Tải bản đầy đủ (.docx) (261 trang)

Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 261 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐÀO THỊ THANH THỦY

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG NHU
CẦU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐÀO THỊ THANH THỦY

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG NHU
CẦU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 62 14 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


1.

GS.TS. Nguyễn Lộc

2.

PGS.TS. Đặng Thành Hƣng

Hà Nội – 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng
nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”
là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính bản thân. Các tài liệu, số
liệu trong luận án là trung thực và kết quả nghiên cứu trong luận án chƣa
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. NGUYỄN LỘC và PGS.TS.
ĐẶNG THÀNH HƢNG đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết Luận
án Nghiên cứu sinh.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ trong thời gian Nghiên cứu sinh
hoàn thành Luận án; đặc biệt là GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC ngƣời đã có
nhiều động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND, các Khu

công nghiệp và Khu kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và thành phố
Đà Nẵng đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình khảo
sát và thực nghiệm Luận án.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân đã
cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
Luận án./.
TÁC GIẢ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

CBVC

Cán bộ viên chức

CĐN

Cao đẳng Nghề

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật


CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNKT

Công nhân kỹ thuật

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSDN

Cơ sở dạy nghề

CSĐT

Cơ sở đào tạo

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HS/SV

Học sinh/sinh viên

HSPT

Học sinh phổ thông

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KHXH

Khoa học xã hội

KKT

Khu kinh tế


KTC

Kỹ thuật cao

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

LĐTBXH

Lao động thƣơng binh Xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

NLKT

Nhân lực kỹ thuật

NLTH

Năng lực thực hiện


NXB


Nhà xuất bản

PTCS

Phổ thông cơ sở

PTNNL

Phát triển nguồn nhân lực

PTTH

Phổ thông trung học

QLHS

Quản lý học sinh

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TCN

Trung cấp Nghề

THCN

Trung học chuyên nghiệp


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTDN

Trung tâm dạy nghề

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan

i

Lời cám ơn


ii

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

iii

Mục lục

v

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

xii

MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1-8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN
LỰC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ……...................

9

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu…………………..……………

9


1.2. Một số khái niệm…………………………………...……………

14

1.2.1. Nhân lực kỹ thuật ……………………………………......……

14

1.2.2. Khu công nghiệp, khu kinh tế................................................................................. 14
1.2.3. Vùng kinh tế trọng điểm............................................................................................ 18
1.3. Nhu cầu về nhân lực kỹ thuật của các KCN …………………..

19

1.4. Đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN …............................. 21
1.4.1. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chƣơng trình đào tạo................................ 21
1.4.2. Đội ngũ giáo viên ………………………...................................

26

1.4.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ……………....................

27

1.4.4. Tổ chức quá trình đào tạo……………………………..............

27

1.4.5. Dạy học nghề theo năng lực thực hiện……………….............


34

1.4.6. Chất lƣợng và hiệu quả đào tạo trong cơ chế thị trƣờng….........

38

1.4.7. Tác động của cơ chế thị trƣờng đến đào tạo nhân lực..............................43
1.5. Quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN ….

45

1.5.1. Mô hình đào tạo theo chu trình (Circular Training Model)....................45
1.5.2. Quản lý đào tạo theo mô hình chu trình nhằm đáp ứng nhu cầu
NLKT cho KCN.......................................................................................................................... 55


1.5.3. Các nhân tố tác động đến quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu
cầu phát triển các KCN........................................................................................................... 57
Kết luận chƣơng 1…………………………………………………….

63

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC VÀ QUẢN
LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU
PHÁT TRIỂN CÁC KCN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN
TRUNG ………………………………………………………............

65

2.1. Thực trạng NLKT của các KCN tại một số tỉnh, thành phố trong

vùng KTTĐ miền Trung …………………………..............................

65

2.1.1. Khái quát nhân lực kỹ thuật trong nƣớc……………….....…

65

2.1.2. Thực trạng nhân lực kỹ thuật tại vùng KTTĐ miền Trung.....................66
2.1.3. Thực trạng NLKT của các KCN tại một số tỉnh, thành phố
trong vùng KTTĐ miền Trung............................................................................................ 73
2.1.4. Một số nhận xét.............................................................................................................. 89
2.2. Thực trạng đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN
của một số tỉnh, thành phố tại vùng KTTĐ miền Trung ……………

90

2.2.1. Thực trạng mạng lƣới dạy nghề ở các tỉnh, thành phố tại vùng
KTTĐ miền Trung ………………………….......................................

