Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

ĐỊNH HƯỚNG & CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CẢNG BIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.15 KB, 86 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................3
Trong hoạt động của nền kinh tê, mỗi ngành nghề đều có một vai trò nhất
định, ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành
hàng hải giữ vai trò là cầu nối về giao thông hàng hải nội địa và giữa nước ta với
các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của nền kinh tế cững như hoạt động thương mại của Việt Nam. Trong
công cuộc CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đặc
biệt là đẩy mạnh XNK hàng hóa giữ một vai trò hết sức quan trọng. Để có thể
thúc đẩy mạnh mẽ quá trình lưu thông, XNK hàng hóa, thì việc tập trung đầu tư
phát triển mạnh mẽ ngành hàng hải là một điều cốt yếu vì trên 90% hàng hóa
XNK nước ta được vận chuyển bằng đường biển......................................................3
CHƯƠNG I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẢNG BIỂN...................................................5
1.1. Khái niệm về cảng biển.........................................................................................5
1.1.1. Định nghĩa về cảng biển.....................................................................................5
1.1.2. Phân định chức năng của ESCAP..........................................................................................5
1.1.3 Tổng hợp chức năng và định nghĩa về cảng biển...................................................................6
1.1.3.1 Cảng là đầu mối giao thông thủy bộ....................................................................................6
1.1.3.2. Cảng phải bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn và ra vào an toàn .............................7
1.1.3.3 Trong cảng phải thực hiện nhiệm vụ xếp và dỡ hàng hoá...................................................8
1.1.3.4. Trong cảng còn làm nhiệm vụ lưu giữ, phân chia, đóng gói hàng hoá .............................8
1.1.3.5 Các dịch vụ hàng hải cho tàu thuyền..................................................................................8
1.1.3.6 Các công việc mang tính nghiệp vụ Nhà nước ..................................................................9
1.1.3.7. Yêu cầu trú đậu....................................................................................................................9
1.1.4. Phân loại cảng biển...............................................................................................................10
1.2. Vai trò cảng biển......................................................................................................................10
1.2.1. Vai trò thụ động....................................................................................................................10
1.2.2. Vai trò động lực....................................................................................................................11
Vai trò động lực của cảng biển được thể hiện trên nhiều mặt:................................................11
1.2.2.1. Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển.........................................11
1.2.2.2. Thúc đẩy sự phát triển của thành phố Cảng.....................................................................11


1.2.2.3. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hấp dẫn.......................................................14
1.2.3. Đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài về vai trò động lực của cảng biển................15
1.3. Vải nét về cảng biển Việt Nam và cảng biển các nước láng giềng........................................16
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
1
1.3.1. Hệ thống cảng biển Việt Nam..............................................................................................16
1.3.2. Cảng biển các nước láng giềng............................................................................................18
1.3.2.1. Trung Quốc........................................................................................................................18
1.3.2.2. Cảng biển các nước ASEAN.............................................................................................19
1.4. Đặc điểm hoạt động đầu tư vào cảng biển..............................................................................20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CẢNG BIỂN
CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM.......................................................................22
2.1. Vài nét về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam..........................................................................22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển........................................................................................22
2.1.2. Các chức năng nhiệm vụ chính của TCT.............................................................................24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của TCT.......................................................................................................27
2.2. Vài nét về hệ thống cảng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...........................................28
2.2.1. Đặc điểm hệ thống cảng biển của Tổng công ty.................................................................28
2.2.2. Hệ thống cảng biển của Tổng công ty.................................................................................29
2.3. Thực trạng đầu tư vào hệ thống cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...............33
2.3.1. Vốn đầu tư vào cảng biển của Tổng công ty.......................................................................33
2.3.2. Nguồn vốn đầu tư cảng biển................................................................................................35
2.3.3.1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển.........................................................................37
2.3.3.2. Đầu tư mua sắm trang thiết bị...........................................................................................40
2.3.4. Đầu tư vào các cảng chính của Tổng công ty......................................................................41
2.3.5. Đầu tư vào cảng biển xét theo chu kỳ dự án........................................................................47
2.3.5.3. Quy trình thực hiện đầu tư dự án xây dựng CSHT cảng biển..........................................56
2.3.5.4. Đấu thầu.............................................................................................................................59
2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.......................60
2.4.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển.....................................................60

