Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đảm bảo quyền con người trong thi hành án phạt tù, từ thực tiễn trại giam hoàng tiến, bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.22 KB, 96 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

BI VN GIP

ĐảM BảO QUYềN CON NGƯờI TRONG THI HàNH áN PHạT Tù,
Từ THựC TIễN TRạI GIAM HOàNG TIếN, Bộ CÔNG AN

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2020


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

BI VN GIP

ĐảM BảO QUYềN CON NGƯờI TRONG THI HàNH áN PHạT Tù,
Từ THựC TIễN TRạI GIAM HOàNG TIếN, Bộ CÔNG AN
Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp v Lut Hnh chớnh
Mó s: 8380101.02

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS V CễNG GIAO

H NI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Văn Giáp


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
của bộ môn Luật Hành chính và Hiến pháp, Khoa Luật trường Đại học Quốc
gia Hà nội đã trang bị cho em nhiều kiến thức bổ ích và quý báu.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS-TS Vũ Công Giao đã
chỉ dẫn tận tình, chu đáo giúp em có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến sự đồng thuận, ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất của các đồng nghiệp, Ban lãnh đạo đơn vị Trại giam Hoàng Tiến,
Lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

Bùi Văn Giáp


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI TRONG THI HÀNH ÁN
PHẠT TÙ ......................................................................................... 8
1.1.
Quan điểm về quyền con ngƣời trong thi hành án phạt tù ............ 8
1.1.1. Quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền con người của phạm nhân .......... 8
1.1.2. Quan điểm của Việt Nam về quyền con người của phạm nhân ......... 10
Khái niệm và nội dung đảm bảo quyền con ngƣời của phạm
nhân trong thi hành án phạt tù ....................................................... 12
1.2.1. Khái niệm đảm bảo quyền con người của phạm nhân trong thi
hành án phạt tù ................................................................................... 12
1.2.2. Nội dung đảm bảo quyền con người trong thi hành án phạt tù .......... 14
1.2.

Điều kiện để đảm bảo quyền của phạm nhân trong thi hành
án phạt tù .......................................................................................... 32
1.3.1. Điều kiện về hệ thống pháp luật ......................................................... 32
1.3.2. Điều kiện về đội ngũ cán bộ ............................................................... 33
1.3.3. Điều kiện về cơ sở vật chất ................................................................ 35
1.3.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI TRONG

THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở TRẠI GIAM HOÀNG TIẾN.................36
2.1.

Bối cảnh thực tế của Trại giam Hoàng Tiến tác động đến việc
đảm bảo quyền con ngƣời của phạm nhân trong thi hành án
phạt tù................................................................................................ 36


2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.

Địa bàn đóng quân, chức năng, nhiệm vụ của Trại giam Hoàng Tiến ....... 36
Đội ngũ cán bộ của Trại giam Hoàng Tiến ........................................ 38
Tình hình, đặc điểm phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến ................. 39
Tình hình cơ sở vật chất ở Trại giam Hoàng Tiến ............................. 41

2.2.

Thực trạng đảm bảo quyền con ngƣời trong quản lý, giam
giữ, giáo dục phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến ....................... 42
Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của phạm nhân ........................................ 42
Đảm bảo quyền ăn, mặc, ở cho phạm nhân ....................................... 43
Đảm bảo quyền khám chữa bệnh cho phạm nhân ............................. 49
Đảm bảo quyền lao động, học tập cho phạm nhân ............................ 53
Đảm bảo quyền được vui chơi, giải trí cho phạm nhân ..................... 59
Đảm bảo quyền được gặp thân nhân, nhận, gửi thư quà cho phạm nhân ... 61
Đảm bảo quyền được xét đặc xá, giảm án, tạm đình chỉ chấp

hành hình phạt tù cho phạm nhân ...................................................... 63
Đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ cho phạm nhân......................... 66

2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.2.6.
2.2.7.
2.2.8.
2.3.

Một số hạn chế trong việc đảm bảo quyền con ngƣời của
phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến và nguyên nhân .................. 67

Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƢỜI
TRONG THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ, TỪ THỰC TIỄN Ở TRẠI
GIAM HOÀNG TIẾN ................................................................................ 69
3.1.

Quan điểm đảm bảo quyền con ngƣời trong thi hành án phạt
tù, từ thực tiễn ở Trại giam Hoàng Tiến ........................................ 69

Giải pháp đảm bảo quyền con ngƣời trong thi hành án phạt
tù, từ thực tiễn ở Trại giam Hoàng Tiến ........................................ 72
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự........................................... 72
3.2.2. Tăng cường các điều kiện đảm bảo quyền của phạm nhân................ 76
3.2.3. Một số giải pháp khác ........................................................................ 78
3.2.


KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt
AIDS

Acquired Immuno Deficiency Syndrom

BLDS

Bộ luật Dân sự;

BLHS

Bộ luật Hình sự;

CAT

Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và
đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984

HĐND

Hội đồng nhân dân


HIV

human immunodeficiency virus

ICCPR

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966

LNQQT

Luật nhân quyền quốc tế

LTTHS

Luật tố tụng hình sự

TAND

Tòa án nhân dân

THAHS

Thi hành án hình sự

THAPT

Thi hành án phạt tù

TTATXH


Trật tự an toàn xã hội

TTXTVL

Trung tâm xúc tiến việc làm

UDHR

Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 1948

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân;

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1


Bảng thống kê tình trạng tâm lý của phạm nhân Trại
giam Hoàng Tiến

24

Bảng 2.1

Thống kê trình độ cán bộ của Trại giam Hoàng Tiến

39

Bảng 2.2

Thống kê tình hình quản lý giam giữ của Trại giam
Hoàng Tiến

39

Thống kê phân loại phạm nhân theo tội danh ở Trại
giam Hoàng Tiến

40

Bảng 2.4

Thống kê cơ cấu buồng giam ở Trại giam Hoàng Tiến

41

Bảng 2.5


Thống kê cấp phát công trang cho phạm nhân ở Trại
giam Hoàng Tiến

45

Thống kê về chế độ ăn trong tháng của Trại giam
Hoàng Tiến

46

Thống kê diện tích nơi ở của phạm nhân ở Trại giam
Hoàng Tiến

48

Thống kê số lớp dạy nghề cho phạm nhân ở Trại giam
Hoàng Tiến

54

Thống kê kết quả lao động sản xuất của phạm nhân ở
Trại giam Hoàng Tiến

55

Thống kê trình độ văn hóa của phạm nhân Trại giam
Hoàng Tiến

56


Thống kê tổ chức thăm gặp cho phạm nhân ở Trại
giam Hoàng Tiến

62

Thống kê công tác xét giảm, đặc xá cho phạm nhân ở
Trại giam Hoàng Tiến

64

Bảng 2.3

Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là những giá trị chung của nhân loại, có tính phổ
quát, đòi hỏi tất cả các nhà nước phải tôn trọng, đảm bảo. Quyền con người
đã và đang là một vấn đề thu hút sự chú ý đặc biệt và rộng rãi của dư luận
thế giới. Trong các chương trình nghị sự và văn kiện của các hội nghị quốc
tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, vấn đề quyền con người luôn được đề
cập như là một trong các nội dung trọng tâm. Tôn trọng và thúc đẩy việc

đảm bảo quyền con người đã trở thành một xu thế chung của các quốc gia,
bất kể theo chế độ chính trị nào.
Quyền con người là một khái niệm rộng cả về chủ thể và nội dung.
Trong số các quyền con người dễ bị vi phạm và được cộng đồng quốc tế quan
tâm nhiều nhất có quyền của phạm nhân, tức là quyền của những người đang
phải thi hành án phạt tù. Luật nhân quyền quốc tế và pháp luật của các quốc
gia đều có những văn bản và quy định chi tiết về vấn đề này.
Ở Việt Nam, bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại
quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945 đã nhắc lại những luận điểm bất hủ
trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn Dân quyền và
Nhân quyền của Pháp. Người khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được, trong những quyền đó, họ có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh
phúc…”. Từ xuất phát điểm đó, việc đảm bảo quyền con người luôn được
quan tâm ở Việt Nam. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm
của các chính sách kinh tế, xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là
nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, đảm bảo thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảm bảo quyền con người luôn được
coi là một trong những nguyên tắc hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước,
1


trong đó có cơ quan thi hành án. Trong thực tế, Nhà nước Việt Nam đã xây
dựng được một hệ thống văn bản pháp luật toàn diện về bảo vệ quyền con
người trong một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm của đời sống xã hội, đó là việc
thi hành án phạt tù tại các trại giam.
Việt Nam đang ngày càng quan hệ gắn bó hơn với các quốc gia văn
minh trên thế giới. Việc bảo vệ quyền con người là một trong những vấn đề
được đánh giá là nền tảng để có được sự tôn trọng quốc gia và giúp tăng
cường các quan hệ hợp tác quốc tế. Trên cương vị là một thành viên của Liên

