Chức năng tế bào gốc ở tế bào thường của thực vật
[16/02/2009 - Sinh học Việt Nam]
Những tế bào thông thường có khả năng thay thế những cơ quan bị mất ở
thực vật – một chức năng được cho là chỉ có ở tế bào gốc – các nhà nghiên
cứu tại Trung tâm bộ gen và hệ thống sinh học thuộc Đại học New York và
Đại học Utrecht tại Hà Lan đã phát hiện. Những phat hiện này, cho thấy một
số vai trò của tế bào gốc trong việc tái tạo cơ quan có thể được chia sẻ bởi
các loại tế bào khác, được công bố trên số mới nhất của tạp chí Nature.
Tế bào gốc có hai thuộc tính cơ bản: chúng có thể tự làm mới bản thân và chúng có thể tái tạo những loại tế
bào chuyên dụng khác. Những tính năng này biến chúng thành phương tiện tái tạo, tạo ra tế bào mới để thay
thế những cơ quan và mô bị mất. Những hiện tượng này thẩy rất rõ ở thực vật, chúng có thể tự mọc lại cành
và rễ. Trung tâm của hoạt động tế bào là đó là hốc tế bào gốc, nơi tế bào gốc được chỉ dẫn để thực hiện những
chức năng tái tạo và làm mới này.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ mức độ quan trọng của hốc tế bào gốc đối với sự phát sinh cơ quan – việc xây dựng và
tái xây dưng các cơ quan.
Các nhà khoa học nghiên cứu cây Arabidopsis thaliana. Loài thực vật này là ứng cử viên sáng giá cho nghiên
cứu vì các nhà nghiên cứu trước đây đã hận biết tất cả những gen thể hiện trong một tế bào riêng lẻ của nó,
cho phép theo dõi nhân dạng tế bào khi chúng phục hồi.
Arabidopsis thaliana: Trái, giai đoạn sinh dưỡng, trước khi nở hoa và phát triển thân hoa. Trung tâm: một cây
trưởng thành với bộ hoa/hạt giống đầy đủ. Phải: Hoa, thân hoa và hạt giống. (Ảnh: INRA 2003/Đại học New
York).
Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cắt bỏ đầu rễ của cậy, do đó cắt bỏ hốc tế bào gốc, rồi kiểm tra nhân
dạng tế bào bằng cách đo tất cả các hoạt động gen. Những kết quả cho thấy tế bào gốc quay trở lại khá muộn
khi tái tạo sau khi các tế bào khác đã được thay thế. Các nhà nghiên cứu sau đó sử dụng cây đột biến mà hốc
tế bào gốc đã không hoạt động để khẳng định quan sát của họ. Bất chấp sự thiếu vắng hốc tế bào gốc, những
tế bào thông thường của cây vẫn hoạt động để tái tạo tất cả các mô chính hình thành nên đầu rễ - quá trình bắt
đầu vài giờ sau khi đầu rễ bị cắt bỏ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng thực vật không có hốc tế bào gốc hoạt động không thể tái tạo
sinh trưởng bình thường, cho thấy các tế bào khác không thay thế tất cả chức năng của tế bào gốc.
Các nhà khoa học gần đây cho biết việc bắt buộc tế bào không phải tế bào gốc ở động vật có vú thể hiện một
số gen có thể chuyển hóa những tế bào này thành tế bào gốc – quá trình được biết đến với tên gọi “tái lập
trình”. Năm 2008 một người cứu trên tờ Nature được thực hiện tại Học viện tế bào gốc Harvard đã tái tạo tế
bào tuyến tụy ở chuột thành một loại tế bào tạo ra insulin mà không cần sự trợ giúp của tế bào gốc. Trong
nghiên cứu của NYU-Utrecht, các nhà nghiên cứu tìm cách xác định liệu toàn bộ cơ quan có tái tạo ở thực vật
không có tế bào gốc.
Kenneth Birnbaum, giáo sư sinh vật học tại NYU, phòng thí nghiệm của ông thực hiện nghiên cứu, cho biết:
“Bạn có thể nghĩ về những phát hiện này như một sự tái lập trình của cơ quan mà không cần đến hốc tế bào
gốc. Đây là trường hợp cảu sinh vật có thể thực hiện sự tái lập trình này một cách tự nhiên. Đó có thể là lý do
tại sao thực vật rất giỏi tái tạo những bộ phân cơ thể của mình”.
Nghiên cứu được Học viện Y tế quốc gia tài trợ.
Tạo tinh trùng từ tế bào gốc
[14/05/2009 - Sinh học Việt Nam]
Các nhà khoa học thuộc ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM đã thành công
trong việc nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng mở ra
triển vọng điều trị vô sinh ở nam giới.
Công trình nói trên do các nhà khoa học Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trương Định và Huỳnh Thị Lệ
Duyên thực hiện.
100 tế bào mầm thu được 46 tế bào tinh trùng
Theo thạc sĩ Phan Kim Ngọc, nhóm đã lấy một mảnh mô nhỏ trên tinh hoàn chuột để thí nghiệm. Chuột dùng
để thí nghiệm là những con chuột trưởng thành, có khả năng sinh sản và trọng lượng từ 18g trở lên.
“Sau khi thực hiện quá trình này, chúng tôi đã thu nhận được một số tế bào mầm sinh dục. Khi đã thu nhận
được những tế bào mầm sinh dục này, chúng tôi tiếp tục đưa vào phòng thí nghiệm. Thực hiện nuôi các tế bào
đó và lần lượt sử dụng nhiều tác nhân, hóa chất để thử khả năng biệt hóa của các tế bào này”.
Qua nhiều lần thử nghiệm kéo dài trong thời gian hơn hai năm, các nhà khoa học đã thành công khi tìm được
một số hóa chất quan trọng có tác động tích cực đến quá trình biệt hóa của tế bào mầm thành tinh trùng, trong
đó có hormone FSH và testosteron.
Khi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt của phòng thí nghiệm, tỉ lệ thành công đạt cao nhất 46,33%, nghĩa là
cứ lấy 100 tế bào mầm cho nuôi cấy và biệt hóa thì sẽ thu được khoảng 46 tế bào tinh trùng. Theo các thành
viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ này là khá cao trong hỗ trợ sinh sản, có thể thụ tinh với trứng để phát triển
thành phôi trong ống nghiệm.
Các kỹ thuật viên tiến hành thí
nghiệm tại phòng thí nghiệm tế
bào gốc thuộc ĐH Khoa học
Tự nhiên TP HCM.
Triển vọng điều trị vô sinh ở người
Kết quả thử nghiệm thành công nói trên đang mở ra cơ hội trong việc ứng dụng phục vụ cho con người, và
hơn hết là có thể điều trị cho những trường hợp đàn ông không có tinh trùng dẫn đến vô sinh.
Theo tiến sĩ Trần Linh Thước, Hiệu phó ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, "Triển vọng thành công của
phương pháp này là rất cao, vì thế giới đã có một số nước như Mỹ, Anh, Nhật… cũng đã áp dụng thành công
bằng phương pháp này. Tuy nhiên để có thể áp dụng thành công trên người cần rất nhiều thời gian cũng như
kinh phí để nhóm nghiên cứu thực hiện”.
Thạc sĩ Phan Kim Ngọc cho biết, từ tháng 9/2008, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm cho các tinh
trùng biệt hóa từ tế bào mầm vào thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra chuột con. Dự kiến công đoạn này mất
từ 12 đến 18 tháng, khoảng cuối năm tới 2009 sẽ có kết quả.
Hiện, nhóm các nhà khoa học nói trên đang phối hợp cùng Bệnh viện Từ Dũ TP HCM tiến hành phác thảo các
dự án xin phép tiến hành thí nghiệm kết quả nói trên đối với người. Nếu dự án này được thông qua và tiếp tục
thành công thì cơ hội điều trị vô sinh cho đàn ông không có tinh trùng hoặc tinh trùng không đủ khả năng sinh
thụ thai là rất lớn.
