Tải bản đầy đủ (.docx) (207 trang)

ĐÁNH GIÁ sự TUÂN THỦ các THỦ tục HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN đến bảo vệ môi TRƯỜNG tại NHÀ máy XI MĂNG hạ LONG THUỘC CÔNG TY cổ PHẦN XI MĂNG hạ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 207 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN HOÀNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
XI MĂNG HẠ LONG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Hà Nội - Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN HOÀNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LIÊN QUAN ĐẾN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY
XI MĂNG HẠ LONG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Ngành

: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã ngành : 7850101


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN KHẮC THÀNH

Hà Nội - năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên
quan đến bảo vệ môi trường tại nhà máy xi măng Hạ Long thuộc Công ty Cổ phần
Xi măng Hạ Long, tỉnh Quảng ninh” là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được
thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, điều tra khảo sát tình hình thực tế và dưới sự
hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Khắc Thành – Giảng viên khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, tài liệu trích dẫn là trung thực, do nhà máy xi măng Hạ
Long và sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh cung cấp.
Quảng Ninh, tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Sơn

1


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ dậy và truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Khắc
Thành người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dạy để em có thể hoàn thành tốt khóa
luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong ban Kỹ
thuật an toàn và Môi trường, đặc biệt là anh Trương Văn Hạnh – trưởng ban kỹ thuật
an toàn và môi trường tại nhà máy xi măng Hạ Long đã tạo mọi điều kiện thuật lợi,
cung cấp cho em các tài liệu quan trọng và khảo sát nhà máy để thực hiện khóa luận.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực hết mình để thực hiện đề tài một cách
hoàn chỉnh nhất. Song do lần đầu thực hiện khóa luận cũng như việc điều tra, thu thập
thông tin thực tế còn mới lạ nên không thể tránh khỏi các thiếu sót nhất định mà bản
thân không thấy được. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và thông cảm của
quý Thầy, Cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Ninh, tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Sơn

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài.................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................2
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN......................................................................................3
1.1. Tổng quan về quản lý môi trường...........................................................................3
1.1.1. Các khái niệm chung............................................................................................3
1.1.2. Vai trò của tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường............................................4
1.2. Tổng quan về nhà máy xi măng Hạ Long...............................................................4
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.........................................................................4
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................6
1.2.3. Giới thiệu chung về nhà máy...............................................................................6
1.2.4. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................6
1.2.5. Tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng.....................................7
1.2.6. Hệ thống trang thiết bị.........................................................................................8
1.2.7. Quy trình chế tạo sản phẩm..................................................................................9
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà nhà máy xi măng Hạ Long cần
tuân thủ........................................................................................................................ 11
1.3.1. Quy định về lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường....................................11
1.3.2. Quy định về sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại..............................................12
1.3.3. Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước.................................................13
1.3.4. Quy định về lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ......................................14
1.3.5. Quy định về kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải....................15
1.3.6. Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.......................................15
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................16
3


2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................16
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu............................................................16
2.2.2. Phương pháp so sánh.........................................................................................16

2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát..........................................................................17
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................19
2.2.5. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo..................................................................19
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................20
3.1. Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại
nhà máy xi măng Hạ Long...........................................................................................22
3.1.1. Đánh giá sự tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.............................22
3.1.2. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước...54
3.1.3. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục đăng kí sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại........62
3.1.4. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ............71
3.2. Nguyên nhân của việc hạn chế trong tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến
bảo vệ môi trường của nhà máy...................................................................................74
3.2.1. Nguyên Nhân khách quan..................................................................................75
3.3. Đề xuất các giải pháp phù hợp để nhà máy xi măng Hạ Long duy trì và hoàn thiện
các thủ tục về môi trường trong thời gian tới...............................................................76
3.3.1. Nhận xét chung..................................................................................................76
3.3.2. Các biện pháp duy trì và tuân thủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường.........77
3.3.3. Các biện pháp duy trì và hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy phép xả nước thải vào
nguồn nước.................................................................................................................. 78
3.3.4. Các biện pháp duy trì và hoàn thiện thủ tục Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại....................................................................................................................... 79
3.3.5. Các biện pháp duy trì và hoàn thiện thủ tục lập báo cáo giám sát môi trường
định kỳ......................................................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................81
1. Kết luận...................................................................................................................81
2. Kiến nghị.................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................83
PHỤ LỤC
4



