Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.11 KB, 9 trang )

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN
TẠI CỘNG ĐỒNG

I. TẦM QUAN TRỌNG
- Điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là những bệnh tâm thần tiến triển mạn tính
tại các cơ sở điều trị nội trú chỉ là một giải pháp điều trị nhất thời của thời kỳ bệnh
tiến triển cấp tính, nó chỉ chiếm một thời gian không đáng kể trong quá trình điều
trị người bệnh.
- Người bệnh được điều trị và phục hồi chức năng tâm lý, xã hội chủ yếu là
tại cộng đồng.
- Nếu tại cộng đồng chỉ biết sử dụng thuốc cho bệnh nhân uống đều đặn hàng
ngày, vẫn chưa đủ bởi vì mục tiêu của chúng ta là điều trị bệnh và giúp cho người
bệnh hòa nhập cộng đồng.
- Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị,
phối hợp nhiều tổ chức trong xã hội, phối hợp cùng với gia đình và đặc biệt là sự
hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình điều trị, mới có thể đạt được mục tiêu
đề ra.
II. DỊCH TỂ HỌC BỆNH TÂM THẦN
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền khoa học và công nghệ trên thế
giới. Với tình trạng đô thị hóa ngày càng cao, với nhịp độ làm việc ngày một khẩn
trương, con người sử dụng công cụ lao động ngày một tinh vi. Cùng với tốc độ
phát triển của xã hội thì bệnh tâm thần cũng phát triểön và đa dạng hơn, phức tạp
hơn.
Với con số điêìu tra gần đây cho ta thấy bệnh tâm thần ở các nước phát
triển và đang phát triển có tỷ lệ cao:
Ở Mỹ có 30% dân số có rối loạn tâm thần (Kessler 1995) 20% dân số Úïc
có ít nhất 1 lần rối loạn tâm thần trong đời (Rob Moodie 1998) vv.
Ở nước ta trong hơn 300 rối loạn tâm thần và hành vi theo bảng phân loại
bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10). Có 10 rối loạn tâm thần thường gặp chiếm tỷ
lệ14,19% (Thái nguyên), theo điều tra dịch tể tiến hành vào tháng 4/2002 tỷ lệ
này ở Thừa Thiên Huế là 11,84%


III. MỘT SỐ BỆNH TÂM THẦN THƯỜNG GẶP TẠI CỘNG ĐỒNG
- Bệnh tâm thần phân liệt, với tỷ lệ trong khoảngû 0.3-0.8%
- Động kinh tâm thần, tỷ lệ trong khoảng 0.3-0.5%
- Chậm phát triển trí tuệ, tỷ lệ trong khoảng.0.4-0.5%
- Loạn thần tuổi già, tỷ lệ trong khoảng 0.6%
- Rối loạn lo âu và RL tâm căn có liên quan đến stress, tỷ lệ 3.15-5.48%
- Rối loạn hành vi trẻ em và thanh thiếu niên, tỷ lệ 0.15-0.2%
- Trầm cảm, tỷ lệ 2.5%
- Nghiện rượu, lạm dụng rượu, tỷ lệ 4-4.5%
- Rối loạn tâm thần sau chấn thương, tỷ lệ 0.89%
- Nghiện ma túy, tỷ lệ 0.22-1.28%û
IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG
1. Đối với các bộ y tế cơ sở
1.1. Thái độ tiếp xúc
1.1.1.Những điều nên làm
- Đối xử với bệnh nhân tâm thần như những người bình thường.
- Khi tiếp xúc nên tạo không khí thân mật.
- Nên lắng nghe ý kiến trình bày của bệnh nhân.
- Bạn nên nhớ rằng bệnh nhân tâm thần họ còn nhận thức được thái độ của
họ và có tình cảm, sở thích riêng, chúng ta nên tôn trọng họ.
1.1.2. Những điều không nên làm
- Sợ, ghê tởm, khinh bỉ bệnh nhân nên không muốn tiếp xúc.
- Tức giận, ruồng bỏ họ vì sợ bệnh nhân làm phiền bạn.
- Lấy bệnh nhân làm trò đùa, diễu cợt bệnh nhân.
- Không tin vào những điều bệnh nhân nói.
1.2. Nhiệm vụ của cán bộ y tế tại cộng đồng
Xác định được số người mắc bệnh tâm thần trong địa bàn mà bạn quản lý
.Thông qua điều tra, thăm khám hoặc tiếp nhận từ tuyến trên chuyển về, lập hồ sơ
quản lý điều trị ngoại trú .
1.2.1. Sơ cứu ban đầu người mắc bệnh tâm thần

