Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích hồn trương ba, da hàng thịt từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.57 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC
TRƯNG THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ
THUẬT KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRƯƠNG THỊ HỒNG VÂN

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC
TRƯNG THỂ LOẠI VÀ PHONG CÁCH NGHỆ
THUẬT KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ÁI HỌC


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy giáo, Cô giáo của trường
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS Nguyễn Ái Học –
người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các học viên trong
lớp K8 Ngữ văn và các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Yên Hòa
đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã dành
cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả

Trương Thị Hồng Vân

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


ĐHSP:

Đại học Sư phạm

GS:

Giáo sư

NXB:

Nhà xuất bản

PGS:

Phó giáo sư

SGK:

Sách giáo khoa

SGV:

Sách giáo viên

TS:

Tiến sĩ

HS:


Học sinh

GV:

Giáo viên

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn............................................................................................................................... i
Danh mục viết tắt................................................................................................................. ii
Mục lục.................................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng............................................................................................................. vi
Danh mục các sơ đồ........................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................11
1.1. Các vấn đề chung về đọc hiểu tác phẩm văn chương................................... 11
1.1.1. Khái niệm đọc, hiểu và đọc hiểu văn bản...................................................... 11
1.1.2. Các bước đọc hiểu tác phẩm văn chương...................................................... 14
1.2. Kịch và đặc trưng thể loại kịch............................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm kịch......................................................................................................... 16
1.2.2. Đặc trưng thể loại kịch......................................................................................... 17
1.3. Phong cách nghệ thuật và những đặc trưng của phong cách nghệ
thuật kịch Lưu Quang Vũ................................................................................................. 21
1.3.1. Phong cách nghệ thuật.......................................................................................... 21
1.3.2. Lưu Quang Vũ - “nhà viết kịch xuất sắc của thời kì hiện đại”..............22
1.3.3. Những đặc trưng của phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ......24

1.3.4. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – tác phẩm tiêu biểu cho phong
cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ................................................................... 38
1.4. Mối quan hệ giữa đọc hiểu tác phẩm văn chương với đặc trưng thể
loại kịch và phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ..................................... 41
1.4.1. Mối quan hệ giữa đọc hiểu tác phẩm văn chương và thể loại................41
1.4.2. Mối quan hệ giữa phong cách nghệ thuật và đọc hiểu tác phẩm
văn chương............................................................................................................................ 41
1.4.3. Mối quan hệ giữa phong cách nghệ thuật của nhà văn và thể
loại văn học............................................................................................................................ 42
Tiểu kết chương 1................................................................................................................ 44

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP................................................... 45
2.1. Thực trạng dạy học văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” –
Lưu Quang Vũ ở trường THPT...................................................................................... 45

iii


2.1.1. Mục đích khảo sát................................................................................................... 45
2.1.2. Đối tượng khảo sát................................................................................................. 45
2.1.3. Phương pháp khảo sát........................................................................................... 46
2.1.4. Quá trình khảo sát và kết quả............................................................................. 46
2.2. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc...................................................................... 50
2.3. Biện pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch
Lưu Quang Vũ...................................................................................................................... 51
2.3.1. Tạo tâm thế tích cực, chủ động, chờ đón giờ học của học sinh............51
2.3.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác, lựa chọn thông tin về kịch
gia Lưu Quang Vũ, trong đó đặc biệt chú trọng đến phong cách nghệ thuật
53

2.3.3. Hướng dẫn học sinh đọc phân vai sát hợp đặc trưng thể loại kịch,
với giọng kịch giàu triết lí, mang cảm hứng thế sự và giàu chất thơ...............54
2.3.4. Hướng dẫn học sinh tái hiện, kiến tạo hình tượng nghệ thuật...............57
2.3.5. Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp để giúp học sinh tiếp cận
phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ thể hiện trong văn bản................61
2.3.6. Tạo bầu không khí đối thoại, dân chủ qua hình thức “phỏng
vấn”, làm việc hợp tác, thảo luận nhóm..................................................................... 62
2.3.7. Giảng bình để chiếm lĩnh những giá trị của văn bản "Hồn
Trương Ba, da hàng thịt".................................................................................................. 65
2.3.8. Hướng dẫn học sinh so sánh để khắc sâu và mở rộng tri thức
về văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt"............................................................... 67
2.3.9. Nghiên cứu để khái quát, mở rộng về nội dung và nghệ thuật
tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và phong cách nghệ thuật
kịch của Lưu Quang Vũ.................................................................................................... 70
Tiểu kết chương 2................................................................................................................ 72
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................... 73
3.1. Mô tả thực nghiệm..................................................................................................... 73
3.2. Tiến trình thực nghiệm............................................................................................. 74
3.3. Thiết kế bài soạn thực nghiệm............................................................................... 74
3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................................ 102

iv


3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm.............................................................................. 104
Tiểu kết chương 3.............................................................................................................. 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 106
1. Kết luận............................................................................................................................. 106
2. Khuyến nghị.................................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 109


