Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý NHÀ nước về môi TRƯỜNG tại PHƯỜNG MAI DỊCH, QUẬN cầu GIẤY, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN DƯƠNG TIỂU CẦM

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG
MAI DỊCH, QUẬN CẦU GIẤY,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN DƯƠNG TIỂU CẦM

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG
MAI DỊCH, QUẬN CẦU GIẤY,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN DƯƠNG TIỂU CẦM
Mã sinh viên
: 1611131931


Niên khoá

: 6 (2016 – 2020)

Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

HÀ NỘI, NĂM 2020


i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chữ viết tắt
BVMT
UBND
CT/TW
ĐTM
ĐMC
NQ/TW

NĐ/CP
QLNN

9
10
11
12
13

TTLT - BNV – BTNMT
TT – BTNMT
Th.S
KH – UBND
NQ/TU

14

EPA

15

OECD

Nguyên nghĩa
Bảo vệ môi trường
Ủy ban nhân dân
Chỉ thị/Trương ương
Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá môi trường chiến lược
Nghị quyết/Trung ương

Nghị định/Chính phủ
Quản lý nhà nước
Thông tư liên tịch – Bộ nội vụ - Bộ Tài
nguyên và Môi trường
Thông tư – Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thạc sỹ
Kế hoạch - Ủy ban nhân dân
Nghị quyết/Trung ương
United States Environmental Protection
Agency; Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
Organization for Economic Co-operation
and Development; Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế


ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Tên hình vẽ, bảng biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Hình 2.1
Hình 3.1
Bảng 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Hình 3.4
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Hình 3.5

Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10

Thông tin phiếu điều tra thu thập
Độ tuổi của đối tượng được điều tra
Giới tính và nghề nghiệp của đối tượng được điều tra
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác QLNN
Hình ảnh lấy mẫu mặt nước hồ điều hòa công viên Mai
Dịch
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước năm 2019
Hình ảnh ngập lụt ngay trước trụ sở Đảng ủy – UBND –
UB MTTQ phường Mai Dịch
Cơ cấu tổ chức QLNN về Môi trường phường Mai Dịch
Danh mục chỉ tiêu báo cáo môi trường phường Mai Dịch
năm 2019
Thời gian truyền thông văn bản, chính sách đến người dân
Hiểu biết của người dân về các văn bản, kế hoạch về BVMT
Phương tiện tìm hiểu của người dân về QLNN về Môi
trường
Phương tiện tìm hiểu về QLNN về môi trường
Đánh giá việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về
BVMT trên địa bàn phường Mai Dịch
Đánh giá của người dân về việc hòa giải tranh chấp về môi

trường phát sinh trên địa bàn phường Mai Dịch
Đánh giá của người dân về công tác quản lý của thôn, làng,
ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về
giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường
Mức độ tham gia tuyên truyền của người dân về công tác
QLNN
Đánh giá của người dân về việc chủ trì,phối hợp giữa cán
bộ quản lý với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên
địa bàn phường Mai Dịch
Đội ngũ cán bộ quản lý tại địa phương

Trang


iii
MỤC LỤC
Tổng:60..................................................................................................................... 9
Nguồn: Thống kê của tác giả.....................................................................................9
* Nhìn chung, UBND phường Mai Dịch thời gian vừa qua đã thực hiện khá tốt
công tác QLNN về môi trường trên địa bàn, đạt được những kết quả rất đáng ghi
nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như còn chậm trễ trong việc
triển khai một số kế hoạch, nội dung về BVMT; việc kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch BVMT còn chưa kịp thời; chưa quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm
pháp luật về BVMT; việc hòa giải các tranh chấp về môi trường còn chậm trễ;
chưa triệt để trong việc quản lý hoạt động của tổ dân phố và tổ chức tự quản về
BVMT; việc chủ trì, phối hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức công
khai thông tin về BVMT với cộng đồng dân cư cgwa cụ thể...............................76
- Đề nghị lãnh đạo phường quan tâm, tạo điều kiện để bồi dưỡng nâng cao năng lực
đối với cán bộ, công chức. Tăng cường công tác tập huấn,chú trọng công tác xây
dựng, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, chú

ý trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo theo đúng chuyên môn và nghiệp
vụ........................................................................................................................... 102
- Kịp thời bố sung và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn ngân sách, chi phí để
đảm bảo công tác quản lý.......................................................................................102
- Xây dựng bộ máy quản lý, lãnh đạo phải chú trọng đến đạo đức, bản lĩnh chính
trị, có lối sống trong sạch, lành mạnh, găn bó và gần gũi với nhân dân, có trí tuệ,
chuyên môn và công tác nghiệp vụ tốt...................................................................102
- Tăng cường công tác thanh tra, đánh giá, kiểm tra cán bộ, công chức để phân loại,
xác định đúng năng lực thực tế, đồng thời kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai
phạm để có thể bổ sung về công tác nghiệp vụ và chuyên môn, mạnh tay với các
trường hợp vi phạm nặng.......................................................................................102
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý công việc cả về số lượng và chất lượng..102
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................104


