Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Dạy học văn bản đàn ghi ta của lorca (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.61 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ TUYẾT MAI

DẠY HỌC VĂN BẢN “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” (THANH THẢO)
THEO HƢỚNG KHAI THÁC CHẤT THƠ CỦA TÁC PHẨM

Chuyên nghành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học
Bộ môn ngữ văn
Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

HÀ NỘI-2012

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài……………………………………………………
2.

Lịch sử vấn đề…………………………………………………………

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………..



4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………

5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………
6.

Cấu trúc luận văn………………………………………………………..

Chƣơng 1. Vai trò của chất thơ trong dạy học thơ trữ tình
1.1. Quan niệm về chất thơ trong tác phẩm văn học
1.1.1.Chất thơ trong tác phẩm văn học nói chung
1.1.2.Chất thơ trong thơ trữ tình
1.1.3.Chất thơ trong thơ mang dáng dấp tượng trưng, siêu thực
1.2. Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chương đến hứng thú
nhận thức và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh trong quá trình dạy học
1.2.1. Cảm xúc thẩm mỹ trong tác phẩm văn chương
1.2.2. Hứng thú trong tiếp nhận văn học của học sinh

3


1.2.3. Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chương đến hứng
thú tiếp nhận và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh trong quá trình dạy học
1.3 Đánh giá thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” ở trường
trung học phổ thông theo Sách giáo khoa ngữ văn 12 ( Ban cơ bản)
1.3.1. Về thể loại thơ
1.3.2 . Về phía giáo viên
1.3.3 . Về phía học sinh

Chƣơng 2 : CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHẤT THƠ TRONG DẠY
HỌC “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” ( THANH THẢO)
2.1 Biểu hiện của chất thơ trong “ Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo)
2.1.1 Một thế giới hình tượng, hình ảnh đa sắc màu văn hóa trong tư duy thơ
Thanh Thảo
2.1.2 Sự đồng điệu về tâm hồn của cái tôi trữ tình và đối tượng trữ tình
2.1.3 Ngôn ngữ giàu nhạc cảm
2.2 Cung cấp thêm tri thức đọc hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”
2.2.1. Xuất xứ đề tài
2.2.2. Văn hóa Tây Ban Nha
2.2.3. Chân dung Lorca- người nghệ sĩ bẩm sinh, người chiến sĩ dũng cảm
đấu tranh cho tự do.
2.2.4 Cảm hứng sáng tác bài thơ

4


2.3 Đề xuất kĩ năng đọc bài thơ ,dự kiến câu hỏi chuẩn bị bài cho HS và khai
thác bài học trên lớp

2.3.1. Kĩ năng đọc bài thơ
2.3.2. Dự kiến câu hỏi chuẩn bị bài cho HS và khai thác bài học trên lớp
2.4 Bổ sung yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ trong tiến trình
dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca trong SGK ngữ văn 12 – (Ban cơ bản)
2.4.1 Về kiến thức
2.4.1. Về kiến thức
2.4.2. Về kĩ năng
2.4.3.Về thái độ
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1 . Mục đích thực nghiệm

3.2. Yêu cầu thực nghiệm
3.3. Thời gian và địa bàn thực nghiệm
3.4 . Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm
3.5. Xây dựng, thiết kế dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” với sự chú
trọng đặc biệt đến vai trò chất thơ trong quá trình dạy học (Thiết kế thể
nghiệm dạy học bài thơ “ Đàn ghi ta của Lorca”.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CH
2. GV
3. HS
4. THPT
5. TBN

2


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

1.1 Thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) được lựa chọn và đưa vào
chương trình ngữ văn 12, tập I từ năm 2008 đến nay đã thu hút được sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu văn học, giáo viên và học sinh. Đây là một bài thơ hay và
độc đáo cả về phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, là một thi
phẩm xuất sắc nhất của Thanh Thảo đồng thời là một sáng tác tiêu biểu cho xu
hướng cách tân thơ Việt trong giai đoạn văn học sau 1975. Tác phẩm được viết theo
khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực với cách biểu đạt mới lạ. Nhưng để cảm
hiểu được cái hay, cái mới của bài thơ này lại là một thách thức không nhỏ với
người dạy và người học.Chính vì vậy, việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học
sinh về bài thơ trên không dễ thành công. Đối với học sinh, bài thơ trên khó học bởi
lối biểu đạt và cách sử dụng ngôn từ hết sức lạ của Thanh thảo khiến các em lúng
túng trong cách giải mã ngôn từ, dẫn đến khó liên tưởng, tưởng tượng nhiều chi tiết,
hình ảnh trong tác phẩm. Đối với giáo viên, bài thơ trên khó dạy ở chỗ: đây là bài
thơ có lối sử dụng hình ảnh táo bạo, ngôn ngữ giàu giá trị biểu trưng có khả năng
mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa và liên tưởng phong phú. Nhiều giáo viên đã dạy bài
thơ này như dạy một truyện vì mải mê hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của hình
tượng Lorca mà quên mất đây là bài thơ của Thanh Thảo, là tấc lòng tri âm, tiếng
nói cảm thông sâu sắc, sự đánh giá cao của Thanh Thảo với Lorca….. Việc
xác định chủ đề tư tưởng bài thơ và các tầng ý nghĩa của các hình ảnh thơ không hề
đơn giản và không dễ thống nhất nếu không đưa ra được cách cắt nghĩa, lí giải phù
hợp. Thực tế cho thấy đã có nhiều cách hiểu xa rời văn bản thậm chí sai lệch về giá
trị đích thực của bài thơ.
1.2 Việc giảng dạy môn văn trong nhà trường phổ thông trung học hiện nay còn
nhiều vấn đề cần suy ngẫm. Một trong những vấn đề nổi cộm là làm thế nào đưa

6


môn văn về đúng vị trí và vai trò của nó- là một môn học khoa học xã hội và nhân
văn giàu tính thẩm mĩ về nghệ thuật ngôn từ. Nghĩa là quan tâm đến sự tác động của
chất thơ đến cảm xúc thẩm mĩ của học sinh. Bởi chất thơ làm nên cái đẹp, lí tưởng,
thơ mộng, bay bổng của cuộc sống và tâm hồn con người. Biết phát hiện ở đối

tượng khách quan phần nên thơ của nó, cung cấp cho nó một dáng hình, một các
giải thích, một lí tưởng đẹp. Đó chính là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp
của thi ca. Chất thơ của một tác phẩm văn học không phải là vấn đề dễ xác định nói
như nhà văn Nguyễn Tuân “Định nghĩa về chất thơ cho thật chính xác và toàn thập
tôi thấy cũng khó như định nghĩa chất uymua”. Nhưng khó không có nghĩa là không
thể có cách hiểu cụ thể về chất thơ bởi tác phẩm văn chương không phải là một cái
gì thần bí , siêu việt, văn học gắn liền với cuộc sống và là sản phẩm tinh thần của
người nghệ sỹ thì hành trình khám phá chất thơ trong tác phẩm văn học thực chất
là tìm hiểu cái đẹp làm xúc động lòng người đó cũng chính là bản chất của văn
chương muôn đời. Khám phá chất thơ của tác phẩm văn học trước hết phải bắt đầu
từ ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản thơ văn. Bởi ngôn ngữ chính là chất liệu, là
phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên
mà nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm, nói như Maiacôpxki:
Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài
Và cũng chính từ những kí hiệu đầy bí ẩn ấy giúp cho chúng ta khám phá
những tầng bậc ý nghĩa sâu xa và định hướng đúng đắn giá trị đích thực của một tác
phẩm văn học. Thực tế trong rất nhiều giờ dạy văn hiện nay, giáo viên chưa thật sự
chú trọng đến điều này.Việc đọc văn bản chỉ được tiến hành trong một khoảng thời
gian rất hạn hẹp hoặc chỉ cho học sinh đọc lấy lệ. Điều này thể hiện rõ trong các
khâu thiết kế giáo án cho giờ dạy. Giáo viên chủ yếu giúp các em có kiến thức, biết
khai thác tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà không chú ý nhiều đến chất văn, chất
thơ được thể hiện qua tác phẩm. Xuất phát từ những lí do trên, tôi nghiên cứu đề tài
: Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hƣớng khai thác

7



chất thơ của tác phẩm. Với mong muốn có những đóng góp cho việc học tập và
giảng dạy tác phẩm được thành công hơn.
2.

