Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Phát huy năng lực cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa khoa học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC HỢP


SÁNG KIẾN
PHÁT HUY NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHOÁ KHOA HỌC XÃ HỘI

Lĩnh vực : Giáo dục Tập thể/NGLL
Tác giả

: Nguyễn Thị Hiếu
Tạ Thị Thu Mai - Hoàng Thị Tươi

Tổ

: SỬ - ĐỊA - GDCD

Năm học 2017 - 2018


LÍ LỊCH ĐỀ TÀI
Họ tên nhóm tác giả:
* Chủ trì: Nguyễn Thị Hiếu
- Chức vụ: Giáo viên môn Lịch Sử, tổ phó tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân
* Cộng sự:
1. Tạ Thị Thu Mai
2. Hoàng Thị Tươi
- Chức vụ: Giáo viên môn Địa Lí
- Đơn vị: Trường THPT Đức Hợp - Kim Động


Tên đề tài:
Phát huy năng lực cho học sinh THPT
thông qua hoạt động ngoại khóa Khoa học xã hội

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Thực trạng của hoạt động ngoại khoá ở trường THPT
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật, kiến thức không còn là “tài sản” riêng của trường học mà học sinh có thể
tiếp nhận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đó giáo dục đứng trước yêu
cầu cải cách một cách căn bản và toàn diện. Nội dung Đổi mới giáo dục đào tạo
được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 29 HNTW 8 khóa XI - Chuyển từ dạy học
chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất học sinh.
Đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và
kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực học tập để hình thành và
phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới có
nhiều hình thức giáo dục được áp dụng, trong đó có tổ chức hoạt động ngoại
khóa (HĐNK) trong nhà trường.
HĐNK là một hoạt động quan trọng trong quá trình nhận thức của con
người nhằm chiếm lĩnh tri thức, khám phá ra các quy luật khoa học. HĐNK còn
là hoạt động quan trọng của người học sinh nhằm bổ sung, ôn luyện, củng cố,
khắc sâu, mở rộng kiến thức, vốn sống. Đặc biệt HĐNK là một bộ phận quan
trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông, góp phần tích cực vào việc
thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Hoạt động này là sự tiếp nối các
hoạt động dạy học ở trên lớp, nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện, góp
phần hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh.
Thực tế hiện nay hoạt động ngoại khóa khoa học xã hội (KHXH) ở các cơ

sở giáo dục phổ thông vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Vì thế, để góp phần khắc
phục các nhược điểm và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động ngoại khóa
KHXH chúng tôi lựa chọn và quyết định thực hiện đề tài: “Phát huy năng lực
cho học sinh THPT thông qua hoạt động ngoại khóa Khoa học xã hội”
I.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa
* Tác dụng giáo dục
- Hoạt động ngoại khoá góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch,

2


tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khoá
được thực hiện cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của học sinh cộng với sự
giúp đỡ thích hợp của giáo viên sẽ động viên học sinh nỗ lực hết mình giải quyết
vấn đề đặt ra.
- Hoạt động ngoại khoá làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú đa
dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học
sinh lòng hăng say yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng
lực sẵn có của học sinh. Qua ngoại khoá học sinh có điều kiện tự làm, tập dượt
phát huy óc sáng tạo, tự tin ở mình, có thể dám nghĩ dám làm.
* Tác dụng giáo dưỡng
- Hoạt động ngoại khoá góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học
sinh. Thông qua hoạt động ngoại khoá, kiến thức học sinh thu nhận được sẽ sâu
sắc hơn. Trong khi tiến hành hoạt động ngoại khoá, học sinh được tự mình
nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc
kĩ lưỡng. Chính vì thế hoạt động ngoại khoá góp phần đắc lực trong việc phát
triển trí lực và khả năng sáng tạo của học sinh.
- Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khoá có những phần giáo
viên không thể giới thiệu hết được. Những phần này nếu được bổ sung bởi hoạt
động ngoại khoá thì kiến thức của học sinh sẽ được mở rộng thêm. Học sinh có

thể thu nhận được kiến thức dưới nhiều hình thức như: Nhóm ngoại khoá, câu
lạc bộ khoa học, hội vui, hội thi...
* Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp
Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được phát huy một số năng lực như:
Tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng
những dụng cụ, thiết bị thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản
tới hiện đại… qua đó sẽ nảy nở ở học sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có
ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn trong tương lai.
* Hoạt động ngoại khoá là điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể thử
nghiệm các phương pháp, kĩ thuật dạy học, ứng dụng công nghệ thôn tin:
Qua hoạt động ngoại khoá giáo viên có điều kiện tốt để thực hiện và kiểm