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là không gian, cuộc sống của con người và sinh vật, là nơi diễn ra các
hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của con người. Môi trường cung cấp nguồn sống
cho con người, là nơi lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người. Môi trường là nơi ghi
chép lưu giữ lịch sử tiến hóa phá triển của con người trên trái đất. Cung cấp các tín
hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật sống trước những thảm họa từ
thiên nhiên. Là nơi gìn giữ các giá trị thẩm mỹ, tôn giáo, văn hóa của con người. Môi
trường còn bảo vệ con người và sinh vật trước những tác động từ bên ngoài. Trách
nhiệm đối với môi trường chính là nền tảng đạo lý của con người, nhằm hướng con
người tới môi trường mình đang sống và có ý thức trách nhiệm đối với sự sinh tồn của
không gian, nơi mình đang sống và ý thức trách nhiệm đối với sự sinh tồn của môi
trường, nơi đang nuôi dưỡng chúng ta.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện đại hóa, xã hội hóa được nâng cao, số lượng chất
thải do con người thải ra môi trường nhiều hơn so với tốc độ tự tiêu hủy của môi
trường. Điều đó đã dẫn đến hệ lụy môi trường giảm sút nghiêm trọng, sức khỏe con
người ngày càng yếu đi. Hiện nay cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đã tác động mạnh mẽ tới các yếu tố môi trường, làm biến
đổi tính chất môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm
môi trường đang đe dọa đến sức khỏe của con người một cách nghiêm trọng. Những
căn bệnh về đường hô hấp hoành hành do ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước đến sức
khoẻ con người thông qua 2 con đường: ăn và uống hoặc thực vật, động vật được nuôi
trồng trong môi trường ô nhiễm; do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến các bệnh dịch tả, truyền nhiễm. Ô nhiễm môi trường gây
mất cân bằng hệ sinh thái, chất lượng hệ sinh thái giảm sút, môi trường sống của con
người và sinh vật bị thu hẹp.
Phường Mai Dịch nằm trong Quận Cầu Giấy, là một trong những phường có tốc
độ phát triển kinh tế hết sức toàn diện theo cơ cấu : dịch vụ - công nghiệp- nông
nghiệp, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống tinh thần nhân dân được cải thiện rõ
rệt, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Tuy nhiên, cùng với việc tăng trưởng kinh tế -


2
xã hội và dân số là sự gia tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Đó là chất
thải rắn tăng nhanh, đa dang về chủng loại, tạo sức ép lớn cho công tác thu gom và xử
lý. Việc xử lý nước thải của các cơ sở hầu như chưa được quan tâm, còn phổ biến tình
trạng cho xả thẳng xuống mương tiêu, sông, đường...Diện tích đất đai bị thu hẹp. Bên
cạnh đó, ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn phổ biến tình
trạng vứt rác bừa bãi; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không hợp lý; các
cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm nghành trồng trọt, chăn nuôi còn gây ô nhiễm, sản
xuất công nghiệp... tạo ra nguy cơ tiềm ẩn lan truyền dịch bệnh, gia tăng sự ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí.
Trước tình hình môi trường giảm sút trầm trọng thì QLNN về môi trường tại

phường Mai Dịch là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi công tác QLNN phải chặt chẽ, phát
triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực
trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường Mai Dịch, quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá thực trạng QLNN về môi trường tại phường
Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp
để hoàn thiện công tác QLNN về Môi trường trên địa bàn.
1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu
Trong lĩnh vực Quản lý nhà nước về môi trường có rất nhiều đề tài nghiên cứu, ví
dụ như một số đề tài sau:
Đề tài “Esays on Enviromental Management”, George Marbuah (2016) Swedish
University of Agricultural Sciences. Đề tài đã phân tích thực trạng Quản lý nhà nước
về Môi trường ở Thụy Điển nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về Môi trường
tại Thụy Điển. Tuy nhiên đề tài mới chỉ nghiên cứu nâng cao hiệu quả chứ chưa đề
xuất giải pháp cụ thể.
Đề tài “Glossary of the 2018 Competition Law” của John Alex (2017) Swedish
University of Agricultural Sciences, đề tài thống kê luật tài nguyên và môi trường
nhằm nâng cao giải pháp quản lý môi trường tại Anh. Tuy nhiên đề tài đang tìm hiểu
thông tin chung để nâng cao quản lý, chưa đi sâu về quản lý nhà nước về môi trường.
Đề tài nghiên cứu của Hoàng Văn Tuân (2017), Học viện hành chính Quốc gia
nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về Môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, đề tài