90

2.2.2. Thực trạng cơ cấu ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo
NLKT tại vùng KTTĐ miền Trung …………………….....................

94

2.2.3. Thực trạng chất lƣợng đào tạo NLKT …………………...........

97


2.3. Thực trạng về quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển
các KCN của một số tỉnh, thành phố tại vùng KTTĐ miền Trung …
2.3.1. Thực trạng về xác định nhu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu phát

100

triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung ….....................................
2.3.2. Thực trạng về lập kế hoạch và thiết kế đào tạo đáp ứng nhu

101

cầu phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung ……….............
106
2.3.3. Thực trạng về triển khai đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển
các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung........................................................................... 117
2.3.4. Thực trạng về đánh giá kết quả đào tạo và giải quyết việc làm
cho HS/SV tốt nghiệp của các CSDN tại vùng KTTĐ miền Trung..............125
2.4. Đánh giá chung…………………………………………………

132

2.4.1. Điểm mạnh………………………………………………........

133


2.4.2. Điểm yếu………………………………………......…………..

133


Kết luận chƣơng 2……………………………………………………

135

Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN
LỰC KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG..

138

3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và dự báo về nhu cầu
nhân lực kỹ thuật vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2020................................138
3.1.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ miền
Trung đến năm 2020………………………………….........................
3.1.2. Dự báo nhu cầu nhân lực kỹ thuật của vùng KTTĐ miền
Trung …………………………………………………........................

138

144

3.2. Các giải pháp quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu
phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung ……………………...

147

3.2.1. Giải pháp 1: Xác định nhu cầu đào tạo NLKT của các KCN…

147


3.2.2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo ………….....

148

3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức liên kết đào tạo giữa Nhà trƣờng và
Doanh nghiệp trong KCN…………….................................................

151

3.2.4. Giải pháp 4: Đánh giá kết quả đào tạo và giới thiệu việc làm
cho HS/SV tốt nghiệp ………………………...................................... 154
3.2.5. Giải pháp 5: Thiết lập mối liên kết giữa các CSDN trong cùng
địa bàn, địa phƣơng................................................................................................................ 156
3.2.6. Giải pháp 6: Thành lập Hội đồng điều phối đào tạo NLKT cấp
vùng................................................................................................................................................. 160
3.3. Mối liên quan giữa các giải pháp………………………………

163

3.4. Khảo sát lấy ý kiến chuyên gia và thử nghiệm một số giải pháp
về quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN vùng
KTTĐ miền Trung ………………………………………..................

166

3.4.1. Khảo sát lấy ý kiến chuyên gia……………..………………

166


3.4.2. Thử nghiệm………………………………….....…………….

170

Kết luận chƣơng 3……………………………………………………

185

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………......................………

186


1. Kết luận……………………………………………………………
2.

186

Khuyến nghị…………………………......………………………...187

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Dân số, diện tích tự nhiên và mật độ dân số tại vùng

KTTĐ miền Trung……………………………………………………

68

Bảng 2.2. Cơ cấu lực lƣợng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ
thuật vùng KTTĐ miền Trung............................................................................................. 69
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực kinh tế của các tỉnh, thành
phố tại vùng KTTĐ miền Trung......................................................................................... 70
Bảng 2.4. Cơ cấu nhóm ngành và ngành của các địa phƣơng tại vùng
KTTĐ miền Trung (Tỷ trọng % trong tổng sản phẩm trên địa bàn
năm 2011)....................................................................................................................................... 72
Bảng 2.5. Thực trạng LĐKT của các DN tại KKT Dung Quất so với
nhu cầu đăng ký của Dự án................................................................................................... 77
Bảng 2.6. Tổng dân số, dân số theo khu vực, trong độ tuổi lao động
và lao động qua đào tạo của tỉnh Quảng Nam tính đến cuối năm 2007

80

Bảng 2.7. Số ngƣời thất nghiệp của tỉnh Quảng Nam thời kỳ 20052010 phân theo khu vực và trình độ CMKT………………………….

82

Bảng 2.8. Mạng lƣới các CSDN tại vùng KTTĐ miền Trung tính
đến tháng 12/2010……………………………………………………

93

Bảng 2.9. Cơ cấu ngành nghề đƣợc đào tạo tại các CSDN trong
vùng KTTĐ miền Trung……………………………………………


95

Bảng 2.10. Chất lƣợng đào tạo của các cơ sở dạy nghề
tại vùng
KTTĐ miền Trung……………………………………………………

97

Bảng 2.11. Thực trạng về dự báo lao động đến năm 2010 theo lĩnh
vực kinh tế tại vùng KTTĐ miền Trung ……………………..........