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CP

: Chính Phủ

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTRCNTT

: Chất thải rắn công nghiệp thông thường

CTSH

: Chất thải sinh hoạt

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường


GXN

: Giấy xác nhận



: Nghị định

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

QH

: Quốc Hội

TCMT

: Tổng cục môi trường

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TT


: Thông tư

Ttg

: Thủ Tướng

UBND

: Ủy ban nhân dân

XMHL

: Xi măng Hạ Long

5


DANH MỤC BẢ
Bảng 1.1: Nguyên vật liệu cho sản xuất của nhà máy trung bình 1 năm........................7
Bảng 1.2: Hóa chất sử dụng để xử lý nước thải trung bình 1 năm.................................8
Bảng 1.3: Trang thiết bị,máy móc sử dụng trong nhà máy.............................................8
Bảng 1.4: Kết quả sản xuất năm 2019 của nhà máy.....................................................10
Bảng 2.1: Đối tượng và mục đích điều tra...................................................................17
Bảng 3.1. Các thủ tục hành chính về môi trường của công ty Cổ phần Xi măng Hạ
Long, dự án nhà máy xi măng Hạ Long.......................................................................19
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tổng quan sự tuân thủ thủ tục Báo cáo đánh giá tác động
môi trường................................................................................................................... 21
Bảng 3.3: Các nguồn phát thải khí và bụi của nhà máy...............................................27
Bảng 3.4: Các nguồn phát sinh và vị trí ảnh hưởng của tiếng ồn.................................32

Bảng 3.5: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy...........................................34
Bảng 3.6 Khối lượng CTRCNTT tại nhà máy.............................................................36
Bảng 3.7: Tỷ lệ diện tích cây xanh trong nhà máy.......................................................40
Bảng 3.8: Thống kê trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy........................................42
Bảng 3.9: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế năm 2019.......................59Y
Bảng 3.10: Danh mục tần suất, vị trí quan trắc các thành phần môi trường.................65

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí nhà máy xi măng Hạ Long....................................................................5
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy xi măng hạ Long................................................7
Hình 1.3. Quy trình sản xuất Ckinker và xi măng..........................................................9
Hình 3.1. Quy trình xử lý nước thải.............................................................................24
Hình 3.2. Hệ thống xử lý nước thải tập trung...............................................................25
Hình 3.3. Mẫu nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải..........................................26
Hình 3.4. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện............................................................................29
Hình 3.5. Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe công nhân............................30
Hình 3.6. Khuôn viên Nhà máy...................................................................................33
Hình 3.7. Tỷ lệ công nhân thực hiện dọn vệ sinh khu vực làm việc.............................37
Hình 3.8. Kho lưu trữ chất thải nguy hại......................................................................38
Hình 3.9. Hệ thống rửa xe tự động...............................................................................40
Hình 3.10. Tỷ lệ thải bỏ găng tay, vật liệu lọc, vải nhiễm mỡ......................................60
Hình 3.11: Bóng đèn huỳnh quang thải........................................................................61
Hình 3.12. Tỷ lệ đánh giá mức độ khó khăn trong thực hiện tuân thủ.........................69

