Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THU HIỀN

NHU CẦU SỬ DỤNG ỨNG DỤNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE TÂM THẦN TRÊN NỀN TẢNG INTERNET
CỦA CHA MẸ VÀ TRẺ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THU HIỀN

NHU CẦU SỬ DỤNG ỨNG DỤNG CHĂM SÓC SỨC
KHỎE TÂM THẦN TRÊN NỀN TẢNG INTERNET
CỦA CHA MẸ VÀ TRẺ

Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: 83104005

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THÀNH NAM


Hà Nội – 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Trần Thành Nam,
người thầy đã luôn quan tâm, tích cực hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Tiếp theo, em xin cảm ơn tới các thầy, cô trong Khoa Các Khoa học
Giáo dục, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo, giáo
viên, học sinh và cha mẹ học sinh trường THPT Phúc Lợi quận Long Biên, Hà
Nội, bố mẹ, bạn bè đã hỗ trợ, động viêncho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Mặc dù cố gắng dành nhiều tời gian và tâm huyết, nhưng do khả năng
của bản thân, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều vì vậy luận văn
tốt nghiệp của em vẫn còn thiếu sót, kính mong các thầy /cô góp ý và hướng
dẫn để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về
công tác nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm
2019
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hiền


ii
KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Viết đầy đủ


Viết tắt

DSM-5

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB

Điểm trung bình

ICD-10

International Classification of Diseases 10th Edition

SKTT

Sức khỏe tâm thần


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................... 3

5. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................4
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu................................................................4
8. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................4
9. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
10. Cấu trúc của luận văn...............................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG

CHĂM SÓC SỨC

KHỎE TÂM THẦN TRÊN NỀN TẢNG INTERNET................................6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................6
1.2. Lý luận về nhu cầu..............................................................................246
1.2.1. Khái niệm nhu cầu........................................................................246
1.2.1. Đặc điểm nhu cầu.........................................................................248
1.2.1. Phân loại nhu cầu.........................................................................248
1.3. Chăm sóc sức khỏe tâm thần.............................................................. 249
1.3.1. Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần........................................249
1.3.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần...........................................31
1.3.3. Phân loại sức khỏe tâm thần...........................................................33
1.3.4. Sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần vị thành niên...35
1.4. Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần................................................36
1.4.1. Khái niệm ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần.........................36
1.4.2. Ý nghĩa, vai trò của ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần..........38


iv
1.5. Nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng
internet của cha mẹ trẻ.................................................................................41
1.5.1. Khái niệm nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần

của cha mẹ trẻ...........................................................................................41
1.5.2. Nội dung hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe tân
thần trên nền tảng internet................................................................................................ 42
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ứng dụng chămsóc
sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet.................................................44
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................456
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........47
2.1. Tổ chức nghiên cứu...............................................................................47
2.1.1. Tiến trình nghiên cứu......................................................................47
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................47
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................47
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu....................................................47
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.............................................48
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu........................................................ 501
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................512
2.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu............................523
2.3.1. Địa bàn nghiên cứu.......................................................................523
2.3.2. Mẫu nghiên cứu............................................................................ 534
2.4. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................545
2.4.1. Thu thập số liệu............................................................................ 545
2.4.2. Xử lý số liệu.................................................................................. 556
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................... 567
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................58


v
3.1. Nhận thức của cha mẹ về những vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ vị thành
niên và các hình thức tư vấn tâm lý trực tuyến............................................58
3.2. Thực trạng thái độ và cảm nhận ban đầu của cha mẹ khi cho con tiếp
cận sử dụng những ứng dụng tư vấn đánh giá các vấn đề sức khoẻ tâm thần