3
nghiên cứu đã chỉ ra công tác BVMT ở tỉnh còn nhiều tồn tại: nhiều văn bản hướng
dẫn của Trung ương còn chồng chéo, các quy định, chính sách ở địa phương chưa ban
hành kịp thời với yêu cầu thực tiễn, thiếu các chính sách khuyến khích kêu gọi nhân
đầu tư BVMT, trang thiết bị quan trắc, phân tích chưa được đầu tư tương xứng, quy
hoạch mạng lưới quan trắc môi trường toàn tỉnh chưa có, công cụ thông tin chưa đầu
tư đúng mức. Từ những phân tích tình hình thực tế, dựa vào định hướng và chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về môi trường, từ đó nâng cao chất lượng
môi trường tại tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, đề tài trên đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật,
chưa đề cập đến thực trạng quản lý đối với nghiền dân và khu công nghệp.
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về
môi trường tại tỉnh Hòa Bình theo tiếp cận địa lý” của tác giả Đỗ Thị Hải Yến (2015),
Đại học Khoa học tự nhiên. Đề tài đã tiếp cận theo địa lý chỉ ra những tồn tại vướng
mắc trong công tác quản lý nhà nước về Môi trường tại tỉnh Hòa Bình, tuy nhiên đề tài
chỉ tiếp cận theo một khía canh, không mang tính khách quan.
Đề tài của Nguyễn Lệ Quyên (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành
phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã chỉ ra những vấn đề bất ập, ảnh hưởng
đến công tác quản lý như: người dân, khách du lịch, vấn đề về quy hoạch, xây dựng
khu du lịch. Tuy nhiên, đề tài này chủ yếu nghiên cứu về phương diện chuyên môn và
xử lý kỹ thuật, chứ chưa đi sâu vào công tác quản lý về môi trường.
Đề tài của Phạm Văn Minh (2015) “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã chỉ ra vấn
đề xâm nhập mặn có xu hướng gia tăng. Các sự cố môi trường do các dự án, cơ sở
công nghiệp xả chất thải không đúng quy định cũng gia tăng cả về số lượng và mức độ
nghiêm trọng. Môi trường đất ở một số khu vực đang có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái
do hoạt động sản xuất nông nghiệp, do chất thải không được xử lý đúng quy định tại
các khu vực ven đô thị. Công tác thu gom, xử lý chất thải vẫn còn nhiều bất cập. Tuy
nhiên đề tài chưa đề cập đến công tác xử lý chất thải làng nghề và công tác quản lý dự
án môi trường.
Đề tài “Tăng cường Quản lý nhà nước về môi trường ở tỉnh Đồng Nai” của tác
giả Phạm Minh Đạo (2016), Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã


4
làm rõ các vấn đề bất cập trong công tác thanh tra, xử lý, cấp giấy phép kinh doanh tại
địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài này chủ yếu nghiên cứu về phương diện chuyên

môn và xử lý kỹ thuật, chứ chưa đi sâu vào công tác quản lý về môi trường.
Tại quận, huyện, công tác QLNN về môi trường đang ngày càng được hoàn
thiện, được nghiên cứu qua các đề tài như:
Đề tài “Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai 2012- 2014” của tác giả Đoàn Thị Lợi (2015), Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Đề tài đã phân tích những biến đổi môi trường tại huyện Cẩm
Mỹ giai đoạn 2012-2015 .Sau đó, đưa ra thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi
trường, từ đó đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế. Tác giả có một số giải pháp
nhằm cải thiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Cẩm Mỹ.
Tuy nhiên trong đề tài tác giả chưa đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
Đề tài “Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên
địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Thái Thiên Tân (2016). Đề tài
giới thiệu về điều kiện- kinh tế xã hội của huyện Lục Ngạn, tỉnh Băc Giang. Nêu ra sự
biến động của môi trường , thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó đưa ra những kết quả đạt được và hạn của công tác
quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn nghiên cứu.Tuy nhiên đề tài chưa có những
giải pháp cụ thể để cải thiện công tác quản lý bảo vệ môi trường tại huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang như giải pháp về nguồn lực, tài chính.
Đề tài “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường và hiện trạng môi
trường trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn” của tác giả Vi Văn Đông (2015).
Tác giả đã nêu đặc điểm kinh tế- xã hội của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đề tài
nói về thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường và hiện trạng môi trường
Từ đó đánh đánh giá về từng công việc thực hiện quản lý môi trường tại địa bàn
nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để khắc phục hạn chế trong công tác quản lý
nhà nước về môi trường huyện Lộc Bình. Tuy nhiên đề tài chưa chỉ ra được các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lộc Bình.


5

Công tác QLNN về môi trường tại cấp phường, xã cũng đã được quan tâm,
nghiên cứu, có thể kể đến các đề tài như:
Đề tài: “Thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” của tác giả Tống Thị Phương Phương (2018), Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội. Đề tài chỉ ra được những thành tựu thị xã Bỉm Sơn đạt được, đưa ra
những hạn chế, tuy nhiên đề tài mới chỉ đề xuất ra một số giải pháp, chưa đưa ra các
nhóm giải pháp cụ thể.
Đề tài “Công tác quản lý nhà nước về môi trường cấp cơ sở tại phường Quyết
Thắng, thành phố Thái Nguyên” của nhóm tác giả lớp K9-KHMT, Đại học Nông lâm
Thái Nguyên. Đề tài đã đánh giá nhận thức, sự hiểu biết của người dân và sinh viên về
một số vấn đề gây ô nhiễm môi trường và công tác bảo vệ môi trường, quản lý nhà
nước về môi trường trên địa bàn phường, từ đó chỉ ra những tồn tại và đưa ra giải pháp
cải thiện nhận thức và mức độ hiểu biết cho người dân. Tuy nhiên đề tài chỉ đánh giá
nhận thức và sự hiểu biết của người dân trên địa bàn phường Quyết Thắng về công tác
bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước về môi trường, không khai thác tìm hiểu về nội
dung, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của phường Chợ
Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Văn Khoa (2017), Đại học
Nông lâm Thái Nguyên. Đề tài đã chỉ ra những kết quả phường Chợ Chu đạt được
trong công tác sử dụng công cụ kỹ thuật và công nghệ môi trường để bảo vệ môi
trường, tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên,
đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu về công cụ kỹ thuật và công nghệ môi trường, chưa khai thác
tìm hiểu về Quản lý nhà nước về môi trường.
Đề tài “Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường Quang Trung, thành
phố Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Sỹ Cường (2017), Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Đề tài đã phân tích, chỉ ra những kết quả đạt được của phường Quang Trung
trong công tác sử dụng các công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật để bảo vệ môi trường,
tìm ra những tồn tại, hạn chế và đưa ra giải pháp. Tuy nhiên đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu
các công cụ để bảo vệ môi trường, chưa khai thác tìm hiểu về Quản lý nhà nước về
môi trường.