2.4.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển...................................................62
2.4.3. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư vào cảng biển..........................................................64
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG & CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CẢNG BIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI
VIỆT NAM.....................................................................................................................................66
3.1. Định hướng đầu tư, phát triển của Tổng công ty....................................................................66
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển của Tổng công ty.........................67
3.2.1. Giải pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước......................................................................................67
3.2.2. Giải pháp từ phía Tổng công ty ...........................................................................................69
* Đồi mới mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh...........................................................................69
* Phát triển nguồn nhân lực............................................................................................................70
* Huy động vốn cho đầu tư phát triển cảng biển...........................................................................71
* Phát triển hệ thống thông tin liên lạc..........................................................................................75
3.3. Kiến nghị chính sách về phía Nhà nước.................................................................................76
3.3.1. Các chính sách hỗ trợ hoạt động cho các cảng biển............................................................76
3.3.2. Nhóm kiến nghị đối với các dự án đầu tư phát triển cảng biển..........................................78
3.3.3. Kiến nghị về đổi mới mô hình tổ chức ...............................................................................80
KẾT LUẬN..........................................................................82
BẢNG BIỂU.........................................................................83
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................84
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động của nền kinh tê, mỗi ngành nghề đều có một vai trò nhất định, ít
nhiều ảnh hưởng tới hoạt động chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành hàng hải
giữ vai trò là cầu nối về giao thông hàng hải nội địa và giữa nước ta với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế cững như hoạt động thương mại của Việt Nam. Trong công cuộc
CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, đặc biệt là đẩy
mạnh XNK hàng hóa giữ một vai trò hết sức quan trọng. Để có thể thúc đẩy mạnh

mẽ quá trình lưu thông, XNK hàng hóa, thì việc tập trung đầu tư phát triển mạnh
mẽ ngành hàng hải là một điều cốt yếu vì trên 90% hàng hóa XNK nước ta được
vận chuyển bằng đường biển.
Để thực sự có một ngành hàng hải phát triển mạnh, chúng ta cần tiến hành đầu tư
vào không phải là một mà là nhiều yếu tố, như đầu tư vào đội tàu vận tải biển, đầu tư
vào hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển và đầu tư vào hệ thống dịch vụ hàng hải.Trong đó,
theo em đáng chú ý hơn cả là hoạt động đầu tư vào hệ thống cảng biển. Một hệ thống
cảng biển lớn mạnh là sự đảm bảo cho khả năng tiếp nhận hàng hóa, lưu chuyển của
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
3
hoạt động hàng hải. Đặc biệt, đối với nước ta là một đất nước có hơn 3000 km bờ biển
thì cảng biển là một tiềm năng kinh tế lớn cần được khai thác.
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, đơn vị quản lý một hệ thống lớn các cảng biển
trong số các cảng biển của nước ta hiện nay trong những năm qua đã không ngừng phấn
đầu quản lý tốt hoạt động đầu tư kinh doanh, khai thác, nâng cao hiệu quả kinh doanh
những cảng biển trực thuộc Tổng công ty, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung
của nền kinh tế quốc dân.
Do vai trò và tầm quan trọng của hệ thống cảng biển Tổng công ty Hàng hải Việt
Nam, em đã quyết định lựa chọn chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả của hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam”
Chuyên đề này đi sâu vào đánh giá hoạt động đầu tư cảng biển của Tổng công ty,
mong muốn đem lại cho người đọc cái nhìn khái quát về hoạt động này ở một trong
những đơn vị quản lý hàng hải lớn nhất nước ta. Bên cạnh đó, người viết đưa ra một số
giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động này của Tổng công ty trước những
thời cơ và thách thức mới của quá trình CNH, HĐH đất nước.
Chuyên đề gồm 3 chương
Chương I: Lí luận chung về cảng biển
Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển vào cảng biển của Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam

Chương III: Định hướng & các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
phát triển vào cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Ban Kế Hoạch Đầu Tư – Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho em thực hiện tốt chuyên đề này.
Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS Nguyễn Thị Thu Hà đã hướng
dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
4
CHƯƠNG I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ CẢNG BIỂN
1.1. Khái niệm về cảng biển
1.1.1. Định nghĩa về cảng biển.
Thương cảng hiện đại là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiếu công trình và
kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện
công việc chuyển giao hàng hoá/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền
sang các tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, và phục vụ tất cả các
nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng.
Đây có thể được xem là định nghĩa kinh điển về cảng biển
1.1.2. Phân định chức năng của ESCAP
Trong cuốn hướng dẫn về các quan hệ pháp luật liên quan với cảng biển [2] do
ESCAP biên soạn năm 1991 đã phân chia chức năng cảng biển thành 3 nhóm.
+ Nhóm chức năng cơ bản:
- Cung cấp phương tiện và thiết bị để thông qua hàng hoá mậu dịch đường biển,
- Cung cấp luồng cho tàu bè vào cảng thuận lợi nhất,
- Cung cấp đường cho ô tô, xe lửa, tàu sông và các phương tiện vận tải khác ra vào cảng,
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
5
- Thực hiện các dịch vụ ngoài xếp dỡ hàng hoá như sửa chữa, cung ứng tàu thuyền, trú
ngụ khi có bão hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
+ Nhóm chức năng phụ thuộc:
- Bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào cảng, bảo đảm an toàn cho tàu và thuyền khi di

chuyển trong cảng, cùng với sự an toàn về đời sống và tài sản của tàu khi còn nằm trong
ranh giới cảu cảng,
- Bảo đảm vệ sinh môi trường
+ Nhóm chức năng cá biệt khác:
- Là đại diện cơ quan Nhà nước thực thi các tiêu chuẩn an toàn của tàu thuyền, thuỷ thủ
và kiểm soát ô nhiếm môi trường
- Là đại diện của cơ quan đăng kiểm tàu thuyền,
- Làm dịch vụ khảo sát đường thủy,
- Thực hiện các hoạt động về kinh tế và thương mại,
- Cung cấp các công trình trường học, bệnh viện, y tế, vui chơi giải trí cho nhân viên
trong cảng và cả cư dân của thành phố.
1.1.3 Tổng hợp chức năng và định nghĩa về cảng biển
Từ định nghĩa và phân tích về chức năng cảng biển nói trên, chúng ta thấy được một
cách đầy đủ nội dung và hình thức của cảng biển hiện đại bao gồm:
1.1.3.1 Cảng là đầu mối giao thông thủy bộ
+ Nhìn từ phía đất liền, các phương thức vận tải có thể là:
- Đường ô tô
- Đường sắt
- Đường sông
- Đướng ống
- Đường hàng không
+ Nhìn từ phía biển, các phương thức vận tải có thể là:
- Các tuyến vận tải viễn dương
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
6
- Các tuyến vận tải ven biển
- Các tuyến vận tải nội địa
Đã là cảng biển thì thông thường là sự tiếp nối giữa một hoặc nhiều phương thức vận
tải trên đất liền với một hoặc nhiều phương thức vận tải trên biển. (Nói là thông thường
là vì ngày nay đã xuất hiện 1 loại cảng biển mới, đó là cảng trung chuyển. Loại cảng này

