ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÒNG NỘI VỤ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH XÃ HỘI THỊ XÃ CỬA LÒ.
1 - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA THỊ XÃ CỬA LÒ
1.1 Sơ lược lịch sử thành lập và phát triển
a. Đặc điểm về địa lý và dân cư
- Vị trí địa lý: Thị Xã Cửa Lò là vùng đất ven biển thuộc tỉnh Nghệ An,
cách Thành Phố Vinh 20km về phía đông bắc, gồm 7 phường xã với 71 khối
xóm và 2 đảo. Với diện tích đất tự nhiên 2.870 ha ( chưa tính đảo Ngư và đảo
Mắt ), dân số hơn 45.000 người.
Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Nghi Lộc
Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân ( Tỉnh Hà Tĩnh )
Phía Đông giáp Biển Đông
Thị Xã Cửa Lò có các tuyến đường bộ: Cửa Lò đi Quán Bánh và Sân bay
Vinh ( quốc lộ 46 ), Cửa Lò đi Quán Hành (đường 534 ), Cửa Lò đi Vinh
( đường 535 ). Mặt khác, Cửa Lò còn có mạng lưới giao thông đường thuỷ, có
đường biển quốc tế đi từ cảng Cửa Lò đến nhiều nước trên thế giới và vào
Nam ra Bắc, Cảng Cửa Lò mở rộng 4 bến, công suất 1,7 triệu tấn/năm, ngoài
ra còn có cảng Cửa Hội đã đưa vào hoạt động.
Là 1 đô thị trẻ của Tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng kinh tế động lực Vinh
– Nam Đàn - Cửa Lò, có 2 cảng lớn nhất nhì vùng Bắc Trung Bộ, có bãi tắm lý
tưởng, có tiềm năng lớn về khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản,
có điều kiện giao thông thuỷ, bộ, Cửa Lò có một lợi thế quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cửa ngõ giao lưu hàng hoá xuất
nhập khẩu, là điểm xuất phát của tỉnh Nghệ An trong chiến lược “ hướng ra
1
Mai Lê Trang T42.LĐ3
1
biển Đông “, khai thác tiềm năng biển và kinh tế đối ngoại , kinh tế du lịch,
dịch vụ thương mại.
Đặc điểm dân cư: Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 01 năm 2008
dân số Thị Xã Cửa Lò là hơn 45.000 người. Trong đó nam giới chiếm 49.7 %,
nữ giới chiếm 50.3 %. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1.6%. Mặt khác, cư dân
của Cửa Lò có tỷ lệ giáo dân khá cao, chiếm 11 % tổng số dân toàn Thị Xã.
Với những đặc điểm về vị trí địa lý và đặc điểm dân cư như trên, Cửa Lò
sẽ có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội một cách vững
chắc.
b. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thị Xã Cửa Lò với ba mặt là sông biển nên được gọi là thị xã biển, có
bờ biển dài 10km, từ cảng thương mại quốc tế Cửa Lò đến cảng cá Cửa Hội,
trong đó bãi tắm dài 8.3km. Vì vậy, Cửa Lò phát triển mạnh về du lịch, dịch
vụ và đánh bắt chế biến thuỷ hải sản. Trong những năm qua, dưới sự lãnh
đạo của các cấp uỷ đảng, sự điều hành của chính quyền và sự nỗ lực của
toàn thể nhân dân trong thị xã, kinh tế xã hội của thị xã đã có sự thay đổi rõ
rệt, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao đáng kể. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm trên địa bàn thị xã luôn ở mức cao.
c. Khái quát về quá trình hình thành, phát triển của Thị Xã Cửa Lò và
phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò.
Quá trình hình thành và phát triển của phòng NVLĐTBXH gắn liền với
sự thành lập và phát triển của Thị Xã Cửa Lò. 14 năm trước Thị Xã Cửa Lò
được thành lập theo QĐ số 113/QĐ-CP ngày 29/8/1994 của chính phủ. Về tổ
chức chính quyền gồm có 7 phòng chức năng trong đó có Phòng NVLĐTBXH
ngày nay. Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức
2
Mai Lê Trang T42.LĐ3
2
bộ máy, các hội nghề nghiệp, hội quần chúng, các tổ chức sự nghiệp; thực
hiện các chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng hưởng chính sách
người có công; giải quyết việc làm – xóa đói giảm nghèo, trong đó có mảng
Bảo hiểm xã hội và Thi đua khen thưởng. Biên chế của Phòng lúc đó gồm 05
người ( 01 trưởng phòng, 04 cán bộ phụ trách )
Đến năm 2001, mảng Bảo hiểm xã hội được tách riêng thành tổ chức
Bảo hiểm Thị Xã Cửa Lò ngày nay, mảng Thi đua khen thưởng được giao cho
văn phòng UBND Thị Xã Cửa Lò phụ trách. Phòng thực hiện chức năng của
mình về công tác ưu đãi người có công, giải quyết việc làm - xoá đói giảm
nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội…
Đến năm 2005 Phòng Tổ chức Lao Động Thương Binh Xã Hội được đổi
tên thành Phòng Nội Vụ Lao Động Thương Binh Xã Hội Thị Xã Cửa Lò cho
đến ngày nay. Hiện tại biên chế của phòng gồm 07 người ( 01 trưởng phòng,
02 phó phòng , 04 cán bộ phụ trách ). Phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
UBND Thị Xã, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Nội Vụ và Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Tỉnh Nghệ An.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò
a. Chức năng :
- Phòng NVLĐTB-XH Thị Xã Cửa Lò là cơ quan chuyên môn trực thuộc
UBND Thị Xã đồng thời là tổ chức của ngành LĐTBXH từ Trung Ương đến
các quận, huyện.