hợp quốc, Việt Nam đã tham gia vào nhiều văn kiện quốc tế để đảm bảo các
quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính
trị (ICCPR, Việt Nam gia nhập ngày 24/09/1982) Công ước của Liên Hợp
quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc
làm mất phẩm giá (Công ước chống tra tấn, CAT, 1984, Việt Nam tham gia
vào ngày 07/11/2013). Việc tham gia Công ước chống tra tấn đã tạo thêm
những cơ sở pháp lý đảm bảo cho quyền của phạm nhân, tuy nhiên trên thực
tế, việc thực hiện các quy định của công ước này đang gặp những khó khăn
nhất định như: Người phải chấp hành án phạt tù ngày càng tăng, hệ thống các
trại giam đang quá tải, cơ sở vật chất nhiều trại giam bị xuống cấp.
Trại giam Hoàng Tiến là một trong những trại giam lớn của nước ta do
Bộ Công an quản lý. Trong những năm qua, bằng việc thực hiện nghiêm
chỉnh những quy định pháp luật trong giam giữ, giáo dục, thực hiện chế độ
chính sách đối với phạm nhân, Trại giam Hoàng Tiến đã làm cho phạm nhân
tin tưởng và chấp hành nghiêm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước, tự giác, tích cực lao động cải tạo sớm được hưởng lượng khoan
hồng trở thành người công dân lương thiện có ích cho gia đình và xã hội. Mặc
dù vậy, cũng giống như các cơ sở giam giữ khác ở nước ta, do có số lượng
phạm nhân đông trong khi điều kiện vật chất còn hạn hẹp nên việc tổ chức

2


quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động sản xuất và truyền nghề cho phạm nhân
nói riêng, cũng như việc đảm bảo các quyền của phạm nhân nói chung, còn gặp
nhiều khó khăn, đòi hỏi cần được nghiên cứu và tìm ra các giải pháp giải quyết.
Trong bối cảnh trên, là một cán bộ đang làm việc tại Trại giam Hoàng
Tiến, học viên quyết định chọn đề tài: “Đảm bảo quyền con người trong thi
hành án phạt tù, từ thực tiễn Trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an” để thực
hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình, nhằm đóng góp vào việc thúc đẩy,

nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý phạm nhân của cơ quan mình trong
thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, quyền con người trong thi hành án phạt tù là vấn đề đã
được một số cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức liên chính
phủ, tổ chức phi chính phủ quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu
về vấn đề này hiện đã được công bố dưới nhiều hình thức như sách chuyên
khảo, tham khảo, luận án, luận văn, bài viết trên tạp chí, trong đó một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể như:
- Sách chuyên khảo "Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn" của GS.TS. Võ Khánh Vinh và PGS.TS. Nguyễn
Mạnh Kháng;
- Bài báo "Thực trạng pháp luật thi hành án phạt tù và phương hướng
hoàn thiện" của Tiến sĩ Phạm Văn Lợi đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 02/2006;
- Luận án Tiến sĩ Luật học: "Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh
vực thi hành án hình sự" của Vũ Trọng Hách;
- Luận án Tiến sĩ luật học: “Thực hiện pháp luật về quyên con người
của phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam” của Nguyễn Đức Phúc;

3


- Bài “Mối quan hệ giữa quyền con người và luật thi hành án hình sự”
của Đỗ Đức Hồng Hà trong cuốn Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên
ngành luật học, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010;
- Luận văn thạc sĩ Luật học: “Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi
hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người” của Hứa
Thị Thơ;
- Bài báo “Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật thi hành án hình

sự Việt Nam nhằm bảo vệ quyền con người của người chấp hành án phạt tù
của Nguyễn Thị Lan đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
số 3/2015…
Các công trình nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo hữu ích cho
tác giả khi thực hiện luận văn. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu đã nêu
được thực hiện trước khi Hiến pháp 2013 và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi
năm 2017), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015… được ban hành, vì thế chưa cập
nhật các chính sách và quy định pháp luật mới có liên quan. Ngoài ra, tính
đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu về việc đảm
bảo quyền con người trong thi hành án phạt tù từ thực tiễn của một trại giam,
trong đó có Trại Hoàng Tiến. Vì vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài
này vẫn có tính mới và có ý nghĩa cả về lý luận, thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Luận văn nhằm mục đích phân tích làm rõ các quy định của pháp luật
Việt Nam và quốc tế có liên quan đến việc đảm bảo quyền con người trong thi
hành án phạt tù, đối chiếu với các hoạt động thực tiễn của cán bộ Trại giam
Hoàng Tiến, từ đó đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo ngày
càng tốt hơn các quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Trại giam
Hoàng Tiến và các trại giam khác của nước ta trong thời gian tới.