có thể chỉ có các tuyến vận tải trên biển giao hoán hàng hoá cho nhau một cách trực tiếp
hoặc thông qua trung gian là kho và bãi trong cảng).
Ví dụ cảng Hải Phòng là một đầu mối giao thông thủy bộ.
Về phương thức vận tải trên phía đất liền, gồm có:
- Đường ô tô bao gồm Quốc lộ 5 nối Hải Phòng với Hà Nội; Quốc lộ 10 nối Hải Phòng
với Quảng Ninh về phía Bắc và nối với tỉnh lỵ các tỉnh ven biển Bắc Bộ về phía Nam
(Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình)
- Đường sắt có tuyến Hà – Hải (nối Hải Phòng về Hà Nội).
- Đường sông có các tuyến Hải Phòng – sông Đuống – Hà Nội, Hải Phòng – sông Luộc
– Hà Nội; tuyến Hải Phòng – Quảng Ninh; tuyến Hải Phòng Nam Định – Ninh Bình.
Về phương thức vận tải đường biển bao gồm các tuyến:
- Tuyến Hải Phòng đi các cảng biển trong nước (vận tải nội địa)
- Tuyến Hải Phòng đi các nước trong khu vực Đông Nam Á (tuyến ven biển)
- Tuyến Hải Phòng đi các châu lục ( tuyến viễn dương)
1.1.3.2. Cảng phải bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn và ra vào an toàn
Với yêu cầu này, trong cảng tối thiểu phải có các công trình:
Khu neo đậu tàu. Khu neo đậu có thể là khu nước với phao neo, rùa neo hoặc thậm
chí chỉ là vũng để tàu thả neo. Khu neo đậu cũng có thể là các công trình bến (cố định
hoặc nổi) hoặc trụ neo. Tàu dừng tại khu neo đậu chủ yếu là để chờ đợi đến lúc được
phục vụ (thực hiện các dịch vụ hàng hải).
Các công trình bảo vệ. Công trình bảo vệ chủ yếu là các công trình ngăn sóng, bảo
đảm cho tàu dừng tại khu neo đậu hoặc tại bến được an toàn khi đang được phục vụ
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
7
cũng như khi đang chờ đợi. Thông thường, chỉ có các cảng ở vùng biển hở mới có các
đê chắn sóng. (Một số cảng có công trình chắn cát. Đây cũng là một loại công trình bảo
vệ, song không phải bảo vệ án toàn cho tàu mà là bảo vệ an toàn cho luồng tàu).
Công trình dẫn tàu.Cảng phải có công trình hướng dẫn tàu đi lại trên luồng vào cảng
một cách an toàn, bao gồm các phao, tiêu và đèn báo hiệu cần thiết.
Ví dụ cảng Dung Quất là một cảng biển ở Việt Nam có đê chắn sóng dài 1.600m để

bảo vệ khu cảng xuất dầu tinh ở phía ngoài và khu bến tổng hợp ở phía trong. Đèn đầu
đê chính là một công trình dẫn luồng cho tàu ra vào cảng.
1.1.3.3 Trong cảng phải thực hiện nhiệm vụ xếp và dỡ hàng hoá
Xếp dỡ hàng hoá là dịch vụ quan trọng hàng đầu của cảng. Quy mô, tiếng tăm của
cảng biển chủ yếu được quyết định bởi số lượng và chất lượng dịch vụ xếp dỡ hàng hoá.
Để thực hiện chức năng này, trong cảng phải có các bến với đầy đủ trang thiết bị xếp
dỡ hàng hoá thích hợp, bao gồm thiết bị trên tuyến mép bến, trên kho bãi và cả phương
tiện vận chuyển nối liền giữa bến và bãi.
Ngoài bến xếp dỡ hàng hóa còn có bến hành khách, bến cung ưng vật tư, nhiên liệu,
thực phẩm …
1.1.3.4. Trong cảng còn làm nhiệm vụ lưu giữ, phân chia, đóng gói hàng hoá
Để thực hiện chức năng này, trong cảng phải có các khu bãi và các kho chứa hàng.
Hoạt động tại các bãi và kho không đơn thuần chỉ có dịch vụ lưu giữ hàng hoá. Công tác
phân chia hàng từ các kiện hàng nhập và đóng gói hàng từ các mớ hàng xuất cũng là một
loại dịch vụ rất phổ biến và với khối lượng lao động lớn. Trong các khu bến làm hàng
container hoạt động đóng hàng vào container (khi xuất) và rút hàng từ container ra (khi
nhập) là rất phổ biến.
1.1.3.5 Các dịch vụ hàng hải cho tàu thuyền
Dịch vụ hàng hải đầu tiên trong cảng biển là hoa tiêu dẫn luồng và hỗ trợ lai dắt tàu
lớn ra vào cảng. Dịch vụ này là bắt buộc đối với các tàu nước ngoài và các tàu trong
nước có trọng tải lớn,
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
8
Dịch vụ khá phổ biến trong cảng đối với tàu thuyền là cung ứng nhiên liệu (dầu đốt),
dầu nhờn và mỡ,
Cung ứng điện năng cũng là dịch vụ phổ biến trong cảng,
Dịch vụ hàng hải khác thường gặp trong các cảng là việc cung ứng các nhu yếu phẩm
cho các thuyền viên, bao gồm lương thực, thực phẩm, nước sạch và các thứ khác.
Một dạng dịch vụ thường gặp khác là hoạt động vui chơi, giải trí cho thuỷ thủ sau một
hành trình dài, lênh đênh trên biển. Dịch vụ này thường gắn liền với dịch vụ du lịch tại

