Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 68 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU
KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2010
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: CK. 60 72 73
HUẾ, – 2011
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
BS. Lê Hoài Nam
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BHYT : Bảo hiểm y tế
CSSK : Chăm sóc sức khoẻ
CĐ : Cao đẳng
ĐH : Đại học
NCT : Người cao tuổi
PHCN : Phục hồi chức năng
PTTH : Phổ thông trung học
THCS : Trung học cơ sở
TYT : Trạm Y tế


HA : Huyết áp
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr : Huyết áp tâm trương
KCB : Khám chữa bệnh
UBND : Uỷ ban mhân dân
JNC VII : The Seventh report of the joint National Committee on
Detection, Evaluation and treatment of high blood pressure, 7/2003
(Báo cáo lần thứ 7 của Uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ về phát hiện
đánh giá và điều trị tăng huyết áp).
NCT : Người cao tuổi
THA : Tăng huyết áp
VB/VM : Vòng bụng/vòng mông
WHO/ISH : Wort Health Organisation/Internatinal Society of Hypertension.
(Tổ chức y tế Thế giới/Hội tăng huyết áp quốc tế).
WHR : Waist/Hip Ratio (Vòng bụng/vòng mông).
4
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI 11
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi 14
1.1.2. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi 16
1.1.4. Phân loại bệnh tật ICD 10 17
1.2. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM 18
1.3. TÌNH HÌNH NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO
TUỔI 22
1.3.1. Về tình hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình 23
1.3.2. Về công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi 25

1.3.3. Việc triển khai thực hiện các chính sách CSSK người cao tuổi 25
1.3. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HUYỆN VĨNH LINH TỈNH
QUẢNG TRỊ 26
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 28
2.1.1. Đối tượng 28
2.1.2. Thời gian 28
2.1.3. Địa điểm 28
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Cỡ mẫu 28
2.3. NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 29
2.3.1. Bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh ở người cao tuổi 29
2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của người
cao tuổi 30
2.4. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 31
2.5. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN 32
2.6. HẠN CHẾ SAI SỐ 33
2.7. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ 34
3.1.1. Đặc điểm chung 34
5
3.1.2. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi trong 2 tuần qua 35
3.1.2. Nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi 39
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU KHÁM CHỮA
BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI 43

Chương 4
BÀN LUẬN 51
4.1. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH Ở
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH 51
4.1.1. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi 51
4.1.2. Nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi 54
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU KHÁM CHỮA
BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI 56
KẾT LUẬN 62
KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa điểm 34
Bảng 3.2 Tình hình người cao tuổi mắc các triệu chứng cơ năng trong 2 tuần
qua 35
Bảng 3.3. Các triệu chứng cơ năng của người cao tuổi trong 2 tuần qua 36
Bảng 3.4. Tình hình mắc bệnh của người cao tuổi trong 2 tuần qua 37
Bảng 3.5. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi theo chương bệnh 38
Bảng 3.6. Tình hình 10 bệnh mắc cao nhất ở người cao tuổi 38
Bảng 3.7. Người cao tuổi mắc các triệu chứng cơ năng và tình hình khám
chữa bệnh trong 2 tuần qua 39
Bảng 3.8. Người cao tuổi mắc bệnh và tình hình nhu cầu khám chữa bệnh
trong 2 tuần qua 40
Bảng 3.10. Tình hình nhu cầu khám sức khỏe định kỳ của người cao tuổi 42
Bảng 3.11. Tình hình nhu cầu luyện tập để nâng cao sức khỏe của người cao
tuổi 42
Bảng 3.12. Tình hình mắc bệnh của người cao tuổi trong 2 tuần qua 43
Bảng 3.13. Tình hình người cao tuổi mắc bệnh theo tuổi 43
Bảng 3.14. Tình hình nhu cầu dịch vụ của người cao tuổi và học vấn 44

Bảng 3.15. Tình hình nhu cầu dịch vụ của người cao tuổi và tình trạng hôn
nhân 44
Bảng 3.16. Tình hình sinh hoạt bản thân của người cao tuổi 45
Bảng 3.17. Tình hình người cao tuổi khám chữa bệnh điều kiện sống, nhà ở,
môi trường 45
Bảng 3.18. Tình hình nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi mắc các
triệu chứng bệnh và thông tin đại chúng 46
Bảng 3.19. Tình hình nhu cầu KCB của người cao tuổi và tham gia các Hội ở
địa phương 46
Bảng 3.20. Tình hình nguồn chi tiêu của người cao tuổi 47
Bảng 3.21. Tình hình nhu cầu KCB của người cao tuổi và tình hình kinh tế. 47
Bảng 3.22. Tình hình nhu cầu KCB của người cao tuổi mắc các triệu chứng
bệnh và bảo hiểm y tế 48
Bảng 3.23. Tình hình nhu cầu thuốc của người cao tuổi khi khám bệnh 48
Bảng 3.24. Tình hình chi phí cho nhu cầu dịch vụ y tế của người cao tuổi 49
Bảng 3.25. Tình hình người cao tuổi có bệnh THA khám chữa bệnh 49
Bảng 4.1. So sánh tình hình bệnh tật với các nghiên cứu khác 53
Bảng 4.2. So sánh tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi theo nhóm
tuổi với các nghiên cứu khác 56
7
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa điểm 34
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi có triệu chứng cơ năng theo giới 35
Biểu đồ 3.3. Bệnh tật của người cao tuổi theo chương bệnh 38
Biểu đồ 3.4. 10 bệnh mắc cao nhất ở người cao tuổi 39
Biểu đồ 3.5. Người cao tuổi mắc bệnh và nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh
trong 2 tuần qua 40
Biểu đồ 3.6. Tình hình nhu cầu thuốc của người cao tuổi khi khám bệnh 49
8
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban giám hiệu Trường Đại học Y dược Huế, Phòng đào tạo sau đại
học cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập
tại trường.
- PGS.TS. Nguyễn Văn Tập và các thầy cô thuộc kha y tế Công cộng -
trường Đại học y dược Huế đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
- UBND tỉnh Quảng Trị, Sở y tế tỉnh Quảng Trị, Trung tâm truyền
thông giáo dục sức khoẻ tỉnh Quảng Trị, Phòng y tế huyện Vĩnh Linh, Bệnh
viện đa khoa Vĩnh Linh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời
gian đi học.
- UBND, trạm y tế thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thạch - huyện
Vĩnh Linh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu.
- Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới sự động viên chia sẽ và giúp đỡ của
gia đình, bạn bè để tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả
BS. Lê Hoài Nam
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2008, số người cao tuổi trên thế giới là khoảng 580 triệu người và đến
năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ người cao tuổi (NCT). Tốc độ dân số già tăng lên
nhanh chóng là do tuổi thọ trung bình tăng, giảm tỷ lệ sinh cũng như giảm tỷ lệ tử
vong [17], [18]. Xu hướng già hoá dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ cho một số lượng đông đảo NCT trong cộng đồng đang là một thách thức
lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Tương lai của mỗi quốc gia và toàn nhân
loại đang gắn liền với sức khoẻ của những NCT [15].
Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số vẫn
thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ NCT năm
1989 là 7,2%, năm 2003 là 8,65% và đến năm 2009 theo thống kê của Trung ương
Hội người cao tuổi Việt Nam, người cao tuổi ở nước ta là 8,2 triệu người, chiếm
9,5% dân số.