2


tra các kết quả nghiên cứu của mình, do giáo viên nắm vững khả năng, tâm lí
của học sinh nên hiệu quả của việc thử nghiệm sẽ cao hơn.
I.3. Phạm vi, giới hạn, vấn đề nghiên cứu
I.3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân trường
THPT Đức Hợp.
- Học sinh trường THPT Đức Hợp
I.3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Hoạt động ngoại khoá: Phát huy năng lực cho học sinh THPT thông qua
hoạt động ngoại khóa Khoa học xã hội
I.3.3. Vấn đề nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu về hoạt động ngoại khóa ở nhà trường THPT
II. Phương pháp tiến hành
II.1. Cơ sở lý luận
Hình thức tổ chức dạy học là một thành tố trong cấu trúc của quá trình

dạy học. Hình thức tổ chức dạy học được hiểu là cách tổ chức sắp xếp và tiến
hành quá trình dạy học. Nó còn được coi là cách sắp xếp tổ chức các biện pháp
sư phạm thích hợp, nó thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh, quan hệ giữa học sinh với nhau, theo số
lượng người học, theo không gian diễn ra quá trình dạy học, theo cơ sở vật chất,
thiết bị kĩ thuật phục vụ cho quá trình dạy học.
Hệ thống hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học phổ thông gồm có
các hình thức chủ yếu sau:
+ Hình thức lớp - bài (lên lớp)
+ Hình thức dạy học theo nhóm
+ Hình thức tự học
+ Hình thức thực hành
+ Hình thức thảo luận và xêmina
+ Hình thức giúp đỡ riêng (phụ đạo)
+ Hình thức hoạt động ngoại khoá

2


+ Hình thức tham quan học tập
+ Hình thức trò chơi
+ Hình thức kể chuyện
+ Hình thức nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, dựa theo thành phần học sinh người ta còn phân thành dạy học
cá nhân, dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm.
Theo quan điểm hiện đại về dạy học (dạy học bằng hoạt động, thông qua
hoạt động của học sinh) thì việc tổ chức dạy học thực chất là tổ chức cho học
sinh hoạt động tự lực thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, phát triển năng
lực và hình thành thái độ. Trong mỗi hình thức tổ chức dạy học lại có nhiều cách
thức tổ chức hoạt động của học sinh. Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động phải

tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung, phương tiện dạy học và trình độ học sinh.
Mỗi hình thức tổ chức dạy học có ưu điểm riêng, đáp ứng được việc thực hiện
một số mặt trong mục tiêu chung của dạy học KHXH. Việc phối hợp khéo léo,
hài hòa các hình thức tổ chức dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo ra một chất
lượng toàn diện ở học sinh.
Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khoá, đồng
thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã sớm xuất hiện mâu thuẫn giữa
nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chương trình. Để giải
quyết mâu thuẫn này, người ta tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo điều
kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng
thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt hoạt
động nào đó.
Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm:
+ Hoạt động ngoại khoá được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang
tính bắt buộc mà tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học
sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.
+ Hoạt động ngoại khoá có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: Dạng tập
thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng
thường kì, dạng đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội.

2


+ Hoạt động ngoại khoá có thể được tổ chức theo những hình thức như:
Tổ ngoại khoá; câu lạc bộ khoa học; dạ hội khoa học; dạ hội nghệ thuật .v.v...
+ Nội dung ngoại khoá rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hoá, khoa học
công nghệ, thể dục thể thao, kĩ thuật... nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu,
làm phong phú thêm những điều đã được học trong các giờ nội khoá của môn
học tương ứng.
+ Ngoại khoá do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên

cộng sản Hồ Chí Minh... và học sinh của một lớp hay một số lớp... thực hiện.
Để tiến hành các hoạt động ngoại khoá đạt hiệu quả tốt đẹp đòi hỏi phải có
sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của nhà trường, của hội cha
mẹ học sinh và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa... bên cạnh đó, giáo viên cần
động viên được sự tham gia nhiệt tình của tập thể học sinh, của mỗi cá nhân, cần
tạo dựng được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động ngoại khoá.
II.2. Cơ sở thực tiễn
Để nhận biết thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá KHXH ở các
trường THPT, qua thực tế giảng dạy ở trường THPT kết hợp với tiến hành điều
tra ở một số trường THPT thuộc các khu vực lân cận kết quả cho thấy:
Tại nhiều trường THPT hoạt động ngoại khoá KHXH đã nhiều năm
không tổ chức được, số trường tổ chức được hoạt động ngoại khoá còn ít và việc
tổ chức phần nhiều là chung cho tất cả các môn học. Trong các trường có tổ
chức ngoại khoá KHXH, hội thi và hội vui là hình thức thường được sử dụng.
Ở các trường THPT, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá KHXH cho học
sinh còn rất hạn chế và hoạt động ngoại khoá chưa phát huy được vai trò, tác
dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học KHXH.
Gần đây, về mặt nhận thức nhiều giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng
của các hoạt động ngoại khóa nên thường xuyên tổ chức hoạt động này dưới
nhiều hình thức khác nhau
Học sinh ở cấp học THPT thích thể hiện mình và muốn khẳng định mình
nên các em rất hào hứng với các hoạt động học tập và tham gia rất tích cực với
số lượng đông đảo

2


Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa
nhìn một cách đúng đắn vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên
trong quá trình chỉ đạo, quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp còn nhiều hạn chế, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác phối kết hợp
còn chưa hiệu quả. Hơn nữa nhiều giáo viên chỉ chú trọng vào công tác chuyên
môn nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại
khóa. Do vậy ngoại khóa còn hình thức, đơn điệu, nhàm chán và chưa thu hút
được hầu hết học sinh tham gia
Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường còn thiếu nhất là các trường ở vùng
sâu, vùng xa và vùng nông thôn kể cả phục vụ cho hoạt động chính khóa và
ngoại khóa.
Ở nhiều trường nguồn kinh phí dành cho các hoạt động ngoại khóa còn ít
nên việc tổ chức gặp nhiều khó khăn, hình thức ngọai khóa còn đơn điệu
Ngoài ra học sinh THPT đã có sự phân hóa trong quá trình học tập, các
em tập trung hơn vào nhóm các môn phục vụ thi THPTQG nên nhiều khi không
quan tâm đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp
II.3. Biện pháp tiến hành và thời gian
II.3.1. Biện pháp tiến hành
- Thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Đức Hợp, Kim Động.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
II.3.2. Thời gian
- Thời điểm bắt đầu: Từ đầu năm học 2016 - 2017
- Thời gian hoàn thành: Tháng 3 năm 2018
II.4. Đóng góp của đề tài
- Đề xuất được phương pháp xây dựng và tổ chức hoạt động ngoại khoá
cho học sinh trường THPT theo hướng phát huy năng lực học sinh.
- Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và các môn học khác.
II.5. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc đề tài gồm các phần:

2



A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Mục tiêu của đề tài
II. 1. Xây dựng nội dung của hoạt động ngoại khoá sử dụng biểu mẫu điều tra
trực tuyến Google Form
II. 2. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá
II. 2.1 Tổ chức hoạt động ngoại khoá với Kahoot
II. 2.2 Tổ chức hoạt động trò chơi "Rung chuông vàng" với sự hỗ trợ của các
Slide trình chiếu Powerpoint
II. 3. Thiết kế các nội dung hoạt động ngoại khoá thành các bài giảng Elearning và đăng tải trên Schoology.com
II.4. Kết quả thực nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Mục tiêu của đề tài
- Giúp cho giáo viên tự trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn
phục vụ cho công tác giảng dạy
- Bồi dưỡng cho hoạc sinh năng lực tự học, trước hết ở các môn KHXH
không chỉ đơn thuần từ sách giáo khoa, mà còn được khai thác từ nhiều nguồn
như báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang điện tử,.... Từ đó bồi dưỡng thêm
cho các em khả năng tự học suốt đời để tự hoàn thiện bản thân.
- Qua ngoại khóa KHXH giúp giáo viên và học sinh phát huy một số năng
lực như: năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực tư duy tổng hợp theo
lãnh thổ, năng lực học tập tại thực địa, năng lực giao tiếp, hợp tác,… Qua đó góp
phần đắc lực trong việc phát triển và hoàn thiện trí lực và khả năng sáng tạo của

