Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dạy học học phần điều khiển logic khả trình theo lý thuyết điều khiển trong đào tạo cao đẳng kỹ thuật (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------------    --------------

HÀ NGỌC NINH

DẠY HỌC HỌC PHẦN ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH
THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN TRONG ĐÀO TẠO
CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại Khoa Sƣ phạm Kỹ thuật
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Văn Nghĩa
2. TS. Trần Đức Vƣợng

Phản biện 1: PGS.TS. Trần Khánh Đức
Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Anh Tuấn
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Văn Bính
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng tại


Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi
giờ
phút, ngày
tháng
năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm thông tin và thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
- Thƣ viện Trƣờng Cao Đẳng Kỹ Thuật Đồng Nai


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hà Ngọc Ninh (2015), “Dạy học bằng các dự án ứng dụng thực tế nhằm
phát triển năng lực cho sinh viên Đại học, Cao đẳng kỹ thuật”, Tạp chí
Thiết bị giáo dục, số 120, tháng 8 năm 2015.
2. Hà Ngọc Ninh (2018), “Vận dụng lý thuyết điều khiển trong dạy học”,
Tạp chí Khoa học giáo dục, số 146.
3. Hà Ngọc Ninh (2018), “Đánh giá năng lực học tập trong dạy học theo lý
thuyết điều khiển”, Tạp chí Khoa học giáo dục nghề nghiệp, số 57-58,
tháng 6-7/2018.
4. Hà Ngọc Ninh (2019), “Sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật trong dạy học
theo lý thuyết điều khiển”, Tạp chí thiết bị giáo dục, số 186 kỳ 1 tháng
2/2019.
5. Hà Ngọc Ninh (2019), “Xây dựng và sử dụng phần mềm trắc nghiệm
khách quan trong dạy học theo lý thuyết điều khiển”, Tạp chí thiết bị
giáo dục, số 192, kì 1- tháng 5-2019.
6. Ha Ngoc Ninh (2019), A theoretical discussion on teaching based on
control theory towards students competency development, Vietnam

Journal Of Education (VJE), Volume 06 2019 JUNE, pp. 29-33.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung
ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ
mục tiêu cụ thể đối với giáo dục nghề nghiệp là: “…Đối với giáo dục nghề
nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm
nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phƣơng
thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hƣớng ứng dụng, thực
hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trƣờng
lao động trong nƣớc và quốc tế…” Qua luật giáo dục và luật giáo dục nghề
nghiệp, yêu cầu năng lực cần đạt đƣợc, có thể thấy rằng, mục tiêu đào tạo ở
các trƣờng đại học, cao đẳng không chỉ mang lại cho SV kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp mà quan trọng cần phải bổ sung, tiếp cận nhiều phƣơng
thức đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
cho thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế.
1.2. Phát huy tính tích cực, chủ động của người học
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, khối lƣợng kiến thức
tăng từng ngày, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là nền tảng thúc đẩy
phát triển nhanh và bền vững thành phần kinh tế, trong đó có giáo dục thì
quan điểm ngƣời dạy là trung tâm không còn phù hợp và hạn chế sự chủ
động, sáng tạo của ngƣời học. Do đó giáo dục cần phải phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo của ngƣời học. Đặc biệt trong đào tạo các ngành
kỹ thuật những kiến thức luôn gắn liền với thực tiễn đòi hỏi ngƣời học tự
học, chủ động tiếp thu kiến thức, làm chủ tri thức và linh hoạt trong vận

dụng kiến thức vào thực tiễn. Để ngƣời học có đƣợc NL đó thì dạy học
theo lý thuyết điều khiển giúp ngƣời học chủ động giải quyết vấn đề để
lĩnh hội kiến thức, đƣợc điều chỉnh và định hƣớng để luôn luôn tiếp cận
mục tiêu qua đó giúp ngƣời học nhanh chóng hình thành và phát triển NL.
1.3. Lý thuyết điều khiển đối với đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học.
Thực trạng dạy học học phần Điều khiển logic khả trình cho SV ngành
kỹ thuật tại một số trƣờng cao đẳng và đại học cho thấy chất lƣợng đào tạo
SV trình độ cao đẳng hiện nay đã có những thay đổi tích cực hƣớng đến việc
phát triển NL của SV. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập nhƣ phƣơng pháp
dạy học chậm đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế cho nên
việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để nâng cao chất lƣợng đào tạo là cần
thiết. Trong dạy học, nếu coi quá trình dạy học nhƣ một hệ thống có điều
khiển và phản hồi để kết quả luôn đạt mục tiêu phát triển NL cho ngƣời học
thì dạy học theo LTĐK hoàn toàn phù hợp về mặt cấu trúc, khả thi trong triển
khai do có sự tƣơng đồng của thành tố trong quá trình dạy học với các thành
phần của một hệ thống điều khiển.


2

1.4. Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ làm thay đổi vai trò
của ngƣời dạy và ngƣời học, cách thức dạy tiếp cận của ngƣời học tạo ra sự
thay đổi trong tiến trình dạy học hƣớng đến phát huy tính chủ động sáng
tạo cho ngƣời học. Trong dạy học học phần Điều khiển logic khả trình, nội
hàm của học phần đã mang tính công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin
cao nhƣ việc sử dụng các phần mềm chuyên ngành, truyền thông giữa các
đối tƣợng nghiên cứu của học phần do đó ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học là tất yếu.
Từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Dạy học học phần Điều

khiển logic khả trình theo lý thuyết điều khiển trong đào tạo cao đẳng kỹ
thuật” để nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học theo LTĐK.
Trên cơ sở đó đề xuất tổ chức dạy học học phần Điều khiển logic khả trình
theo LTĐK trong đào tạo cao đẳng kỹ thuật.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học theo LTĐK.
- Xây dựng tiến trình dạy học theo LTĐK và vận dụng vào dạy học
học phần Điều khiển logic khả trình cho SV cao đẳng ngành Điện, điện tử.
- Thiết kế bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi bằng phần mềm
trắc nghiệm trong dạy học học phần Điều khiển logic khả trình theo
LTĐK.
- Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy
học dạy học đã đề xuất.
4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học SV cao đẳng ngành Điện, điện tử.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
LTĐK trong kỹ thuật, dạy học theo LTĐK và các biện pháp tác
động vào quá trình dạy học học phần Điều khiển logic khả trình theo LTĐK
cho SV cao đẳng ngành Điện, điện tử.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu Lý thuyết điều khiển và vận dụng vào dạy học kĩ thuật
cho sinh viên cao đẳng kĩ thuật.
- Khảo sát một số trƣờng cao đẳng kĩ thuật khu vực phía Nam Việt Nam.
- Kiểm nghiệm sƣ phạm tại một số trƣờng Đại học và Cao đẳng kĩ thuật
5. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế đƣợc tiến trình dạy học học phần Điều khiển logic khả
trình theo Lý thuyết điều khiển trên cơ sở thu nhận và xử lý thông tin phản