Nhân bản tế bào mầm từ noãn của thỏ và tế bào người
[16/01/2006 - Sinh học Việt Nam]
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH King's College ở Luân Đôn, Anh vừa
thông báo ý định nhân bản tế bào mầm từ noãn của thỏ và nhân tế bào người.
Giáo sư Chris Shaw, phụ trách nhóm nghiên cứu khẳng định “những tế bào mầm này lấy từ thỏ nhưng được
điều khiển bởi ADN người và chỉ được sử dụng trong khuôn khổ nghiên cứu phát triển tế bào gốc và những
bệnh về gen”.
Theo luật pháp Anh, các tế bào mầm không được phát triển quá 14 ngày và không được cấy vào nuôi trong tử
cung của phụ nữ. Vì thế giáo sư Shaw cho biết muốn tìm những nguồn thay thế để sản sinh ra noãn.
“Khả năng sinh sản dồi dào của thỏ là một điều rất thú vị, chúng ta có thể chuyển nhân các tế bào ở người vào
các noãn của thỏ”, ông giải thích. “Về khía cạnh pháp lý, hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một vài điều
chúng tôi muốn tranh luận với Cơ quan sinh sản và tế bào mầm (HFEA) và hy vọng được sự cho phép”.
Giáo sư Shaw và những đồng nghiệp ở trường King's College có thoả thuận hợp tác với nhóm giáo sư Ian
Wilmut, viện Roslin Institute d'Edinbourg, Scotland để nhân bản tế bào mầm ở nguời nhằm mục đích điều trị
bệnh. Giáo sư Wilmut chính là cha đẻ của con vật nhân bản đầu tiên trên thế giới, cừu Dolly vào năm 1996.
Nhưng việc thiếu noãn đã làm cho việc nghiên cứu của họ gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại, nguồn duy nhất
của họ là những noãn bị bỏ trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
Giáo sư Shaw cho biết những thí nghiệm trong việc pha trộn ADN của người và noãn của thỏ đã được nhóm
giáo sư Sheng Huizhen thuộc trường đại học y học số hai của Thượng Hải Trung Quốc thực hiện vào năm
2004.
Đông lạnh phôi động vật -
Ảnh: AFP
Nhóm này khẳng định rằng đã tạo ra được hơn 100 phôi sống tương thích với giai đoạn phát triển của phôi
giai đoạn đầu (từ năm đến bảy ngày tuổi ở người).
Cho đến nay, ở Anh chỉ có nhóm giáo sư Miodrag Stojkovic, Viện di truyền thuộc trường Đại học Newcastle
đã thành công trong việc tạo ra phôi nhân bản vào tháng 5-2005.
Nobel Sinh lý học và Y học 2007
[10/10/2007 - Sinh học Việt Nam]
Hội đồng xét giải Nobel tại viện Karolinska Thụy Điển hôm nay quyết định
trao giải Nobel Sinh lý học và Y học 2007 cho Mario R. Capecchi, Martin J.
Evans và Oliver Smithies về những khám phá ra "nguyên lí tạo biến đổi gene
đặc hiệu ở chuột bằng cách sử dụng các tế bào nguồn tạo phôi" (principles
for introducing specific gene modifications in mice by the use of embryonic
stem cells).
Tóm tắt
Những người đoạt giải Nobel năm nay đã thực hiện một loạt các khám phá nền tảng liên quan tới tế bào nguồn
tạo phôi (ES cells) và tái tổ hợp DNA ở động vật có vú. Những khám phá của họ đã tạo ra một kĩ thuật ưu việt
được gọi là "định hướng gene" (gene targeting) ở chuột. Hiện tại nó đang được ứng dụng trong hầu hết các
lĩnh vực của y sinh học - từ nghiên cứu cơ bản đến sự phát triển các liệu pháp mới.
Định hướng gene thường được sử dụng để làm bất hoạt một gene đơn lẻ. Những thí nghiệm "bất hoạt"
(knockout") gene như thế đã và đang giải thích vai trò của số lớn các gene trong quá trình phát triển phôi, sinh
lý phát triển, lão hóa và bệnh tật. Đến hôm nay, trên mười ngàn gene chuột (xấp xỉ một nửa số gene trong hệ
gene động vật có vú) đã có thể bị bất hoạt. Những nỗ lực quốc tế nhằm tạo ra ngân hàng chuột bị "bất hoạt"
với tất cả các gene có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần.
Bằng phương pháp định hướng gene, hiện nay người ta có thể tạo ra hầu hết các loại biến đổi DNA ở hệ gene
chuột, điều này cho phép các nhà khoa học xác định vai trò của từng gene riêng lẻ đối với bệnh tật và sức
khỏe. Định hướng gene đã tạo ra hơn 500 mô hình khác nhau trên chuột mang các dị tật của người, bao gồm
chứng thoái hóa thần kinh, tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Biến đổi gene bằng tái tổ hợp tương đồng
Thông tin hàm chứa chức năng của cơ thể và quá trình phát triển của chúng ta suốt cả đời được chứa trong
DNA. DNA của chúng ta được đóng gói trong nhiễm sắc thể, nơi xảy ra sự bắt cặp nhiễm sắc thể giữa một
nhiễm sắc thể nhận từ cha và một nhiễm sắc thể nhận từ mẹ. Thay đổi trình tự DNA trong bắt cặp nhiễm sắc
thể như trên làm gia tăng biến đổi di truyền trong quần thể, quá trình này gọi là tái tổ hợp tương đồng
(homologous recombination). Quá trình này được bảo tồn xuyên suốt tiến hóa và đã được giải thích ở vi
khuẩn hơn 50 năm về trước bởi người đoạt giải Nobel 1958 Joshua Lederberg.
Cả Mario Capecchi và Oliver Smithies đã nhận thấy rằng tái tổ hợp tương đồng có thể dùng để sửa đổi một
cách đặc hiệu các gene ở tế bào động vật có vú, và trước sau như một công trình của họ đi theo hướng này.
Capecchi giải thích rằng tái tổ hợp tương đồng có thể xảy ra giữa DNA được chuyển vào tế bào động vật có
vú và nhiễm sắc thể của tế bào đó. Ông nhận thấy các gene khiếm khuyết có thể được sửa sai bởi sự tái tổ hợp
tương đồng với DNA thu được (incoming DNA). Ban đầu Smithies đã thử sửa sai các gene đột biến ở tế bào
người. Ông nghĩ rằng các bệnh di truyền về máu chắc chắn có thể điều trị được bằng cách sửa chữa nguyên
nhân gây bệnh là các đột biến ở tế bào gốc tủy xương. Với những cố gắng này, Smithies đã khám phá ra các
endogenous gene có thể định hướng một cách mãnh liệt hoạt động của chúng. Điều này đề xuất rằng tái tổ hợp
tương đồng có thể dễ dàng tạo nên sự thay đổi chút ít (modification = change slightly) tất cả các gene.
Tế bào gốc phôi - phương tiện di truyền dòng tinh trùng chuột
Các loại tế bào ban đầu được Capecchi và Smithies nghiên cứu không thể tạo nên ở động vật các gene có tính
định hướng. Điều này đòi hỏi một loại tế bào khác, từ đó đã hướng tới việc sử dụng tế bào giao tử. Chỉ loại tế
bào này mới có khả năng di truyền DNA thay đổi chút ít.
Martin Evans đã làm việc với các tế bào phôi thai chuột (EC), mặc dù lấy từ các bướu nhưng chúng có thể biệt
hóa thành bất cứ loại tế bào nào. Ông đã nhìn ra nên sử dụng tế bào EC như phương tiện chuyển nguyên liệu
di truyền vào trong dòng tinh trùng chuột. Cố gắng của ông ban đầu không thành công bởi các tế bào EC
mang nhiễm sắc thể bất thường do đó không thể định hình tế bào tinh trùng. Quan sát các biến đổi, Evans phát
hiện ra các môi trường nuôi cấy tế bào có nhiễm sắc thể bình thường có thể được trực tiếp thiết lập từ phôi
chuột giai đoạn đầu. Những tế bào loại này hiện nay được nhắc đến như tế bào nguồn tạo phôi (ES).