Do các đặc điểm về sinh lý, người cao tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có
nhiều vấn đề sức khoẻ hơn so với các lứa tuổi khác. Tình hình bệnh tật của người
dân nói chung và của NCT nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường,
kinh tế, văn hoá- xã hội, chính trị, tập quán, Nó khác nhau theo từng giai đoạn lịch
sử của mỗi nước. Việc xác định mô hình bệnh tật tại một nơi cụ thể, tại một thời
điểm cụ thể, sẽ là cơ sở khoa học giúp cho công tác phòng bệnh, xây dựng kế hoạch
cấp cứu và điều trị để giúp hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh.
Khi người cao tuổi mắc bệnh thì công tác điều. trị trở nên khó khăn phức tạp
và rất tốn kém về kinh tế do vậy công tác tuyên truyền phòng bệnh cho người cao
tuổi đang là vấn đề đặt ra hết sức quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy
Nhà nước ta đã có pháp lệnh chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Cũng như các nước
đang phát triển khác số lượng người già ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Xu hướng
già hoá dân số đang đặt ra nhân loại đứng trước hàng loạt những thử thách to lớn và
một trong những thử thách đó là vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho một số lượng đông
10
đảo người cao tuổi trong cộng đồng [8]. Tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị số
lượng người cao tuổi trung bình hàng năm cũng tương đối cao, năm 2009 số người
cao tuổi trên địa bàn toàn huyện là 14.412 người chiếm 15,7% dân số, trong đó nam
giới là 6.732 người chiếm 46,7%, nữ giới là 7.680 chiếm 53,3%.
Vấn đề chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi không phải là mới, chính
sách đã khá cụ thể, song dường như triển khai chưa được đều khắp. Nếu các đoàn
thể có quan tâm hơn nữa thì việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi sẽ
được giải quyết tốt hơn nhiều. Chúng ta sẽ thực hiện thành công chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi là lớp người cần được xã hội tôn vinh
trọng thị và bảo vệ chăm sóc [15].
Cũng như bối cảnh chung của cả nước, vấn đề người cao tuổi trên địa bàn
Huyện Vĩnh Linh đã và đang trở thành mối quan tâm của Đảng, của các cấp chính
quyền và đoàn thể địa phương song thực tế nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người cao
tuổi hiện nay nhìn chung còn chưa được đáp ứng đúng, đầy đủ và kịp thời do thiếu
mô hình bệnh tật ở người cao tuổi.

Để góp phần vào chiến lược chăm sóc, phòng bệnh cho người cao tuổi hiện
tại và trong tương lai đồng thời cung cấp những thông tin cơ bản về mô hình bệnh
tật người cao tuổi trên địa bàn, đáp ứng tốt hơn nữa việc tuyên truyền, phòng bệnh
chữa bệnh cho người cao tuổi và đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp. Đây chính là
lý do để thực hiện đề tài này: “Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và nhu cầu khám
chữa bệnh của người cao tuổi tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị năm 2010”,
với mục tiêu:
1. Mô tả tình hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh người cao tuổi tại
huyện Vĩnh Linh.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của người
cao tuổi.
11
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI
Lớp người cao tuổi hiện nay không chỉ có công sinh thành, nuôi dạy con cháu,
một bộ phận đông đảo người cao tuổi Việt Nam đã và đang có những đóng góp xứng
đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện công cuộc đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [26]. Trong những năm qua Đảng và
Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Quốc
hội đã ban hành luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị,
Quyết định để thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành y tế đã có
nhiều cố gắng trong tổ chức triển khai thực hiện nên công tác chăm sóc bảo vệ sức
khỏe nhân dân và người cao tuổi đã đạt được nhiều thành tựu [7], [39].
Nhu cầu khám chữa bệnh là khả năng đi đến các cơ sở y tế khác nhau với
từng người dân khi ốm đau, vì điều đó không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan,
nó phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp
cận của người dân.
Có nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh, bao
gồm: Các yếu tố chủ quan thuộc về bản thân người nhu cầu, có những yếu tố nãy sinh