trên mạng................................................................................................... 612
3.3. Sự khác biệtvề nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần
trên nền tảng internet với các biến số nhân khẩu học................................712
3.3.1 Sự khác biệt về giới tính................................................................ 712
3.3.2 Sự khác biệt về tình trạng hôn nhân gia đình................................723
3.3.3. Sự khác biệt về nghề nghiệp......................................................... 734
3.3.4. Tương quan giữa các yếu tố......................................................... 745
3.3.5. Hồi quy dự báo khả năng sẵn sàng sử dụng dịch vụ......................78
3.4. Kết quả phỏng vấn học sinh..................................................................80
Tiểu kết Chƣơng 3......................................................................................812
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................823
1. Kết luận..................................................................................................823
2. Khuyến nghị...........................................................................................834
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................856
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Ứng dụng trên điện thoại di động chăm sóc sức khỏe tâm thần của
David và cộng sự...............................................................................................8
Bảng 1.2. Ứng dụng trên điện thoại di động chăm sóc sức khỏe tâm thần của
Grist và cộng sự............................................................................................ 145
Bảng 1.3. Nghiên cứu về hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm
thần trên nền tảng internet.............................................................................148
Bảng 1.4. Nhu cầu và thái độ đối với chương trình chăm sóc SKTT dựa trên
nền tảng internet............................................................................................212
Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể tham gia nghiên cứu..............................545
Bảng 3.1. Thực trạng vấn đề khó khăn nào về tâm lý, hành vi, cảm xúc của
học sinh mà cha mẹ có nhu cầu tư vấn tâm lý................................................58

Bảng 3.2. Mức độ hiểu biết của cha mẹ về các hình thức tư vấn tâm lý trong
đó có các ứng dụng, phần mềm tư vấn trực tuyến trên mạng.......................590
Bảng 3.3. Mức độ thoải mái của cha mẹ khi được giới thiệu những ứng dụng
tư vấn đánh giá tâm lý trên nền tảng internet................................................612
Bảng 3.4. Mức độ thoải mái của anh chị nếu con anh chị tham gia đánh giá
sàng lọc trên mạng về vấn đề sức khoẻ tâm thần..........................................634
Bảng 3.5. Mức độ thoải mái nếu con anh chị sử dụng những dịch vụ can thiệp
trực tuyến theo gợi ý của những ứng dụng chăm sóc sức khoẻ tâm thần trên
mạng..............................................................................................................645
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ thoải mái của anh chị nếu hệ thống chăm sóc sức
khoẻ trực tuyến sẽ tiếp tục gửi thông báo đánh giá lại hoặc giới thiệu các khoá
học phòng ngừa cho cha mẹ............................................................................67
Bảng 3.7. Mức độ sẵn sàng sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến chăm
sóc sức khoẻ tâm thần cho bản thân và cho con cái trong tương lai theo quan
điểm của cha mẹ..............................................................................................69


vii
Bảng 3.8. Những rào cản hoặc điểm bất lợi khi trẻsử dụng các ứng dụng, dịch
vụ trực tuyến chăm sóc sức khoẻ tâm thần...................................................701
Bảng 3.9. Phân tích sự khác biệt theo giớitính..............................................723
Bảng 3.10: Phân tích ANOVA về sự khác biệt tình trạng hôn nhân gia đình
723
Bảng 3.11: Phân tích ANOVA về sự khác biệt nghề nghiệp.........................745
Bảng 3.12: Tương quan Pearson Corelation giữa các biến số......................756
Bảng 3.13: Hồi quy dự báo khả năng sẵn sàng sử dụng dịch vụ....................79


