Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.6 KB, 33 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung
Ương 1
2.1.1.1. Quá trình hình thành của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Công ty cổ phần Dược TW - National Pharmaceutical Joint Stock
Company (tên viết tắt là Mediplantex) có trụ sở chính tại 358 Đường Giải
Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tiền thân của Công ty
cổ phần Dược TW là Công ty Dược liệu cấp I được thành lập theo Quyết định
thành lập số 170 ngày 01 tháng 04 năm 1971 ( QĐ170/BYT) của Bộ Y tế. Từ
khi thành lập đến nay, Công ty đã nhiều lần đổi tên gọi để phù hợp với tình hình
mới và hiện nay đang hoạt động với tên là Công ty cổ phần Dược TW. Cơ quan
chủ quản của Công ty cổ phần Dược TW là Bộ Y tế. Công ty được cổ phần hoá
theo quyết định số 4410/QĐBYT ngày 7/12/2004 của Bộ Y tế với vốn điều lệ là
17.000.000.000 đồng ( mười bảy tỷ đồng), 400 cán bộ công nhân viên trong đó
có trên 140 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, số còn lại là cán bộ trung
cấp, kỹ thuật viên, công nhân có tay nghề cao.
Phạm vi hoạt động của Công ty cổ phần Dược TW theo giấy đăng ký kinh
doanh số 0103007436 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 14 tháng 4
năm 2005 Công ty cổ phần Dược TW được phép kinh doanh và sản xuất trong
các lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, thực phẩm
dưỡng sinh, lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu,
hương liệu, phụ liệu, hoá chất ( trừ hoá chất nhà nước cấm), chất màu phục vụ
cho dược phẩm, công nghệ, xuất khập khẩu các mặt hàng kinh doanh, mua bán
máy móc, thiết bị y tế, trồng cây dược liệu. Ngoài ra Công ty cổ phần Dược TW
1
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
còn kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tàng, dịch vụ
môi giới đầu tư, môi giới thương mại và uỷ thác nhập khẩu.
2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Bắt đầu thành lập từ năm 1971 đến nay, Công ty cổ phần Dược TW đã
nhiều lần thay đổi tên gọi để phù hợp hơn với tình hình mới. Tựu chung lại ta có
thể chia quá trình phát triển của công ty thành 2 giai đoạn: Giai đoạn trước khi
cổ phần hoá ( từ năm 1971 đến năm 2005), giai đoạn cổ phần hoá ( từ năm 2005
đến nay)
2.1.1.2.1. Giai đoạn trước cổ phần hoá ( 1971 – 2003)
Năm 1971, Công ty Dược liệu cấp I được thành lập theo Quyết định thành
lập số 170 ngày 01 tháng 04 năm 1971 ( QĐ170/BYT) của Bộ Y Tế. Nhiệm vụ
của Công ty thời kỳ này là sản xuất, cấp phát các loại thuốc dược liệu.
Năm 1985, Công ty đổi tên thành Công ty Dược liệu TWI trực thuộc Liên
hiện các Xí nghiệp Dược Việt Nam, nhiệm vụ của Công ty trong thời kỳ này
không có gì thay đổi so với thời kỳ trước.
Ngày 09 tháng 02 năm 1933 , Bộ Y Tế ra quyết định số 95 (QĐ95/BYT)
về việc “ bổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty – kinh doanh
thành phẩm tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì và hương liệu, mỹ liệu
để hỗ trợ cho phát triển dược liệu” . Đồng thời Công ty được lấy tên giao dịch
đối ngoại là Central medical plant Company viết tắt là Mediplantex trực thuộc
Liên hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam thuộc Bộ Y Tế. Bắt đầu thời gian này,
phạm vi hoạt động của Công ty có nhiều thay đổi, cán bộ công nhân viên thường
xuyên ở mức 300 người và Công ty mở thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh khác và
có hệ thống phân phối tại các cửa hàng và các đại lý bán lẻ trên hầu hết các tỉnh
phía bắc và liên kết với nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm khác
trong nước.Về hoạt động sản xuất, Công ty đã có thêm các phân xưởng đạt tiêu
chuẩn GMP, xưởng hoá dược, xưởng đông dược.
2
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân

2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đến năm 2003, có sự tăng lên đáng kể về hoạt động xuất nhập khẩu,
Công ty đã được phép nhập khẩu các mặt hàng tân dược thành phẩm, mỹ phẩm,
nguyên liệu, dụng cụ y tế và xuất khẩu các mặt hàng tân dược, đông dược liệu.
Công ty cũng mở rộng quan hệ kinh doanh đối ngoại với khoảng 50 nước như
Pháp, Hà Lan, Bỉ, …
2.1.1.2.2. Giai đoạn cổ phần hoá (2004 – nay)
Ngày 07 tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ra quyết định số
4410/QĐ-BYT về phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty cổ phần
Dược TW thành Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Dược TW –
Mediplantex với vốn điều lệ ban đầu là 17.000.000.000 (mười bảy tỷ đồng),
trong đó nhà nước chiếm 28,0%, người lao động trong doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
52,21%, phần còn lại 19,79% được bán cho các doanh nghiệp khác.
Ngày 20 tháng 07 năm 2007, Công ty cổ phần Dược TW đã tổ chức
khánh thành nhà máy Dược phẩm số 2, đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO –
GMP, GLP và GSP. Nhà máy được đặt tại Xã Tiền Phong, Huyện Mê Linh,
Tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 3 dây chuyền sản xuất chủ yếu là: dây chuyển sản xuất
các loại thuốc viên, dây chuyền sản xuất các loại thuốc kem - mỡ, dây chuyền
sản xuất các loịa thuốc nước. Dự kiến trong các năm tới, doanh thu sản xuất của
Công ty sẽ được đưa lên khoảng 250 tỷ đến 300 tỷ/năm.
2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Dược Phẩm Trung
Ương 1
Bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Dược TW tổ chức theo kiểu trực
tuyến - chức năng, quyền lực tập trung vào Hội đồng quản trị và ban giám đốc.
Hệ thống các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và có sự tác
động qua lại với nhau đồng thời đóng vai trò tham mưu cho Tổng Giám Đốc
điều hành trực tiếp hoạt động của Công ty. Áp dụng mô hình này có ưu điểm là
kết hợp quản lý tập trung thống nhất với phát huy quyền chủ động và đang được
áp dụng phổ biến hiện nay, nhưng nó lại đang mắc phải một số những nhược

3
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
điểm đó là có thể làm chậm quá trình ra quyết định do phải nghiên cứu nhiều ý
kiến và đòi hỏi mỗi người trong Công ty phải biết cách làm việc trong cơ cấu
này thì mới hiệu quả được. Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy quản trị của
Công ty cổ phần Dược TW với 7 cấp quản trị và chức năng, nhiệm vụ của các
chức danh và bộ phận chính trong bộ máy quản trị Công ty cổ phần Dược TW .
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Là người đứng đầu Hội đồng quản trị, có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các
cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát và đôn đốc việc thực hiện nghị quyết
của Hội đồng quản trị.
Tổng giám đốc
Là người được Hội đồng quản trị giao trách nhiệm quản trị Công ty,
người chỉ huy cao nhất trong công ty có nhiệm vụ quản lý toàn diện các vấn đề
của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của công ty. Nhiệm vụ chính của
tổng giám đốc là đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó tổng giám đốc
Là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu
trách nhiệm một mảng kinh doanh nhất định của doanh nghiệp và không có
quyền ký thu chi trong doanh nghiệp mà phải trình lên tổng giám đốc ký.
Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính
Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Tổ chức – Hành
chính, phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến tổ chức – hành chính như:
Quản lý công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực, quản lý công tác tuyển dụng
4
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
4

CHỦ TỊCH HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
TP.BĐCL TP. NC&PTTP.TCHC TP.KT -TVTP.XK &KHSX
TP. KDDLT CHI NHÁNH TP. MARKETING
QUẢN ĐỐC PX GMP QUẢN ĐỐC CHẤT
TRƯỞNG CA 1
TRƯỞNG CA 1 TRƯỞNG CA 1TRƯỞNG CA 2 TRƯỞNG CA 2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
5
TC1 TC2 TC1 TC1TC2
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Dược TW(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trưởng phòng Kế toán – Tài vụ
Là người có quyền hành và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kế toán –
tài vụ, phụ trách công tác kế toán tài chính, theo dõi sổ sách, lập các báo cáo
tổng hợp số liệu về kêt quả kinh doanh của Công ty đồng thời là người giúp các
lãnh đạo cấp trên nắm rõ được tình hình tài chính, vạch ra các mặt trong việc
quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp, giải trình các báo cáo tài chính với
các cơ quan quản lý cấp trên và đưa ra báo cáo thường kỳ hàng năm.
Trưởng phòng Xuất khẩu
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Xuất khẩu,
phụ trách toàn bộ mảng hoạt động xuất khẩu thuốc của Công ty ra các thị trường
nước ngoài.
Trưởng phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nhập khẩu
& Kế hoạch sản xuất có chức năng phụ trách các vấn đề về hoạt động nhập khẩu
và điều phối, đôn đốc hoạt động sản xuất theo đúng tiến độ được định ra.
Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng

Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Bảo đảm
chất lượng có chức năng phụ trách quá trình sản xuất thực hiện theo đúng các
tiêu chuẩn đã được đặt ra ( phía bên ngoài của sản phẩm).
Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nghiên cứu
& Phát triển có chức năng nghiên cứu có nhiệm vụ khảo sát, định hướng hình
thành và phát triển các loại hoá chất, dược liệu mới hoặc cải tiến các loại hoá
chất, dược liệu cũ.
Trưởng chi nhánh
6
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất tại các chi nhánh đặt ở
các tỉnh thành khác nhau, là người điều phối toàn bộ hoạt động của một khu vực
do mình phụ trách và báo cáo lại kết quả kinh doanh cho Công ty mẹ.
Trưởng phòng kinh doanh dược liệu
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng kinh doanh
dược liệu. Là người điều phối các vấn đề về dược liệu.
Trưởng phòng Marketing
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Marketing,
giúp việc trực tiếp cho các Phó tổng giám đốc trong việc vạch ra các kế hoạch
marketing.
Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kiểm tra
chất lượng, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo việc kiểm tra tính định lượng và
định tính cụ thể của mỗi sản phẩm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
Trưởng kho
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong tổng kho, phụ
trách việc kiểm soát lượng hàng ra vào kho để trách thất thoát và tránh nhập các

mặt hàng trái phép hoặc chưa được cấp phép vào kho. Trưởng kho phải thường
xuyên kiểm soát được lượng hàng trong kho để báo cáo lên Phó tổng giám đốc
giúp Phó tổng giám đốc kiểm soát tốt được tốc độ luân chuyển hàng hoá.
Quản đốc phân xưởng
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong một phân xưởng,
nhìn chung quản đốc phân xưởng không thực hiện các chức năng quản lý như
tuyển dụng lao động, mua sắm vật tư, … mà là người theo dõi, đôn đốc hoạt
động sản xuất ở phân xưởng theo đúng quy định.
Trưởng ca
7
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Là thủ trưởng cao nhất trong ca làm việc có trách nhiệm chỉ huy điều
hành mọi người và chịu trách nhiệm về vấn đề xảy ra trong ca làm việc đó.
Tổ trưởng
Là thủ trưởng trực tiếp trong tổ sản xuất có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ
các tổ viên hoạt động theo quy định của trưởng ca.
2.2. ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM
2.2.1. Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, khó bảo quản
Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm không chỉ
đáp ứng mục tiêu lợi nhuận mà phải đáp ứng cả mục tiêu y tế và xã hội. Do đặc
thù của sản phẩm dược là các sản phẩm khó bảo quản, bắt buộc phải có những
biện pháp kiểm nghiệm chất lượng ngay cả trong và sau quá trình sản xuất. Các
doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm hiện nay đều phải bắt buộc có xưởng đạt
tiêu chuẩn gồm các điều kiện bảo quản thuốc tốt.
Bên cạnh đó, thuốc cũng là một loại hàng hóa, đã là hàng hóa thì cũng
giống như các loại hàng hóa tiêu dùng khác, giá thuốc cũng được điều tiết theo
quy luật cung – cầu trên thị trường và chịu sự quản lý của nhà nước về giá như

niêm yết giá, bán theo giá niêm yếu, chống gian lận thương mại. Nhưng vì
thuốc là hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên
cần phải có các cơ chế quản lý giá đặc biệt: như giá thuốc nhập khẩu không
được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của các nước, nếu kê khai không đúng,
bán không đúng thì cơ quan nhà nước sẽ tạm dừng việc cấp số đăng ký, tạm
từng việc cấp đơn hàng nhập khẩu thuốc…
2.2.2.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt
Việc tăng giá thuốc là một xu thế chung trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện
tượng này càng phổ biến, nhà thuốc này tăng giá thì nhà thuốc khác cũng tăng
giá theo. Tuy nhiên, tăng cao nhất vẫn là những mặt hàng thuốc ngoại. Điều này
8
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
có nguyên nhân từ tâm lý sính ngoại của nhiều người bệnh, họ cho rằng cứ
những loại thuốc đắt tiền là tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể biết được
chất lượng thực tế của thuốc. Chẳng hạn, một bệnh nhân tiểu đường điều trị với
một đơn thuốc ngoại nhưng bệnh không giảm, thậm chí càng ngày càng tăng với
một đơn thuốc tốn kém hơn. Vậy đó là do chất lượng thuốc hay do sự phát triển
của tiến trình bệnh lý? Rõ ràng giá thuốc tăng không phản ánh chất lượng thuốc
tăng.
2.2.3.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người
Việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm hiện nay không thể tránh khỏi gặp
các tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ của dược phẩm được
chia làm 3 cấp độ
Cấp độ I: Thuốc có khả năng rất lớn gây tử vong hay các vấn đề tác dụng
phụ trầm trọng cho sức khỏe.
Cấp độ II: Dược phẩm có chứa các chất có thể gây rắc rối cho sức khỏe
tạm thời trong quá trình dùng thuốc nhưng tác hại có thể khắc phục được.
Cấp độ III: Thuốc có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nhưng khả năng

