Tải bản đầy đủ (.docx) (143 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng anh cho sinh viên hệ đào tạo nhiệm vụ chiến lược tại trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội theo chuẩn đầu ra 001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.92 KB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ KIM NGÂN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHO
SINH VIÊN HỆ ĐÀO TẠO NHIỆM VỤ CHIẾN LƢỢC TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
THEO CHUẨN ĐẦU RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ KIM NGÂN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CHO
SINH VIÊN HỆ ĐÀO TẠO NHIỆM VỤ CHIẾN LƢỢC TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ-ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
THEO CHUẨN ĐẦU RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH:
QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thắng

HÀ NỘI – 2014




LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất của tôi xin được dành gửi tới cô giáo,
TS. Nguyễn Thị Thắng - Người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình làm luận văn. Cô đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo
dục cũng như giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Một lần nữa, tôi xin
được nói lời Cảm ơn cô!
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Giáo Dục, cùng các thầy cô giáo
đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Tiếng Anh,
các đồng chí cán bộ giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN và sinh viên
hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược QH.2013 đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu,
cho ý kiến, những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên,
giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt thời
gian qua!
Mặc dù đã cố gắng thật nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng
góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người cùng
quan tâm tới những vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Kim Ngân

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt
1

BPQL

2

CBGV

3

CSVC

4

CĐR

5

DH

6

ĐHNN – ĐHQG HN

7

GD


8

GV

9

HĐDH

10



11

HT

11

NVCL

12

QL

13

QLGD

14


QL HĐDH

15

SV

16

SV NVCL

17

TB

18

TBDH

ii


Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4


Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

Bảng 2.10

Bảng 2.11
Bảng 3.1
Bảng 3. 2
Bảng 3. 3


iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.3

Biểu đồ 2.4
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.2



iv


Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
Mục lục
1.
2
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN ĐẦU RA CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1
1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2
1.2.2
1.2.2.1
1.2.2.2

1.3

v


qu

đầ
1.3.1

Đà

1.3.1.1

M

1.3.1.2

Ch

1.3.1.3

Ch

1.3.2

Đặ

1.3.3


Ho

ởt

1.3.3.1

M

ởb

1.3.3.2

Nộ

ra

1.3.3.3

Ph

ởb

1.3.3.4

Ki

ra

1.3.3.5


Sử

ra

1.3.4

Qu

ởb

1.3.4.1

M

1.3.4.2

Ch

1.3.4.3

Bi

Đạ
1.3.5



An

1.3.5.1




1.3.5.2



TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

vi


Chƣơng 2 THƢCC̣ TRANGC̣ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH THEO
CHUẨN ĐẦU RA CHO SINH VIÊN HỆ ĐÀO TẠO NHIỆM
VỤ CHIẾN LƢỢC TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ –
ĐHQGHN
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2

2.2.1

2.2.1.1
2.2.1.2

2.2.2

2.2.3


2.2.4

2.2.5

vii


họ

ĐH

2.2.6

Th

củ

ĐH

2.2.7

Ch

trư

2.2.8

Ng


An



2.3

Th

th

ch

2.3.1

Th

th

2.3.2

Th

th

2.3.3

Th

An


2.3.4

Th

tiế

2.3.5

Th

tiế

2.3.6



ho

2.4

Đá

nh

họ

2.4.1

Nh


2.4.2

Nh

viii


2.4.3

Ng

2.5

M


NV
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾNG ANH ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CHO SINH VIÊN HỆ
ĐÀO TẠO NHIỆM VỤ CHIẾN LƢỢC, TRƢỜNG ĐHNN –
ĐHQG HÀ NỘI