Lịch sử vấn đề
Ngay khi được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn 12, Đàn ghi ta

của Lorca đã gây được sự chú ý và quan tâm đặc biệt của người đọc. Tác phẩm
được phân tích, cảm nhận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau.
TS. Phan Huy Dũng trong Ngữ văn 12- Những vấn đề thể loại và lịch sử văn
học đã khám phá bài thơ của Lorca từ góc độ thể loại và dưới cái nhìn liên văn bản.
Tác giả khẳng định: Đọc đàn ghi của Lorca có thể thấy mỗi từ, mõi chi tiết, hình
ảnh và cả hình tượng trung tâm trong đó dều là đầu mối của một quan hệ giao tiếp
nghệ thuật rộng lớn mà nếu thiếu tri thức về các văn bản (theo nghĩa rộng) có trước
đó thì độc giả không thể cảm nhận được… (23; 6)
TS. Chu Văn Sơn với bài viết “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo nghiên
cứu, phát hiện tính nhạc trong thơ Thanh Thảo nói chung trong Đàn ghi ta của Lorca
nói riêng. Ông cho rằng để viết thơ ngắn lắm khi thanh Thảo “lại giật tạm cấu trúc
của ca khúc. Có lúc thì đem về lai ghép để tạo ra một diện mạo mới. Cũng có lúc lại
làm theo kiểu biến đổi gen mà tạo ra giống mới. Nhiều bài thơ ngắn được anh tổ
chức khá ngon lành theo thể thức của bài hát. Dáng của chúng nhang nhác như các
ca khúc thơ. Mà cũng không chỉ vay mượn cấu trúc thuộc văn bản khúc ca, anh còn
mượn cả lối diễn tấu ca khúc để làm giàu cho hình thức thơ nữa. Đàn ghi ta của
Lorca là một ca như thế chăng?” Sau đó ông khẳng định “Đàn ghi ta của Lorca” là
một lối thơ mà ở đó lời thơ đã cườm vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc
nhạc bay đôi.Thậm chí để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn
mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghi ta, mô phỏng cả lối diễn tấu vấn
thường đệm cho người hát khi diến nữa (26)
Trong cuốn Thiết kế dạy ngữ văn THPT – NXB 2008, tác giả Nguyễn Khắc
Đàm, Nguyễn Lê Huân đã đưa ra một cách dạy bài thơ.

“Một tìm tòi thú vị của Thanh Thảo” in trong tập “Thơ- điệu hồn và cấu trúc”
NXBGD/ 2006 cũng là một phát hiện độc đáo của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn.
Tác giả khám khá: Thanh Thảo vay mượn không ít vốn liếng âm nhạc để đầu

8


tư cho thơ mình. Tác giả nghiên cứu chất nhạc trong bài thơ, thế giới thi liệu trong
bài thơ Đàn ghi ta của Lorca gần gũi với những thi ảnh trong thế giới nghệ thuật của
Lorca, mạch triển khai trong thi phẩm là hợp lưu của hai dòng tự sự và nhạc.
Trong cuốn Những lời bình về tác giả, tác phẩm ngữ văn 12 của tác giả
Nguyễn Thị Đan Quế, Nguyễn Kiều Tâm có trích bài bình của tác giả Nguyễn Văn
Bính, GV trường chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông, Hà Tây về bài thơ “ Mỗi bài thơ là
một nỗ lực đổi mới và khám phá những hình thức biểu hiện, bởi như chính quan
niệm của Thanh Thảo “ Với thơ hiện đại, tính hiện đại không chỉ đến từ những kĩ
thuật phương Tây , mà còn đến từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương
Tây với khả năng dồn nén, tích chứa,u mặc, phẳng lặng mà sâu thẳm của thơ
phương Đông, của tâm hồn thơ Việt”. Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca cũng nằm trong
mạch cảm xúc, suy tưởng và nỗ lực sáng tạo ấy.
Trên báo Văn học và tuổi trẻ số 10 tháng 10 năm 2010, Thầy giáo Cát Văn
GV THPT Hà Nội – Amsterdam có bài viết “ Đàn ghi ta của Lorca , một khúc tri
âm”. Tác giả chỉ ra nguồn cảm hứng và cũng là động lực để Thanh thảo viết bài
thơ: Khúc tri âm Lorca đã được thanh Thảo thể hiện bằng một hình thức độc đáo.
Đọc bài thơ ta có cảm xúc như được nghe một bản giao hưởng thơ với hai bè: bè
cao thánh thót và bè trầm bi tráng, cuối cùng là sự giao thoa giữa hai bè….Vậy chất
nhạc ấy nầy sinh từ đâu? Theo Thanh Thảo “Chính nhạc tính trong nhiều bài thơ
của Lorca đã dẫn dắt tôi viết bài thơ này” Thanh Thảo đã dùng một vài theme nhạc
trong thơ Lorca và ở mức độ nào đó, ông đã thành công.
Tạp chí Giáo chức Việt Nam số 57 tháng 1 năm 2012 trong bài viết Định
hướng học sinh cảm nhận hình tượng Lorca trong Đàn ghi ta của Lorca (Thanh

Thảo), TS. Bùi Minh Đức (Trường ĐHSP Hà Nội II) có đóng góp đáng kể khi đưa
ra nhiều ý kiến phân tích và bình giá thích đáng về hình tượng trung tâm của bài thơ
– hình tượng Lorca. Theo TS. Bùi Minh Đức hình tượng Lorca trong bài thơ này là
nơi gửi gắm tâm hồn và tư duy cách tân trong thơ Thanh Thảo. Trong một hình
tượng Lorca ta có thể nhận ra : chân dung một người nghệ sỹ có số phận mong
manh, một dũng sĩ giàu khát vọng đấu tranh và cách tân nghệ thuật, một kị sĩ văn
chương đơn độc, một ca sĩ dân gian tự do và Lorca – một tử sĩ đau thương.