6
Đề tài “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn phường
Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” của tác giả Đoàn Trung Du, Đại học Nông
lâm Thái Nguyên. Đề tài đã chỉ ra những kết quả của công tác QLNN về môi trường
trên địa bàn phường Bằng Lũng, chỉ ra những hạn chế và từ đó đưa ra giải pháp khắc
phục. Tuy nhiên đề tài chưa làm rõ được nội dung của công tác QLNN về môi trường
cấp phường,xã; đề tài chưa nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN cấp phường,
xã.
Đề tài “Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn phường Bích
Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Lê Thanh Tùng, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Đề tài đã chỉ rõ những yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà
nước về môi trường, phân tích ưu điểm và nhược điểm để đưa ra giải pháp cải thiện
công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn phường Bích Động. Tuy
nhiên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, bao hàm, chưa chỉ ra rõ ràng
được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi trường cấp
phường, xã.
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại
phường Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Hoài, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đề tài đã đánh giá hiện trạng môi
trường và những kết quả của công tác quản lý môi trường tại phường Thanh Sơn,
từ đó đưa ra các giải pháp nhàm hoàn thiện công tác quản lý môi trường trên địa
bàn phường. Tuy nhiên đề tài chỉ đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản
lý môi trường, không phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
QLNN cấp phường, xã.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu của các tác giả trước đó mới chỉ chú trọng vào
các công cụ kinh tế, tìm hiểu các kỹ thuật nâng cao hiệu quả QLNN, chưa đi sâu vào
từng nhân tố ảnh hưởng để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Chính vì vậy mà đề tài này sẽ
giải quyết các vấn đề còn đang tồn tại và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác

Quản lý nhà nước về Môi trường tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội.


7
1.3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về môi trường tại phường Mai Dịch, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý môi trường tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
1.3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống cơ sở lí luận về công tác quản lý nhà nước về môi trường cấp phường,
xã.
Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại phường Mai
Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường tại
phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
1.3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác Quản lý nhà nước về môi trường.
1.3.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu tại: phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Tiến hành nghiên cứu, điều tra từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020
Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 3 năm 2020
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được công bố và qua xử lý. Đây là cơ sở quan
trọng để tác giả có cái nhìn tổng quát và chung nhất về các vấn đề liên quan đến quản lý

nhà nước về môi trường. Các tài liệu được tìm bởi nguồn sau:
Lý luận Quản lý nhà nước về môi trường tìm qua: sách, báo, tạp chí, mạng internet;
báo cáo, luận văn, chương trình, đề án, chính sách,… của cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước.


8
Thực tiễn về mô hình Quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới tìm qua: sách, báo, tạp chí, mạng internet; báo cáo, luận văn, chương trình, đề
án, chính sách,… của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội phường Mai Dịch. Thực trạng môi
trường tại phường Mai Dịch. Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại phường
Mai Dịch tìm qua: báo cáo hàng tháng, hàng năm của phường tại các phòng ban.
1.4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Điều tra bằng bảng hỏi
Để có căn cứ phục vụ nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã xây dựng phiếu điều tra
đầy đủ thông tin cần thu thập: các thông tin về quản lý môi trường, quan hệ giữa các
bên liên quan trong việc quản lý nhà nước về môi trường thuận lợi và khó khăn trong
việc áp dụng QLNN về môi trường tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu chọn địa điểm điều tra tại các khu dân cư gần các điểm nút
giao thông, các điểm còn tồn tại hạn chế về vấn đề môi trường. Cụ thể là tại khu vực
nút giao Hồ Tùng Mậu – Phạm Văn Đồng, khu vực dân sinh trước số nhà 2 ngách 241
phố Mai Dịch, khu vực ngõ 58 Trần Bình và khu vực ngõ Dương Khuê
- Khu vực nút giao Hồ Tùng Mậu – Trần Vỹ là nơi có mật độ giao thông cao,
thực trạng môi trường không khí rất đáng báo động, nồng độ bụi và tiếng ồn đều vượt
quá QCVN 05:2013/BTNMT, đặc biệt là tại thời điểm tan tầm, cao điểm.
- Khu vực ngõ Dương Khuê là khu vực gần trường Đại học Thương Mại và
trường Đại học Sân khấu Điện ảnh nên có số lượng các hộ kinh doanh dịch vụ ăn
uống, thuê trọ rất cao. Đây cũng là khu vực luôn đông đúc, tập trung nhiều sinh viên