3.1

Ng

tiế

3.1.1


Ng

3.1.2

Ng

3.1.3

Ng

3.1.4

Ng

3.1.5

Ng

3.2



th

trƣ

3.2.1

Ki


3.2.1.1

Nộ

3.2.1.2

Đi

3.2.2

Kh

vụ

3.2.2.1

Nộ

3.2.2.2

Đi

3.2.3

Bồ

ph

3.2.3.1


Nộ

3.2.3.2

Đi

ix


3.2.4

Đổ

3.2.4.1

Nộ

3.2.4.2

Đi

3.2.5

Tr

tiệ

3.2.5.1


Nộ

3.2.5.2

Đi

3.2.6

M

3.3

Tổ



đầ

trƣ

3.3.1

M

ng

3.3.1.1

M


3.3.1.2

N

3.3.1.3

P

3.3.2

Kế

qu

viê

ĐH

3.3.3

Kế

qu

viê

ĐH

3.3.4


So

kh

th

ch
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

x


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

xi


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trước xu thế hội nhập ngày càng cao, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia vào

tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO thì vai trò của ngoại ngữ càng quan
trọng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sự nghiệp giáo dục. Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã từng chỉ thị về việc tăng cường công tác dạy học ngoại ngữ
nhân dịp về thăm trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vào ngày 13-01-1972:
“Đối với nước ta, ngoại ngữ là môn rất quan trọng, rất cần thiết, rất cấp bách. Các

đồng chí phụ trách giáo dục phải rút kinh nghiệm để làm tốt giáo dục ngoại ngữ”.
Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của sự phát triển nền giáo dục
hiện đại. Ngoại ngữ không chỉ góp phần trang bị cho HS – SV những tri thức cần
thiết về các đối tượng nhận thức thế giới khách quan, mà nó còn là công cụ rất quan
trọng giúp cho họ nắm chắc hơn các tri thức cơ sở của các chuyên ngành khác và
phát triển năng lực trí tuệ. Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục đào tạo và trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nói chung không những vì
biết tiếng Anh là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các
quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới mà biết tiếng Anh còn là một năng
lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.
Giáo dục Việt Nam muốn vượt qua thách thức của riêng mình và cả thách
thức chung của giáo dục thế giới trong bối cảnh hiện nay, hướng đến một nền giáo
dục tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã
hội thì phải đặc biệt chăm lo môn tiếng Anh và quản lý tốt hoạt động dạy học ngoại
ngữ. Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 đã đề ra ba mục tiêu chung phát
triển giáo dục đến năm 2020 trong đó “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp,
chương trình các cấp học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng
yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả và đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục đào tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực
phát triển giáo dục”. Tuy nhiên việc quản lý hoạt động dạy học hiện nay ở hầu hết
các trường cao đẳng đại học còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là quản lý dạy học

1


ngoại ngữ, cụ thể là môn tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát
triển kinh tế xã hội.
Xây dựng và phát triển ngành và chuyên ngành ở Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) đạt chuẩn quốc tế là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển

ĐHQGHN đến 2020 và tầm nhìn 2030 (gọi tắt là Nhiệm vụ chiến lược (NVCL)),
phù hợp với sứ mệnh của ĐHQGHN là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi
dưỡng nhân tài, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đỉnh cao, chuyển giao
tri thức, đóng vai trò nòng cột và tiên phong trong đổi mới hệ thống giáo dục đại
học Việt Nam, cũng như tầm nhìn của ĐHQGHN là trở thành trung tâm đại học
nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực trong nhóm 200 đại học hàng đầu Châu Á vào
năm 2015, vươn lên nhóm 200 đại học tiên tiến của thế giới vào năm 2020. Theo
mục 1 điều 15 Quy định Nhiệm vụ chiến lược ban hành theo Quyết định số
3599/QĐ-ĐHQGHN ngày 05/12/2011 trường Đại học Ngoại ngữ có trách nhiệm tổ
chức đào tạo bao gồm các khâu bố trí giảng dạy, kiểm tra đánh giá các môn ngoại
ngữ theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đạt chuẩn quốc tế, quản lý toàn
bộ sinh viên năm thứ nhất các chương trình đạt chuẩn quốc tế học môn ngoại ngữ và
các môn thuộc khối kiến thức chung tại trường Đại học Ngoại ngữ.
Dạy và học ngoại ngữ nói chung và đặc biệt dạy học ngoại ngữ ở bậc đại học
nói riêng đã được rất nhiều người quan tâm. Hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh
viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN theo
chuẩn đầu ra đã được nghiên cứu, được đề cập nhiều tại các hội thảo trong
ĐHQGHN, tuy nhiên vẫn cần được nghiên cứu sâu hơn. Hơn nữa, là cán bộ quản lý
tham gia phụ trách công tác đào tạo Ngoại ngữ cho sinh viên trong ĐHQGHN,
trong đó có đào tạo Tiếng Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược, từ
những lí do trên nên tác giả đã chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học
tiếng Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại Trường Đại học Ngoại
ngữ-ĐHQGHN theo chuẩn đầu ra” với mong muốn góp một phần tích cực vào hoạt
động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại
Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN theo yêu cầu của ĐHQGHN trong giai đoạn
hiện nay và sau này.

