Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Biện pháp quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia Cát Bà ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.15 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ DỊCH VỤ

Đề tài: Biện pháp quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại
vườn Quốc gia Cát Bà ở Việt Nam

Nhóm

: 06

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Nguyên Hồng
Lớp HP

: 2057TEMG2911

Hà Nội – 2020


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Bộ môn: Quản trị dịch vụ.
Nhóm : 06
Lớp HP: 2057TEMG2911
STT

Họ Và Tên

Mã sinh viên


Công việc

1

Hoàng Văn Hữu

18D110024

Phần 2.3.2

2

Đặng Thị Thanh Huyền

18D110194

Phần 2.4

3

Đinh Thị Huyền

18D110161

Phần 2.2.1

4

Hoàng Khánh Huyền


18D110231

Phần 1

5

Nguyễn Thị Bảo Lâm

18D110165

Powerpoit +
Thuyết trình

6

Nguyễn Thị Lan

18D110234

Phần 2.3.1

7

Đỗ Phương Thảo Linh

18D110028

Phần 3

8


Dương Thị Thùy Linh

18D110167

Word

9

Khương Thị Thùy Linh

18D110238

Phần 2.2.2

10

Lê Thị Hoài Linh

18D110239

Phần 2.1

Nhóm trưởng: Hoàng Văn Hữu

Điểm

Chữ kí



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận cho đề tài này, ngoài sự nỗ lực của toàn thể nhóm 6,
chúng em cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ cô hướng dẫn Nguyễn Thị Nguyên
Hồng, các bạn bè cùng những người thân cận.
Đầu tiên, chúng em xin bày tỏ sự biết ơn tới ban giám hiệu cùng toàn thể các
thầy cô trường Đại học Thương Mại đã giúp chúng em có những mục tiêu, định hướng
đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức trong quá trình học tập.
Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn Nguyễn Thị Nguyên
Hồng đã chỉ dạy và giúp đỡ nhóm 6 rất nhiệt tình trong suốt thời gian nghiên cứu về
đề tài trên.
Cuối cùng, chúng em xin chúc cô và toàn thể các sinh viên luôn dồi dào sức khỏe
và thành công trong công việc.
Vì là bài luận, bài nghiên cứu đầu tiên của môn học này nên sẽ không tránh khỏi
những sai sót do sự hạn chế kiến thức cùng tài liệu. Vậy nên nhóm 6 rất mong sẽ nhận
được sự đóng góp, những lời khuyên từ cô hướng dẫn cùng các bạn trong lớp học phần
để bài luận được hoàn thiện hơn.
Nhóm 6 xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ...................................2
1.1 Sự phát triển và đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ.......................................2
1.1.1 Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu và cầu dịch vụ........................................2
1.1.2 Đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ...................................................................2
1.2 Nội dung quản trị cầu dịch vụ...............................................................................3

1.2.1 Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của khách hàng........................................................3
1.2.2 Quản lý cầu dịch vụ..............................................................................................4
2.1. Khái quát về du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà ở Việt Nam................6
2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái...................................................................................6
2.1.2 Khu lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Bà..............................................................6
2.1.3 Du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà hiện nay.............................................7
2.2 Đặc điểm cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà......................7
2.2.1 Đặc điểm cầu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà.....................................7
2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà 10
2.3 Thực trạng quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà. . .11
2.3.1 Quản lý cầu hiện tại............................................................................................11
2.3.2 Quản lý cầu tiềm năng........................................................................................12
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn
Quốc gia Cát Bà.........................................................................................................14
2.4.1 Ưu điểm............................................................................................................... 14
2.4.2 Hạn chế............................................................................................................... 14
PHẦN 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ....................................................................................15
KẾT LUẬN................................................................................................................. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................17

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới với tỷ
lệ hàng năm tăng trưởng cao và ổn định. Du lịch sinh thái với bản chất nhạy cảm và có
trách nhiệm với môi trường đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên
thế giới, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những
người có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu khoa học.

Hải Phòng là một trong 6 thành phố lớn của cả nước, có nhiều lợi thế và giàu tài
nguyên du lịch, thuận lợi cho việc xây dựng các khu, điểm cũng như tổ chức các
chương trình du lịch đặc thù vùng duyên hải như du lịch sinh thái biển, đảo, nghỉ
dưỡng, tham quan, thể thao, văn hóa, điền dã, hội nghị, hội thảo. Trong đó Cát Bà là
trung tâm của khu du lịch tổng hợp quốc gia Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn. Trong những
năm gần đây, số lượng khách đến thăm các vườn quốc gia nói chung và vườn quốc gia
Cát Bà nói riêng tăng lên nhanh chóng.
Để đảm bảo chất lượng dịch dụ, đem lại sự hài lòng cho khách du lịch vậy thì
doanh nghiệp phải quản lý tốt “Cầu” của mình, do đó để làm rõ hơn điều này thì nhóm
6 đã chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn
Quốc gia Cát Bà ở Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp quản
lý cầu tại khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Cát Bà và đưu ra những giải pháp giúp
phát triển quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại đây.