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng khảo sát lực học ban đầu của học sinh............................................ 74
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng........................... 103

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa đọc hiểu văn bản văn học – phong cách
nghệ thuật – thể loại của văn bản văn học...................................................................... 43
Sơ đồ 2.1: Graph khuyết tóm tắt đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”....59
Sơ đồ 2.2: Graph đầy đủ tóm tắt đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”....60
Sơ đồ 3.1. Giá trị đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”............................... 100

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết với nội dung: “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là:
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;

đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân; giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và
phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình,
yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện công cuộc cải cách và đổi mới
để đưa giáo dục Việt Nam vươn ra khu vực và thế giới. Nhiều phương pháp
giảng dạy sai lầm và thiếu hiệu quả đã và đang được thay thế bằng những
phương pháp đúng đắn và hiệu quả hơn. Việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu
văn bản đang thay thế cho phương pháp giảng văn trước đây. Thay thế phương
pháp giảng văn truyền thống bằng đọc hiểu văn bản là một việc làm đúng đắn,
theo kịp với phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới. Nếu trước đây, học
văn là thầy đọc giảng, trò chép; thầy áp đặt cách hiểu của mình cho học sinh thì
hiện nay học sinh trở thành người tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình
tiếp nhận tác phẩm văn chương. Phương pháp hướng dẫn học sinh đọc - hiểu
văn bản là phương pháp nhằm giúp cho học sinh có khả năng lĩnh hội được tri
thức một cách chủ động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất, tạo nên sự phát
triển toàn diện về kĩ năng cũng như tâm lí, nhận thức, nhân cách của người
học. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũ chủ yếu
là thuyết giảng sang phương pháp giảng dạy mới là một điều không đơn giản.
Một điều dễ thấy trong nhiều trường phổ thông hiện nay

1


là tuy phương pháp đọc - hiểu văn bản đã được áp dụng từ khá lâu song các
giáo viên rất lúng túng khi dạy một giờ đọc hiểu văn bản theo đúng nghĩa.
Nhiều giáo viên chưa nhận thức rõ ràng đọc hiểu là như thế nào vì vậy giờ học
văn trở thành giờ tập đọc, câu hỏi rời rạc, nhàm chán khiến học sinh không
hiểu, không hứng thú. Trước thực trạng như vậy, chúng tôi muốn góp phần nhỏ
bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay, giúp

người dạy người học có cái nhìn rõ hơn về hoạt động đọc hiểu văn bản văn
học.
Tác phẩm văn học nào cũng tồn tại trong một hình thức thể loại nhất
định. Dạy học đọc hiểu văn bản để giúp học sinh có thể tiếp nhận được các lớp
thông tin tiềm ẩn sau bề mặt ngôn từ, tất yếu phải tháo gỡ cấu trúc bề mặt ấy
một cách hợp lí, đúng quy luật của sáng tạo văn chương. Đọc hiểu văn bản
theo đặc trưng thể loại sẽ giúp học sinh không chỉ hiểu một văn bản cụ thể
trong chương trình mà còn có thể tự đọc hiểu những văn bản cùng loại khác
trong đời sống. Chính vì vậy, dạy học văn theo đặc trưng thể loại mặc dù đã
sớm được nghiên cứu nhưng vẫn cần được tìm tòi, suy ngẫm sâu hơn trong quá
trình đổi mới nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học văn. Điều đó càng
trở nên đúng đắn khi những kịch bản văn học Việt Nam sau một thời gian
“vắng bóng” đã “có mặt trở lại” trong chương trình Ngữ văn phổ thông để
hoàn thiện năng lực đọc hiểu văn bản kịch cho học sinh. Khai thác sức mạnh
riêng bằng chính đặc trưng của thể loại kịch trong quá trình giáo dục và đào
tạo vừa phù hợp quy luật của sáng tạo văn học, vừa đáp ứng được những yêu
cầu của tiến trình vận động đổi mới cách dạy học văn trong nhà trường phổ
thông hiện nay.
Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại,
có những đóng góp to lớn cho nền sân khấu nước nhà. Với khả năng sáng tạo
phi thường, trong gần 10 năm, Lưu Quang Vũ đã viết được gần 50 kịch bản và
hầu hết trong số đó đều đã được dàn dựng. Ngay khi ra đời, các vở kịch của
ông đã nhanh chóng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Cho đến nay, sau
2


một độ lùi thời gian cần thiết, nhiều vở kịch của ông vẫn có sức sống mãnh liệt
trong lòng công chúng. Lưu Quang Vũ có được thành công đó là bởi những
sáng tác của ông không chỉ đáp ứng được nhu cầu của công chúng đương thời
mà còn đề cập đến những vấn đề của muôn đời. Những sáng tác đó đã khẳng