4


3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần hoàn thành những nhiệm
vụ sau:
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về đảm bảo quyền con người
cho phạm nhân.
- Phân tích khung pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về đảm bảo

quyền con người cho phạm nhân.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng đảm bảo quyền con người cho phạm
nhân ở Trại giam Hoàng Tiến trong khoảng 5 năm trở lại đây, nêu ra những
kết quả và hạn chế và phân tích nguyên nhân.
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo
quyền con người cho phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
đảm bảo quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Trại giam Hoàng Tiến.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề đảm bảo quyền
con người trong thi hành án phạt tù, không mở rộng sang các vấn đề khác của
quyền con người.
Trong bối cảnh thi hành án phạt tù, phạm nhân (người bị thi hành án
phạt tù) là đối tượng chủ yếu và dễ bị tổn thương nhất về quyền. Vì thế, trong
luận văn này, những phân tích sẽ chỉ tập trung vào quyền của phạm nhân,
không mở rộng sang quyền của những đối tượng khác mà có số lượng ít hơn
và ít rủi ro về quyền hơn, cụ thể như quản giáo hay nhân viên y tế. Nói cách
khác, trong luận văn này, khái niệm đảm bảo quyền con người trong thi hành
án phạt tù được hiểu chủ yếu là đảm bảo quyền con người của phạm nhân
trong thi hành án phạt tù.
5


Về không gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn đảm bảo
quyền con người trong thi hành án phạt tù ở Trại giam Hoàng Tiến, không mở
rộng sang các cơ sở giam giữ khác trong và ngoài nước.
Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc đảm bảo quyền
con người trong thi hành án phạt tù ở Trại giam Hoàng Tiến từ năm 2015 đến

hết năm 2019.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác giả cũng vận dụng những lý thuyết về quyền
con người và về tư pháp hình sự để làm cơ sở phân tích, đánh giá.
Đề tài áp dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thực hiện phương pháp này, tác giả
đã thu thập tài liệu và nghiên cứu các kiến thức từ những nguồn tài liệu được
Nhà nước, Bộ Công an, các Học viện, nhà trường ban hành như: các Bộ luật,
Nghị định, Thông tư, sách chuyên khảo, giáo trình có liên quan, các đề tài,
luận văn, luận án, các báo cáo khoa học từ đó rút ra những vấn đề mang tính
lý luận, tính hệ thống trong công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ hoạt động thực tiễn của Trại
giam Hoàng Tiến, Bộ Công an, qua các đợt tổng kết các chuyên đề, tổng kết
hàng năm, tác giả tổng hợp và phân tích các báo cáo qua đó đúc rút những
kinh nghiệm thực tế mà Trại giam đã thực hiện và xây dựng thành văn bản,
vận dụng vào luận văn của mình để làm rõ thực trạng công tác quản lý, giáo
dục, cải tạo phạm nhân.
+ Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
thu thập số liệu về tình hình, cấu trúc, diễn biến của phạm nhân nhằm phục vụ
cho quá trình phân tích, so sánh.
+ Phương pháp điều tra điển hình: Được sử dụng để thu thập các thông

6


tin về công tác của Trại giam Hoàng Tiến. Các vụ việc được lựa chọn, khảo
sát nêu trong luận văn có tỉnh điển hình cho hoạt động của Trại giam.
+ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia được sử dụng để hỏi cán bộ,
chiến sĩ có kinh nghiệm thực tiễn, từ đó thu thập thông tin sát với thực tế

trong công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân; những khó khăn, vướng
mắc và kiến nghị, đề xuất; đồng thời tác giả cũng xin ý kiến một số chuyên
gia về nhân quyền trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Kết quả của việc nghiên cứu luận văn sẽ góp phần bổ
sung, nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận trong việc đảm bảo quyền con người
cho phạm nhân, đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập
trong các trường Công an nhân dân.
- Về thực tiễn: Luận văn làm rõ thực trạng đảm bảo quyền con người
trong thi hành án phạt tù ở Trại giam Hoàng Tiến, trên cơ sở đó phát hiện, chỉ
ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc đảm bảo quyền con người
cho phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Trại giam Hoàng Tiến để có
phương hướng và giải pháp hoàn thiện.
7. Bố cục luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo. Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về đảm bảo quyền con
người trong thi hành án phạt tù.
Chương 2: Thực trạng đảm bảo quyền con người trong thi hành án phạt
tù ở Trại giam Hoàng Tiến.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp đảm bảo quyền con người trong thi
hành án phạt tù từ thực tiễn Trại giam Hoàng Tiến.

