Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.88 KB, 21 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
1.1. Một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách nhà nước
Khi nói về khái niệm ngân sách nhà nước thì có rất nhiều quan niệm khác nhau,
với từng thời kỳ và từng quốc gia khác nhau thì lại có những khái niệm khác
nhau
Theo các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì : “ Ngân sách nhà nước là một văn
kiện tài chính mô tả các khoản thu, chi của Chính Phủ, được thiết lập hàng năm”
Còn Theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại thì cho rằng: “ Ngân sách là
bảng liệt kê các khoản thu, chi bàng tiền mạt trong một giai đoạn nhất định của
nhà nước”
Theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam (01/2002/QH11) thông qua tại kỳ họp
thứ 2 Quốc Hội khóa 11 ngày 16/12/2002 định nghĩa: “ Ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng,nhiệm vụ của Nhà Nước
Tuy có nhiều quan niệm về ngân sách Nhà nước nhưng giữa chúng cũng có
những điểm chung là:
- Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi của một chủ thể
trong một thời gian nhất định, thường là một năm- gọi là năm tài chính
- Ngân sách nhà nước của một Quốc gia được cơ quanlập pháp của Quốc gia đó
ban hành, nó là công cụ kinh tế của Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước
Nội dung chủ yếu của ngân sách là thu, chi nhưng không phải chỉ là các con số,
cũng không chỉ là quy mô, sự tăng giảm số lượng tiền tệ đơn thuần, mà còn
phản ánh chủ trương phân cấp quản lý của Nhà nước, biểu hiện các quan hệ tài
chính giữa các cấp chính quyền, giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế khác của
nền kinh tế quốc dân trong quá trình phân bố các nguồn lực và phân phối thu
nhập.


Ngân sách nhà nước là một công cụ kinh tế quan trọng, Nhà nước sử dụng nhằm
tác động vào nền kinh tế để thúc đẩy( kìm hãm) sự phát triển kinh tế, đảm bảo
công bằng xã hội, bảo vệ các tầng lớp dân cư.
Thông qua việc lập, sử dụng ngân sách nhà nước bản chất của ngân sách được
hình thành. Ngân sách nhà nước thể hiện quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà
nước và các chủ thể kinh tế khác của nền kinh tế hàng hóa trong quá trình phân
bổ, sử dụng nguồn lực của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập.
Bản chất kinh tế của ngân sách gắn liền với bản chất chính trị và bản chất giai
cấp cầm quyền
Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng
phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã
hội
- Ngân sách nhà nước điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngân
sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích
phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết nhà nước sẽ
hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Nhà nước
đã hoạch định để điều
Vai trò của ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước
- Ngân sách nhà nước là công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước tác
động vào nền kinh tế. Ngân sách là nguồn lực đầu tư quan trọng, giúp điều
chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Cùng với các công cụ khác
hỗ trợ sự hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, khắc phục các thất bại của
thị trường, đảm bảo tính công bằng, môi trườn kinh doanh lành mạnh và sự phát
triển hài hoà giữa các địa phương.
- Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính để nhà nước thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của mình. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là nhiều và mang
tính quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, do vậy để hoàn
thành các nhiệm vụ đó thì tài chính là điều kiện không thể thiếu, nó đóng vai trò

vô cùng lớn.
1.1.2. Khái niệm của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Cùng với việc phân cấp về quản lý hành chính và kinh tế, quản lý ngân sách
cũng đựơc thực hiện và phù hợp với quản lý kinh tế và hành chính. Phân cấp
quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi trách nhiệm và quỳên hạn của chính
quyền Nhà nước ở mỗi cấp trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.
Trong phân cấp quản lý ngân sách thì việc phân cấp ngân sách giữa các cấp
chính quyền địa phươg là quan trọng và cơ bản nhất
Những quy định pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách bao gồm những quy
phạm pháp luật liên quan đến xác định quyền hạn, nhiệm vụ, của các cấp chính
quyền Nhà nước trong việc quản lý điều hành ngân sách. Luật ngân sách nhà
nước năm 2002 ở nước ta đã rất quan tâm đến việc phân cấp quản lý ngân sách
đặc biệt là phân cấp mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý
ngân sách
Như vậy có thể hiểu phân cấp quản lý ngân sách là sự giao trách nhiệm và
quyền hạn từ trung ương xuống các cấp chính quyền trong việc quản lý và điều
hành ngân sách nhà nước, đảm bảo cho việc các cấp chính quyền có sự tự chủ
nhất định về tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2. Sự cần thiết và nội dung hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước và tỉnh
1.2.1. Sự cần thiết phân cấp ngân sách nhà nước
Đây là xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu phát triển kinh tế
Một là: Phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu vì sự vận động của các dòng tài
chính phải gắn kết với các hoạt độn kinh tế trong không gian và thời gian với
những hình thức và phương thức theo các quan hệ tỷ lệ nhất định về lượng
Đầu vào của các hoạt động kinh tế: Nguồn vốn ngân sách là một nguồn lực
quan trọng.Nó có thể là nguồn vốn chính cũng có thể là nguồn vốn khơi mào
cho sự hình thành và thắng lợi của chủ trương phát triển kinh tế
Ở đầu ra, kết quả đầu ra tốt là mục tiêu của các hoạt động kinh tế và sự vận
động tài chính kỳ vọng. Đầu ra ở dạng hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường,