và các lao động từ các tỉnh khác tạm trú. Khu vực này tập trung khối lượng rác thải,
nước thải sinh hoạt hàng ngày vô cùng lớn.
- Khu vực ngõ 58 Trần Bình gần Bệnh viện 19 – 8, đây là khu vực tập kết rác thải
cả của khu dân cư và cả của Bệnh viện 19 – 8, vì diện tích không lớn đã gây ra tình
trạng ứ đọng, quá tải, dẫn đến tình trạng mùi hôi thối, nước rác rỉ ra, ruồi muỗi tụ lại
làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Rác thải tập kết ở đây vừa là
rác thải sinh hoạt, vừa là rác thải y tế nên đòi hỏi phải có quy trình xử lý riêng, nghiêm
ngặt hơn.


9
- Khu vực dân sinh trước số nhà 2 ngách 241 phố Mai Dịch là khu vực có tập
trung chợ Đồng Xa, là chợ có quy mô lớn nhất trên địa bàn phường. Tình hình phát
sinh chất thải trên khu vực này rất lớn, khối lượng rác thải luôn trong tình trạng quá
tải, nồng độ bụi và tiếng ồn đều vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT.
Đối tượng điều tra: cộng đồng dân cư địa phương và các cán bộ quản lý phường
Mai Dịch.
Phân bổ phiếu: số phiếu phát ra là 60 phiếu, số phiếu thu về là 60 phiếu, số phiếu
không hợp lệ là 0 phiếu. Cụ thể:
Bảng 1.1: Thông tin phiếu điều tra thu thập
STT

1

Khu vực dân cư

Đối tượng

Số phiếu


Cộng động dân cư địa phương.

10

Cán bộ quản lý phường

5

Cộng động dân cư địa phương.

10

Cán bộ quản lý phường

5

Khu vực ngõ 58 Trần Bình

Cộng động dân cư địa phương.

10

(gần Bệnh viện 19-8) (KV3)

Cán bộ quản lý phường

5

Khu vực dân sinh trước số


Cộng động dân cư địa phương.

10

Cán bộ quản lý phường

5

Nút giao Hồ Tùng Mậu –
Phạm Văn Đồng (KV1)

Khu vực ngõ Dương Khuê
2

(gần đại học Thương Mại và
đại học Sân khấu Điện ảnh)
(KV2)

3

4

nhà 2 ngách 241 phố Mai
Dịch (KV4)

Tổng:60
Nguồn: Thống kê của tác giả
Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của đối tượng được điều tra được thể hiện qua
bảng 1.2 và bảng 1.3 (phụ lục).



10
1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
1.4.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh các ý kiến, số liệu thu được, tổng hợp lại để thấy được các yếu tố ảnh
hưởng đến QLNN về môi trường tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội.
1.4.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả các đặc điểm của mẫu khảo sát. Mô tả đặc trưng của
người dân nơi địa điểm tiến hành nghiên cứu. Thống kê mô tả về đặc điểm đối tượng
khảo sát về: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, mức thu nhập.
Thứ hai, mô tả kết quả điều tra thông qua nhận xét những số liệu thu được.
Sử dụng thang đo trong thống kê, khi tiến hành xây dựng bảng hỏi, điều tra
phỏng vấn, nhóm nghiên cứu sử dụng các thang đo cho từng loại câu hỏi. Các thang đo
này đã phù hợp và thử nghiệm trước nhằm đảm bảo người được điều tra hiểu rõ được
nội dung các khái niệm và ý nghĩa của những từ ngữ để trả lời các câu hỏi chân thực
nhất. Việc sử dụng thang đo này là phù hợp trong nghiên cứu kinh tế xã hội vì các vấn
đề này đều mang tính đa khía cạnh. Tác giả sử dụng thang đo danh nghĩa cho những
câu hỏi thể hiện quan điểm của người phỏng vấn. Việc sử dụng thang đo này trong
nghiên cứu của đề tài là do các vấn đề đều mang tính đa khía cạnh.


11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CẤP PHƯỜNG, XÃ
2.1 Khái quát chung về Môi trường
2.1.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành Môi trường
2.1.1.1 Khái niệm Môi trường
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2018, Môi trường là
tập hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội xung quanh bên ngoài một hệ thông nhất