Bước nghiên cứu tiếp theo đã cho thấy ES có thể tạo nên dòng tế bào tinh trùng (xem hình). Phôi nhận được
từ một chủng chuột đã gây nhiễm với ES từ một chủng chuột khác. Các phôi khảm này (chú thích, chứa đựng
tế bào của cả hai chủng) được mang trong một thời kì bởi chuột mẹ thay thế. Thể khảm đời con sau đó được
lai với nhau, và sự hiện diện của tế bào ES - các gene thu được đã phát hiện ở chuột con. Những gene này di
truyền theo các định luật Mendel.
Hiện nay Evans đã bắt đầu thay đổi chút ít các tế bào ES về mặt di truyền. Để thực hiện mục đích này ông đã
chọn retrovirus, loại virus có thể sát nhập gene của chúng vào trong nhiễm sắc thể. Ông giải thích sự chuyển
Retrovirus DNA như vậy từ tế bào ES, thông qua chuột khảm, vào trong dòng tinh trùng chuột. Evans đã sử
dụng các tế bào ES để truyền khả năng mang nguyên liệu di truyền mới cho chuột.
Hai ý tưởng đến cùng nhau - tái tổ hợp tương đồng ở tế bào ES
Vào năm 1986 những nỗ lực nhỏ lẻ đã bắt tay nhau để bắt đầu truyền đạt tế bào ES chứa gene định hướng đầu
tiên. Capecchi và Smithies trước đó đã giải thích các gene có thể được định hướng bằng tái tổ hợp tương đồng
trong môi trường nuôi cấy tế bào, và Evans đã xây dựng nên phương tiện cần thiết cho dòng tinh trùng chuột -
tế bào ES. Bước tiếp theo là kết hợp hai cái lại.
Đối với những thí nghiệm đầu tiên, cả Capecchi và Smithies chọn gene hprt, gene dễ xác định. Gene này liên
quan đến một bệnh di truyền hiếm ở người (hội chứng Lesch-Nyhan). Capecchi đã cải tiến các chiến lược để
sử dụng các gene định hướng và phát triển một phương pháp mới (chọn lọc dương tính - âm tính, xem hình)
có thể được ứng dụng về mặt di truyền.
Sự sinh sản của chuột bất hoạt - sự bắt đầu của một kỉ nguyên mới trong di truyền học.
Những thông báo đầu tiên trong đó tái tổ hợp tương đồng ở tế bào ES dùng để di truyền gene định hướng ở
chuột được công bố 1989. Kể từ đó số thông báo về các chủng chuột bị bất hoạt đã gia tăng có tính định
hướng. Định hướng gene đã phát triển thành một kĩ thuật có nhiều ứng dụng cao cấp. Hiện nay đã có thể
chuyển các đột biến được hoạt hóa tại một số điểm đặc hiệu, hoặc trong tế bào biệt hóa hoặc trong các cơ
quan, trong suốt quá trình phát triển của động vật có vú tới lúc trưởng thành.
Định hướng gene được sử dụng để nghiên cứu sức khỏe và bệnh tật
Hầu như mọi mặt của sinh lý động vật có vú đều có thể được nghiên cứu bằng định hướng gene. Rồi thì chúng
ta đã chứng kiến một sự bùng nổ các hoạt động nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật này. Định hướng gene hiện nay
đã được quá nhiều nhóm nghiên cứu sử dụng và quá nhiều cuộc tranh đua dẫn đến không thể có được một bản
tóm tắt ngắn gọn các kết quả. Một số đóng góp hơi muộn của những người đoạt giải Nobel năm nay trình bày
phía bên dưới.
Định hướng gene giúp chúng ta thấu hiểu vai trò của hàng trăm gene trong quá trình phát triển bào thai động
vật có vú. Nghiên cứu của Capecchi tiết lộ vai trò của những gene liên quan trong quá trình phát triển cơ quan
động vật có vú và trong sự thiết lập hình trạng cơ thể. Công trình của ông đã cởi bỏ lớp hào quang về nguyên
nhân của hàng loạt bệnh giảm thiểu chức năng bẩm sinh ở người.
Evans đã ứng dụng định hướng gene để phát triển chuột mô hình cho các bệnh ở người. Ông đã phát triển
hàng loạt mô hình cho bệnh u xơ nang di truyền ở người, sử dụng những mô hình này để nghiên cứu cơ chế
gây bệnh và kiểm tra hiệu ứng của liệu pháp gene.
Smithies cũng đã sử dụng định hướng gene để phát triển chuột mô hình cho những bệnh di truyền chẳng hạn
như u xơ nang, chứng thiếu máu. Ông cũng đã phát triển một số lớn chuột mô hình cho những bệnh thông
thường ở người chẳng hạn cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Tóm lại, định hướng gene ở chuột đã tràn ngập mọi lĩnh vực của y sinh học. Ảnh hưởng của nó tới sự thấu
hiểu chức năng gene và những lợi ích của nó đối với nhân loại sẽ tiếp tục gia tăng trong nhiều năm nữa.
Mario Capecchi sinh năm 1937 ở Ý, công dân Mỹ, PhD in Biophysics 1967, Harvard University, Cambridge,
MA, USA. Howard Hughes Medical Institute Investigator và Distinguished Professor of Human Genetics và
Biology at the University of Utah, Salt Lake City, UT, USA.
Sir Martin J. Evans, sinh năm 1941, Great Britain, công dân Anh, PhD in Anatomy and Embryology 1969,
University College, London, UK. Director of the School of Biosciences và Professor of Mammalian Genetics,
Cardiff University, UK.
Oliver Smithies, sinh 1925 ở Great Britain, công dân Mỹ, PhD in Biochemistry 1951, Oxford University, UK.
Excellence Professor of Pathology và Laboratory Medicine, University of North Carolina at Chapel Hill, NC,
USA.
Thảo luận tại đây:
Aristoteles - Nhà sinh học kiệt xuất (384-322 trước Công lịch)
[01/12/2005 - Sinh học Việt Nam]
Trong một bức thư gửi cho bạn, Charles Darwin (1) đã viết: “...Linnaeus (2) và Cuvier (3)
đều là thần tượng của tôi, theo những cách hiểu khác nhau, nhưng cả hai người đó đều chỉ
là những học trò nhỏ so sánh với ông thầy vĩ đại Aristoteles”. Hẳn lời nhận xét trên cũng
đủ để xác định tầm cỡ và mức giá trị của Aristoteles, nhà Sinh học thời Cổ đại. Tất nhiên
đây chỉ là nhận xét giới hạn trong phạm vi của Sinh học, còn giá trị đích thực của
Aristoteles đã tỏa sáng trong mọi hoạt động khoa học bởi vì ông thật sự là một nhà bác học
tài năng của mọi thời đại.
Aristoteles ra đời vào mùa hè năm 384 trước Công lịch tại Stagira (thuộc Hy Lạp) trên bán đảo Chalcidice,
nay thuộc làng Stavros, gần vịnh Strymonic, trên vùng Tây Bắc bờ biển Aegea, trong gia đình ông
Nicomachus. Là một thầy thuốc Hy Lạp tài năng thuộc trường phái Asclepiad (theo truyền thuyết,
Asclepiados là vị thần y học), ông Nichomachus còn là bạn đồng thời là y sĩ riêng của đức vua Amyntas III,
tại Pella, thủ đô của Macedonia. Từ nhỏ, Aristoteles vẫn thường đi theo cha để học hỏi cách băng bó vết
thương và nghe giảng giải về các loại cây lá chữa bệnh. Sau khi mồ côi cha mẹ, nhờ sự giúp đỡ của Proxenus,
một người thân của gia đình, cuộc sống của Aristoteles lặng lẽ trôi qua trong cung điện xa hoa lộng lẫy, những
khu vườn đầy hoa lá tuyệt đẹp quanh Hoàng cung và nhiều thôn dã ở vùng Atarnea. Năm 17 tuổi, chàng thanh
niên Aristoteles rời bỏ cuộc sống vương giả đến Athene theo học Trường Academia (Hàn lâm) dưới sự hướng
dẫn của các thầy Plato và Socrtes, những nhà Triết học nổi danh khắp vùng.