định được giá trị nội dung và nghệ thuật của mình qua phép thử thời gian.
Trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ, chúng ta không thể không nhắc đến vở
kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Đây là một trong những vở diễn được
dàn dựng nhiều nhất, được diễn ở nhiều nước trên thế giới và cũng là vở kịch
thu hút sự chú ý của công chúng hơn cả. Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009, văn
bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đưa vào chương trình phổ thông và
được học ở lớp 12. Đến nay, tuy văn bản không còn mới mẻ, song ở các nhà
trường, nhiều giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn
trích trên sao cho hiệu quả. Vì vậy việc dạy và học đoạn trích này theo phương
pháp đổi mới ra sao là một điều rất cần được quan tâm. Chính điều này đặt ra
cho người viết suy nghĩ cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để có một hướng dạy
học văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” sao cho hợp lí và hiệu quả nhất.
Mỗi tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn do vậy những tác
phẩm xuất sắc luôn là sự biểu hiện cụ thể phong cách nghệ thuật của nhà văn.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những kịch bản thành công nhất, thể
hiện rõ nét những đặc điểm của kịch Lưu Quang Vũ, gắn liền với tên tuổi Lưu
Quang Vũ. Do vậy, tìm hiểu kịch bản này, chúng ta không thể tách rời việc tìm
hiểu phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ nói chung. Việc tìm hiểu
phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ sẽ là tiền đề quan trọng giúp giáo viên
và học sinh đọc và hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên
cứu của luận văn là: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH
“HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ

3


2. Lịch sử vấn đề

2.1. Công trình, bài viết nghiên cứu về các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ
nói chung
Lưu Quang Vũ là một con người có tài năng về nhiều mặt: thơ ca, phê
bình, truyện ngắn, sân khấu. Trong đó, sân khấu là lĩnh vực ông thành công
hơn hẳn, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mọi người và thể hiện tài năng đặc
biệt của mình. Thậm chí GS Phan Ngọc còn khẳng định: “Lưu Quang Vũ là
nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam” [49; tr. 264]
Lịch sử nghiên cứu về tác gia Lưu Quang Vũ và những tác phẩm kịch của
ông đã được bắt đầu ngay khi những tác phẩm của ông ra đời. Chúng đã được
công chúng đón nhận và đưa ra những nhận xét khác nhau. Ngay từ những ngày
đầu hàng loạt bài báo, bài nghiên cứu về các tác phẩm của Lưu Quang Vũ liên tục
xuất hiện như: “Sống mãi tuổi 17” hay bài ca về người cộng sản trẻ tuổi” (Văn
nghệ - 3/1980) (Vũ Quang Vinh) ““Nguồn sáng trong đời” một vở diễn đẹp” (Tạp
chí sân khấu – 3/1985) (Nguyễn Thị Minh Thái), “Kịch Lưu Quang Vũ những
trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người” (Tạp chí văn học – 5/1986) (Phan Trọng
Thưởng), “Một vở diễn hướng thiện”(Tạp chí sân khấu - 4/1988) (Lam Hồng),
“Sự kiện Lưu Quang Vũ” (Tuổi trẻ chủ nhật – 4/1988) (Phong Lê), “Nhân đọc và
xem “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”” (Tạp chí văn học – 1/1989) (Phan Trọng
Thưởng),… thậm chí một học giả người Pháp cũng có lời ngợi ca rất cao đối với
kịch tác gia Lưu Quang Vũ: “Moliere ở Việt Nam tên là Lưu Quang Vũ” (1988).
Những kịch bản của Lưu Quang Vũ vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu ngày một
sâu rộng hơn bởi cả ngành sân khấu và văn học. Tính đến thời điểm năm 2005 –
khi PGS. TS Lí Hoài Thu và em gái của tác giả Lưu Quang Vũ – PSG.TS Lưu
Khánh Thơ in tuyển tập những bài viết những công trình nghiên cứu về Lưu
Quang Vũ trong cuốn: “Lưu Quang Vũ – tác gia và tác phẩm” thì thư mục mà hai
tác giả sưu tầm được đã lên tới con số

238. Đến nay con số đó đã tăng lên rất nhiều. Điều đó cho thấy sức sống của
những tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ trong lòng công chúng. Tác phẩm của
4