định. Xu hướng và tình trạng tồn tại của hệ thống được xác định bởi các yếu tố của
môi trường. Đối với sự tồn tại và phát triển của con người, môi trường đóng một vai
trò rất quan trọng bởi nó không chỉ chứa đựng các yếu tố đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
tối thiểu mà còn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển mọi mặt của con người. Con người tư
cách là một thực thể tự nhiên – xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và
luôn tồn tại trong môi trường xã hội, mọi hoạt động của con người tác động trực tiếp
lên môi trường. Mặt khác, mọi sự xáo trộn về môi trường tự nhiên cũng như môi
trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người.
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận định nghĩa về môi trường. Theo nghĩa hẹp, môi
trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật, tuy nhiên trong thực tế
có yếu tố này là cần thiết cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống
chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại tác
động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên. Mặt khác, theo
nghĩa rộng nhất thì môi trường được xem là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên
ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ vật thể, sự kiện nào cũng tồn
tại và diễn biến trong môi trường như môi trường vật lý, môi trường pháp lý, môi
trường kinh tế,…
2.1.1.2 Các yếu tố cấu thành Môi trường
a. Các thành tố sinh thái tự nhiên
Bao gồm các yếu tố tự nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan bao
quanh con người. Các thành tố sinh thái tự nhiên cấu thành nên môi trường tự nhiên
gồm 4 thành phần cơ bản:


12
- Khí quyển – môi trường không khí: Đây là lớp không khí bao quanh trái đất và
được hình thành sớm nhất trong quá trình kiến tạo Trái Đất. Khí quyển được chia
thành nhiều lớp theo độ cao tính từ mặt đất và được cấu thành nên từ các yếu tố vật lý
như áp suất, nhiệt, mưa, nắng,…
- Thạch quyển (địa quyển) – môi trường đất: Bao gồm vỏ trái đất là nơi sinh sống

của quần xã các sinh vật chứa đựng yếu tố hóa học. Thạch quyển có độ dày 60 – 70km
trên phần lục địa và từ 2-8km dưới đáy đại dương.
- Thủy quyển – môi trường nước: Đây là thành phần rất quan trọng cho sự tồn tại
và hoạt động hàng ngày của con người, là phần nước của trái đất bao gồm nước đại
dương, sông, hồ, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí.
- Sinh quyển – môi trường sinh vật: Gồm động vật, thực vật và con người, là nơi
sinh sống của các sinh vật khác. Sinh quyển là các cơ thể sống tạo nên các môi trường
sống như ao, hồ, rừng,.. cho các cơ thể sống. Các thành phần hữu sinh và vô sinh trong
mối quan hệ chặt chẽ và tương tác với nhau đã tạo nên sinh quyển.
b. Các thành tố xã hội – nhân văn
Bao gồm các yếu tố gắn liền với con người do hoạt động của con người tạo ra
như dân số, hành vi tiêu dùng,.. Các yếu tố nhóm này được tạo thành từ các quan hệ
giữa con người với con người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển của
các cá nhân từng cộng đồng dân cư.
c. Các điều kiện tác động
Bao gồm tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự
chi phối của con người. Thuộc nhóm này chủ yếu là hoạt động phát triển kinh tế bao
gồm:
- Các phương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến tranh,...
- Các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, du
lịch, xây dựng, đô thị hóa,…
- Công nghệ, kỹ thuật, quản lý.
2.1.2 Phân loại môi trường
Xét về mặt chức năng, môi trường được phân chia thành 3 loại gồm:
- Môi trường tự nhiên: ánh sáng mặt trời, sông núi, biển cà, không khí, động
thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên được cấu thành nên bởi các nhân tố tự nhiên


13
như: vật lý, hóa hoạc, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít

nhiều chịu tác động của con người.
- Môi trường tổng thể là quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể
chế, cam kết, quy định, ước định,… ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã,… Môi trường xã hội định hướng
hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh thuận lợi
cho sự ph át triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.
- Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm
thành những tiện nghi trong cuộc sống.
Xét về mặt thành phần thì môi trường chia ra làm ba loại:
- Môi trường đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi
tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. ... Đất đóng vai trò
quan trọng: là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi để sinh vật sinh
sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các công trình khác.
- Môi trường nước được hiểu là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh sống và
tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước. Môi trường nước có thể
bao quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước. Môi trường
nước là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả kinh
tế – xã hội.
- Môi trường không khí là toàn bộ lớp khí bao quanh chúng ta bao gồm cả bầu
khí quyển.
2.1.3 Vai trò của môi trường
Môi trường tạo không gian sống cho sinh vật và cung cấp tài nguyên cho quá
trình phát triển của con người. Mọi sinh vật nói chung và con người nói riêng đều tồn
tại và phát triển trong một không gian nhất định. Không gian sống đó được tạo nên từ
các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan, xã hội và phải đáp ứng đầy đủ tiêu
chuẩn nhất định để phù hợp với đặc điểm sống của từng loài sinh vật riêng biệt. Trong
quá trình tồn tại và phát triển của con người, môi trường với chức năng là nơi tạo
không gian sống đã đáp ứng yêu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở, các
hoạt động vui chơi giải trí khác.