1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, xã hội càng phát triển, con người không chỉ quan tâm đế sức
khỏe thể chất mà con chú ý đến vấn đề sức khỏe tâm thần, một phần là do chất
lượng cuộc sống được nâng cao mặt khác các biểu hiện tổn hại sức khỏe tâm
thần của con người ngày càng nghiêm trọng, lứa tuổi ngày càng thấp do áp lực
của cuộc sống, của học hành và giao tiếp xã hội. Đối với lứa tuổi vị thành niên,
những vấn đề nảy sinh ngày càng trầm trọng hơn với sự lúng túng của cha mẹ
trong việc trợ giúp các em giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình học tập,
giao tiếp bạn bè, gia đình,…Cho nên, cha mẹ trẻ đã tìm đến nhiều giải pháp
nhằm hỗ trợ cho con giải quyết những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu về các vấn đề SKTT thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu
niên Kathleen M. Palmer (2015), Kim-CohenJ và cộng sự đã đưa ra các số
liệu về trẻ em gặp phải các vấn đề SKTT. Trong khi đó, Merikangas KR và
cộng sự (2010) đã xác định các biện pháp can thiệp vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em đã được sử dụng, nhưng các dịch vụ điều trị c n hạn chế và nhiều trẻ
em và thanh thiếu niên không thể hoặc không được giúp đỡ thích đáng.
Sự b ng nổ của internet giúp con người có cơ hội tìm kiếm thông tin
cũng như sử dụng các ứng dụngvề các chủ đề khác nhautrong đó có vấn đề
sức khỏe nói chung và SKTT nói riêng[29],[47]. Internet không chỉ có khả
năng cung cấp thông tin và tạo điều kiện giao tiếp, nó có thể được sử dụng để
cung cấp một loạt các dịch vụ sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet thông
qua trang web hay ứng dụng trên điện thoại. Một loạt các trang web cung cấp
thông tin cho người tiêu dùng về các triệu chứng và điều trị sức khỏe tâm
thần, nhóm hỗ trợ và bảng thông báo về các vấn đề sức khỏe tâm thần khác
nhau. Ngoài ra, các cá nhân có thể truy cập một loạt các ứng dụng chăm sóc
SKTT trên nền tảng internet bao gồm tin nhắn văn bản, thông tin liên lạc qua
email, tư vấn qua điện thoại và tư vấn dựa trên web (Barak & Grohol, 2011).



2
Đây có thể là cách giúp các cá nhân vượt qua sự kỳ thị khi phải thăm khám
các vấn đề SKTT tại các cơ sở y tế và dịch vụ tâm lý bên ngoài.
Tại Việt Nam, vấn đề chăm sóc SKTT nói chung và chăm sóc SKTT
cho trẻ em và vị thành niên nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu, với những
nội dung và hình thức khác nhau như thông qua tư vấn trực tiếp, qua điện
thoại, qua hội thảo chuyên đề song những hình thức này cũng bộc lộ nhiều
hạn chế như theo Đặng Hoàng Minh thì các nghiên cứu gần đây về thực trạng
SKTT ở trẻ em và vị thành niên vào khoảng 13-20%, tương đương với thế
giới. Nguồn lực về chăm sóc SKTT ở Việt nam còn hạn chế so với thế giới
thiếu chuyên gia tâm lý, chuyên gia tâm lý lâm sàng[16].
Đặc biệt, việc chăm sóc SKTT cho trẻ em đã được các bậc cha mẹ trẻ chú
ý nhưng do hạn chế về kiến thức, kĩ năng chăm sóc, tư vấn cho con nên nhiều
bậc cha mẹ c n lúng túng, chưa thực sự là người bạn, người giúp đỡ về vấn đề
tâm lý, SKTT cho con nên họ luôn mong muốn có một công cụ trợ giúp để họ
giải quyết được vấn đề. Một trong những công cụ đó chính là các ứng dụng chăm
sóc SKTT trên internet đã bắt đầu được các bậc phụ huynh quan tâm do sự phát
triển khoa học công nghệ, mạng internet và điện thoại thông minh nhưng việc
đáp ứng nhu cầu đó là cả một vấn đề chưa được thỏa mãn.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài ―Nhu cầu
sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha
mẹ và trẻ‖nhằmtập trung nghiên cứu thái độ,nhận thức, sự chấp nhận đối với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet.
2.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên
nền tảng internet của cha mẹ và trẻ. Chỉ ra mối quan hệ giữa nhu cầu sử

dụngứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet với việc
chăm sóc SKTT cho con của cha mẹ. Đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng ứng dụng chăm sóc SKTT trên nền tảng internet của