Suốt 20 mươi năm làm việc tại đây, Aristoteles đã có những đóng góp lớn cho trường phái của các thầy dạy.
Ông không chỉ bảo vệ truyền bá những quan điểm Triết học đến khắp nơi trong vùng, say mê học hỏi, giảng
dạy, nghiên cứu đến mức được các thầy và bạn bè gọi là “linh hồn của Academia”. Chính trong thời gian này,
ông đã soạn thảo các tác phẩm về Lôgíc học, Triết học và những chuyện đối thoại, về sau được tập hợp thành
các tác phẩm như “Về linh hồn”, “Về công lý”...
Aristoteles
Sau khi Plato, người thầy yêu quý, qua đời vào tháng 5 năm 347 trước Công lịch, cùng với Xenocrates, người
bạn đồng học, ông đã rời khỏi ngôi trường thân thương và thành phố Athene. Xenocrates và Aristoteles là hai
con người hoàn toàn trái ngược nhau: chính thầy Plato đã nhận xét: “... Bạn hãy tưởng tượng tôi phải huấn
luyện một con lừa để ganh đua với một con ngựa. Một bên cần dùng một cái cựa sắt để kích động, còn bên kia
cần một dây cương để hãm chậm...”. Aristoteles đến Hoàng gia Hermias, vị quan cầm quyền của Assus, một
thị trấn nhỏ của vùng Mysia thuộc Tây Bắc Tiểu Á, trên bờ biển Địa Trung Hải (đối diện với đảo Lebos, ngày
nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Chính trong thời gian này, ông đã nghiên cứu kết hợp Triết học với Chính trị và soạn
thảo mười hai chương đầu tiên của tập 7 trong bộ sách “Chính trị” (Politica). Trong thời gian ở Assus, ông
viết tác phẩm “Về triết học” với văn phong nhẹ nhàng, dễ hiểu và được giới khoa học thời đó rất ưa đọc. ít lâu
sau, ở tuổi 37, Aristoteles lập gia đình với cô Pythias, cháu gái 18 tuổi của Hermias. Nhưng cuộc sống gia
đình hạnh phúc quá ngắn ngủi: bà vợ trẻ sớm qua đời để lại cho ông một đứa con gái nhỏ mang tên mẹ
Pythias. Sau đó, cùng với Theophrastus of Eresus, người cộng sự năm xưa của ông tại Academia, ông giảng
dạy và nghiên cứu sinh học biển tại Mytilene, một thành phố cảng trên đảo Lebos suốt hai năm (345-343)...
Năm 342 trước Công lịch, con trai của vua Amyntas III là vua Philip II lại mời ông trở về Macédonia để làm
gia sư cho cậu con trai mười ba tuổi là Alexander. Chẳng ai biết thật rõ những gì ông thầy Aristoteles 42 tuổi
đã dạy cho cậu học trò nhỏ, chỉ biết rằng cậu học trò non nớt kia đã tíêp thụ đầy đủ những lời giáo huấn của
thầy để sau này trở thành một danh nhân vĩ đại của lịch sử: đó là Alexander Đại Đế. Năm 339, Aristoteles trở
về thành phố quê hương Stagira, nhưng ông cũng không ở lại quê hương được lâu.
Sau khi lên ngôi trị vì đất nước vào năm 336 trước Công lịch, đức vua Alexander 20 tuổi đã cho xây dựng lại
Stagira, thành phố quê hương của Aristoteles đồng thời cho tạc tượng thầy để ghi nhận công ơn dạy dỗ của
thầy. Mặc dù đã nhiều năm làm việc ở Hoàng cung Macedonia, nhưng Aristoteles vẫn không quen với cuộc
sống vương giả nơi cung đình, đặc biệt oong không tán thành những cuộc chinh chiến xâm lược của vị vua trẻ
tuổi và mong muốn theo đuổi công việc khoa học riêng tư. Do vậy, đức vua Alexander Đại Đế đã cung cấp
tiền bạc, đất đai để mong muốn thầy Aristoteles mở ngay một khu trường mới tiếp tục sự nghiệp trồng người.
Khoảng năm 335, khu trường có tên gọi là “Lyceum” vừa mới được xây dựng tại vùng Đông Bắc thành phố
Athene đã nổi danh khắp vùng. Thầy Aristoteles, lúc này đã 50 tuổi, thực hiện ngay công việc đầu tiên: thành
lập một thư viện đầy đủ sách và một nhà bảo tàng khoa học tự nhiên để lưu trữ các bản đồ, những vật liệu cần
thiết cho việc dạy học. Phong cách dạy học của thầy cũng thật lạ lùng: Buổi sáng, thầy dẫn học trò vào khu
vườn cây nhỏ, vừa đi thầy vừa đặt câu hỏi để học trò thảo luận. Học trò buộc phải ngắm nhìn quan sát mọi
hiện tượng, mọi chi tiết trong thiên nhiên, rồi tất cả cùng bàn cãi, cuối cùng thầy sẽ giảng giải và kết luận.
Chính hình ảnh lạ kỳ, thầy giáo vừa đi vừa dạy học trò, đã làm người dân ngạc nhiên và đặt tên trường là
Peripatos (có nghĩa là “rong chơi”) Lyceum. Buổi chiều, thầy trò lại họp nhau trong phòng để phẫu tích các
động vật và côn trùng. Thầy luôn nhắc nhở học trò: “Phải quan sát, rồi lại quan sát kỹ hơn nữa, đấy là bước đi
đầu tiên của mọi khoa học...”. Khu trường là nơi tập hợp các trợ lý và học viên dưới sự hướng dẫn của thầy
Aristoteles để hoạt động nghiên cứu Khoa học và Triết học trong tinh thần vừa độc lập suy nghĩ vừa cộng tác
chặt chẽ. Những người cộng sự và học trò thời đó đều ghi nhận thầy Aristoteles là một con người mảnh
khảnh, nét mặt đẹp với đôi mắt hơi nhỏ, nói nhanh nên thường nói nhịu (nói lắp), quần áo của thầy luôn chững
chạc, may bằng loại vải đắt tiền.
Suốt 12 năm liền, hoạt động của Peripatos Lyceum đã đem lại những kết quả to lớn. Thời gian này, Aristoteles
đã viết nhiều tài liệu dùng trong giảng dạy và giúp các học viên có thể đọc, suy ngẫm rồi thảo luận, do vậy các
tài liệu đó thường đầy rẫy những chữ viết tắt, không được giải thích nên thật khó hiểu cho các dịch giả sau này
muốn xuất bản các tác phẩm của ông. Các trợ lý và học trò của Aristoteles, sau khi đi theo các cuộc chiến
chinh của Alexander Đại Đế qua Ba Tư và ấn Độ đã mang về cho Lyceum rất nhiều tài liệu và mẫu vật quý
giá. Nhờ vậy, Aristoteles và trường phái của ông đã thực hiện được nhiều phát hiện và nhận xét quan trọng đặt
nền tảng cho những hiểu biết và sự phát triển của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là Sinh học và Lịch sử, cho
thời đó và cả nhiều thế kỷ sau. Ông đã nhận được sự cộng tác, hỗ trợ quý giá của Thephrastus (về Thực vật
học) và Meno (về Y học). Phần lớn những công trình nghiên cứu và tác phẩm của Aristoteles đều được thực
hiện tại Lyceum, trong đó có khoảng 158 bài viết về các hệ thống chính trị (được tìm thấy trên các bản giấy
papyrus, vào năm 1890). Trên nhiều lĩnh vực, ông đã tiến xa hơn cả thầy Plato năm xưa. Thời gian này,
Aristoteles đã lập gia đình lần thứ hai với Herpyllis và đôi vợ chồng có một người con trai tên là
Nichomachus.