- Phòng NVLĐTBXH giúp UBND Thị Xã thực hiện chức năng quản lý nhà
nước và tổ chức thực hiện của hành động về lĩnh vực Thương binh, Liệt sĩ,
Ngưòi có công.
3
Mai Lê Trang T42.LĐ3
3
b. Nhiệm vụ :
- Tham mưu giúp UBND Thị Xã, đề xuất với UBND Tỉnh về phương án tổ
chức bộ máy chức năng nhiệm vụ của phòng ban thuộc UBND Thị Xã; các cơ
quan quản lý nhà nước và tổ chức quản lý sự nghiệp thuộc Thị Xã Cửa Lò
quản lý.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để hướng dẫn và chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ
lao động, chương trình xoá đói giảm nghèo…
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chính sách, chế độ với
thương binh, liệt sĩ, người và gia đình có công với cách mạng, quân nhân
phục viên, chuyển ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người gia không nơi
nương tựa, người gặp khó khăn, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng
xã hội khác cần có sự giúp đỡ của Nhà nước…
- Quản lý đội ngũ công chức, viên chức nhà nước; xây dựng quy hoạch
kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng công chức viên chức thuộc thẩm
quyền UBND thị xã quản lý.
- Quản lý chỉ đạo các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động, TBXH trên địa
bàn quy định.
- Quản lý các nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi bia ghi công ở Thị
Xã Cửa Lò.
- Phối hợp với các ngành, các đoàn thể trên địa bàn Thị Xã, chỉ đạo xây
dựng phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội
bằng các hình thức chăm sóc đời sống vật chất tinh thần, thăm hỏi động viên
thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
4
Mai Lê Trang T42.LĐ3
4
- Chủ trương phối hợp với các phòng ban ngành có liên quan; tổ chức
điều tra nắm chắc nguồn lao động của thị xã, phục vụ cho việc thực hiện các
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo định kỳ hằng năm và
dài hạn.
- Phối hợp chỉ đạo chương trình phòng chống tệ nạn xã hội trước hết là
tệ nạn mại dâm và nghiện ma tuý.
- Tổ chức sơ kết tổng kết các mặt công tác NVLĐTBXH hàng năm và
từng thời kỳ, đề nghị khen thưởng tổ chức cá nhân có thành tích trong công
tác LĐTBXH
c. Hệ thống tổ chức bộ máy của phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò
* Hệ thống tổ chức bộ máy nói chung
Phòng NVLĐTBXH Thị Xã Cửa Lò là đơn vị trực thuộc UBND Thị Xã, là
tổ chức của ngành LĐTBXH có một cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ chức theo
kiểu trực tuyến bao gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 04 cán bộ
chuyên môn.
5
Mai Lê Trang T42.LĐ3
5
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÒNG NVLĐTBXH THỊ XÃ CỬA LÒ
Nhận xét: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức quản lý của phòng đơn giản,
gọn nhẹ, mỗi cán bộ giữ một vị trí chuyên môn khác nhau nhưng đều nhằm
mục đích đáp ứng tốt yêu cầu công việc, phù hợp với phòng có quy mô nhỏ
như phòng NVLĐTBXH, với chế độ một thủ trưởng đảm bảo sự lãnh đạo
chung được tốt nhất. Nhưng với chế độ quản lý này người lãnh đạo phải ra
nhiều quyết định quản lý ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
* Tổ chức bộ máy của phòng NVLĐTBXH.
6
Mai Lê Trang T42.LĐ3
Trưởng Phòng
Phó phòngPhó phòng
Cán bộ
tổ chức
bộ máy,
tổ chức
cán bộ
Cán bộ
LĐ,
GQVL,
XĐGN
,
TNXH
Cán bộ
phụ
trách
thương
binh,
liệt sỹ,
người
có công
Cán bộ
công
tác tổ
chức
Cán bộ
quản lý
hồ sơ
& tiền
lương
BTXH
Cán
bộ lao
động
TBXH
Kiêm
kế
toán
6