14
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của con người. Con người sử dụng
tài nguyên do môi trường cung cấp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đồng
thời cũng tạo ra chất phế thải vào môi trường. Con người càng phát triển mạnh về số
lượng và chất lượng sống thì số lượng chất phế thải tạo ra càng nhiều.
Môi trường là nơi chứa đựng các loại chất thải phát sinh trong quá trình sống,
lao động và sản xuất
Các loại chất thải, nước thải phát sinh từ sinh hoạt hay hoạt động công nghiệp sẽ
được phân hủy thành chất đơn giản hơn, tham gia vào các quá trình sinh địa hóa. Thế
nhưng nhìn chung, quá trình này không còn diễn ra theo đúng cơ chế tự nhiên của nó
nữa. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển chóng mặt đã dẫn đến lượng chất thải
xả ra môi trường vượt mức kiểm soát, chưa kể, hành động vô ý thức của một phận con
người đã khiến môi trường ô nhiễm đến mức báo động. Thậm chí, các nhà khoa học đã
cảnh báo, nếu chúng ta không có biện pháp khắc phục và nâng cao ý thức bảo vệ thì
thiên nhiên sẽ quay trở lại trừng phạt con người.
Môi trường có khả năng lưu trữ, cung cấp thông tin và bảo vệ con người khỏi
những tác động từ bên ngoài. Môi trường sống là nơi lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử
tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người;
Có khả năng dự báo sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống khác trước
khi xảy ra các tai biến tự nhiên. Mặt khác, môi trường còn là nơi cung cấp và lưu trữ
cho con người các nuồn gen quý hiếm của các loài động thực vật để đảm bảo sự cân
bằng về sinh thái, cung cấp các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh
quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác.
Môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên
ngoài. Nơi con người sinh sống và phát triển chính là một trong những hành tinh của
hệ mặt trời - Trái đất. Chính vì vậy, hành tinh này cũng sẽ chịu các tác động từ vũ trụ
như tia cực tím, lực hút,... Nhờ có môi trường, chúng ta hoàn toàn an toàn trước các
tác nhân nguy hiểm.
2.2 Khái quát chung về Quản lý nhà nước về môi trường cấp phường, xã

2.2.1 Khái niệm
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Namnăm 2018, Quản lý môi trường là một
hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con


15
người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các
vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng,
hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục,… Các biện pháp có thể
đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc
quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô, toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh,
huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,…
QLNN về môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm
vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế - xã hội quốc gia.
2.2.2 Vai trò của công tác Quản lý nhà nước về môi trường
Thứ nhất, Nhà nước trực tiếp cung cấp dịch vụ môi trường như là những hàng
hóa công cộng cân thiết. Phần lớn các dịch vụ môi trường khó có thể được cung cấp
bởi các tổ chức tư nhân hay cá nhân, do chúng đều có tính không độc chiếm và không
cạnh tranh. Vì vậy, có rất nhiều người ăn theo các dịch vụ này và họ không sẵn sàng
chi trả/trả quá thấp cho những dịch vụ mà họ được hưởng. Khi ấy, các khoản thu sẽ
không thể đủ bù chi cho các dịch vụ và các cá nhân, tổ chức tư nhân không có động
lực cung cấp các dịch vụ này. Chính ở đây, vai trò của Nhà nước trở nên hết sức quan
trọng, không thể thiếu được trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường, nhằm bảo
đảm môi trường sống có chất lượng cho mọi người dân.
Thứ hai, Nhà nước có thể vận dụng các công cụ khác nhau nhằm thực hiện công
tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Mỗi công cụ có một chức năng và phạm

vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Theo chức năng, các công cụ quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường có thể phân loại thành: (1) công cụ điều chỉnh vĩ mô;
(2) công cụ hành động và (3) công cụ hỗ trợ. Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và
chính sách. Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp, tới hoạt động kinh
tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt, v.v và công cụ kinh tế.
Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công
tác bảo vệ môi trường. Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình


16
hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. Các loại công
cụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có thể phân loại theo bản chất thành: các
công cụ luật pháp, chính sách; các công cụ kỹ thuật và công cụ kinh tế.
Thứ ba, Nhà nước có thể quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách gián
tiếp hơn thông qua việc định rõ các quyền đối với tài sản. Khi ấy, theo định lý Coase,
hiệu quả xã hội sẽ ở mức cao nhất (không cần biết ai có các quyền đối với tài sản) nếu
chi phí giao dịch không đáng kể và số bên tham gia phân ly. Trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường, tính tất yếu của quản lý nhà nước thậm chí còn rõ ràng
hơn. Theo đó, Nhà nước có thể kết hợp một cách linh hoạt việc cung ứng dịch vụ môi
trường với các công cụ kinh tế và xác lập các quyền đối với tài sản nhằm thực hiện tốt
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2.2.3 Mục tiêu của Quản lý nhà nước về Môi trường
Mục tiêu QLNN về Môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng
giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế xã hội tạo ra
tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương
lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ pháp lý, mục tiêu phát triển ưu
tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và
có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.
Mục tiêu cơ bản của công tác BVMT ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa
và hiện đại hóa hiện nay, theo Chỉ thị 36 CT/TW của Bộ chính trị, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi
và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, công nghiệp, đô thị
và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng đời
sống của nhân dân, tiền hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp và hiện đại hóa đất
nước,…”
Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX nêu lên mục tiêu chủ yếu về Bảo vệ môi trường nước ta
trong thời gian tới:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do
hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.