1


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ
1.1 Sự phát triển và đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ
1.1.1 Khái niệm và sự phát triển của nhu cầu và cầu dịch vụ
Nhu cầu là trạng thái tâm lý thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần con người mong
muốn được thoả mãn. Nhu cầu gồm 2 nhóm là: vật chất và tinh thần. Nhu cầu có thể
cảm nhận hoặc không thể cảm nhận bằng giác quan
Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ: sinh lý - an tồn - quan hệ - tôn trọng - thẩm
mỹ - hiểu biết - tự hoàn thiện.
Cầu dịch vụ là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở
các mức giá khác nhau trong 1 thời kỳ nhất định
Sự phát triển của cầu dịch vụ:
Nhu cầu → mong muốn + khả năng thanh toán → sức mua → cầu
1.1.2 Đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ

- Phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
Do thu nhập cá nhân ngày càng tăng, nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, thời gian liên
tục co giãn lại, nhận thức của cá nhân tăng lên. Vì vậy nhà quản trị phải nhận thức
được xu hướng để có thể chuyển đổi hình thức kinh doanh.
- Có tính vô hạn (không có giới hạn)
Không biết được điểm dừng cuối cùng. Do luôn luôn có khoảng cách giữa kỳ
vọng và nhận thức khách hàng. Do ảnh hưởng của quá trình tiêu dùng, do đời sống văn
minh ngày càng cao, nhu cầu phát triển ngày càng cao. Đòi hỏi nhà quản trị phải nhận
thức được rằng không bao giờ thỏa mãn hết nhu cầu của khách hàng, tạo ra những cái
vượt quá kỳ vọng của khách hàng.
- Rất đa dạng và phong phu
Đa dạng về chủng loại, giá cả, chất lượng… do nhà cung ứng chủ động tạo ra. Đa
dạng dịch vụ do sự phát triển của kinh tế- xã hội, do nhu cầu dịch vụ là nhu cầu có tính
chuyên nghiệp cao, phụ thuộc vào tuổi tác, cá nhân, trình độ… nhà quản trị phải chủ
động tạọ ra sự đa dạng về dịch vụ.
- Có tính đồng bộ, tổng hợp
Xuất phát tự nhu cầu dịch vụ trọn gói của khách hàng. Suất trọn gói là tổng hợp
những dịch vụ được chuyển bởi tinh chất trọn vẹn trong cùng môi trường thống nhất:
Cơ sở vật chất, vật liệu hàng hóa, dịch vụ hiện hành… tác động tới lợi ích khách hàng
nhận được ngay, tác động đến giác quan, bản chất dịch vụ; dịch vụ ẩn là lợi ích mà

2


khách hàng cảm nhận mơ hồ, không phân biệt được bản chất dịch vụ. Nhà quản trị
phải tạo ra các suất trọn gói để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.
- Có tính thời vụ, thời điểm
Là sự biến động lặp đi lặp lại hàng năm trong cung và cầu làm giảm sự tác động
của một số nhân tố. Do thời gian rảnh rỗi tác động đến lượng thời gian rảnh rỗi, thời
điểm xã hội rảnh rỗi, thời gian rảnh rỗi kéo dài, số lượng xảy ra nhiều lần, khách hàng

và điêu kiên tự nhiên, thu nhập tăng, mức thu nhập ổn định, tính thời vụ giảm, thời
điểm có thu nhập, mốt, tập quán. Nhà quản trị phải làm giảm tính thời vụ, kéo dài thời
vụ chính, cân bằng cung- cầu.
- Có biên độ dao động không đồng đều nhau giữa các loại hoạt động dịch vụ và
giữa các tập KH cùng tiêu dùng một loại DV
Do tính thời vụ, do sự khác biệt giữa các tập khách hàng cung tiêu dùng dịch vụ.
Nhà quản trị cung ứng vào thời điểm khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Có tính linh hoạt cao
Luôn luôn có sản phẩm thay thế. Do dich vụ là vô hình nhu cầu dịch vụ là nhất
thời, luôn đổi mới, luôn luôn có sản phẩm nâng cấp. Nhà quản trị phải đa dạng hóa
dịch vụ, đổi mới dịch vụ.
- Có tính lan truyền
Do bản chất dịch vụ là vô hình. Nhà quản trị rất thận trọng khi cung ứng dịch vụ,
phải làm đúng dịch vụ ngay từ đầu, phải có chất lượng đồng đều.
1.2 Nội dung quản trị cầu dịch vụ
1.2.1 Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của khách hàng
a) Nghiên cứu mong đợi (kỳ vọng) dịch vụ của khách hàng
- Các mong đợi của khách hàng
Khách hàng mong đợi chất lượng dịch vụ tốt nhất: giá cả rẻ hơn, thời gian phục
vụ nhanh, hình thức phục vụ thuận tiện.
- Các mức độ mong đợi của khách hàng
Mức độ cao: là mức độ dịch vụ khách hy vọng nhận được, là sự phối trộn giữa
các mức độ tin cậy của khách hang với nhà cung cấp và dịch vụ khách hàng chấp
nhậnđược của nhà cung cấp
Mức độ thấp: khách hàng trông chờ dịch vụ ở mức chấp nhận được và tương
xứng với chi phí họ bỏ ra.
- Các nguồn thông tin hình thành mong đợi dịch vụ của khách hàng: thông tin
truyền miệng, nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm bản thân, quảng cáo của nhà cung cấp.
b) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu DV của KH:
- Nhân tố thuộc về khách hàng: thu nhập, sở thích, …