101

Bảng 2.12. Số lƣợng CSDN dự kiến đến năm 2020 tại vùng KTTĐ
miềnTrung …………………………................................................

106

Bảng 2.13. Kế hoạch đào tạo nghề theo các cấp trình độ đến năm
2010 của vùng KTTĐ miền Trung (theo quy hoạch)............................................ 107
Bảng 2.14. Đánh giá về hiệu quả của công tác hƣớng nghiệp và tƣ
vấn chọn nghề cho HSPT ………………........................................

111

Bảng 2.15. Chƣơng trình khung nghề: Kỹ thuật Gò – Hàn …………

113



Bảng 2.16. Chƣơng trình khung nghề Kỹ thuật hàn ( thời gian đào
tạo 4 tháng)……………………………………………………………

114

Bảng 2.17. Các hoạt động phối hợp giữa doanh nghiệp và CSDN …

122

Bảng 2.18. Giải quyết việc làm cho HS/SV
tốt nghiệp của các
CSDN tại các tỉnh Quảng Ngãi, QuảngNam và thành phố Đà Nẵng.
Bảng 2.19. Đánh giá chất lƣợng NLKT đáp ứng nhu cầu DN trong
KCN ….............................................................................................

126

128

Bảng 2.20. Vấn đề quan tâm của các DN tại vùng KTTĐ miền
Trung khi tuyển dụng LĐKT..............................................................

130

Bảng 3.1. Các lĩnh vực ƣu tiên thu hút đầu tƣ của một số khu công
nghiệp trong vùng KTTĐ miền Trung...............................................

142

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu NLKT của các khu công nghiệp trọng

điểm tại vùng KTTĐ miền Trung.........................................................

146

Bảng 3.3a. Kết quả khảo sát ý kiên các Chuyên gia về tính cần thiết và
khả thi của các giải pháp (tính theo tỉ lệ %)……………………….

167

Bảng 3.3b. Kết quả khảo sát ý kiên các Chuyên gia về tính cần thiết
và khả thi của các giải pháp (tính theo điểm trung bình cộng)………

169

Bảng 3.4. Số lƣợng Chuyên gia tham gia góp ý nội dung các bƣớc
thử nghiệm……………………………………………………………

173

Bảng 3.5. Đánh giá về tính hiệu quả của một số hoạt động sau khi áp
dụng thử nghiệm giải pháp“Tổ chức liên kết đào tạo giữa Nhà trƣờng
và Doanh nghiệp trong KCN”.........................................................
Bảng 3.6. Đánh giá về hiệu quả công tác quản lý đào tạo NLKT khi

178

áp dụng giải pháp“Thiết lập mối liên kết giữa các CSDN trong cùng
địa bàn, địa phƣơng”........................................................................

183



DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang

Hình 1.1. Sơ đồ phân tích nghề DACUM……………………………

25

Hình 1.2. Mô hình đào tạo song hành………………………………

30

Hình 1.3. Mô hình đào tạo luân phiên/xen kẽ (Sanwich) ……………

32

Hình 1.4. Mô hình đào tạo tuần tự……………………………………

33

Hình 1.5. Mô hình đào tạo chu trình ……………………………......
Hình 2.1. Tỷ lệ lao động theo trình độ CMKT hiện đang làm việc tại

54

các DN của tỉnh Quảng Ngãi…………………………………………

75


Hình 2.2. Tỷ trọng lao động theo trình độ CMKT của tỉnh Quảng
Nam…………………………………………………………………
Hình 2.3. Số lƣợng lao động theo trình độ CMKT hiện đang làm việc

83

tại các DN của tỉnh Quảng Nam………………………………………

84

Hình 2.4. Tỷ lệ lao động theo trình độ CMKT hiện đang làm việc tại
các DN của thành phố Đà Nẵng………………………………………

87

Hình 2.5. Quy mô và trình độ đào tạo của các CSDN tại vùng
KTTĐ miền Trung năm 2010………………………………………

96

Hình 2.6. Đào tạo bổ sung và thời gian đào tạo cho lao động kỹ thuật
tuyển mới tại các DN trong vùng KTTĐ miền Trung....................
Hình 2. 7. Mức độ xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động hàng năm
và 5 năm của Doanh nghiệp trong các KCN vùng KTTĐ miền Trung
Hình 2.8. Mức độ cung cấp và tiếp nhận thông tin tuyển dụng lao

động kỹ thuật của các DN và của các CSDN ………………….........

