt Nam.
- Trung học: Năm 2003, ban hành chương trình Trung cấp YHCT, đào

tạo tại Học viện YDHCT Việt Nam, Khoa YHCT – Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh, trường trung cấp y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội và một số
trường trung cấp, cao đẳng địa phương.
- Hiện nay chưa có chương trình đào tạo dược sỹ cổ truyền.
- Năm 2006 ban hành chương trình Dược sỹ trung cấp YHCT.
1.1. Điều dưỡng/ Y sĩ YHCT
Đào tạo Y sĩ YHCT


4

Hiện nay chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Y sỹ Y
học cổ truyền thuộc khối ngành khoa học sức khỏe đưuọc các trường xây
dựng dựa trên chương trình khung TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành tại thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/06/2010 [1]; Quyết định số
172/2003/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 13/01/2003 về việc ban hành CTK giáo
dục THCN ngành đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền [2]. Sau khi học xong, người
học được cấp bằng tốt nghiệp TCCN với chức danh Y sĩ y học cổ truyền.
Giới thiệu tổng quát về ngành đào tạo Y sĩ YHCT theo Quyết định số
172/2003/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 13/01/2003 [2]
- Bậc học:

Trung học chuyên nghiệp

- Nhóm ngành đào tạo:

Sức khoẻ

- Ngành đào tạo :


Y sỹ Y học cổ truyền

- Mã số đào tạo :

367202

- Chức danh khi tốt nghiệp: Y sỹ trung học Y học cổ truyền
- Thời gian đào tạo :

2 năm

- Hình thức đào tạo :

Chính quy

- Đối tượng tuyển sinh :

Tốt nghiệp trung học phổ thông

- Cơ sở Đào tạo: Các trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại
học Y tế được Bộ Giáo dục & đào taọ và Bộ Y tế cho phép đào tạo Y sỹ
Y học cổ truyền
- Bậc học sau trung học:
Người Y sỹ Y học cổ truyền nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể
được đào tạo thành Bác sỹ Y học cổ truyền theo quy chế tuyển sinh của Bộ
Giáo dục và đào tạo và Bộ Y Tế.


5


Nội dung chương trình khung đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền bao gồm
những kiến thức cơ bản về chính trị; tin học; ngoại ngữ; giáo dục thể chất;
pháp luật; giáo dục quốc phòng - an ninh; giải phẫu - sinh lý; vi sinh - ký sinh
trùng; dược lý; dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh phòng bệnh;
Tâm lý- giáo dục sức khoẻ; quản lý và tổ chức y tế; điều dưỡng cơ bản và cấp
cứu ban đầu. Các học phần chuyên môn như: Lý luận Y học cổ truyền; Đông
dược và thừa kế; Bài thuốc cổ phương; Bào chế đông dược; Dưỡng sinh, xoa
bóp, bấm huyệt; Triệu chứng học y học hiện đại; Triệu chứng học y học cổ
truyền; Bệnh học y học hiện đại và điều trị, Bệnh học y học cổ truyền và điều
trị, Châm cứu. Nội dung phần thực hành, thực tập của các học phần chuyên
môn và thực tập tốt nghiệp được bố trí thành những học phần riêng để tập
trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đạt hiệu
quả tốt nhất có thể.
Học xong chương trình này, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để trở
thành người cán bộ y tế, có khả năng quản lý, khám và điều trị một số bệnh
thông thường theo quy định, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người Y
sỹ Y học cổ truyền có thể học liên thông lên trình độ bác sỹ Y học cổ truyền.


1

Bảng 1: Chương trình đào tạo Y sĩ YHCT được ban hành tại thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/06/2010 [1]


1

Đối với các đối tượng đã tốt nghiệp y sĩ trung cấp có mong muốn học
chuyển đổi Y sĩ YHCT thì chương trình đào tạo được thực hiện như sau
Chuyên ngành đào tạo


: Chuyên ngành Y học cổ truyền

Chức danh sau khi tốt nghiệp

:Chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ

truyền
Thời gian đào tạo

: 6 tháng

Hình thức đào tạo

: Chính quy tập trung

Đối tượng tuyển sinh

: Tốt nghiệp Y sỹ trung cấp

Cơ sở làm việc

: Người có bằng tốt nghiệp Y sỹ và có

chứng chỉ chuyên ngành Y học cổ truyền được tuyển dụng vào làm việc tại
tuyến y tế cơ sở công lập và dân lập.
Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền đều bao
gồm:
- Thực hiện được các nhiệm vụ của một người y sỹ y học cổ truyền;
Khám và chữa một số bệnh thông thường bằng YHCT, kết hợp y học cổ
truyền và y học hiện đại.