3


- Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng
- Nhân tố vĩ mô: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tự nhiên - Cung dịch vụ...
=> Ý nghĩa: Các nhà quản trị phải nhận biết được các nhân tố và tác động của nó
đến nhu cầu dịch vụ khách hàng để nắm bắt được nhu cầu khách hàng nhằm làm thỏa
mãn họ.
c) Nghiên cứu sự thoả mãn nhu cầu DV của KH Các trạng thái thỏa mãn nhu cầu:
- Thỏa mãn hoàn toàn: chất lượng dịch vụ ở mức độ tuyệt hảo, sản phẩm dịch
vụ vượt qua sự trông đợi của khách hàng.
- Thỏa mãn một phần: sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng, sự cảm nhận của
khách phù hợp với sự mong đợi, một hay một vài yếu tố trong dịch vụ trọn gói được
thỏa mãn.
- Không được thỏa mãn: chất lượng dịch vụ không được đảm bảo, tất cả các yếu
tố trong suất dịch vụ chọn gói đề không được thỏa mãn.
=> Ý nghĩa: Cần nghiên cứu nhu cầu nảy sinh, xác định đồi tượng khách hàng,
tập khách hàng mục tiêu để cung cấp dịch vụ.
d) Phương pháp nghiên cứu nhu cầu:
+ Cần sử dụng tổng lực từ các đối tượng: QT, NV, đối thủ cạnh tranh, KH
+ Phương pháp: thụ động (chờ đợi KH phàn nàn), chủ động (đường dây nóng,
thu thập ý kiến phản hồi của KH...)
+ Phương pháp nghiên cứu nhu cầu KH qua 3 bậc
1.2.2 Quản lý cầu dịch vụ
a) Quản lý cầu hiện tại
- Mục đích: quản lý sự trung thành của KH
- Giải pháp: cam kết CLDV sẽ cung cấp; có giải pháp hạn chế sự bỏ đi của KH
cũ và lôi kéo thêm những KH mới
- Biện pháp cụ thể:
+ Xây dựng danh mục KH thường xuyên và có chính sách chăm sóc các KH này

+ Thường xuyên lấy ý kiến KH, xử lý nhanh, tốt các phàn nàn của KH. Định kỳ
phát phiếu thăm dò mức độ trung thành của KH với DN
+ Linh hoạt thay đổi phương pháp KD cho phù hợp với KH
+ Khuyến khích NV giao tiếp với KH, tạo mối quan hệ thân thiện
+ Biến nhu cầu gián đoạn thành nhu cầu liên tục
+ Khuyến khích vật chất với những KH trung thành
b) Quản lý cầu tiềm năng
- Mục đích: thu hút thêm khách hàng mới
- Giải pháp:
4


+ Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá
+ Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
+ Áp dụng chính sách giá cả hợp lý
+ Sử dụng hệ thống đặt hàng trước/đăng ký trước
+ Thực hiện chiến dịch khuyến mại hợp lý và có hiệu quả để kích cầu
+ Áp dụng các biện pháp quản lý hàng chờ phù hợp

5


PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà ở Việt Nam
2.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Trong hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái” tại
Việt Nam, năm 1999, đã đi đến thống nhất về quan niệm về du lịch sinh thái như sau
“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa địa bàn có tính
giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự

tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Và có thể biểu diễn bằng sơ đồ đan cắt của các thành phần như sau:

Hình
trúc

1: cấu
du lịch sinh thái
2.1.2 Khu lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Bà

Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng quản lý, có trụ sở chính đóng trên địa bàn huyện Cát Hải, Hải Phòng. Vườn
quốc gia Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79-CP của Hội đồng Bộ
trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái trên cạn,
hệ sinh thái đất ngập nước.
Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích 26.240 ha, trong đó 17.040 ha đất đảo và
9.200 ha mặt nước biển. Ðây là nơi hội tụ nhiều hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái
rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng biển với các rạn san
hô. Có một hệ động thực vật đa dạng, gồm 2.320 loài động thực vật, trong đó có 282
loài động vật sống trong rừng, 538 loài động vật sống ở đáy biển, 196 loài cá biển, 771
loài thực vật trên cạn, 23 loài thực vật ngập mặn, 75 loài rong biển, 177 loài san hô….
6