99
103


103

Hình 2.9. Nhận thức về sự cần thiết trong xác định nhu cầu trƣớc
tuyển sinh, tổ chức đào tạo ……………………………………........

104

Hình 2.10. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên nhu cầu thị trƣờng

10
5

Hình 2.11 Trình độ học vấn của HS học nghề ………….....................
Hình 2.12. Cơ cấu trình độ đào tạo theo nhu cầu DN trong các KCN

108
109


vùng KTTĐ miền Trung thời điểm 5 năm đến.....................................
Hình 2.13. Hoạt động hƣớng nghiệp và tƣ vấn nghề cho HSPT vào
đầu khóa học của các CSDN tại Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng
….................................................................................................

110

Hình 2.14. Mức độ mục tiêu và nội dung chƣơng trình đào tạo của
CSDN đáp ứng nhu cầu DN ……………………….............................


112

Hình 2.15. Hình ảnh giao thoa mục tiêu của các CSDN ……………
Hình 2.16. Mức độ liên kết giữa các cơ sở dạy nghề trong các địa

119

phƣơng vùng KTTĐ miền Trung …………………….........................

120

Hình 2.17. Mức độ thƣờng xuyên của liên kết đào tạo với DN ……

124

Hình 3.1. Mối liên quan giữa các giải pháp quản lý đào tạo NLKT
đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung …...
Hình 3.2. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp (tính theo %)
Hình 3.3. Tính cần thiết và khả thi của các giải pháp (tính theo giá trị
trung bình)………………………………………………………........
Hình 3.4. Qui trình triển khai các bƣớc thực hiện giải pháp “Tổ
chức liên kết đào tạo giữa Nhà trƣờng và Doanh nghiệp trong
KCN”……………..
Hình 3.5. Mức độ hiệu quả của giải pháp “Tổ chức liên kết đào tạo
giữa Nhà trƣờng và Doanh nghiệp trong KCN”...................................
Hình 3.6. Qui trình triển khai các bƣớc thực hiện giải pháp “Thiết lập
mối liên kết giữa các CSDN trong cùng địa bàn, địa phƣơng”............
Hình 3.7. Đánh giá về hiệu quả công tác quản lý đào tạo NLKT khi áp
dụng giải pháp “Thiết lập mối liên kết giữa các CSDN trong cùng địa
bàn, địa phƣơng”.............................................................................


16
5
168
170
174
179
180
184


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Lao động kỹ thuật là động lực của phát triển KT-XH và đã trở thành

điều kiện tiên quyết, không thể thiếu trong quá trình tiến hành CNH, HĐH đất
nƣớc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con ngƣời – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trƣởng kinh tế nhanh và bền vững” [25].
Đại hội XI có quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chƣơng trình, nội
dung, phƣơng pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục…Tập trung
nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống,
năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu
cầu phát triển đất nƣớc...” [27].
Trong quá trình CNH, HĐH đất nƣớc, Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng

hình thành các khu công nghiệp và những khu kinh tế trọng điểm làm nòng
cốt cho quá trình CNH đất nƣớc. Văn kiện Đại hội IX đã nêu rõ: "Phát huy lợi
thế biển và ven biển, hình thành các khu công nghiệp ven biển, các khu công
nghiệp – thƣơng mại tổng hợp. Phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, hóa
dầu, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và chế tạo khác …"[25]. Với
những chủ trƣơng này, các khu công nghiệp đã ra đời.
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nhanh chóng của các KCN, việc
đào tạo NLKT có một ý nghĩa quyết định. Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa
VIII đã ghi: “Tăng cƣờng đầu tƣ, củng cố và phát triển các trƣờng dạy nghề,
xây dựng một số trƣờng trọng điểm. Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các
khu công nghiệp, khu chế xuất...”[24].