7



MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ô nhiễm môi trường gây ra tác động tiêu cực mạnh nhất tới các nước nghèo và
các nước đang phát triển mà trong đó có Việt Nam. Không chỉ đe dọa tới sự phát triển
kinh tế - xã hội của hiện tại mà còn gây tác động tiêu cực tới sự phát triển của thế hệ
tương lai. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại, mà chỉ khi có một sự hiểu biết rõ
ràng, một chính sách, hoạch định phát triển đúng đắn, gắn liền sự phát triển của nền
kinh tế với việc bảo vệ môi trường, chúng ta mới có thể ngăn chặn được tình trạng ô
nhiễm, giúp cho thế giới xanh, sạch, đẹp, tạo sự phát triển bền vững cho thế hệ tương
lai.
Một trong những thủ phạm chính gây ra ô nhiễm môi trường là hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2020, khi thế giới bước vào cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự mở rộng phát triển và hội nhập với mọi nềm kinh
tế khác, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, các loại hình sản xuất kinh doanh ngày một
đa dạng và phát triển, việc sản xuất và tiêu thụ các loại hàng hóa tăng mạnh. Cùng với
đó, việc sản xuất không gắn liền tới bảo vệ môi trường đã để lại những hậu quả
nghiêm trọng, gây tác hại lớn cho môi trường thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Ở nước ta hiện nay, đa số các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng tới công tác
cũng như thiếu trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Chỉ một số ít, chủ yếu
là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài
là quan tâm đến môi trường nhưng lại thiếu đi chiến lược phát triển bền vững. Vụ việc
về công ty Formosa đã nổi lên một hồi chuông báo động trong việc cần gắn chặt trách
nhiệm của các doanh nghiệp với hoạt động bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi
trường cần phải thực hiện một cách quyết liệt, triệt để, trong đó nêu cao trách nhiệm
của các doanh nghiệp trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Nhà máy xi măng Hạ Long thuộc công ty cổ phần xi măng Hạ Long (VICEM),
đi vào hoạt động năm 2002. Nhà máy nằm trên địa phận huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng
Ninh. Là một trong những doanh nghiệp khai thác và sản xuất lớn hàng đầu của Việt
Nam. Những điều đó khiến nhà máy đang dần trở thành một trong những hạt nhân

chính góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của huyện cũng như của tỉnh Quảng
1


Ninh, với việc tạo ra nhiều công ăn việc làm, xây dựng đường xá, phát triển hạ tầng
cũng như thúc đẩy các ngành kinh tế của huyện. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động,
với đặc điểm loại hình sản xuất xi măng cùng Clinker, sẽ không thể phủ nhận những
ảnh hưởng nhất định từ các dự án của nhà máy tới cảnh quan và môi trường trong khu
vực. Là một đơn vị chú trọng quan tâm đến công tác môi trường thông qua việc thực
hiện đầy đủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận một cách khách quan việc chấp hành cũng như thực
hiện theo các nội dung văn bản đã cam kết, cần kiểm tra, giám sát liên tục để đảm bảo
thực hiện tuân thủ theo đúng quy định cũng như đưa ra các biện pháp nhằm duy trì, cải
tiến, hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục
hành chính liên quan tới bảo vệ môi trường tại nhà máy xi măng Hạ Long thuộc
công ty cổ phần xi măng Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” được thực hiện nhằm đánh
giá mức độ tuân thủ cũng như góp phần tìm ra các sai sót trong việc thực hiện các thủ
tục theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và quy định của pháp luật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được việc tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới bảo vệ môi
trường tại nhà máy xi măng Hạ Long thuộc công ty cổ phần xi măng Hạ Long.
- Đề xuất được giải pháp cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan
đến bảo vệ môi trường phù hợp với nhà máy xi măng Hạ Long.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà nhà máy
xi măng Hạ Long phải tuân thủ.
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường
của nhà máy xi măng Hạ Long.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước

+ Thủ tục lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+ Thủ tục lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đề xuất các giải pháp cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan
đến bảo vệ môi trường phù hợp với nhà máy xi măng Hạ Long trong thời gian tới.

2


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về quản lý môi trường
1.1.1. Các khái niệm chung
a, Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia. Các mục tiêu chủ yếu của quản lý môi trường bao gồm
khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động
sống của con người [19].
b, Khái niệm về bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Theo khoản 3 điều 3 của Luật BVMT 2014 “Hoạt động bảo vệ môi trường là
hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [22].
c, Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường.
Pháp luật bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc
khai thác, sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tổ chức

quản lý hoạt động bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo quyền
con người được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế
và đảm bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ môi
trường toàn cầu [19].
d, Khái niệm về thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện
do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ
thể liên quan đến cá nhân, tổ chức [2].
Kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo vệ
tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch
trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính [2].
3