ông sẽ được quan tâm hơn nữa đối với nhà trường phổ thông vì Lưu Quang Vũ
đã có hai tác phẩm được đưa vào chương trình học là “Tôi và chúng ta” (lớp
9)và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (lớp 12).
Trong các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu có nhắc đến một vài
khía cạnh của kịch Lưu Quang Vũ. Đáng chú ý là bài viết của Phan Trọng
Thưởng: “Kịch Lưu Quang Vũ những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người”. Tác
giả đã đề cập đến chất thơ của đề tài, của tư tưởng như một “đặc điểm nổi bật
nhất, quán xuyến sáng tác, làm nên thành công và tạo nên phong cách riêng
của anh” [56; tr.142]. GS Phan Ngọc cũng chỉ ra một “kịch pháp Lưu Quang
Vũ” nhưng do nhiều lí do nên ông chưa thể khảo sát được. Đặc biệt, tác giả Vũ
Thị Thanh Hoài đã có những nghiên cứu rất đầy đủ, chính xác về đặc điểm
kịch Lưu Quang Vũ trong luận văn thạc sĩ: “Đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ”.
Tác giả đã cố gắng “làm sáng tỏ những đặc điểm có tính chất quán xuyến, bao
trùm làm nên gương mặt, diện mạo riêng của phong cách kịch Lưu Quang Vũ”
[12; tr.13]. Trong công trình của mình, tác giả đã tìm hiểu những đặc điểm tiêu
biểu của kịch Lưu Quang Vũ dưới góc độ thể loại kịch. Đây là một tư liệu
tham khảo quan trọng để chúng tôi tiến hành tìm hiểu kịch và những đặc điểm
kịch của Lưu Quang Vũ. Tuy nhiên, khác với tác giả Vũ Thị Thanh Hoài,
chúng tôi không chỉ tìm hiểu kịch như những tác phẩm văn học đơn thuần mà
còn tiến hành tìm hiểu những đặc điểm, tính chất nổi bật, đặc trưng cho phong
cách nghệ thuật của ông và dễ hiểu với học sinh nhằm định hướng cho việc đọc
- hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông.
2.2. Các bài viết về tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và về vấn đề
giảng dạy văn bản trên trong nhà trường phổ thông
Từ xưa đến nay, các bài nghiên cứu, phê bình thường tập trung vào các
vở kịch của Lưu Quang Vũ. Trong đó, vở kịch được các nhà nghiên cứu quan
tâm nhất là vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Chúng ta có thể kể tên một số
bài viết tiêu biểu như:


5


-

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ truyện cổ dân gian đến kịch của

Lưu Quang Vũ – xét về mặt tư tưởng triết học. Tạp chí sân khấu, số 10/2003
của Đặng Hiển
-

Chung quanh vở diễn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang

Vũ. Báo Văn nghệ, số ngày 3/1/1989.
- Sự khai thác motip dân gian trong kịch Lưu Quang Vũ của Lưu Khánh
Thơ.

-

Nhân đọc và xem “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tạp chí Văn học.

Số 1/1989 của Phan Trọng Thưởng.
-

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ở Liên Xô. Báo Văn nghệ số ngày

2/6/1990 của Viễn Triều.
-


Nghĩ về Lưu Quang Vũ nhân xem vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”,

tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, số 1/1988 của Trần Việt.
-

Hồn và xác trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tạp chí Văn học và

tuổi trẻ. Số 2/2009 của Lê Huy Bắc
Ngoài ra các nhà nghiên cứu, phê bình khác cũng có đề cập đến kịch bản
trên trong những bài viết của mình như Ngô Thảo, Phạm Vĩnh Cư, …
Trong các bài viết trên, các tác giả đã đưa ra những nhận định, những
đánh giá về các tác phẩm. Lưu Khánh Thơ nhận xét về triết lí sâu sắc về sự vạy
mượn thân xác của hồn Trương Ba: “Cuộc sống thật đáng quý nhưng không
phải sống thế nào cũng được. Sống vay mượn, chắp vá, không có sự hài hòa
giữa hồn và xác chỉ đem lại bi kịch cho con người. Cuộc sống chỉ có giá trị khi
con người được sống đúng là mình, được sống trong một thể thống nhất” [49;
tr. 317]. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng chỉ ra nghĩa tự nó và nghĩa cho
nó của “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”: “…nghĩa tự nó của Hồn Trương Ba…
là sự hoà hợp và ý thức đạo lí về phần hồn và phần xác của con người. Còn
nghĩa cho nó là cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người mà
chúng ta đang tiến hành hiện nay theo đòi hỏi không chỉ của ý thức đạo lí mà
còn của chính nhu cầu tồn tại của con người, là quan niệm nhân sinh trong
môi trường đạo đức xã hội mới” [49; tr. 346]. Tác giả Phạm Vĩnh
6


Cư lại tìm thấy trong cách kể của Lưu Quang Vũ như “một bi kịch triết lí thời
nay với hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh, xã hội và chiều kích bản
thể siêu hình..” [49; tr. 272].
Ý kiến của các nhà nghiên cứu đã cho thấy sự quan tâm đến tác phẩm