Báo cáo của Chính phủ về tình hình giáo dục năm 2004 cũng nhấn
mạnh một số nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo: "Gắn đào tạo với nhu cầu sử
dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông
thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động”[17].
Miền Trung có ven biển dài, nhƣng đất đai khô cằn, kinh tế chậm phát
triển so với hai miền Nam và Bắc. Với quyết tâm đƣa KT-XH tại khu vực
miền Trung nhanh chóng phát triển, Đảng và Chính phủ đã có các Nghị quyết
và Quyết định trong việc thành lập các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp và đƣợc
viết tắt là KCN) tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng,
Thừa Thiên Huế [77,78,79,80,81,82,83]; các tỉnh, thành phố này đƣợc qui
hoạch thành vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung .
Để đủ sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, các doanh nghiệp (DN)
thuộc các KCN phần lớn là liên doanh với nƣớc ngoài, ứng dụng các công
nghệ sản xuất tiên tiến và phƣơng tiện sản xuất hiện đại, đòi hỏi phải có một
lực lƣợng nhân lực kỹ thuật (NLKT) chất lƣợng cao, đồng bộ về cơ cấu

ngành nghề và trình độ. Trong khi đó, hệ thống đào tạo tại vùng KTTĐ miền
Trung còn nhiều bất cập. Cả vùng KTTĐ miền Trung tính đến tháng 12/2010
có 184 CSDN. Trong đó, chỉ có 11 trƣờng CĐN, hầu hết đều mới đƣợc thành
lập trong năm 2009 và 2010. Hơn nữa, chất lƣợng cũng nhƣ quy mô và cơ
cấu ngành nghề, trình độ của NLKT đƣợc đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu của các KCN trong vùng.
Điều đáng quan tâm là ở vùng KTTĐ miền Trung chƣa có thiết chế
thích hợp trong việc điều phối đào tạo và cung ứng NLKT cho nhu cầu phát
triển của các KCN; đồng thời, việc quản lý đào tạo của các CSDN đang chủ
yếu thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu: Hàng năm, các


CSDN tuyển sinh và tổ chức triển khai các khóa đào tạo theo chỉ tiêu và kinh
phí đƣợc cấp trên giao mà chƣa tiếp cận với cơ chế thị trƣờng, chƣơng trình
đào tạo đang thực hiện theo chƣơng trình khung do Bộ LĐTBXH ban hành
nên một mặt đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về NLKT cho các KCN,
mặt khác gây nhiều lãng phí cho Nhà nƣớc cũng nhƣ cho ngƣời học.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý đào tạo nhân
lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung" làm đề tài Luận án Tiến sĩ của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm phát triển công tác đào tạo NLKT

đáp ứng đƣợc nhu cầu các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung.
3.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu


3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN vùng KTTĐ

miền Trung.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN
vùng KTTĐ miền Trung.
4.

Giả thuyết khoa học
Hiện nay, các CSDN của các địa phƣơng vùng KTTĐ miền Trung chủ

yếu đang quản lý đào tạo theo kiểu truyền thống mà chƣa quản lý theo một
chu trình đào tạo; mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề cũng
chƣa “vào cuộc”, chƣa quan tâm chỉ đạo các CSDN trên cùng địa bàn cũng
nhƣ trong toàn vùng liên kết chặt chẽ với nhau trong việc phối hợp đào tạo và
cung ứng NLKT cho các KCN. Do vậy, công tác đào tạo NLKT tại vùng
KTTĐ miền Trung chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của các KCN cả về
chất lƣợng, số lƣợng cũng nhƣ cơ cấu ngành nghề và trình độ.


Nếu tại vùng KTTĐ miền Trung, các CSDN thực hiện quản lý đào tạo
theo chu trình: Đi từ quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch và
thiết kế đào tạo cho đến quản lý việc triển khai đào tạo và kiểm tra đánh giá
kết quả đào tạo; đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề có
nhiều quan tâm chỉ đạo, giám sát các CSDN trong việc liên kết, hỗ trợ nhau
công tác đào tạo và cung ứng NLKT thì đào tạo NLKT sẽ đáp ứng đƣợc nhu
cầu phát triển của các KCN trong địa phƣơng cũng nhƣ trong toàn vùng.
5.


Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát
triển của các KCN.
5.2. Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu
phát triển của các KCN vùng KTTĐ miền Trung.
5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát
triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung.
6. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
6.1. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp tiếp cận sau đây:
-

Phương pháp tiếp cận hệ thống

Giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân,
đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo NLKT. Tiếp cận này đặt công
tác phát triển NLKT trong mối quan hệ với các thành tố của KT-XH, khoa học
- công nghệ; qua đó, làm rõ ảnh hƣởng của các thành tố này đến vấn đề phát
triển NLKT của từng địa phƣơng.
-

Phương pháp tiếp cận thị trường

Trong cơ chế thị trƣờng, các cơ sở đào tạo (CSĐT) phải vận hành theo
các quy luật cơ bản của thị trƣờng. Các CSĐT và các DN của các KCN là 2
thành tố của thị trƣờng lao động với quan hệ cung – cầu. Chất


lƣợng và số lƣợng, cơ cấu ngành nghề và trình độ NLKT đƣợc đào tạo phải

đáp ứng yêu cầu của các KCN. Do vậy, nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát
triển NLKT đáp ứng nhu cầu các KCN cần đƣợc tiến hành với phƣơng pháp
tiếp cận thị trƣờng.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích tổng hợp các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi

-

Để đánh giá thực trạng về đào tạo NLKT và quản lý đào tạo NLKT đáp
ứng nhu cầu các KCN của vùng KTTĐ miền Trung, tác giả đã tiến hành khảo
sát tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Ở các địa phương, đối tƣợng đƣợc khảo sát là Lãnh đạo các địa

o

phƣơng có KCN và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc các KCN;
các Chủ tịch, Phó Chủ tịch và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của các
huyện; Ban Giám đốc quản lý các dự án và các đối tƣợng lãnh đạo khác tại 3
tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ miền Trung là Quảng Ngãi, Quảng Nam
và Đà Nẵng; tổng cộng có 340 ngƣời.
Các doanh nghiệp đƣợc khảo sát gồm có: Các công ty 100% vốn

o

nƣớc ngoài; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp nhà nƣớc; Công ty tƣ nhân;
Công ty TNHH. Đối tƣợng đƣợc khảo sát là Lãnh đạo và Cán bộ quản lý
doanh nghiệp, ở tỉnh Quảng Ngãi đã thu đƣợc 168 phiếu trả lời, ở tỉnh Quảng

Nam tham gia có 77 phiếu trả lời và ở Đà Nẵng có 96 phiếu trả lời.
o

Các CSDN, đối tƣợng đƣợc khảo sát là Lãnh đạo các CSDN và các

phòng, ban trực thuộc.
*

Tại tỉnh Quảng Ngãi, 100% các CSDN đƣợc khảo sát gồm: 3

trƣờng CĐN, 3 trƣờng TCN, 10 TTDN. Số phiếu đã trả lời là 135.


*

Tại tỉnh Quảng Nam, 66% các CSDN đƣợc khảo sát gồm: 1

trƣờng CĐN, 5 trƣờng TCN, 10 TTDN. Số phiếu đã trả lời là 129.
*

Tại thành phố Đà Nẵng, 68,97% số lƣợng các CSDN đƣợc khảo

sát gồm 2 trƣờng CĐN, 8 trƣờng TCN, 10 TTDN. Số phiếu đã trả lời là 95.
Nhƣ vậy, tổng số các phiếu khảo sát đã trả lời là 1040 phiếu.
-

Phương pháp thống kê các số liệu: Đƣợc sử dụng để đánh giá về quá

trình phát triển đào tạo NLKT cũng nhƣ phát triển các DN ở các địa phƣơng.
-


Phương pháp tổng kết thực tiễn: Đƣợc sử dụng để đúc rút kinh

nghiệm trong việc đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu các KCN.
-

Phương pháp thực nghiệm: Tác giả đã thực nghiệm 2 giải pháp là "Tổ

chức liên kết đào tạo giữa Nhà trƣờng và Doanh nghiệp trong KCN" và "Thiết
lập mối liên kết giữa các CSDN trong cùng địa bàn, địa phƣơng" để minh

chứng cho giả thuyết khoa học của luận án.
-

Phương pháp chuyên gia: Nhằm để minh chứng cho tính cần thiết và

tính khả thi của các giải pháp.
-

Các phương pháp hỗ trợ

Phƣơng pháp toán học đƣợc sử dụng nhằm để xử lý các số liệu khảo
sát và thực nghiệm.
7.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Về nhân lực kỹ thuật: NLKT có nhiều trình độ, từ sơ cấp, trung cấp, cao
đẳng đến đại học. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu NLKT từ trình độ sơ cấp
đến cao đẳng thuộc hệ dạy nghề của các địa phƣơng có KCN trong vùng

KTTĐ miền Trung.
7.2. Về phạm vi khảo sát: Tác giả chỉ khảo sát các KCN và các CSDN tại các
tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.