chỗ.
Dịch vụ sửa chữa tàu thuyền cũng là dịch vụ phổ biến trong các cảng biển thế giới.
Ngoài các cấp sửa chữa phải vào ụ, nhiều sửa chữa có thể tiến hành trong khi tàu neo
đậu tại bến như cạo hà, sơn lườn, sửa chữa trang thiết bị trên tàu v.v...
1.1.3.6 Các công việc mang tính nghiệp vụ Nhà nước
Vì cảng biển là cửa ngõ thông thương với nước ngoài cho nên trong cảng có các công
việc mang tinh pháp luật Nhà nước, đó là
- Biên phòng: Làm các nghiệp vụ về xuất nhập cảnh của thuỷ thủ hoăc các công dân
nước ngoài (nhập cảnh) cũng như công dân nước sở tại (xuất cảnh),
- Hải quan: Làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá xuất nhập cảnh,
- Kiểm dịch: Làm thủ tục bảo đảm an toàn phòng bệnh quốc tế.
1.1.3.7. Yêu cầu trú đậu
Cảng còn là nơi trú đậu của tàu thuyền khi gặp bão hoặc gặp sự cố khẩn cấp
Từ các phân tích trên, có thể tóm tắt lại thành một định nghĩa hoàn chỉnh có tính chất
“kinh điển” về cảng biển như sau:
Thương cảng hiện đại là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiếu công trình và
kiến trúc; bảo đảm cho tàu thuyền ra vào và neo đậu yên ổn, các phương tiện vận tải nội
địa ra vào thuận lợi, nhanh chóng để thực hiện công việc chuyển giao hàng hoá và hành
khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại; bảo
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
9
quản và gia công hàng hoá; thực hiện các dịch vụ pháp luật cũng như dịch vụ chuyên
ngành hàng hải và là nơi trú đậu của tàu thuyền khi gặp bão hoặc sự cố khẩn cấp.
1.1.4. Phân loại cảng biển
+ Phân loại theo đối tượng quản lý
Hiện tại trên thế giới có 4 loại hình cảng biển
- Cảng Nhà nước – cảng công cộng
- Cảng địa phương quản lý
- Cảng tự chủ
- Cảng tư nhân