9


Một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục thuộc khoa ngữ văn- Trường
ĐHSPHN có liên quan đến bài thơ: “Trường ca của Thanh Thảo”- Trần thị Thu
Hường/ 2002; Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Thanh thảo, Đặng Thị Hương
Lí / 2006.
Một số luận văn thạc sĩ khoa học chuyên nghành lí luận và phương pháp dạy
học ngữ văn thuộc trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội có liên quan đến phương pháp
giảng dạy bài thơ: “ Sử dụng câu hỏi trong dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca”
– Thế Thị Nhung; “ Phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác
phẩm Đàn ghi ta của Lorca ( Thanh Thảo) để bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học
sinh trung học phổ thông” – Phạm Thị Hoàn.
Điểm lại một số công trình nghiên cứu của một số tác giả về Tác phẩm “Đàn
ghi ta của Lorca” để thấy những nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định
cho việc tìm hiểu, giảng dạy của GV và việc học của HS. Tuy nhiên các tác giả mới
chỉ dừng lại ở việc khám phá hình tượng trung tâm của bài thơ mà chưa đi vào tìm
hiểu chất thơ, vận dụng chất thơ vào dạy học tác phẩm. Việc nghiên cứu thành công
đề tài sẽ có đóng góp nhất định cho việc học tập và giảng dạy có hiệu quả tác phẩm
“Đàn ghi ta của Lorca” nói riêng và tác phẩm văn học nói chung.
3.


Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

a.

Mục đích nghiên cứu
-

Khẳng định giá trị về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bài
thơ.

b.

Đề xuất cách thức dạy bài thơ này có hiệu quả.

Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu chất thơ của tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)

-

Hướng dẫn học sinh đọc, vận dụng chất thơ trong quá trình đọc- hiểu bài thơ
“Đàn ghi ta của Lorca”.

-

Thiết kế giáo án theo những nội dung trên để thực hiện các nhiệm vụ dạy
học.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a.

Đối tượng nghiên cứu
-

Cơ sở lí luận về nội dung chất thơ của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”

10


-

Nghiên cứu, phân tích giáo án và giờ dạy của đồng nghiệp về văn bản
Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12- tập I) tại trường THPT
Ngô Quyền- Thành Phố Nam Định

b.

Phạm vi nghiên cứu
-

Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc
vận dụng chất thơ của tác phẩm trong quá trình dạy đọc- hiểu bài thơ

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Tổng hợp, khái quát, lựa chọn lại những vấn đề lí luận có liên quan đến đề

tài

-

Khảo sát thực tiễn dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca ở lớp 12 theo sách
giáo khoa ( Ban cơ bản)

-

Phương pháp thực nghiệm sư phạm (điều tra, phỏng vấn, phương
pháp chuyên gia….)

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Vai trò của chất thơ trong dạy học thơ trữ tình
Chương 2: Vận dụng chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca để nâng cao hiệu
quả dạy học tác phẩm.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

11


CHƢƠNG 1
VAI TRÒ CỦA CHẤT THƠ TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH
1.1. Quan niệm về chất thơ trong tác phẩm văn học
Trong sáng tác văn học nghệ thuật, chất thơ được xem như một đặc tính quan
trọng đem lại sự cuốn hút kì diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm. Chất thơ
biểu hiện ở cái đẹp của ngôn ngữ và âm điệu, cái đẹp của cảm xúc và ý tưởng…

Chất thơ chính là sự khám phá cuộc sống bằng nghệ thuật đa dạng, độc đáo đem
lại vẻ đẹp và xúc động tâm hồn cho người đọc. Thông thường người ta cho rằng
chất thơ là một thuộc tính chỉ riêng thơ mới có. Nhưng thực ra chất thơ có thể tìm
thấy trong cả những thể loại văn học khác như văn xuôi ( tiểu thuyết, truyện ngắn,
tản văn….), kịch…Mở rộng hơn nữa, chất thơ còn có thể tìm thấy trong loại hình
nghệ
thuật khác như: âm nhạc, hội họa,sân khấu (múa, kịch câm)….Chất thơ được tạo
nên từ những hình ảnh đẹp, giàu sức biểu cảm, từ những ngôn từ giàu nhạc điệu,
bay bổng thanh thoát….Vậy là “ cái chất trữ tình bay bổng, diệu kì của hình ảnh ,
âm điệu, ngôn ngữ…vốn là của thơ ca, đến một lúc nào đó lại có thể tìm thấy trong
hầu hết các thể loại”
Tác phẩm văn chương chính là sự thẩm thấu của nhà văn về cái đẹp trong cuộc
sống và nghệ thuật. Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học và
trong đời sống, khi nói đến chất thơ là nói đến nhân tố thuộc nội dung, chất thơ có
thể nằm đây đó trong cuộc sống ở những mặt kết tinh tiêu biểu, hoặc ở trong văn
xuôi. Nhưng nói như thi hào Huy Gô, chất thơ bộc lộc một cách diễn cảm, mầu sắc
qua cấu trúc của ngôn ngữ thi ca.
“Trong đời sống hàng ngày, khi nói đến chất thơ thường có thói quen nghĩ đến
cái gì đẹp, thơ mộng, lí tưởng, bay bổng như một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng,
sơn thủy hữu tình, một người con gái đẹp, một tâm hồn lãng mạn. Người ta ít nghĩ
hơn đến chất thơ trong những cảnh đời lam lũ, mệt nhọc hay những cảnh tượng bề
bộn, tăm tối” [7, tr33]. Quan niệm trên dường như đã trở thành một thói quen trong
cảm nghĩ của nhiều người, tuy có phần đúng nhưng chưa đủ và có tính chất hẹp hòi.
Cần thấy rằng có đối tượng nên thơ và đối tượng không nên thơ, biết phát hiện ở đối
tượng khách quan phần nên thơ của nó, cung cấp cho nó một dáng hình, một cách

7


giải thích, một lí tưởng đẹp. Đó là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp của

thi ca, nói như Tsecnưsepxki “Ở đâu có sự sống ở đấy có thơ ca”
Khác với chất thơ trong đời sống thường được quan niệm như một cái gì đẹp, thơ
mộng, tồn tại khách quan, chất thơ trong nghệ thuật bao gồm sự thống nhất giữa
những phẩm chất của đối tượng khách quan với cảm hứng sáng tạo chủ quan của
nhà thơ. Thực tế khách quan được chọn lọc ở những mặt kết tinh tiêu biểu, ở những
chi tiết, hình ảnh chân thực là tiền đề trực tiếp để tạo nên chất thơ, chính hiện thực
phong phú đó có tác dụng gây cảm xúc và góp phần biểu hiện thành cảm xúc thẩm
mỹ. Nhưng nhân tố quan trọng hơn cả để tạo nên chất thơ chính là phần cảm xúc và
suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ. Những hình tượng thơ ca chân chính đều chứa
đựng một lí tưởng đẹp, một sức tưởng tượng phong phú và những cảm xúc lắng
đọng sâu sắc. Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiểu nhân tố.
Những nhân tố này cũng có thể có trong nội dung cấu tạo của các thể loại khác,
nhưng ở thơ biểu hiện tập trung hơn và được hòa hợp, liên kết một cách vững chắc
tạo nên những phẩm chất mới.
Xác định chất thơ là một vấn đề khó, rất khó. Đúng như nhà văn Nguyễn
Tuân nhận xét “Định nghĩa về chất thơ cho thật chính xác và toàn thập, tôi thấy nó
cúng khó như định nghĩa cho chất uymua (humour). Nhưng khi chúng ta quan niệm
“thơ không phải là cái gì thần bí, siêu việt, thơ gắn liền với cuộc sống, với tâm hồn
con người và năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ thì việc tìm hiểu chất thơ lại là
cần thiết và quan trọng để làm cơ sở lí luận đi vào địa hạt thơ ca.” [7, tr36]
Chất thơ trong tác phẩm văn học trước hết gắn liền với sự rung động và cảm xúc
trực tiếp. Nếu xem bản chất giàu cảm xúc là một năng lực tinh thần thuộc về bản
chất của người nghệ sĩ thì điều đó trước hết phải có ở người thi sĩ, Nói như Xuân
Diệu :
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió.
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây”
Cảm xúc là nhân tố quan trọng tạo nên hình tượng. Có nhiều cách để tạo nên cảm
xúc như qua miêu tả hình ảnh, hoặc qua liên tưởng, so sánh hoặc qua nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ. Nhưng điều quyết định chính là ở tấm lòng vì “thơ là tiếng lòng”