- Áp dụng được y học cổ truyền, đặc biệt là phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Hướng dẫn nhân dân trồng, nuôi, khai thác và sử dụng các cây, con làm
thuốc an toàn, hợp lý; thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng bằng y học
cổ truyền.
- Thừa kế các phương pháp, kinh nghiệm, bài thuốc chữa bệnh bằng y
học cổ truyền trong nhân dân địa phương; chế biến và bào chế một số dạng
thuốc y học cổ truyền thông thường.


2

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác y học cổ truyền
tại địa phương; Tham gia công tác hành chính, quản lý và bảo quản thuốc,
dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm y tế, trong khoa/phòng bệnh viện.
- Tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm
vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với các
đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.
- Làm được các bệnh án y học cổ truyền bao gồm: Chẩn đoán nguyên
nhân, bát cương, tạng phủ, bệnh danh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng
thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp) để điều trị thích
hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị).
- Làm được các thủ thuật điều trị như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,
dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm
chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo ...).
1.2. Bác sĩ chuyên khoa YHCT
Chương trình khung giáo dục Đại học: Bác sĩ chuyên khoa YHCT theo
thông tư số 01/2012/TT-BGDĐT [3]
Trình độ đào tạo:


Đại học

Ngành đào tạo:

Y học cổ truyền (Traditional Medicine)

Mã ngành đào tạo:

52720201

Thời gian đào tạo:

6 năm

Hình thức đào tạo

Chính quy tập trung


3

Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 304 đơn vị học trình (ĐVHT), chưa
kể phần nội dung Giáo dục thể chất (5 ĐVHT) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết)
- Thời gian đào tạo: 6 năm
Bảng 2: Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo [3]
TT
1

Khối lượng học tập


ĐVHT

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các phần

60

nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)
2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:
- Kiến thức cơ sở của ngành

59

- Kiến thức ngành (kể cả kiến thức chuyên ngành)

112

- Kiến thức bổ trợ (tự chọn)

58

- Thực tập nghề nghiệp và thi tốt nghiệp (hoặc khoá luận)

15

Tổng cộng

304


Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo chính quy Bác sĩ YHCT
Về thái độ:
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân,
tôn trọng, cảm thông và hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy
truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.


4

- Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu
nghề nghiệp.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập
nâng cao trình độ.
Về kiến thức:
- Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở về YHCT và YHHĐ làm nền
tảng cho y học lâm sàng.
- Có kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh của YHCT và YHHĐ.
- Có phương pháp luận khoa học của YHCT và YHHĐ trong công tác
phòng, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
- Nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân.
Về Kỹ năng:
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh thường gặp và các trường hợp cấp cứu
thông thường bằng YHCT và YHHĐ;
- Định hướng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa;
- Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức
năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường.

- Thực hiện được một số thủ thuật trong điều trị của YHCT và YHHĐ;
- Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức
khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường;
- Phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch bằng YHCT và
YHHĐ
- Tham gia các chương trình YHCT trong công tác thừa kế, xã hội hoá,
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng như giám sát, đánh giá các công tác YHCT
tại cơ sở


5

- Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc,
bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân
- Tham gia nghiên cứu khoa học
- Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ (ưu tiên Trung văn), tin học để
nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
1.3. Đào tạo sau đại học [4], [5], [6], [7]
Đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành YHCT
Đối tượng:
+ Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành YHCT
+ Người có bằng tốt nghiệp ĐH Y khác, phải có chứng chỉ định
hướng YHCT hoặc có thể bổ sung kiến thức trước khi dự thi
Hình thức đào tạo: Tập trung liên tục trong 02 năm
Đào tạo Chuyên khoa cấp I chuyên ngành YHCT
Đối tượng:
+ Có bằng tốt nghiệp bác sỹ chuyên ngành YHCT
+ Người có bằng tốt nghiệp ĐH Y khác (bác sĩ đa khoa, bác sĩ
chuyên khoa khác phải có chứng chỉ định hướng YHCT hoặc có
thể bổ sung kiến thức trước khi dự thi do các cơ sở được BYT cho

phép đào tạo)
Hình thức đào tạo: có 02 hình thức:
+ Hệ tập trung: học tập trung 02 năm tại cơ sở đào tạo
+ Hệ tập trung theo chứng chỉ: học tập trung từng đợt theo kế hoạch
của cơ sở giáo dục, thời gian học 3 năm hoặc đào tạo tại chỗ với
các địa phương có nhu cầu.
Đào tạo Chuyên khoa cấp II chuyên ngành YHCT