3

hồi từ sinh viên để đánh giá kết quả học tập của họ sẽ giúp giảng viên và
sinh viên điều chỉnh quá trình dạy và học để đạt đƣợc mục tiêu dạy học,
qua đó nâng cao chất lƣợng dạy học.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận (Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa)
Sử dụng để phân tích, tổng hợp các tài liệu trên thế giới và ở Việt
Nam về dạy học theo LTĐK. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về
dạy học theo LTĐK và các biện pháp dạy học học phần Điều khiển logic
khả trình trong đào tạo Cao đẳng kỹ thuật.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nghiên cứu thực trạng dạy
học học phần Điều khiển logic khả trình và những đặc điểm phù hợp để
vận dụng dạy học theo LTĐK cho SV cao đẳng ngành kỹ thuật.
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của GV, hoạt
động của SV trong các giờ lên lớp để đƣa ra nhận xét định tính về tác
động sƣ phạm đối với SV.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về nội dung đề
xuất dạy học học phần điều khiển logic khả trình theo LTĐK. Tính khả thi
và hiệu quả của biện pháp đề xuất.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Tiến hành thực nghiệm biện
pháp dạy học học phần Điều khiển logic khả trình theo LTĐK cho SV cao
đẳng năm thứ ba để kiểm nghiệm tính khả thi, tính đúng đắn của đề tài.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, phân tích kết quả, tính toán các
tham số đặc trƣng, so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng. Phần mềm
sử dụng để thống kê toán học: Microsoft Excel và SPSS.

7. Đóng góp mới của luận án
7.1.Về lý luận
- Phát triển đƣợc cơ sở lý luận dạy học theo LTĐK.
- Đề xuất mô hình và nguyên tắc dạy học theo LTĐK
- Xây dựng tiến trình dạy học theo LTĐK trong trong đào tạo cao
đẳng kỹ thuật.
7.2.Về thực tiễn
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học học phần Điều khiển logic khả
trình cho SV cao đẳng kỹ thuật theo ý tƣởng nghiên cứu của đề tài.
- Xây dựng đƣợc bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi trong dạy
học học phần Điều khiển logic khả trình bằng phần mềm trắc nghiệm.
- Đề xuất đƣợc một số biện pháp vận dụng LTĐK vào dạy học học
phần Điều khiển logic khả trình (PLC) cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật.


4

- Vận dụng tiến trình dạy học theo LTĐK thiết kế đƣợc các bài dạy
cụ thể trong dạy học học phần Điều khiển logic khả trình cho SV cao đẳng
kỹ thuật.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo lý thuyết điều khiển.
Chƣơng 2: Biện pháp dạy học học phần điều khiển logic khả trình (PLC)
theo lý thuyết điều khiển
Chƣơng 3: Kiểm nghiệm và đánh giá
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài

1.1.1.1. Những nghiên cứu về lý thuyết điều khiển cổ điển trong kỹ thuật
Mục này trình bày các khái quát về những nghiên cứu cơ bản làm
nền tảng cho LTĐK cổ điển từ thế kỷ 17 đến những năm 1970 với các
nghiên cứu tiểu biểu. Phát minh quan trọng nhất cho đến nay đƣợc coi là
nền móng, động lực cho nghiên cứu Lý thuyết điều khiển (LTĐK) sau này
là phát minh của James Watt vào năm 1769, Năm 1868, J.C. Năm 1874,
Edward Jonh, Laplace (1749 - 1827) và Fourier (1758 - 1830) phát triển.
Cuối những năm 1920 đầu năm 1930, H. W. Bode và H. Nyquist Năm
1948, Walter R. Evans.
Một số nghiên cứu về lý LTĐK cho thấy LTĐK kinh điển chính là
nền tảng cơ bản của điều khiển hiện đại để thiết kế các hệ thống đơn giản
nhưng rất hiệu quả được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện
nay.
1.1.1.2. Một số nghiên cứu về lý thuyết điều khiển hiện đại
Nghiên cứu về LTĐK hiện đại, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu về
thu nhận và xử lý thông tin phản hồi để điều khiển đối tƣợng điều khiển
theo yêu cầu: Gene F. Franklin, J. David Powell, Abbas Emami-Naeini, tác
giả John Doyle, Bruce Francis, Allen Tannenbaum đã đi sâu nghiên cứu
thông tin phản hồi trong lý thuyết điều khiển. Từ các nghiên cứu về LTĐK
cổ điển và hiện đại cho thấy phạm vi của LTĐK không hạn chế trong một
ngành kỹ thuật cụ thể nào mà có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.1.3. Một số nghiên cứu về dạy học theo lý thuyết điều khiển
LTĐK đƣợc ứng dụng trong dạy học ở các cấp độ khác nhau: ở cấp
độ tiến trình dạy học thì dạy học đƣợc mô hình hóa nhƣ một hệ thống điều
khiển. Ở cấp độ kỹ thuật dạy học thì các nghiên cứu tập trung nhiều đến
thông tin phản hồi và cho trong dạy học thông tin phản hồi từ ngƣời học


5


đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả ngƣời học, điều chỉnh
quá trình dạy học của ngƣời dạy và giúp ngƣời học tự điều chỉnh quá trình
học tập.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.1.2.1. Những nghiên cứu về lý thuyết điều khiển
LTĐK dựa trên các nền tảng của lý thuyết phản hồi và phân tích hệ
thống tuyến tính, kết hợp các khái niệm của mạng truyền dữ liệu và lý
thuyết truyền thông.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về dạy học theo lý thuyết điều khiển
Một số quan điểm về dạy học: Quá trình dạy học là một hệ thống,
quá trình dạy học là một hệ thống điều khiển đƣợc, quá trình điều khiển
của ngƣời dạy và thông tin phản hồi từ ngƣời học là đặc trƣng của dạy học
theo LTĐK.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Điều khiển và điều khiển học
- Điều khiển là quá trình thu thập, xử lý thông tin và tác động lên đối
tƣợng điều khiển theo một nguyên tắc, một quy luật nào đó để đáp ứng
mục đích định trƣớc của hệ thống.
- Điều khiển học là khoa học nghiên cứu về các quá trình thu thập,
xử lý tín hiệu và điều khiển trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, khoa học
công nghệ…
1.2.2. Lý thuyết điều khiển
LTĐK là khoa học nghiên cứu về các quá trình thu thập và xử lý
thông tin và điều khiển trong các hệ thống điều khiển.
1.2.3. Điều khiển thích nghi
Hệ thống điều khiển thích nghi là hệ thống điều khiển mà thông số
của bộ điều khiển thay đổi để giữ vững chất lƣợng điều khiển của hệ thống
có sự hiện diện của các yếu tố bất định hoặc biến đổi không biết trƣớc.
Trong hệ thống điều khiển thích nghi có hai vòng hồi tiếp: Vòng hồi tiếp
thông thƣờng và vòng hồi tiếp chỉnh định thông số.