7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
Như đã đề cập ở Phần Mở đầu, trong bối cảnh thi hành án phạt tù,

phạm nhân (người bị thi hành án phạt tù) là đối tượng chủ yếu và dễ bị tổn
thương nhất về quyền. Vì thế, chương này (và các chương khác) của luận văn
sẽ chỉ tập trung phân tích những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn và giải pháp
đảm bảo quyền của phạm nhân, không mở rộng sang quyền của những đối
tượng khác như quản giáo hay nhân viên y tế…
1.1. Quan điểm về quyền con ngƣời trong thi hành án phạt tù
1.1.1. Quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền con người của phạm nhân
Trong một xã hội văn minh thì quyền con người luôn phải được tôn
trọng và đảm bảo thực hiện. Đó là bởi quyền con người là những giá trị nhân
văn cao đẹp, hình thành qua một quá trình đấu tranh lâu dài của nhân loại, gắn
liền với các cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong
các cuộc đấu tranh đó, quyền con người được đặt lên hàng đầu và trở thành
mục tiêu chính. Xã hội loài người càng phát triển thì quyền con người ngày
càng được quan tâm. Giờ đây quyền con người không còn là mối quan tâm
của riêng một quốc gia nào mà trở thành mối quan tâm của toàn nhân loại. Đã
có hơn 100 văn kiện, trong đó có hơn 30 điều ước quốc tế (công ước, nghị
định thư) về quyền con người đã được Liên hợp quốc thông qua, trong đó
những văn bản quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người,
1948; Công ước về quyền dân sự và chính trị, 1966; Công ước về quyền kinh
tế, xã hội, văn hoá, 1966 … Hệ thống văn kiện này đã cho thấy mối quan tâm
sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với quyền con người.
Theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, quyền con người là của tất

8


cả mọi người. Tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại đều là chủ thể của
quyền con người, đều có cơ hội được hưởng thụ và bảo vệ các quyền con
người một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử về bất kỳ yếu tố nào. Cụ
thể, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã nêu rõ:

Với việc thừa nhận những quyền vốn có và các quyền bình đẳng
không thể thay thế được của mọi thành viên, của mỗi gia đình và
con người là cơ sở của tự do công bằng và hòa bình trên thế giới, do
vậy, Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các
quyền, mọi người đều có quyền và bổn phận đối xử với nhau trong
tình anh em.
Phạm nhân cũng là những con người, vì vậy, về nguyên tắc họ cũng là
chủ thể của các quyền con người được luật nhân quyền quốc tế bảo vệ. Tuy
nhiên, do họ đã thực hiện hành vi phạm tội, họ bị hạn chế hoặc tước bỏ một số
quyền con người, với tính chất là một sự trừng phạt cho hành vi của họ. Việc
tước một số quyền tự do dân sự của phạm nhân, vì vậy, không bị xem là trái
với luật nhân quyền quốc tế, vì điều này là để bảo vệ một lợi ích cao hơn, đó
là trật tự, an ninh của cộng đồng.
Mặc dù vậy, luật nhân quyền quốc tế không chấp nhận việc hạn chế hay
tước bỏ quá mức và tuỳ tiện các quyền của phạm nhân. Theo tinh thần của
luật nhân quyền quốc tế, dù là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải
chịu hình phạt, nhưng phạm nhân vẫn là những con người: “Phạm nhân mặc
dù bị mất quyền tự do nhưng vẫn được bảo vệ quyền con người”. Phạm nhân
vẫn là chủ thể của quyền, chỉ là bị hạn chế hưởng thụ một số quyền nhất định,
trong đó phổ biến nhất là tự do đi lại và cư trú.
Ngoài ra, trong bối cảnh bị giam cầm, phạm nhân trở thành một đối
tượng dễ bị tổn thương. Một số quyền của họ dễ bị vi phạm hơn so với bối
cảnh bình thường, trong đó bao gồm các quyền bất khả xâm phạm về thân thể,

9


danh dự, nhân phẩm. Chính vì vậy, phạm nhân là một nhóm cần phải được
quan tâm bảo vệ theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế. Quyền của phạm
nhân thật sự cần được các nhà nước và xã hội quan tâm và đảm bảo thực hiện