7.3. Về phạm vi thực nghiệm: Thực nghiệm về quản lý là một vấn đề khó
khăn và đòi hỏi nhiều thời gian nên Luận án chỉ thực nghiệm 2 giải pháp là:
“Tổ chức liên kết đào tạo giữa Nhà trƣờng và Doanh nghiệp trong KCN” và
“Thiết lập mối liên kết giữa các CSDN trong cùng địa bàn, địa phƣơng” tại
tỉnh Quảng Ngãi và tại Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
8.

Những luận điểm bảo vệ

8.1. Tổ chức xây dựng lại mục tiêu và nội dung chƣơng trình đào tạo theo tiếp
cận năng lực cho phù hợp với nhu cầu của các DN là yêu cầu bức thiết và
không thể thiếu để đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN về
chất lƣợng. Các CSĐT không thể đào tạo cái họ có hiện nay mà phải đào tạo
cái các DN cần.
8.2. Xác định nhu cầu đào tạo là xuất phát điểm của quản lý đào tạo theo chu
trình để đào tạo NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN về số lƣợng, cơ
cấu ngành nghề và trình độ.
Để làm đƣợc điều này, điều thiết yếu là phải thiết lập mối liên kết, hợp
tác giữa các CSDN trong cùng địa bàn, địa phƣơng cũng nhƣ giữa các tỉnh,
thành phố trong vùng KTTĐ miền Trung để các CSDN thƣờng xuyên và kịp
thời cập nhật đƣợc thông tin về nhu cầu đào tạo của các KCN, đồng thời huy
động đƣợc sự tham gia của các DN vào hoạt động đào tạo NLKT đáp ứng
nhu cầu phát triển của các KCN.
8.3. Thiết lập chủ thể quản lý đào tạo NLKT vùng KTTĐ miền Trung là điều
kiện tiên quyết và không thể thiếu để công tác quản lý đào tạo NLKT đáp ứng

đƣợc nhu cầu của các KCN trong cả vùng KTTĐ miền Trung. Nếu không có
chủ thể quản lý thì sẽ không ai chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc điều
phối đào tạo NLKT cho các KCN của cả vùng KTTĐ miền Trung và việc đào
tạo NLKT vừa thừa vừa thiếu nhƣ hiện nay là điều không tránh khỏi.


9. Đóng góp mới của Luận án
9.1. Về lý luận
Luận án đã góp phần phát triển cơ sở lý luận về quản lý đào tạo NLKT
cho các KCN trong cơ chế thị trƣờng.
9.2. Về thực tiễn
-

Luận án đã đánh giá đƣợc thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo

NLKT đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung.
-

Luận án đề xuất đƣợc một số giải pháp quản lý đào tạo NLKT cần

thiết và có tính khả thi đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN của vùng KTTĐ
miền Trung.


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KỸ THUẬT
ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ngày nay, hầu hết các thuyết tăng trƣởng đều khẳng định: Con ngƣời

là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Các tổ chức có qui mô toàn cầu
nhƣ WB, ADB đều cho rằng yếu tố cấu thành của sự tăng trƣởng là chất
lƣợng của lực lƣợng lao động và giáo dục góp phần vào tăng trƣởng kinh tế
thông qua năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ trình độ và vốn kiến thức
của họ. Tại Hội thảo Giáo dục ASEAN với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
đầu thế kỷ XXI, nhiều Nhà khoa học, quản lý trong nƣớc và nƣớc ngoài đến
tham dự đã có chung kết luận trong mối quan hệ giữa GD-ĐT và PTNNL:
“Giáo dục - đào tạo là cơ sở phát triển của các nhân tố nhƣ sức khỏe và dinh
dƣỡng, môi trƣờng, việc làm và giải phóng con ngƣời. Đối với nguồn nhân
lực chất lƣợng cao, giáo dục và đào tạo càng giữ vai trò quyết định...”; “Giáo
dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn gắn bó với nhau và luôn đƣợc
xem là lĩnh vực ƣu tiên trong các mục tiêu phát triển” [103]. Nhƣ vậy, yếu tố
quan trọng nhất luôn là con ngƣời và GD-ĐT đóng vai trò chủ chốt trong việc
thực hiện mục tiêu của xã hội về vấn đề đào tạo nhân lực.
Tuy nhiên, trong cơ chế thị trƣờng, các CSĐT với tƣ cách là "bên
cung", đào tạo NLKT để cung ứng cho các DN là "bên cầu" nên phải tuân thủ
quy luật cung–cầu của cơ chế thị trƣờng.