2



2.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và

quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến
lược tại Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN, đề xuất một số biện pháp quản lý
hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ này.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại
Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại
Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQG Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động dạy học và công tác quản lí hoạt động dạy học Tiếng Anh theo
chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược ở Trường Đại học Ngoại
ngữ-ĐHQG Hà Nội vẫn còn một số vấn đề bất cập, nếu xây dựng được các biện
pháp quản lí hoạt động dạy học một cách khoa học, hợp lý sẽ góp phần nâng cao
hơn hiệu quả và chất lượng dạy học Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ
đào tạo Nhiệm vụ chiến lược ở Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQG Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên tác giả tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh
theo chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại Trường Đại học
Ngoại ngữ-ĐHQGHN.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại Trường Đại
học Ngoại ngữ-ĐHQGHN.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra
cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại Trường Đại học Ngoại ngữĐHQGHN.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3


Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược theo chuẩn đầu ra nhằm nâng
cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược
tại Trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN.
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 531 khách thể, trong đó 45 chuyên gia,
giảng viên, CB quản lý, 486 sinh viên NVCL QH.2013, là những người tham gia
trực tiếp vào quá trình dạy và học Tiếng Anh tại trường.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các nhóm nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá
các tài liệu có liên quan nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đây là phương pháp chính, được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng công tác
dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ
chiến lược tại trường Đại học Ngoại ngữ.
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi dự kiến xây dựng các phiếu hỏi dành
cho các đối tượng: Giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ
chiến lược là những người trực tiếp tham gia quá trình dạy học tiếng Anh tại trường.
Phiếu hỏi được thiết kế gồm nhiều câu hỏi với mục đích tìm hiểu thực trạng
công tác dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh. Ngoài ra, phương pháp
điều tra bằng phiếu hỏi còn được sử dụng để thu thập ý kiến của GV, CB, SV NVCL

QH.2013 về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy
học Tiếng Anh được đề xuất trong luận văn.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện
Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết, nhằm tìm hiểu thêm
thông tin về phía đối tượng được điều tra. Những thông tin thu được từ phương
pháp trò truyện góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của các đối tượng được điều
tra và giúp vấn đề nghiên cứu được sâu hơn.

4


7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy học của giảng viên và SV để có những đánh giá
khách quan nhất về công tác dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo
chuẩn đầu ra tại trường.
Quan sát hoạt động quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học tiếng Anh nhằm đánh
giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm
vụ chiến lược tại trường .
Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc nắm bắt các quan điểm
đánh giá về công tác dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh viên
hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại trường.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc thu thập những thông tin liên
quan đến vấn đề dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh viên hệ
đào tạo Nhiệm vụ chiến lược theo chuẩn đầu ra tại trường thông qua các bài viết và
tài liệu báo cáo để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và thực trạng của đề
tài.
7.2.6. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm

Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh cho
sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược tại trường nhằm đánh giá mức độ cần
thiết và khả thi của một số biện pháp được đề xuất ở trường Đại học Ngoại ngữĐHQG Hà Nội.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các dữ liệu, các
thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập từ các phương pháp trên.
8.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc quản lý hoạt động dạy học Tiếng
Anh cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược theo chuẩn đầu ra nhằm từng
bước đảm bảo chất lượng đào tạo.