6

Đối tượng:
+ Có bằng tốt nghiệp bác sỹ CKI chuyên ngành YHCT có thâm niên
công tác liên tục trong ngành YHCT 6 năm hoặc tốt nghiệp BSNT
chuyên ngành YHCT có thâm niên công tác liên tục trong ngành
YHCT ít nhất 3 năm (tính từ ngày tốt nghiệp BSNT); hoặc Thạc sĩ
chuyên ngành YHCT có thâm niên công tác liên tục trong ngành
YHCT 6 năm (tính từ ngày tốt nghiệp Thạc sĩ)
Hình thức đào tạo:
+ Hệ tập trung: học tập trung 02 năm tại cơ sở đào tạo
+ Hệ tập trung theo chứng chỉ: học tập trung từng đợt theo kế hoạch
của cơ sở giáo dục, thời gian học 3 năm.
Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành YHCT
Đối tượng:
+ Có bằng Thạc sĩ, BS CKII, BSNT YHCT, BS hệ chính quy YHCT
loại khá trở lên cùng các điều kiện kèm theo của các cơ sở giáo
dục tuyển sinh.
Hình thức đào tạo: có 02 hình thức:
+ Tập trung liên tục: 3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ, 4 năm
đối với người có bằng Đại học

Đào tạo chuyên khoa định hướng YHCT
Đối tượng:
+ Có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa
+ Hoặc đối tượng cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Trung Y (Y học
cổ truyền).


7

Hình thức đào tạo: Học tập trung 12 tháng đối với cử nhân, 10 tháng đối
với bác sĩ đa khoa.
Đào tạo BSNT chuyên ngành YHCT
Đối tượng: Tốt nghiệp BS đa khoa hoặc BS YHCT và phải trải qua kì thi
xét tuyển do cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức.
Hình thức đào tạo: chính quy tập trung 3 năm. Học viên phải thường trú
bệnh viện hoặc cơ sở thực hành khác phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực Y học cổ truyền
Mạng lưới bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh, thành phố [60].
- Tổng số bệnh viện y dược cổ truyền:
Tuyến Trung ương: 3 bệnh viện
Tuyến tỉnh: 53 bệnh viện
Bệnh viện YDCT ngành: 2 bệnh viện (BV YDCT Bộ Công an; BV
YDCT Quân đội)
Bệnh viện y dược cổ truyền trong học viện: 1 bệnh viện (BV Tuệ Tĩnh
thuộc Học viện YDCT Việt Nam)
- Xếp loại bệnh viện:
Xếp hạng I : 4
Xếp hạng II : 15
Xếp hạng III : 40
- Trong đó, 12 tỉnh chưa có bệnh viện YDCT tỉnh, thành phố bao gồm:

An Giang, Bà rịa - Vũng tàu, Bạc Liêu, Bắc Cạn, Quảng Trị, Quảng Ngãi,
Kon Tum, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.


8

Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức y học cổ truyền Việt Nam
Trong hệ thống tổ chức YHCT, ngoài các cơ sở y tế Nhà nước còn có
nhiều phòng chẩn trị, nhà thuốc YHCT tư nhân được mở ra khắp nơi để phục
vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh bằng YHCT của nhân dân.


9

BỘ Y TẾ (KHCN&ĐT)

CÁC TRƯỜNG
ĐH, CAO ĐẲNG,
TRUNG CẤP Y TẾ
(MÃ A)

Các bệnh
viện ĐK,
chuyên
khoa tuyến
tỉnh

BỆNH VIỆN,
VIỆN NC TW
(MÃ B)


TT Y tế dự
phòng tỉnh

TT kiểm
nghiệm
Dược
phẩm

SỞ Y TẾ (MÃ C)
Y TẾ CÁC BỘ,
NGÀNH

Chi cục
Dân số và
KHHGĐ
tỉnh

Đơn vị Y
tế khác, …

Sơ đồ 1.2. Hệ thống tổ chức cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế [8]
Sau nhiều năm xây dựng hiện tại hệ thống đào tạo YDCT như sau [90]:
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.
- Trường đại học Dược Hà Nội
- Khoa YHCT trường đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
- Một số trường đại học y có bộ môn YHCT: Thái Bình, Thái Nguyên, Huế,
Hải Phòng, Học viện Quân y.