8


(Ngô Giang Tiệp- đời Thanh)“Thơ từ trái tim đi và trở về với trái tim”
( Worthworth) “Hãy đập vào trái tim anh, thiên tài là ở đấy”( Alfred de Musset). Có
thể khẳng định, bản chất giàu cảm xúc của người nghệ sĩ sẽ quyết định tính chất
phong phú về cảm xúc của hình tượng. Có thể lấy ra đây một ví dụ về truyện ngắn
Thạch Lam để chứng minh rằng: Chất thơ bắt đầu từ cảm xúc của người nghệ sỹ
không chỉ trong thơ mà trong những trang văn xuôi ở truyện ngắn và tiểu thuyết.
Văn chương của Thạch Lam là những trang văn đẹp. Cho đến nay, nó càng
lôi cuốn tâm hồn những con người đương đại, những con người đã trải qua hai cuộc
chiến có máu và lửa thảm khốc. Thoát ra khỏi không gian và thời gian "Vầng trăng
và quầng lửa", con người hôm nay tìm về Thạch Lam như nhu cầu tìm về một cõi
hiền hoà, yên tĩnh, dịu dàng...; về một cõi mình có thể lắng nghe mình, về thời gian
của "Gió đầu mùa", không gian của "Nắng trong vườn", hương vị của "Hà nội 36
phố phường. Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện đặc biệt, giọng điệu và
ngôn ngữ nhiều chất trữ tình: Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu từ và giọng
điệu như một bài thơ trữ tình, gợi sự thương xót trước số phận của những con người
nhỏ bé bất hạnh. Một giọng văn bình dị mà tinh tế. Âm điệu man mác bao trùm hầu
hết truyện ngắn và thiên nhiên cũng trữ tình. Văn cứ mềm mại, uyển chuyển, giàu
hình ảnh, nhạc điệu. Đó chính là chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam, “có cái dịu
ngọt chăng tơ ở đâu đây” khiến ta vương phải. “Hai đứa trẻ” là đặc trưng của hồn
văn Thạch Lam.
Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt,
thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc
vào những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có
được một sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo
nên một sức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại
cùng với nó. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp

dẫn, cuốn hút ấy chính là chất thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn.Vậy có thể
hiểu về chất thơ trong văn xuôi được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu
hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của
chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn
trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn.Một

9


truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của
người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm
bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
Chất thơ trước hết là ở tấm lòng nhưng chất thơ cũng bắt nguồn từ hiện thực
cuộc sống muôn màu. Một bức tranh thiên nhiên, một khung cảnh lao động của con
người, hay một cảnh đời lam lũ…. Cũng là tiền đề làm nên vẻ đẹp nên thơ của tác
phẩm văn học. Thiên nhiên trong văn Lỗ Tấn không phải là bối cảnh thiên nhiên
rộng lớn, hoành tráng mà là những cảnh vật bình thường có thể gặp trên bất kì con
đường nào, dãy phố nào. Đó là những khu vườn, những ngôi nhà bỏ hoang, con
đường làng vắng vẻ, một đêm mùa hạ, tiết xuân lành lạnh hay đơn giản chỉ là một
bóng cây tránh nắng giữa trưa hè, một sợ dây treo giàn hoa tránh nắng, một cây hoa
dại… Những hình ảnh tưởng như bình thường, đơn lẻ ấy lại tạo ra một sự điểm
xuyết khiến cho bức tranh hiện thực cuộc sống trở nên đẹp đẽ, nên thơ và rất đỗi
quen thuộc “Trong khi đêm lạnh, nó thu mình lại nằm mơ mơ thấy ngày xuân
đến…. bướm sẽ bay tung tăng, ong sẽ hát những lời ca mùa xuân. Thế là nó cười,
tuy lạnh, màu sắc đỏ lên một cách thảm hại, nưng nó vẫn thu mình lại…… tiếng
cười của đêm khuya vằng vặc trong trẻo như không muốn làm cho người ngủ phải
thức giắc, nhưng bốn bề không khí đều cười theo” (Cỏ dại)
Trong tác phẩm văn học nhất là trong thơ có nhiều câu được cấu tạo nên chủ
yếu bằng cảm xúc, bằng thuần túy chất liệu của tâm hồn
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
(Tố Hữu)
Tuy nhiên, những cảm nghĩ của nhà thơ phải lấy điểm tựa ở phần hiện thực
được chọn lọc. Biểu hiện bao giờ cũng gắn liền với miêu tả.Miêu tả hỗ trợ cho biểu
hiện, nhưng mặt khác miêu tả cũng có giá trị độc lập của nó. Trong thơ rất cần đến
những bức tranh về đời sống hiện thực.Tuy nhiên hiện thực đời sống đi vào trong
thơ không theo diện mà theo điểm. Những hình ảnh tiêu biểu nhất được chọn lọc để
miêu tả và sẽ được liên kết trong nhận thức và liên tưởng của người đọc thành

10


những bức tranh giàu sức sống, sinh động và chân thực. Đó là phần tiêu biểu của
hiện thực, cái tính chất được chọn lựa, chắt lọc ra từ đời sống và sẽ trực tiếp tạo
thành chất thơ. Do đó, chất liệu và hình ảnh của đời sống hiện thực chỉ có giá trị thơ
khi nó có tính chất tiêu biểu, điển hình và có khă năng gây xúc cảm. Đó là một quy
luật chi phối rõ rệt đến việc sáng tạo hình ảnh trong thơ. Có thể chỉ một hình ảnh
vẫn có sức gợi cảm mạnh mẽ khi nó kết tinh được nhiều sự sống. Cuộc sống được
nói lên bằng hình ảnh và tâm trạng cũng bộc lộc kín đáo đằng sau những hình ảnh
được miêu tả như có vẻ khách quan. Hiện thực ở những nét tinh chất đều có tác
dụng gây cảm xúc mạnh mẽ và có khẳ năng nói lên nhiều mặt tiêu biểu của đời
sống. Chính đó là tiền đề của chất thơ và nhiều khi bản thân nó là chất thơ cô đọng.
Chất thơ gắn liền với trí tưởng tượng, trí tưởng tượng là năng lực của tư duy
góp phần rất tích cực vào hoạt động nhận thức của con người, đặc biệt là nhận thức
nghệ thuật. Trí tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng tưởng như
riêng rẽ, cách biệt nhau thành một nguồn mạch thống nhất. Trí tưởng tượng chắp
cánh cho tâm hồn bay lên vượt khỏi những giới hạn xác định của một địa điểm và
thời điểm cụ thể mà trở về với quá khứ, sống trong ước mơ với tương lai. Trí tưởng