3
cha mẹ và trẻ. Từ đó đưa ra một số đề xuất để cải thiện các ứng dụng chăm
sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của cha mẹ và trẻ.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Cha mẹ thường sử dụng những hình thức và hoạt độngchăm sóc sức
khỏe tâm thần nàotrên ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng
internet?
Mức độ cha mẹ chấp nhận và dự đoán về hiệu quả của các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet như thế nào?
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc cha mẹ sử dụng các ứng dụng
chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet?
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trên ứng dụng chăm sóc sức
khỏe tâm thần trên nền tảng internet của cha mẹ và trẻ
4.2. Khách thể nghiên cứu
123 cha mẹ có con trong độ tuổi học sinh THPT chọn mẫu tại trường
THPTPhúc Lợi trên địa bàn quận Long Biên- Hà Nội
5. Giả thuyết nghiên cứu
-

Thông tin của cha mẹ về các loại hình ứng dụng chăm sóc SKTT

chưa thực sự đầy đủ.

-

Cha mẹ trẻ có nhu cầu sử dụng các hoạt động chăm sóc SKTTcho con

trêncác ứng dụng chăm sóc SKTT trên nền tảng internet đưa ra, một số phụ
huynh đã chủ động tìm kiếm và trải nghiệm hoạt động chăm sóc của ứng dụng
này.
-

Cha mẹ chưa tin tưởng vào hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ trên mạng

internet do nhận thức của cha mẹ trẻ về vấn đề SKTT của trẻ chưa cao, chưa


4
có nhiều dịch vụ, các ứng dụng chưa hoàn thiện, độ tin cậy của các bên cung
ứng dịch vụ chưa cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận tâm lý học về nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức

khỏe tâm thần của cha mẹ và trẻ trong đó có cácvấn đề: nhu cầu; nhu cầu sử dụng ứng
dụng chăm sóc SKTT; các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu này của cha mẹ và trẻ.

6.2. Nghiên cứu thực tiễn
Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc SKTTvà những yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu sử dụng

ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần của cha mẹ và


trẻ.Từ kết quả nghiên cứu xây dựng ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần tạo điều
kiện thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe thần của cha mẹ và trẻ.

7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu về nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc SKTT
của cha mẹ trẻ vị thành niên.
Mẫu nghiên cứu là 123 cha mẹ có con trong độ tuổi học sinh THPT tại
trường THPT Phúc Lợi trên địa bàn quận Long Biên thành Hà Nội
8.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu
STT

1

2

3


5
9.

Phƣơng pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm hiểu và đọc các công trình nghiên cứu đã có liên quan về những
ứng dụng chăm sóc sức khỏe tâm thần trên nền tảng internet trong và ngoài
nước bằng việc tham khảo các tài liệu, sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học,
đề tài nghiên cứu được đăng trên các trang web khác nhau về các chương

trình, mức độ hiệu quả, nhu cầu, thái độ của các ứng dụng này từ đó xây dựng
cơ sở lý luận cho luận văn
9.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thiết kế phiếu điều tra trên cha mẹ trẻ nhằm tìm hiều về thực trạng các
vấn đề SKTT của trẻ, nhu cầu của cha mẹ trẻ trong việc sử dụng ứng dụng
chăm sóc SKTT trên nền tảng internet.
9.3. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, trò chuyện, phỏng vấn sâu cha mẹ trẻ những vấn đề liên quan
đến sử dụng ứng dụng chăm sóc SKTT trên nền tảng internet nhằm bổ sung
thông tin cho điều tra thực trạng.
9.3. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thu được sau khi khảo sát trên cha mẹ, chúng tôi sẽ tiến hành
tổng hợp, mã hóa, xử lý số liệu, và phân tích kết quả thông qua phần mềm
SPSS 22 nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu.
10. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị , danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục khác , nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày
trong 3 chương :
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.