một cách nghiêm túc và đúng quy định. Trong vấn đề này, cộng đồng quốc tế
đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn
bản pháp luật về đảm bảo quyền con người của phạm nhân, như: Những
nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với phạm nhân (được thông
qua tại Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội ác và
đối xử với tội phạm tổ chức tại Giơ-ne-vơ năm 1955 và được Hội đồng kinh
tế - xã hội phê chuẩn bằng nghị quyết số 663C ngày 31/7/1957 và 2067 ngày
13/5/1977). Công ước chống tra trấn và đối xử hoặc hình phạt tàn bạo vô nhân
đạo (kèm theo Nghị quyết 39/46 ngày 10/12/1984 của Đại hội đồng Liên Hợp
Quốc, có hiệu lực từ ngày 26/6/1977)… Các văn bản này đã đề cập ở những
khía cạnh khác nhau, phản ánh những vấn đề mang tính nguyên tắc về quyền
con người nói chung và quyền của phạm nhân nói riêng.
Điều 10 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị quy định một
nguyên tắc nền tảng trong vấn đề này đó là: “Tất cả những người bị mất tự do
sẽ được đối xử bằng tình người và được tôn trọng vì những chân giá trị cố hữu
của con người ”. Quy định này cũng được tái khẳng định trong một số văn kiện
khác, bao gồm Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với phạm nhân
(Được thông qua và công bố theo nghị quyết số 45/111 của Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc thông qua ngày 14/12/1990) và một số văn kiện quốc tế về nhân
quyền ở cấp khu vực, ví dụ như Hiến chương Châu Phi về con người và quyền
của các dân tộc (Điều 5); Công ước Liên Mỹ về quyền con người (Điều 5).
1.1.2. Quan điểm của Việt Nam về quyền con người của phạm nhân
Với quan điểm xem con người là trung tâm của mọi vấn đề, xem việc
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền

10


vững, đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước, kể từ thập kỷ 1980, Nhà nước Việt Nam đã chủ động tham gia nhiều

điều ước và cơ chế quốc tế về quyền con người.
Cho đến hiện nay, Nhà nước Việt Nam là một trong những quốc gia
tham gia ký kết nhiều công ước về đảm bảo quyền con người trên thế giới,
trong đó có 7/9 công ước cơ bản về nhân quyền, bao gồm: Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa, 1966; Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị,1966; và Công ước chống tra tấn, 1984; Song song với
việc đó, Nhà nước Việt Nam cũng liên tục hoàn thiện hệ thống các văn bản
pháp luật liên quan đến quyền con người. Tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi
và bổ sung năm 2001), lần đầu tiên quyền con người được ghi nhận một cách
cụ thể và rõ ràng trong Điều 50: “Ở nước CHXHCNVN các quyền con người
về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các
quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và luật” [38]. Nội dung
của các quyền hiến định sau đó đã được thể hiện xuyên suốt trong các
chương, mục của Hiến pháp 1992, và được củng cố, bổ sung với mức độ đặc
biệt lớn trong Hiến pháp 2013.
Các quyền con người quy định trong Hiến pháp cũng đã được cụ thể
hoá trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Đối với quyền của phạm nhân,
trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật thi hành án hình sự…
của Việt Nam đã có nhiều quy định cụ thể để bảo vệ quyền của nhóm này.
Quốc hội cũng vừa thông Luật thi hành án hình sự năm 2019 với nhiều quy
định mở rộng quyền cho phạm nhân, nhằm tạo ra sự tương thích giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Trong thực tế, việc đảm bảo quyền con người trong quản lý, giam giữ,
giáo dục, phạm nhân đã được Nhà nước Việt Nam rất quan tâm. Với quan
điểm “Trấn áp kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo hóa”, Nhà

11


nước Việt Nam hiện đang kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là

“Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại ” để đối xử với phạm
nhân. Thực hiện chính sách nhân đạo đó, các trại giam đã thực hiện đầy đủ
các chế độ, tiêu chuẩn về ăn, mặc, ở khám chữa bệnh … cho phạm nhân.
Ngoài việc đảm bảo các chế độ ăn, mặc, ở khám chữa bệnh ... ở các trại giam
còn tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề cho phạm nhân, tổ chức cho phạm nhân
tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí. Nhà nước cũng đã
ban hành nhiều chế độ chính sách khoan hồng, nhân đạo với những người đã
có quá khứ phạm tội, nhằm tạo điều kiện cho họ sớm tái hòa nhập cộng đồng
và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Những phân tích ở trên cho thấy ở Việt Nam, việc giam giữ phạm nhân
không phải là sự trả thù của Nhà nước, cũng không phải là để trừng trị theo
nghĩa đơn thuần, mà là để giúp phạm nhân cải tạo để sớm tái hoà nhập cộng
đồng và trở thành người công dân có ích cho xã hội. Cách tiếp cận đó phù hợp
với tinh thần của luật nhân quyền quốc tế và đảm bảo rằng các quyền của
phạm nhân được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ một cách đầy đủ.
1.2. Khái niệm và nội dung đảm bảo quyền con ngƣời của phạm
nhân trong thi hành án phạt tù
1.2.1. Khái niệm đảm bảo quyền con người của phạm nhân trong thi
hành án phạt tù
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
Quyền con người là những hành vi hợp pháp mà cá nhân nhà nước
pháp nhân không ai có thể ngăn cấm, việc thực hiện quyền phụ
thuộc vào ý chí của chủ thể, không ai có thể bắt buộc, trừ khi
quyền, vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm. Quyền của chủ thể có
thể là quyền tự nhiên vốn có không do ai quyết định cho phép và
cũng có thể trên quy định của pháp luật trên cơ sở ủy quyền từ phái
chủ thể khác, theo đó: Quyền con người là tổng hợp các quyền tự
12