học sinh. Đặc biệt trong xã hội hiện đại năng lực giao tiếp có ý nghĩa hết sức
quan trọng để thê hiện bản thân và khẳng định bản thân. Làm tốt các hoạt động
ngoại khóa giúp các em học sinh tự tin hơn vào bản thân và giúp các em giải
phóng được những thế mạnh tiềm ẩn của riêng mình.
Thông qua các hình thức ngoại khóa KHXH góp phần tăng thêm tinh thần
đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong lớp, trong trường từ đó giáo dục tinh
thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau khi khó khăn không chỉ trong học tập mà
còn ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
Hơn nữa các hoạt động ngoại khóa KHXH còn giúp học sinh mở rộng,
đào sâu kiến thức các môn xã hội, giúp các em có nhận thức đầy đủ về vai trò
các môn KHXH trong trường phổ thông vì vậy góp phần nâng cao vị thế của các
môn học mà trước đây vẫn bị coi là “môn phụ”
Các hoạt động ngoại khoá KHXH góp phần tăng thêm hứng thú học tập
các môn KHXH và bước đầu giúp học sinh THPT xác định được các môn thế
mạnh để có định hướng tốt trong các kì thi THPTQG và định hướng được được
cơ bản các nghề nghiệp liên quan.
Thông qua hoạt động ngoại khoá còn giúp giáo hiểu rõ hơn về tình hình
học tập, thế mạnh của từng học sinh từ đó sẽ có biện pháp phân loại, giúp đỡ

2


học sinh kịp thời. Qua đó còn tăng thêm hiểu biết, hình thành và phát triển tình
cảm thân thiên giữa giáo viên và học sinh.
II. Các giải pháp cụ thể
Nhằm tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, và chú trọng vào việc
xây dựng những kĩ năng cần thiết cho học sinh; chúng tôi đã tiến hành một số
phương pháp sau:
II.1. Xây dựng nội dung của hoạt động ngoại khoá sử dụng biểu mẫu điều
tra trực tuyến Google Form.

Google form là một ứng dụng hữu ích trong các ứng dụng do Google xây
dựng và phát triển. Với mục đích chính là để tạo Form đăng ký, khảo sát online.
Trong quá trình tổ chức sự kiện, vấn đề quản lý người đăng ký như truyền thống
thường gây khó khăn và khó kiểm soát.
Việc sử dụng biểu mẫu Google mang lại những lợi ích sau:
- Cho phép nhận các câu trả lời nhanh chóng. Có thể áp dụng vào những
công việc như: Lên kế hoạch cho chuyến cắm trại tiếp theo, quản lý đăng ký sự
kiện, chuẩn bị một cuộc thăm dò nhanh, thu thập địa chỉ email cho bản tin, tạo
một trò chơi giải đố nhanh ...
- Tạo bản khảo sát bằng kiểu trình bày ta có thể sử dụng ảnh hoặc biểu
trưng của riêng của mình, hỏi và đáp theo nhiều cách : Chọn từ một loạt các tùy
chọn câu hỏi, từ câu hỏi trắc nghiệm đến danh sách thả xuống theo thang tuyến
tính. Thêm hình ảnh và video trên YouTube hoặc sáng tạo hơn bằng tính năng
phân nhánh trang và logic bỏ qua câu hỏi.
- Tạo hoặc phản hồi nhanh chóng : Biểu mẫu có tính phản hồi. Điều này
đồng nghĩa với việc ta có dễ dàng (và khéo léo) tạo, chỉnh sửa cũng như phản
hồi biểu mẫu trên màn hình lớn và nhỏ.
- Biểu mẫu có thể được sắp xếp và phân tích một các linh hoạt : Các câu
trả lời cho bản khảo sát của bạn được thu thập gọn gàng và tự động trong Biểu
mẫu với thông tin phản hồi và biểu đồ trong thời gian thực. Ngoài ra, hãy cân
nhắc thêm dữ liệu của bạn bằng cách xem tất cả nội dung của dữ liệu trong
Trang tính.

2


- Biểu mẫu cho phép hợp tác cùng xây dựng phát triển. Người lập biểu
mẫu có thể thêm cộng tác viên để cho phép bất kì ai như bạn bè, bạn học, đồng
nghiệp...cùng xây dựng biểu mẫu.Việc này cho phép hướng tới một cộng đồng
học tập tương tác và xây dựng năng lực hợp tác của học sinh.