6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG ỨNG DỤNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TRÊN NỀN TẢNG INTERNET
1.1.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu


Sức khỏe tâm thần là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần, nhất là ở lứa tuổi
thiếu niên đang ngày càng trở lên phức tạp, cha mẹ trẻ vẫn thường sử dụng
các phương pháp trị liệu truyền thống (mặt đối mặt) là đến gặp trực tiếp nhà
trị tâm lý để tư vấn, trị liệu mà ít quan tâm đến các ứng dụng công nghệ tiện
ích phục vụ cho công tác tư vấn và trị liệu cho trẻ. Còn việc ứng dụng công
nghệ vào chăm sóc sức khỏe tâm thân đã được sử dụng từ lâu ở các nước phát
triển. Để nghiên cứu đề tài về nhu cầu sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khỏe
tâm thần trên nền tảng internet cho cha mẹ và trẻ, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu
và đánh giá tổng quan các công trình của các tác giả trên thế giới và tập hợp
lại thành các hướng nghiên cứu như sau:
-

Hƣớng nghiên cứu về thực trạng các chƣơng trình chăm sóc sức

khoẻ tâm thần trên nền tảng internet
Sự b ng nổ internet giúp con người sử dụng vào một loạt các hoạt động
bao gồm tìm kiếm thông tin về các chủ đề khác nhau, trong đó có các vấn đề
liên quan đến sức khỏe tâm thần. Không những thế internet còn cung cấp
những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm như đánh giá sàng lọc, tham vấn tư vấn
trực tuyến thông qua các trang web cũng như những ứng dụng trên điện thoại
giúp người dùng truy cập và sử dụng dịch vụ bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Tác giả David và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về những ứng dụng
chăm sóc sức khỏe tâm thần trên điện thoại di động [27].Ứng dụng điện thoại
thông minh cung cấp các chức năng hữu ích có thể được tích hợp vào các
phương pháp trị liệu thông thường (trị liệu mặt đối mặt). bảng 1.1, tác giả


7

mô tả các ứng dụng như là một phương pháp tuyệt vời và hiệu quả để truy cập
cơ sở dữ liệu hoặc các thông tin lâm sàng khác nhau, cung cấp cho người
dùng một tham chiếu hiệu quả cho các chẩn đoán tâm thần. Đồng thời cũng
được thiết kế để tự đánh giá nghĩa là người dùng trả lời các câu hỏi vấn đề
hiện tại của mình sau đó hệ thống sẽ trả kết quả được hiện trên màn hình. Bên
cạnh đó những ứng dụng cung cấp dịch vụ tham vấn trực tuyến, sau khi người
dùng thực hiện bảng đánh giá sàng lọc kết quả sẽ được gửi đến nhà trị liệu.
Cùng với việc cung cấp những thông tin cần thiết sau một thời gian nhất định
nhà trị liệu sẽ đưa ra kế hoạch trị liệu tới người dùng.Ứng dụng cũng có thể
được lập trình để phản hồi các mục quan trọng trong tự đánh giá để tự động
phát hiện sự cố đáng kể và, khi thích hợp, cung cấp liên hệ với đường dây
nóng hỗ trợ. Ngoài ra, ứng dụng cũng có thể tạo ra các báo cáo có thể được
gửi đến một thành viên gia đình, người chăm sóc, hoặc bác sĩ lâm sàng. Một
số phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ bao gồm ghi âm liệu pháp trị liệu
cho các bệnh nhân để xem lại sau này.Khả năng xem xét bài tập về nhà có thể
giúp đảm bảo tuân thủ điều trị. Hơn nữa, có thể theo dõi các cuộc hẹn trị liệu
và có thể giữ thông tin liên lạc của nhà trị liệu để thuận tiện và ngay lập tức.
Ứng dụng cũng có thể bao gồm huấn luyện viên ảo cung cấp hướng dẫn âm
thanh và hình ảnh trong khi người dùng thực hành kỹ năng trong phiên trị liệu
cũng như ở nhà.