e, Khái niệm sự tuân thủ
Sự tuân thủ là việc thực hiện đầy đủ các quy định, các yêu cầu trong các giấy
phép đã được cấp hoặc các văn bản, hiệp ước mà tổ chức đó đã cam kết, tham gia.
1.1.2. Vai trò của tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường
Hệ thống pháp luật đã bảo vệ môi trường bằng việc thể chế hóa các chính sách,
kế hoạch của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường và quy định các
phương tiện, biện pháp, nhân lực...Như vậy, có thể đánh giá vai trò của pháp luật trong
việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam cụ thể như sau:
- Pháp luật quy định quy tắc xử sự cho con người khi tác động đến môi trường,
định hướng các hành vi của con người theo hướng có lợi cho môi trường [20].
- Pháp luật quy định các chế tài rằng buộc con người thực hiện những đòi hỏi
của pháp luật để bảo vệ môi trường [20].
- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường. Phân chia nhiệm vụ của các cơ quan, tránh việc quản
lý chồng chéo [20].
- Vai trò của pháp luật thể hiện ở việc ban hành tiêu chuẩn môi trường. Thông

qua pháp luật, các tiêu chuẩn môi trường được các tổ chức, cá nhân tuân thủ [20].
- Pháp luật quy định khen thưởng, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Tại
khoản 2, điều 63, hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động
bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo”.
1.2. Tổng quan về nhà máy xi măng Hạ Long.
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a, Vị trí địa lý:

4


Hình 1.1. Vị trí nhà máy xi măng Hạ Long
Nhà máy xi măng Hạ Long nằm ở địa phận thôn 1, xã Thống Nhất, huyện Hoành
Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Có một vị trí địa lý khá thuận lợi.
- Phía Bắc giáp với khu mỏ sét làng Bang A và đường 18B
- Phía Nam giáp với Vịnh Cửa Lục và Thành phố Hạ Long
- Phía Tây giáp với thị trấn Trới
- Phía Đông giáp với khu dân cư và thành phố Cẩm Phả
Diện tích mặt bằng của nhà máy: 65 ha [6]
b, Địa hình:
Khu vực nhà máy xi măng Hạ Long tại xã Thống Nhất thuộc khu vực đồi núi
thấp, nằm kề sát biển, độ cao thay đổi từ -1.1m đến 3.4m, địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ Đông sang Tây [6].
c, Đặc điểm khí hậu:
Về nhiệt độ - độ ẩm: Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 22-29⁰C. Về
mùa hè nhiệt độ trung bình cao là 34.9⁰C, nóng nhất lên đến 38⁰C, nhiệt độ cao nhất
rơi vào tháng 6. Về mùa đông nhiệt độ trung bình thấp nhất là 18.2⁰C, thấp nhất là
5⁰C, nhiệt độ thấp nhất rơi vào tháng 2. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, thấp
nhất là 18%.
Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm khá lớn 2.016mm, năm mưa cao

nhất 2.818mm, thấp nhất 870mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm
tới 89% tổng lượng mưa cả năm [6].
d, Thủy văn:
Huyện Hoành Bồ có 12 hồ, đập trong đó có 2 hồ lớn (hồ Yên Lập và hồ Cao
Vân) còn lại là các hồ đập vừa và nhỏ với tổng dung tích chứa khoảng 136 triệu m3
nước, có thể tưới cho khoảng 10.000ha đất canh tác. Cung cấp hàng chục triệu mét
khối nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế. Hệ thống sông, hồ quanh khu vực
nhà máy gồm có: Sông Mãn, sông Diễn Vọng, sông Bang, sông Trới thông với
Vịnh Cửa Lục [6].
e, Cấu trúc địa chất
Các lớp đất đá trong khu vực nhà máy phân bố tương đối đồng đều theo chiều
dọc và chiều ngang. Các lớp sét kết và bột kết có giá trị xuyên tiêu chuẩn, có thể
đặt làm móng công trình xây dựng có tải trọng nhẹ và vừa. Đặc biệt lớp sét bột kết bị
phong hóa có giá trị xuyên tiêu chuẩn cao, có thể đặt cọc gia cố nền móng các công
trình có tải trọng lớn [6].
5


