Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

THỰC TRẠNG BỆNH KHÔNG lây NHIỄM của NGƯỜI CAO TUỔI tại một số xã TỈNH hà NAM năm 2018 và một số yếu tố HÀNH VI NGUY cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 76 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN B HON

thực trạng bệnh không lây nhiễm
của ngời cao tuổi tại một số xã tỉnh hà
nam năm 2018 và một số yếu tố hành vi
nguy cơ

KHO LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2013 2019

H NI - 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN B HON

thực trạng bệnh không lây nhiễm
của ngời cao tuổi tại một số xã tỉnh hà
nam năm 2018 và một số yếu tố hành vi
nguy cơ


Ngnh o to : Bỏc s Y hc D phũng
Mó ngnh
: 52720103

KHO LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2013 2019

Ngi hng dn khoa hc:
BSNT. NGUYN TH HNG GIANG
BS. BI HNG NGC


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Phòng quản
lý đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Quản lý khoa
học và Hành chính quản trị - Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới
UBND, trạm y tế các xã An Lão, An Mỹ, Nhật Tân, Đồng Hóa, Yên Bắc, Bạch
Thượng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn tới BSNT. Nguyễn Thị Hương Giang và BS. Bùi Hồng Ngọc
- Bộ môn Dịch tễ - Trường Đại học Y Hà Nội đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo,
định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè

đã luôn bên cạnh dành cho tôi mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để tôi
vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Bá Hoàn


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:




Phòng Quản lý Đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội;
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;
Phòng Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hành chính quản trị Viện

Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;
• Bộ môn Dịch tễ - Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội;
• Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, cách xử
lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết quả
nghiên cứu này chưa được công bố ở trong bất kỳ tài liệu nào.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Bá Hoàn



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1.1. Tổng quan người cao tuổi và bệnh không lây nhiễm.............................4
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi...........................................................4
1.1.2. Đặc điểm cơ thể và tình hình bệnh tật của người cao tuổi..............5
1.1.3. Khái niệm về bệnh không lây nhiễm...............................................7
1.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi...........................9
1.2.1. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi trên thế giới9
1.2.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Việt Nam
.................................................................................................................11
1.3. Một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao
tuổi...............................................................................................................13
1.4. Đặc điểm địa điểm nghiên cứu.............................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................18
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................18
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................19
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu.............................................22
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...............................................23
2.8. Sai số và biện pháp khắc phục..............................................................23
2.9. Hạn chế nghiên cứu..............................................................................23
2.10. Đạo đức nghiên cứu............................................................................23


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................25

3.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà Nam năm
2018.............................................................................................................26
3.3. Một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao
tuổi tại Hà Nam năm 2018...........................................................................32
3.3.1. Hút thuốc lá/lào.............................................................................32
3.3.2. Sử dụng rượu/bia thường xuyên....................................................34
3.3.3. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý....................................................36
3.3.4. Thiếu hoạt động thể lực.................................................................38
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................40
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................40
4.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Hà Nam năm
2018.............................................................................................................41
4.3. Một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao
tuổi tại Hà Nam năm 2018...........................................................................45
4.3.1. Hút thuốc lá/lào.............................................................................45
4.3.2. Sử dụng rượu/bia thường xuyên....................................................47
4.3.3. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý....................................................48
4.3.4. Thiếu hoạt động thể lực.................................................................50
KẾT LUẬN.....................................................................................................52
KIẾN NGHỊ....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................54
PHỤ LỤC 1.....................................................................................................61


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BKLN

Bệnh không lây nhiễm

COPD


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

DALY

(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)
Năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật

ĐTĐ
ĐTNC
KCB
NCDs

(Disability-Adjusted Life Year)
Đái tháo đường
Đối tượng nghiên cứu
Khám chữa bệnh
Bệnh không lây nhiễm