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Đồng thời qua đó ta cũng
thấy giá trị của tác phẩm. Đúng như nhà nghiên cứu Ngô Thảo đã nhận định:
“Cùng với thời gian, có thể nhiều vở diễn phục vụ các yêu cầu kịp thời của Vũ sẽ
bị quên đi. Nhưng riêng tôi cứ tin là rồi cái vở kịch mượn tích xưa này rồi sẽ trên
sân khấu một thời gian dài nữa” [49; tr.255]. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều
chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm, nêu ra những nhận định cá nhân về vở kịch hoặc nêu những nhận định về
vở kịch để minh hoạ cho một tính chất nào đó trong kịch của Lưu Quang Vũ. Các
bài viết, ý kiến đánh giá tuy chưa nhiều và chỉ dừng lại ở góc độ khái quát nhưng
là những tư liệu quan trọng cho việc xác định sự thể hiện của đặc điểm kịch Lưu
Quang Vũ trong tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt".

Từ khi “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đưa vào chương trình phổ
thông, tác phẩm bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu PPDH
Văn và các nhà giáo. Các tác giả đã chỉ ra những giá trị về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm để định hướng giáo viên và học sinh tiếp cận văn bản. Tuy
nhiên, sự tiếp cận này mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu vào văn bản nhưng lại
chưa đặt văn bản trong hệ thống những kịch bản của Lưu Quang Vũ để thấy
được tính chất đặc trưng của nó, từ đó có hướng dạy học tác phẩm thích hợp.
Về phương pháp dạy học đoạn trích trên còn có khóa luận tốt nghiệp
“Dạy học "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" theo đặc trưng thể loại” của Trần
Thị Diệu Linh, ĐHSPHN 2006, “Dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” (SGK Ngữ văn 12) từ đặc điểm tính thời sự và những giá trị muôn
thuở của xung đột kịch Lưu Quang Vũ” của Đặng Thị Mai Hoa, ĐHSPHN,
2009, “Định hướng đọc hiểu “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ
7


đặc điểm kịch Lưu Quang Vũ”, ĐHSPHN, 2009 của Trương Thị Hồng Vân,
“Tổ chức thảo luận nhóm trong giờ học trích đoạn kịch bản văn học “Hồn

Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ” của Quản Thị Thu Phương,
ĐHSPHN, 2011. Các công trình nghiên cứu này đã đưa ra các biện pháp tiếp
cận đoạn trích hoặc từ góc độ thể loại hoặc từ đặc điểm kịch của Lưu Quang
Vũ, hoặc đề xuất một hướng dạy học hiện đại đối với đoạn trích “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt”. Đó đều là những hướng tiếp cận đúng. Tuy nhiên, những tài
liệu nghiên cứu trên còn quá ít ỏi, chưa có tài liệu nào đề xuất việc giáo viên
cần hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản có sự kết hợp đặc trưng thể loại kịch
và phong cách nghệ thuật tác giả. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Hướng
dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng
thể loại và phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ” là cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu tính khả thi của việc hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu

văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách
nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ.
-

Xây dựng biện pháp phù hợp, tích cực trong giờ dạy học đoạn trích

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh lớp 12, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn
chương.
-

Thiết kế bài soạn thực nghiệm: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật
kịch của Lưu Quang Vũ.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài. Trong phần này, đề tài sẽ nghiên cứu
về kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học, về đặc trưng thể loại kịch và một số đặc
điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ.

8


Thứ hai: Đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp dạy học văn bản
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
Thứ ba: Thiết kế giáo án và đưa vào thực nghiệm
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học văn bản “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” của Lưu Quang Vũ trong chương trình Ngữ văn 12
Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh lớp 12
đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và
phong cách nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ.
6. Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng những biện pháp nào để hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật
kịch Lưu Quang Vũ.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng một số biện pháp như trong luận văn thì sẽ rèn được kĩ
năng đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và
phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học
văn bản này.
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ SGK Ngữ
văn 12, tập 2, Cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2011
-


Đặc trưng thể loại kịch

Một số đặc điểm quan trọng trong phong cách nghệ thuật kịch Lưu

Quang Vũ
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Ý nghĩa lý luận của đề tài:

Bước đầu xác định được cơ sở lí luận của việc xây dựng những biện
pháp nhằm hướng dẫn học sinh lớp 12 đọc hiểu văn bản “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ.

9


- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
+

Nội dung luận văn có thể giúp giáo viên có thêm tư liệu phục vụ việc

giảng dạy văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ nói
riêng, các tác phẩm kịch nói chung.
+

Giúp học sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản từ đặc trưng thể loại kết

hợp với phong cách nghệ thuật của tác giả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng

dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông
10.
-

Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên

cứu về tác giả Lưu Quang Vũ, văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”; kĩ năng
đọc hiểu văn bản.
-

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát

bằng phiếu hỏi, dự giờ đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.