1.2.4. Hệ thống điều khiển
Một hệ thống điều khiển phản hồi là một hệ thống điều khiển có
khuynh hƣớng duy trì một mối quan hệ đƣợc định trƣớc giữa các giá trị
biến thiên của hệ thống bằng các phép so sánh giữa các giá trị này, sử
dụng sự sai khác nhƣ một phƣơng thức điều khiển.
1.3. LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
1.3.1. Dạy học theo lý thuyết điều khiển và thông tin phản hồi trong dạy học
1.3.1.1. Dạy học theo lý thuyết điều khiển
Dạy học theo LTĐK trong đó người dạy đóng vai trò điều khiển,
người học đóng vai trò là đối tượng điều khiển và có khả năng tự điều
chỉnh. Dựa vào mức độ sai lệch kết quả học tập của người học đạt được so


6

với mục tiêu, người dạy điều chỉnh quá trình dạy, người học điều chỉnh
quá trình học để đạt được mục tiêu dạy học.
1.3.1.2. Thông tin phản hồi trong dạy học
Trong dạy học thông tin phản hồi là những thông tin thu nhận từ
người học phản ánh kết quả của quá trình dạy học.
1.3.1.3. Đánh giá trong dạy học theo lý thuyết điều khiển
Trong dạy học theo LTĐK, đánh giá đƣợc thực hiện đa dạng và
trong suốt quá trình dạy học bao gồm đánh giá nhận thức, đánh giá kỹ năng
và đánh giá thái độ. Mục đích đánh giá không phải là đánh giá vì điểm số
mà đánh giá để ngƣời dạy để xác định mức độ nhận thức cũng nhƣ cách
thức thu nhận kiến thức của ngƣời học giúp ngƣời dạy điều chỉnh quá
trình dạy, ngƣời học tự điều chỉnh quá trình dạy để kịp thời nhằm thúc đẩy
sự tiến bộ của ngƣời học.
1.3.2. Bản chất dạy học theo lý thuyết điều khiển
Bản chất của học tập theo LTĐK là sự tiếp nhận kiến thức, kinh

nghiệm và giá trị thông qua các hoạt động học tập dưới sự định hướng,
điều khiển của người dạy. Thông tin phản hồi của người học là yếu tố giúp
người học tự điều chỉnh quá trình học tập, người dạy điều chỉnh quá trình
dạy
1.3.3. Đặc điểm của dạy học theo lý thuyết điều khiển
1.3.3.1. Đặc điểm về hình thức tổ chức dạy học
a. Dạy học theo lý thuyết điều khiển là một hệ kín: GV là một bộ
phận điều khiển, SV là đối tƣợng điều khiển nhƣng cũng đồng thời tự
điều chỉnh. SV có khả năng tự điều chỉnh của là sự khác biệt khi mô hình
hóa quá trình dạy học theo LTĐK.
b. Thu nhận, xử lý thông tin phản hồi: Đƣợc thực hiện thƣờng xuyên
liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng trắc nghiệm, bảng kiểm, qua
trao đổi
c. Điều chỉnh quá trình dạy: Kết quả xử lý thông tin phản hồi giúp
ngƣời dạy điều chỉnh, bổ sung nội dung và phƣơng pháp dạy học hợp lý.
Ngƣời dạy biết ngƣời học còn thiếu và yếu ở điểm nào; từ đó, giúp ngƣời
học hoàn thiện kiến thức một cách hệ thống.
d. Tự điều chỉnh của người học: Kết quả về mức độ NL của ngƣời
học là thông tin giúp ngƣời học tự xem xét, đánh giá NL của bản thân; trên
cơ sở đó, điều chỉnh phƣơng pháp học tập nhằm đạt đƣợc mục tiêu học tập.
1.3.3.2. Đặc điểm về phương pháp dạy học
a. Thiết kế bài dạy: Dựa trên kết quả phản hồi của SV: Thông tin
phản hồi là yếu tố quan trọng trong thiết kế bài dạy. Dựa trên năng lực và
phong cách học tập của ngƣời học. Kết quả đánh giá để điều chỉnh quá
trình dạy học vì sự tiến bộ của ngƣời học
b. Tổ chức dạy học: Vai trò của ngƣời dạy: GV đóng vai trò là ngƣời


7


định hƣớng suy nghĩ, định hƣớng việc làm, không ép ngƣời học phải làm
theo, tạo không khí học tập, tạo điều kiện để ngƣời học bộc lộ quan niệm
riêng, định hƣớng hành động cho ngƣời học; Vai trò của ngƣời học: Ngƣời
học phải chủ động, tích cực và học tập trong nhiều hoạt động khác nhau:
1.3.3.3. Đặc điểm về phương tiện dạy học
Phƣơng tiện dạy học gắn với thực tiễn, phƣơng tiện dạy học khuyến
khích SV tự nghiên cứu, có những yếu tố mới, đƣợc xác định về chức năng
một cách cụ thể, có hình thức vật chất cụ thể.
1.3.4. Các hoạt động học tập trong dạy học theo lý thuyết điều khiển
Trong thiết kế các hoạt động dạy học theo LTĐK thì hoạt động học
tập của SV là yếu tố trọng tâm để thiết kế các hoạt động khác.
1.3.5. Phƣơng tiện trong dạy học theo lý thuyết điều khiển
Trong hoạt động dạy học học phần Điều khiển logic khả trình theo
LTĐK, phương tiện dạy học đóng vai trò hỗ trợ hoạt động nhận thức, rèn
luyện và phát triển năng lực của SV.
1.3.6. Tiến trình dạy học theo lý thuyết điều khiển
Trong hình 1.6 đã mô hình hóa các khâu trong mô hình điều khiển
thích nghi sang mô hình dạy học theo LTĐK.