NCT
THA
WHO

(Noncommunicable diseases)
Người cao tuổi
Tăng huyết áp
Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ chung của bốn BKLN.....................................13
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính của đối tượng (n=1211).......................25
Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh sống đối tượng.........26
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh không lây nhiễm theo giới tính. .28
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh không lây nhiễm theo nhóm tuổi28
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh không lây nhiễm theo huyện......29
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh không lây nhiễm theo trình độ học
vấn...................................................................................................................30
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc bệnh của một số bệnh không lây nhiễm theo tình trạng
hôn nhân..........................................................................................................31
Bảng 3.8. Đặc điểm tuổi phát hiện bệnh của đối tượng..................................32
Bảng 3.9. Một số đặc điểm ở ĐTNC có hút thuốc lá (n=213)........................32
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và mắc bệnh không lây nhiễm...33
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hút thuốc lá và các bệnh không lây nhiễm.....33
Bảng 3.12. Tỷ lệ các loại rượu/bia của đối tượng nghiên cứu thường xuyên sử
dụng (n=254)...................................................................................................34
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa sử dụng rượu/ bia và một số bệnh không lây
nhiễm...............................................................................................................35
Bảng 3.14. Tần suất tiêu thụ một số nhóm thực phẩm của ĐTNC..................36
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa tiêu thụ thực phẩm (lần/tuần) và mắc khối u/
ung thư.............................................................................................................36
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tiêu thụ thực phẩm (lần/tuần) và mắc ĐTĐ...37
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tiêu thụ thực phẩm (lần/tuần) và mắc bệnh tim
mạch................................................................................................................37
Bảng 3.18. Một số đặc điểm về hoạt động thể thao của đối tượng.................38
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thiếu hoạt động thể lực và một số bệnh không
lây nhiễm.........................................................................................................39



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng (n=1191).............25
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm mắc một số bệnh không lây nhiễm của ĐTNC...........26
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc một số bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi.....27
Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ mắc một số bệnh tim mạch phổ biến của NCT (n=1211)...27
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ hút thuốc lá/lào ở ĐTNC...................................................32
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sử dụng rượu bia thường xuyên theo tuổi và giới của đối
tượng nghiên cứu.............................................................................................34


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số đang già đi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự già hóa dân số
đã trở thành một trong những biến đổi xã hội quan trọng nhất của thế kỷ 21 và
đặc biệt có ý nghĩa đối với gần như tất cả các lĩnh vực xã hội. Trên toàn cầu,
dân số từ 60 tuổi trở lên đang tăng nhanh hơn tất cả các nhóm tuổi khác . Theo
số liệu từ Liên hợp quốc năm 2017, số người cao tuổi (NCT) tăng từ 962 triệu
người trên toàn cầu trong năm 2017 lên 2,1 tỷ năm 2050 và 3,1 tỷ năm 2100 .
Tại Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội và sự hoàn
thiện hơn của hệ thống y tế, tuổi thọ của người cao tuổi cũng tăng lên đáng
kể. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở
lên năm 2010 là 9,3%, năm 2011 là 9,8%. Và đến năm 2012, tỷ lệ người cao
tuổi đạt 10,2%. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa
dân số . Người cao tuổi tăng cả về số lượng và tỷ trọng dân số trong khi thu
nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp, Việt Nam đã và đang phải
đối mặt với gánh nặng bệnh tật tăng cao và nhiều thách thức trong chăm sóc
mang tính toàn diện với người cao tuổi . Theo báo cáo tổng quan ngành Y tế
năm 2016, gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi chủ yếu gây ra bởi các bệnh
không lây nhiễm (BKLN) chiếm từ 87 - 89% số năm sống điều chỉnh theo

mức độ bệnh tật và tử vong mất đi (DALY) và 86 - 88% số trường hợp tử
vong tuỳ theo từng nhóm tuổi .
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng
ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) trong năm 2012, Việt Nam có 520000 trường hợp tử vong do tất cả
các nguyên nhân, trong đó tử vong do các BKLN chiếm tới 73% . Gánh nặng
của BKLN chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân .
Đối với người cao tuổi thì mức độ phổ biến của bệnh không lây nhiễm còn cao
hơn nữa khi có khoảng một nửa số NCT mắc bệnh tăng huyết áp (THA) đang


2
cần quản lý bệnh hằng ngày. Người cao tuổi Việt Nam còn thường mắc đồng
thời nhiều bệnh. Trong số các BKLN, bệnh tim mạch (chủ yếu tai biến mạch
máu não và bệnh tim thiếu máu cục bộ với yếu tố nguy cơ là THA) là gánh nặng
bệnh tật lớn nhất ở NCT, với tỷ lệ gánh nặng tăng dần theo tuổi, khoảng 26% ở
nhóm từ 60 - 69 tuổi, 33% ở nhóm 70 - 79 và 38% gánh nặng bệnh tật của nhóm
80 tuổi trở lên . Bệnh tim mạch chiếm 42,8% tổng số tử vong ở NCT . Nhóm
bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn thứ hai là bệnh ung thư (đặc biệt phổi/khí quản,
gan, dạ dày, đại tràng...) . Cùng với đó, người cao tuổi tích lũy của nhiều yếu tố
nguy cơ liên quan đến hành vi khi còn trẻ như hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn
không lành mạnh và ít hoạt động thể lực. Nhóm này có tác động lớn nhất vào
gánh nặng bệnh tật và nguyên nhân tử vong ở NCT.
Sự gia tăng của các BKLN và yếu tố nguy cơ không chỉ gây nên gánh
nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân người cao tuổi và gia đình mà còn
tạo nên gánh nặng cho hệ thống y tế cũng như toàn xã hội. Chiến lược quốc
gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025; Đề án chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi 2017-2025 và Kế hoạch tăng cường thực hiện
điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường (ĐTĐ) theo nguyên lý y học
gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020 đã được