-

Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và

phân tích thống kê.
11.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng và biện pháp
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


10


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các vấn đề chung về đọc hiểu tác phẩm văn chương
1.1.1. Khái niệm đọc, hiểu và đọc hiểu văn bản
Tác phẩm văn học là kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của nhà văn,
biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc của nhà văn thành tác phẩm văn học.
Đồng thời tác phẩm văn học cũng là một hệ thống ký hiệu thẩm mỹ. Nhà văn
là người sinh ra tác phẩm nhưng bạn đọc mới là người quyết định sinh mệnh
của tác phẩm. Bạn đọc là người mang đến cuộc sống thứ hai cho tác phẩm văn
chương khi họ giải mã các ký hiệu ngôn ngữ bằng sự vận dụng tổng hợp các
năng lực của bản thân. Một tác phẩm văn học có đời sống dài lâu hay ngắn
ngủi phụ thuộc vào độc giả. Quá trình bạn đọc tiếp xúc, giải mã tác phẩm gọi
là quá trình tiếp nhận văn học. Học sinh là bạn đọc sáng tạo. Lý thuyết tiếp
nhận được đề cập ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhưng nổi bật là lý
thuyết đọc hiểu. Vấn đề đọc – hiểu hiện nay đang được các nhà nghiên cứu và
các bạn đọc quan tâm và trở thành vấn đề then chốt trong việc dạy và học Ngữ
Văn hiện nay.
Hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa, lý giải khái niệm đọc – hiểu. GS
Đỗ Đức Hiểu trong cuốn “Thi pháp hiện đại” có bài viết về “Đọc văn chương”,
GS khẳng định: “Đọc văn chương nghĩa là tháo gỡ các ký hiệu
văn chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua cấu
trúc của văn bản (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, …). Đọc văn chương nghĩa là
chuyển đổi tác phẩm nghệ thuật thành một vũ trụ tình cảm, cảm xúc, tư duy
hình tượng riêng của bạn đọc”. GS đã chỉ ra cụ thể các khâu của việc đọc
(cảm tưởng, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, phát hiện, sang tạo) và
phương pháp đọc (a. Lựa chọn sách đọc; b.Định hướng đọc để làm gì; c.Đi tìm
mã của văn bản; d. Biết đánh giá tác phẩm theo định hướng)

GS. Phan Trọng Luận trong “Phương pháp dạy học văn” đã nhấn

11


mnh c l khõu u tiờn v l quan trng nht, l tin c s thit yu
hc sinh cm th sõu sc mt tỏc phm vn hc. c lm sng dy nhng
ký hiu cht, thi vo ú hi th m ỏp ca cm xỳc, iu tõm hn ca mi nh
vn.
Sỏch Ng vn 10 ó a ra khỏi nim: c hiu l phng thc c
vn nhm mc ớch hiu bit chớnh xỏc cn k tỏc phm vn chng, khỏm
phỏ nhng giỏ tr vt cht (vn húa, xó hi) mi m ln lao hu ớch.
GS Nguyn Thanh Hựng gii thớch cn k c tỏc phm vn chng
l gii mó vn bn bng cỏch c c thao tỏc phự hp, cú c s khoa hc
chc chn.
GS Trn ỡnh S trong bi vit ca mỡnh cú nh ngha:
Đọc là một tổng hoà của nhiều quá trình, nhiều hành vi nhằm đạt
mục đích nắm bắt ý nghĩa của văn bản[42; tr.19]. Chúng ta có thể đọc
bằng nhiều cách: bằng mắt, bằng miệng, bằng liên tởng, tởng tợng, so sánh
để hiểu đợc vấn đề trình bày trong văn bản. Vậy còn hiểu là gì? Hiểu
văn bản là biết về văn bản, thông cảm, đồng cảm với cuộc sống trong văn
bản, giải thích, biểu đạt về ý tởng, cái hay của văn bản [42; tr.19].

PGS. TS Ngc Thng sau khi tham gia nhúm nghiờn cu Chng
trỡnh ỏnh giỏ hc sinh quc t (PISA Program for International Student
Assessment) ó cú mt bi vit nhm gii thiu cho c gi cỏch ỏnh giỏ ca
quc t v nng lc c - hiu. Trong bi vit Pisa ỏnh giỏ nng lc c hiu ca hc sinh nh th no? tỏc gi ó dn nh ngha ca OECD
(Organisation for Economic Co-operation anh Development) v reading
literacy: c hiu l s hiu bit, s dng v phn hi li trc mt vn bn
vit, nhm t c mc ớch phỏt trin tri thc v tim nng cng nh vic