10

- Bệnh viện YHCT trung ương, Bệnh viện Châm cứu trung ương, Viện
YHCT Quân đội.
- Hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng y, dược của trung ương và địa
phương có bộ môn đào tạo y sỹ YHCT.
- 02 trường trung học YHCT dân lập: Trường trung cấp y dược Lê Hữu
Trác; Trường trung cấp y dược Tuệ Tĩnh.
Loại hình đào tạo y dược cổ truyền [90]:
- Sau đại học: Chỉ có Trường đại học Dược Hà Nội, Khoa YHCT trường
đại học Y Hà Nội, Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Học viện
Quân y, có đào tạo và xây dựng chương trình đào tạo sau đại học về YDCT,
bao gồm các hệ: CKI, CKII, Thạc sỹ, Tiến sỹ.
- Đại học: Chương trình được ban hành năm 2001 gồm:
Bác sỹ Y học cổ truyền chính quy: 6 năm;
Bác sỹ Y học cổ truyền chuyên tu: 4 năm;
Bác sỹ đa khoa (có 4 đơn vị học trình học YDCT);
Bác sỹ định hướng chuyên khoa YHCT;
- Cao đẳng: Năm 2006, ban hành chương trình điều dưỡng YHCT bậc
cao đẳng, tuyển sinh khoá 1 tại Học viện YDHCT Việt Nam.
- Trung học: Năm 2003, ban hành chương trình Trung cấp YHCT, đào
tạo
tại: Học viện YDHCT Việt Nam, khoa YHCT - Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh, trường trung cấp y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội và một số trường trung
cấp, cao đẳng địa phương.
- Hiện nay chưa có chương trình đào tạo dược sỹ cổ truyền.
- Năm 2006 ban hành chương trình Dược sỹ trung cấp YHCT.



11

3. Hệ thống đào tạo liên tục Y học cổ truyền
3.1. Vai trò của đào tạo liên tục
Để hành nghề một cách hiệu quả trong suốt cuộc đời, người cán bộ y tế
phải được cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức
lý thuyết và tổ chức triển khai công việc, về đạo đức y học, giảng dạy, nghiên
cứu và quản lý. Công tác ĐTLT nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của hệ
thống chăm sóc y tế ngày càng trở nên quan trọng, người thầy thuốc cần phải
học tập suốt đời. Vì vậy từ năm 1984, Liên đoàn giáo dục y học thế giới đã
triển khai rộng rãi chương trình hợp tác quốc tế nhằm thay đổi nhận thức về
giáo dục y học. Các mốc quan trọng của quá trình này bao gồm tuyên ngôn
Edinburgh năm 1988, nghị quyết của Đại hội đồng y học thế giới năm 1989,
các khuyến nghị của Hội nghị thượng đỉnh về giáo dục y học thế giới năm
1993 và nghị quyết của Đại hội đồng y học thế giới năm 1995 với chủ đề:
“Thay đổi nhận thức về giáo dục y học và thực hành y học vì sức khỏe mọi
người”. Năm 1998 trong tuyên ngôn Edinburgh về thay đổi hệ thống giáo dục
y học có nhấn mạnh về công tác ĐTLT cán bộ y tế. Năm 1993, Hội nghị
thượng đỉnh giáo dục y học đưa ra khuyến nghị về ĐTLT và học tập suốt đời
cho cán bộ y tế. Trên cơ sở khuyến cáo của tuyên ngôn Edinburgh, các nước
trên thế giới đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm thay đổi giáo dục y học nói
chung và ĐTLT nói riêng [64].
Theo Ronald M. Cervero và Julie K. Gaines (2014), từ những năm
1960 các chuyên gia y tế đã có những tiến hành thử nghiệm với một mô hình
dựa trên thực tế của ĐTLT. Những thập niên tiếp theo đã cho thấy sự mở rộng
hơn và đầu tư công phu hơn của mô hình ĐTLT và dẫn tới hàng trăm nghiên
cứu nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa ĐTLT và hiệu năng bác sĩ cũng như sức
khỏe bệnh nhân. Từ năm 1977 đến năm 2002 đã có 31 đánh giá có hệ thống
về các nghiên cứu của cá nhân về các thiết kế có hiệu quả của ĐTLT. Song