từ môi trường xã hội và cả những yếu tố xuất phát từ phía người cung cấp dịch vụ [5].
Dịch vụ khám chữa bệnh là dịch vụ chi phí toàn bộ các hoạt động chăm sóc
sức khỏe cho cộng đồng, cho con người mà kết quả tạo ra các sản phẩm hàng hóa
không tồn tại dưới hình thức vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận tiện và
hiệu quả các nhiệm vụ ngày càng tăng của cộng đồng vì con người [11].
Kể từ năm 1987 khi tuyên ngôn Alma-Ata về chăm sóc sức khỏe ban đầu ra
đời đến nay, chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho người dân nói chung, người cao tuổi
nói riêng, y tế cộng đồng đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Chính phủ các nước đã cam
kết tìm giải pháp đổi mới hệ thống y tế theo hướng đáp ứng nhu cầu, giảm bớt thiếu
công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế và trong phân bố ngân sách tài chính, nâng
12
cao chất lượng y tế. Do vậy công bằng y tế thể hiện trong tiếp cận và nhu cầu dịch
vụ y tế là mục tiêu xây dựng chính sách, chiến lược y tế công cộng trong cải cách hệ
thống y tế hiện nay [9].
- Về kinh tế. Khi phải lựa chọn một dịch vụ y tế nào đó, con người luôn tư
duy theo các nguyên lý kinh tế nhằm đạt được lợi ích tối đa với mức chi phí hiện có.
Cách đề cập này tỏ ra có ưu thế trong việc xem xét trình tự, trong đó người dân tiếp
cận thực tế với các dịch vụ, sự chuyển dịch vụ này sang dịch vụ khác như: Tự mua
thuốc chữa, đi khám y tế tư nhân, đến cơ sở y tế Nhà nước hoặc cơ sở y tế tư nhân
khác, Tùy thuộc vào sự tiện lợi, thuận tiện trong khoảng cách, thời gian đi lại, sự
tiếp đón hoặc thái độ ân cần chu đáo, chi phí khám chữa bệnh, thời gian chữa trị và
chất lượng kỹ thuật để có lựa chọn thích hợp với khả năng kinh tế, sự quan tâm đến
bệnh tật của chính những người cao tuổi trong gia đình và mức độ trầm trọng của
bệnh tật. Đây cũng là cách được các nhà chính sách, nhà nhân y học dùng xem xét
thái độ tìm kiếm của người dân trước một vấn đề y tế cụ thể [21].
Qua cách đề cập hành vi ứng xử trong chăm sóc sức khỏe, sự tiếp cận có thể
được xem là khả năng đang được các dịch vụ y tế mới đáp ứng việc khám chữa
bệnh của người dân, đánh giá các yếu tố. Không gian, thời gian và chi phí, chất
lượng dịch vụ,
- Khoảng cách: Với phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và vô tuyến

hiện đại, Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng dành
những trang viết, khoảng thời gian quý báu trên truyền hình để đưa thông tin về y
học như Truyền hình Hà Nội có mục Y học bốn phương, Sức khoẻ trong cuộc sống
hôm nay. Mô hình sử dụng sự chỉ dẫn các chuyên gia trong nước cũng như nước
ngoài từ xa để mổ những ca khó được truyền hình trực tiếp thông qua mạng điện tử
[26], góp phần phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
- Chi phí: Đắt hay rẻ, chi trả được, không có khả năng chi trả, vay nợ, Đây
là vấn đề người nhu cầu dịch vụ y tế rất quan tâm.
- Chất lượng dịch vụ y tế: Trình độ chuyên môn, thái độ, tinh thần phục vụ,
phương tiện kỹ thuật, Điều quan trọng và quyết định trong sự lựa chọn nhu cầu
13
chung là thầy thuốc giỏi, có kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn đầy đủ, có giá trị tin
cậy cao và thái độ phục vụ cũng là yếu tố cần thiết niềm tin lựa chọn.
- Ngoài ra, còn có các yếu tố khác, văn hóa, tập quán, Trong các yếu tố trên
thực tế tùy thuộc vào trường hợp bệnh lý và thói quen của người dân khi lựa chọn
và đã bao hàm vấn đề chất lượng chuyên môn, chi phí của cơ sở cung cấp dịch vụ y
tế. Nổi trội lên tất cả nơi mà người dân thường nhu cầu và có niềm tin từ trước, nhu
cầu nhu cầu y tế hay hành vi tìm kiếm sức khỏe hoạt động để duy trì, nâng cao
hoặc phục hồi sức khỏe [28]. Hổ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo
và diện chính sách, vận động nhân dân tham gia BHYT.
Về phía gia đình, vấn đề CSSK người cao tuổi cũng còn nhiều vấn đề hạn
chế, nó phụ thuộc vào trình độ nhận thức của bản thân, kinh tế gia đình và khả năng
xác định đưa ra các lựa chọn của người cao tuổi khi họ đau ốm.
Ở nước ta cũng như các nước khác, các yếu tố quyết định nhu cầu dịch vụ y
tế của người dân cũng tương tự, có thể tập hợp thành các nhóm sau:
- Kinh tế: Do đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, chăm sóc y tế ngày
càng tốt hơn nên tuổi thọ trung bình của nhân dân ngày càng cao, vì vậy số lượng
người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng. Do các đặc điểm về sinh lý, người cao
tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khoẻ hơn so với các lứa tuổi
khác. Qua một số nghiên cứu về tình hình sức khoẻ của người cao tuổi cho thấy

người cao tuổi thường hay bị mắc các bệnh thoái hóa và bệnh mạn tính. Tuy nhiên,
có sự khác biệt giữa mô hình bệnh tật do người cao tuổi tự nhận định và mô hình
bệnh tật do thầy thuốc phát hiện; Thực tế đây là yếu tố quyết định nhất đối với người
dân có thu nhập thấp. Mặc dù Nhà nước cũng đã quan tâm rất nhiều đến khám chữa
bệnh cho người nghèo nhưng cũng chưa giải quyết căn nguyên của vấn đề.
- Các yếu tố của con người như trình độ học vấn, hiểu biết, thói quen về
sức khỏe cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe và bệnh tật.
- Các yếu tố như khám chữa bệnh, tư vấn y tế phụ thuộc vào người cung cấp
dịch vụ như: Chất lượng, trính độ, thái độ, thời gian phục vụ,
14
- Tiếp cận và nhu cầu khám chữa bệnh: Từ khi đất nước ta đổi mới đến nay,
Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ và ưu tiên chăm sóc cho người cao
tuổi (NCT) như khám chữa bệnh miễn phí, ưu tiên trong các dịch vụ y tế công cộng,
cấp thẻ BHYT, xây dựng các cơ sở khám bệnh chuyên khoa cho NCT. Sự quan tâm
đó của Đảng, Nhà nước và toàn dân dành cho NCT đã được thể hiện trong Hiến
pháp, Luật chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, các văn kiện, các Chỉ thị, Nghị
quyết, Nghị định, Pháp lệnh của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về chăm sóc NCT.
Nhưng tiếp cận và nhu cầu khám chữa bệnh không luôn song hành với nhau, nghĩa
là có nhu cầu khám chữa bệnh không phụ thuộc mức độ bệnh hiện thời và sự tác
động, tư vấn của thầy thuốc và nhiều yếu tố khác.
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Việc phân chia già trẻ theo tuổi không phản ánh chính xác quá trình sinh học.
Có người có tuổi nhưng vẫn còn trẻ, khoẻ mạnh trái lại, cũng có người chưa nhiều
tuổi nhưng đã có những biểu hiện già.Vì vậy phân chia theo tuổi chỉ có tính ước lệ
và có giá trị tương đối [3],[5].
Theo Tổ chức Y tế thế giới xắp xếp các lứa tuổi như sau:
Người trẻ: Từ 18-44 tuổi
Người trung niên: Từ 45-59 tuổi
Người cao tuổi: Từ 60-74 tuổi
Người già: Từ 75-89 tuổi