1

Chuẩn
đầu ra

Mục
tiêu

2

Người dạy


-Thiết kế nội dung
-Hoạt động dạy học
-Phương tiện dạy học
- Công cụ đánh giá

3

Hoạt động dạy
học

4

Người học

5

NL của SV

- Hoạt động giải quyết nhiệm
vụ của SV
- Thu nhận, xử lý thông tin
phản hồi của SV
- Điều chỉnh quá trình dạy học
Điều chỉnh quá trình dạy
học của người dạy và
người học
Đánh giá

Hình 1.6. Mô hình dạy học theo lý thuyết điều khiển

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học: Mục tiêu phải đƣợc xác định
theo hƣớng tích cực hoá ngƣời học. Mục tiêu dạy học cần đƣợc viết dƣới


8

góc độ ngƣời học để nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía
SV chứ không phải ở phía GV.
Bước 2: Thiết kế dạy học: Để thiết kế dạy học phải xuất phát từ các
hoạt động học tập của SV.
Bước 3: Tổ chức hoạt động dạy học: Trong dạy học theo LTĐK,
cần phải phát huy tính chủ động sáng tạo cho SV, rèn luyện các kỹ năng
làm việc nhóm, hợp tác trong các hoạt động học tập và nghiên cứu.
Bước 4: Thu nhận và xử lý thông tin phản hồi
Thông tin đƣợc thu nhận bằng phần mềm trắc nghiệm khách quan,
bảng kiểm quan sát, qua trao đổi.
Bước 5: Đánh giá: Dạy học theo LTĐK, việc đánh giá không nhằm
mục đích đánh giá để lấy điểm số mà việc thu nhận và xử lý thông tin phản
hồi giúp GV đánh giá đƣợc mức độ đạt đƣợc của SV về kiến thức, kỹ
năng, thái độ trong quá trình học tập từ đó GV có biện pháp khắc phục sai
sót, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho ngƣời học thƣờng xuyên,
kịp thời.
1.3.7. Tổ chức dạy học theo lý thuyết điều khiển
Từ mô hình dạy học theo LTĐK (Hình 1.7)
- Bước 1: Thu nhận thông tin phản hồi đầu buổi học
- Bước 2: Đặt vấn đề vào bài: Nêu mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ SV
phải thực hiện trong buổi học.
- Bước 3: Hoạt động giải quyết nhiệm vụ: Dƣới sự điều khiển của
GV, SV lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để hoàn thành nội dung và mục
tiêu dạy học. GV quan sát quá trình thực hiện của SV để có những điều

chỉnh kịp thời.
- Bước 4: Thu nhận thông tin phản hồi giữa buổi học: Sử dụng phần
mềm trắc nghiệm và đánh giá qua bảng kiểm quan sát để đánh giá khách
quan NL SV đạt đƣợc.
- Bước 5: Điều chỉnh dạy học và tự rèn luyện: Trên cơ sở kiến thức,
kỹ năng đã đạt đƣợc và những điều chỉnh của GV, SV rèn luyện và tự điều
chỉnh các hoạt động học tập đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học.
- Bước 6: Thu nhận thông tin phản hồi cuối buổi học: Đánh giá bằng
phần mềm trắc nghiệm để đánh giá NL của SV đạt đƣợc sau buổi học làm
cơ sở để điều chỉnh cho thiết kế bài dạy tiếp theo.


9

Các bước dạy học

Hình thức tổ chức

Công cụ thu nhận
và xử lý thông tin
phản hồi

Bước 1

Thu nhận thông tin
phản hồi đầu buổi
học

SV thực hiện trên phần
mềm trắc nghiệm


Phần mềm
trắc nghiệm

Bước 2

Đặt vấn đề vào bài,
nêu nhiệm vụ

Giảng giải, phân tích

Bước 3

Hoạt động giải
quyết nhiệm vụ

- SV thực hiện trên máy
tính, mô hình.
- GV quan sát, trao đổi
- Quan sát SV lập trình
trên máy tính chủ

-Bảng kiểm quan
sát
- Trao đổi, hỏi đáp

Bước 4

Thu nhận thông tin
phản hồi giữa buổi

học

SV thực hiện trên phần
mềm trắc nghiệm

Phần mềm
trắc nghiệm

Bước 5

Điều chỉnh dạy học
và tự rèn luyện

- SV thực hiện trên máy
tính, mô hình.
- GV quan sát, trao đổi.
Nhấn mạnh những sai
lầm SV đã mắc phải

-Bảng kiểm quan
sát
- Trao đổi, hỏi đáp

Bước 6

Thu nhận thông tin
phản hồi cuối buổi
học

SV thực hiện trên phần

mềm trắc nghiệm

Phần mềm
trắc nghiệm

Hình 1.7. Các bước dạy học theo lý thuyết điều khiển
1.3.8. Yêu cầu của dạy học theo lý thuyết điều khiển
Thiết kế dạy học cần hài hòa ba yếu tố: ngƣời dạy (điều khiển quá
trình dạy học); ngƣời học (Đối tƣợng điều khiển của quá trình dạy học);
thu nhận và xử lý thông tin phản hồi từ ngƣời học.
1.3.9. Các yếu tố ảnh hƣởng tới dạy học theo lý thuyết điều khiển
Chất lƣợng dạy học theo LTĐK phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan: Bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi; sử dụng kết quả phản hồi của
SV để điều chỉnh quá trình dạy học; nhận thức của SV; phƣơng tiện dạy học.


10

1.4. THỰC TRẠNG DẠY HỌC HỌC PHẦN ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH
1.4.1. Mục đích, đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp khảo sát
1.4.1.1. Mục đích khảo sát
Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng dạy học học phần Điều khiển
logic khả trình cho SV tại một số trƣờng cao đẳng, làm cơ sở đề xuất biện
pháp dạy học học phần Điều khiển logic khả trình theo LTĐK.
1.4.1.2. Đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của GV và SV ngành Điện, điện tử của
các trƣờng cao đẳng, đại học: Cao Đẳng Kỹ Thuật Đồng Nai, Cao đẳng
nghề TP.Hồ Chí Minh.
Khảo sát bằng phiếu hỏi 56 GV, Phỏng vấn 12 GV và 15 cán bộ quản
lý, khảo sát bằng phiếu hỏi 268 SV.

1.4.1.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng việc thiết kế dạy học, sử dụng phƣơng pháp, kỹ
thuật dạy học và phƣơng tiện trong dạy học học phần Điều khiển logic khả
trình của GV.
1.4.1.4. Phương pháp và kỹ thuật khảo sát
a. Phương pháp khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn.
b. Kỹ thuật khảo sát: Xây dựng câu hỏi theo tiêu chí
1.4.2. Kết quả khảo sát
Hoạt động dạy học học phần điều khiển logic khả trình còn một số vấn
đề hạn chế trong công tác chuẩn bị, khâu tổ chức thực hiện, triển khai các hoạt
động dạy học. Với đặc điểm của học phần và thực trạng dạy học kết quả khảo
sát cho thấy dạy học học phần điều khiển logic khả trình theo LTĐK sẽ đảm
bảo tính khả thi và hiệu quả trong đào tạo Cao đẳng kỹ thuật.
Kết luận chƣơng 1
1. LTĐK đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã
hội... Trong giáo dục đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về ứng
dụng LTĐK trong dạy học. Nhƣng vấn đề vận dụng vào dạy học học phần
Điều khiển logic khả trình cho SV một số ngành kỹ thuật thì chƣa có công
trình nào đề cập đến.
2. Bản chất dạy học theo LTĐK là thu nhận và xử lý thông tin phản
hồi của SV từ đó GV điều chỉnh quá trình dạy, SV tự điều chỉnh quá trình
học để đạt mục tiêu dạy học.
3. Với các đặc điểm điều khiển và tự điều chỉnh của bộ điều khiển và
đối tƣợng điều khiển thì mô hình điều khiển thích nghi là cơ sở để đề xuất,
xây dựng dạy học theo LTĐK và vận dụng vào dạy học học phần Điều
khiển logic khả trình cho SV ngành kỹ thuật.
4. Việc đề xuất tiến trình dạy học theo LTĐK và xây dựng phần mềm
trắc nghiệm để thu nhận thông tin phản hồi là cơ sở để vận dụng trong dạy
học học phần Điều khiển logic khả trình đƣợc triển khai ở chƣơng 2.