+ Phân loại theo đối tượng sử dụng
- Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia) là các cảng thương mại giao nhận nhiều
loại hàng hóa. Cảng tổng hợp được chia làm 3 loại: cảng loại A hay còn gọi la cảng nước
sâu, cảng loại B, cảng loại C.
- Cảng chuyên dụng: là các cảng giao nhận chủ yếu một loại hàng hóa (xi măng, than,
xăng dầu…) phục vụ cho các đối tượng riêng biệt (cung cấp nguyên liệu, phân phối sản
phẩm của nhà máy hoặc các khu công nghiệp dịch vụ sửa chữa tàu thuyền…). Bao gồm
cảng chuyên dụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng chuyên dụng công nghiệp.
- Cảng chuyển tàu quốc tế: là những cảng chuyên làm nhiệm vụ chuyển tàu hoặc trung
chuyển hàng quốc tế và một phần nhỏ lượng hàng giao nhận nội địa
1.2. Vai trò cảng biển
Với những nghiên cứu và đánh giá về vai trò của cảng biển từ trước tới nay có thể rút
ra những nhận định có tính bao quát về các vai trò của cảng biển trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, bao gồm:
1.2.1. Vai trò thụ động
Trong vai trò thụ động, cảng được xem là một tập hợp công trình đường biển, hoạt
đông như định nghĩa kinh điển đã nêu “là đầu mối giao thông, bảo đảm cho tàu bè neo
đậu yên ổn; nhanh chóng và thuận tiện xếp dỡ hàng hoá và hành khách; bảo quản và lưu
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
10
giữ hàng hoá, gia công phân loại hàng hoá; thực hiện thủ tục pháp chế về quản lý nhà
nước và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng
như chuẩn bị cho các hành trình trên biển tiếp theo”.
Để thấy rõ hơn vai trò này của cảng biển, chúng ta có thể tìm hiểu về cảng biển ở
Nhật Bản, một đất nước có hơn 3.000 cảng biển lớn nhỏ, với khối lượng hàng hóa thông
qua các cảng lên tới 3.000 triệu tấn mỗi năm.
Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển song tài nguyên thiên nhiên lại rất ít.
Phần lớn nguyên liệu như quặng, dầu thô, than đá, bông, mì v.v... đều nhập từ nước
ngoài bằng đường biển thông qua các cảng thương mại. Sản phẩm của công nghiệp như
ô tô, máy móc và thiết bị lại từ các thương cảng vận chuyển đến các nước khác khắp thế

giới.
Quả đúng là cảng biển ở Nhật Bản là cửa ngõ của kinh tế Nhật Bản hướng ra nước
ngoài.
Để thực hiện được nhiệm vụ xếp dỡ một khối lượng lớn hàng hoá, các thành phố
cảng đã hình thành nhanh chóng cùng các kho tàng và các trung tâm thương mại kề cận
với khu bến để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế của thành phố và của cụm dân cư.
1.2.2. Vai trò động lực
Vai trò động lực của cảng biển được thể hiện trên nhiều mặt:
1.2.2.1. Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển
Trong thực tiễn xây dựng đất nước hiện nay, xây dựng cảng biển là nhân tố đầu tiên
để hình thành khu công nghiệp hoặc khu chế xuất. Nếu thiếu cảng biển thì khu công
nghiệp sẽ không ra đời. Ví dụ như cảng biển ở Dung Quất, Chân Mây, Nghi Sơn.
1.2.2.2. Thúc đẩy sự phát triển của thành phố Cảng.
* Với sự tồn tại của cảng biển, thành phố cảng sẽ phát triển trên nhiều phương diện:
Trước hết là các dịch vụ liên quan đến hàng hải như cung ứng nhiên liệu, năng lượng,
lương thực, thực phẩm, nước ngọt v.v...Thành phố trở thành căn cứ hậu cần cho cảng
biển.
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
11
Các dịch vụ liên quan đến lưu giữ hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Thành phố sẽ
phát phát triển để đảm nhiệm vai trò tập trung hàng hoá cho xuất khẩu, và vai trò phân
phối cho hàng hoá nhập khẩu.
Thành phố sẽ là căn cứ của các đại lý của các hãng tàu biển, đại lý của các chủ hàng.
Thành phố cảng cũng sẽ là căn cứ của các hãng bảo hiểm tàu thuyền, các hãng đăng
kiểm. Thành phố cảng cũng sẽ xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền,
xuất hiện các trung tâm đào tạo thuyền viên v.v...
Thành phố cảng do vậy sẽ trở thành trung tâm thương mại, thu hút các hãng buôn
không chỉ trong nước mà có các hãng buôn quốc tế.
Các công nghiệp hướng về xuất khẩu cũng sẽ được phát triển ở thành phố cảng nhằm
tận dụng lợi thế trong xuất nhập khẩu.