Người già sống lâu: Trên 90 tuổi
Năm 1950 trên toàn thế giới số người cao tuổi mới chỉ là 214 triệu người đến
năm 1975 đã là 346 triệu người, năm 2000 có 590 triệu người và ước tính năm 2025
là 1 tỷ 121 triệu người như vậy trong vòng 75 năm từ 1950-2025 tăng 423% hoặc
trong vòng 50 năm (1975-2025) tăng 223% một hiện tượng chưa từng có trong lịch
sử loài người. Sự gia tăng này ở cả những nước phát triển và các nước đang phát
triển. ước tính năm 2025 số người cao tuổi ở các nước đang phát triển sẽ chiếm đến
72% tổng số người cao tuổi trên toàn thế giới.
15
Tỷ lệ người cao tuổi so với dân số từ 8,5% vào năm 1950 sẽ tăng lên 13,7%
vào năm 2025 và đến năm đó cứ 7 người dân thì có 1 người cao tuổi trên phạm vi
toàn tế giới. Tốc độ tăng cũng không đều giữa các nước. Để tăng tỷ lệ người từ 65
tuổi trở lên từ 7% dân số lên 14% (gấp đôi) Pháp phải mất 115 năm, Thuỵ Điển 85
năm, Anh 45 năm, Mỹ 75 năm, Cộng hoà Liên bang Đức 45 năm, Nhật 25 năm.
Trên thế giới số người từ trên 80 tuổi là 15 triệu vào năm 1950, sẽ là 111 triệu
người vào năm 2025, tăng 640% ở các nước phát triển tỷ lệ tăng là 450% còn ở
những nước đang phát triển tỷ lệ đó là 875%. ước tính sẽ có 17 nước đến năm 2025
có hơn 1 triệu người từ 80 tuổi trở lên.
Năm 1975 số người cao tuổi ở nông thôn (54%) nhiều hơn thành thị (46%)
đến năm 2000, số người ở thành thị là (55%) nhiều hơn số người ở nông thôn là
(45%). Ở các nước phát triển năm 1975 cứ 3 người cao tuổi thì 2 người sống ở
thành thị, nhưng đến năm 2000, cứ 4 người cao tuổi thì 3 người sống ở thành phố.
Số người cao tuổi tăng là do tuổi thọ trung bình được nâng cao. Tuổi thọ
trung bình ở một số nước hiện nay như sau Nhật (Nam 73,8 - nữ 80,5), Thuỵ Điển
(Nam 73,8 - nữ 79,9), Hà Lan (Nam 73,l - nữ 79,0), Australia (Nam 72,1- Nữ 78,7),
Canada (Nam 72,l - nữ 79,0), Đức (Nam 70,5 - nữ 77,l). Tại Việt Nam tuổi thọ
trung bình hiện nay là 72-73 tuổi [5].
Việt Nam là một nước đang phát triển, số người cao tuổi đang có xu hướng
tăng nhanh.Theo thống kê của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, người cao
tuổi ở nước ta là 8,2 triệu người, chiếm 9,5% dân số [20].Theo dự báo, Việt Nam sẽ

chính thức trở thành quốc gia có dân số già (tỉ lệ người trên 60 tuổi lớn hơn 10%)
vào năm 2014. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm nữa Việt Nam sẽ phải đối
mặt với các khó khăn do việc "già hóa dân số" mang lại. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ
tầng và mặt bằng kinh tế, dân trí của nước ta còn thấp. Nếu như Việt Nam không sự
chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ thì chắc chắn trong những năm tới áp lực của việc "già
hóa dân số" ngày càng đè nặng lên xã hội. Hậu quả là việc chăm sóc mang tính toàn
diện đối với người cao tuổi ở nước ta khó có thể thực hiện được tốt [17], [20].
16
1.1.2. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi
- Bệnh tim mạch: Thường gặp cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng
huyết áp, tai biến mạch máu não, tâm phế mạn, rối loạn nhịp tim.
- Bệnh hô hấp: Viêm phế quản mạn, hen phế quản.
- Bệnh hệ tiêu hoá: Ung thư gan xơ gan, viêm loét dạ dầy - tá tràng.
- Bệnh thận và tiết niệu: Viêm thận mạn, sỏi tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến.
- Bệnh xương khớp: Viêm khớp, vôi hoá cột sống.
- Bệnh xương khớp: Loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,
gãy xương các loại, biến dạng xương các loại.
- Bệnh nội tiết chuyển hóa: Đái tháo đường, suy giáp, suy sinh dục, tăng
chlesterol máu, tăng acid uric máu, suy vỏ thượng thận.
- Bệnh về máu và cơ quan tạo máu: Thiếu máu do thiếu sắt, hội chứng tăng
đông máu, thiếu máu do thiêú acid folic hoặc vitamin B12, bệnh bạch cầu (cấp và
mạn tính), u tủy xương, ung thư hạch.
- Bệnh tự miễn: Những loại có tự kháng thể kháng gama globulin, tự kháng
thể kháng nhân, tự kháng thể đặc hiệu (kháng hồng cầu, kháng giáp, kháng niêm
mạc dạ dày). Ngoài ra, người già hay gặp tự miễn dịch tiềm tàng.
- Bệnh về mắt: Đục thủy tinh thể, glôcôm, thoái hóa võng mạc và mạch máu,
xơ cứng tuần tiến các mạch võng mạc, teo dây thần kinh thị giác.
- Bệnh về tai - mũi - họng: Giảm thích lực, rối loạn tiền đình, chảy máu cam,
viêm xoang, ung thư xoang (xoang hàm, xoang sàng, vòm mũi họng)
- Bệnh răng - hàm - mặt: Tình trạng mất nhiều răng, viêm thoái hóa quanh