11

5. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học phần Điều khiển
logic khả trình cho thấy hoạt động dạy học còn một số vấn đề hạn chế trong
công tác chuẩn bị, khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong việc triển khai
các hoạt động dạy học, sử dụng phƣơng pháp và hình thức dạy học còn
nhiều bất cập làm ảnh hƣởng đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Việc thu
nhận và xử lý thông tin phản hồi từ SV chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, việc
đánh giá vẫn nặng về đánh giá để lấy điểm. Tuy nhiên với các ý kiến về sự
cần thiết thông tin phản hồi trong dạy học của GV và SV cho thấy nghiên
cứu sử dụng thông tin phản hồi trong dạy học là cần thiết và cần sớm đƣợc
triển khai.
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC HỌC PHẦN ĐIỀU KHIỂN
LOGIC KHẢ TRÌNH (PLC) THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
2.1. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
2.1.1. Đảm bảo mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo
Việc lựa chọn các PPDH phù hợp đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học
cần dựa trên các tiêu chí cốt lõi: Đảm bảo nội dung, rèn luyện phƣơng pháp
tự học, phát huy tính chủ động, tích cực của SV, ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học
2.1.2. Đảm bảo phù hợp với trình độ, nhu cầu, hứng thú của sinh viên
Đây là nguyên tắc mang tính vừa sức và phù hợp với nhiều đối tƣợng
SV
2.1.3. Tạo môi trƣờng thuận lợi để sinh viên phát triển năng lực
Các bài dạy đƣợc thiết kế tƣơng đồng và tiếp cận các vấn đề thực tế,
gắn lý thuyết và thực hành để tạo ra môi trƣờng học tập giống nhƣ SV
đang giải quyết vấn đề tại doanh nghiệp giúp SV phát triển NL
2.1.4. Phù hợp với thực tiễn các cơ sở đào tạo
Phải phù hợp với trình độ đội ngũ GV, phù hợp phƣơng tiện hiện có

của nhà trƣờng, phù hợp với công tác quản lý.
2.2. SỰ PHÙ HỢP DẠY HỌC HỌC PHẦN ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ
TRÌNH THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
2.2.1. Phù hợp đặc điểm học phần Điều khiển logic khả trình
Tính điều khiển, tính kế thừa, tính phản hồi, tính tự điều chỉnh, tính
thực tế, tính tích hợp.
2.2.2. Phù hợp với nội dung
Quá trình dạy học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành theo nguyên
tắc dạy học phần lý thuyết, ứng dụng nội dung vừa nghiên cứu cho bài
thực hành để kiểm nghiệm giúp hiểu sâu, nội dung thực hành giúp SV rèn
luyện kỹ năng thiết kế, lập trình, điều khiển các đối tƣợng bằng bộ điều


12

khiển khả trình PLC.
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC HỌC PHẦN ĐIỀU KHIỂN
LOGIC KHẢ TRÌNH (PLC) THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
2.3.1. Xây dựng qui trình thiết kế dạy học theo lý thuyết điều khiển
Vận dụng mô hình dạy học theo LTĐK (Hình 1.6), cấu trúc chung
của bài dạy đƣợc thiết kế theo trình tự (hình 2. 1)
Thiết kế mục tiêu dạy học

Xây dựng nội dung dạy học

Xây dựng kế hoạch dạy học

Thiết kế hoạt động dạy học

Công cụ thu nhận và xử

lý thông tin phản hồi
Hoạt động học
của SV
Hoạt động điều khiển
của GV
Đánh giá quá trình

Thiết kế đánh giá
Đánh giá tổng kết

Hình 2.1. Các bước thiết kế dạy học theo lý thuyết điều khiển
a.Thiết kế mục tiêu dạy học
Từ chuẩn đầu ra cần xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ
của SV cần đạt đƣợc sau khi kết thúc bài học.
b. Xây dựng nội dung dạy học
Nội dung nội dung đƣợc chọn theo kiểu tích hợp lý thuyết và thực
hành, SV phải giải quyết những nhiệm vụ phức hợp
c. Xây dựng kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học bao gồm bản kế hoạch chung cho toàn bộ quá
trình dạy học: Từ chuẩn bị cơ sở vật chất, dự kiến quá trình dạy học và các
vấn đề liên quan đến quá trình dạy học.
d. Thiết kế các bước lên lớp
Dạy học theo LTĐK cần tập trung thiết kế ba nội dung chính: Thiết kế
hoạt động học của SV; Thiết kế hoạt động điều khiển dạy học của GV và
thiết kế hoạt động thu nhận và xử lý tin phản hồi từ SV.


13

e. Thiết kế đánh giá

- Đánh giá quá trình
- Đánh giá tổng kết
2.3.2. Thiết kế bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi
2.3.2.1. Quy trình thiết kế bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi
Cấu trúc công cụ thu nhận thông tin phản hồi
Cấu trúc
Công cụ
Lệnh
Bảng tiêu chí
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi
Đáp án
Bảng kiểm quan sát Nhiệm vụ thực hành Bảng tiêu chí đánh giá
NL của SV
b. Quy trình xây dựng công cụ thu nhận thông tin phản hồi
Chuẩn đầu ra

Phân tích mục tiêu, nội dung

Xây dựng bộ công cụ thu nhận thông tin
phản hồi: Xác định tiêu chí đánh giá về
kiến thức, kỹ năng, thái độ

Không đạt
Đánh giá
đạt
Sử dụng vào dạy học

Hình 2.2. Quy trình xây dựng bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi
1) Chuẩn đầu ra: Xác định NL SV cần đạt đƣợc sau khi hoàn thành bài

học
2) Phân tích mục tiêu, nội dung học tập: Xác định kiến thức, kỹ
năng, thái độ của SV cho từng nội dung nội dung cụ thể
3) Xây dựng bộ công cụ thu nhận và xử lý thông tin phản hồi: Xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm và Xây dựng bảng kiểm quan sát
4) Đánh giá: Thông qua bộ môn đánh giá, nếu đảm bảo thì cho GV
vận dụng vào bài dạy, nếu chƣa đảm bảo, bộ môn/nhóm GV chuyên môn góp
ý để chỉnh sửa, hoàn thiện.