Năm 323 trước Công lịch, khi Alexander Đại Đế qua đời, những cuộc bạo loạn chống Macedonia bùng nổ lan
rộng khắp Athene và nhiều thành phố khác. Những nhóm cuồng tín kết án Aristoteles vào tội nghịch đạo và
thân Macedonia. Để thoát khỏi kết cục bi thảm như Socrates, ông vội vàng rời thủ đô đến Chalcis (nay là
Khalkis), trên đảo Euboea, vùng eo biển Evripos, ở phía Bắc Athene. Năm sau (322 TCL), ông qua đời tại đây
sau một cơn đau dạ dày bộc phát, hưởng thọ sáu mươi hai tuổi.
Sau khi Aristoteles qua đời, ngôi trường Lyceum nổi tiếng một thời vẫn còn tồn tại khoảng gần ba thế kỷ dưới
sự dẫn dắt của Theophratus và những học trò thuộc trường phái của ông. Nhưng các tác phẩm của Aristoteles
đã phải trải qua nhiều cuộc thăng trầm. Năm 287 trước Công lịch, khi Theophratus tạ thế, toàn bộ thư viện của
trường bao gồm các tác phẩm của Aristoteles được chuyển giao cho gia đình Neleus of Scepsis ở Troad. Đến
những năm đầu của thế kỷ 1 trước Công lịch, số sách này được bán cho nhà sưu tập sách Apellicon of Teos
rồi sau khi nhà sưu tập từ giã cõi đời (khoảng năm 84 trước Công lịch), vị tướng La Mã L.Cornelius Sulla,
trong cuộc chiến chinh đến Athene, đã mang các tác phẩm quý giá về Roma. Một nhà nghiên cứu ngữ pháp tại
thủ đô Italia là Tyrannion đã tìm cách mua lại, nhờ đó tạo điều kiện để Andronicus of Rhodes với sự trợ giúp
của người học trò là Strabo cho xuất bản các tác phẩm của Aristoteles vào khoảng những năm 43-20 trước
Công lịch.
Phần lớn trong số 400 công trình nghiên cứu của Aristoteles đều bị thất lạc hoặc huỷ hoại. Mãi tới thế kỷ 13,
khoảng 50 tài liệu còn lưu trữ mới được chuyển từ Constantinople và Tây Ban Nha đến Tây Âu và được dịch
sang tiếng Latinh. Nhìn tổng quát, có thể chia các tác phẩm của Aristoteles ra thành 4 nhóm lớn:
1. Các bàn luận về Triết học, nay được gộp chung dưới tiêu về “Organon”, với nội dung chủ yếu về lý luận và
định nghĩa.
2. Các bài viết về Lịch sử tự nhiên và Khoa học, trong đó quan trọng nhất là các tập “Lịch sử động vật”, “Bàn
về các bộ phận của động vật” “Về sự tiến triển của động vật” (đề cập đến bản chất và nguyên nhân các sinh
thái), “Hoạt động của giới động vật”, “Quá trình tái tạo của động vật” (bàn về các chức năng chung của cơ thể
và linh hồn). Cuốn “Nghiên cứu các động vật” là một tập hợp những dữ kiện về đời sống các loài vật. Ông đã
mô tả khoảng 500 loại động vật (phần lớn thu thập từ đảo Lebos). Chính Aristoteles đã đặt ra nhiều thuật ngữ
Giải phẫu học như: “aorta” (động mạch, để chỉ một động mạch xuất phát từ tim), “rectum” (trực tràng, để chỉ
đoạn ruột đi thẳng xuống hậu môn). Aristoteles cũng phân biệt các loại mô khác nhau (như mỡ, xương,
limphô...) và nhiều cấu trúc Giải phẫu học (như thực quản, khí quản, các xoang mũi, mê cung tai, đại tràng,
manh tràng...) Bản thân Aristoteles không viết tài liệu về Thực vật, lĩnh vực này ông dành cho người học trò
danh tiếng của ông là Theophratus.
3. Các bàn luận được gộp chung trong tác phẩm “Siêu hình học”, tiêu đề này được ông đặt tên là “Triết học
đầu tiên”. Đây là phần tập hợp các bài giảng của ông viết trong giai đoạn giảng dạy cuối cùng ở Lyceum tại
Athene, với những nội dung đề cập đến trái đất trong mối liên quan với các thiên thể, khí hậu, các điều kiện
sinh tồn.
4. Các tác phẩm về Chính trị và Đạo đức học, trong đó bao gồm cả Thi ca và Tu từ học.
Cùng chung số phận như nhiều tác phẩm của các nhà khoa học viết ở thời kỳ trước Công lịch, nhiều công
trình của Aristoteles đã bị thất lạc, một số có thể do những cộng sự hoặc học trò ghi lại theo lời giảng dạy của
ông. Dẫu sao, qua việc nghiên cứu những tác phẩm còn được lưu trữ, các nhà khoa học đều khẳng định
Aristoteles có những đóng góp to lớn trong công việc định nghĩa rồi phân loại đủ mọi hiểu biết của con người
trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong phạm vi Sinh học, có thể coi Aristoteles là người mở đường cho ngành khoa
học này.
Có lẽ người cha vốn la một thầy thuốc giỏi đã ảnh hưởng tác động mạnh đến tâm trí của Aristoteles từ tuổi ấu
thơ nên ông đã sớm có xu hướng tìm hiểu thế giới sinh vật. Đặc điểm nổi trội nhất trong toàn bộ công trình
nghiên cứu Sinh học của ông là khối lượng to lớn những nhận xét phong phú khi mô tả giới động vật. Trong
khối lượng đó, các nhà khoa học của thế kỷ XX vẫn hứng thú vì tìm thấy những dữ kiện về đời sống động vật,
những nguyên nhân tạo ra các hình thái sống, các chức năng chung của cơ thể và linh hồn.
Trong suốt quá trình nghiên cứu Sinh học, Aristoteles đã phát hiện ra chu trình biến đổi của thiên nhiên: các
sinh thái luôn cố gắng tự thân để hoàn thiện hơn, nhưng các động vật luôn luôn là những cá thể không vĩnh
cửu nên chúng cũng phải tuân theo một chu trình sống và chết, hình thái liên tục này giống như bản sao chép
vòng quay của vật chất. Kết quả đó là hiện tượng đến để tồn tại rồi qua đi, liên tục và không ngưng nghỉ. Như
vậy hình thành và hủy hoại là những bậc thang của mọi giống loài. Người sinh ra người và cây sồi lại tạo ra
cây sồi. Quan niệm này có lẽ phần nào đã loại bỏ mọi quá trình tiến hóa của các loài.
Các nhà khoa học ngày nay cũng nhận thấy Aristoteles luôn nhấn mạnh đến tính liên tục giữa Sinh học và Vật
lý học khi ông đề xuất luận thuyết về bốn yếu tố tự nhiên (không kể đến aether). Các yếu tố này đều có vị trí
trong thiên nhiên: đất ở trung tâm vũ trụ (theo cách hiểu của thời đó), còn nước, không khí và lửa cũng như
chúng ta đều di chuyển bên ngoài. Các yếu tố đó là những thành phần cấu tạo nên vật thể, giản đơn hoặc phức
tạp, chúng đều không vĩnh cửu nhưng có thể chuyển đổi từ cái này sang cái kia để tạo nên những hỗn hợp
khác nhau. Chính hoạt động di chuyển đến gần hoặc lùi xa của mặt trời đã trở thành nguyên nhân tạo nên sự
chuyển dạng không ngừng của các yếu tố đó. Điều này cũng giải thích lý do vì sao các yếu tố trên không hiện
diện mãi ở đúng vị trí của chúng. ở bên trong các yếu tố đó là vật chất nguyên thủy, nhưng chất này không tồn
tại riêng biệt. Một số đặc tính cơ bản đối kháng cũng hiện diện ở ngay bên trong các yếu tố (như lạnh và khô ở
đất, nóng và ẩm ở không khí) nhưng cũng không tách biệt. Nóng và lạnh là những đặc tính chủ động, còn khô
và lỏng là thụ động. Hiệu quả của sức nóng là tạo dựng, đây cũng là nguyên lý của sự sống và quá trình phát
triển, còn lạnh ở bên trong kết hợp với nóng ở bên ngoài sẽ gây hủy hoại thối rữa.