Bảng 1.1.

ng dụng trên
Ứng dụng

Rối loạn phát
triển


-Autism Network
-ADHD
Psychopharmacology
-Behavior Tracker Pro
-Life Skills Winner Pro
-Dyslexia Helper

Rối loạn nhận
thức

-Dementia News
-Alzheimer's Info
-Parkinsoni-pocketcards
-Geriatrics
Fingertips
-Caregiver’s Touch

Rối loạn liên
quan đến chất

-Blood Alcohol Tracker
-AlcoDroid
-Substance
Addiction
-Cravings Manager
-12
Companion

Rối loạn tâm
thần


SchizophreniaPsychoph
armacology

Abuse

Step



Rối loạn cảm
xúc

Rối loạn lo âu

Rối loạn ăn
uống

Rối loạn giấc
ngủ

-SchizoTracker
-eMoods Bipolar Tracker
-Mood Journal Plus
-T2 Mood Tracker
-Depression
-eCBT Mood
- PTSD Coach
-Breath 2 Relax
-Stop Panic & Worry

Self-Help
-Anxiety
Hypnosis Program
-iCounselor:
Treats OCD using CBT
-Anorexia News
-BMI Calculator
-EatingDisorder
Assessments
-iCounselor:
Disorder
-Stop Bulimia
-Sleep Bot Tracker Log
-Relax and Sleep Plus
-SleepCyclesApp Alarm
-Sleep +
-Better Sleep


10
Harrison và cộng sự (2011) nghiên cứu ứng dụng my Compass là một
chương trình tự trợ giúp tương tác cung cấp liệu pháp nhận thức hành vi
(CBT) cho một loạt các rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm (18-75 tuổi).
Người sử dụng tự giám sát thời gian với các lời nhắc dịch vụ tin nhắn ngắn và
các nội dung trong liệu pháp nhận thức hành vi. Tổng cộng có 44 người chấp
nhận tham gia nghiên cứu, kết quả thu được 63,6% (28/44) người tham gia trả
lời bảng câu hỏi sau can thiệp và 81,5% (22/27) báo cáo sử dụng ít nhất một
nội dung trong myCompass và 92,6% (25/27) báo cáo sử dụng theo dõi tâm
trạng, cảm xúc hoặc hành vi. Tuy nhiên, khi điều tra có 55,6% (15/27) người
tham gia báo cáo truy cập myCompass ít nhất một tuần để sử dụng các nội

dung CBT và 66,6% (18/27) báo cáo truy cập myCompass ít nhất một tuần để
theo dõi.Sự tuân thủ nghiêm ngặt của người tham gia (sử dụng ít nhất một nội
dung và theo dõi tâm trạng và hành vi ít nhất 3-4 ngày một tuần trong 6 tuần).
Hiệu quả của chương trìnhcho thấy rằng các triệu chứng của người tham gia
như căng thẳng, trầm cảm và suy nhược tâm lý đã giảm đáng kể sau khi sử
dụng myCompass. Những cải thiện cũng được tìm thấy trong suy giảm chức
năng và tự hiệu quả[34].
Reid và cộng sự (2013) nghiên cứu ứng dụng Mobiletype là chương
trình đánh giá sức khỏe tâm thần và quản lý trên điện thoại di động theo dõi
tâm trạng, căng thẳng và các hoạt động hàng ngày. Nghiên cứu tiến hành trên
114
người có độ tuổi từ 14-24 tuổi ở thành thị và nông thôn và được
chia làm
2 nhóm , nhóm 1 (68 người) được theo dõi tâm trạng, căng thẳng và hoạt động
hàng ngày và nhóm 2 (46 người) chỉ theo dõi hoạt động hằng ngày. Nghiên
cứu cho thấy chương trình can thiệp tăng cường hiểu biết về sức khỏe tâm
thần của bệnh nhân, hỗ trợ trong các quyết định về thuốc, giới thiệu và giúp
chẩn đoán hơn so với nhóm 2. Như vậy kết quả cho thấy rằng Mobiletype có
thể cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe bệnh nhân cho các