14

5) Vận dụng bộ công cụ vào dạy học: Tùy theo nội dung, có thể lựa
chọn GV để kiểm nghiệm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bộ công cụ
hoặc có thể cho GV vận dụng đại trà ở các lớp.
c. Yêu cầu xây dựng các tiêu chí : Chính xác, Phù hợp với mục tiêu
và nội dung
2.3.2.2 Ví dụ bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi trong dạy học
Mục này trình bày bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi buổi học
trong giáo án 2 học phần Điều khiển logic khả trình cơ bản, tên bài: Điều
khiển 3 xi lanh theo trình tự. Bộ công cụ thu nhận thông tin phản hồi gồm
thu nhận thông tin phản hồi bằng trắc nghiệm khách quan và thông tin
phản hồi bằng bảng kiểm quan sát.
2.3.3. Xử lý thông tin phản hồi
a. Đánh giá định tính
Các thông tin định tính thu thập hằng ngày trong quá trình dạy học
nhƣ: Các bản ghi mô tả, phiếu quan sát, bảng kiểm, phiếu hỏi, thang đo thể
hiện các chỉ báo. GV tổng hợp cho từng bài phù hợp với mục tiêu.
b. Đánh giá định lượng
- Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Phần mềm tự động tính tỉ lệ số câu trả

lời đúng/tổng số câu hỏi của từng SV. Và tỉ lệ SV trả lời đúng/tổng số SV
tham gia trả lời. Căn cứ vào tỷ lệ này GV biết đƣợc những nội dung nào
SV còn yếu, hoặc trả lời sai từ đó điều chỉnh quá trình dạy.
- Đối với bảng kiểm quan sát. Các tiêu chí đánh giá đƣợc tính điểm và
quy đổi quy đổi theo hệ số và sau đó tính giá trị trung bình để xếp loại SV.
Mục đích đánh giá định tính hay định lượng thì GV cần hiểu rõ bản
chất của kiểm tra, đánh giá là vì sự tiến bộ của SV có nghĩa phải động viên
khuyến khích phát huy những điểm mạnh và phải chỉ ra những mặt hạn chế
của SV để từ đó GV điều chỉnh quá trình dạy, SV điều chỉnh quá trình học
nhằm đạt mục tiêu dạy học.
2.3.4. Phản hồi kết quả kiểm tra, đánh giá đến sinh viên
Kết quả thu nhận thông tin phản hồi trƣớc, trong và cuối buổi học cần xử
lý kết quả và thông báo đến SV. Thông tin phản hồi về kiến thức thông báo đến
SV bằng các điểm nhấn các kiến tức trọng tâm để SV không mắc sai lầm.
Thông tin phản hồi về kỹ năng, GV làm mẫu một số thao tác, động tác chuẩn,
nhấn mạnh những thao tác khó, dễ bị sai để SV quan sát. Thông tin phản hồi về
thái độ cần nhấn mạnh đến việc thực hiện theo quy trình trên các modul, thiết bị
thực hành. tác phong làm việc khoa học và thái độ làm việc nghiêm túc.
2.3.5. Các bƣớc dạy học học phần điều khiển logic khả trình theo lý
thuyết điều khiển
Các bƣớc dạy học học phần điều khiển logic khả trình theo LTĐK
nhƣ hình 2.3


15

Các bƣớc
dạy học
Thu nhận thông
tin phản hồi đầu

buổi học

Hoạt động SV
Trả lời câu hỏi trên
phần mềm trắc nghiệm

Hoạt động GV

Triển khai cho
SV thực hiện

Thu nhận và xử lý
thông tin phản hồi
Thu nhận thông tin
bằng trắc nghiệm

Đặt vấn đề vào
bài, nêu nhiệm
vụ

Xây dựng kế hoạch
giải quyết nhiệm vụ

Định hƣớng
giải quyết

Giải quyết nhiệm
vụ

-Lập trình chƣơng

trình trên phần mềm
-Đấu nối, đo kiểm tra
mạch điện
-Vân hành chạy thử

- Trao đổi,
tƣơng tác
- chỉnh sửa sai
sót của SV

Thu nhận thông tin
bằng quan sát hành
động của SV

Trả lời câu hỏi trên
phần mềm trắc nghiệm

Triển khai cho
SV thực hiện

Thu nhận thông tin
bằng phần mềm trắc
nghiệm

Điều chỉnh dạy
học và tự rèn
luyện

- Tự điều chỉnh sai sót
của SV

- Tự rèn luyện

-Điều chỉnh
những sai sót
- Rèn luyện
phát triển NL
cho SV

Thu nhận thông
tin phản hồi cuối
buổi học

Trả lời câu hỏi trên
phần mềm trắc nghiệm

Đánh giá

Thu nhận thông
tin phản hồi giữa
buổi học

Tổng kết, đánh
giá

-Tự đánh giá
- Rút kinh nghiệm

Thu nhận thông tin
bằng quan sát


Thu nhận thông tin
bằng trắc nghiệm

Nhận xét, đánh
giá

Hình 2.3. Các bước dạy học học phần Điều khiển logic khả trình theo lý
thuyết điều khiển
a. Thu nhận thông tin đầu buổi học
- Xác định rõ mức độ SV cần đạt đƣợc NL gì? ở mức độ nào?
- Nêu rõ cách thức đánh giá NL của SV bằng phần mềm trắc nghiệm
b. Phân tích mục tiêu, nêu nhiệm vụ buổi học


16

Đặt vấn đề vào bài mới có thể gợi mở để SV đặt câu hỏi hoặc trắc
nghiệm các phƣơng án để SV lựa chọn hƣớng giải quyết nhiệm vụ.
c. Giải quyết nhiệm vụ
Tổ chức, hƣớng dẫn SV giải quyết nhiệm vụ thông qua các hoạt
động học tập, trong quá trình dạy học. Tùy theo mục tiêu và nội dung dạy
học quá trình giải quyết vấn đề gồm các hoạt động chính:
d. Thu nhận thông tin phản hồi giữa buổi học
Thu nhận và xử lý thông tin phản hồi đánh giá quá trình kiến thức,
NL của SV từ đó có những điều chỉnh trong hoạt động dạy học tiếp theo
e. Điều chỉnh dạy học và tự rèn luyện
Từ đánh giá, nhận xét của GV, SV tự rèn luyện để phát triển kỹ năng
thông qua các hoạt động tự rèn luyện
f. Thu nhận phông tin phản hồi sau buổi học
GV nhận xét chung về tinh thần, thái độ làm việc và kết quả học tập.