tượng là một động lực tinh thần quyết định giờ phút nhổ neo cho con thuyền tìm về
những mảnh đất xa xôi và những bến bờ xa lạ, ở đấy một giấc mơ có khả năng trở
thành một sự thực. Tưởng tượng cũng chính là them vào cái có thật phần nên có và
sẽ có, là sự chuẩn bị tích cực cho một hành động sáng tạo và bản thân nó là một sự
sáng tạo.
Nói đến thơ ca là nói đến sức tưởng tượng. Nhà thơ Sóng Hồng đã chỉ ra đặc
điểm quan trọng này của thơ “Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng
tượng”. Trong thơ cho dù chỉ là một hình ảnh giản dị, một sự so sánh liên tưởng nào
đó cũng đòi hỏi phải có sự tưởng tượng. Thơ Huy Cận, hình ảnh một con cá song đã
được tạo nên bằng nhiều tưởng tượng đẹp:
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
Chế Lan Viên lại tiếp nối sức tưởng tượng ấy đưa nó về gần với cuộc sống của con
người:

11


Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về
Ngọn đuốc ấy, hồn thơ ấy đều lấy điểm tựa từ trong tưởng tượng. Điều đó
cho thấy nếu không có sức tưởng tượng thì chỉ tạo nên được một cái gì rất ít giống
với thơ. Apooline đã có lí khi nhận xét: “Cái lĩnh vực phong phú, ít được biết đến
nhất, cái lĩnh vực có một chiều rộng không ngờ là tưởng tượng, vì vậy không có gì
lạ nếu người ta đã giành danh hiệu nhà thơ chủ yếu cho những người đi tìm những
niềm vui mới rải rác trên những không gian đồ sộ của tưởng tượng”
Chất thơ cũng gắn liền với cái đẹp. Thơ không phải chỉ nói đến cái đẹp trong
cuộc sống mà nói về cuộc sống với một lí tưởng đẹp. Không phải ngẫu nhiên
Etgapô cho rằng: “Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca”. Còn Bô-đơ-le xem thơ là
“ước mong của con người vươn tới một cái cao đẹp cao thượng”. Chúng ta có thể kể

thêm nhiều quan niệm khác và cách nói nhiều kkhi thiếu mức độ và quá đi như quan
niệm của Seli “Thơ ca biến mọi vật thành đẹp, nó làm tăng vẻ đẹp của những cài gì
đẹp nhất, nó đem lại vẻ đẹpcho những cái gì xấu xí nhất”.Cái đẹp là phẩm chất và
cũng là quy luật chung của sự nhận thức và sáng tạo trong nghệ thuật. Với thơ đặc
điểm trên biểu hiện khá rõ rệt, vì từ xưa đến nay trong văn học thơ thiên về khai
thác và miêu tả cái đẹp trong thiên nhiên và đời sống, đó cũng là nội dung và đề tài
của nhiều sáng tác thơ ca Việt Nam ở những thế kỉ trước. Hồ Chí Minh đã nói lên
cảm tưởng đó khi đọc Thiên gia thi:
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây,gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông….
Trong thơ ca hiện đại người ta chú trọng nhiều đến vẻ đẹp của trí tuệ. Chất trí
tuệ trong thơ không phải chỉ quy tụ lại ở vẻ đẹp của những suy tưởng mà bộc lộ ở cả
cảm xúc và hình ảnh của thơ. Chất trí tuệ trong thơ biểu hiện tập trung hơn cả ở sức
mạnh, tính chất đa dạng và phong phú của tư duy. Những suy nghĩ sắc sảo có sức
phát hiện và đặt vấn đề,những liên tưởng độc đáo và sáng tạo, những giá trị tinh
thần làm bừng sáng lên nội dung tư tưởng của bài thơ. Tất cả những yếu tố đó thuộc
về vẻ đẹp trí tuệ trong thơ.
Toàn bộ những phẩm chất trên hợp thành chất thơ trong sáng tạo của nghệ
thuật. Chất thơ của mỗi nhà thơ được hình thành với những đặc điểm riêng do trình
độ và năng lực tinh thần, do hoàn cảnh từng cá nhân qui định. Có thể thông qua

12


thành phần cấu tạo của chất thơ mà tìm hiểu những mặt nhất định của phong cách
thơ của từng tác giả. Ví dụ chất thơ trong thơ Tố Hữu nói chung là tạo ra được sự
hài hòa giữa các nhân tố.Thơ Tố Hữu giàu cảm xúc, tưởng tượng và có những bài
giàu chất sống thực tế. Tố Hữu cũng có ý thức phản ánh cuộc sống một cách cao
đẹp. Chất thơ trong thơ Tế Hanh nổi bật lên hai yếu tố: cảm xúc và cái đẹp.
Cái đẹp trong thơ là sự thống nhất thẩm mĩ giữa những phẩm chất của thực

tại khách quan với cái đẹp trong tâm hồn người nghệ sỹ. Do đó, tuy có nhiều quan
niệm khác nhau về chất thơ trong văn học nhưng có thể tổng hợp các ý kiến đó
trong cách hiểu sau: “Với trí tưởng tượng phong phú và những rung động sâu xa
của tâm hồn, nhà thơ phản ánh hiện thực xã hội và tâm trạng con người thông qua
hệ thống những cảm nghĩ và những hình ảnh tiêu biểu cho đời sống trên cơ sở của
ngôn ngữ gợi cảm chọn lọc và giàu nhịp điệu”. Chất thơ trong tác phẩm văn học tạo
nên nguồn cảm hứng lãng mạn, khẳng định “cái tôi” đầy tình cảm, cảm xúc hướng
tới lí tưởng. Chính cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người vượt lên hiện thực
khổ đau, đen tối, gian khổ để hướng tới một tương lai tươi sáng. Cảm hứng lãng
mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn còn trong nhiều thể
loại văn học khác để người ta có thể nói tới chất thơ của nó.
1.1.1 Chất thơ trong thơ trữ tình
Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học nhưng chất thơ
biểu hiện đậm đặc và sâu sắc nhất là trong thơ trữ tình. Có lẽ đó là điều dễ hiểu bởi
““Từ thời cổ đại đến nay, văn chương nhân loại có các loại thơ: thơ sử thi, thơ bi
kịch, thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng, phúng thích, thơ thế sự, thơ quảng bá ý
tưởng, tuyên truyền, quảng cáo, thơ thoại trong kịch... Mỗi khi bàn về thơ, người ta
chỉ bàn về thơ trữ tình, mặc nhiên coi nó là tiêu biểu của thơ…” Điểm mấu chốt để
phân biệt thơ trữ tình với những thể thơ khác là ở mục đích và phương thức biểu đạt
riêng. Thơ trữ tình không chỉ có mục đích “ viết ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm
xúc, sự đánh giá của con người đối với xung quanh” mà còn để bày tỏ về chính
mình trong những “rung động cụ thể, cảm tính, hình ảnh, giàu màu sắc nhạc tính”
[12, tr98-99]
Nếu nói văn học phản ánh hiện thực thì hiện thực trong thơ trữ tình chủ yếu
là hiện thực tâm hồn của chính nhà thơ, người tạo ra văn bản. Hay nói cách khác