Trên cơ sở tính năng của Google Form, trước các hoạt động ngoại khoá ta
có thể xây dựng biểu mẫu điều tra để tìm hiểu những vấn đề mà học sinh quan
tâm, những nội dung mà người học có nguyện vọng tìm hiểu thêm để từ đó xây
dựng nội dung các hoạt động ngoại khoá cho phù hợp. Đồng thời tạo tâm thế
tích cực chủ động cho học sinh khi tham gia vào các hoạt động này. Việc này
nếu chỉ tiến hành bằng phương pháp điều tra với phiếu điều tra truyền thống sẽ
mất rất nhiều công sức và thời gian để cung cấp và xử lí số liệu thu được.
Giáo viên có thể thiết kế biểu mẫu điều tra, thông báo tới học sinh và cấp
link rút gọn trên bảng tin của trường để toàn bộ học sinh có thể tham gia qua đó
thu thập được đông đảo ý kiến của học sinh.

2


Phiếu thu thập thông tin nội dung hoạt động ngoại khoá
của tổ Sử - Địa - GDCD
Link form:
/>SLcRmjvqYENooZSqIpIR3QQ/viewform?usp=sf_link
Link rút gọn số 1: />Link rút gọn số 2: />
2


2


2


(Kết quả điều tra của biểu mẫu Kế hoạch Ngoại khóa)
Từ kết quả điều tra tổ Sử - Địa - GDCD xây dựng kế hoạch tổ chức ngoại

khoá cụ thể (Phần phụ lục)

2


II.2. Sử dựng các phần mềm hỗ trợ việc tổ chức các hoạt
động ngoại khoá.
Theo các chuyên gia ngành CNTT, thế giới phẳng của kỷ nguyên toàn cầu
hóa cần đến những con người năng động, biết làm chủ công nghệ, nắm bắt và xử lý
tốt thông tin. Vì thế, cách dạy và cách học cũng phải thay đổi theo hướng học tập
chủ động (Active Learning). Người dạy và người học phải tương tác thường xuyên,
trước, trong và sau từng giờ học. Do vậy, yêu cầu này sẽ khó thực hiện được nếu
không có sự thay đổi về công cụ dạy và học.
Máy tính hiện nay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động
dạy học ở nhà trường. Đặc biệt, sau gần 2 thập niên du nhập vào Việt Nam, Internet
ngày nay đã phát triển sâu rộng đến mọi ngóc ngách, mọi gia đình, mọi trường học.
Với sự phổ biến của internet, phương thức học tập đã có những thay đổi về căn
bản. Học sinh ngày nay không còn sợ thiếu tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc mở
mang kiến thức, bởi tất cả đều có thể tìm được trong kho tư liệu khổng lồ trên
internet. Nhưng để sử dụng chúng một cách hiệu quả, học sinh cần chọn lọc, tổng
hợp và kết nối thành những bài học phù hợp cho mình.
Các lớp học cũng như các hoạt động học tập ngoại khoá với sự hỗ trợ của
máy tính sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, Internet giúp cho học sinh
có cơ hội tương tác nhiều hơn với giáo viên và bạn học khác thông qua công cụ
đơn giản như diễn đàn, thư điện tử, hội thoại trực tuyến... Các lớp học online ngày
càng trở nên phổ biến. Đó là một phương thức học rất hiệu quả, bởi có thể học mọi
lúc, mọi nơi và sự tương tác xảy ra tức thì. Hiển nhiên việc khai thác sức mạnh của
CNTT là một hướng đi cần phải chú trọng. Các hoạt động ngoại khoá có thể tiến
hành với một số cách thức sau:
II.2.1. Tố chức hoạt động ngoại khoá với Kahoot

Kahoot là công cụ (website) hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò
chơi và được sử dụng như một Hệ thống lớp học tương tác. Có thể sử dụng trên
mọi thiết bị: laptop, tablet, smartphone, máy tính miễn là có kết nối mạng với tính
tương tác cao.
Có thể ứng dụng Kahoot để tạo bài kiểm tra trắc nghiệm, các hoạt động ôn
2


luyện kiến thức tập thể với hình ảnh, âm thanh sinh động. Kahoot cho phép tích
hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet
giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học. Ngoài ra ứng dụng này còn cho
phép tạo Discussion (thảo luận) để đặt ra một câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận hay
có thể tạo một bảng khảo sát lấy ý kiến với Survey. Khi học sinh tham gia trả lời
câu hỏi, giáo viên sẽ xem ngay được kết quả. GV cũng có thể lưu các kết quả này
để sử dụng đánh giá sau này. Vào cuối bài, người học có thể cung cấp các thông tin
phản hồi về bài kiểm tra giúp GV hoàn thiện hơn kho câu hỏi của mình.
Việc ứng dụng Kahoot vào tổ chức hoạt động ngoại khoá sẽ tạo không khí
hào hứng sôi động cho học sinh đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư các trang phục,
phụ kiện tốn kém khác.