trắc nghiệm nhanh nội dung tổng kết về nhận thức và NL của SV đạt đƣợc
sau bài học. Tùy theo kết quả yêu cầu SV tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh để
đạt đƣợc mục tiêu dạy học.
g. Tổng kết, đánh giá
Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của SV
2.4. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA THIẾT KẾ DẠY HỌC HỌC PHẦN ĐIỀU
KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH THEO LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN
2.4.1. Ví dụ 1: Giáo án số 4: Timer và ứng dụng
2.4.2. Ví dụ 2: Giáo án số 8: Counter và ứng dụng
Kết luận chƣơng 2
1. Trong chƣơng trình đào tạo kỹ thuật ở một số ngành kỹ thuật nhƣ
Điện, điện tử… thì học phần Điều khiển logic khả trình là một trong những
học phần thuộc kiến thức ngành đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển nghề nghiệp của SV sau khi tốt nghiệp. Nội dung học phần Điều
khiển logic khả trình mang tính ứng dụng cao. Hầu hết trong các hệ thống,
dây chuyền sản xuất trong công nghiệp sử dụng bộ điều khiển logic khả
trình PLC cho nên việc nghiên cứu thiết kế dạy học để nâng cao hiệu quả
dạy học này là cần thiết.
2. Dạy học theo lý thuyết điều khiển gồm 5 bƣớc: Xác định mục tiêu
dạy học; thiết kế dạy học; tổ chức hoạt động dạy học; thu nhận và xử lý
thông tin phản hồi; đánh giá. Tiến trình dạy học theo LTĐK có thể đƣợc áp
dụng ở nhiều học phần khác nhau, khi vận dụng vào từng học phần cụ thể
cần xem xét các yếu tố tác động, ảnh hƣởng tới quá trình dạy học.
3. Trong dạy học theo LTĐK việc thu nhận và xử lý thông tin phản
hồi từ ngƣời học để từ đó GV điều chỉnh quá trình dạy, SV điều chỉnh tiếp
thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng là yếu tố quyết định đến thành công của
dạy học.


17


4. Xây dựng tiến trình dạy học theo LTĐK và vận dụng vào dạy học
học phần Điều khiển logic khả trình cho SV ngành kỹ thuật sẽ phát triển
đƣợc NL giải quyết vấn đề và NL chuyên môn của SV.
5. Trên cơ sở đề xuất tiến trình dạy học theo LTĐK, tác giả đã áp
dụng thiết kế minh họa một số bài dạy cụ thể để thực nghiệm sƣ phạm
trong chƣơng 3
CHƢƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM
3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm, đánh giá
Chứng minh tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài. Kiểm
chứng tính khả thi của khung lý thuyết về dạy học theo LTĐK đã xây dựng
và hiệu quả của dạy học học phần điều khiển logic khả trình theo LTĐK
trong đào tạo cao đẳng kỹ thuật.
3.1.2. Nội dung kiểm nghiệm đánh giá
Thực nghiệm một số giáo án thuộc nội dung học phần Điều khiển logic
khả trình trong chƣơng trình đào tạo trình độ Cao đẳng ngành Điện, Điện tử
theo LTĐK. Giảng viên thực nghiệm sẽ dạy học cả lớp TN và lớp ĐC với các
điều kiện tƣơng đƣơng.
3.1.3. Phƣơng pháp kiểm nghiệm
3.1.3.1. Phương pháp chuyên gia
Để tiến hành xin ý kiến chuyên gia, tác giả đã soạn thảo hai nội dung
chính: Cơ sở lý luận của đề tài và đánh giá mức độ phù hợp, quan trọng và
cần thiết của dạy học theo LTĐK
3.1.3.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm
a. Đối tượng TN: Phƣơng pháp TN sƣ phạm có ĐC: ở nhóm TN, các
bài dạy đƣợc triển khai dạy học theo LTĐK tác giả đề xuất. Với nhóm ĐC,
bài dạy đƣợc GV thực hiện theo cách truyền thống. Chọn nhóm TN và
nhóm ĐC ngẫu nhiên, các lớp và GV dạy học cụ thể:
TT Mã lớp


Lớp

Trƣờng

GV dạy học

1

TN11

DN18CD31Nhóm 1

Cao đẳng kỹ thuật
Hà Ngọc Ninh
Đồng Nai

2

ĐC11

DN18CD31Nhóm 1

Cao đẳng kỹ thuật
Hà Ngọc Ninh
Đồng Nai

3

TN12


CK12D- Nhóm 1

Đại học Sao Đỏ

Vũ Quang Ngọc

4

ĐC12

CK12D-Nhóm 2

Đại học Sao Đỏ

Vũ Quang Ngọc

5

TN21

DN18CD11Nhóm 1

Cao đẳng kỹ thuật
Lê Văn Chung
Đồng Nai


18


TT Mã lớp

Lớp

Trƣờng

GV dạy học

6

ĐC21

DN18CD11Nhóm 1

Cao đẳng kỹ thuật
Lê Văn Chung
Đồng Nai

7

TN22

CK13D1

Đại học Sao Đỏ

Vũ Hồng Phong

8


ĐC22

CK13D2

Đại học Sao Đỏ

Vũ Hồng Phong

b. Xử lý kết quả: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm
SPSS để xử lý kết quả TN.
- Kết quả thực nghiệm:
+ Kết quả TN: Kết quả đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS và phần
mềm Microsoft Excel để tính toán các tham số và vẽ đồ thị kết quả TN.
+ Tiêu chí đánh giá: Đối với mỗi bài dạy cụ thể sẽ xây dựng tiêu chí
đánh giá về mặt kiến thức và kỹ năng cụ thể.
3.2. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
3.2.1. Kết quả kiểm nghiệm bằng phƣơng pháp chuyên gia
3.2.1.1.Kết quả định lượng
a. Đánh giá về tính phù hợp của dạy học học phần Điều khiển logic
khả trình theo lý thuyết điều khiển: Về cơ bản các chuyên gia thống nhất và
đồng ý với quan điểm dạy học theo LTĐK phù hợp vào việc dạy học học
phần Điều khiển logic khả trình cho SV.
b. Đánh giá về tiến trình dạy học theo lý thuyết điều khiển: Tiến trình
dạy học nhƣ đề xuất đƣợc đánh giá đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy học và phát
triển đƣợc năng lực cho SV.
c. Đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố trong dạy học theo
lý thuyết điều khiển: Các tiêu chí: Thu nhận, xử lý thông tin phản hồi; Điều
chỉnh quá trình dạy của GV và điều chỉnh quá trình học của SV đƣợc đánh
giá là quan trọng và rất quan trọng.
d. Dạy học theo lý thuyết điều khiển phát triển năng lực của sinh

viên: Dạy học theo LTĐK giúp SV chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội
kiến thức, đƣợc tạo điều kiện rèn luyện và phát triển NL chuyên môn và
NL giải quyết vấn đề cho SV.
3.2.1.2. Kết quả định tính
Đánh giá của chuyên gia về tính phù hợp của dạy học học phần Điều
khiển logic khả trình theo lý thuyết điều khiển; tiến trình dạy học theo lý
thuyết điều khiển; mức độ quan trọng của các yếu tố trong dạy học theo lý
thuyết điều khiển; triển năng lực của sinh viên; chất lƣợng thiết kế ví dụ
minh họa theo lý thuyết điều khiển khẳng định dạy học học phần Điều
khiển logic khả trình theo LTĐK là phù hợp và cần thiết cho SV cao đẳng
kỹ thuật.