răng, viêm khớp thái dương hàm, tân sản u lành tính và u ác tính trong khoang miệng.
- Bệnh ngoài da: Ngứa tuổi già, dày sừng tuổi già, u tuyến mồ hôi, xuất huyết
da, mụn cơm, rụng tóc, tổn thương tiền ung thư và ung thư hắc tố, ung thư biểu mô,
teo niêm mạc sinh dục nhất là nữ.
- Bệnh tâm thần: Trầm cảm, hoang tưởng, sa sút trí tuệ kiểu Alzheimen
- Bệnh thần kinh: Bệnh parkinson, rối loạn tuần hoàn não, viêm đa dây thần
kinh, chèn ép dây thần kinh do thoái hóa cột sống.
17
Tinh thần ý thức và tự lực cánh sinh của mỗi người cao tuổi là quan trọng,
song sự chủ động hướng dẫn và tổ chức của các đoàn thể hữu quan và tổ chức chính
quyền cũng có vai trò quyết định [15],[38]. Lớp người cao tuổi cần nâng cao ý thức
tự bảo vệ sức khoẻ, nhưng xã hội cũng cần tạo điều kiện và có trách nhiệm cao
trong việc bảo vệ sức khoẻ của lớp người cao tuổi, phải coi vấn đề sức khoẻ là trung
tâm của cuộc sống [15], mặt khác xã hội và bản thân người cao tuổi cần quan niệm
đúng về tầm quan trọng của sức khoẻ lớp người cao tuổi, một bộ phận có ảnh hưởng
đặc biệt đối với đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị trong toàn xã hội với số lượng
đang gia tăng trong nhân dân [15], [38].
Nếu các đoàn thể quan tâm hơn nữa thì vấn đề bảo vệ chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi sẽ được giải quyết tốt hơn nhiều. Chúng ta sẽ thực hiện thành công
chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi là lớp người cần được xã
hội tôn vinh kính trọng. ), Tổ chức y tế thế giới công bố áp dụng ICD 10 từ ngày
01/01/1993 [15] .
1.1.4. Phân loại bệnh tật ICD 10
Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10 là sự nối tiếp và hoàn
thiện hơn về cấu trúc, phân nhóm và mã hoá của các phân loại bệnh tật quốc tế
trước đây. Phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10 đã được Tổ chức Y tế thế giới
triển khai xây dựng từ năm 1983. Danh mục gồm có 21 chương, mỗi chương gồm
một hay nhiều nhóm bệnh liên quan [13].
Chương I: Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật
Chương II: Khối u

Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số rối loạn liên quan cơ chế
miễn dịch.
Chương IV: Bệnh nội tiết dinh dưỡng và chuyển hoá
Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi
Chương VI: Bệnh hệ thần kinh
Chương VII: Bệnh mắt và phụ cận
Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm
18
Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn
Chương X: Bệnh hệ hô hấp
Chương XI: Bệnh hệ tiêu hoá
Chương XII: Bệnh da và mô đới da
Chương XIII: Bệnh hệ cơ - Xương và mô liên.kết
Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu- Sinh dục
Chương XV: Chửa, đẻ và sau đẻ
Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh
Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể
Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng và cận
lâm sàng bất thường, không phân loại ở nơi khác.
Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân
bên ngoài.
Chương XX: Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
Chương XXI: Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và việc tiếp súc với
cơ quan y tế.
1.2. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
- Tình hình bệnh tật người cao tuổi trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới tháng 6/2002, dân số thế giới là 6,122
tỷ người. Mô hình sức khỏe bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển là các
bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng và đan xen vào bệnh lý tim mạch, đái đường,

ung thư, chấn thương [1]. [42]
Pháp, Chassgron nghiên cứu trên 1.103 và Delore nghiên cứu trên 1.134
bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên nằm điều trị tại bệnh viện đã gặp bệnh thần kinh tỷ lệ
33% và 15,5%, bệnh tim mạch tỷ lệ 21% và 22,6%; bệnh hô hấp tỷ lệ 15% và
21,4%; bệnh tiêu hoá tỷ lệ 9% và 14%; bệnh máu tỷ lệ 3,2% và 1,3%; bệnh về
xương khớp 8% và 7,2%; bệnh về nội tiết 4,8% và 11,4%.
19
Charraud nghiên cứu trên 1000 người cao tuổi ở Châu Âu thấy có 4 nhóm
bệnh hay gặp nhất: tim mạch 8,2%, xương khớp 51,8%, tinh thần kinh 27,6%; hô
hấp 25,8%.
Vignat phân tích 2.070 bệnh của 1.842 người cao tuổi tại viện dưỡng lão
Charité ở Saint-Etient (Pháp) thấy bệnh tim mạch tỷ lệ 18,6%, bệnh hô hấp 5,2%,
bệnh tâm thần 13,3%, Suy nhược cơ thể 12,6%; Bệnh mạch máu não 11,9%; Xương
khớp 7,2%; Tiêu hóa 3,7%, ung thư 3,2%, Bệnh giác quan 1,2%, Bệnh tiết niệu
0,8%; Liên quan đến giang mai 0,6%, Bệnh máu 0,5%, Hôn mê 0,4%.
Việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi “Nỗi bận tâm
trước mắt của Tổ chức y tế thế giới là nhằm cải thiện tình trạng và chất lượng sống
của họ chứ không chỉ là đơn giản kéo dài hy vọng sống lâu của họ [41]. Để đạt
được mục đích đó, các công trình phòng ngừa, điều trị, phục hồi chức năng thoải
đáng cần phải mang tới cho họ”, S.T.Han - Giám đốc phục hồi chức năng vùng
Châu Á - Thái Bình Dương [8].
- Tình hình bệnh tật người cao tuổi ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Viện Lão khoa từ 1989 - 1991 đã tiến hành điều tra
mẫu đại diện cho 4 vùng địa dư của miền Bắc Việt Nam. Qua kết quả điều tra
những bệnh nội khoa phổ biến nhất là: xương khớp, hô hấp, tim mạch, và tiêu hoá.
Bệnh khớp đặc biệt cao ở miền núi, bệnh tim mạch đặc biệt cao ở khu vực thành thị.
Tỷ lệ bệnh nội khoa mỗi cụ trung bình mắc gần 2 bệnh. Các cụ ở thành thị có sức
khoẻ tốt hơn các cụ sống ở nông thôn, tỷ lệ sức khoẻ loại tốt còn thấp, loại kém còn
nhiều, đa số loại trung bình [23].
Trần Thanh Hà và Phạm Khuê nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp

và tăng Cholesterol ở NCT thấy ảnh hưởng của tăng Cholesterol máu kéo theo tăng
huyết áp với tỷ lệ khá cao trên 50% [12].
Nghiên cứu tình hình mắc bệnh cấp cứu NCT ở Hà Nội năm 1993, theo Trần
Đức Thọ và Nguyễn Xuân Bình thấy 1/3 số bệnh nhân được cấp cứu là NCT trong
đó tai biến mạch máu náo (39,9%), bệnh tim mạch (21,9%), chấn thương và tai nạn
(7,1%), xuất huyết tiêu hoá (3,9%), các bệnh khác (15%) [26].
20
Qua một số nghiên cứu trong và ngoài nước về chăm sóc y tế, xã hội và tình
trạng sức khoẻ NCT chưa đặc biệt chú ý tới nghiên cứu tại cộng đồng trên qui mô
cả nước để xác định nhu cầu chăm sóc y tế-xã hội và thực trạng tìm kiếm và mức
độ sử dụng dịch vụ CSSK, khám chữa bệnh của NCT, nhất là ở vùng nông thôn với
hơn 70% người cao tuổi đang sinh sống; để có những giải pháp chăm sóc nâng cao
chất lượng cuộc sống cho NCT trên toàn quốc.
Đoàn Yên, Lương Chí Thành và cộng sự nghiên cứu tại 7 tỉnh trong cả nước
thì khoảng 60% người cao tuổi bị ốm trong thời gian 4 tuần trước thời điểm điều
tra. Khoảng 70% số người cao tuổi được điều tra tại 3 tỉnh cho biết có mắc triệu
chứng của bệnh mạn tính: Tăng huyết áp 28,4%; Biểu hiện của bệnh trầm cảm 5%;
Người cao tuổi nhu cầu dịch vụ y tế Nhà nước khi bị ốm là 40%. Những người trên
85 tuổi có tỷ lệ nhu cầu dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với nhóm tuổi từ 60-64
do khả năng đi lại hạn chế [40].
Theo nghiên cứu của Viện Lão khoa, bệnh khớp đặc biệt cao ở vùng miền
núi, bệnh tim mạch đặc biệt cao ở vùng thành thị [38].
Phạm Khuê nghiên cứu 435 người cao tuổi nằm điều trị tại bệnh Viện Lão khoa
năm 1993, gặp nhiều nhất là bệnh tim mạch 59,6%; Tiêu hóa 39%; Hô hấp 35,6%;
Bệnh tiết niệu sinh dục 10,8%; Bệnh thần kinh 4,6%; Bệnh về máu 4,1% [18].
Trần Đức Thọ nghiên cứu 3 xã phường của Hà Nội, Huế, Vũng Tàu năm
2001, nhóm bệnh về mắt cao nhất là 94,6%; Bệnh tai-mũi-họng 77%; Bệnh tim
mạch 70,7%; Bệnh xương khớp 55,7% [33].
So với các bệnh mắc chung ở các lứa tuổi theo niên giám thống kê y tế năm
2001, cao nhất là bệnh hô hấp 18,6%; Bệnh nhiễm khuẩn 11,4%; Bệnh tim mạch

9,38%; Bệnh về mắt 2,25%; Bệnh tâm thần kinh 3,27% [6].
Dương Huy Lương nghiên cứu 288 NCT tại 2 xã nội, ngoại thành Hà Nội
năm 2004 thấy bệnh khớp 20,3%; Bệnh hô hấp 18,8%; Bệnh tiêu hóa 14,5%; Bệnh
tim mạch 15,9% [24].
Nguyễn Văn Hiến nghiên cứu 3829 bệnh nhân người cao tuổi vào điều trị tại
bệnh viện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa năm 2006 cho thấy. Bệnh tuần hoàn 17,34%;
21
Bệnh hô hấp 17,81%; Bệnh tiêu hóa 16,03%; Bệnh thần kinh 8,51%; Bệnh hệ tiết
niệu-sinh dục 7,10%; Bệnh hệ cơ-xương và mô liên kết 6,92%; Bệnh mắt và phụ
cận 5,79%; Tỷ lệ khám chữa bệnh chung cho cả 2 giới nhiều nhất là độ tuổi 60-74
(63,86%); Độ tuổi từ 75-89 (34,94%); trên 90 tuổi (1,20%) [13].
Phạm Thắng điều tra 545 NCT tại Hà Tây, Hải Dương và Hà Nội, tỷ lệ
người có triệu chứng cảm giác nề ở chân 83,52%; Đau chân 78,02% và thường có
chuột rút 60,44%; Tỷ lệ chung có dòng chảy ngược tĩnh mạch ở người trên 50 tuổi
là 14,31% [31]. Lương Thanh Tuệ, Phạm Khuê nghiên cứu 2150 NCT thì có 33,2%
các trường hợp chọn trạm y tế là nơi đầu tiên khám bệnh. Tỷ lệ lựa chọn thầy thuốc
tư và Bệnh viện huyện là tương đương nhau (hơn 19%). Tỷ lệ tự mua thuốc ở hiệu
thuốc để điều trị cũng không nhỏ (13,2%). Tỷ lệ chọn Bệnh viện tỉnh không cao
(5,8%). Lựa chọn đông y trong khám chữa bệnh không đáng kể (0,5%). Phân tích
theo thế giới cho thấy sự khác biệt về sự lựa chọn Bệnh viện tỉnh (Nam: 7,1%; Nữ:
4,9%) và tự điều trị (Nam: 3,1%; Nữ: 0,8%) [36].
Lê Anh Tuấn, Trần Đức Thọ, Nguyễn Văn Hiến, Phạm Thắng nghiên cứu
1534 người cao tuổi tại huyện An Hải - Hải Phòng thì tỷ lệ tiếp tục tham gia lao
động vẫn còn cao tới 53,2%; 19,6% người cao tuổi hút thuốc (86,7% nam và 13,3%
nữ) hút thuốc lào là chủ yếu tới 75%; 21% uống rượu (55,9% uống hàng ngày). Tỷ
lệ người cao tuổi cảm thấy cô đơn là rất thấp 12,5%. Tham gia Hội người cao tuổi
có 97,2%; 83,2% người cao tuổi được tham khảo ý kiến của gia đình và 15,7% ý
kiến của địa phương; 91,1% đến 99% là tự chủ các hoạt động sống hàng ngày [35].
Theo tác giả Đỗ Văn Pha và Nguyễn Văn Tiên về các yếu tố liên quan đến
sức khoẻ và dinh dưỡng người cao tuổi tại một số xã phường trong tỉnh Hà Tây cho