11
bác sĩ gia đình làm giảm khó khăncũng như thời gian đánh giá và quản lý các
vấn đề sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên trong chăm sóc ban đầu [46].
Tác giả Christopher và cộng sự (2014) đã nghiên cứu một khía cạnh
của chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua điện thoại di động đó là việc sử
dụng chương trình chăm sóc rối loạn căng thẳng sau sang trấn (PTSD) của
188 cựu chiến binh. Khảo sát đã thu được kết quả như sau142 người chiếm
76% báo cáo có thể truy cập vào điện thoại di động hoặc máy tính bảng có
khả năng chạy các chương trong cuộc khảo sát, trong đó có 18 người (chiếm

16%) đang sử dụngcác chương trình hiện có cho rối loạn này. Điều tra vềsự
quan tâm đến các ứng dụng thu được câu trả lời của 114 người, ngoại trừ sự
quan tâm đến một ứng dụng để giúp ngừng hút thuốc (chỉ có 26% người trả
lời, thừa nhận không phải tất cả người tham gia đều sử dụng thuốc lá) thì có
khoảng 56% đến 76% số người được hỏi có quyền truy cập cho biết họ có
quan tâm đến việc thử các chương trình nàycho những vấn đề sau: quản lý tức
giận, vệ sinh giấc ngủ và quản lý các triệu chứng lo âu.Cụ thể, Learning and
Remembering Skills to Manage Anxiety chiếm 76% (89 người), Monitor
Mood and Mental Health Symptoms chiếm 76% (89 người), Learning and
Remembering Skills to Sleep Better chiếm 73% (85 người), Helping Your
Family to Understand Your Problems chiếm 68% (79 người), Monitor or
Improve Physical Health chiếm 68%(n = 80), Learning and Remembering
Skills to Manage Anger chiếm 62% (n = 73), Help Your Family to Get
Support or Take Care of Their Own Needs chiếm 56% (n = 66), Helping to
Stop Smoking or Tobacco Use chiếm 26% (n = 31). Nghiên cứu c n thu được
có 108 cựu chiến binh sở hữu điện thoại thông minh hoặc thiết bịcông nghệ
khác về việc sử dụng các ứng dụng này thì 30 (28%) báo cáo việc sử dụng
một hoặc nhiều ứng dụng được liệt kê. Kết quả từ mẫu này cho thấy các cựu
chiến binh có thể truy cập, sử dụng các ứng dụng của chăm sóc sức khỏe tâm


12
thần để đảm bảo việc phát triển và đánh giá các ứng dụng di động để điều trị
PTSD và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác [26].
Bakker và cộng sự (2016) đã tìm kiếmđược trên iTunes App Storecác
ứng dụng về sức khỏe tâm thần đó là:AnxietyCoach, Behavioral Experiments,
Breathe, DBT Diary Card and Skills Coach, Depression Prevention, Happify,
HealthyHabits, HealthyMinds, HIAF, iCouch CBT iCounselor, iMoodJournal,
In Hand, MindShift,MoodKit, Moodlytics, Moody Me,Pacifica, Pocket CBT,
SAM,Smiling Mind,Stress & Anxiety Companion,SuperBetter,ThinkHappy,

What’s Up?, WorkOut, WorryTime. Từ đó ông và cộng sự thu được những
tính năng có trên những ứng dụng này như sau: (1) trị liệu dựa trên trị liệu
nhận thứchành vi; (2) giải quyết các vấn đề lo âu và tâm trạng thấp; (3) được
thiết kế để sử dụng bởi người khó khăn tâm lý; (4) trả lời xử lý tự động; (5)
báo cáo suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi;
(6) đề xuất các hoạt động; (7) thông tin sức khỏe tâm thần; (8) tham gia thời
gian thực; (9) hoạt động liên kết rõ ràng với các vấn đề tâm trạng cụ thể được
báo cáo; (10) khuyến khích các hoạt động dựa trên công nghệ; (11) động lực
và động lực nội tại để tham gia; (12) nhật ký sử dụng ứng dụng trong quá khứ;
(13) lời nhắc tham gia; (14) giao diện đơn giản và trực quan và tương tác; (15)
liên kết đến các dịch vụ hỗ trợ khủng hoảng; (16) thử nghiệm thực nghiệm để
thiết lập hiệu quả. Kết quả thu được chỉ ra các khuyến nghị 1-7 chủ yếu được
ngoại suy từ các tài liệu về sức khỏe tâm thần, và các khuyến nghị 8-14có
nguồn gốc trong nghiên cứu về sự tham gia của người dùng và các ứng dụng
thiết kế để thay đổi hành vi. Các khuyến nghị 15 và 16 là các khuyến nghị liên
quan cụ thể đến các ứng dụng. Các đề xuất có thể không thể xây dựng được
trên một ứng dụng duy nhất mà thay vào đó, danh sách này đã được biên soạn
dựa trên các bằng chứng có để hướng dẫn việc xây dựng vào một dự án phát
triển ứng dụng trên điện thoại [24].