1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a, Điều kiện xã hồi
Dân số: Xã Thống Nhất có diện tích 78.7km2 với dân số khoảng 10.000 người
(tính đến năm 2020) mật độ dân cư trung bình 127 người/km2.
Mạng lưới chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Xã có 01 trạm y tế 4 giường, đội ngũ y
tế có 2 y sĩ. Điều kiện vệ sinh môi trường còn hạn chế.
Số hộ dân dùng giếng nước UNICEF: 120 hộ, hầu hết các hộ đều dùng nước
giếng khơi và bể nước mưa chiếm khoảng 40%-45%, có khoảng 60% có nhà vệ sinh
theo tiêu chuẩn. Các chất thải sinh hoạt, phân gia súc, gia cầm còn đổ bừa bãi.
Giáo dục đào tạo: Trên địa bàn có 01 trường cấp II và 02 trường cấp I.
b, Điều kiện kinh tế
Cơ sở hạ tầng: Nhà máy xi măng Hạ Long có đường vành đai phía Bắc đi qua,

giao với các đường quốc lộ 18, quốc lộ 279, nối liền các tỉnh Hải Dương, Thái Bình,
Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang…
Thành phần kinh tế: Nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp với
sự mở rộng và dịch chuyển của các nhà máy, công ty vào vùng.
1.2.3. Giới thiệu chung về nhà máy
- Tên doanh nghiệp : Nhà máy xi măng Hạ Long.
- Tên viết tắt : HALONG CJS CO
- Địa chỉ : Xã Thống Nhất, huyện Hành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Tổng giám đốc : Hoàng Anh Đức
- Điện thoại : 02033699240 – Fax: 0333699130
- Mã số thuế : 5700466028
Được thành lập ngày 1/10/2003, sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, nhà
máy đã không ngừng lớn mạnh. Ngày nay nhà máy đã phát triển thành một trong
những đơn vị sản xuất xi măng hàng đầu Việt Nam với quy mô lên tới 2,2 triệu tấn xi
măng/năm và khoảng 1,9 triệu tấn clinker/năm. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Sản phẩm : Xi măng PCB 30, PCB 40, PC 40, Clinker
1.2.4. Cơ cấu tổ chức
Nhà máy xi măng Hạ Long thuộc công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Hoạt động
theo hình thức phân cấp ủy quyền của công ty mẹ, sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức của
công ty cổ phần xi măng Hạ Long:

6


Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của nhà máy xi măng hạ Long
Người đại diện pháp luật - đứng đầu nhà máy là tổng Giám đốc. Dưới Giám đốc
là các Phó Giám đốc (3 người) có chức năng giúp Giám đốc quản lý. Trực thuộc dưới
quyền quản lý của các Phó Giám đốc là các khối nhà xưởng, phòng, ban.
1.2.5. Tình hình sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng
a, Nguyên vật liệu sản xuất:

Bảng 1.1: Nguyên vật liệu cho sản xuất của nhà máy trung bình 1 năm
S
T

Mức sử dụng trung
Tên nguyên liệu chính

bình
(tấn/năm)

1

Đá vôi

2.562.400

2

Đất sét

420.000

3

Đất giàu sắt

90.000

4


Thạch cao

40.000

5

Laterit

34.320

6

Bau xít

7.800

T

7


7

Đá đen

133.200
(Nguồn: Văn phòng nhà máy xi măng Hạ Long, 2019)

b, Nhiên liệu sản xuất: Nhà máy sử dụng than cám 3C và 4A để làm nhiên liệu
cho quá trình sản xuất. Ngoài dầu FO cũng được sử dụng trong quá trình sản xuất.

c, Hóa chất sử dụng: trong công đoạn xử lý nước thải nhà máy có sử dụng một
số loại hóa chất sau:
Bảng 1.2: Hóa chất sử dụng để xử lý nước thải trung bình 1 năm
S
T