17
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi
trường.
Mục tiêu phát triển bển vững: Là quá trình quản lý môi trường thì cần xây dựng
và thực hiện đường lối chính sách của nhà nước, ban ngành, địa phương, giữ cân bằng
hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường: Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy vấn
đề suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có ảnh hưởng trực
tiếp tới các quốc gia khác. Vì vậy cần có sự kết hợp các mục tiêu chung.
Được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp: Các công
cụ quản lý môi trường rất là đa dạng và chúng có hiệu quả khác nhau, áp dụng cho
những đối tượng khác nhau.
Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn
việc xử lý, phục hồi ô nhiễm môi trường: Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử
lý ô nhiễm.

Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra
(nguyên tắc do các nước OECD đưa ra): Là cơ sở để xây dựng phí, thuế, lệ phí.
2.2.4 Cơ cấu tổ chức Quản lý nhà nước về môi trường cấp phường, xã
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.
Căn cứ Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Thủ
tướng chính phủ về việc thành lập Sở tài nguyên và Môi trường, đổi tên Sở Khoa học,
Công nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà
nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương như sau:


18
Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ địa chính xã) giúp
UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn
giúp UBND cấp huyện QLNN về tài nguyên và môi trường.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT- BTNMT- BNV ngày 28 tháng 8
năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. UBND huyện đã ban hành Quyết định số
1981/2016/QĐ- UBND ngày 06/10/2016 về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức và chính thức hình thành bộ phận Địa chính – Môi
trường.

Cán bộ địa chính – môi trường phường là cán bộ chuyên môn giúp uỷ ban nhân
dân thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi
địa phương của mình.
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công
chức năm 2003; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính
Phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Thông tư
03/2010/TTLT-BNV- BTC- BLĐTB&XH ngày 27 tháng 05 năm 2010 của Bộ Nội vụ Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP, cán bộ địa chính cấp xã là công chức chuyên môn được
hưởng chế độ theo ngạch, bậc chuyên môn được đào tạo.
Khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách có liên quan đến nội
dung chuyên môn của các công chức khác, công chức chủ động bàn bạc thống nhất
hướng giải quyết , chỉ trình chủ tịch UBND quyết định các vấn đề chưa nhất trí với các
công chức khác hoặc những vấn đề mới phát sinh mà chưa có chủ trương , kế hoạch và
biện pháp giải quyết .
Trong trường hợp chủ tịch UBND phường trực tiếp yêu cầu các công chức ,
chuyên giải quyết công việc thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, yêu cầu đó được


19
thực hiện những công chức phải báo cáo cho những công chức phụ trách công việc
trực tiếp phụ trách biết .
Theo thông tư 03/2008/TTLT – BTNMT – BNV ngày 15 tháng 07 năm 2008
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên
môn về môi trường thuộc uỷ ban nhân dân các cấp. Công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường cấp phường có vị trí và nhiệm vụ sau:
• Vị trí
Công chức địa chính – môi trường là công chức chuyên môn về tài nguyên và
môi trường cấp phường, tham mưu giúp uỷ ban nhân dân phường thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn; chịu sự hướng dẫn, kiểm

tra về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận.
• Nhiệm vụ
- Lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp huyện về quy hoạch sử dụng
đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền
sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật;
- Trình UBND cấp xã kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được xét duyệt và theo dõi kiểm tra việc thực hiện.
- Thẩm định, xác nhận hồ sơ để UBND cấp xã cho thuê đất, chuyển đổi quyền sử
dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc đăng ký, lập và quản lý hồ sơ địa chính; theo dõi, quản lý biến
động đất đai; chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai;
- Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và
môi trường theo quy định của pháp luật. Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật
về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với UBND cấp xã và các cơ quan có
thẩm quyền xử lý
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi
trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn;
- Quản lý dấu mốc đo đạc và mốc địa giới; bảo quản tư liệu về đất đai, đo đạc và
bản đồ.


20
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công
tác được giao cho UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
2.2.5 Nội dung của Quản lý nhà nước về môi trường cấp phường, xã
Theo Điều 143, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2018 quy định về trách
nhiệm, nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của UBND các cấp. Cụ thể,

UBND cấp phường, xã có trách nhiệm sau:
(1) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh
môi trường trên địa bàn; vận động Nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường
trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn,
làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa.
UBND phường có trách nhiệm xây dựng, ban hành các kế hoạch, văn bản về
quản lý và BVMT, thực hiện các nghị định được cấp trên ban hành, các nhiệm vụ
BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn.
UBND phường có trách nhiệm vận động Nhân dân tham gia xây dựng nội dung
BVMT trong hương ước tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư
Đưa tiêu chí về BVMT là 1 trong những tiêu chí để đánh giá gia đình văn hóa.
(2) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền;
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân.
UBND phường có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiện kế hoạch
BVMT theo ủy quyền của cấp trên.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT
của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường.
(3) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.
UBND phường có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý
mạnh tay các vi phạm pháp luật về BVMT theo thẩm quyền, theo đúng pháp luật. Đối
với các vi phạm ngoài quyền xử lý phải lập biên bản báo cáo lên các cơ quan QLNN
cấp trên để kịp thời giải quyết.
(4) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của
pháp luật về hòa giải.


×