tham gia hot ng ca mt ai ú trong xó hi [46; tr.17]. c - hiu l mt
hot ng rt quan trng v cn thit i vi mi ngi. Chớnh vỡ vy PISA
cng ó khng nh: c hiu khụng cũn l mt yờu cu ca sut thi kỡ tui
th trong nh trng ph thụng m tr thnh mt nhõn t quan trng trong
12


việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá
nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở các tình huống
khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cộng
đồng rộng lớn” [46; tr.16].
Theo Từ điển tiếng Việt, “đọc” là “1. Phát thành lời những điều đã được
viết ra theo đúng trình tự. Tập đọc. Đọc lời tuyên thệ. Đọc thuộc lòng bài thơ.
2. Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu.
Đọc bản vẽ thiết kế. 3. Thu lấy thông tin từ một thiết bị nhớ của máy tính, như
từ một đĩa từ. 4. Hiểu thấu bằng cách nhìn vào những biểu hiện bề ngoài. Qua
ánh mắt, đọc được nỗi lo sợ thầm kín. [35; tr.330]. Khái niệm “đọc” trong đọc
hiểu bao gồm 2 nét nghĩa thứ 1 và thứ 2.
Khái niệm “hiểu” có nhiều bình diện nội dung. Theo cách hiểu thông
thường, như trong Từ điển tiếng Việt (2004), “hiểu” có nghĩa là: “1. Nhận ra ý
nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ. (Hiểu câu thơ. Hiểu
vấn đề. Học thuộc nhưng không hiểu). 2. Biết được ý nghĩ, tình cảm, quan
điểm của người khác. (Tôi tất hiểu anh ấy. Một con người khó hiểu).[35;
tr.439]. Khái niệm “hiểu” trong đọc hiểu bao gồm cả 2 nghĩa ấy.
Từ các ý kiến trên chúng tôi xin đưa ra khái niệm đọc - hiểu trên cơ sở
tham khảo và học hỏi: Đọc hiểu văn bản văn chương là quá trình lao động
sáng tạo mang phẩm chất thẩm mỹ cao nhằm phát hiện ra tất cả các giá trị
của tác phẩm trên cơ sở tìm hiểu những đặc trưng của văn bản.
Dạy học sinh đọc - hiểu văn bản là dạy học sinh năng lực biết xuất phát
từ văn bản của tác giả để kiến tạo được tác phẩm văn chương của riêng mình.

Khác với phương pháp dạy học cũ, phương pháp này lấy học sinh làm trung
tâm, nghĩa là lấy việc đọc văn của học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, định hướng cho học sinh. Hoạt động đọc và hiểu phải là hoạt
động chủ yếu trong nhà trường. Với cách dạy học văn như vậy, học sinh là
người tích cực, chủ động trong việc kiến tạo tri thức cho bản thân, không phải
đối tượng nhồi nhét tri thức của thầy. Do đó, học sinh có sự phát triển
13


toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực.
Hiện tại, dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương đang dần trở nên quen
thuộc, thay thế cho giảng văn truyền thống trước đây. Bắt đầu từ kì thi tốt
nghiệp THPT và Đại học năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa đọc hiểu
văn bản thành một phần của đề thi. Chính những đổi mới trong hình thức thi và
kiểm tra sẽ là một động lực to lớn thúc đẩy quá trình đổi mới việc dạy học môn
Ngữ văn trong nhà trường nói chung. Việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương
sẽ ngày càng phát huy hiệu quả hơn đối với học sinh.
1.1.2. Các bước đọc hiểu tác phẩm văn chương
1.1.2.1. Đọc hiểu ngôn từ
Ngôn từ là yếu tố cơ bản tạo nên văn bản văn học. Khi ta đọc một văn
bản văn học, bao giờ cũng bắt đầu từ việc đọc văn bản ngôn từ. Do vậy, muốn
hiểu được hết cái hay của tác phẩm văn học, người đọc cần hiểu ngôn từ của
văn bản đó. Yêu cầu trước hết đối với việc nắm vững tầng cấu trúc ngôn từ là
phải hiểu sự chính xác của ngôn ngữ và phương thức trình bày nghệ thuật của
nhà văn. Hiểu nghĩa cụ thể của phạm vi đề tài chủ đề và sự triển khai chúng,
đồng thời hiểu được cái hay cái đẹp của cách dùng từ, tạo câu, hình thành nhịp
điệu và giọng điệu riêng của ngôn ngữ tác phẩm.
Để đọc hiểu văn bản văn học thì trước hết phải có ấn tượng toàn vẹn về
văn bản. Mà muốn vậy, cần phải đọc thông suốt toàn văn bản, hiểu được các từ
khó, từ lạ, các điển cố, điển tích, các phép tu từ… Đối với thơ, nếu đọc thuộc