do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp lý của cá nhân các quyền kinh
tế xã hội là cốt lõi của quyền con người [26].
Theo Từ điển Công an nhân dân:
Quyền con người là những quyền mặc nhiên và cơ bản của con
người kể từ khi được sinh ra cho đến trọn đời mà không ai có
quyền tước bỏ, quyền con người bao gồm quyền được sống,
quyền tự do... [53].
Như đã phân tích ở phần trên, phạm nhân là người bị tòa án tước bỏ
hay hạn chế một số quyền công dân, nhưng: “Phạm nhân mặc dù bị mất
quyền tự do nhưng họ vẫn được bảo vệ quyền con người ”. Từ cách tiếp cận
đó, có thể hiểu quyền của phạm nhân là: “Sự đối xử của nhà nước đối với
người phạm tội đang chấp hành án phạt tù, nhằm đảm bảo những quyền cơ
bản của con người, cũng như sự hài hòa giữa các giá trị trừng phạt của pháp
luật với các tiêu chuẩn quốc tế về những quyền mà con người mặc nhiên có
được từ khi sinh ra”.
Theo các từ điển tiếng Việt phổ thông, “đảm bảo” có nghĩa là tạo điều
kiện để chắc chắn giữ gìn được, hoặc thực hiện được, hoặc có được những gì
cần thiết. Đảm bảo đòi hỏi có một mối quan hệ đi kèm, mà trong mối quan hệ
đó có chủ thể được đảm bảo (hay nhận được sự đảm bảo) trong khi có thể có
nghĩa vụ đảm bảo (hay thực hiện việc đảm bảo). Trong một số quan hệ xã hội,
đặc biệt là các quan hệ dân sự, các chủ thể tham gia có thể đóng cả hai vai trò,
vừa là người được đảm bảo, vừa là người có nghĩa vụ đảm bảo. Tuy nhiên,
trong quan hệ về nhân quyền, thông thường các chủ thể chỉ đóng một vai trò
(là người đảm bảo – tức là người có nghĩa vụ đảm bảo, hoặc là người được
đảm bảo – tức là người có quyền được đảm bảo).
Trong bối cảnh thi hành án phạt từ, chủ thể được đảm bảo (quyền) là
các phạm nhân, còn chủ thể đảm bảo (có nghĩa vụ) là các giám thị và cán bộ
khác của trại giam.
13



Tóm lại, từ những phân tích ở trên, có thể hiểu đảm bảo quyền con
người trong thi hành án phạt tù là việc cán bộ trại giam thực hiện đúng, đầy
đủ và nghiêm chỉnh các quyền của phạm nhân theo quy định của pháp luật
quốc gia và quốc tế.
1.2.2. Nội dung đảm bảo quyền con người trong thi hành án phạt tù
Nội dung đảm bảo quyền con người trong thi hành án phạt tù được thể
hiện thong qua các nội dung của các quyền của phạm nhân được hưởng và
được bảo vệ trong thời gian họ phải thi hành án.
Theo luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam, phạm nhân có
những quyền cơ bản sau đây:
1.2.2.1. Quyền sống, tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
và bất khả xâm phạm về thân thể của phạm nhân
Điều 6 Công ước quốc tế về quyền chính trị và quyền công dân quy
định: “Mọi người đều có quyền sống, điều này sẽ được pháp luật bảo vệ,
không ai có quyền tự ý tước bỏ quyền sống của họ”.
Tôn trọng quyền sống, danh dự, nhân phẩm và bất khả xâm phạm về
thân thể cũng đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản
pháp luật khác như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự ... Điều 20 Hiến
pháp năm 2013 nước CHXHCNVN quy định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo
lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân,
quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ
trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do
luật định [43, Điều 20].