Để phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hay vui chơi, giải
trí, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước, hiện tại Vườn quốc gia Cát Bà đã và
đang xây dựng nhiều tuyến, điểm và các loại hình du lịch hấp dẫn như: du lịch rừng,
du lịch hang động, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái biển, du lịch chuyên đề, du lịch
tình nguyện, tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2.1.3 Du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà hiện nay
Theo số liệu thống kê của Hải Phòng, năm 2019 du lịch Cát Bà đón trên 2,3 triệu
lượt khách, tăng 13,6% so với cùng kì năm 2018, đạt 86,11% kế hoạch năm 2019.
Trong đó khách quốc tế ước đạt 575.300 lượt khách tang 25% so với cùng kì, đạt
88,5% so với kế hoạch; khách nội địa đạt 1.749.800 lươt khách, tăng 10,3% so với
cùng kỳ, đạt 85,3% so với kế hoạch năm. Nhưng đến năm 2020, lượng khách du lịch
giảm mạnh mẽ do dịch bệnh của Covid 19 khiến cho doanh thu bị tụt dốc một cách
trầm trọng.
Sau chuỗi ngày dài đóng cửa để phòng chống đại dịch Covid 19, cuối tháng 4
vừa qua, Khu du lịch Cát Bà (H.Cát Hải, TP.Hải Phòng) đã đón khách trở lại. Tuy
nhiên, theo thống kê của UBND H.Cát Hải, tính đến 20-5, khách du lịch đến Cát Bà
chỉ đạt 195.470 lượt, bằng 55% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế chỉ
640 lượt, bằng 0,7% so với cùng kỳ năm 2019. Qua 5 tháng năm 2020, tổng lượt
khách du lịch đến Cát Bà đạt 379.970 lượt khách, đạt 11,7% kế hoạch năm
2.2 Đặc điểm cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà
2.2.1 Đặc điểm cầu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà
+ Cầu dịch vụ phát triển nhanh chóng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngày nay đại đa số con người đã có mức
thu nhập cao hơn, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, cùng với những tiến bộ khoa hoc... Họ
tiêu dùng nhiều cho các sản phẩm và dịch vụ có tính chất nâng cao chất lượng cuộc
sống, giải trí. Do vậy nhu cầu và cầu về dịch vụ phát triển và đòi hỏi của con người
ngày càng cao nên xu hướng phát triển của nhu cầu và cầu dịch vụ là ngày càng nhiều
hơn về số lượng và cao hơn về chất lượng. Du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà
là đảo lớn mang những vẻ đẹp của bà mẹ thiên nhiên ban tặng giữa rừng và biển. Nơi
đây chính là điểm đến lý tưởng để thỏa mãn cho nhu cầu vui chơi giải trí và ngày nay
nó càng ngày càng phát triển và hoàn thiện mình để cùng phát triển theo sự phát triển
của nền kinh tế. Thể hiện điều đó ở chỗ hiện tại Vườn quốc gia Cát Bà đã và đang xây
dựng nhiều tuyến, điểm và các loại hình du lịch hấp dẫn để phục vụ nhu cầu tham
quan tìm hiểu, khám phá thiên nhiên hay vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách
trong và ngoài nước.

7


+ Cầu dịch vụ có tính vô hạn
Do nhu cầu và cầu của con người không có điểm dừng cuối cùng. Sống khỏe
mạnh tích cực là điều mà con người luôn hướng đến mà trong môi trường xã hội ngày
nay sự nổi lên của các tòa nhà cao ốc, các hàng quán đèn điện - một cuộc sống ngày
xưa mà con người ao ước thì giờ đây nó trở nên quá xô bồ cầu con người lại muốn tận
hưởng một cảm giác yên bình, trong lành, thanh tịnh tại các khu du dịch và khu nghỉ
dưỡng tăng lên cao. Và các khu du lịch sinh thái như khu du lịch sinh thái Cát Bà ra
đời để đáp ứng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng lành mạnh của con người, luôn phát triển
để thu hẹp khoảng cách giữa kỳ vọng và nhận thức của con người về dịch vụ.
+ Cầu dịch vụ rất đa dạng, phong phú
Sự đa dạng về cầu dịch vụ du lịch sinh thái được thể hiện qua rất nhiều yếu tố.
Cầu dịch vụ du lịch sinh thái Cát Bà rất khác nhau về từng đẳng cấp xã hội, chủng
loại, chất lượng, giá cả và nhà cung ứng luôn tạo ra sự đa dạng về sản phẩm để đáp
ứng được tối đa nhu cầu khách hàng. Với mỗi khách hàng lại có những cầu khác nhau
do sự khác nhau về giới tính, tuổi tác, phong tục tập quán… vì thế tạo cũng nên sự đa
dạng trong phục vụ. Các loại hình phục vụ của khu du lịch sinh thái Cát Bà cho du
khách như: tham quan di tích lịch sử, du lịch rừng, các hoạt động tham quan động vật
quý, vườn cây, du lịch hang động, du lịch sinh thái biển... như đã giới thiệu ở phía trên.
Tất cả là để đáp ứng về cầu con người ngày càng đa dạng phong phú.
+ Cầu dịch vụ có tính đồng bộ tổng hợp
Đối với cầu về dịch vụ du lịch các nhà quản trị luôn phải có sự kết hợp để tại ra
sự đồng nhất về sản phẩm phục vụ. Ví dụ như khi phát triển khu du lịch sinh thái thì
bên cạnh việc đáp ứng về dịch vụ lưu trú, ăn uống các nhà quản trị cần phải liên kết
với các dịch vụ khác như vận chuyển hàng không, dịch vụ giải trí...Mỗi khách du lịch
có thể mua một gói dịch vụ bao gồm các dịch vụ theo nhu cầu mà họ mong muốn để
đảm bảo lợi ích cho khách hàng khi dùng nhiều gói dịch vụ và cũng để làm tăng hiệu
suất sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp. Không chỉ đồng nhất các dịch vụ trong

khu nghỉ dưỡng mà nhà quản trị còn quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và động
vật, mọi hoạt động hướng tới là thỏa mãn khách hàng. Do đây là khu sinh thái nên vấn
đề bảo vệ môi trường là yếu tố rất quan trọng mà các nhà quản trị chú tâm tới.
+ Cầu dịch vụ có tính thời vụ, thời điểm
Cầu của con người về bất kì dịch vụ nào cũng có thể thay đổi theo thời gian,
không gian. Thời gian thì có thể nói tới thời gian nghỉ việc, nghỉ lễ ảnh hưởng tới cầu
dịch vụ. Vào các mùa cao điểm của khu du lịch sinh thái đó là vào mùa hè, các ngày
nghỉ cuối tuần, các ngày nghỉ lễ Tết...Với không gian, sự ảnh hưởng rõ ràng nhất phải
kể tới là khí hậu, mọi người sẽ có xu hướng đi nghỉ dưỡng vào những ngày đẹp trời để
có thể tận hưởng được hết tất cả các dịch vụ. Con người chính là yếu tố mà các nhà
8


