một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp và
quản lý quỹ BHXH
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN
1. Bài học kinh nghiệm
1.1. Từ hoạt động BHXH của các nước trên thế giới
Qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới có hoạt động bảo
hiểm xã hội phát triển, cũng như ở các nước mà các chính sách về
bảo hiểm xã hội được thực hiện tốt chúng ta có thể học hỏi được ở
một số vấn đề sau:
- Việc xây dựng mô hình bảo hiểm xã hội phải phù hợp với các
điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia mình. Hoạt động BHXH có thành
công hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ chặt chẽ và tính hiệu quả
của các cơ chế và chính sách và biện pháp thu BHXH.Cũng có thể dễ
dàng nhận ra một thực tế đó là trong bất kỳ thể chế kinh tế xã hội
nào thì hoạt động BHXH vẫn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước ở các
mức độ khác nhau, vấn đề là phụ thuộc ít hay nhiều, điều này còn tuỳ
thuộc vào hoàn cảnh thực tế ở mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia.
- Qua kinh nghiệm một số nước phát triển cho thấy việc đề ra các
chính sách BHXH phải dựa trên nguyên tắc bắt buộc, để có thể thu
hút được ngày càng nhiều hơn các đối tượng tham gia BHXH, vấn đề
này ngày càng trở nên quan trọng bởi sự an toàn của quỹ BHXH. Việc
chi trả các chế độ BHXH căn cứ vào mức độ đóng góp của người lao
động và người sử dụng lao động và đặc biệt là phụ thuộc vào mức
lương của người lao động dùng làm căn cứ đóng BHXH trước khi về
hưu.
- Qua kinh nghiệm của Thuỵ Điển trong việc sử dụng các nguồn
thu thuế từ lương của người lao động và chủ sử dụng lao động cho
mục đích phúc lợi xã hội, đối với tất cả các công dân sống và làm việc
tại Thuỵ Điển và công dân Thuỵ Điển làm việc ở nước ngoài nhưng có
đóng thuế cho Chính phủ. Với cơ chế đóng góp như vậy chính phủ
Thuỵ Điển cho rằng không cần thiết có một tổ chức riêng biệt để quản
lý quỹ BHXH, việc thực hiện chi BHXH mang tính bao cấp với mục
đích điều tiết thu nhập cá nhân đảm bảo sự công bằng xã hội, và vì
vậy những người được hưởng các chế độ BHXH đều nhận được các
khoản phúc lợi xã hội vượt quá mức đóng góp của mình. Mô hình xây
dựng hệ thống BHXH theo kiểu Thuỵ Điển chỉ phù hợp với điều kiện
của nền kinh tế phát triển, những nước có mức phúc lợi xã hội cao.
Trước đây, chúng ta đã xây dựng mô hình BHXH gần tương tự như
mô hình của Thuỵ Điển, tuy vậy nó đã tỏ ra không phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam bởi sự bao cấp quá lớn của ngân
sách Nhà nước và bởi mức độ phát triển thấp của nền kinh tế.
Như vậy, việc xây dựng mô hình BHXH phải phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng thời kỳ, ngoài
ra trong điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì
việc tăng cường khả năng đóng góp của người lao động, người sử
dụng lao động để có thể giảm nhẹ sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà
nước là một trong những hướng chính trong xây dựng và thực hiện
các chế độ, chính sách BHXH ở Việt Nam hiện nay.
1.2. Từ hoạt động BHXH thực tiễn trong nước
Thứ nhất: nắm chắc chủ trương chính sách BHXH của Đảng, Nhà
nước và quy định quản lý của ngành để tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp giúp đỡ của các
ngành liên quan, đặc biệt gắn kết chặt chẽ mối quan hệ ba bên: người
sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH tạo sự phối hợp
đồng bộ, kịp thời trong việc tổ chức thu nộp và giải quyết các chế độ
BHXH.
Thứ hai: Thực hiện đúng điều lệ BHXH cùng với các văn bản quy
định quản lý thu, chi BHXH của BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành
trung ương. Tổ chức xét duyệt và chi trả các chế độ BHXH kịp thời,
đầy đủ, tận tay đối tượng được hưởng, thực sự là chỗ dựa tin cậy của
người lao động khi tham gia BHXH.
Thứ ba: Tăng cường phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
các ngành chức năng trong việc kiểm tra xử phạt những trường hợp
vi phạm Bộ luật lao động về BHXH, kiến nghị với các cấp có thẩm
quyền có biện pháp ràng buộc đối với các đơn vị sử dụng lao động cố
tình né tránh không tham gia BHXH, nhất là các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh.