12

song với các nghiên cứu này, phong trào cải cách đào tạo liên tục có tăng
nhanh hơn. Các nghiên cứu từ 2003 đến nay đều có kết luận tương tự như các
nghiên cứu trước đó: ĐTLT có tác động tích cực về hoạt động của bác sĩ và
kết quả sức khỏe của bệnh nhân. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: ĐTLT dẫn
đến cải thiện hiệu suất bác sĩ và kết quả sức khỏe bệnh nhận nếu nó tương tác
nhiều hơn, sử dụng nhiều phương pháp hơn, tập trung vào kết quả mà các bác
sĩ xem trọng [65].
Đào tạo liên tục, phát triển chuyên môn liên tục hay học tập suốt đời có
cùng ý nghĩa tham chiếu đến một quá trình giáo dục và đào tạo, là hoạt động
thiết yếu chính cho một tổ chức để đi đến thành công. Có nhiều lý do tồn tại
để chỉ ra nhu cầu học tập suốt đời trong thế kỷ 21 như: sự tăng cường tiếp cận
thông tin, công nghệ thay đổi nhanh chóng, nâng cao tương tác toàn cầu, các
yêu cầu về mặt kỹ năng [8].
Thực tế tại Việt Nam, từ những năm 1960, Bộ Y tế đã quan tâm mở các
lớp học ngắn hạn về chuyên môn và quản lý tại Trường bổ túc cán bộ y tế
trung ương (nay là trường Đại học y tế công cộng). Các lớp bổ túc ngắn hạn
được tiến hành song song với đào tạo mới cán bộ y tế nhưng với số lượng rất
hạn chế. Từ cuối năm 1989, Dự án TSSA-03/SIDA (Training System Support
Area) do Bộ Y tế quản lý dưới sự hỗ trợ của Thụy Điển, công tác đào tạo lại
và ĐTLT đã được đề cập và hình thành có hệ thống được triển khai toàn quốc.
Dưới sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính của Dự án TSSA-03/SIDA, tháng
8/1990, Bộ Y tế có công văn số 3674/K2ĐT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh về
chủ trương tăng cường công tác đào tạo lại và bổ túc cán bộ cho toàn ngành
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Nhiệm vụ của công tác đào
tạo ngành y tế bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại.
Song song với các hoạt động từ các dự án viện trợ quốc tế, Bộ Y tế chủ
động xây dựng kế hoạch đào tạo và phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực



13

thuộc để triển khai công tác này. Theo thống kê của Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế (nay là Cục Khoa học Công nghệ và đào tạo), từ năm 1991 đến năm
2003, Vụ đã tổ chức được 198 lớp đào tạo lại cho gần 6000 học viên là cán bộ
y tế bằng nguồn ngân sách nhà nước. Từ năm 1994, Nhà nước đã đưa công
tác đào tạo lại cán bộ công chức thành trọng tâm công tác của ngành và chính
thức đưa vào kế hoạch đào tạo của các Bộ Ngành, địa phương. Bộ Y tế đã xây
dựng kế hoạch và sử dụng nguồn kinh phí này cho việc đào tạo về chuyên
môn và quản lý hành chính Nhà nước và thành lập ban quản lý công tác
ĐTLT [64].
Bộ Y tế cũng đã đánh giá cao vai trò của đào tạo liên tục trong phát
triển nhân lực y tế bằng những kế hoạch dài hạn về đổi mới toàn diện hệ
thống đào tạo nhân lực y tế, xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo
nhân lực y tế cũng như kiểm chuẩn chất lượng đầu ra, tổ chức thực hiện tốt
thông tư số 22/2013/TT-BYT về đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế, ưu tiên
xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo liên tục cập nhật kiến thức cho cán bộ
y tế huyện, xã [65].
Với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, mặt khác
do theo thời gian một số kiến thức đã học có phần rơi rụng nên khoảng cách
kiến thức của cán bộ và kiến thức hiện đại của y học ngày càng xa, kiến thức
chuyên môn cần được bồi dưỡng và cập nhật, do vậy, vai trò ĐTLT về chuyên
môn cho cán bộ y tế là rất lớn
3.2. Hệ thống đào tạo liên tục chuyên ngành YHCT tại Việt Nam
Nghề Y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe của
con người, việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối
thiểu những sai sót chuyên môn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành
nghề. Trên thế giới đào tạo y khoa liên tục luôn gắn với lịch sử ra đời và phát
triển của nghề Y. Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa



14

học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế, việc đào
tạo liên tục càng trở nên cấp thiết.
Ở nước ta, đào tạo liên tục nhân lực y tế đã được triển khai thông qua
các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến, hội thảo, hội
nghị, giao ban chuyên môn bệnh viện,…Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ
Chính trị đã chỉ rõ “nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào
tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt nêu
bật tính đặc thù trong đào tạo, sử dụng nhân lực y tế [9].
Các luật cán bộ, công chức; viên chức; giáo dục; giáo dục đại học đều
đề cập đến chất lượng nhân lực y tế nói riêng. Luật khám bệnh, chữa bệnh đã
quy định nghĩa vụ học tập cho bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên hành
nghề khám chữa bệnh và chỉ rõ những người không tham gia cập nhật kiến
thức y khoa liên tục trong 2 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Trong vòng 10 năm qua, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên
quan đến đào tạo, sử dụng, đãi ngộ cán bộ y tế: Quyết định số 243/2005/QĐTTg “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46/NQTW”; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo bồi dưỡng công chức đã quy
định nghĩa vụ học tập của mọi công chức; Nghị định 29/2012/NĐ-CP về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hướng dẫn thực hiện bắt buộc
cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành…
Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 07/2008/TT-BYT hướng
dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế. Bộ y tế quy định tất cả cán
bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập
nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của
mình. Tuy nhiên, việc triển khai đào tạo liên tục nhân lực y tế theo luật khám
bệnh chữa bệnh và Thông tư về đạo tạo liên tục còn khá chậm, nhiều đơn vị y
tế vẫn còn thụ động, trông chơ ở Bộ Y tế và sự hỗ trợ từ các dự án, vì vậy việc



15

đào tạo liên tục nhân lực y tế còn chưa đáp ứng yêu cầu như mong muốn. Đến
nay, Việt Nam tuy bước đầu đã hình thành hệ thống đào tạo liên tục nhưng
chưa hoàn chỉnh. Những chế độ chính sách còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ
khiến việc triển khai thực hiện đào tạo liên tục gặp nhiều khó khăn. Chất
lượng đội ngũ nhân lực y tế không phát triển kịp theo nhu cầu, làm ảnh hưởng
đến công tác chuyên môn của ngành [8].
Theo báo cáo đánh giá năng lực của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế tại
Việt Nam, chương trình đào tạo mới và đào tạo liên tục vẫn chưa được chú
trọng. Phần lớn các ý kiến cho rằng chương trình đào tạo cần dành nhiều thời
gian hơn cho thực hành kỹ năng, tập trung hơn nữa để tăng cường kỹ năng
lâm sàng cho sinh viên, kỹ năng y tế công cộng cũng như kỹ năng mềm. Thời
gian dành cho học lâm sàng chỉ chiếm bằng 1/3 tổng số chương trình giảng
dạy. Phương pháp dạy học phổ biến tại các trường vẫn là học lý thuyết trên
giảng đường [10].
Trước đây việc đào tạo liên tục giao cho các trường y đảm nhận, hiện
nay do quá tải về số lượng tuyển sinh mới nên việc đào tạo liên tục ở các trường
y còn hạn chế. Mọi cán bộ y tế cần được đào tạo liên tục thường xuyên để nâng
cao trình độ chuyên môn nên số lượng người tham gì học tập là rất lớn, với số
lượng trên 500.000 cán bộ y tế đang làm việc trong hệ thống y tế thì các trường y
không có khả năng đảm nhận, mặt khác thực tế cho thấy cán bộ y tế được đào
tạo tại chỗ sát với nhu cầu công việc hàng ngày có kết quả hơn là cứ đưa họ về
các trường để học tập, do vậy Bộ y tế chủ trương giao cho các Sở y tế, các đơn
vụ y tế trung ương cùng với các trường phải tham gia công tác tổ chức đào tạo
liên tục. Do vậy cơ sở đào tạo liên tục hiện nay bao gồm:
- Các trường y tế tổ chức các khóa đào tạo liên tục theo các chương trình
chính quy mà trường đang triển khai để đào tạo cập nhật, đào tạo kỹ thuật,
công nghệ mới và gắn mã số đào tạo liên tục để quản lý mã A.



×