Như vậy, các yếu tố cơ bản và các dạng kết hợp đều thuộc lĩnh vực của những chất không sống, vốn chỉ hoạt
động do những tác nhân bên ngoài. Rồi đến các hình thái sống, trước tiên là cây cỏ, với những thành phần cấu
tạo khác biệt, có thể tác động tương hỗ lẫn nhau. Do đó cây cỏ không phát triển và tái sinh do những nguyên
nhân bên ngoài, mà tự thân chúng còn tăng trưởng và tái tạo. Các động vật cũng có những chức năng thực vật
như thế, nhưng lại được thiên phú thêm những cơ quan cảm thụ, vì vậy chúng có khả năng nhận biết các sự
vật trong môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh tồn của chúng cũng như né tránh những điều bất
lợi và nguy hại đối với chúng. Các vật thể cấp cao đều được tạo dựng từ những vật thể cấp thấp và có lẽ hình
thành từ đó qua một quá trình biến đổi tiệm tiến, mặc dù về mặt này, quan điểm của Aristoteles không thật rõ
ràng.
Ở cấp cao nhất trong các hình thái sống trên mặt đất là con người, đây cũng là nội dung Aristoteles đã nghiên
cứu và trình bày trong tác phẩm “Về động vật”. Với quan điểm tâm lý là một dạng biểu hiện của sinh thái nên
Aristoteles khẳng định Tâm lý học và Sinh học là hai lĩnh vực không thể tách rời. Chính vì vậy, ông ghi nhận
rằng mặc dù con người cũng là một vật thể nhưng là một vật thể hoàn toàn khác biệt trong thiên nhiên. Cũng
như mọi hình thái tự nhiên khác, con người bao gồm chất liệu nền, cơ thể người, và một dạng tạo sinh lực cho
chất liệu ấy: đó là linh hồn người. Nhưng khác với quan điểm của thầy Plato mà xưa kia ông từng thụ giáo,
Aristoteles không chấp nhận rằng linh hồn là một thực thể tâm linh độc lập. Cả hai thành phần cấu tạo trên
đều không được đơn thuần xếp đặt kề bên nhau mà là hai thực thể cơ bản tương hỗ, cái này tồn tại nhờ vào ưu
thế của cái kia, trong một cá thể kết hợp hoàn chỉnh. Như thế, cơ thể người và linh hồn là hai động lực tự thân
tạo nên một vật thể tự nhiên: cá thể người. Aristoteles xác nhận rằng cá thể đó được cấu tạo từ ba phần thống
nhất. Trước tiên, đó là phần thực vật có vai trò giúp cá thể tự nuôi dưỡng để phát triển và để tái tạo giống loài.
Rồi đến phần động vật giúp cá thể cảm thụ, ham muốn những thực thể đã gây cảm xúc di chuyển từ nơi này
đến nơi kia như mọi động vật khác. Và cuối cùng là phần đặt con người vào vị trí cao nhất trong bậc thang các
hình thái sống trong thiên nhiên: phần lý trí. Chính nhờ phần này mà con người đã có khả năng thực hiện được
những chức năng tinh tế thật kỳ lạ để trở thành một sinh thái hoàn toàn khác biệt với mọi hình thái sống. Mỗi
một phần thuộc ba phần trên nhất thiết phải phát triển đầy đủ các khả năng cần có để tự thân hoạt động. Do
vậy, phần thực vật chịu trách nhiệm về các tạng và các chức năng nuôi dưỡng, tăng trưởng và tái tạo; phần
động vật chịu trách nhiệm về các tạng và các chức năng cảm nhận di chuyển; còn phần lý trí chịu trách nhiệm
về các khả năng phi vật chất như hoạt động tinh thần, chọn lựa có suy nghĩ và nghị lực thực hành. Thông qua
hoạt động chức năng của linh hồn, các khía cạnh đạo đức và trí tuệ của con người đã được phát triển, và theo
cách hiểu đó, linh hồn tạo cầu nối giữa cơ thể và những đạo đức biểu hiện qua các hành vi và ứng xử.
Khi bàn về linh hồn cũng như về bốn hoạt động chức năng cơ thể - tăng trưởng, cảm thụ, di chuyển và suy
nghĩ - Aristoteles luôn khẳng định sự khác biệt giữa người và các loài động vật cấp thấp. Các loài này có phản
ứng với những cảm thụ, rồi những cảm thụ ảnh hưởng đến hoạt động trí não và có thể lưu trữ trong ký ức.
Còn con người thì sao? ở đây thể hiện sự khác biệt rõ rệt nhất: Con người có khả năng xét đoán dựa trên kinh
nghiệm và hoạt động xét đoán này biểu hiện quá trình tác động mạnh của những cảm thụ trên lý trí để định
hướng cho sự sống. Khi kết hợp linh hồn con người với vật thể con người, Aristoteles đã đóng góp ba điểm
nổi trội về Tâm lý học cho Lịch sử Khoa học:
1. Loại bỏ rất nhiều điều thần bí liên quan đến linh hồn và các hoạt động tâm linh vốn đầy rẫy trong khoa học
Hy Lạp.
2. Cung cấp một phương pháp nghiên cứu thỏa đáng cho mọi lĩnh vực khoa học và đặt nền tảng cho tư duy
lôgíc qua việc thu thập các dữ kiện nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất.
3. Sáng tạo cách tiếp cận đối chiếu tâm linh - vật thể cho nền khoa học hiện đại.
Aristoteles xác nhận rằng nguồn gốc sâu thẳm của mọi hoạt động ở các hình thái sống chính là sức nóng mà
ông thường gọi là “nhiệt nội sinh” hoặc “thở hít”, đây cũng là “dụng cụ” của linh hồn tác động bằng cách đẩy
và kéo những bộ phận khác nhau của cơ thể nhằm tạo hiệu quả phục vụ cho những ham muốn của linh hồn.
Quan điểm này là nội dung chính của luận thuyết “khí hợp sinh” (connate pneuma) nổi tiếng của Aristoteles.
Theo cách nhìn này, Aristoteles là nhà khoa học đầu tiên đã phân loại giới động vật thành hai hệ thống lớn: hệ
có máu (nghĩa là máu đỏ) và hệ không máu, đây là cách xếp loại dựa trên nội dung “nhiệt” và là đặc điểm đầu
tiên của cách phân loại động vật. Có thể nói rằng cách phân loại này tương tự như kiểu xếp loại thành hai hệ
động vật: có xương sống và không xương sống, tuy cách đó không hoàn toàn phù hợp đúng, bởi vì một vài
động vật không xương sống cũng có máu đỏ. Trong hệ động vật có máu, Aristoteles đã xếp đặt những động
vật nào? Ông đã ghi: con người, các động vật bốn chân đẻ con và đẻ trứng, rắn, lưỡng cư, chim và cá. Còn
trong hệ động vật không máu? Hệ này gồm: giáp xác (tôm cua), chân đầu (thân mềm), côn trùng và vỏ cứng.
Nhóm cuối là dạng trung gian giữa động vật và thực vật.
Một đặc điểm thứ hai trong cách phân loại động vật của Aristoteles là dựa vào phương thức tái tạo: giống đực
cung cấp hình thái (nghĩa là linh hồn) còn giống cái cung cấp vật liệu (nghĩa là các bộ phận cơ thể, nơi tiếp
nhận sự sống từ linh hồn). Cách phân loại này cũng liên quan đến nhiệt: các thế hệ sau, các con, cháu sẽ có
những đặc điểm càng giống cha, ông khi những thế hệ trước càng chứa đựng nhiều “nhiệt sinh lực” nhất. Xếp
hàng đầu trong hệ phân loại này là các động vật đẻ con (như người). Tiếp sau đó là những động vật (như
chim) đẻ ra trứng hoàn chỉnh (nghĩa là trứng không tăng kích thước sau lúc lọt lòng). Rồi đến động vật đẻ
trứng lẫn con (như cá Selachii, loại cá có sụn như cá mập, cá tia vây, cá đuối...), nghĩa là hình thành trứng
không hoàn chỉnh (gồm cá, thân mềm và thân giáp) rồi đến động vật đẻ ấu trùng (gồm côn trùng) và cuối cùng
là những hình thái được sản sinh qua nẩy chồi và tự tạo sinh trong đám vật chất thối rữa và bùn nhớt sủi bọt.
