Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ThỰc trẠng pháp luẬt trong quẢn lý Nhà nưỚc vỀ xuẤt bẢn Ở ViỆt Nam nhỮng yêu cẦu đỔi mỚi trong cơ chẾ thỊ trưỜng đỊnh hưỚng xHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.57 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT
BẢN Ở VIỆT NAM NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI TRONG CƠ CHẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM
1. Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt
Nam
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển
sang giai đoạn mới với nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng củng cố miền Bắc,
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ đó chế độ tự do xuất
bản được thi hành rộng rãi, không có kiểm duyệt trước khi in. Để hợp thức hoá
chế độ tự do xuất bản đã được thi hành trong 12 năm (1945-1957), ngày
18/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật số 003/SLt, về chế độ
xuất bản, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển nền xuất bản Việt Nam.
Điều 1 Sắc luật đã ghi: “Quyền tự do xuất bản của nhân dân được tôn trọng và
bảo đảm, tất cả xuất bản phẩm đều không phải kiểm duyệt trước khi xuất bản,
trừ tình thế khẩn cấp, nếu Chính phủ xét cần”.
Nhà Xuất Bản Y Học được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1959. Trụ sở chính
đặt tại 352 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội và chi nhánh tại 699 Trần Hưng Đạo -
TP Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, qua các giai đoạn cách mạng, Nhà Xuất Bản Y
Học với chức năng và nhiệm vụ xuất bản các loại sách y dược và các biểu mẫu
giấy tờ quản lý y tế...đã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đẩy mạnh sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Thời kì từ năm 1959 đến 1985 Nhà Xuất Bản Y Học là đơn vị hành chính sự
nghiệp, hoạt động xuất bản theo kế hoạch nhà nước giao. Chi phí xuất bản do
ngân sách nhà nước đài thọ, lấy việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch xuất bản hàng
năm làm nhiệm vụ trung tâm của đơn vị.
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Nhà Xuất Bản Y Học tiếp
nhận bộ phận xuất bản sách y học tại TP.HCM trở thành chi nhánh của mình.
Từ năm 1976 - 1985 đơn vị hoạt động theo chế độ bao cấp, đã xuất bản nhiều
bộ sách có giá trị, sách giáo khoa, sách chuyên đề, sách chuyên khảo...phục vụ


đắc lực cho công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức y học, đào tạo cán bộ y,
dược ở các trường đại học, trung học và sơ học, phòng bệnh, chữa bệnh phục vụ
công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân.Với những thành tích đã đạt được, năm 1984
Nhà Xuất Bản Y Học được Đảng và Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Lao
động hạng Ba.
Từ năm 1986 đến1996 đơn vị hoạt động theo cơ chế sự nghiệp có thu, hoạt
động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, được nhà nước bù lỗ. Thời kì này đơn vị
gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
công tác xuất bản. Nhà xuất bản đã thực hiện hạch toán trong sản xuất kinh
doanh để giảm chi phí cho nhà nước. Tuy có rất nhiều khó khăn về vốn, nguyên
vật liệu nhưng dơn vị vẫn liên tục hoàn thành kế hoạch xuất bản hàng năm.
Sang những năm đầu thập kỉ 90, Nhà Xuất Bản Y Học đã bắt đầu làm ăn có lãi,
tuy chưa tích luỹ được nhiều nhưng cũng bắt đầu lo được đời sống cho CBCNV,
bước đầu hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Năm 1994 Nhà Xuất Bản Y Học
dược tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Hai.
Từ năm 1997 đến nay: thời kì trở thành doanh nghiệp nhà nước
Từ năm 1997 được sự chỉ đạo của Bộ Y Tế, với sự nỗ lực của CBCNV Nhà
Xuất Bản Y Học đã bước sang giai đoạn mới: hoạt động theo Luật doanh nghiệp
nhà nước.
Bước sang thời kì hoạt động theo cơ chế mới, do quán tính của cách làm việc
hành chính, do vốn ít, lại chưa quen nên trong những năm đầu doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, sức sản xuất của Nhà
xuất bản không theo kịp yêu cầu đòi hỏi của ngành Văn hoá thông tin và ngành
Y tế cũng như văn hoá đọc của xã hội. Chất lượng ấn phẩm kém, quy cách mẫu
mã, hình thức trình bày yếu, thời gian giao hàng không đảm bảo yêu cầu của đối
tác, đời sống CBCNV gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó năm 1998 được
sự hỗ trợ chỉ đạo của Bộ Y Tế, Bộ Văn Hoá thông tin Nhà Xuất Bản Y Học đã
đa dạng hoá và đa năng hoá các loại hình xuất bản phẩm thoả mãn ngày càng
cao nhu cầu bạn đọc. Các ấn phẩm đảm bảo về số lượng, nội dung chất lượng và
mỹ thuật với giá thành hợp lý, các chủng loại sách giáo khoa, sách tham khảo,