13


chất thơ trong thơ trữ tình trước hết được thể hiện ở cảm xúc trực tiếp của chủ thể

tác giả- người sáng tác ra văn bản thơ. Những cung bậc tình cảm của nhà thơ dù là
một niềm vui hồ hởi hay một nỗi buồn sâu lắng, thiết tha, dù kéo dài triền miên, trĩu
nặng tâm hồn hay thoáng qua trong giây lát đều gắn liền với một cái gì đó của đời
sống bên ngoài nhưng sâu xa hơn là tiếng nói thầm kín của trái tim và tâm hồn
người nghệ sĩ. Phải thâm nhập vào thế giới tâm hồn của chủ thể, hình dung được
trạng thái xúc cảm của tác giả trong quá trình hình thành văn bản chứ không phải
nhìn vào nội dung được nói tới của bài thơ ấy sau khi nó đã hoàn thành. Muốn thế
phải thâm nhập vào tiếng nói của chủ thể để cảm thông, lắng nghe, hình dung… và
phải đọc lên cho cảm xúc hiện ra trong hình ảnh, nhịp điệu. Có thể lấy ví dụ từ một
câu ca dao giản dị, quen thuộc:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Ta thường có thói quen nghĩ rằng: tác giả dân gian đã dùng một ẩn dụ để diễn
tả mối tương quan khăng khít thủy chung giữa Thuyền và Bến. Nhưng đọc cho
“ vang nhạc sáng hình” câu ca dao trên, ta nhận thấy tâm trạng lo âu, khắc khoải,
nghi ngờ của Bến và chỉ của Bến mà thôi.Tác giả dân gian đã mượn hình ảnh
Thuyền và Bến để gửi gắm một nỗi khát khao về lòng chung thủy trong một dấu hỏi
tu từ đầy tâm trạng, trong âm hưởng vừa tha thiết, bồn chồn, khắc khoải…của chủ
thể. Sự chung thủy, gắn bó khát khao của Bến (chủ thể của câu ca dao) chứ không
phải sự chung thủy của Bến và Thuyền như một giá trị bất biến. Thơ hay chính là
thơ đã diễn tả cái xao động và ao ước ấy. Chất thơ, sức hấp dẫn của câu ca dao trên
chính là đã giãi bày tâm trạng và khát khao của chủ thể trữ tình. Từ đó, có thể khẳng
định rằng: Thơ trữ tình chính là những nỗi niềm tâm sự riêng của tác giả. Nhà thơ là
nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác.
Có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với bóng, những sự kiện,
hành động và tâm tình trong cuộc đời riêng cũng in lại đậm nét trong thơ. Nói như
Hàn Mặc Tử:
Người thơ phong vận như thơ ấy
Garxia Lorca cũng nói một cách cảm động về mối quan hệ giữa nhà thơ và
đời thơ


14


“Mỗi bài thơ mà hôm nay tôi trao vào tay bạn đọc thân mến là nảy sinh cùng với
mầm mống trên cái cây xao động của cuộc đời đang nở hoa. Coi thường quyển
sách này sẽ là tàn nhẫn bởi vì nó gắn liền khăng khít với bản thân cuộc đời tôi. Ở
ngay sự yếu đuối của nó, sự nghèo nàn mà tôi thừa nhận vẫn có một sức mạnh của
nó trong số những sức mạnh khác mà chỉ có tôi mới phát hiện được”.
Sự thống nhất giữa cuộc đời nhà thơ và cái tôi trữ tình trong sáng tác là một
hiện tượng khá phổ biến. Thơ trữ tình từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Hồ
Xuân Hương, Cao Bá Quát, Tú Xương, Phan Bội Châu, Tố Hữu ….đều biểu hiện rõ
nét sự thống nhất trên. Thái độ bất bình với những xấu xa và lố lăng của xã hội, nụ
cười mỉa mai và trào lộng đều có những liên hệ khá trực tiếp với cuộc đời riêng của
Tú Xương, nhà nho yêu nước, long đong chuyện thi cử, và cái nghèo năm tháng
quẩn quanh. Tuy nhiên cần lưu ý là không thể đồng nhất cái tôi của nhà thơ trong
đời sống với cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Có những trường hợp cái tôi trữ tình
trong thơ khác biệt đến xa lạ với con người thuộc cuộc sống thực của nhà thơ. Có
thể kể ra đây ví dụ: Veclen con người lang thang trong các quán rượu đắm chìm
trong những mộng tưởng xa lạ, với Vélen- nhà thơ có những vần thơ tỉnh táo ca
ngợi Ba- lê công xã. Do đó: Cái tôi trữ tình không phải bao giờ cũng là cái tôi của
tác giả sáng tác ra bài thơ, nhưng nó lại là cơ sở trực tiếp nhất sáng tạo nên thi ca.
Đi vào thế giới của chủ thể chính là đi vào bản chất, cốt lõi của thơ vậy.Có thể đưa
ra đây ví dụ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hành cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Đây thôn Vĩ Giạ- Hàn Mặc Tử)
Trong khổ thơ trên, xét trên bề mặt văn bản, “anh” là đối tượng được nói tới.

Vậy chủ thể trữ tình phải là em. Nhưng thực chất xúc cảm lại là của tác giả. Trong
trường hợp này nhà thơ đã mượn lời cô gái để bày tỏ cảm xúc của mình. Đây là hình
thức chuyển cảm xúc của chủ thể cho khách thể. Trong thơ, vấn đề ai nói, và nói với
ai rất quan trọng trong cảm thụ nghệ thuật. Thơ là tiếng nói tri âm, nó luôn hướng
tới một đối tượng để tìm một tiếng nói cảm thông chia sẻ.

15


Nếu nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình là thế giới tâm hồn chủ thể tác giả
thì yếu tố biểu đạt nội dung đó không gì hiệu quả hơn là giọng điệu. Giọng điệu
vốn là yếu tố thể hiện linh hồn, phong cách… trong tác phẩm văn học nói chung.
Riêng với thơ, thì giọng điệu còn là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm
nên chất thơ trong thơ trữ tình, cũng là yếu tố giúp ta nhận ra cảm hứng chủ đạo của
tác phẩm. Không có cách nào khác để chúng ta cảm nhận nhạc điệu của thơ là hãy
đọc thành tiếng, đọc cho “vang nhạc sáng hình” những vần thơ để thấy khả năng
biểu cảm của ngôn ngữ thơ
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát….
(Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
(Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
Nói về sức mạnh biểu cảm của yếu tố âm nhạc trong thơ, một nhà mĩ học Bunga-ri từng nói: “Trong thơ ca, nhạc tính xuyên thấm không chỉ hình thức, không chỉ
âm thanh mà cả tư tưởng chủ đạo, và không một ai lại có thể bằng các khái niệm
logic trình bày cho hết được ấn tượng của mình trước một tự thuật trữ tình. Ý
nghĩa, hình ảnh, tâm trạng…chỉ trở thành năng sản đối với thơ ca khi chúng có
màu sắc nhạc tính”. Trong các câu thơ đã dẫn, các hình thức điệp không tồn tại độc
lập. Nhiểu câu có cả điệp phụ âm, điệp vần, điệp từ, điệp ngữ…tạo nên sự cộng
hưởng, ngân vang, tự nó có ý nghĩa biểu cảm, tự nó tạo nên những rung động trong

tâm hồn người đọc dễ hiểu vì sao “Chúng ta thích đọc thơ, ngâm thơ, thuộc thơ
cũng gần như người yêu âm nhạc thích hát. Người ta có thể hát mãi một ca khúc
hay, cũng như một bài thơ hay, ta có thể đọc, ru, ngâm mãi suốt đời. Hiệu quả thẩm
mĩ của thơ , trước hết không phỉa được hình thành từ nội dung ngữ nghĩa mà chính
là ở sự ngân rung của cảm xúc hình thành bởi những hình thức điệp ( kết hợp với
vần, với nhịp…) được lặp đi, lặp lại [12, tr129]. Chúng ta hiểu vì sao có nhiều câu,
nhiều bài chưa kịp hiểu ý nghĩa của từ nhưng đã bị chinh phục trong âm điệu. Và
chính ngữ điệu mách bảo với ta trạng thái xúc cảm trữ tình: tha thiết, bồi hồi, xao
xuyến,