5


8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các biện pháp được đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ đào tạo
Nhiệm vụ chiến lược ở trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần:
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo
chuẩn đầu ra cho sinh viên đại học
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học
tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược, trường
ĐHNN - ĐHQGHN

Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh đáp ứng chuẩn
đầu ra cho sinh viên hệ đào tạo Nhiệm vụ chiến lược, trường ĐHNN - ĐHQGHN
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
THEO CHUẨN ĐẦU RA CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Về phương pháp dạy học, Xôcrat (469 – 339 trước CN) cho rằng để nâng cao
hiệu quả dạy học cần có phương pháp giúp thế hệ trẻ từng bước tự khẳng định, tự
phát hiện tri thức mới mẻ, phù hợp với chân lý. Khổng Tử (551 - 479 trước CN)
quan niệm phương pháp dạy học là cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến
phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nề
nếp, thói quen trong học tập. Cuốn tài liệu“Teaching English Cambridge University
Press, 1995” của Adrian Doff là một trong những nghiên cứu về kinh nghiệm dạy
học ngoại ngữ được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
Về quản lý hoạt động dạy học, P.V. Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi
sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây
là khâu then chốt trong hoạt động quản lý nhà trường. V.A.Xukhomlinxki đặc biệt
coi trọng sự trao đổi giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để tìm ra cách quản lý tốt
nhất.
Vấn đề kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới và trong
khu vực trong đó có công tác quản lý đã được đề cập đến khá chi tiết trong “Đề án
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, Hà
Nội, 2008. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như “Teaching English

Cambridge University Press. 1995” của Adrian Doff, “Những vấn đề cơ bản về dạy
học ngoại ngữ”, NXB ĐHQGHN, 2005.


Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của công tác QL nhằm

nâng cao chất lượng dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học. Có thể đề cập đến các
công trình nghiên cứu sau: Lưu Xuân Mới, Đào tạo bồi dưỡng CBQL GD trong xu
thế đổi mới và hội nhập; Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo
nhân lực theo ISO và TQM; Đặng Quốc Bảo, Những vấn đề về lãnh đạo-quản lý và
sự vận dụng vào điều hành nhà trường; …

7


Nhiều đề tài luận văn cao học đã nghiên cứu về các biện pháp QL hoạt động
DH tại các cơ sở giáo dục đại học. Liên quan trực tiếp đến đề tài tác giả đang nghiên
cứu có một số công trình sau đây: Tuyển tập các bài báo khoa học Những vấn đề cơ
bản về dạy học ngoại ngữ 1995-2005; Trần An Nhã, Biện pháp quản lý hoạt động
dạy học Tiếng Anh tại trường ĐH Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục,
2013; Nguyễn Thị Ân, Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng
Anh tại trường ĐHSP Nghệ thuật TW, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, 2010;
Trương Thị Thu Thủy, Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn ngoại ngữ cho
SV hệ chính quy tại Học viện Hành chính Quốc gia, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo
dục, 2007; …
Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã đạt được những đóng góp nhất
định về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, việc áp dụng kết quả nghiên cứu phụ
thuộc vào điều kiện thực tế của các nhà trường. Cho đến nay việc nghiên cứu biện
pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra cho SV hệ đào tạo
NVCL tại trường ĐHNN-ĐHQGHN chưa có tác giả, công trình nào đề cập tới.