Thứ tư: Xét duyệt và thực hiện đúng chế độ chính sách BHXH,
tạo sự công bằng giữa những người tham gia BHXH, đảm bảo có
đóng BHXH thì được hưởng thụ, không gây phiền hà cho người sử
dụng lao động và người lao động, đồng thời tăng cường kiểm tra
không để tiêu cực xảy ra làm thất thoát ngân quỹ.
Thứ năm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng chế độ
chính sách BHXH đến với người lao động để mọi người hiểu: tham gia
BHXH là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi mang tính xã hội nhân
đạo sâu sắc. Chính sách BHXH rất đa dạng, phong phú và phức tạp, vì
vậy cần nghiên cứu để xem xét, giải quyết những kiến nghị, thắc mắc
của đối tượng một cách thoả đáng về chế độ và quyền lợi BHXH, vừa
đảm bảo đúng chính sách, vừa đảm bảo quyền lợi của người được
hưởng đúng với sự cống hiến của họ, trách quan liêu cửa quyền, sách
nhiễu trong việc giải quyết chính sách BHXH.
Thứ sáu: Giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ ngành là
yếu tố quyết định thắng lợi cho mọi hoạt động; đề cao trách nhiệm và
tinh thần phục vụ của ngành, kiện toàn tổ chức, sắp xếp phân công
cán bộ hợp lý; chú trọng công tác đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ,
viên chức có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, chăm lo đời sống của cán bộ, viên chức thật sự ổn định, yên tâm
công tác, gắn bó với ngành; đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực sự
tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch
trên giao.
2. Những định hướng cơ bản
Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam cần được phát triển theo
những định hướng sau:
- Tiếp tục xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống pháp luật về BHXH.
Trước mắt cần xúc tiến ngay việc xây dựng Luật BHXH để tiến tới
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này bằng pháp luật.
- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động, dù
họ tham gia lao động trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc thành phần
kinh tế nào,miễn là họ tham gia đóng góp đầy đủ vào quỹ BHXH như
luật định.
- Thực hiện đầy đủ các hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự
nguyện để khuyến khích những người giầu có tích cực tham gia
BHXH, thực hiện một bước phân phối lại thu nhập trong cộng đồng,
góp phần đảm bảo công bằng xx hội và an sinh xã hội.
- Bộ máy quản lý cần tinh giảm, gọn nhẹ, đa chức năng trên cơ sở
xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và quy chế làm việc cụ
thể.
- Cán bộ, công nhân viên chức của ngành cần được đào tạo và
đào tạo lại một cách cơ bản và hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ,
lẫn nhận thức tư tưởng, đạo đức, thấm nhầm sâu sắc quan điểm phục
vụ người lao động. Làm tốt công tác cán bộ từ khâu đào tạo, tuyển
dụng, sử dụng đến khâu đãi ngộ để phát huy hết năng lực, sở trường
của họ.
- Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước,
đặc biệt là trong quản lý nghiệp vụ sự nghiệp BHXH như quản lý các
đối tượng tham gia BHXH, quản lý thu – chi BHXH, quản lý tài chính,
thống kê, kế toán BHXH...
- Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ cho ngành,
đảm bảo nganh tầm thời đại và hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.
- Thực hiện tốt các biện pháp bảo toàn và đầu tư tăng trưởng
quỹ BHXH.
- Mở rộng mối quan hệ mật thiết giữa BHXH Việt Nam với các cơ
quan hữu quan, với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể từ Trung
ương đến địa phương. Tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác
giữa BHXH Việt Nam với các tổ chức BHXH, An sinh xã hội quốc tế,
trước mắt là hội nhập vào các nước trong khu vực.
- Tăng cường quyền lực Nhà nước và các chế tài pháp lý cho
BHXH Việt Nam trong việc quản lý Nhà nước về BHXH. Đồng thời làm
tốt công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước về BHXH.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU NỘP QUỸ BHXH
3.1. Tăng cường công tác quản lý thu nộp BHXH.
Kiểm soát chặt chẽ thu, chi BHXH là hết sức cần thiết. Do đó công
tác thu phải được hoàn chỉnh từng bước bằng việc theo dõi danh sách
đối tượng tham gia đóng BHXH, biến động của đối tượng và mức
đóng góp. Cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến phương pháp quản lý thu
với các biện pháp đồng bộ nhằm thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền
đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, các đơn vị sử dụng lao
động theo đúng pháp luật, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Chỉ có như vậy mới thúc đẩy và cải thiện được tình hình thu BHXH,
đáp ứng nhu cầu về BHXH của người lao động trong nền kinh tế
nhiều thành phần hiện nay.