16


nhớ nhung, tự hào, ân tình, thủy chung hay phẫn nộ, khinh bỉ …..và chính những
yếu tố âm điệu này sẽ đánh thức giác quan, gọi dậy xúc cảm, gợi ra liên tưởng, giúp
ta hình dung…. Để hình thành những xúc cảm thẩm mĩ, những ý tưởng nhiều khi
vượt ra ngoài ý nghĩa của văn bản ngôn từ. Đúng như La-mac-tin từng nói: “ Thơ ca
ấy là bài hát bên trong”.
1.1.2 Chất thơ trong thơ mang dáng dấp tƣợng trƣng, siêu thực
Chủ nghĩa tượng trưng (Tiếng Pháp : le symbolism) ra đời ngay từ thời kì cuối
thế kỉ XIX với những tên tuổi lớn như Bô-đơ-le, Vec-len, Rim-bô, Ma-lac-me….
Chủ nghĩa tượng trưng là cách nhìn với cảm quan độc đáo về thời đại khủng hoảng
của xã hội tư sản qua các phương diện đời sống, tư tưởng, nghệ thuật và ngôn ngữ.
Các nhà tượng trưng nhấn mạnh: Mọi nghệ thuật đều mang tính tượng trưng và
nhấn mạnh cái tượng trưng bao giờ cũng gắn với cái kinh nghiệm, cái trần thế gắn
với thế giới khác bằng sự trải nghiệm cá nhân thể hiện qua chiều sâu của tâm hồn,
của nhận thức và của cái vĩnh cửu. Hình tượng trong thơ tượng trưng mang tính chất
đa nghĩa, bất định vì nó ghi lại cảm xúc của con người trong sự tồn tại của “ khu
vực bí ẩn” như cách nói của Ma-lac-mê hay như cách diễn đạt của Mê-tec-linh. Thơ
tượng trưng yêu cầu thơ “trước hết phải có nhạc tính” (Vec-len). “Quan niệm tượng

trưng như là hình tượng có khả năng không chỉ biểu đạt những sự tương hợp của
các khách thể và hiện tượng mà trước hết có khả năng truyền đạt “nội dung thể
nghiệm của ý thức” (Bê-Lưi). Về cấu trúc, thơ tượng trưng hay thơ siêu thực đều
không sử dụng hình thức tuyến tính mà chuyển sang hình thức bề nổi có thể cảm
nhận bằng kĩ thuật in ấn hay hình thức âm thanh , đi vào cấu trúc không gian với
cách thức biểu hiện là không vần (non ver), và cách thức đảo lộn ngữ pháp cổ điển,
cắt rời câu chữ để tạo một trật tự mới, tạo ra loại ngôn ngữ mang màu sắc mới trên
cơ sở các ngữ căn sẵn có.
Chủ nghĩa siêu thực (tiếng Pháp: le surealisme) xuất hiện vào năm 1922, trước
hết là tiếng nói phản kháng của lịch sử. Các giá trị đạo đức và tinh thần truyền thống
đang đứng trước nguy cơ tan vỡ hoặc sụp đổ; các cá nhân mà nhậy cảm nhất là văn
nghệ sỹ bị đặt trước một thực tế trần trụi phũ phàng. Họ không còn cách nào khác là
chạy trốn vào các giấc mơ, đi tìm một hiện thực khác, cao hơn (siêu thực) nằm
ngoài, nằm bên tren cái hiện thực đang tồn tại. Chủ nghĩa siêu thực đề ra một

17


hệ thống quan điểm mỹ học gồm: Đề cao, chú trọng khai thác cái ngẫu hứng, cái bất
ngờ trong thế giới vô thức; Đề cao vai trò của cái hỗn độn , phi logic, phi luận lí vì
vậy các nhà siêu thực đã không ngần ngại gạt borỏ mọi quy tắc ngữ pháp, không
tuân thủ các quy tắc về cú pháp, không sử dụng các dấu chấm câu, gạt bỏ mọi
nguyên tắc logic của lí tính; Các nhà siêu thực chủ trương phá vỡ sự ngăn cách giữa
khách thể và chủ thể.
Nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa tƣợng trƣng nhƣ đã nói ở trên là sự tƣơng
giao, tƣơng hợp. Baudelaire quan niệm: Vũ trụ là một thể thống nhất, trong đó tất
cả đều tương ứng với nhau. Có sự tương ứng giữa tự nhiên và cái siêu nhiên, có sự
tương ứng giữa thế giới này với thế giới đằng sau đầy bí ẩn, đặc biệt là sự tương
ứng giữa các giác quan “Mùi hương, màu sắc và âm thanh tương giao cùng
nhau”, “Có những mùi hương mát như da thịt trẻ con, ngọt ngào như tiếng sáo,

xanh mượt như cỏ non” (Baudelaire - Tương ứng). Tìm ra những câu, những đoạn
thể hiện sự tương hợp này trong thơ Việt Nam không khó. Vì thực ra, thuyết tương
giao giữa vũ trụ và con người của chủ nghĩa tượng trưng lại rất gần với tư tưởng “vũ
trụ vạn vật nhất thể” trong triết lý phương Đông.. Đó là một sự tương giao tổng thể.
Tương giao giữa thiên nhiên, con người, thơ, hoạ và nhạc, hương, vị... và cả mọi
giác quan: “Gió đi chới với trong khung trắng/ Lộ nửa vần thơ nửa điệu ca”,
“Nàng hé môi ra. Bay điệu nhạc/ Mát như xuân mà ngọt tợ hương” Một sự tương
giao đan xéo, bện chặt với nhau khó lòng tách biệt, ta chỉ có thể nhận ra sự “HIỆN
HÌNH” này bằng trực giác. Còn rất nhiều bài, nhiều đoạn như thế trong thơ Bích
Khê nói lên sự ảnh hưởng của nguyên tắc mỹ học và đặc điểm của thơ tượng trưng.
Văn học Việt Nam hiện đại đã tiếp thu quan niệm mỹ học nói trên của hai trường
phái thơ tượng trưng, siêu thực chặng đường đầu vào những năm 30 của thế kỉ XX.
Có thể nói, văn học lãng mạn Việt Nam dù chỉ ra đời và phát triển trong vòng 15
năm nhưng đã hầu như thâu tóm cả chặng đường phát triển 100 năm của văn học
Pháp ở góc nhìn tiếp biến các trường phái, các trào lưu sáng tác. Họ tiếp thu tất cả
các chủ nghĩa, các trường phái cùng một lúc rồi hoà trộn vào năng lượng sẵn có
trong vốn văn hoá, văn học truyền thống và bằng tài năng của mình, mỗi người một
vẻ góp phần thúc đẩy rất nhanh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.. Một cách
tương đối, ta dễ thống nhất rằng, có một nhà thơ lãng mạn Việt Nam mà khi nhắc

