Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC KẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.58 KB, 14 trang )

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN BẮC KẠN
3.1. Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn
3.1.1. Định hướng và mục tiêu cụ thể để phát triển TTKDTM tại Việt Nam
3.1.1.1. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu được đặt trong mối quan hệ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của Chính phủ và phù hợp với Đề án phát triển ngành
ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh
về chất và lượng trong thanh toán không dùng tiền mặt với các mục tiêu: đáp ứng nhu
cầu thanh toán của nền kinh tế với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt an
toàn, hiệu quả, sử dụng thuận tiện, có khả năng từng bước thay thế tiền mặt trong lưu
thông; tăng cường năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
trên thị trường; góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; nâng cao hiệu
quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần
tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thúc đẩy đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đạt
được môi trường thanh toán hiện đại, an toàn, hiệu quả và vững chắc về cơ sở pháp lý ở
Việt Nam vào năm 2020.
3.1.1.2. Định hướng phát triển TTKDTM đến năm 2010
a) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt phải phù hợp với trình độ phát triển
của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp xây
dựng trong Đề án không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực kìm hãm
sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội.
b) Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa
lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán; những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính
chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt.
c) Các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới việc sử


dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư
nhân để đầu tư phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Nguồn lực của Nhà nước chỉ
được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự
án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển
chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền kinh tế.
3.1.2. Định hướng hoạt động và mục tiêu để phát triển TTKDTM tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.
Trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào thì cũng đang được đánh giá cao vai trò
của nó. Một tất yếu cực kỳ quan trongj trong cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, một kênh
cần thiết cho quản lý kinh tế, một phương tiện thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế.
Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của
khách hàng, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn
nói riêng phải không ngừng nâng cao trình độ thanh toán không dùng tiền mặt, kỹ thuật
thanh toán hiện đại cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Cùng với phương hướng và mục tiêu của toàn ngành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Bắc Kạn xác định nghiệp vụ TTKDTM là một dịch vụ hỗ trợ quan trọng cần được phát
triển, nhằm tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh, đồng thời
làm tăng dịch vụ ngày càng cao trong tổng thu của Ngân hàng, làm tăng sức mạnh, bảo
đảm an toàn trong kinh doanh và nâng cao vị trí của chi nhánh trên địa bàn hoạt động.
Trong điều kiện hiện nay, TTKDTM mang lại những ý nghĩa kinh tế - xã hội rất
quan trọng. Giảm chi phí lưu thông, ổn định giá trị đồng tiền và có khả năng đẩy lùi lạm
phát. Về mặt xã hội, TTKDTM giúp đơn giản trong thanh toán, tạo tâm lý thoải mái,
yên tâm về độ tin cậy cao cho khách hàng. Muốn phát huy được những lợi ích kinh tế
của hình thức thanh toán này cần quan tâm Ngân hàng những vấn đề sau:
- Xác định đúng đắn mục tiêu những năm tiếp theo nhằm tập chung khai thác nguồn lực
hiện có, thực hiện có hiện có hiệu quả các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện
TTKDTM. Tận dụng những ưu việt của phương thức này.
- Tiếp tục mở rộng và thực hiện tốt chiến lược huy động và sử dụng vốn, đáp ứng
nhu cầu vốn cho các dự án có tính khả thi, đi đôi với tăng cường công tác quản lý, thanh
tra, kiểm tra nâng cao chất lượng tài sản Có của NH.

- Một trong những hạn chế lớn của chi nhánh đó là các nghiệp vụ về thẻ
thanh toán hầu như không có, vì vậy, để TTKDTM tại chi nhánh phát triển hơn nữa thì
việc triển khai và áp dụng phương thức thanh toán bằng thẻ NH là điều vô cùng cần
thiết. Điều ấy không những giúp cho hình thức TTKDTM tại chi nhánh phát triển, mà
còn giúp cho việc kinh doanh của NH phát triển hơn, từ đó góp phần thức đẩy sự phát
triển nền kinh tế tỉnh nhà. Tích cực chủ động đầu tư các dự án đầu tư có hiệu quả các
dự án có hiệu quả phục vụ hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh nhà.
- Tiếp tục tăng cường biện pháp hạn chế nợ quá hạn, tích cực thu nợ quá hạn cũ và xử lý
tài sản tồn đọng.
- Tiếp tục củng cố hoạt động kinh doanh tạo nền tảng vững chắc về trình độ, khả năng
nghiệp vụ và các kiến thức hỗ trợ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Góp
phần nâng cao tỷ lệ người sử dụng các hình thức TTKDTM.
- Mở rộng phạm vi TTKDTM, dần dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng
rộng rãi các chương trình thanh toán mới, hiện đại như: thanh toán bằng thẻ, uỷ nhiệm
chi, ….
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể,
doanh nghiệp để tuyên truyền, triển khai về những tiện ích trong TTKDTM tới từng
người dân.
- Hoàn thiện các quy trình thanh toán, tạo sự gắn kết giữa các bộ phận
nhằm bổ xung nghiệp vụ, tạo đà phát triển, tạo sự thông thoáng tới nhiều tiện ích cho
khách hàng.
- Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong
thanh toán. Tạo lòng tin của dân trong phương thức thanh toán mới.
3.2. Các giải pháp để phát triển TTKDTM tại chi nhánh
Xuất phát từ những hạn chế trong TTKDTM tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Bắc Kạn em xin mạnh dạn đề ra một số giải pháp để phát triển hình thức
thanh toán này hơn tại chi nhánh
3.2.1. Thực hiện việc xây dựng và phát triển thẻ thanh toán tại chi nhánh.
Hiện nay, tại nước ta các NH đã và đang triển khai dịch vụ thẻ thanh toán, một sản
phẩm dịch vụ hiện đại góp phần làm hiện đại hóa NH và xác định rằng sản phẩm dịch

