ĐỔI MỚI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI
PHÁP
I. HỆ THỐNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN
Để có nhận thức chung và thống nhất, làm cơ sở cho việc đổi mới, hoàn
thiện pháp luật trong việc trong quản lý nhà nước về xuất bản, phần này trình
bày các quan điểm cơ bản sau:
1. Pháp luật bảo đảm quyền tự do sáng tạo, công bố, phổ biến xuất
bản phẩm
Pháp luật tạo lập hành lang, môi trường an toàn và thuận lợi cho công dân
và các tổ chức tự do nghiên cứu, sáng tạo, công bố và phổ biến tác phẩm dưới
hình thức xuất bản phẩm. Đồng thời thông qua cơ chế và bộ máy, nhà nước bảo
vệ môi trường tự do cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, công bố và phổ biến
xuất bản phẩm. Tự do xuất bản là tự do trong khuôn khổ pháp luật, tự do trong
trách nhiệm cao cả của người cầm bút, người chịu trách nhiệm xuất bản trước
xã hội và bạn đọc. Đó là tự do của những ý tưởng cao đẹp, tiến bộ do con người
và vì con người, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Những hoạt động sáng
tạo, công bố và phổ biến xuất bản phẩm trái với pháp luật là hoạt động vô chính
phủ. Bản thân những chủ thể đó đã tự đánh mất quyền tự do của mình, đặt mình
ra ngoài cộng đồng, ngoài vòng pháp luật. Mặt khác hoạt động tự do sáng tạo,
công bố và phổ biến xuất bản phẩm trong khuôn khổ pháp luật là góp phần củng
cố, tăng cường pháp luật, đồng thời phát huy cao độ quyền cũng như năng lực
sáng tạo của chính mình. Quyền tự do sáng tạo của chủ thể xuất bản chỉ thực sự
có được khi hoạt động của mình không ảnh hưởng tới quyền tự do sáng tạo của
người khác và của cộng đồng. Tự do cá nhân trong tự do của đa số, của cộng
đồng. Khi người cầm bút, người chịu trách nhiệm xuất bản do pháp luật quy
định là bầu trời cao rộng cho sự sáng tạo.
2. Pháp luật bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với xuất bản
trong điều kiện cơ chế thị trường
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt
Nam đã ghi: “tăng cường hiệu lực quản lý vì mô của Nhà nước, khai thác triệt
để vài trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường”.
Định hướng xã hội chủ nghĩa trong xuất bản là định hướng nhằm đảm
bảo không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng, khoa học và nghệ
thuật của xuất bản phẩm, với chi phí thấp nhất, để từng bước thoả mãn nhu cầu
đa dạng và phong phú của nhân dân, góp phần mở rộng giao lưu vơí các nước,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được định hướng
đó, cần thiét phải kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch xuất
bản với việc hoạch định chính sách và thể chế dẫn dặt điều hành ngành xuất bản
theo định hướng chính trị, xử lý kịp thời những mất cân đối và những vấn đề
phát sinh trong quá trình thực hiện.
Định hướng xã hội chủ nghĩa và chơ chế thị trường có quan hệ hỗ trợ,
phối hợp lẫn nhau. Định hướng xã hội chủ nghĩa xác định mục tiêu, bước đi cơ
chế vận hành của kinh tế phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội, tạo điều kiện và
môi trường thuận lợi cho sự phát triển năng động, có trật tự của thị trường. Khai
thác triệt để những mặt tích cực của cơ chế thị trường, nhằm phát triển xuất bản.
Điều tiết, ngăn ngừa để hạn chế tối đa mặt trái của có chế thị trường tác động
vào xuất bản, nhằm giữ vững định hướng xuất bản. Đảm bảo cho xuất bản phát
triển đi đôi với công bằng xã hội giữa các chủ thể hoạt động xuất bản. Thị
trường với những ưu điểm và những mặt mạnh vốn có, nó đảm bảo và đẩy
nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu xuất bản hoạt đông có hiệu quả kinh tế,
làm cơ sở phương tiện sự tồn tại và phát triển.
3. Pháp luật đảm bảo quyền bình đẳng và tự do trong hoạt động xuất
bản
Bình đẳng và tự do trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung,
xuất bản nói riêng là bình đẳng và tự do trong mọi khuôn khổ pháp luật. Bình
đẳng trong xuất bản là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Các tổ chức và cá nhân bằng lao động của mình sáng tạo ra tác phẩm, có quyền
bình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm của mình, đồng thời chịu
trách nhiệm về tác phẩm của mình trước pháp luật. Các chủ thể xuất bản đều
được pháp luật trao cho các quyền nhất định, trong đó có những quyền giống
nhau và có những quyền khác nhau giữa các chủ thể xuất bản. Các quyền khác
nhau do tính chất và đặc điểm hoạt động của các chủ thể quy định. Nói cách
khác do các quan hệ nội tại của các chủ thể quy định.