14



Quyền sống là quyền trước tiên và quan trọng nhất của con người,
mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật đến quyền sống của con người đều bị
coi là hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất, bị nghiêm trị theo quy định của
pháp luật. Bộ luật Hình sự đã dành 18 điều quy định những mức án nghiêm
khắc nhất đối với các tội trực tiếp hay gián tiếp xâm phạm đến quyền sống
của con người.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và tôn trọng danh dự, nhân phẩm
cũng được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Bộ luật Hình sự có các điều khoản quy
định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người. Luật THAHS 2010 cũng quy định: “Đảm bảo nhân đạo xã hội chủ
nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành
án” [42, Điều 4, Khoản 3]. Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12
năm 2011 quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh
hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân cũng đã quy định cụ thể về chế độ,
chính sách cho phạm nhân nhằm đảm bảo quyền con người trong thi hành án
phạt tù (Chương III: Quy định chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chữa bệnh của
phạm nhân). Qua đây có thể thấy rằng, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ
lực trong việc đảm bảo quyền sống, quyền được tôn trọng danh dự, nhân
phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể, đặc biệt là đối với những người đang
chấp hành án phạt tù tại các trại giam.
1.2.2.2. Quyền ăn, mặc, ở
Ăn, mặc, ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Phạm
nhân cũng là con người nên họ có quyền được hưởng các quyền cơ bản của
con người, trong đó có quyền về ăn, mặc, ở.
Về ăn, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống để đảm
bảo cho phạm nhân không bị đói hay ốm đau do thiếu chất dinh dưỡng đã
được pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam hết sức quan tâm. Trên


15


thực tế nếu đảm bảo thực hiện tốt chế độ ăn uống cho phạm nhân thì tình
trạng chống phá, trốn trại giảm xuống một cách rõ rệt, hiệu quả lao động,
học tập, cải tạo tăng lên.
Về vấn đề này, Điều 20, Nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối
xử với phạm nhân quy định:“Mọi phạm nhân vào thời điểm nhất định trong
ngày sẽ được cung cấp thức ăn có đầy đủ giá trị dinh dưỡng, đảm bảo sức
khoẻ và thể lực”. Ở mỗi quốc gia, chế độ ăn của phạm nhân phụ thuộc vào
mức sống bình quân của người dân, song nhìn chung, chế độ ăn của phạm
nhân không vượt quá mức sống của một người dân bình thường. Tại một số
quốc gia, chế độ ăn uống của phạm nhân hết sức eo hẹp, xuất phát từ thu nhập
bình quân trên đầu người của người dân còn thấp. Ở Việt Nam, mặc dù mức
sống của người dân còn thấp nhưng chế độ ăn uống của phạm nhân vẫn được
nhà nước hết sức quan tâm. Luật THAPT 2010 quy định:
Phạm nhân được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh,
thịt, cá, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm
nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, thì
định lượng ăn được tăng thêm. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp
luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu
chuẩn ăn ngày thường. Căn cứ yêu cầu đảm bảo sức khỏe của phạm
nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án,
Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế,
ngân sách và biến động giá cả thị trường [42, Điều 42, Khoản 1].
Nghị định 117/NĐ-CP cũng quy định rõ:
Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo tiêu chuẩn định lượng mỗi
tháng: 17kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá; 0,5 kg đường loại
trung bình; 01 kg muối; 15 kg rau xanh; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg
bột bọt; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.


16


Ngày Tết Nguyên đán (bao gồm 01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm
âm lịch), ngày Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01), ngày Giỗ tổ Hùng
Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch), các ngày lễ: 30 tháng 4, 01 tháng 5,
02 tháng 9, phạm nhân được ăn gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn thường.
Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của
pháp luật, định lượng có thể được tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn
định lượng nêu trên.
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định
lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để đảm bảo cho phạm
nhân ăn hết tiêu chuẩn [5, Điều 8, Khoản 1].
Về mặc, Nguyên tắc tiêu chuẩn tối thiểu trong việc đối xử với phạm
nhân cũng đã đưa ra những quy định về mặc cho phạm nhân. Điều 17 quy
định: “Tất cả phạm nhân không được phép mặc quần áo của mình, phải được
cung cấp quần áo vừa với người, phù hợp với khí hậu và đủ để giữ gìn sức
khỏe, những quần áo này không được quá cũ hoặc rách nát”.
Ở hầu hết quốc gia trên thế giới, khi phạm nhân vào trại giam sẽ được
cấp phát đồ dùng, quần áo theo một mẫu quy định riêng. Đồ dùng, quần áo
được cung cấp cho phạm nhân theo mẫu quy định nhằm đảm bảo tính công
bằng giữa các phạm nhân, đồng thời loại trừ được nguyên nhân điều kiện cho
phạm nhân trốn trại. Tuy nhiên, quần áo dành riêng cho phạm nhân là để phân
biệt với những người bên ngoài xã hội chứ không được coi là một hình phạt,
hay làm giảm đi giá trị của phạm nhân.
Nhà nước Việt Nam cũng rất quan tâm tới chế độ mặc cho phạm nhân.
Điều 43 Luật THAPT 2010 quy định:
Phạm nhân được cấp quần áo theo mẫu thống nhất, khăn mặt, chăn,

chiếu, màn, dép, mũ hoặc nón, xà phòng; phạm nhân nữ được cấp

17


×