triển khai cho thấy sự quan tâm của Nhà nước về tình hình bệnh không lây
nhiễm nói chung và tình hình bệnh không lây nhiễm ở người già nói riêng .
Tuy nhiên để quản lý, kiểm soát được bệnh không lây nhiễm vẫn còn nhiều
khó khăn, thách thức trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay. Tại Việt Nam,
chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ trên quy mô quốc gia các BKLN ở
người cao tuổi nên nghiên cứu mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm và yếu
tố nguy cơ của người cao tuổi tại các địa phương là rất cần thiết và quan trọng
trong việc phòng chống và quản lý bệnh không lây nhiễm. Vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu "Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao


3
tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018 và một số yếu tố hành vi nguy
cơ" nhằm 2 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã

tỉnh Hà Nam năm 2018.
2.

Mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người

cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018.


4
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan người cao tuổi và bệnh không lây nhiễm

1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta
thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi. Hiện nay, thuật
ngữ "người cao tuổi" được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác
nhau về mặt khoa học nhưng về tâm lý, "người cao tuổi" mang ý nghĩa tích cực
và thể hiện thái độ tôn trọng .
Từ năm 1875, Theo luật xã hội tại Anh đã ban hành định nghĩa về tuổi
già là "bất kỳ tuổi nào sau 50 tuổi", nhưng các chương trình hưu trí chủ yếu
sử dụng tuổi 60 hoặc 65 năm để đủ điều kiện . Hầu hết các nước trên thế giới
đã phát triển chấp nhận độ tuổi 65 năm như định nghĩa về 'người cao tuổi'
hoặc người già. Tuy nhiên, định nghĩa này còn tùy thuộc vào các quốc gia khi
nó có liên quan đến tuổi bắt đầu nhận trợ cấp hưu trí. Trong những quốc gia
có nguồn lực hạn chế với tuổi thọ thấp hơn, người già có thể được định nghĩa
là những người trên 50 tuổi. Và độ tuổi 50 đã được chấp nhận như là định
nghĩa của người cao tuổi trong dự án Sức khỏe Người cao tuổi và Người già ở
Châu Phi của WHO .
Về mặt sinh học, việc phân chia các nhóm tuổi không phản ánh chính xác
quá trình sinh học của con người. Vì vậy sự phân chia theo tuổi chỉ có tính chất
ước lệ và có một giá trị tương đối. Liên Hợp Quốc đã không thông qua một tiêu
chuẩn chung, nhưng thường sử dụng 60 tuổi để chỉ dân số người cao tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi khái niệm người cao tuổi dựa trên pháp lệnh
NCT của Nhà nước Việt Nam năm 2009: Người cao tuổi được quy định là công
dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên . Trong nhiều thập kỷ tới, nhiều quốc gia có
khả năng phải đối mặt với áp lực tài chính và chính trị liên quan đến các hệ


5
thống chăm sóc y tế công cộng, trợ cấp hưu trí và bảo vệ xã hội cho dân số già.
Việc đưa ra khái niệm NCT có ý nghĩa rất quan trong trong việc chăm sóc sức
khỏe và thể hiện tính nhân đạo của Đảng, nhà nước ta.

Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê năm 2014 cho thấy tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam đã tăng lên 73,2 tuổi so với 44,4 tuổi năm 1960, số
người cao tuổi tăng từ dưới 4 triệu (6,9%) dân số lên 10,35 triệu người
(11,3%) và từ năm 2012 Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số khi
số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên chiến 10,2% dân số . Dự báo đến năm
2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số . Là một trong những
nước có tốc độ già hóa dân số nhanh trên Thế giới Việt Nam đang đối mặt với
thách thức trong việc đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi.
1.1.2. Đặc điểm cơ thể và tình hình bệnh tật của người cao tuổi
1.1.2.1 Đặc điểm cơ thể người cao tuổi
Sự già hóa sinh học bắt đầu từ giai đoạn trung niên và sau đó sụt giảm một
cách tuyến tính theo lứa tuổi cho tới lúc lìa đời. Đặc tính chung nhất của sự lão
hóa là không đồng tốc, không đồng thời. Phân biệt giữa thay đổi sinh lý hay
bệnh lý của tuổi già là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi. Một số thay đổi sinh lý cơ thể người cao tuổi bao gồm :
Hệ tim mạch: Kích thước tim ở người già tăng kèm theo giảm tổng thể
khối lượng cơ tim chức năng. Ngoài ra, áp lực tống máu cũng giảm dẫn tới
giảm khối lượng tuần hoàn. Một số người già có huyết áp tâm trương rất thấp,
do khả năng co giãn của cơ tim yếu dẫn tới áp lực buồng tim lúc nghỉ giảm
đáng kể và là một yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não. Do tác động của di
truyền, chế độ ăn và các yếu tố khác, người cao tuổi có nguy cơ cao tiến triển
cả xơ vữa và xơ cứng động mạch ở tim và động mạch ngoại vi.
Hệ hô hấp: Giảm dung tích sống, phổi có xu hướng kém đàn hồi, hạn
chế chức năng trao đổi khí. Thông khí tối đa giảm rõ ở người cao tuổi phản