Do sự xuất bản là tự do trong khuôn khổ pháp luật. Trong văn kiện chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng ta đã xác định : “khuyến
khích tự do sáng tạo các giá trị văn hoá, vun đắp các tài năng; phát triển các
hình thức hoạt động văn háo của Nhà nước, tập thể và tư nhân, khắc phục tình
trạng hành chính hoá các đơn vị hoạt động văn hoá nghệ thuật và xu hướng
thương mại hoá đơn thuần trong lĩnh vực này”.
Quyền tự do trong hoạt động xuất bản không phải chỉ đối với những tác
giả sáng tạo tác phẩm, mà còn đối với các chủ thể khách bao gồm các cơ quan
Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hôi và từ nhân trong việc sản xuất, phổ
biến xuất bản phẩm. Là một ngành thuộc binh chủng văn hoá tư tưởng, hoạt
động xuất bản có liên quan trực tiếp tới ý thức hệ, thể chế chính trị, và lợi ích
giai cấp. Nhưng dưới ánh sáng của các quan điểm đổi mới, hoạt động xuất bản
không thể là hoạt động độc quyền của nhà nước, cần thiết phải có nhiều thành
phần kinh tế tham gia. Vấn đề là ở chỗ, tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng
lĩnh vực (xuất bản, in, phát hành) mà xác định mức độ, phạm vi phù hợp để tư
nhân tham gia hoạt động xuất bản, làm như vậy vừa phát triển được tiềm năng
của xã hội cho sự phát triển, vừa đảm bảo trật tự, kỷ cương và sự lành mạnh của
xuất bản phẩm. Mặt khác đảm bảo sự thống nhất, nhất quán giữa chính sách
kinh tế và chính sách văn hoá.
4. Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hoá, phát triển xuất bản là hoà
nhập vào pháp luật và thông lệ quốc tế
Luật Xuất bản hiện hành được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
3/12/2004, trên cơ sở kế thừa và đổi mới Luật Xuất bản năm 1993 và có hiệu
lực thi hành từ 1/7/2005.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản được Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thảo luận, xem xét lần này gồm 4 điều: Điều 1 quy định về
các điều, khoản sửa đổi, bổ sung. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung Điều 38 về cấp giấy
phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm. Hủy bỏ quy định tại khoản 1 Điều 39
Luật Xuất bản về nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện thông qua cơ sở nhập
khẩu xuất bản phẩm. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 về hoạt động phát hành xuất bản
phẩm của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều 2
quy định về thay đổi tên gọi của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất
bản. Điều 3 quy định hiệu lực thi hành của Luật và Điều 4 quy định về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện.
Qua thảo luận, các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ
bản nhất trí với nội dung Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ của
Ủy ban Văn hóa- Giáo dục, Thanh niên- Thiếu niên- Nhi đồng của Quốc hội về
sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, nhằm tiếp tục thể
chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Chương trình hành động của
Chính phủ về hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động
xuất bản. Qua gần ba năm thi hành, Luật xuất bản 2004 được đánh giá là thông
thoáng, cởi mở và phân cấp mạnh cho các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động
xuất bản, góp phần tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong hoạt động xuất bản,
tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển của ngành. Hiện cả nước có 55 nhà xuất
bản, 1.2000 cơ sở in, 129 công ty phát hành sách quốc doanh và khoảng 12.000
của hàng, nhà sách tư nhân. Mức hưởng thụ bình quân bản sách theo đầu người
đã được nâng lên từ 2,8 bản sách/người/năm (năm 2004) lên 3,3 bản
sách/người/năm (năm 2007). Tuy nhiên, với việc Việt Nam gia nhập Công ước
Berne và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), một số quy định của Luật hiện hành không còn phù hợp với những cam
kết quốc tế. Việc chuyển đổi chức năng quản lý nhà nước đối với một số Bộ
theo cơ cấu tổ chức mới của Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu thay đổi tên gọi của
cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất bản trong Luật.
Các thành viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phân tích, xem xét
về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong quan điểm xây dựng dự án,
phạm vi những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung; nhất trí với đề xuất của Chính phủ
là trong điều kiện xây dựng Dự án gấp rút để thực hiện cam kết của Việt Nam
khi gia nhập WTO, nên việc sửa đổi, bổ sung lần này chỉ tập trung vào một số
điều của Luật, phù hợp với yêu cầu cam kết gia nhập WTO.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí
với các đề xuất của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục- Thanh niên- Thiếu niên- Nhi
đồng của Quốc hội, nhấn mạnh yêu cầu thống nhất, đồng bộ giữa Luật Xuất bản
với Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản Luật khác về các chế tài bảo đảm cho
hoạt động quản lý và xử lý vi phạm…
Bên cạnh đó còn phải kể đến sự tham gia phối hợp của Ủy ban Pháp luật
với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục- Thanh niên- Thiếu niên- Nhi đồng của Quốc
hội trong việc hoàn thiện Dự án Luật. Ban soạn thảo cần sớm hoàn chỉnh báo
cáo sơ kết 3 năm thi hành Luật Xuất bản năm 2004, làm rõ những mặt được và
chưa được trong hoạt động xuất bản, in và phát hành; tiếp tục rà soát, hoàn
chỉnh Dự án để đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật Xuất bản với các Luật khác; gắn
công tác xuất bản với quản lý thị trường trong nước, mở rộng hợp tác với nước
ngoài. Phó Chủ tịch cho rằng hoạt động xuất bản là một trong những lĩnh vực
nhạy cảm, cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát không để tình trạng sản phẩm
xuất bản tràn lan, không kiểm soát được như hiện nay.
II. PHƯƠNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT BẢN
1. Phương hướng đổi mới & hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà
nước về xuất bản
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật xuất bản, đồng thời tổ chức tốt việc thi hành, kiểm tra xử lý nghiêm minh
các hành vi vi phạm, đấu tranh kiên quyết kịp thời để loại trừ tội phạm xuất bản
là phương hướng chung nhằm đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản trong
quản lý nhà nước về xuất bản, lâu dài vừa là cấp bách. Đúng như văn kiện đại
hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã chỉ ra: “tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”. Hiến pháp 1992 cũng
đã ghi tại điều 12: “nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng
cường pháp chế, xã hội chủ nghĩa”. Sau đây là những phương hướng cụ thể :
Thứ nhất: hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất bản nhằm tạo môi trường
và điều kiện cho hoạt động xuất bản theo định hướng xây dựng nhà nước pháp
quyền.
Một là: Mở rộng quyền xuất bản đồng thời đề cao trách nhiệm xuất bản.
Về quyền xuất bản của các tác giả có tác phẩm:
Theo luật xuất bản ngày 7/7/1993. Thì các tác giả có quyền phổ biến tác
phẩm của mình dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản. Điều đó
có nghĩa tác giả không được phép đứng ra xuất bản tác phẩm của mình.
Dưới ánh sáng của quan điểm đổi mới, Nhà nước nên có chế độ riêng đối
với các trường hợp tác giả muốn tự xuất bản tác phẩm của mình. Thực hiện vấn
đề này xuất phát từ những yêu cầu sau:
- Khuyến khích những công dân bằng lao động của mình đã sáng tạo ra
các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đảm bảo các quyền lợi vật chất
và tinh thần của tác giả phát sinh từ việc công bố và phổ biến các tác phẩm của
mình dưới hình thức xuất bản phẩm.
Hiện nay lao động sáng tạo của các văn nghệ sĩ, tri thức chưa được bù
đắp thoả đáng. Nhuận bút là quyền lợi vật chất của tác giả trong nhiều trường
hợp là quá ít ỏi so với lợi nhuận có được từ việc xuất bản. Những mối lợi trong
khả năng đối với nhiều tác phẩm, được những người làm sách tư nhân bỏ vốn
in, phát hành để hốt bạc, trong khi người sáng tạo ra chỉ được trả nhuận bút 10%
giá bán..
Quá trình nghiên cứu, xây dựng dự án luật xuất bản đã có nhiều ý kiến về
sự cần thiết để tác giả tự xuất bản tác phẩm của mình, nếu tác giả có nhu cầu.
Tại văn bản bảo lưu mộ số vấn đề về dự án luật xuất bản trước khi kết thúc
nhiệm kỳ Quốc hội khoá VIII, Uỷ ban văn hoá - Giáo dục của Quốc hội cũng
đã đề nghị ghi vào luật: “Việc xuất bản tác phẩm của cá nhân hoặc cá nhân
đứng ra xuất bản tác phẩm của người khác không qua tổ chức xuất bản chuyên
nghiệp, cũng coi như hoạt động của một nhà xuất bản và phải tuân theo các quy
định của luật này”.
Tuy nhiên, để thực hiện cần có biện pháp ngăn chặn việc lợi dụng pháp
luật để trao lại quyền xuất bản cho người khác, cũng như các cá nhân lợi dụng
tác giả để nhận quyền xuất bản kiếm lời. Chỉ những tác giả thực sự muốn tự
xuất bản lấy tác phẩm của mình thì các cơ quan quản lý nhà nưóc có thẩm
quyền mới xem xét cấp giấy phép xuất bản. Khi phát hiện tác giả trao quyền
xuất bản cho người khác, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy
phép xuất bản và sử phạt tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm. Đề xuất này chỉ
thực hiện với điều kiện giữ vững ổn định chính trị; các cơ quan quản lý nhà
nước phải chứng tỏ năng lực và hiệu lực quản lý của mình.
Hai là: đa dạng hoá loại hình, quy mô tổ chức xuất bản; chống độc quyền
trong hoạt động xuất bản.
Theo tính toán chung của toàn ngành xuất bản, hàng năm lượng SGK do
nhà xuất bản Giáo Dục in ấn và phát hành chiếm từ 80% tổng lượng sách toàn
quốc. Chính vì thế mà giới in ấn mệnh danh nhà xuất bản này là "ông vua"
ngành xuất bản. Có được con số mơ ước này là do Bộ Giáo dục - Đào tạo đã
"ban" cho nhà xuất bản này lá bùa "độc quyền".