Trường hợp kích động, có ý tưởng hay hành vi toan tự sát, căng trương lực
không chịu ăn ưống Bạn cần yêu cầu sự giúp đỡ của người thân bệnh nhân,
khống chế xử trí ban đầu và chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa điều trị.
1.2.2. Chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị
Sau khi đã xác định bệnh nhân tâm thần, sơ cứu cần thiết, bạn nên chuyển
bệnh nhân đến phòng khám càng sớm càng tốt, Nếu bạn có điều kiện thì nên cùng
gia đình bệnh nhân và bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa.
Những trường hợp sau nên khuyên gia đình bệnh nhân đến khám chuyên
khoa:kích động dữ dội, rối loạn hành vi nặng, trầm cảm có hành vi tự sát, căng
trương lực
1.2.3.Theo dõi kiểm tra điều trị ngoại trú
- Kiểm tra việc uống thuốc theo y lệnh, uống hết thuốc hay tự ý giảm hoặc
tăng liều .
- Theo dõi tiến triển bệnh như thế nào .
- Kiểm tra bệnh nhân có biểu hiện tác dụng phụ của thuốc an thần kinh hay
không ?
- Bệnh nhân bắt đầu làm việc, tiếp xúc, sinh hoạt trong gia đình, xã hội từ lúc
nào ?
- Bệnh có thường xuyên đến bác sỹ khám bệnh hay không ?
1.2.4. Giáo dục sức khỏe tâm thần
- Tư vấn cho tất cả các thành viên trong gia đình về nguyên nhân, cách điều
trị, dự phòng và tái thích ứng xã hội đối với bệnh nhân tâm thần là rất cần thiết .
- Nói cho họ biết về các thông tin bệnh tâm thần, những vấn đề vượt quá sự
hiểu biết của bạn thì bạn cần hỏi thêm bác sỹ chuyên khoa.
- Bạn có thể gợi ý cho gia đình biết những tác dụng không mong muốn của
thuốc an thần kinh để khi có thể xảy ra gia đình không hốt hoảng .
- Giáo dục bệnh nhân và gia đình tuân thủ điều trị.
- Đối với những bệnh nhân điều trị có kết quả, nó là cơ sở cho bạn tuyên
truyền giáo dục cộng đồng tốt nhất .
2. Đối với cộng đồng xã hội và gia đình

Đặc điểm bệnh nhân tâm thần có khuynh hướng xa lánh dần xã hội, mất dần
thói quen nghề nghiệp, tự ti mặc cảm, bởi vậy cộng đồng xã hội và gia đình cần
phải giúp đỡ họ thoát khỏi tình trạng trên .
2.1. Đối với cộng đồng xã hội
Cần hiểu biết về bệnh tâm thần và tích cực tham gia vào việc chữa bệnh và
phục hồi chức năng cho bệnh nhân .
Tạo điều kiện xây dựng cơ sở y tế, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh, chế độ
chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân .
Phục hồi chức năng giao tiếp, tạo điều kiện cho bệnh nhân vui chơi giải trí
như mọi người. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bệnh nhân không nên tranh
luận. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn .
Phục hồi chức năng lao động, tạo cho bệnh nhân có việc làm phù hợp với
khả năng của họ. Mục tiêu là làm sao người bệnh cảm thấy mình vẫn là người có
ích, không đặt cao chất lượng và năng suất lao động đối với bệnh nhân .
2.2. Đối với gia đình
Cần làm những việc giúp bệnh nhân :
- Gia đình cần có thái độ xem bệnh nhân như những thành viên khác, không
phân biệt đối xử.
- Gia đình cần chấp nhận những hành vi kỳ dị của người bệnh, cần tỏ rõ tình
thương đối với bệnh nhân, làm như vậy người bệnh mới có cảm giác mình được
đảm bảo yêu thương.
Khuyến khích bệnh nhân làm một số công việc trong gia đình, hoặc tạo cho
họ có việc làm mới phù hợp với khả năng của bệnh nhân. Không để cho bệnh nhân
ngồi không.
Cần kiên trì giúp đỡ bệnh nhân, không bi quan chán nản.
Không nên cưỡng ép, giận dữ, nên dịu dàng hướng dẫn bệnh nhân trong xử
sự giao tiếp .
Không nên phê bình ngay khi bệnh nhân sai trái, tránh tranh cải, lý lẻ, trừng
phạt mà nên dịu dàng khuyên bảo từ từ .
Nếu bệnh nhân sa sút không tự phục vụ bản thân được thì gia đình nên đôn

đốc, giúp đỡ bệnh nhân trong những công việc :ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc
quần áo đi lại trong làng, ngoài phố, uống thuốc theo y lệnh
Định kỳ đến bác sỹ khám bệnh, điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp tình trạng
bệnh lý .
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Để giúp bạn và gia đình đánh giá việc làm của mình trong công tác phục hồi
chức năng cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. Bạn hãy trả lời những câu hỏi
sau đây:
- Người bệnh có sống tại nhà với bạn hay không ?
- Bệnh nhân có uống thuốc đều hay không?
- Bệnh nhân có định kì đến gặp bác sỹ khám bệnh hay không ?
- Bệnh nhân có chuyện trò với gia đình hay không ?
- Bệnh nhân có ăn cơm cùng gia đình không ?
- Bệnh nhân có giữ vệ sinh sạch sẽ gọn gàng hay không?
- Bệnh nhân có tham gia làm việc cùng gia đình hay cùng xã hội không?
- Bệnh nhân có chuyện trò giao tiếp với mọi người ?
Nếu những câu hỏi trên đều được trả lời có thì bạn đã làm tốt công việc của
mình tại cộng đồng. Nếu nhiều câu hỏi trên được trả lời không thì coi như công
việc của bạn cần phải cố gắng hơn hoặc bạn cần có sự giúp đỡ của các bác sỹ
chuyên khoa.

×