19

3.2.2. Kết quả thực nghiệm bằng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.2.2.1. Kết quả đánh giá thực nghiệm đợt 1
a. Đánh giá định lượng
Bảng 3.4. Các tham số thống kê kết quả học tập lớp TN và ĐC
TN11

ĐC11

TN12

ĐC12

23

23


27

27

Mean

7.30

6.61

7.74

7.07

Std. Error of Mean

.247

.265

.230

.256

N

Median

7.00


7.00

8.00

7.00

7

6

8

7

Std. Deviation

1.185

1.270

1.196

1.328

Variance

1.403

1.613


1.430

1.764

Range

4

5

5

5

Minimum

5

4

5

4

Maximum

9

9


10

9

16.23

19.21

68.73

18.78

Mode

V(%)

Bảng 3.5. Bảng kiểm tra mẫu (Paired Samples Test)
Paired Differences
95%
Confidence
Std.
Std.
Mea
Deviat Error Interval of the
n
Difference
ion
Mean
Lower Upper


t

df

Sig. (2tailed)

Pair 1

TN11ĐC11

.696

.470

.098

.492

.899

7.091 22

.000

Pair 2

TN12 ĐC12

.667


.480

.092

.477

.857

7.211 26

.000

Trong bảng 3.7, sig. = 0.000 < 0.05, bác bỏ giả thuyết H0. Nhƣ
vậy, có sự khác biệt mức điểm 2 nhóm TN11 và ĐC11; TN12 và ĐC12


20

Bảng 3.6. Mức độ ảnh hưởng của phương pháp
Std.
ES
Mean
Deviation
TN11
0.548
.696
1.270
ĐC11
TN12

0.563
.667
1.185
ĐC12
Biểu đồ tần suất fi của lớp TN11 và ĐCC11. Biểu đồ tần suất hội tụ tiến
fa của lớp TN11 và ĐCC11:

Biểu đồ 3.1. Tần suất kết quả học
tập lớp TN11 và ĐC11

Biểu đồ 3.2. Tần suất hội tụ tiến
của lớp TN11 và ĐC11

Phân tích biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy đƣờng tần suất của lớp TN11 nằm
phía bên phải đƣờng tần suất lớp ĐC11. Nhƣ vậy tỉ lệ % SV đạt điểm cao
của lớp TN11 là lớn hơn lớp ĐC11.
Biểu đồ tần suất fi của lớp TN12 và ĐCC12.Biểu đồ tần suất hội tụ tiến
fa của lớp TN12 và ĐCC12:

Biểu đồ 3.3. Tần suất kết quả học
tập lớp TN12 và ĐC12

Biểu đồ 3.4. Tần suất hội tụ tiến của
lớp TN12 và ĐC12

Kết quả TN đợt 1cho thấy sự sai khác về trung bình lƣợt là 0.696;
0.667 với các giá trị p (Sig.(2-tailed)) đều nhỏ hơn 0,05 do đó bác bỏ giả
thiết H0, chấp nhận H1 tức là sự khác biệt về điểm trung bình của SV qua



21

các lần kiểm tra có ý nghĩa thống kê. Kết quả kiểm định cho thấy dạy học
theo LTĐK đối với SV là do tác động của yếu tố TN chứ không phải do
ngẫu nhiên.
b.Đánh giá định tính
Từ kết quả thu đƣợc qua lớp TN, ĐC và qua trao đổi với GV, SV lớp
TN cho thấy: Có sự chuyển biến về tâm thế của SV khi tham gia lớp TN,
trong khâu thu nhận thông tin phản hồi bằng trắc nghiệm khách quan, SV tỏ
ra hứng thú và tập trung, nghiêm túc trong học tập. Giờ giảng ở lớp TN: Phát
huy đƣợc tính chủ động của SV, tƣơng tác giữa GV và SV đƣợc phát huy.
3.2.2.2. Kết quả đánh giá thực nghiệm đợt 2
a. Đánh giá định lượng
Bảng 3.10. Các tham số thống kê kết quả học tập lớp TN và ĐC
ĐC21

TN21
Valid

ĐC22

TN22

26

26

26

26


1

1

1

1

Mean

7.69

6.88

7.62

6.96

Std. Error of Mean

.253

.290

.249

.251

Median


8.00

7.00

8.00

7.00

8

7

8

7

Std. Deviation

1.289

1.479

1.267

1.280

Variance

1.662


2.186

1.606

1.638

Range

5

6

5

5

Minimum

5

4

5

4

Maximum

10


10

10

9

N

Missing

Mode

Bảng 3.11. Paired Samples Test (Kiểm tra mẫu)
Paired Differences
95%
Confidence
Std.
Std.
Mean Deviatio Error Interval of the
n
Mean Difference
Lower Upper
Pair 1

TN21 ĐC21

.808

.491


.096

.609

df

Sig. (2tailed)

1.006 8.380 25

.000

t


22

Pair 2

TN22 ĐC22

.654

.485

.095

.458


.850 6.872 25

.000

Trong bảng 3.11, sig. = 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0. Nhƣ
vậy, có sự khác biệt mức điểm 2 nhóm TN21 và ĐC21; TN22 và ĐC22.
Bảng 3.12. Mức độ ảnh hưởng của tác động TN đợt 1
Std.
ES
Mean
Deviation
TN11 - ĐC11

.808

1.479

0.54

TN12 - ĐC12

. 654

1.280

0.51

Biểu đồ tần suất fi của lớp TN21 và ĐC21, biểu đồ tần suất hội tụ
tiến fa của lớp TN21 và ĐC21:


Biểu đồ 3.5. Tần suất kết quả học tập Biểu đồ 3.6. Tần suất hội tụ tiến của
lớp TN21 và ĐC21
lớp TN21 và ĐC21
Biểu đồ tần suất fi của lớp TN22 và ĐC22 và biểu đồ tần suất hội tụ tiến
fa của lớp TN22 và ĐC22:

Biểu đồ 3.7. Tần suất kết quả học tập
lớp TN22 và ĐC22

Biểu đồ 3.8. Tần suất hội tụ tiến
của lớp TN22 và ĐC22


×