quản trị cần quan tâm tơi hơn cả. Ngoài ra, cầu dịch vụ có tính thời vụ thời điểm còn
do rất nhiều yếu tố như sở thích cá nhân, thu nhập cá nhân, các dịch vụ ưu tiên trong
xã hội với mỗi người là khác nhau.
Nhu cầu và cầu dịch vụ có biên độ giao động không đều nhau giữa các loại hoạt
động giữa các loại hoạt động dịch vụ và giữ các tập khách hàng cùng tiêu dùng một
loại dịch vụ
Sự giao động này là do tính thời vụ của dịch vụ du lịch. Sự tập chung tiêu dùng
dịch vụ vào mùa hè, các ngày nghỉ cuối tuần và lễ tết và thưa thớt vào các ngày trong
tuần, mùa ít khách đã tạo nên biên độ giao động không đồng đều các loại hoạt động. vì
vậy các nhà quản trị cần có những biện pháp làm giảm biên độ giao động mà không
làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
+ Cầu dịch vụ có tính linh hoạt
Do bản chất của của dịch vụ là vô hình nên nhu cầu các dịch vụ du lịch cũng dễ
bị tác động bởi xúc tiến quảng cáo, các thông tin truyền khẩu...chính vì thế các nhu cầu
và cầu dịch vụ dễ bị thay đổi, đổi hướng. Nhu cầu dịch vụ là nhu cầu bậc cao nên dễ bị
thay thế bởi các nhu cầu cơ bản khác. Dễ hiểu khi một người có mức sống trung bình
lựa chọn vào một khu du lịch 1-2 sao có mức chi phí rẻ, chỉ cần đảm bảo sự mới lạ,

thỏa mãn được phần nào nhu cầu giải trí thay vì tới những khu nghỉ dưỡng hạng sang 5
Sao với mức chi phí đắt đỏ. Tuy nhiên với các bạn trẻ ngày nay khi so sánh khu nghỉ
dưỡng có cùng mức chi phí có thể nhu cầu ăn uống và lưu trú là căn bản nhưng họ lại
lựa chọn tới nơi đáp ứng nhiều về cảnh quan và các dịch vụ giải trí hơn. Do đó các nhà
quản trị cần tìm hiểu xu hướng nhu cầu với từng đối tượng khách hàng và có chiến
lược đa dạng hóa dịch vụ, đổi mới dịch vụ và linh hoạt trong đáp ứng nhu cầu và cầu
khách hàng.
+ Nhu cầu và cầu dịch vụ có tính lan truyền
Dịch vụ là vô hình nên các nhà quản trị không có hàng mẫu để trưng bày nhất là
dịch vụ du lịch sinh thái. Tất cả các giá trị sản phẩm dịch vụ đều được đánh giá qua
các trải nghiệm thực tế, sự hài lòng của khách hàng vì khách hàng là người trực tiếp sử
dụng các dịch vụ đó. Do đó, trước khi quyết định sử dụng một loại dịch vụ gì mọi
người luôn có xu hướng tìm hiểu các bài viết đánh giá, qua các phương tiện truyền
thông, học hỏi kinh nghiệm của người tiêu dùng trước. Truyền miệng là phương tiện
truyền tin hiệu quả hơn cả và ít tốn kém chi phí. Sự đồng đều và ổn định trong chất
lượng dịch vụ là điều mà các nhà quản trị nên thận trọng khi mà việc tiêu dùng dịch vụ
của những người chưa từng trải nghiệm lại dễ bị ảnh hưởng chỉ bởi những thông tin
lan truyền. Có thể thông tin đó chỉ là số ít hoặc thậm chí là sai lệch do đối thủ đưa ra
nhằm làm ảnh hưởng tới lòng tin cả người tiêu dùng đối với dịch vụ của doanh nghiệp.
9


2.2.2
Nhân tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia
Cát Bà
- Thu nhập cá nhân:
Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu du lịch, thu
nhập càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Thu nhập bình quân đầu người của
Việt Nam đang tăng lên trong những năm gần đây. Chính vì thế nhu cầu đi du lịch,
tham quan của người Việt Nam nói chung và nhu cầu du lịch sinh thái quốc gia Cát Bà