Trong khi nghiên cứu quá trình tái tạo các loài, Aristoteles không chỉ quan tâm đến giới và tính di truyền, mà
ông còn chú ý cả đến những yếu tố môi trường, quá trình đấu tranh để tồn tại, do vậy ông đã phân tích các
chức năng khác nhau và cách phản ứng của từng tạng và bộ phận cơ thể. Ông luôn chú ý đến cái mục đích
cuối cùng của sự sống cũng như của mọi hoạt động tái tạo và sinh tồn. Theo Aristoteles, đây cũng là trách
nhiệm của nhà Sinh học trong suốt quá trình nghiên cứu sự sống hữu cơ. Trong cách phân loại dựa trên
phương thức tái tạo như vậy, mặc dù nhận biết thấy có những điểm lấn chéo nhau giữa các giống loài nhưng
Aristoteles vẫn chưa tìm được cách sắp xếp hợp lý hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu toàn bộ các tác phẩm của
Aristoteles bàn về Sinh học, các nhà khoa học hiện nay vẫn xác nhận rằng cách phân loại các hình thái sống
như vậy đã đặt nền tảng cho những “bậc thang thiên nhiên” (scala naturae) giống như một kiểu mẫu quy ước
cho các nhà động vật học suốt nhiều thế kỷ về sau.
Là một nhà bác học toàn năng, Aristoteles đã được tạc tượng ngay lúc sinh thời, có khoảng 14 bức tựơng bán
thân còn được lưu giữ, trong đó tượng đẹp nhất đã sao chép từ nguyên bản được hoàn tất theo yêu cầu của
Alexander Đại Đế và nay được đặt tại Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật ở Vienna, thủ đô nước Áo.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Darwin (Charles) (1809-1882): nhà Sinh học người Anh.
2. Linnaeus (Carl Linné) (1707-1778): nhà Thực vật học người Thụy Điển.
3. Cuvier (Georges) (1769-1832): nhà Cổ sinh vật học người Pháp.
Spallanzani (1729-1799): Người phát hiện bí mật của sự thụ tinh
[08/11/2005 - Sinh học Việt Nam]
Vào những năm cuối thế kỷ 18, khách đến thăm trường Đại học Pavia ở miền Tây Bắc Italia
đều có dịp thấy một giáo sư ngồi hàng giờ ngắm nhìn những con ếch to nhỏ đủ loại đang bơi
lội tung tăng trong chiếc bể kính của khu nghiên cứu khoa học tự nhiên. Điều làm khách tò mò
chú ý hơn là một số ếch có mặc quần đùi ngắn bằng vải mỏng với dây đeo ở cổ. Thật kỳ lạ.
Còn giáo sư ngồi ngắm nhìn đàn ếch đặc biệt chính là Lazaro Spallanzani.
Ông sinh ra tại Modena, ở miền Bắc Italia. Năm 16 tuổi, Spallanzani đến Bolonia để học luật, nhưng chỉ ít lâu
sau, do ảnh hưởng của bà cô là Laura Bessi nên cậu say mê môn sinh học. Laura là con một luật sư nên từ nhỏ
bà có nhiều điều kiện học tập tốt. Năm 1732, Laura đã bảo vệ luận án triết học trước một hội đồng gồm 7 giáo
sư và 2 Hồng y giáo chủ, trả lời thông thạo bằng tiếng La tinh mọi câu hỏi. Ngay sau đó, bà được cử làm giáo
sư tại Đại học Bolonia phụ trách môn triết học, vật lý, toán, đồng thời giảng dạy cả khoa học tự nhiên cho một
số học tò giỏi trong đó có người cháu là Spallanzani.
Chàng thanh niên Spallanzani không chỉ say mê sinh học mà còn chú ý đến vật lý, toán, siêu hình học rồi cả
văn học Hy Lạp, La tinh. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Bolonia, Spallanzani chú tâm nghiên cứu sinh lý
học. Để tìm hiểu tác động của dịch vị trên các loại thức ăn, ông tiến hành nhiều thử nghiệm ngay trên bản
thân: Spallanzani tự ý nuốt những túi nhỏ bằng vải mềm chứa nhiều loại thức ăn khác nhau, có buộc kèm
những sợi chỉ dài. Sau vài giờ, ông kéo những túi từ dạ dày ra để nghiên cứu kết quả: các loại thức ăn đã chịu
những loại tác động khác nhau, thịt bị tiêu hóa nhiều nhất, rau vẫn còn nguyên vẹn, hầu như không bị ảnh
hưởng. Qua nhiều lần nghiên cứu, ông kết luận rằng dạ dày tác động lên thức ăn nhờ hoạt động hóa học của
dịch vị nhiều hơn là nhờ co bóp. Ông cũng nghiên cứu nhiều về máu, tuần hoàn, vai trò của hô hấp trong lưu
thông máu và đóng góp nhiều chi tiết bổ sung cho công trình của Harvey. Trong khi làm giáo sư tại Đại học
Pavia, gần 100 năm trước Pasteur, ông đã xác định rằng không có hiện tượng tự sinh, rằng mọi sinh vật đều
bắt nguồn từ mọi sinh vật sẵn có từ trước. Về vấn đề này, nhiều lần ông đã phải tranh luận mạnh mẽ với
Needham, nhà tự nhiên học người Anh. Ông cũng nghiên cứu và công bố nhiều kết quả tìm hiểu về động vật
không xương sống.
Từ mùa xuân năm 1777, các nhân viên thuộc Đại học Pavia rất ngạc nhiên khi thấy giáo sư Spallanzani cho
nuôi thật nhiều ếch trong bể thủy tinh của khu nghiên cứu thử nghiệm. Họ càng kinh hoàng lúc nhìn thấy một
số ếch được mặc quần lót bằng vải mỏng và dây đeo cẩn thận. Quan sát kỹ, cũng dễ dàng nhận thấy số ếch
mặc quần đùi đều gầy yếu và thuộc giống đực, còn những ếch trần truồng đều to lớn, bụng căng phồng và
thuộc giống cái.
Không ai hiểu được lý do nhưng chỉ thấy ông giáo sư suốt ngày ngồi bên bể thủy tinh ngắm nhìn đàn ếch rồi
lâu lâu lại vớt trứng lên xem. Chính thời điểm đó là lúc Spallanzani đang cố tìm hiểu quá trình sinh sản ở ếch.
Spallanzani biết rằng trong mùa sinh đẻ, ếch cái đẻ ra trứng và ếch đực khi ôm ấp ếch cái thường tiết ra một
chất dịch bọc trùm lên trứng. Nếu theo luận thuyết “tiền hình” đã được chấp nhận hàng trăm năm trước, thì
trong trứng ếch phải luôn sẵn có một ếch con nhỏ xíu, rồi sẽ tự phát triển không cần có quan hệ với chất dịch
của ếch đực. Có thật như thế không? Để trả lời câu hỏi đó, ông giáo sư 48 tuổi đã cho ếch đực mặc quần đùi!