thấy: Về tuổi thọ: Người có độ tuổi từ 60-69 tuổi là 52,5%, độ tuổi từ 70-79 tuổi
chiếm 35,4% và độ tuổi trên 80 tuổi chiếm 12% [14].
- Về giới: Nữ giới chiếm 62,3%, nam giới chiếm 37,7% [12]. Cụ bà chiếm tỷ
lệ 62,3%, cụ ông chiếm tỷ lệ 37,7% (Gần 2 cụ bà có 1 cụ ông) [12].
Về bệnh tật: Bệnh phổ biến nhất là bệnh hệ tuần hoàn chiếm 35,5%. Bệnh
xương khớp chiếm 20,7%. Bệnh tiêu hóa chiếm 8,9%. Bệnh thần kinh chiếm 8,5%.
22
Bệnh về mắt chiếm 7,4%. Bệnh về hô hấp chiếm 7,4%. Bệnh về Tai - Mũi - Họng
chiếm 6,8%. Bệnh nội tiết chuyển hoá chiếm 4,8%. Bệnh Răng miệng chiếm 3,8%.
Bệnh da và tổ chức dưới da chiếm 2,3%. Bệnh tiết niệu sinh dục chiếm 1,4%. Bệnh
Nhiễm trùng và ký sinh trùng chiếm 0,4%. Bệnh tâm thần chiếm 0,4%. Bệnh Ung
thư và khối u chiếm 0,2%. Bệnh dị tật bẩm sinh chiếm 0,2%. Bệnh khác không xác
định chiếm 0,2%.Bệnh máu và cơ quan tạo máu chiếm 0,2%.
Một số nghiên cứu khác tại Bệnh viện Bạch mai vè bệnh tật người cao tuổi
cho thấy: Bệnh tim mạch chiếm 59,3%, tiêu hoá chiếm 39%, hô hấp chiếm 35,6%,
tiết niêu sinh dục chiếm 10,8%, thần kinh chiếm 4,6%, máu và cơ quan tạo máu
chiếm 4,1%, nội tiết dinh dưỡng chiếm l,38%[11].
Theo tác giả Phạm Khuê nghiên cứu mô hình ốm đau và hành vi tìm kiếm
chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi cho thấy tỷ lệ bệnh tật ở nữ giới 65,9%; Nam
giới 56,6% [22].
1.3. TÌNH HÌNH NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
Kiến thức về CSSK của người cao tuổi: Nhìn chung, người cao tuổi tại các
tỉnh nghiên cứu ít có kiến thức về phòng chống một số bệnh thường gặp như tăng
huyết áp, đau khớp. Khoảng hơn 45% người cao tuổi không biết gì về cách phòng
chống bệng tăng huyết áp. NCT được chẩn đoán là tăng huyết áp biết nhiều cách
phòng chống cao hơn hẳn những người không bị bệnh. Nam giới cao tuổi có kiến
thức phòng bệnh tăng huyết áp tốt hơn phụ nữ cao tuổi (39,0% và 49,8%). Đặc biệt
phụ nữ cao tuổi và người cao tuổi có điều kiện kinh tế nghèo có kiến thức về phòng
bệnh kém hơn các nhóm khác[20], [22].
Đối với ốm cấp tính, hình thức tự điều trị và sử dụng dịch vụ y tế tư nhân

vẫn là hai hình thức phổ biến trong sử dụng DVYT của người cao tuổi. Chỉ khoảng
40% người cao tuổi sử dụng DVYT nhà nước khi bị ốm. Những người trên 85 tuổi
có tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với nhóm tuổi từ 60-64 do khả
năng đi lại hạn chế. Tại 3 tỉnh nghiên cứu, người cao tuổi ở 2 tỉnh Hải Dương và
Ninh Thuận có xu hướng tự điều trị và sử dụng dịch vụ y tế tư nhân cao hơn tỉnh
Vĩnh Long [16], [21], [36].
23
Đối với bệnh mạn tính, đến cơ sở y tế nhà nước để chẩn đoán bệnh là hình
thức phổ biến ở cả 3 tỉnh điều tra. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi tự chẩn đoán bệnh
cũng tương đối cao, chiếm khoảng 27%. Sử dụng dịch vụ y tế tư nhân trong điều trị
bệnh mạn tính là hình thức phổ biến ở cả 3 tỉnh. Phụ nữ cao tuổi có xu hướng sử
dụng dịch vụ y tế tư nhân với tỷ lệ cao hơn nam giới, trong khi nam giới cao tuổi lại
sử dụng dịch vụ bệnh viện với tỷ lệ cao hơn [20].
Khoảng cách tới cơ sở y tế, điều kiện kinh tế và tâm lý ngại làm phiền tới
con cháu là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao
tuổi. Tuy nhiên, sự thuận tiện về khoảng cách tới cơ sở y tế là lý do chính để người
cao tuổi lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh. Hầu hết người cao tuổi mong muốn
được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà như khám tại nhà, khám ở cơ sở y
tế tư nhân hoặc KCB tại TYT xã [16], [21], [38].
1.3.1. Về tình hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình
Kiến thức về CSSK của người cao tuổi: Nhìn chung, người cao tuổi tại các
tỉnh nghiên cứu ít có kiến thức về phòng chống một số bệnh thường gặp như tăng
huyết áp, đau khớp. Khoảng hơn 45% người cao tuổi không biết gì về cách phòng
chống bệng tăng huyết áp. NCT được chẩn đoán là tăng huyết áp biết nhiều cách
phòng chống cao hơn hẳn những người không bị bệnh. Nam giới cao tuổi có kiến
thức phòng bệnh tăng huyết áp tốt hơn phụ nữ cao tuổi (39,0% và 49,8%). Đặc biệt
phụ nữ cao tuổi và người cao tuổi có điều kiện kinh tế nghèo có kiến thức về phòng
bệnh kém hơn các nhóm khác[18], [36], [39].
- Đối với ốm cấp tính, hình thức tự điều trị và sử dụng dịch vụ y tế tư nhân
vẫn là hai hình thức phổ biến trong sử dụng DVYT của người cao tuổi. Chỉ khoảng