nói riêng tăng lên.
- Giá cả sản phẩm dịch vụ:
Chi phí thường là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì mỗi người sẽ có mức thu
nhập và khả năng chi trả khác nhau. Theo Song et al (2010) chi phí bao gồm hai yếu tố
là chi phí đi đến địa điểm du lịch và chi phí sinh hoạt tại điểm du lịch. Chi phí có sự
tác động nghịch chiều với nhu cầu du lịch vì nó là một trong những nguyên nhân làm
giảm mong muốn đi du lịch của con người.
- Phong tục, tập quán tiêu dùng:
Dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán được hình
thành qua thời gian, dần trở thành lâu đời và có giá trị trong đời sống cộng đồng dân
cư các vùng miền với những màu sắc khác nhau. Ở một khía cạnh nhất định, phong tục
tập quán sẽ trở thành yếu tố tác động trực tiếp đến cầu du lịch, tạo nên sự tập trung của
cầu du lịch vào những thời vụ nhất định. Ở Việt Nam, phong tục có sức ảnh hưởng
mạnh và rõ rệt trong việc tạo nên thói quen đi du lịch của con người, vì thế tạo nên
tính thời vụ trong du lịch.
- Sở thích, thị hiếu của khách hàng:
Sở thích, thị hiếu của khách hàng cũng là nhân tố quan trọng quyết định cầu dịch
vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà. Trước đây người ta thường thích đi du
lịch đến những nơi sang trọng thì hiện nay việc khám phá cảnh đẹp thiên nhiên trở
thành xu hướng phổ biến.
- Một số yếu tố tự nhiên:
Các đặc trưng riêng biệt, độ nổi tiếng của một địa điểm được cho rằng sẽ thúc
đẩy việc hình thành cầu đi du lịch của du khách. Điều này được lý giải vì sao con
người luôn có tinh thần học hỏi, tìm hiểu những điều mới lạ thông qua việc du lịch.
Chính vì thế có ý kiến cho rằng các yếu tố liên quan đến địa điểm du lịch như mức độ
thu hút của nền văn hóa, mức độ thu hút của thiên nhiên, sự lân cận về địa lý và an
ninh là các yếu tố có sự tác động tích cực đến nhu cầu du lịch. Vườn quốc gia Cát Bà
là khu dự trữ sinh quyển lớn thế giới với quần thể sinh vật phong phú và độc đáo, được
xem là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam. Đây là một địa
10



điểm thích hợp để trải nghiệm và khám phá tự nhiên thu hút đông đảo khách trong
nước và quốc tế đến tham quan.
- Cung dịch vụ:
Đây cũng là một nhân tố để khách hàng quyết định đến với dịch vụ du lịch đó.
Cơ sở dịch vụ đón khách tại vườn quốc gia Cát Bà gồm 2 trung tâm: trung tâm nằm tại
cổng vườn và nằm trên đỉnh vườn, hai trung tâm này có nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ
khách du lịch. Vườn quốc gia Cát Bà có cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống để phục vụ
du khách. Về đội ngũ cán bộ, nhân viên tại vườn quốc gia Cát Bà có trình độ đại học
và trên đại học chiếm 43% đảm bảo phục vụ du khách Việt Nam và quốc tế.
- An toàn:
Những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống bệnh ở khu du lịch Cát Bà
ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của khách. Sau khi được phép hoạt động trở lại
sau dịch covid, vườn quốc gia Cát Bà đã tiến hành triển khai ngay một số giải pháp để
đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch
bệnh Covid-19. Như trang bị phòng hộ cho cán bộ, nhân viên, đo thân nhiệt cho khách
đến, bố trí đầy đủ phương tiện vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở. Yêu cầu khách du
lịch đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc, khai báo y tế thực hiện phòng
chống dịch theo quy định. Vườn quốc gia Cát Bà đã chuẩn bị mọi điều kiện, tâm lý tốt
nhất để phục vụ du khách.
2.3 Thực trạng quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà
2.3.1 Quản lý cầu hiện tại
Để kích cầu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà sau những ảnh hưởng của
dịch Covid 19, cũng như để quản lý khách hàng hiện tại, trung thành của mình, du lịch
Cát Bà đã có những biện pháp:
Xây dựng danh mục khách hàng thường xuyên và có chính sách chăm sóc những
khách hằng ngày. Khi khách du lịch đến mua vé, nhân viên sẽ xin số điện thoại hoặc
email của khách để lưu thông tin trên hệ thống, như vậy những khách du lịch hay đến
với VQG Cát Bà sẽ được nhận ưu đãi.

Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng, xử lí thật nhanh, thật tốt những lời phàn
nàn của khách hàng một cách thường xuyên, định kì phát phiếu thăm dò mức độ trung
thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Vườn quốc gia Cát Bà tổng hợp ý kiến
khách hàng thông qua các mạng xã hội như facebook, diễn đàn du lịch Tripadvisor
VQG Cát Bà… để cải thiện thiện dịch vụ cung ứng được tốt hơn.
Linh hoạt thay đổi phương pháp kinh doanh cho phù hợp với khách hàng. VQG
Cát Bà đã và đang xây dựng nhiều tuyến, điểm và các loại hình du lịch hấp dẫn như:
du lịch rừng với hành trình đi bộ, leo núi; du lịch hang động; du lịch cộng đồng,…
Một trong những trải nghiệm được rất nhiều du khách lựa chọn để khám phá vẻ đẹp
11