ở dạng giá trị với phần giá trị gia tăng ngày càng lớn là nguồn bổ sung cho ngân
sách. Trong mối quan hệ này đầu ra làmục tiêu, căn cứ để quyết định đầu tư,
phân bổ đầu vào
Hai là: Phân cấp quản lý ngân sách là tất yếu vì phải đảm bảo mối quan hệ chặt
chẽ giữa phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý ngân sách.
Phân cấp quản lý ngân sách là một nội dung quan trọng trong phân cấp quản lý
kinh tế giữa các cấp chính quyền. Do đó việc phân cấp quản lý ngan sách phải
căn cứ vào phân cấp quản lý kinh tế
Ngượclại phân cấp quản lý ngân sách đúng sẽ có tác động quan trọng đảm bảo
sự thành công của phân cấp quản lý kinh tế. Phân cấp quản lý ngân sách là động
lực thúc đẩy các địa phương chủ động khai thác các tiềm năng, thế mạnh của
địa phương mình trong phát triển kinh tế địa phương và đóng góp ngày càng
nhiều vào ngân sách nhà nước
Ba là: Phân cấp ngân sách còn là một yêu cầu tất yếu của việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả của kế hoạch hoá và quản lý ngân sách
Muốn quản lý thu, chi chặt chẽ không bỏ sót thu, bảo đảm chi hợp lý, tiết kiệm
thì các khoản thu, chi cụ thể đều phải có chủ ………………
Nhà nước trung ương không thể quản lý tất tốt nếu không phân cấp quản lý
ngân sách cho địa phương, các ngành các lĩnh vực khi mà các khoản thu, chi có
số lượng lớn,nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Chỉ có phân cấp hợp lý trung ương
mới có thể tập trung quản lý các nguồn thu, khoản chi lớn quan trọng có tầm
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội chung
Phân cấp quản lý kinh tế nói chung và phân cấp quản lý ngân sách nói riêng hợp
lý sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo của các ngành, địa phương trong
phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển kinh tế của vùng được quan tâm đặc biệt.
Việc phân cấp quản lý ngân sách có mục tiêu nhằm phát triển địa phương
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng, là sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế, sự gia
tăng chất lượng cuộc sống, mức độ công bằng, dân chủ, đặc biệt là khối lượng,
chất lượng, hiệu quả của sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển
ngày càng cao hơn

Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà của phát triển bền vững về kinh tế,
xã hội, môi trường
Trong đó phát triển bền vững về kinh tế :Là sự duy trì nhịp độ tăng trưởng theo
thời gian trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả cao
Phát triển bền vững về xã hội : Là nâng cao mục tiêu phát triển con người cho
thế hệ hôm nay và thế hệ tương lai,là sự tổng hợp của phát triển các yếu tố:
Mức sống( vật chất, tinh thần), sự bình đẳng, sự tin cậy, khả năng liên kết và an
toàn xã hội
Phát triển bền vững về môi trường: Là các quyết định kinh tế hiện tại đảm bảo
bảo tồn và tái sinh các hệ sinh thái, đảm bảo chất lượng môi trường cho hiện tại
và cho tương lai, đảm bảo nguồn lực, cuộc sống vật chất cho hiện tại và cho
tương lai.
Phát triển địa phương là căn cứ vào nhu cầu của thị trường từng địa phương,
khai thác tiềm năng, thế mạnh tự nhiên, kinh tế, xã hội của mình. Xây dựng các
lợi thế cạnh tranh thu hút nguồn lực đầu tư vào địa bàn. Tạo môi trường cho các
doanh nghiệp phát huy tính chủ động tích cực mở rộng kinh doanh trên cơ sở
gắn chiến lược phát triển doanh nghiệp với chiến lược phát triển địa phương,
chiến lược phát triển Quốc gia, cùng hướng tới hiệu quả kinh tế tối đa và sự hài
hoà giữa các bên
Phát triển địa phương không chỉ nâng cao thu nhập, gia tăng phúc lợi địa
phương mà còn nhằm nâng cao khả năng đóng góp của địa phương vào sự phát
triển chung của đất nước, qua đó nâng cao vị thế của mình
Như vậy xu thế phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương là tất yếu.Nhiệm vụ
của chính quyền địa phương là tập trung vào xây dựng môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có các nội dung: Đảm bảo cơ sở hạ
tầng, tổ chức hợp tác giữa khu vực tư nhân và nhà nước, đầu tư tạo lợi thế so
sánh cho địa phương
Nhiệm vụ trên muốn hoàn thành thì chính quỳên địa phương cần phải có chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương, đặc biệt quan tâm đến phát triển
các doanh nghiệp trên địa bàn:

+ Tạo môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh
+ Khuyến khích có sự hỗ trợ kịp thời vàhiệu quả …………..
+ Phát triển giáo dục và đào tạo
+ Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
+ Xu thế là gợi ý cho phân cấp quản lý kinh tế trong đó đặc biệt quan tâm đến
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Địa phương được giao nhiệm vụ quản lý
thì phải được phân cấp nguồn tài chính cho việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ
đó. Địa phương được giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực kinh tế nào thì phải bảo
toàn, phát triển vốn tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Các nhiệm vụ phân cấp quản lý ngân sách mà trung ương phân cấp địa phương
phải đảm bảo quản lý chặt chẽ và có hiệu quả cao, đúng luật
Việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước liên quan đến hàng loạt phân cấp
quản lý cụ thể, chẳng hạn như:
- Các phân cấp quản lý thu, chi ngân sách
- Các phân cấp quản lý thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ nhà nước
với chủ thể nền kinh tế
- Phân cấp quản lý về phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa trung ương và các
cấp chính quỳên địa phương trong quá trình hình thành, tạo lập và sử dụng hợp
lý và có hiệu quả ngân sách nhà nước
Ở Quốc gia nào trên thế giới thì hệ thống chính quyền cũng được cấu tạo thành
nhiều cấp: Cấp trung ương, tỉnh( Thành phố), huyện, xã hoặc Trung ương ( Liên
bang), bang, tỉnh, huyện, xã. Ứng với mỗi cấp chính quyền thường là một cấp
ngấn sách. Tuy nhiên, có hai mô hình tổ chức chủ yếu là : Mô hình “ lồng ghép”
và mô hình “ không lồng ghép”
Với mô hình “Lồng ghép” Ngân sách trung ương bao gồm cả ngân sách tỉnh.
Ngân sách nhà nước được tổng hợp từ dự toán ngân sách nà nước của các bộ
ngành ở trung ương và các tỉnh. Với mô hình này ngân sách tỉnh có vai trò quan
trọng vì nó bao gồm cả ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Ngân sách
nhà nước bao gồm hai phần: Phần tổng hợp từ dự toán ngân sách của khối các
tỉnh( thành phố) và phần tổng hợp từ dự toán ngân sách các bộ , ngành ở trung

ương
1.2.2. Nội dung cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước giữa trung ương đối với tỉnh
Về nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.2.2.1. Thẩm quyền ngân sách
a) Quốc Hội
- Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước
- Quyết định phân cấp quản lý hành chính, tiền tệ quốc gia để góp phần phát
triển kinh tế, đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách nhà nước
- Quyết định dự toán ngân sách nhà nước với tổng số thu, tổng số chi, mức bội
chi và các nguồn bù đắp
- Quyết định phân bổ ngân sách nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi
và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ
- Quyết định danh mục các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xấy
dựng cơ bản quan trọng được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết
- Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý tài chính, tiền tệ
quốc gia, nghị quyết của Quốc Hội về ngân sách nhà nước hàng năm, các
chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
Hàng năm Quốc Hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc Hội quyết định phương án
phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách
trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính Phủ trình
và báo cáo Quốc Hội từ kỳ họp thứ nhất
b. Các cơ quan của Quốc Hội : Có trách nhiệm giúp Quốc Hội trong thực hiện
pháp luật về ngân sách nhà nước
- Uỷ ban thường vụ Quốc Hội:
. Ban hành pháp luật về lĩnh vực ngân sách nhà nước được Quốc Hội giao
. Thực hiện nhiệm vụ của Quốc Hội giao về quyết định phân bổ ngân sách trung
ương

. Giám sát việc thi hành pháp luật về ngân sách, phân cấp quản lý tài chính, tiền
tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc Hội về ngân sách nhà nước hàng năm
- Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc Hội:
. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách
. Thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước, các báo
cáo về thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước do
Chính Phủ trình Quốc Hội
. Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức
bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
do Chính Phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc Hội
. Giám sát hoạt động của Chính Phủ, các ngành, các cấp trong việc thực hiện
ngân sách nhà nước và việc thực hiện pháp luật về ngân sách của các tổ chức và
cá nhân
. Kiến nghị với Quốc Hội các vấn đề về ngân sách, tài chính, tiền tệ
c. Chính Phủ
Thực hiện việc quản lý, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện dự toán
ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
- Chính phủ trình Quốc Hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội và các dự án luật,
pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà nước
- Ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách nhà nứơc theo thẩm quyền
- Lập và tình Quốc Hội dự toán ngân sách nàh nước và phân bổ ngân sách nhà
nước, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết
- Lập và trình Uỷ ban thường vụ Quốc Hội phương án phân bổ cụ thể ngân sách
trung ương
- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc Hội và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ
Quốc Hội, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành,
nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương
- Thống nhất phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt
chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện ngân sách

nhà nước
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc Hội, Uỷ
ban thường vụ Quốc Hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các chương
trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng
- Quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán việc bổ sung nguồn thu từ ngân
sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới

×