6
ánh dự trữ hô hấp giảm, vì vậy thường khó thở, thiếu không khí. Khả năng
hấp thụ oxy vào máu động mạch ở người có tuổi cũng giảm, ảnh hưởng tới
việc cung cấp oxy cho mô, ảnh hưởng tới hoạt động chung.

Hệ tiêu hóa: Giảm nhu động thực quản làm chậm quá trình vận chuyển thức
ăn qua ống tiêu hóa dẫn tới người già phải nhai lâu hơn và ăn chậm hơn. Giảm
nhu động ruột, giảm tiết dịch vị dạ dày gây giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Giảm
nhu động của đại tràng cản trở thức ăn di chuyển trong phần còn lại của ống tiêu
hóa và đi ra ngoài cơ thể. Tăng thời gian lưu thông của khối thức ăn trong ruột làm
tái hấp thu nước nhiều hơn dẫn tới tỷ lệ táo bón gia tăng ở người cao tuổi.
Hệ tiết niệu: Thay đổi trong hệ tiết niệu là vấn đề thường gặp ở người già.
Thận, cơ quan phụ trách nhiệm vụ cô đặc nước tiểu và loại trừ các sản phẩm
chuyển hóa sẽ mất đi một lượng lớn các đơn vị lọc và cầu thận. Ở người cao
tuổi, trương lực và khối lượng bàng quang cũng giảm sút nghiêm trọng từ đó dẫn
tới tỷ lệ cao người già mắc chứng són tiểu.
Hệ cơ xương khớp: Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong hệ cơ xương
khớp của người già. Những thay đổi này thường tác động lớn đến sức khỏe và
các chức năng sống của người cao tuổi. Giảm tổng khối lượng xương và cơ.
Giảm khối lượng xương diễn ra dưới dạng mất canxi xương làm xương trở
nên giòn và yếu, loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương ở người già.
Hệ thần kinh: Một vài thay đổi sinh lý của tuổi già bao gồm giảm trọng
lượng của não, thay đổi tỉ trọng của chất xám với chất trắng, tổng lượng
neuron cũng giảm mạnh và số lượng mảng lão hóa cũng tăng lên. Những
người già cũng thường có giảm tưới máu não. Ảnh hưởng của những thay đổi
giải phẫu này lên hành vi của con người rất đa dạng.
Hệ nội tiết: Trong quá trình điều hòa mọi chức năng của cơ thể có sự kết
hợp chặt chẽ giữa thần kinh và nội tiết, tạo thành hệ thống thần kinh nội tiết.
Bắt đầu sớm nhất là suy giảm hoạt động của tuyến ức, sau đó đến tuyến sinh


7
dục, tuyến giáp, tuyến tụy, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận. Dễ nhận
thấy nhất là thời kỳ mãn sinh dục.
1.1.2.2. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi

Hai nhóm bệnh thường gặp nhất ở NCT đến khám chữa bệnh (KCB) tại
các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến trung ương là tăng huyết áp và viêm phế
quản cấp. Đây là hai bệnh phổ biến có nhu cầu quản lý (THA) hoặc khám và
điều trị (viêm hô hấp cấp tính). Bệnh đái tháo đường chỉ gặp trong nhóm 10
bệnh hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi tại các bệnh viện tuyến huyện trở lên. Một
số bệnh khác cũng hay gặp ở NCT tại các cơ sở y tế gồm viêm dạ dày tá
tràng, bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp , .
Ở Bệnh viện Lão khoa trung ương, cơ sở đầu ngành về chăm sóc y tế cho
NCT, 10 bệnh thường gặp nhất ở NCT chiếm 56,9% tổng số NCT đến KCB năm
2008 . Trong đó, chỉ có 2 bệnh truyền nhiễm (viêm phổi và viêm phế quản)
chiếm gần 10% tổng số lượt KCB của NCT. Bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ lớn nhất
gồm tai biến mạch máu não (21,9%), tăng huyết áp (7,7%), và suy tim (2,4%).
Các bệnh hay gặp còn lại là đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD), Parkinson, hội chứng tiền đình, loãng xương. Có sự khác biệt đáng kể
về mô hình bệnh tật theo giới ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão
khoa trung ương. Các bệnh liên quan tới nội tiết - chuyển hóa, cơ xương khớp và
bệnh tai và xương chũm phổ biến hơn ở nữ, trong khi bệnh hô hấp, ung thư,
bệnh sinh dục tiết niệu hay gặp hơn ở nam . Như vậy, có thể thấy mô hình bệnh
tật chủ yếu ở người cao tuổi thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm.
1.1.3. Khái niệm về bệnh không lây nhiễm
Bệnh không lây nhiễm là tình trạng sức khỏe ốm đau hay bệnh tật mạn
tính không có khả năng lây truyền từ người sang người, thường không xác
định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể nhưng có thể xác định được các yếu