Mức sử

Đơn

Tên hóa chất

dụng trung

vị/năm

T

bình

1

Nước Javen

Lít

21.5

2


Vôi Bột

Kg

216

3

Phèn

Lít

215

4

Polyme

Kg

4.31

(Nguồn: Văn phòng nhà máy xi măng Hạ Long, 2019)
1.2.6. Hệ thống trang thiết bị.
Bảng 1.3: Trang thiết bị,máy móc sử dụng trong nhà máy
S
T

Tên thiết bị


Công suất

T

Đơn
vị

Số
lượ
ng

1

Ô tô tự đổ

36 - 40 tấn

Cái

03

2

Xe nâng

3 tấn

Cái

08


3

Máy nghiền liệu

450

Cái

4

Silo đồng nhất

5

Silo Clinker

40.000

Cái

02

6

Máy đập MMD

60T/h

Cái


01

7

Máy đập sơ cấp

150

Cái

tấn/giờ
20.000

Cái

tấn/giờ

tấn/giờ
8

01

01

01


150


Cái

8

Máy đập thứ cấp

9

Máy súc

125 KW

Cái

04

10

Máy khoan, ép thủy lực

11m3/p

Cái

03

11

Mát gạt


400 - 430

Cái

14

Hệ thống lò nung

01

CV
5.500

Cái

01

tấn/ngày

15 Mỏ đáNghiền
than
40 tấn/giờ
vôi
Mỏ đất sét
(Đập đá vôi 950
(Đập sét 250 t/h)150
t/h)
16
Nghiền xi măng
tấn/giờ

Ô tô
17

01

tấn/giờ

100 mm
Trạm định ≤lượng
Dây chuyền đóng bao

100
tấn/giờ

Cái liệu khác01
Nguyên
(Bôxít, laterit, thạch
Cái cao..)
01
Sà lan
Cái
Cảng nhập 03
200 t/h

(Nguồn: Văn phòng nhà máy xi măng Hạ Long, 2019)
Nghiền
liệu
1.2.7. Quy trình chế
tạo sản
phẩm.

450 t/h
a, Quy trình sản xuất Ckinker và xi măng

Đập sơ bộ
150 t/h

Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, bô xít, laretit, thạch cao, phụ gia

Than

Silo đồng nhất
(20.000t)

Đấp thứ cấp
150 t/h
≤ 30 mm

Nghiền
than
40 t/h

Lò nung
5.500 t/ngày

Dầu
DO

Làm
nguội
Silo Ckinker

(2*40.000t)


xít

Lareti
t

Thạch
cao

Nghiền xi măng
150 t/h

Silo xi măng
150 t/h

Máy đóng bao
3*100 t/h
Cảng xuất Ckinker
500 T/h

9
Xuất xi măng

Phụ
gia


Hình 1.3. Quy trình sản xuất Ckinker và Xi măng


10


b, Công suất và sản phẩm
Tổng sản lượng sản xuất thiết kế tại nhà máy đối với Ckinker là: 1.900.000 tấn
Ckinker, đối với xi măng là: 2.200.000 tấn xi măng
Tổng sản lượng sản xuất thực tế trong năm 2019 là: 1.882.200 tấn Ckinker và xi
măng là 2.183.788 tấn xi măng.
Bảng 1.4: Kết quả sản xuất năm 2019 của nhà máy
S
T
T

1

2

3

Sản

Sản

Tên sản

lượng

lượng


So với cùng kỳ

phẩm

năm

năm

năm trước

2018

2019

1.875.85

1.882.20

8

0

932.665

783.940

84%

Xi măng


1.032.49

1.399.84

136%

(TN)

1

8

Clinker
Xi măng

101%

(NMC)

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu sản xuất, 2019)
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà nhà máy xi măng Hạ
Long cần tuân thủ.
Nhà máy xi măng Hạ Long đặt tại Thôn 1, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh với tổng diện tích mặt bằng là 65ha, bao gồm 01 dây chuyền sản xuất
Clinker với sản lượng 1.900.000 tấn/năm và 01 dây chuyền nghiền xi măng với công
suất thiết kế 2.200.000 tấn/năm. Công suất sản xuất thực tế trong năm 2019 với
Ckinker là 1.882.200 tấn và xi măng là 2.183.788 tấn. Theo quy định của pháp luật
hiện hành các quy định chủ yếu liên quan đến nhà máy gồm các văn bản dưới đây:
1.3.1. Quy định về lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi

trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi thực hiện dự
án đó [22].
Đánh giá tác động môi trường là một hoạt động quan trọng, mang tính bắt buộc
trước khi triển khai thực hiện một dự án, được pháp luật quy định cụ thể như sau:
11


- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23 tháng 06 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
+ Điều 18, mục 3, chương II, đối tượng phải thực hiện ĐTM;
+ Điều 19, mục 3, chương II, thực hiện ĐTM;
+ Điều 20, mục 3, chương II, lập lại ĐTM;
+ Điều 21, mục 3, chương II, tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM;
+ Điều 22, mục 3, chương II, nội dung chính của báo cáo ĐTM;
+ Điều 23, mục 3, chương II, thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM;
+ Điều 24, mục 3, chương II, thẩm định báo cáo ĐTM;
+ Điều 25, mục 3, chương II, phê duyệt báo cáo ĐTM;
+ Điều 26, mục 3, chương II, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi ĐTM
được phê duyệt;
+ Điều 27, mục 3, chương II, trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi dự án vào vận
hành;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về Quy hoạch
bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế
hoạch bảo vệ môi trường. Có hiệu lực từ ngày 01/04/2015.
+ Điều 13, chương IV, điều kiện của tổ chức thực hiện ĐTM
+ Điều 14, chương IV, phê duyệt báo cáo ĐTM
+ Điều 15, chương IV, lập lại ĐTM
+ Điều 16, chương IV, trách nhiệm của chủ dự án sau khi ĐTM được phê duyệt;
+ Phụ lục II về danh mục dự án phải thực hiện ĐTM.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy

định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi
trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
1.3.2. Quy định về sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.
Dựa vào tính chất hoạt động sản xuất, nhà máy xi măng Hạ Long phải lập sổ chủ
nguồn thải chất thải nguy hại. Cở sở pháp lý liên quan đến thủ tục sổ chủ nguồn thải
chất thải nguy hại được quy định như sau:
12


- Luật bảo bệ môi trường số 55/2014/QH13 được thông qua và ban hành ngày
23/06/2014
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý
chất thải và phế liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2015.
+ Điều 5, chương II, quy định về phân định, áp mã, phân loại và lưu trữ CTNH;
+ Điều 6, chương II, quy định về đăng ký chủ nguồn CTNH;
+ Điều 7, chương II, quy định về trách nhiệm của chủ nguồn CTNH;
+ Điều 8, chương II, quy định về thu gom, vận chuyển CTNH;
+ Điều 29, chương IV, quy định về phân định, phân loại và lưu giữ chất thải rắn
công nghiệp thông thường;
+ Điều 30, chương IV, quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn
công nghiệp thông thường;
+ Điều 31, chương IV, quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn công
nghiệp thông thường;
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 quy định về quản
lý chất thải nguy hại. Có hiệu lực thi hành từ 01/09/2015.
+ Điều 5, chương II, quy định về danh mục, mã số quản lý CTNH;
+ Điều 6, chương II, quy định về phân định, phân loại CTNH;

+ Điều 7, chương II, quy định về yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ
nguồn CTNH;
+ Điều 12, mục 1, chương III, quy định về đối tượng đăng ký sổ chủ nguồn thải
CTNH;
+ Điều 13, mục 1, chương III, quy định về hồ sơ đăng ký chủ nguồn CTNH;
+ Điều 14, mục 1, chương III, quy định về trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn
thải CTNH.
1.3.3. Quy định về giấy phép xả thải vào nguồn nước
Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài có các hoạt động
xả thải vào nguồn nước với lưu lượng 5m3/ngày đêm trở lên đều phải xin giấy phép xả
thải vào nguồn nước [3].
Nhà máy xi măng Hạ Long tiến hành xả thải vào nguồn nước với lưu lượng xả
thải trung bình là 42m3/ngày đêm, lưu lượng lớn nhất là 50m3/ ngày đêm sẽ phải xin
giấy phép xả thải. Sở TNMT Quảng Ninh sẽ phê duyệt cho báo cáo xả thải (lưu lượng
13