của VQG Cát Bà chính là Trekking xuyên qua những cánh rừng bạt ngàn. Nhằm phục
vụ nhu cầu xuyên rừng theo nhiều vị trí khác nhau của du khách mà ban quản lý mới
đây cũng đã mở ra nhiều con đường Trekking hấp dẫn để khách du lịch thoải mái lựa
chọn. Có thể kể đến những con đường Trekking dài nhận được nhiều sự đón nhận của
du khách như sau: tuyến Kim Giao ghé Mé Cồn đến trạm cuối Tùng Di, tuyến Mây
Bầu đến Hang Quân và tuyến Ao Ếch đến Việt Hải. Mỗi một hành trình đi bộ, vượt núi
qua các tuyến đường này thường mất từ 4 giờ cho đến 8 giờ. VQG Cát Bà còn có dịch
vụ cho thuê xe đạp, xe máy. Khi Khách du lịch không có thời gian dài mà vẫn muốn
tham quan hết vẻ đẹp của VQG thì có thể thuê xe với chi phí rất rẻ.
Khuyến khích nhân viên giao tiếp với khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiện.
Khách hàng dễ chấp nhận những người mà họ có thiện cảm. Nắm bắt được tâm lý này
mà VQG Cát Bà luôn cố gắng để làm vừa lòng khách du lịch, ngay từ bước đầu tiên
chính là cách phục vụ của nhân viên. Chính nó sẽ tố cáo hay khẳng định rằng khu du
lịch của mình có chuyên nghiệp hay đẳng cấp không. Chính vì vậy việc tuyển chọn
nhân viên luôn được VQG Cát Bà quan tâm đúng mức.
Biến nhu cầu gián đoạn thành nhu cầu liên tục. VQG Cát Bà giữ chân khách
hàng tất cả các ngày trong tuần bằng việc đưa ra các điều kiện dịch vụ với giá ưu đãi.
Ví dụ như, vào các ngày trong tuần thì học sinh, sinh viên hay là những người cao tuổi

(là công dân Việt Nam, từ 60 tuổi trở lên) được giảm 50% giá vé.
Khuyến khích vật chất dưới dạng thưởng cho khách hàng giữ mối quan hệ với
doanh nghiệp. Những vật chất như giảm giá vé vào cho khách du lịch hay đến với
VQG Cát Bà đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng. Bởi đây là những món quà mang
giá trị vật chất không lớn nhưng lại có giá trị tinh thần rất cao.
Nhờ có những biện pháp trên mà VQG Cát Bà đã không ngừng phát triển. Lượt
khách du lịch trong và ngoài nước qua các năm ngày một tăng cao.
2.3.2 Quản lý cầu tiềm năng
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên lượng khách du lịch đến Hải Phòng
giảm mạnh và để kích cầu du lịch tạo đà phát triển du lịch trở lại thì thành phố Hải
Phòng đã ban hành kế hoạch 175/KH-UBND về thực hiện Chương trình kích cầu thu
hút khách du lịch đến Hải Phòng năm 2020 với một số nội dung nổi bật:
- Phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020
Phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020 với thông điệp “Hải
Phòng điểm đến an toàn và hấp dẫn”, hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du
lịch Việt Nam”
Triển khai trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc bảo đảm an toàn cho
khách du lịch, giá khuyến mại đảm bảo chất lượng dịch vụ, khuyến khích các sản
phẩm có gia tăng dịch vụ.
12


- Thực hiện gói sản phẩm kích cầu du lịch nội địa
Kết nối các doanh nghiệp, địa phương và hãng hàng không xây dựng các gói sản
phẩm kích cầu hấp dẫn (chuỗi sản phẩm hoàn chỉnh: giao thông - ăn nghỉ - vui chơi
giải trí) có giá ưu đãi, nhằm thu hút khách du lịch nội địa tới Hải Phòng nói chung
cũng như đến với khu du lịch sinh thái Cát bà nói riêng.
Ví dụ Tour Vịnh Lan Hạ 1 ngày, du lịch Cát Bà 1 ngày với tàu 5 sao sang chảnh
Serenity, giá chỉ 700000đ (giá cũ là 1.250.000đ), suất ăn 250000đ/khách, đến địa điểm
đẹp nhất Vịnh cùng với các hoạt động thú vị như: chèo thuyền kayak Hang Sáng Tối,

lặn Snorkeling, tắm ở bãi biển Ba Trái Đào, bơi biển, nhảy tàu,...
- Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về chương trình kích cầu du lịch
nội địa
Quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Hải Phòng an toàn, thân thiện, là điểm đến
hấp dẫn với sản phẩm đa dạng, dịch vụ chất lượng và giá thành ưu đãi cho khách du
lịch, tăng cường tuyên truyền về chương trình kích cầu du lịch nội địa trên các phương
tiện thông tin truyền thông và mạng xã hội. Đặc biệt là các kênh truyền hình có tỉ suất
người xem cao như VTV1, VTV3, VTV6….
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch
Nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch tại các bến tàu, bến xe, các phương
tiện giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.
Đảm bảo chất lượng hàng hóa dịch vụ đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp
thương mại trên địa bàn thành phố xây dựng chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm
kích cầu tiêu dùng thu hút khách du lịch.
Có chính sách miễn giảm phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành
phố cho khách du lịch đến hết năm 2020.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh không tuân
thủ các quy định của Luật du lịch; các quy trình về phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo
môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, bình đẳng và an toàn.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp du lịch còn sử dụng hệ thống đặt/đăng ký tour du
lịch Cát Bà trước thông qua website “catbaexpress.com”, “booking.com” và các ứng
dụng du lịch khách như “Du lịch Việt nam an toàn”, …. nhằm cung cấp cho khách
hàng đầy đủ những thông tin của các địa điểm du lịch giúp họ chọn tour du lịch nhanh
chóng và dễ dàng.