40% người cao tuổi sử dụng DVYT nhà nước khi bị ốm. Những người trên 85 tuổi
có tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện thấp hơn 2 lần so với nhóm tuổi từ 60-64 do khả
năng đi lại hạn chế. Tại 3 tỉnh nghiên cứu, người cao tuổi ở 2 tỉnh Hải Dương và
Ninh Thuận có xu hướng tự điều trị và sử dụng dịch vụ y tế tư nhân cao hơn tỉnh
Vĩnh Long.
24
- Đối với bệnh mạn tính, đến cơ sở y tế nhà nước để chẩn đoán bệnh là hình
thức phổ biến ở cả 3 tỉnh điều tra. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi tự chẩn đoán bệnh
cũng tương đối cao, chiếm khoảng 27%. Sử dụng dịch vụ y tế tư nhân trong điều trị
bệnh mạn tính là hình thức phổ biến ở cả 3 tỉnh. Phụ nữ cao tuổi có xu hướng sử
dụng dịch vụ y tế tư nhân với tỷ lệ cao hơn nam giới, trong khi nam giới cao tuổi lại
sử dụng dịch vụ bệnh viện với tỷ lệ cao hơn.
- Khoảng cách tới cơ sở y tế, điều kiện kinh tế và tâm lý ngại làm phiền tới
con cháu là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của người cao
tuổi. Tuy nhiên, sự thuận tiện về khoảng cách tới cơ sở y tế là lý do chính để người
cao tuổi lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh. Hầu hết người cao tuổi mong muốn
được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà như khám tại nhà, khám ở cơ sở y
tế tư nhân hoặc KCB tại TYT xã.
- Về tình hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình:
Ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam và phía miền Trung, người cao tuổi có
xu hướng thường sống chung cùng với con cháu, trong khi ở khu vực phía Bắc
người cao tuổi lại thường sống riêng cùng với vợ/chồng.
Đối với những gia đình nhiều thế hệ, người cao tuổi được con cái quan tâm
chăm sóc tốt hơn so với trước đây do nhận thức tốt hơn về trách nhiệm đối với cha
mẹ cũng như có kiến thức tốt hơn nên biết cách chăm sóc cha mẹ hơn. Tuy nhiên,
tình trạng đô thị hoá ở vùng nông thôn hiện nay đã làm cho con cái ít có thời gian
chăm sóc cha mẹ. Người cao tuổi chủ yếu chỉ được con cái chăm sóc khi ốm đau.
Người cao tuổi hiện tại thường là người chăm sóc cho con cháu trong gia đình.
Đối với những vùng có mô hình gia đình đặc thù như tình trạng người cao
tuổi không sống chung cùng gia đình và con cháu như ở tỉnh Đăk Lăk và Hải

Dương, người cao tuổi ít được con cháu chăm sóc [14], [23].
Tự chăm sóc là hình thức phổ biến đối với người cao tuổi hiện nay. Tuy nhiên,
nhìn chung NCT còn thiếu kiến thức về CSSK và phòng bệnh [8], [14], [23], [29], [42].
25
1.3.2. Về công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
Người cao tuổi có nhu cầu CSSK cao và có mô hình bệnh tật đặc thù nhưng
việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hiện nay của ngành y tế vẫn còn mang
tính thụ động. Các cơ sở y tế chưa chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức khám sức
khỏe định kỳ một cách thường xuyên nhằm phát hiện bệnh cho người cao tuổi. Hoạt
động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phổ biến kiến thức về CSSK cho người cao
tuổi gần như chưa được thực hiện ở hầu hết các tỉnh nghiên cứu một cách có tổ
chức, có kế hoạch dựa trên mô hình bệnh tật cụ thể ở địa phương. Nguyên nhân do
khó khăn về kinh phí, nhân lực cũng như nhận thức hạn chế của một số nhà lãnh
đạo địa phương [7],[24],[39].
Nhằm tăng cường sự tiếp cận và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, có
nhiều loại hình hoạt động khác nhau trên thế giới như: Mô hình chăm sóc sức khỏe
tại nhà, tại Mỹ, tại Pháp, Nga, [14]. Việc chăm sóc sức khỏe NCT gồm: Bác sỹ và
cán bộ y tế khác với nhiều loại hình thức và mức độ can thiệp y tế phù hợp. Mô
hình chăm sóc tại nhà vừa không tốn kém kinh phí Nhà nước, vừa có lợi cho bệnh
nhân và gia đình về mặt sức khỏe, kinh tế và tình cảm, sự chăm sóc phục vụ và
thuận tiện trong di chuyển người bệnh. Chăm sóc sức khỏe gia đình tại cộng đồng
đã đóng góp một phần không nhỏ vào hệ thống chăm sóc sức khỏe của toàn xã hội,
đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của người cao tuổi [2].
Đồng thời, các cơ sở y tế gồm: Bệnh viện Nhà nước, Bệnh viện tư nhân đầu tư
cho mọi trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế giỏi, có trách nhiệm, đảm bảo chất
lượng khám chữa bệnh, khám dự phòng, phát hiện bệnh sớm cho người cao tuổi,
cũng như hệ thống mạng lưới dịch vụ sơ cứu, cấp cứu tại nhà, tại nơi xảy ra tai nạn
khá hoàn chỉnh và hiện đại, với đủ các loại phương tiện chuyển người bệnh [32].
1.3.3. Việc triển khai thực hiện các chính sách CSSK người cao tuổi
- Các chính sách CSSK người cao tuổi được ban hành đã thể hiện rõ được

tính ưu việt của Đảng và Nhà nước. Người cao tuổi đã được quan tâm chăm sóc tốt
hơn. Điều này đặc biệt rõ nét đối với những NCT tàn tật, cô đơn không nơi nương
tựa và NCT từ 90 tuổi trở lên.

×