18


đến sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với văn học Việt Nam, ta không
thể không nhắc đến, đó chính là Bích Khê.
“Hỡi lời ca man dại
Điệu nhạc thở hơi rừng
Đêm nay xuân đã lại
Thuần tuý và Tượng trưng”
(Bích Khê- Xuân Tượng trưng)

Cùng miêu tả mùa thu thì Xuân Diệu lại bằng trực cảm tinh tế của một tâm hồn khát
khao yêu cuộc sống, ông cảm nhận bằng tất cả giác quan mình cái bước đi chuyển
mùa rất cụ thể hình ảnh và sinh động với “rặng liễu chịu tang”, “tóc liễu buồn
buông xuống”, “lệ liễu chảy thành hàng”... Rồi nàng thu tang lễ ấy lại được Xuân
Diệu cho khoác lên mình một chiếc áo màu “mơ phai dệt bằng những chiếc lá vàng”
cụ thể. Trong khi Bích Khê bằng trực giác của mình đã quên đi mọi hình ảnh cụ thể
sinh động đi vào phía tiềm ẩn của mùa thu để tiến đến một biểu tượng “vàng” trực
giác bằng ý niệm: “Ô hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh
mông”. Ta không hề thấy ở đây một hình ảnh cụ thể nào. Có chăng chỉ có hình ảnh
“cây ngô đồng”, nhưng cái cây ấy đã bị bao trùm bởi nỗi “buồn vương” làm nhoà
mất chính nó rồi, chỉ còn có ý niệm “buồn”. Và “Vàng rơi! Vàng rơi!” đã cơ hồ như
thâu tóm mọi cái trực cảm cụ thể sinh động của Xuân Diệu để tiến sang phía trực
giác tượng trưng chỉ biết có “Vàng”. Rơi túa từ hư không những vàng là vàng, và vì
thế nên “thu mênh mông” mơ hồ trong ý niệm, không hề có nàng thu hình vóc cụ
thể với tóc, với lệ, với áo dệt bằng lá vàng, không còn cái sắc màu (sắc đỏ rũa màu
xanh) cụ thể, cũng không có lá cành cụ thể mà Xuân Diệu trực cảm được bằng cảm
xúc mạnh (run rẩy rung rinh lá, nhánh khô gầy). Có lẽ sẽ không ít dẫn chứng về sự
khác nhau này giữa Xuân Diệu và Bích Khê trong sáng tác cụ thể của hai ông.
Nghĩa là cái tương giao cảm giác của Xuân Diệu còn đứng rất vững trên bờ của
trực cảm lãng mạn với tay hái những chùm trái chín tượng trưng, còn với Bích Khê,
sự tương giao ấy đã đưa hẳn một chân sang phía trực giác của tượng trưng còn
một chân vẫn đứng nguyên bên bờ lãng mạn. Và có lẽ chính vì thế mà ta dễ nhận ra
ở tập “Tinh hoa” sau này, cái chân đưa sang tượng trưng của Bích Khê lại kéo gần
lại bờ lãng mạn hơn so với “Tinh huyết” (Theo Quách Tấn - Đời thơ Bích Khê 1967)

19


Chủ nghĩa tƣợng trƣng đề cao âm nhạc trong thơ vì họ quan niệm âm nhạc là
nghệ thuật cao siêu nhất. Thật ra, ở phương Đông, truyền thống “trung thi hữu

nhạc” cũng đã xuất hiện từ lâu, song yếu tố nhạc trong thơ phương Đông truyền
thống chỉ xuất hiện bên cạnh các yếu tố khác. Còn trong thơ lãng mạn, từ yếu tố
nhạc truyền thống, các nhà thơ đã ảnh hưởng chủ nghĩa tượng trưng nên có xu
hướng biến mỗi từ trong thơ thành một bán âm của nhạc. Ở lĩnh vực này, có lẽ
không ai có chủ định hơn Bích Khê. Nâng cao nhạc tính trong thơ, Xuân Diệu có
“Nhị hồ”, Nguyễn Xuân Sanh có “Tiếng địch”. Nghĩa là mỗi người chỉ có một hai
bài. Trong khi đó, để “Duy tân” thơ, Bích Khê đã thể nghiệm hàng loạt bài tạo nên
cả một thể loại thơ toàn chỉ vần bằng “Cái đáng cho ta yêu Khê, bắt ta tìm đến anh,
phải lôi anh ra khỏi lãng quên, đó là chất nhạc của thơ anh. Ở “Hoàng hoa”, chất
nhạc bao trùm lên toàn bài bởi “bán âm” toàn vần bằng, rồi lại tương giao quyện
cùng màu sắc. Nhưng đây là màu của trực giác mang tính biểu tượng: “màu lưng
chừng trời”, “màu phơi nơi nơi”, “màu ôm vai gầy”. Nghĩa là màu lam kiểu lưng
chừng trời, màu xanh kiểu phơi nơi nơi, màu vàng kiểu ôm vai gầy chứ không phải
kiểu “Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc” (Hàn Mặc Tử) hay là “in như chiếc lá hết
thì tươi xanh” (Xuân Diệu). Nghĩa là một loại màu tượng trưng thật sự, một loại
màu không thể vẽ lại bằng hội hoạ. Nhạc tính ở đây còn được Bích Khê “kí âm”
bằng kiểu lặp ngữ, lặp từ, lặp vần thường thấy trong âm nhạc. Đọc lại thử những
câu này ta thấy hình như không thể ngâm mà phải hát “Đây mùa hoàng hoa, mùa
hoàng hoa”, rồi “Ngàn khơi, ngàn khơi, ta, ngàn khơi” (đã là thơ chắc không cần
phải dùng nhiều dấu câu trong một câu như thế) hoặc những câu đầy âm vang “Làm
mây theo chàng lên yên nhung”, “Non yên tên bay ngang muôn đầu”, “Ai xây mồ
hoa chôn đời tươi”... Muốn hát nhưng nó lại là thơ. Đó chính là thơ tượng trưng
vậy. Cách ngắt nhịp trong toàn bài thơ thử mã hoá bằng số ta mới thấy cái chủ ý
nhạc hoá thơ của Bích Khê (4 câu đầu bài đều nhịp 2/2/3, 2 câu cuối khổ lại chuyển
sang 4/3. Hai câu đầu khổ 2 nhịp 4/3 đến câu 3 chuyển sang 2/2/1/2, câu 4 trở lại
4/3, câu 5 đổi sang 2/2/3 rồi câu 6 lại về đúng “hợp âm chính” với nhịp 2/2/3. Đến
khổ thơ cuối: 2 câu đầu đẩy sang nhịp 2/5 rất lạ, câu 3, câu 4 sang nhịp 4/3 và 2 câu
cuối cùng lại trở về nhịp (hợp âm) xuất phát theo nguyên tắc của nhạc, nhịp 2/2/3).
Nghĩa là cái nhịp 2/2/3 ấy là “tiết tấu” chủ đạo (chủ âm) của toàn bài thơ. Thì ta cứ


20


×