Trên cơ sở thực hiện đổi mới sự chỉ đạo điều hành nền kinh tế - xã
hội của chính phủ BHXH Việt Nam cũng cần phải đổi mới sự chỉ đạo,
điều hành thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Sự đổi mới ở
đây chính là sự phân công, phân cấp rõ về chức năng, nhiệm vụ giữa
cơ quan BHXH ở trung ương và BHXH các tỉnh, thành phố nhằm nâng
cao trách nhiệm, chiến lược quản lý và phục vụ ngày càng tốt hơn
nhưng vẫn đảm bảo thống nhất về hướng dẫn chính sách, chế độ
BHXH của Nhà nước và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan BHXH
Việt Nam.
Trong những năm tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản
lý chặt chẽ và không ngừng nâng cao quỹ BHXH; tập trung thu ngoài
quốc doanh theo quy định của Bộ luật lao động, kiện toàn bộ máy:
sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý nhân sự, đào tạo và đào tạo lại, hoàn
chỉnh cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng tin học vào công tác
quản lý BHXH, tăng cường công tác thi đua, thanh tra và kiểm tra,
tham gia vào phát triển kinh tế; bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Về lâu
dài, quỹ BHXH nên được quản lý theo dõi riêng theo từng loại tương
ứng với từng chế độ BHXH, kể cả phần tích luỹ từ mỗi quỹ, không sử
dụng lẫn lộn quỹ này để bù đắp sự thiếu hụt của quỹ khác. Sở dĩ làm
như vậy là nhằm để dễ dàng cho việc theo dõi, phân tích và đánh giá
tình hình hoạt động của từng quỹ mà vẫn đảm bảo sự thống nhất
quản lý của cơ quan BHXH Việt Nam.
3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Xuất phát từ phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, vấn đề
hoàn thành hệ thống pháp luật về BHXH là rất cần thiết tuy nhiên cần
thực hiện từng bước cụ thể:
- Để có thể có được một hệ thống pháp luật về BHXH đầy đủ và
đồng bộ thì trước hết là phải sắp xếp, rà soát lại toàn bộ các văn bản
pháp quy về hoạt động BHXH trước đây và hiện hành với mục đích
loại bỏ hoặc điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với nhu cầu quản lý
trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
- Nâng cao khả năng thực thi của các văn bản pháp lý trong lĩnh
vực BHXH. Muốn thực hiện được những điều này, ngoài sự đóng góp
xây dựng và hoàn thiện của các chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm
trong và ngoài ngành thì việc học tập kinh nghiệm xây dựng khung
pháp lý trong các văn bản quy định về BHXH của các nước khác cũng
là việc nên làm.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực BHXH cần khẩn
trương soạn thảo Luật BHXH để có thể tình quốc hội trong thời gian
sớm nhất và đưa luật vào áp dụng điều chỉnh, hướng các hoạt động
BHXH đi theo đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
3.3. Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH.
Việc tuyên truyền, giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH
của người lao động và chủ sử dụng lao động có ý nghĩa hết sức quan
trọng và cấp bách trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thực hiện chế
độ, chính sách BHXH hiện nay. Đây không chỉ là công việc của ngành
BHXH mà là nhiệm vụ chung của nhiều ngành, nhiều cấp, của toàn xã
hội. Nó bao gồm những nội dung sau:
- Trước hết, đó là việc phải xác định rõ nội dung tuyên truyền.
Phải tuyên truyền, giải thích về bản chất, nội dung của chính sách
BHXH. Từ đó, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo
của BHXH, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa BHXH và các
loại hình BHTM khác.
- Mặt khác, cũng phải tuyên truyền và giới thiệu cho họ về nội
dung các chế độ BHXH mà người lao động tham gia BHXH được
hưởng. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung "tham gia BHXH vừa
là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động". Ngoài ra việc giải
đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện
các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng, các kiến nghị
bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chế độ BHXH cũng hết sức cần
thiết và bổ ích.
Những nội dung nói trên cần phải được thể hiện bằng nhiều hình
thức, phương pháp phù hợp thì mới đạt được hiệu quả cao. Như
chúng ta biết, đối tượng tuyên truyền về BHXH là người lao động và