8
tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Bệnh không lây nhiễm có thời gian ủ
bệnh lâu dài, tiến triển chậm hoặc có thể gây ra tử vong nhanh chóng .
Theo Bộ Y tế Việt Nam năm 2014: BKLN là bệnh không truyền từ người
này sang người khác hoặc từ động vật sang người. Hầu hết BKLN là bệnh

mạn tính, khó chữa khỏi. Phần lớn BKLN có chung 4 yếu tố nguy cơ là thuốc
lá, rượu, bia, ít hoạt động thể lực và chế độ ăn không hợp lý. Có nhiều loại
BKLN khác nhau, tuy nhiên hiện nay nhiều chính sách của Liên Hợp Quốc,
WHO tập trung vào 4 nhóm bệnh chính, gồm bệnh tim mạch (tăng huyết áp,
đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành,…), đái tháo đường (chủ yếu là týp 2), ung
thư, bệnh đường hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
suyễn), do những BKLN này ngoài việc có tỷ lệ mắc lớn và là nguyên nhân
chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành, chúng còn có chung các
yếu tố nguy cơ (các yếu tố góp phần làm bệnh phát triển) .
Ung thư: Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế
bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng di căn. Hiện có
khoảng 200 loại ung thư .
Đái tháo đường: Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2004: “đái tháo
đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu
do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai.
Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn
chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và
mạch máu” . Đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ của những bệnh khác
như bệnh tăng huyết áp và bệnh thận.
Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là một thuật ngữ để chỉ một nhóm bệnh
phát triển không chỉ do tình trạng bệnh lý của tim, mạch, cơ và van tim… mà
còn do tình trạng cao huyết áp, bệnh lý của não bộ và hệ thống mạch ngoại
vi . Nhóm bệnh tim mạch bao gồm các loại bệnh như: bệnh tim mạch vành,


9
tai biến mạch máu não, bệnh mạch ngoại vi, thấp tim, tật tim bẩm sinh, huyết
khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi .
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh đường hô hấp mạn tính là các bệnh
mạn tính ảnh hưởng tới đường thở và các cơ cấu của phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính là một trong những bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh này . Bệnh lý
này bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Trong khí phế thũng,
hậu quả cuối cùng của phản ứng viêm là phá vỡ sự đàn hồi và phế nang tiết
không còn nguyên vẹn. Trong viêm phế quản mạn tính, các thay đổi viêm này
dẫn đến suy giảm chức năng lông chuyển và tăng kích thước cũng như số lượng
tế bào biểu mô, từ đó làm tăng tiết dịch nhầy quá mức. Những thay đổi này làm
giảm thông khí, tăng tiết dịch, và ho mạn tính. Trong cả hai tình trạng trên,
những thay đổi này ngày càng tăng và thường không thể phục hồi .
1.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi
1.2.1. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi trên thế giới
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Pan American và Tổ chức Y tế Thế giới,
Châu Mỹ La tinh và vùng Caribê là vùng có mức độ già lão dân số nhanh
chóng. Đến năm 2020, châu Mỹ sẽ có 200 triệu người cao tuổi, gần gấp đôi con
số trong năm 2006. Ở châu Mỹ, các bệnh BKLN - bao gồm ung thư, bệnh tim
mạch, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường - là 7 trong số 10 nguyên nhân
tử vong ở những người từ 70 tuổi trở lên. Tại Hoa Kỳ, hơn 90% người cao tuổi
có ít nhất một bệnh không lây nhiễm và 73% có từ hai bệnh trở lên .
Một nghiên cứu phân tích thứ cấp của Khảo sát hộ gia đình quốc gia tại
Nigeria năm 2010 bằng cách sử dụng mẫu có 2382 người cao tuổi cho thấy
trung bình cứ 10 người cao tuổi có 2 người (23%) hiện mắc BKLN. Kết quả
nghiên cứu đưa ra tỷ lệ tăng huyết áp là 16%, đái tháo đường là 3% và bệnh
tim chiếm 9% .