13


2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại
vườn Quốc gia Cát Bà

2.4.1 Ưu điểm
- Thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước muốn tham quan,tìm
hiểu khám phá thiên nhiên cùng với các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng khác.
- Giúp cho việc bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá lịch sử, các khu du lịch
sinh thái, làm tăng niềm tự hào của địa phương có khu du lịch và nâng cao ý thức bảo
vệ, bảo tồn của cộng đồng.
- Góp phần tăng danh tiếng và tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Đem lại
nguồn thu nhập cho nhân dân địa phương và góp phần quảng bá khu du lịch sinh thái
tới nhiều khách du lịch hơn.
- Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng địa phương, các
quốc gia phá vỡ những ngăn cách về văn hoá và dân tộc thông qua việc tham quan, tìm
hiểu.
- Đã giải quyết nhanh chóng những phàn nàn của khách hàng và luôn lắng nghe,
tìm hiểu xem khách hàng đang muốn gì để kịp thời hỗ trợ.
- Nhân viên luôn lắng nghe, nhiệt tình và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng
dịch vụ sẽ hỗ trợ một cách nhanh chóng, chu đáo.
2.4.2 Hạn chế
- Cầu dịch du lịch sinh thái Cát Bà rất đa dạng về từng đẳng cấp xã hội, chủng
loại, chất lượng, giá cả và nhà cung ứng. Với mỗi khách hàng lại có những nhu cầu
khác nhau. Do vậy khi quản lý cầu dịch vụ còn để xảy ra một vài sai sót như giới thiệu
cho khách hàng gói dịch vụ không phù hợp.
- Cầu về dịch vụ du lịch sinh thái có tính thời vụ, tập trung vào mùa hè ngày lễ
Tết, có khí hậu tốt. Do vậy cần có những biện pháp để nâng cao nhu cầu của khách
hàng vào những mùa thấp điểm.
- Cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, nước, xử lý chất thải, đường bộ, đường thuỷ
chưa được đầu tư khiến cho khách du lịch chưa thoả mãn nhu cầu thoải mái, tiện nghi.
- Các hoạt động xúc tiến, quảng bá trong nước và quốc tế chưa được đẩy mạnh
- Công tác quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái chưa đi đôi với việc nâng cao ý
thức giữ gìn bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên.


14


PHẦN 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẦU DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Khắc phục tính thời vụ và làm giảm biên độ giao động của cầu du lịch bằng cách
đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá vào các ngày trong tuần, hay có các
chương trình đặc biệt để thu hút tối đa lượng khách du lịch vào các ngày thấp điểm.
Tăng cường nghiên cứu cơ bản về tài nguyên du lịch sinh thái để khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên, phát triển, đồng thời phục vụ công tác bảo tồn.
Cần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên của tất cả mọi người
để vườn Quốc gia Cát Bà luôn sạch sẽ, đẹp trong mắt mọi người. Từ đó mới có thể dễ
dàng quảng bá, tăng cầu đến với vườn Quốc gia Cát Bà.
Địa phương nên có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hệ
thống điện, nước, đường bộ, đường thủy của Cát Bà để tạo sự thuận tiện nhất cho du
khách khi du lịch tại đây, đầu tư phát triển du lịch qua những chính sách xã hội hóa.
Mở rộng liên kết với các vùng, địa phương xung quanh để xây dựng, phát triển
các sản phẩm du lịch sinh thái, các tuyến liên vùng như Cát Bà – Vịnh Hạ Long, Cát
Bà – Tuần Châu, Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng Cái, tăng cầu và lượt
khách du lịch đến tham quan tại vườn Quốc gia Cát Bà.
Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, triển khai các chương trình
quảng bá du lịch sinh thái ngày càng đến gần hơn với khách du lịch để tăng lượt khách
đến thăm quan.
Quản lí lượt khách đến, nhu cầu của khách nhanh và hiệu quả nên ứng dụng khoa
học, công nghệ tiên tiến trong việc quản lí, vận hành các hoạt động du lịch như hoàn
thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng
dụng khoa học công nghệ.

15



KẾT LUẬN

Sau nghi nghiên cứu về biện pháp quản lý cầu tại khu du lịch sinh thái vườn
Quốc gia Cát Bà nhóm chúng em đã đưa ra kết luận.
Nơi đây thỏa mãn khách du lịch về cảnh quan, không gian là một địa điểm thích
hợp cho du khách muốn nghỉ dưỡng, tận hưởng những phút giây thư giãn. Cung cấp
nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc du khách một cách tỉ mỉ, đem đến sự hài lòng
cho du khách. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế về giá cả, cơ sở hạ tầng,
công tác quản lý chưa tốt dẫn đến sự phàn nàn của khách.
Nhóm chúng em đã đưa ra một số giải nhằm nâng cao cầu về dịch vụ góp phần
phát triển và đem lại hiệu quả cho việc quản lý cầu dịch vụ du lịch sinh thái tại vườn
Quốc gia Cát Bà.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2014) giáo trình “Quản trị dịch vụ”
2. Phạm Thị Bích Thủy – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2018) Luận
văn Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà,
thành phố Hải Phòng.
3. UBND thành phố Hải Phòng (2020) “Kế hoạch 175/KH-UBND về thực hiện
Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến Hải Phòng năm 2020”
4. Quyết định 32/2018/QĐ-UBND “Ban hành quy chế quản lý hoạt động du lịch
trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng”
5. Các Website:
Website Vườn quốc gia Cát bà - “vuonquocgiacatba.com.vn”
Website của Công ty cổ phần đầu tư du lịch quốc tế Lan Hạ Xanh “catbaexpress.com”

Website của Công ty - “catbafreedom.com”
Website của Công ty TNHH VNTRIP OTA (hệ thống đặt khách sạn) “www.vntrip.vn”
Website của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch – Tổng cục du lịch “thongke.tourism.vn”

17



×