sách phổ biến kiến thức phổ thông y dược đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và nội dung
tầm quốc gia và có những ấn phẩm tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới
với cơ cấu đề tài hợp lý, đáp ứng yêu cầu công nghịêp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Xuất bản được nhiều bộ sách có nội dung tốt, hình thức đẹp. Mảng sách giáo
khoa đã phủ kín hầu hết các chuyên khoa y dược, các trường đại học và trung
học, sách phục vụ công tác xã hội y tế được bạn đọc hoan nghênh, sách tham
khảo chuyên sâu có giá trị cao.
Từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu của doanh nghiệp còn rất nghèo nàn, phương
tiện làm việc thiếu thốn... đến nay qua 46 năm hoạt động, Nhà Xuất Bản Y Học
đã củng cố và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị mới, nhà xưởng, dây
chuyền sản xuất được khép kín, máy móc hiện đại. Vì vậy sản xuất kinh doanh
liên tục ổn định và phát triển, đời sống CBCNV ngày một nâng cao. Ghi nhận
những thành tựu đó, nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập (31/10/2005) Nhà Xuất
Bản Y Học vinh dự đón nhận tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
của Đảng và Nhà nước trao tặng.
Như vậy, từ tháng 7/1993 ở Việt Nam hoạt động xuất bản đã có những
quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội về xuất bản ghi tại Luật xuất bản mới.
Những cơ sở pháp lý, hành lang pháp luật đã được hình thành, tạo điều kiện cho
hoạt động xuất bản phát triển, việc điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước,
kiểm soát và xử lý của các cơ quan tư pháp. Luật xuất bản ngày 7/7/1993 là
đỉnh cao của pháp luật về xuất bản ở Việt Nam, nó đã kế thừa được những giá
trị tinh hoa của Sắc luật số 003/SLt, ngày 18/6/1957, tổng kết được thực tiễn
lãnh đạo và quản lý xuất bản trong 36 năm (1957-1993) của Đảng và Nhà nước
ta, đón nhận được những đòi hỏi mới của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam
và nhu cầu hoà nhập cộng đồng quốc tế.
2. Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt
Nam
Những kết quả đã đạt được:
Trong hơn 10 năm qua, hoạt động xuất bản đã từng bước thích ứng với cơ

chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng chính trị
trong quá trình phát triển, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển đáng kể
về lực lượng và năng lực hoạt động, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng ngày
càng cao về xuất bản phẩm của toàn xã hội, góp phần làm ổn định chính trị - xã
hội, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của đất nước.
- Về lĩnh vực xuất bản: Nhịp độ phát triển chung của toàn ngành liên tục
tăng qua từng năm cả về tên sách và số lượng bản sách. Cơ cấu đề tài giữa các
loại sách phân bố tương đối hợp lý, chất lượng nội dung từng bước được nâng
cao, đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng đa dạng của nhân dân và phục vụ tốt nhiệm
vụ chính trị của đất nước. Cơ sở vật chất và nhân lực được tăng cường, điều
kiện làm việc của người lao động từng bước được cải thiện.
Có thể khẳng định rằng, từ một nước thiếu sách, Việt Nam đã trở thành một
quốc gia có nền xuất bản độc lập, tự chủ, quy mô và tốc độ phát triển ngày càng
cao, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước.
- Về lĩnh vực in: Đã có bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng ở
tất cả các giai đoạn công nghệ: trước in, in và sau in. Các cơ sở in trang bị đồng
bộ các dây chuyền in hiện đại như máy in oppset nhiều màu thế hệ mới, hệ
thống thiết bị chế bản hiện đại và kỹ thuật đóng sách bằng keo dán tổng hợp…
Sản lượng sản phẩm ngành in bình quân hàng năm tăng hơn 10%. Chất lượng
các sản phẩm in có bước phát triển nhanh. Qua các cuộc triển lãm sách trong
nước và quốc tế, hình thức và kỹ thuật in sách của Việt Nam không thua kém
các nước trong khu vực.
- Về lĩnh vực phát hành: Vượt qua những khó khăn, thử thách trong cơ
chế thị trường, hoạt động phát hành sách dần dần đi vào thế ổn định, thích ứng
với cơ chế thị trường và hoạt động có hiệu quả. Các cơ sở phát hành sách đã chủ
động tìm tòi hình thức hoạt động phù hợp, khôi phục được mạng lưới tổ chức và
kinh doanh có lãi để tích luỹ mở rộng quy mô sản xuất và cải thiện đời sống cán
bộ, nhân viên. Hoạt động xuất, nhập khẩu sách tích cực và chủ động khôi phục
thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới, phục vụ tốt nhiệm vụ công

tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Những mặt hạn chế
- Nhìn chung quy mô, năng lực sản xuất và kinh doanh của toàn ngành
còn nhỏ bé, trình độ công nghệ còn lạc hậu, chưa theo kịp các nước tiên tiến
trong khu vực.
- Khuynh hướng thương mại hoá tiếp tục tác động xấu đến hoạt động của
một số nhà xuất bản, đặc biệt đối với những nhà xuất bản có quy mô nhỏ, năng
lực yếu kém, bị tư nhân thao túng, dẫn đến xuất bản những loại sách "hàng
chợ", chất lượng thấp. Tình trạng vi phạm các quy định về pháp luật xuất bản và
không thực hiện đúng quy trình biên tập dẫn đến sai phạm về nội dung vẫn chưa
được khắc phục.
- Rất nhiều người sống ở đô thị được tặng sách, thừa sách nhưng không
có nhu cầu đọc. Sách đâu chỉ để dành phục vụ các học giả, nhà trí thức nhưng
nhiều khi những người công tác trong lĩnh vực xuất bản vẫn quên mất đối tượng
độc giả khá lớn cần quan tâm là người nghèo.
Theo Cục Xuất bản, năm 2007, toàn ngành Xuất bản được 26.609 cuốn, 276,447 triệu bản, đạt 106,4%
về cuốn, 122% về bản so với năm 2006.
Hiện nay, cả nước có khoảng 13.200 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, 65 công ty trách nhiệm hữu
hạn kinh doanh xuất bản phẩm. Tuy nhiên, phần lớn sách mới chỉ được tập trung phát hành tại các khu trung
tâm, các thành phố lớn, rất ít đến được với đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa.
Qua trên có thể thấy rằng, mặc dù lượng sách xuất bản thời gian qua tăng
tương đối cao, nội dung phong phú hơn nhưng mới chỉ phục vụ cho khoảng
30% dân số, 70% còn lại là đồng bào ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa chưa có sách, thậm chí là những sách cơ bản tối thiểu, hỗ trợ họ ngay
trong công việc hàng ngày cũng không có để đọc.
- Do công tác quy hoạch và quản lý ngành in thiếu chặt chẽ, nên số lượng
cơ sở in quá nhiều, gây ra tình trạng "cung vượt cầu", cạnh tranh thiếu lành
mạnh với hình thức hạ giá công in, in lậu, trốn thuế, vi phạm những quy định
pháp luật về xuất bản. Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề
thiếu về số lượng và không đáp ứng được yêu cầu của công nghệ in hiện đại.

- Mạng lưới phát hành sách phát triển không đều ở các vùng, miền trong
cả nước, chủ yếu tập trung ở các đô thị, thành phố lớn, còn ở các vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc chưa được chú trọng, sách đến còn ít. Phát hành sách
Nhà nước đôi khi còn lúng túng về phương thức hoạt động, chưa đóng vai trò
chủ đạo trong hệ thống phát hành, cá biệt ở một số khu vực còn bị phát hành
sách tư nhân chèn ép.
Hoạt động xuất bản sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 42 đã góp phần quan
trọng và tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng của Đảng. Ngành xuất
bản có bước phát triển nhanh, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, phát
triển cả về tiềm lực, năng lực, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về xuất bản phẩm
của xã hội, góp phần xứng đáng vào việc phát triển một nền xuất bản độc lập, tự
chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, cả nước có 55 nhà xuất bản, 1.200 cơ sở in, 129 công ty phát
hành sách quốc doanh và khoảng 12.000 cửa hàng, nhà sách tư nhân. Thực
trạng hoạt động xuất bản sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 42 đã đạt được những kết
quả cụ thể như sau:
- Công tác tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 42-
CT/TW về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã góp phần
nâng cao nhận thức của cán bộ trong ngành hiểu rõ ý nghĩa, tinh thần của Chỉ

×