10
Dữ liệu từ một cuộc khảo sát đại diện toàn quốc năm 2012 của Mitchell Fearon và cộng sự trên 2943 người cao tuổi đã được sử dụng để xác định gánh
nặng của BKLN đối với sức khỏe người cao tuổi tại Jamaica. Trong năm 2012,
khoảng 75,3% người cao tuổi có ít nhất một BKLN; 47,5% báo cáo có bệnh đi
kèm. Tăng huyết áp chiếm 61%, viêm khớp chiếm 35% và đái tháo đường
chiếm 26%. Đây là những bệnh được báo cáo nhiều nhất, đạt mức cao nhất trong

nhóm tuổi 70 -79 .
Nghiên cứu của Rashid và cộng sự thực hiện ở những người Malay cao tuổi
(tuổi ≥ 60) từ năm 2007 đến 2009 đã xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao
tuổi là 54,5% (228); trong đó 118 người (28,2%) được biết là tăng huyết áp và
đang dùng thuốc và thêm 110 (26,3%) người được hỏi mới được chẩn đoán .
Một cuộc khảo sát cắt ngang của Lin và cộng sự đã được thực hiện trên
6038 người dân cao tuổi từ cộng đồng Changfeng, Thượng Hải (2009 - 2012).
Tỷ lệ mắc một số bệnh không lây nhiễm đánh giá từ cao đến thấp như sau:
tăng huyết áp (55,3%), rối loạn lipid máu (33,5%), đái tháo đường (21,9%) và
loãng xương (9,3%) .
Nghiên cứu trên 9852 người cao tuổi (≥ 60 tuổi) do Quỹ Dân số Liên
Hợp Quốc thu thập tại Ấn Độ chỉ ra tăng huyết áp (21%) và bệnh đái tháo
đường (10%) là hai trong số các NCD phổ biến nhất được báo cáo trong
nghiên cứu này. Và tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi 65 tuổi là
30,4% .
Một nghiên cứu cắt ngang tại Bangladesh (2013) của Tanjila Taskin và
cộng sự trên 65 người cao tuổi cho thấy 87,7% có mắc một hoặc nhiều bệnh
không lây nhiễm. Các BKLN chính là tăng huyết áp (56,9%), viêm khớp
(44,6%), đái tháo đường (32,3%), COPD (23,1%), đột quỵ (20%) và nhồi
máu cơ tim (12,3%) .


11
1.2.2. Thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại Việt Nam
Nguyên nhân gánh nặng bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam có thể
chia thành ba nhóm lớn: bệnh truyền nhiễm và rối loạn dinh dưỡng, bệnh
không lây nhiễm và tai nạn, chấn thương, trong đó gánh nặng bệnh tật của
người cao tuổi chủ yếu gây ra bởi các bệnh không lây nhiễm; chiếm từ 87 89% số DALY mất đi và 86 - 88% số trường hợp tử vong tuỳ theo từng nhóm
tuổi. Độ tuổi càng cao, mức độ tổn thương do bệnh tật càng lớn và số tử vong
càng nhiều. Nhóm tuổi 60 - 69 có dân số cao hơn gấp đôi so với nhóm 70 - 79

tuổi nhưng số DALY chỉ cao hơn gấp 1,35 lần. Trong khi đó, số dân từ 80 tuổi
trở lên nhỏ hơn nhóm 70 - 79 tuổi, nhưng lại có số DALY cao hơn và có số
trường hợp tử vong cao gấp 2,5 lần .
Một số nghiên cứu trong nước cho thấy người cao tuổi Việt nam có xu
hướng mắc bệnh không lây nhiễm và mắc nhiều bệnh cùng một lúc. Trong đó,
một số bệnh không lây nhiễm phổ biến với người cao tuổi nước ta bao gồm:
Bệnh ung thư: Điều tra tại cộng đồng cho thấy khoảng 1,1% số NCT ở
Việt Nam mắc các loại bệnh ung thư. Tỷ lệ này ở người sau 70 tuổi cao hơn
nhóm 60 - 69 tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ; thành thị nhiều hơn nông thôn . Tỷ lệ
mắc các bệnh về khối u trong số bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão
khoa TW năm 2008 là 6,4% . Dù bệnh ung thư là một nhóm bệnh phổ biến ở
NCT nhưng ở Việt Nam rất ít nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc các loại ung thư.
Theo số liệu ước tính của Ferlay J và cộng sự (Tổ chức nghiên cứu ung thư
Quốc tế), Việt Nam có khoảng 38,6 nghìn NCT mắc mới ung thư các loại vào
năm 2012 .
Đái tháo đường: Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở NCT dao động rất nhiều giữa các
nghiên cứu cho nên khó phát hiện xu hướng theo thời gian. Theo các nghiên
cứu ở Việt Nam, tỷ lệ NCT mắc ĐTĐ thấp nhất là 4,15% và cao nhất là
14,59%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nữ giới cao hơn nam giới. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt


12
Nam thấp hơn kết quả nghiên cứu của đa số các tác giả khác trên thế giới .
Nghiên cứu cắt ngang của Vũ Đình Triển, Đặng Bích Thủy được tiến
hành năm 2017 tại 8 huyện/thành phố thuộc tỉnh Thái Bình trên 1450 người
trưởng thành ≥ 25 tuổi và xét nghiệm nhanh đường huyết mao mạch cho thấy
tỷ lệ đái tháo đường có xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi, ở nhóm tuổi từ 70
trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (9,0%), nhóm tuổi 60-69 chiếm 7,8% .
Bệnh tim mạch: Năm 2017, có đến 1/5 dân số Việt Nam mắc bệnh tim
và tăng huyết áp, tỷ lệ tăng ở người trẻ tuổi từ 25 tuổi trở lên sẽ tăng mạnh

chiếm khoảng 21,5% những ca mắc bệnh. Tăng huyết áp vừa được coi là bệnh
nhưng đồng thời cũng là một yếu tố nguy cơ chuyển hoá trung gian của một
số bệnh, đặc biệt bệnh tim mạch. THA là một vấn đề sức khoẻ thường gặp và
có xu hướng ngày càng tăng ở NCT. Đồng thời bệnh tim mạch là nhóm bệnh
chiếm tỷ lệ cao nhất trong gánh nặng bệnh tật ở NCT Việt Nam. Theo nghiên
cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Y tế năm 2016, tỷ lệ người cao tuổi tự
báo cáo mắc tăng huyết áp là 64,25% . Nghiên cứu của Lê Văn Hợi năm 2014
trên 369 người cao tuổi tại 3 xã, huyện Ba Vì, Hà Nội cho thấy tỷ lệ hiện mắc
tăng huyết áp ở người cao tuổi là 39% .
Nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc đột quỵ não ở người trưởng thành tại 8
tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái Việt Nam của Lê Thị Hương và cộng sự cho thấy
tỷ lệ mắc đột quỵ não ở nhóm từ 60 - 70 tuổi chiếm 2,1% và từ 70 tuổi trở lên
chiếm 3,1% .
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu
về tỷ lệ mắc bệnh ở đối tượng người cao tuổi. Theo nghiên cứu dịch tễ học
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư ngoại thành thành phố Hà Nội và
tỉnh Bắc Giang của Phan Thu Hương (2010), số người dân từ 60 - 69 tuổi mắc
bệnh COPD là 22/341 người (6,4%) và nhóm từ 70 tuổi trở lên là 32/249
người (12,8%) .


13
1.3. Một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây
nhiễm của người cao tuổi
Phần lớn nguy cơ đối với sức khoẻ NCT là do tác động tích lũy của nhiều
yếu tố đã có từ khi còn trẻ. Liên quan đến các yếu tố nguy cơ sức khỏe của người
cao tuổi, có nhóm yếu tố nguy cơ được đề cập, đó là: các yếu tố liên quan đến
chuyển hóa, các yếu tố liên quan đến vệ sinh môi trường và các yếu tố liên quan
đến hành vi. Trong ba nhóm yếu tố nguy cơ chính đã biết gây nên 58% gánh nặng
bệnh tật của NCT tính theo DALY năm 2015, nhóm yếu tố liên quan đến hành vi

có đóng góp lớn nhất (40%), tiếp đến là nhóm các yếu tố liên quan đến chuyển
hóa (33%) và nhóm các yếu tố liên quan đến vệ sinh, môi trường (14%) [16].
Bốn nhóm BKLN chính cùng có chung bốn nhóm yếu tố nguy cơ về
hành vi: hút thuốc lá, sử dụng rượu bia ở mức có hại, chế độ ăn không hợp lý
và thiếu hoạt động thể lực.
Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ chung của bốn BKLN

Hút thuốc lá, thuốc lào: Kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy người
hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, ung thư phổi cao gấp 2; 1,5; 1,4 và 12 lần không người không hút .
Trong chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá có đề cập đến nguy cơ