nư c ngoài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nhân lực và quản lý
PTNNL trong cơ chế thị trƣờng nhƣ công trình "Phát triển nguồn nhân lực:


Phạm trù, chính sách và thực tiễn" của Richard Noonan [120]. Trong công
trình này tác giả đã đƣa ra những khái niệm và phạm trù của phát triển nguồn
nhân lực, sự khác nhau giữa phát triển nguồn nhân lực và phát triển "tƣ bản
ngƣời" cũng nhƣ những chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong cơ chế
thị trƣờng của một số nƣớc, đặc biệt đã nêu lên kinh nghiệm thực tiễn về phát

triển nguồn nhân lực của một số nƣớc đang phát triển trong thời kỳ thị trƣờng
lao động đang bắt đầu hình thành. R. Noonan cũng đã xuất bản tác phẩm
"Quản lý giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường
lao động"[121]. Trong công trình này tác giả đã đƣa ra khái niệm về thị
trƣờng lao động, phân tích những đặc điểm của thị trƣờng lao động, quy luật
cung - cầu và hiệu quả của đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trƣờng. Từ đó đã
nêu ra những nhiệm vụ của nhà trƣờng và quản lý đào tạo trong cơ chế thị
trƣờng. Tác giả cũng đã nêu lên một định hƣớng quan trọng là phải xác định
đƣợc nhu cầu về nhân lực của thị trƣờng lao động để trên cơ sở đó quản lý
đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. John E. Kerrigan và Jeff S.
Luke có công trình "Quản lý chiến lược đào tạo ở các nước đang phát
triển”[117], trong công trình này các tác giả đã nêu lên những phƣơng pháp
tiếp cận về đào tạo, trong đó đề cao phƣơng thức đào tạo tại vị trí làm việc
cũng nhƣ việc đa dạng hóa mục tiêu đào tạo trong điều kiện nhu cầu đa dạng
của thị trƣờng lao động. Công trình của Rina Arlianti "Quản lý nhà trường
dạy nghề"[106] đã đề cập đến quản lý đào tạo trong cơ chế thị trƣờng. David
A. DeCenzo-Stephen P. Robins trong công trình "Quản lý phát triển nguồn
nhân lực" đã đề cập đến vấn đề đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực dƣới tác động
của khoa học công nghệ và môi trƣờng phát triển của nhân lực [107]. Trong
tác phẩm “Sổ tay Chiến lược đào tạo”, Martyn Sloman đã đề xuất một số mô
hình đào tạo; đặc biệt, việc xác định nhu cầu trƣớc khi lập kế hoạch, thiết kế
đào tạo và trách nhiệm của những nhà quản lý cũng nhƣ các chuyên gia trong


công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc tác giả đề cập rất rõ trong
quyển sách này [123].


trong nư c


Đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta đƣợc đề cập đến
muộn hơn, chỉ khi nƣớc ta bắt đầu công cuộc đổi mới và chuyển đổi nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung, sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
Đảng và Nhà nƣớc ta cũng đã có chủ trƣơng đổi mới đào tạo nhân lực cũng
nhƣ quản lý đào tạo từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung trƣớc đây sang quản lý
theo cơ chế thị trƣờng để đào tạo gắn với sử dụng. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII đã nêu rõ: "Đổi mới quy chế,
quy định về giáo dục - đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng. Xây dựng quan hệ
chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý về giáo dục - đào tạo với cơ quan quản lý
nhân lực và việc làm, giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử dụng nhân lực"[22].
Trong hơn 10 năm qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo
nhân lực trong cơ chế thị trƣờng. Một số công trình có thể kể đến là công trình
"Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế" của Nguyễn Minh
Đƣờng và Phan Văn Kha [33]; công trình này đã nêu lên các phƣơng pháp tiếp
cận, cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trƣờng, thực trạng đào tạo
nhân lực ở nƣớc ta và đề xuất một số giải pháp ở tầm vĩ mô về đào tạo nhân lực
ở nƣớc ta trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Công trình "Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam"[48] của Phan Văn Kha đã đề cập đến vấn đề đào tạo nhân lực phải gắn với
sử dụng trong cơ chế thị trƣờng. Công trình "Những vấn đề lý luận cơ bản về
phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam" của Nguyễn Lộc [59] đã đƣa ra định
nghĩa về PTNNL dƣới hai cấp độ: PTNNL ở cấp độ tổ chức: là quá trình giải
phóng liên tục tiềm năng của con ngƣời thông qua học


×