vụ này có khả năng tạo ra một bước đột phá trong việc tăng tỷ trọng TTKDTM. Do đó,
triển khai dịch vụ thẻ rộng rãi trên các địa bàn đối với hệ thống NH là vô cùng cần thiết,
đặc biệt là đối với chi nhánh NHĐT &PT Bắc Kạn.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều cơ quan, các doanh nghiệp, trường cao đẳng,
trung học đóng trên địa bàn, chi nhánh cần liên kết với các đơn vị đó và tầng lớp dân cư
có thu nhập cao để mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH, trả lương qua tài khoản,
tiến hành phát hanh thẻ thanh toán, trang bị các máy rút tiền tự động, máy chấp nhận
thẻ thanh toán.
Chi nhánh cần đầu tư hiện đại hóa công nghệ , tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin
để ứng dụng các công nghệ hiện đại, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ
để đưa vào sử dụng nhiều máy móc hiện đại giúp khách hàng sử dụng thẻ có thể tự
mình rút tiền mặt, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản…
3.2.2. Phát triển thanh toán trong các doanh nghiệp
Việc thanh toán qua Ngân hàng ở Bắc Kạn tuy chỉ tập trung ở các doanh nghiệp
những các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thanh toán vẫn chưa nhiều, vì vậy, việc
thu hút các doanh nghiệp tham gia vẫn là một điều vô cùng cần thiết. Để có thể thu hút
được các doanh nghiệp tham gia thì chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp như:
Trang bị kiến thức, thông tin cho doanh nghiệp về những đặc điểm, tiện ích, rủi
ro của từng loại phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán, trên cơ sở đó các doanh
nghiệp lựa chọn các đối tượng, phạm vi và chủng loại các sản phẩm dịch vụ thanh toán
phù hợp với nhu cầu của mình. Chi nhánh cần tạo điều kiện hơn nũa trong việc mở tài
khoản, tạo sự gắn kết giữa Ngân hàng với các chủ thể kinh doanh trong việc cung cấp
dịch vụ trọn gói, phát triển các laọi hình thanh toán điện tử….
Yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
trong phạm vi, đối tượng nhất định; có chính sách cụ thể đối với chủ thể kinh doanh để
khuyến khích thanh toán qua ngân hàng.
Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh
nghiệp phát triển thương mại điện tử.
3.2.2. Mở rộng mạng lưới Ngân hàng, khuyến khích mở tài khoản tiền gửi
dân cư và mở rộng TTKDTM trong dân cư

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, nền kinh tế còn lạc hậu vì vậy thói quen sử dụng
tiền mặt trong thanh toán là chủ yếu vì vậy một trong những chủ trương của Ngân hàng
là mở rộng các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là trong khu vực dân cư. Chủ
trương này cũng phù hợp với chủ trương của toàn ngành Ngân hàng để nhằm cải thiện
tình hình thanh toán tròn dân cư và để tạo thói quen sử dụng các công cụ thanh toán
không dùng tiền mặt.
Để khuyến khích việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân trong dân cư, Thống đốc
NHNN đã ban hành quyết định 160/QĐ – NH2 ban hành thể lệ mở rộng tài khoản tiền
gửi của doanh nghiệp tư nhân và cá nhân với thủ tục rất đơn giản, chỉ cần đến Ngân
hàng với chứng minh nhân dân và khách hàng điền đầy đủ thông tin vào mẫu mở tài
khoản của Ngân hàng là được.
Để mở rộng TTKDTM trong dân cư thì một trong những vấn đề mà khách hàng
ngại đó là vấn đề thủ tục rườm rà, vì vậy, một trong những giải pháp để mở rộng
TTKDTM đó là đơn giản hoá thủ tục. Việc dơn giản hoá thủ tục vừa tạo cho khách
hàng sự tiện lợi, đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, thoải mái…., và cũng giúp
Ngân hàng giảm bớt được khối lượng công việc, tạo cho cả Ngân hàng và khách hàng
tâm lý thoải mái.
Tuy tài khoản tiền gửi cá nhân mở tại NHĐT & PT Bắc Kạn cũng có khá nhiều
nhưng doanh số và số dư còn ít. Để thu hút mọi tầng lớp dân cư mở tài khoản tại Ngân
hàng thì NHĐT & PT Bắc Kạn có thể khuyến khích bằng các hình thức sau:
- Tuyên truyền, vận động một số doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà Nước
lớn có điều kiện thực hiện việc mở tài khoản, chi trả mọi khoản thu nhập cho nhân viên
mình qua tài khoản cá nhân, khuyến khích họ chi trả hàng hoá, dịch vụ như tiền điện,
nước, điện thoại… thông qua tài khoản của mình.
- Cải thiện các phương thức TTKDTM truyền thống như UNC, séc… theo hướng
thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đơn giản hoá thủ tục sử dụng…
- Mở rộng hơn nữa các điểm giao dịch của chi nhánh

×