14
mắc bệnh mạch vành tăng lên 1,6 lần ở người đã từng hút thuốc so với người
không hút, lên 3 lần ở người hút từ 1-14 điếu/ngày và lên 5,5 lần ở người hút
trên 14 điếu thuốc/ngày. Nguy cơ mắc và chết do bệnh mạch vành ở người hút
thuốc cao hơn người không hút thuốc từ 2,5 lần đến 75 lần tùy theo mức độ
hút thuốc, theo giới và tuổi . Theo kết quả nghiên cứu của Damian Hoy
(2013) tổng hợp 23 nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ đã được tiến hành trước
năm 2010, chỉ ra rằng sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ hành vi phổ biến
nhất trong bệnh không lây nhiễm . Nghiên cứu của tác giả Cao Thị Như cho
thấy, có khoảng 12,9% NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào. Đồng thời cho thấy:
những NCT hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ ốm trên 3 đợt trong 3 tháng trước
điều tra (18,2%), cao hơn hẳn tỷ lệ này ở những NCT không hút thuốc lá,
thuốc lào (2,6%) .
Sử dụng rượu bia ở mức có hại: Khoảng 70% nam giới Việt Nam có sử
dụng rượu, bia và thức uống có cồn. Tính trung bình, cứ bốn đàn ông Việt Nam thì
có một người sử dụng rượu bia và chất có cồn ở mức có hại. Gánh nặng của việc
sử dụng rượu và các vấn đề liên quan đến tiêu thụ rượu đã được công nhận rộng

rãi . Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1 đơn vị rượu bia bằng 10g rượu bia nguyên
chất. Một ly tiêu chuẩn tương đương 30ml rượu 40 độ, 40ml rượu 30 độ,
60ml rượu 20 độ, một cốc 285ml bia 4,5 độ, 120ml rượu vang 11 độ. Sử dụng
rượu ở mức có hại khi nam giới uống ≥ 3 đơn vị chuẩn/ngày và nữ ≥ 2 đơn vị
chuẩn/ngày. Theo Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật Toàn cầu, rượu gây ra 3,2%
tử vong và 4,0% DALY trên toàn thế giới . Có mối quan hệ trực tiếp giữa mức tiêu
thụ rượu cao hơn và tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh gan và bệnh tim
mạch. Mối quan hệ giữa việc uống rượu và bệnh thiếu máu cục bộ, bệnh mạch
máu não rất phức tạp. Nó phụ thuộc vào cả lượng và mức tiêu thụ rượu .
Chế độ ăn không hợp lý: Thành phần chế độ ăn của con người đã thay
đổi đáng kể theo thời gian: thực phẩm được chế biến giàu tinh bột có tỷ lệ


15
cao, đường thường được sử dụng nhiều hơn thực phẩm tự nhiên. Theo điều tra
quốc gia 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau/ trái cây so với khuyến cáo
của WHO (400g/ngày) và tỷ lệ này cao hơn ở nam giới so với nữ giới (63,1%
so với 51,4%). So với kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không
lây nhiễm năm 2010, tỷ lệ ăn thiếu rau và trái cây giảm nhưng vẫn ở mức rất
cao . Hầu hết mọi người tiêu thụ lượng muối cao hơn nhiều so với khuyến cáo
của WHO. Về phòng bệnh, tiêu thụ muối cao là yếu tố quan trọng quyết định
huyết áp cao và nguy cơ tim mạch. Giảm lượng muối còn khoảng 6g/ngày có
thể ngăn ngừa khoảng 2,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu hàng năm, và giảm
15% lượng muối trong một thập kỷ ở các nước thu nhập thấp và trung bình có
thể làm giảm 3,1 triệu ca tử vong. Tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa và các axit
béo chuyển hóa có liên quan đến bệnh tim mạch. Dữ liệu có sẵn cho thấy rằng
lượng chất béo đã tăng lên nhanh chóng ở các nước thu nhập trung bình thấp
kể từ những năm 1980.
Thiếu hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực bao gồm tất cả các loại
chuyển động làm tiêu hao năng lượng. Điều này đồng nghĩa với mọi loại hoạt

động cơ bắp như đi bộ, làm việc nhà và làm vườn, các hoạt động về thể chất
khi lao động, hoạt động ngoài trời, tập thể dục và tập luyện thể thao . Thiếu
hoạt động thể lực đứng thứ tư trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến
tử vong. Khoảng 3,2 triệu người chết và 32,1 triệu DALYs (chiếm khoảng
2,1% DALYs toàn cầu) mỗi năm là do hoạt động thể lực không đủ. Những
người thiếu hoạt động thể lực có nguy cơ tử vong cao hơn 20-30% so với
những người tham gia vào hoạt động thể chất cường độ vừa phải ít nhất 30
phút vào hầu hết các ngày trong tuần. Sự tham gia trong 150 phút hoạt động
thể lực vừa phải mỗi tuần (hoặc tương đương) được ước tính làm giảm nguy
cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ khoảng 30%, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường


×