13
Emma Gliddon và cộng sự (2017) nghiên cứu vềcông nghệ trực tuyến
và di động để tự quản lý trong rối loạn lưỡng cực ở người lớn.Ông đã tìm
được nhữngdịch vụ và thông tin y tế qua internet (eHealth) đó là các ứng
dụng:programs ORBIT MoodSwings, Beating Bipolar, Bipolar Education
Program,

RecoveryRoad,


Living

With

Bipolar,

iCBT,

MoodChart,

MyRecoveryPlan. Và những dịch vụ sử dụng các thiết bị di động (mHealth)
như chương trình PRISM, Improving adherence in BD (Bipolar Disorder).
Kết quả thu được cho biết những tiếp cận trên những ứng dụng này gồm kỹ
thuật trị liệu là: Nhận thức hành vi (Cognitive–BehavioralTherapy-CBT),Tâm
lý giáo dục (Psychoeducation-PE),Chánh niệm (Mindfulness), Interpersonal
and Social Rhythm Therapy (IPSRT), Can thiệp tạm thời sinh thái
(EcologicalMomentaryIntervention). Bên cạnh đó ông c n đề cập đến các
phương pháp tự quản lý trên ứng dụng là: 1) duy trì lối sống lành mạnh, 2)
Giám sát liên tục, 3) Thư giãn, 4) Giáo dục về việc hiểu rối loạn lưỡng cực, 5)
Giao tiếp với người khác, 6) Lập kế hoạch và thực hiện, 7) Duy trì hy vọng
(tập trung vào phục hồi và/ hoặc duy trì sức khỏe) [29].
Grist và cộng sự (2017) trình bày đặc điểm ứng dụng di động Bảng 1.2
tóm tắt 15 ứng dụng được xác định trong bài đánh giá này: CopeSmart, Crisis
Care, Daybuilder, Mayo Clinic Anxiety Coach, Mobiletype, Mobile Mood
Diary, Pretty,REACH app, Recovery Record, Safety Plan app, SmartCAT,
App ACTvà TickiT. Nền tảng hoạt động bao gồm Android và iOS là chủ yếu,
còn lại là Prototype và Cross-platform.Trọng tâm chính của các ứng dụng là
phòng ngừa và can thiệp sớm,đánh giá và sàng lọc, bổ sung cho chăm sóc sức
khỏe tâm thần mặt đối mặt, và các can thiệp tự giúp đỡ độc lập. Phần lớn bao
gồm một số hình thức tự theo dõi các triệu chứng, tâm trạng, cảm xúc, hành vi

hoặc bữa ăn. Mayo Clinic Anxiety Coach là ứng dụng duy nhất mô tả thành
phần “điều trị” đang hoạt động (tức là tiếp xúc và phòng ngừa đáp ứng) mặc d
có thêm tám “chiến lược đối phó” và thực hành kỹ năng như thiền, kỹ


14
thuật điều trị hành vi biện chứng (DBT), và kỹ thuật trị liệu nhận thức hành
vi(CBT) [33].

Tên ứng
dụng
CopeSmart

Crisis Care

Daybuilder

Mayo Clinic
Anxiety
Coach


Mobiletype


×