Khi đó một hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra: ếch cái vẫn đẻ trứng khi được ếch đực mang quần đùi ôm ấp, nhưng
trứng không nở thành nòng nọc được. Như thế trong ếch không thể sẵn có một ếch con nhỏ xíu. Và như vậy
luận thuyết “tiền hình” không còn đúng nữa. Thêm một điều đáng ngạc nhiên nữa: khi ếch đực không mang
quần đùi ôm ấp ếch cái thì trứng lại nở thành nòng nọc. Như vậy sự tiếp xúc giữa ếch cái và tinh dịch của ếch
đực là hoàn toàn cần thiết cho sự phát triển của trứng. Spallanzani tiếp tục hoàn chỉnh những kết quả vừa thu
nhận được: ông lại cho ếch đực mang quần đùi ôm ấp ếch cái, trứng đẻ ra vẫn không nở, ngay liền đó ông
Spallanzani
(1729-1799)
tháo bỏ quần đùi của ếch đực để kiếm tìm những giọt tinh dịch của ếch đực. Ông lượm nhặt các giọt tinh dịch
và đặt luôn lên trứng, ông nhận thấy trứng tiếp tục phát triển và nở thành nòng nọc. Ông kết luận rằng sự tiếp
xúc giữa trứng và tinh dịch là cần thiết không chỉ đối với ếch mà còn đối với mọi loài động vật. Ông thử
nghiệm bằng cách lấy tinh dịch chó đực đặt vào đường sinh dục một chó cái. Hai tháng sau, chó cái đẻ được
một đàn con khỏe mạnh. Phải chăng đó là công việc truyền tinh (fécondation) nhân tạo đầu tiên trong lịch sử y
học? Spallanzani còn nghĩ rằng tinh dịch đặt trong bình nước đá vẫn giữ được khả năng thụ tinh trong vòng 24
giờ sau. Rồi ông tìm cách pha loãng tinh dịch mà vẫn giữ nguyên những tính chất đặc thù: ông xác nhận rằng
15cc tinh dịch ếch đực pha loãng trong 20 lít nước vẫn còn khả năng thụ tinh cho hàng loạt trứng ếch để nở
thành nòng nọc.
Những phát hiện của Spallanzani có ý nghĩa thật quan trọng cho việc tìm hiểu quá trình hình thành tái tạo ra
các loài động vật, nhưng ở vào cuối thế kỷ 18, thật đáng tiếc là những phát hiện đó không chỉ bị lãng quên mà
còn bị phủ nhận. Chính Albrecht von Haller cũng cho rằng hiện tượng thụ tinh xảy ra là do tác động trực tiếp
của tinh dịch với trứng. Nhiều nhà khoa học thời đó còn tin rằng hiện tượng thụ tinh là do những hào quang
tỏa ra từ tinh dịch. Cũng chính Haller trong niềm tin quá mức vào luận thuyết “tiền hình” đã dùng cả toán học
để xác nhận rằng vào ngày cuối cùng của sự sáng tạo, Thượng đế đã hình thành nên 200 nghìn triệu con người
nhỏ bé ở trong trứng của Eva, người phụ nữ đầu tiên trên trái đất, để rồi từ đó nảy sinh ra loài người.
Một lần nữa Spallanzani lại nghiên cứu để phá vỡ những quan niệm sai lầm: ông dùng hai chiếc mặt kính lõm,
trứng ếch được dính chặt vào đáy một mặt kính, ở chiếc kính thứ hai, ông đặt tinh dịch ếch đực, rồi ông úp
chiếc mặt kính thứ nhất lên trên chiếc kính thứ hai như một nắp kín. Nếu quả thật có những mùi hơi bay ra từ
tinh dịch thì trứng phải nở bình thường. Sau một thời gian dài quan sát, Spallanzani vẫn không thấy trứng nở.
Nhưng khi ông đảo ngược hai kính để cho tinh dịch tiếp xúc với trứng ếch thì chỉ ít lâu sau trứng lại nở thành
nòng nọc. Điều đó càng khẳng định những nhận xét trước đây của ông về sự cần thiết có tiếp xúc trực tiếp
giữa tinh dịch của giống đực với trứng của giống cái. Tuy nhiên, những nhận xét thật khoa học của
Spallanzani và trước đó hơn một thế kỷ, de Gfaaf phát hiện ra nang trứng (vào năm 1672) và Leeuwenhoek
nhìn thấy tinh trùng (1678) tất cả những dữ kiện đó vẫn chưa đủ để trả lời câu hỏi từ muôn thuở: con người
được hình thành như thế nào?
Trong suốt cuộc đời, Spallanzani luôn say mê làm việc, vài ngày trước khi mất, ông vẫn tiếp tục những công
trình nghiên cứu về hô hấp ở cá. Ông không phải là nhà lý luận mà chỉ kiếm tìm những sự kiện. Đánh giá công
lao của ông, một nhà khoa học nhận xét: “Spallanzani đã phát hiện nhiều sự thật trong vài năm hơn cả một
Việt Hàn lâm thu được trong một thế kỷ”.
Nguồn: Sách 20 nhà sinh học tài danh của Trần Phương Hạnh, Nhà xuất bản Thanh niên
Phát hiện những enzim thực vật quan trọng
[02/06/2008 - Sinh học Việt Nam]
Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Brookhaven - Bộ năng lượng Hoa
Kỳ đã tìm thấy những enzim quan trọng tham gia vào quá trình biến đổi
isoflavonoid - sản phẩm thực vật tự nhiên giúp thực vật không bị lây nhiễm
nấm. Chúng có thể có lợi cho sức khỏe của con người.
Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 22 tháng 5 năm 2008 trên tạp chí The Plant. Nghiên cứu có thể sẽ
mang lại cách thức cấy isoflavonoid tổng hợp vào cây trồng năng lượng sinh học nhằm tăng khả năng đề
kháng, giảm thiệt hại mùa màng, và tăng sản lượng cho các nguyên liệu hóa học khác.
Sử dụng phương pháp miêu tả trong bài báo, các nhà nghiên cứu nhận biết được những enzim làm thay đổi
cấu trúc thành tế bào thực vật. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi khả năng tiêu hóa của
thành tế bào, tạo ra sinh khối phù hợp cho việc chuyển hóa thành nguyên liệu sinh học.
Trong tự nhiên, isoflavonoid xuất hiện chủ yếu trong các cây họ đậu như cỏ ba lá, đậu nành, và cỏ linh lăng.
Nó làm tăng khả năng chống chịu của thực vật đối với bệnh dịch, giúp duy trì quan hệ cộng sinh giữa thực vật
và vi sinh vật sống trong rễ của chúng để tạo ra sinh khối. Một số nghiên cứu cũng nhận định rằng những sản
phẩm thực vật tự nhiên này có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, và các triệu chứng mãn
kinh.
Khi nhóm nghiên cứu Brookhaven đánh dấu enzim tổng hợp isoflavonoid
bằng một loại protein phát huỳnh quang xanh, họ đã rất ngạc nhiên vì tìm thấy
loại enzim đã được đánh dấu nằm trong nhân tế bào thực vật (a). Đây là sự
khác biệt về cách phân bố thông thường của các loại enzim khác cùng họ (c),
từ đó cho thấy có tồn tại chức năng sinh học tiềm năng chưa hề được phát hiện
của enzim trong nhân tế bào. Khi protein này thu ngắn lại, không thể xác định
được vị trí của nhân được nữa (b), tiết lộ một hình thức phân bố khác (d).
(Ảnh: Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven)
Nhà sinh vật học Brookhaven Chang-Jun Liu, tác giả của bài báo cho biết: “Rất nhiều người quan tâm đến
việc cấy isoflavonoid tổng hợp vào các cây không thuộc họ đậu để mang lại lợi ích cho cả thực vật và con
người.”
Đây không phải là một công việc đơn giản. Thứ nhất, isoflavoniod sinh tổng hợp rất phức tạp, với nhiều bước
và cần sự tham gia của nhiều loại enzim. Một thách thức khác là sự tích lũy ở nồng độ cao đối với những phân
tử trung cấp có thể độc hại đối với thực vật.
Liu cho biết: “Những cây họ đậu đã tìm ra biện pháp tự bảo vệ bằng cách chuyển tích lũy từ những phân tử
trung cấp sang không bào hoặc thành tế bào”. Enzim thực hiện quá trình chuyển hóa này chính là enzim mà
Liu mong muốn tìm thấy.
Liu và các đồng tác giả suy luận rằng loại enzim này có thể thuộc về một họ enzim lớn thực hiện rất nhiều
chức năng sinh học gây ảnh hưởng đến sự gia tăng, phát triển, đề kháng, sinh tổng hợp, cũng như làm thay đổi
cấu trúc thành tế bào. Vì vậy họ bắt đầu tìm kiếm những gen chỉ dẫn tế bào tạo ra nhóm protein nói trên.
May mắn là gen sản xuất nhóm protein đó có những trình tự thông tin di truyền giống nhau. Sử dụng trình tự