xảy ra tác dụng phụ thì không cao.
Như vậy, rõ ràng việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm sẽ giảm được
bệnh tật này nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mắc một số bệnh khác, chính vì
thế việc sử dụng thuốc phải luôn luôn kèm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM
2.3.1. Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê
đơn
Thuốc là nhu cầu tất yếu nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng
cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho con người. Nhưng việc sử dụng thuốc có nét
đặc thù: người tiêu dùng không có quyền quyết định mua loại nào, số lượng bao
9
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhiêu, dùng như thế nào, … mà là do thầy thuốc. Vì vậy, sử dụng thuốc hợp lý,
phù hợp với mức chi trả của người dân là rất quan trọng – nhất là trong điều
kiện mức sống của người dân còn thấp, tiền thuốc bình quân đầu người là 7,6
USD/năm ( so với 40 – 60USD/năm của các nước trên thế giới) thì càng cần
phải có định hướng sử dụng thuốc. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại còn cao,
ngay cả thuốc của các nước trong khu vực có trình độ công nghệ tương đương
với thuốc đã sản xuất trong nước. Không chỉ lạm dụng thuốc kháng sinh, biệt
dược đắt tiền, mà thuốc bổ sung vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị cũng chiếm tỷ lệ
cao trong đơn thuốc. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối
thuốc vẫn ưu tiên hướng tới mục tiêu kinh tế chứ chưa quan tâm đến quyền lợi
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số hành vi tiêu cực trong quảng cáo, tiếp thị,
chi hoa hồng cho người kê đơn đã làm cho người bệnh thiệt thòi...
2.3.2. Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại
Hiện nay, Việt Nam chưa sản xuất được các dạng bào chế hiện đại với
những sản phẩm công nghệ cao như thuốc giải phóng theo chương trình, thuốc
tác dụng kéo dài, thuốc tác dụng đích ... Một số doanh nghiệp chỉ đơn thuần bắt

chước mẫu mã của nước ngoài, còn việc xây dựng chiến lược mặt hàng, tiếp thị
sản phẩm và quảng bá thương hiệu chưa được các doanh nghiệp dược Việt Nam
chú trọng. Chính vì thế mà theo thống kê hiện nay, lượng thuốc nhập ngoại tiêu
thụ trong các bệnh viện luôn chiếm tỷ lệ cao là 65%, thuốc sản xuất trong nước
chỉ chiếm 35%.
2.3.3. Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế
Dược phẩm là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Để được nhập khẩu
các mặt hàng dược phẩm thì các doanh nghiệp phải được sự cấp phép của cơ
quan Nhà nước. Khi hàng về đến các cửa khẩu hải quan, các doanh nghiệp phải
xuất trình phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất, chỉ khi các thông số trên
phiếu kiểm nghiệm gốc đạt tiêu chuẩn quy định thì hàng hóa mới được thông
quan. Với mỗi lần nhập hàng về, doanh nghiệp đều phải có đơn gửi lên Bộ Y Tế
10
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
và nếu được phê duyệt thì mới tiến hành nhập hàng. Tất cả các mặt hàng thuốc
tân dược muốn lưu thông trên thị trường đều phải có giấy phép đăng ký và
những mặt hàng nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại chỉ thị số
03/1998/CT – BYT ngày 17/02/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Quy chế Quản
lý chất lượng thuốc ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế số
2412/1998/QĐ – BYT ngày 15/9/1998.
2.4. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU CỦA
THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY
2.4.1. Nhóm các nước cạnh tranh về giá cả
Các quốc gia này chủ yếu đến từ các nước như Thái Lan, Đài Loan, Ấn
Độ, Banglades, Trung Quốc…Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này cũng là
khá mạnh. Hầu hết các sản phẩm từ các quốc gia trên đều là các dạng thuốc
thông thường. Các công ty đến từ nhóm các quốc gia này gây ra một áp lực
cạnh tranh tương đối lớn bởi chúng ta phải chia sẻ thị phần các loại thuốc