thì càng tốt, bởi như thế, ấn tượng về âm hưởng, hình ảnh thơ sẽ ăn sâu vào
tâm trí, tạo điều kiện để hiểu thơ hơn. Đối với tác phẩm tự sự, phải nắm được
cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Đối với các tác phẩm kịch
cần nắm được cốt truyện và xung đột kịch mà tác giả xây dựng.
Khi đọc văn bản văn học cần hiểu được cách diễn đạt, nắm bắt mạch
văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này sang ý khác, đặc biệt là phát
hiện ra mạch văn ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi
thế, phải đọc kĩ thì mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, phải đọc kĩ thì mới phát
14


hiện những điểm đặc sắc, khác thường, thú vị. Như vậy, đọc kĩ mạch văn là
bước cơ bản để từ ngôn từ mà đi sâu vào nội dung văn bản
1.1.2.2. Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật
Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều lớp nghĩa. Đọc hiểu
hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng
tượng các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.

Ví dụ: Muốn hiểu chính xác những câu thơ trong bài thơ “Bài ca ngất
ngưởng” của Nguyễn Công Trứ: “Đô môn giải tổ chi niên/ Đạc ngựa bò vàng
đeo ngất ngưởng” thì người đọc cần phải tưởng tượng hoàn cảnh mà tác giả
khắc họa. Đó là khi cụ Thượng Trứ cáo quan về hưu, cưỡi một con bò vàng có
đeo đạc ngựa như đang muốn trêu tức cả thế gian kinh kì. Hành động khác
người, khác đời đó cho thấy thái độ ngất ngưởng của cụ, cho thấy một con
người có cá tính độc đáo và luôn muốn khẳng định cá tính đó dưới nhiều hình
thức khác nhau. Hiểu được điều đó, tưởng tượng được cảnh đó, người đọc mới
hiểu được văn bản. Thiếu năng lực tưởng tượng thì cũng khó mà cảm nhận
được hết cái hay của văn
Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi người đọc phải biết phát
hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và tìm hiểu logic bên trong của chúng. Ví

dụ, khi đọc trích đoạn “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, người đọc ngạc nhiên
tại sao cuối tác phẩm Trương Ba lại chấp nhận chết, trả lại thân xác cho anh
hàng thịt và không nhập vào bất kì một thân xác nào nữa. Để hiểu được quyết
định mâu thuẫn này, người đọc phải tìm hiểu và lí giải được nguyên nhân sâu
xa bên trong của mâu thuẫn này. Có hiểu được lí do cao cả của Trương Ba,
người đọc mới có thể hiểu được ý nghĩa xã hội, ý nghĩa triết lí mà tác giả Lưu
Quang Vũ gửi gắm đến độc giả. Người đọc phải khám phá logic bên trong hình
tượng nghệ thuật thì mới thực sự hiểu các hiện tượng văn học bề ngoài có vẻ
như là mâu thuẫn.

15


1.1.2.3. Đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học
Nhà văn sáng tác bao giờ cũng nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm trong
tác phẩm. Đó là linh hồn của tác phẩm. Bielinxki đã khẳng định: “Trong những
tác phẩm nghệ thuật chân chính, tư tưởng đâu phải là một khái niệm trừu
tượng được thể hiện một cách giáo điều, mà nó là linh hồn của chúng, nó chan
hòa trong chúng như ánh sáng chan hòa trong pha lê”. Nhà văn Kolorenco nói
một cách ngắn gọn hơn: “Tư tưởng là linh hồn của tác phẩm văn học”. Vì vậy,
đọc hiểu văn bản văn học là phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà
văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên, tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn
bản văn học thường không được trực tiếp nói ra bằng lời. Chúng thường được
thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế, người ta đọc hiểu tư tưởng tác phẩm bằng
cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng. Trong truyện ngắn
“Vợ nhặt”, Kim Lân đã gửi gắm cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những
người nông dân nghèo như bà cụ Tứ, như Tràng trong những lời văn mộc mạc,
giản dị. Qua suy nghĩ, hành động của các nhân vật, người đọc cảm nhận được
thái độ trân trọng, ngợi ca, cảm nhận được sự thương xót của nhà văn dành cho
nhân vật. Vì vậy, văn bản văn học, nói chung không bao giờ nói thẳng tuột ý

muốn biểu đạt, cho nên việc đọc hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả ở đây đòi
hỏi người đọc phải có năng lực phán đoán, khái quát chính xác, và đó là một
biểu hiện của sáng tạo.
1.2. Kịch và đặc trưng thể loại kịch
1.2.1. Khái niệm kịch
Theo Từ điển thuật ngữ văn học [9; tr.167-169], thuật ngữ kịch được
dùng theo 2 cấp độ:
Cấp độ 1 – cấp độ loại hình, kịch là “một trong ba phương thức cơ bản
của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học.
Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn
học của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của
các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói (riêng kịch câm
thì không diễn tả bằng lời)” [9; tr.167]
16


×