Thực hiện luận văn này, tác giả sẽ kế thừa các kết quả các công trình nghiên cứu đã
đề cập tới và nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp QL hoạt động DH môn Tiếng
Anh cho SV hệ đào tạo NVCL tại trường ĐHNN-ĐHQGHN đạt hiệu quả cao hơn
và có tính khả thi.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động dạy học tiếng Anh
1.2.1.1. Hoạt động dạy học
Dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động DH của
giáo viên và hoạt động học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Trong đó dưới
sự điều khiển của giáo viên, người học tự giác tích cực tự tổ chức điều khiển hoạt
động học tập của mình nhằm thực hiện những hoạt động DH. Trong hoạt động DH,
người học có vai trò tự giác, chủ động, tích cực, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động
học tập của bản thân. Để hoạt động học tập của người học đạt được hiệu quả và
tránh những sai lầm thì HĐ học phải có sự hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo của thầy.
Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của HS có liên hệ tác động lẫn
nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó, việc DH sẽ không diễn ra.

8


Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt động GD
khác trong nhà trường. Đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp cho
người học lĩnh hội được tri thức của xã hội loài người. Hoạt động DH giúp trò:
+

Nắm vững tri thức khoa học;

+

Phát triển tư duy và năng lực hoạt động;


+

Hình thành thái độ, đạo đức, nhân cách và lí tưởng sống.

Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản:
Mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy-người
học và diễn ra trong những điều kiện xác định:
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của hoạt động dạy học

Tất cả các thành tố trên tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau trong một mối
liên hệ hữu cơ chặt chẽ và toàn bộ quá trình hay hệ thống DH lại được đặt trong một
môi trường kinh tế xã hội ở cả bình diện vĩ mô lẫn vi mô.
Nói tóm lại, hoạt động dạy học là quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức,
điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ
động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
Hoạt động DH làm cho SV nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ
thống, cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và trong
9


đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, hình thành những
năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của SV, hình thành ở SV thế giới quan
khoa học, lòng yêu nước, yêu CNXH.
1.2.1.2. Hoạt động dạy học tiếng Anh
Dạy học tiếng Anh là dạy học ngoại ngữ, nghĩa là vừa hình thành và phát
triển một công cụ giao tiếp mới vừa thông qua đó để tiếp thu những giá trị văn hóa
của dân tộc có ngôn ngữ đang học. Dạy học ngoại ngữ là một hoạt động đặc thù của
con người, nghĩa là cũng bao gồm các thành tố có quan hệ và tác động đến nhau:

động cơ, mục đích, điều kiện và hoạt động, hành động, thao tác. Trong quá trình dạy
học kết quả học tập phụ thuộc chủ yếu vào người học. Dạy ngoại ngữ nói chung và
dạy Tiếng Anh nói riêng là một hoạt động truyền thụ và lĩnh hội một thứ tiếng nước
ngoài một cách có mục đích, chương trình, nội dung, phương pháp, kế hoạch tổ
chức rõ ràng nhằm hình thành ở người học khả năng hiểu biết, thu nhận, tái tạo và
sử dụng ngôn ngữ được học.
Hoạt động dạy học tiếng Anh là quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức, điều
khiển, lãnh đạo của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động
tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức ngôn ngữ mới để hình thành và phát
triển các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) với mục tiêu cuối cùng là có thể sử
dụng ngôn ngữ tiếng Anh như một công cụ giao tiếp.
1.2.2 Quản lý hoạt động dạy học và biện pháp quản lý hoạt động DH tiếng Anh
1.2.2.1 Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
* Quản lý và chức năng của quản lý
Quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, có nhiều định nghĩa
khác nhau về khoa học quản lý, tùy thuộc theo quan điểm tiếp cận khác nhau mà
các tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau.
Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai
quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” là “sự coi sóc, giữ gìn”, duy trì ở trạng
thái ổn định; quá trình “lý” là “sửa sang, sắp xếp” đổi mới để đưa tổ chức vào thế
phát triển.
Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell: “QL là việc thiết lập và duy trì môi
trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm, có thể hoạt động hữu

10


×