Một ngành công nghiệp có liên quan chặt chẽ với tàu thuyền: sửa chữa và đóng mới
tàu thuyền do đó cũng sẽ được kích thích phát triển.
Với sự phát triển của các dịch vụ nói trên số lao động tập trung tại thành phố cảng
cũng sẽ không ngừng tăng lên, và tổng dân số của thành phố cảng sẽ tăng lên vởi tỷ lệ
cao hơn nhiều lần so với số lượng lao động.
Các ngành phục vụ công cộng của thành phố cảng cũng từ đó mà tăng trưởng. Nhà
trường, bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giải trí v.v... cũng sẽ phải theo kịp đà tăng
trưởng của dân số.
Công nghiệp xây dựng của thành phố cũng phải phát triển để đáp ứng nhu cầu xây
dựng nhà cửa, các công trình văn hoá, các công trình giao thông vận tải, các công trình
hạ tầng kỹ thuật v.v... Địa bàn thành phố cũng do đó phải mở rộng.
Đến lúc thành phố đã phát triển thì các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm v.v... cũng sẽ phát triển.
Tóm lại, với sự phát triển của cảng biển, thành phố cảng cũng sẽ phát triển toàn diện
từ lượng đến chất.
Đó là hình ảnh đã có và sẽ có của cảng biển cúng thành phố cảng.
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
12
* Lấy ví dụ về cảng biển Nhật Bản, với sự phát triển mạnh mẽ của mình, hệ thống
cảng biển của Nhật bản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và đô thị
hóa, cảng còn là căn cứ hoạt động xã hội, là căn cứ nghỉ ngơi giải trí của nhân dân thành
phố cảng.
+ Thúc đẩy phát triển đô thị hóa
Cảng biển Nhật Bản đã có tác dụng to lớn trong việc lấn biển tạo đất để tạo không
gian cho việc mở rộng và phát triển đô thị.
Đất lấn biển đã được dùng vào nhiều mục đích: Xây dựng công trình công nghiệp,
khu dân cư, công viên cảng, sân vận động, bãi đổ rác và nhà máy xử lý nước thải…
Chỉ tính từ năm 1945 đến năm 1984 tất cả các cảng trong nước Nhật đã san lấp tạo
bãi được 54.738ha đất, trong đó hơn phần nửa diện tích dùng để xây dựng các nhà máy,
xí nghiệp.

Theo thống kê năm 1980, trong số 10 thành phố đứng đầu về dân cư của Nhật Bản
(tổng cộng 25 triệu dân) thì có 8 là thành phố cảng (với 20 triệu dân), trong số 40 thành
phố tiếp theo (tổng cộng 17,5 triệu dân ) thì có 24 là thành phố cảng (với 11.4 triệu dân),
và 50 thành phố tiếp theo (tổng số 12,3 triêu dân) thì có 26 là thành phố cảng (với 6,6
triệu dân).
Dân cư Nhật Bản hiện nay có 52% sống ở ven biển trong lúc đất ven biển chỉ chiếm
31% so với cả nước. Trong 52% dân cư nói trên thì chủ yếu là dân cư của thành phố
cảng (48%). Trong 31% đất đai ven biển thì 28% thuộc về cảng, chỉ có 3% không thuộc
cảng
Tổng sản phẩm quốc nội do vùng ven biển sáng tạo ra chiếm 58% (trong đó thành
phố cảng 50%), vùng nội địa chiếm 42%.
+ Căn cứ hoạt động đời sống xã hội
Với các đảo, các cảng là cửa ngõ giao lưu đồng thời là trung tâm hoạt động của đảo.
Cảng cung cấp cho cư dân kế sinh nhai và là nơi giao lưu, giải trí của họ. Số liệu thống
kê cho thấy, từ khi bắt đầu xây dựng vào năm 1952 và hoàn thành vào năm 1962, tình
Tăng Văn Tuấn Kinh Tế Đầu Tư 47B
13

×