Generic vốn đã rất nhỏ.
Thông qua một số những loại thuốc do Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia sản
xuất, chúng ta có thể thấy được giá của các loại thuốc trên khá thấp. Điều này
chứng tỏ sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ các nước trên là tương đối lớn.
Trong khi các loại thuốc do Việt Nam sản xuất cũng ở mức giá thấp, nhưng
trình độ sản xuất của chúng ta chưa thực sự đủ mạnh nên đây là một nguy cơ
lớn gây sức ép lên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Nói cách
khác khi vẫn còn các hàng rào thuế quan, chúng ta đã phải chịu sức ép cạnh
tranh không nhỏ, vậy khi gia nhập WTO chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt hơn nhất là từ phía các nước sản xuất dược phẩm giá rẻ, chất
lượng trung bình. (Xem bảng 2.1)
2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng
11
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các quốc gia thuộc nhóm này bao gồm: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
Anh,… chủ yếu là các thành phẩm từ các nước Châu Âu.
Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá lớn, đặc biệt là đối với các loại
thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các công ty dược trong
nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn hạn chế như các loại
kháng sinh liều cao, thuốc tiêu hoá, hạ nhiệt, giảm đau…
Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường
(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. )
Có thể nói, nhu cầu chữa bệnh của nhân dân là rất lớn trong khi các nhà
sản xuất dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, và đó
là một thị trường mở cho các công ty dược nước ngoài. Trong tổng số 59 nhà
máy đạt tiêu chuẩn GMP của cả nước thì 17 nhà máy là có vốn đầu tư nước
ngoài. Điều này chứng tỏ chất lượng của các loại thuốc ngoại được đảm bảo với
độ tin cậy cao. Hơn nữa, về pháp lý, “sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt

tiêu chuẩn GMP quốc tế” thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, theo đó các nhà
12
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Tên nhà sx Nước sx Tên thuốc Thành phần
Dạng bào
chế
Giá bán lẻ
tại VN
Synmedic
Laboratories
India Cimetidine 200mg Viên nén
1,82 USD /
100 viên
210đ/viên
Panion & BF
Biotech INC.
Taiwan
Circulon
F.C. Tablets
40mg
Viên nén bao
phim
55.000 đ
/hộp 100viên
550đ/viên
PT Dexa
Medica
Indonesia Glucodex 80mg Viên nén
70520 đ /hộp
100 viên

705đ/viên
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đầu tư sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% áp dụng 15 năm
và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có
lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Tận dụng được điều này, các công ty
dược nước ngoài sẽ có được lợi thế, tăng sức ép cạnh tranh đối với các công ty
dược trong nước.
2.4.3. Về số lượng
Trước hết chúng ta cần phải biết đối thủ cạnh tranh trực diện của các doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm trực tiếp của chúng ta hiện nay là ai và lợi thế cạnh
tranh của họ là gì. Hiện nay, các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với các loại dược
phẩm trong nước đó là các sản phẩm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc
của các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở hoạt động tại Việt Nam.
Nhìn chung với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta,
các doanh nghiệp dược nước ngoài đã tham gia vào thị trường dược phẩm Việt
Nam với số lượng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đăng kí hoạt
động nhiều nhất tại Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2005 là Ấn Độ (53 doanh
nghiệp), Hàn Quốc (29 doanh nghiệp), Pháp (25 doanh nghiệp). Về số đăng kí
thuốc nước ngoài thì các quốc gia này cũng chiếm một số lượng không nhỏ.
Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng số đăng ký của các loại
thành phẩm tân dược từ nước ngoài có số lượng tương đối lớn. Trong đó Ấn Độ
luôn là nước có số lượng nhóm thuốc đăng ký cao nhất (đạt 28.60% trong tổng
số đăng ký thuốc nước ngoài năm 2006 ). Với những con số về số lượng các
loại thuốc đăng kí như vậy ta có thể thấy việc các loại thuốc thành phẩm nước
ngoài thâm nhập vào Việt Nam là tương đối lớn và với số lượng ngày càng tăng
cả về qui mô và chủng loại.
Không chỉ về số lượng, doanh số nhập khẩu dược phẩm của các nước vào
Việt Nam cũng ở mức tương đối lớn. Đây là một điều tất yếu vì Việt Nam là
một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác, trong khi các

13
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Mai Anh, lớp KDQTA – K46, ĐH Kinh Tế Quốc Dân
13

×