nhỏ hơn 5.000m3/ngày đêm). Cơ sở pháp lý liên quan đến thủ tục giấy phép xả thải
vào nguồn nước được quy định như sau:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23 tháng 06 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
+ Khoản 2, khoản 3, điều 100, quy định về thu gom, xử lý nước thải;
+ Điểm c, khoản 1, điều 101, quy định về hệ thống xử lý nước thải.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2012.
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
+ Điểm c, khoản 1, điều 28, chương III, quy định về quan trắc, giám sát tài
nguyên nước;
+ Khoản 2, khoản 3, điều 37, chương III, quy định về xả nước thải vào nguồn
nước;
+ Điều 38, chương III, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được

cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật tài nguyên nước. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014
+ Khoản 2, khoản 3, điều 20, chương III, quy định về điều kiện cấp phép;
+ Điểm d, khoản 1, điều 21, chương III, quy định về thời hạn của giấy phép;
+ Điều 22, chương III, quy định về gia hạn giấy phép;
+ Khoản 1, điều 33, chương III, quy định về hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy
phép xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 quy định về thoát nước
và xử lý nước thải. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 quy định về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
1.3.4. Quy định về lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là hình thức đánh giá chất lượng môi
trường ngắn hạn tại cơ sở và báo cáo định kỳ về Cơ quan thẩm quyền. Báo cáo môi
trường định kỳ để theo dõi thực trạng, xác định các chỉ tiêu môi trường thực tế, diễn
biến các nguồn tác động tiêu cực từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác bảo
vệ môi trường tại cơ sở.

14


Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần lập báo cáo giám sát môi trường
định kỳ theo những quy định cụ thể như sau:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23 tháng 06 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý
chất thải phế liệu. Có hiệu lực thi hành từ 15/06/2015.
+ Khoản 1, điều 39, chương V, quy định về quan trắc việc xả nước thải.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư 21/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2015 quy định đảm bảo
chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2015 quy định về báo
cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi
trường.
- Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 09 năm 2017 quy định về kỹ
thuật quan trắc môi trường.
1.3.5. Quy định về kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2012.
Có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013.
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2016 quy định về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
+ Khoản 2, điều 7, chương II quy định về việc xác định mức phí phải nộp;
+ Khoản 2, điều 8, chương II quy định về kê khai, thẩm định tờ khai nộp phí.
Doanh nghiệp cần kê khai theo mẫu số 02 của phụ lục kèm theo Nghị định
154/2016/NĐ-CP về hướng dẫn mẫu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải công nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng thời hạn tại kho bạc nhà
nước theo thông báo của Sở TNMT. Được quy định tại khoản 2, điều 8, Nghị định
154/2016/NĐ-CP.
1.3.6. Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23 tháng 06 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

15


- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính Phủ quy

định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị đinh 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 quy định về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường

tại nhà máy xi măng Hạ Long:
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Giấy phép xả thải vào nguồn nước
+ Thủ tục lập sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+ Thủ tục lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là: Nhà máy xi măng Hạ Long
thuộc địa phận tại xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 10/3/2020 đến ngày 15/6/2020.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
Thu thập các thông tin, tài liệu tiến hành phục vụ luận án, bao gồm:
- Thu thập cơ sở pháp lý liên quan tới doanh nghiệp như: luật, nghị định, thông
tư… từ các website cung cấp văn bản pháp luật.
- Thu thập những thông tin, tài liệu hồ sơ môi trường của doanh nghiệp như: Báo
cáo đánh giá tác động môi trường dự án “ Nhà máy xi măng Hạ Long”; Hồ sơ đăng ký
chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Giấy phép xin xả nước thải vào nguồn nước; Báo
cáo quan trắc môi trường định kỳ; Các tài liệu chung về nhà máy xi măng Hạ Long từ
văn phòng nhà máy.
2.2.2. Phương pháp so sánh
Đối chiếu các thủ tục hành chính liên quan tới bảo vệ môi trường mà nhà nước
16



×