(Giao diện trang chủ của Kahoot)

2


2


(Các hình thức khai thác Kahoot)


(Một bài ngoại khoá được thiết kế trên Kahoot)
/>Link rút gọn: />
2


II. 2.2 Tổ chức hoạt động trò chơi "Rung chuông vàng" với sự hỗ trợ của
các Slides trình chiếu từ Powerpoint.
Microsoft PowerPoint được xem là công cụ hỗ trợ thuyết trình nhiều tính
năng nhất hiện nay. Các đối tượng mà PowerPoint phục vụ rất đa dạng, từ nhân
viên văn phòng, giáo viên, sinh viên, học sinh, trình dược viên, nhân viên kinh
doanh cho đến chính trị gia.
Một file thuyết trình PowerPoint có thể được thiết kế với vô số định dạng và
phong cách mang dấu ấn riêng của người thực hiện. Điều này khuyến khích tính
sáng tạo của người thuyết trình để lựa chọn áp dụng các dữ liệu, thông tin và cách
thể hiện phù hợp với đối tượng theo dõi và các yêu cầu cụ thể của bài thuyết trình.
Slide PowerPoint có thể là sản phẩm tích hợp của nhiều yếu tố: ngôn từ, hình
ảnh, đồ họa 3D, ghi âm giọng nói, hiệu ứng âm thanh và hình ảnh động được sử
dụng một cách sáng tạo để làm sinh động thêm các cuộc trao đổi, tăng chất lượng
bài giảng, tăng tính thuyết phục cho phần trình bày, làm phong phú thêm các
nghiên cứu và báo cáo…
Riêng đối với những công tác giảng dạy, PowerPoint có thể sử dụng để tăng
hiệu quả của lớp học và áp dụng được với tất cả mọi môn học. Lợi ích lớn của việc
sử dụng PowerPoint là giáo viên có thể soạn thảo bài giảng và tái sử dụng cho
những lần giảng sau. Nhờ PowerPoint, giáo viên tiết kiệm thời gian cung cấp các
tài liệu hướng dẫn, viết lên bảng, nhắc lại các thông điệp… PowerPoint giúp làm
phong phú thông tin trong bài học, làm việc trình bày linh hoạt nhưng lại rất quy
củ. Ngoài ra các điểm chính của bài học có thể được nhấn mạnh để dễ ghi nhớ bằng
việc sử dụng hình ảnh đồ họa, hình ảnh động hay âm thanh. Học sinh ngày nay rất
nhạy bén với công nghệ mới, các công cụ giáo dục kết hợp với công nghệ như
PowerPoint sẽ nâng cao mức tương tác và tham gia của học sinh trong lớp.

Khai thác những khả năng tuyệt vời này của Powerpoint kết hợp với việc
sân khấu hoá hoạt động học tập các nội dung của hoạt động ngoại khoá sẽ được
thể hiện hết sức linh hoạt, trực quan và sinh động.
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng và được sự quan tâm, góp ý, tạo điều
kiện của Ban giám hiệu, các thầy cô, các em học sinh ngày 22 tháng 01 năm

2


2018, tổ Sử - Địa - GDCD đã tổ chức thành công buổi ngoại khoá hình thức trò
chơi Rung chuông vàng

Slide phông nền cuộc thi "Rung chuông vàng"
Link tài liệu:
/>usp=sharing
Link rút gọn: />- Địa điểm tổ chức: Sân trường THPT Đức Hợp

2


Học sinh trong một buổi ngoại khoá
- Thành phần tham dự: Toàn thể Cán bộ - giáo viên và học sinh của nhà trường.

Học sinh tham gia phần chơi dành cho khán giả

2


Phần cứu trợ
- Thành phần tham gia cuộc thi: 3 đội chơi đại diện cho HS của 3 khối (mỗi đội

20 học sinh tham gia)

Các đội tham gia cuộc thi

2


Thí sinh tham gia cuộc thi
- Kết thúc buổi thi đã có thí sinh rung được chuông vàng và nhận được hoa,
giấy khen và phần thưởng của Ban tổ chức, đó là thí sinh Trần Văn Phúc đến từ
chi đoàn 11A1

Ban Giám hiệu chụp ảnh cùng thí sinh Trần Văn Phúc

2


×