Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giải pháp thúc đẩy bán hàng ở Công ty TNHH R MORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.11 KB, 14 trang )

Giải pháp thúc đẩy bán hàng ở Công ty TNHH R MORE
2.1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
2.1.1. Phương hướng đầu tư và phát triển con người.
- Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành
bại của doanh nghiệp. Do đó, công ty cần có chiến lược để phát triển nguồn
nhân lực. Một mặt duy trì và đào tạo tốt đội ngũ công nhân viên của công ty,
mặt khác công ty cần có chiến lược để phát triển nguồn nhân lực. Một mặt duy
trì và đào tạo tốt đội ngũ công nhân viên hiện có của công ty, mặt khác công ty
cần tuyển chọn những cán bộ, nhân viên có trình độ năng động, yêu nghề và hết
mình vì doanh nghiệp.
- Đối với đội ngũ nhân viên bán hàng, công ty luôn khuyến khích sự năng
động sáng tạo trong công việc và công ty cũng luôn luôn đào tạo để nâng cao
trình độ cho đội ngũ bán hàng để phù hợp với tình hình mới luôn biến động.
Công ty R&MORE đã có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, tuy nhiên
trong thời gian tới doanh nghiệp cũng có nhiều chiến lược nâng cao trình độ
quản lý cho họ, để đáp ứng tình hình ngày càng cạnh tranh, khốc liệt và giúp
doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
2.1.2. Phương hướng phát triển thị trường và khách hàng.
- Duy trì và cũng cố tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống thể
hiện qua cung cấp đầy đủ, ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng, mặt
hàng kinh doanh và hoàn thiện các hoạt động dịch vụ để phục vụ khách hàng,
tạo được niềm tin tuyệt đối với khách hàng.
- Tập trung hơn nữa vào khâu xúc tiến bán hàng thông qua quảng cáo
trưng bày sản phẩm và các hoạt động khuyến mại.
- Công ty định hướng mở rộng thị trường ra các khu vực miền bắc và miền trung.
- Công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới bán hàng và hoàn thiện chúng.
2.1.3. Phương hướng phát triển nguồn hàng.
- Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất của doanh nghiệp thương mại là đảm
bảo cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá cần thiết đủ về số
lượng, tốt về chất lượng kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và phải
đáp ứng một cách thường xuyên, liên tục, ổn định ở các nơi cung ứng. Để thực


hiện được các nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu đó, doanh nghiệp phảI tổ chức tốt công
tác tạo nguồn hàng.
- Do đó, để tạo cơ sở cho sự phát triển của công ty trong những năm tới
thì công ty đã có định hướng sau:
Xác định đúng đắn bạn hàng để khi cần cung cấp sản phẩm, trên trị
trường thì có ngay.
Bán hàng phải cung cấp hàng hoá đúng, đủ và kịp thời.
Duy trì tốt quan hệ tốt với bạn hàng cũ, đồng thời tìm kiếm bạn hàng mới,
nhằm mục đích tìm được nguồn hàng mới tốt, rẻ và phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng.
Các mặt hàng nhập khầu về, phải kết hợp nhịp nhàng với khối lượng bán
ra, nhằm mục đích giảm chi phí hàng tồn kho.
2.1.4. Phương hướng hoàn thiện cơ sở vật chất.
- Công ty TNHH R&MORE là công ty có quy mô nhỏ nên chưa đủ điều
kiện để trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị hiện đại mà từng bước hoàn
thiện đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên
hoàn thành tốt công việc của mình.
2.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy bán hàng ở Công ty TNHH
R&MORE:
- Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH R&MORE, xuất phát từ
việc tìm hiều, nghiên cứu và đánh giá thực trạng của hoạt động bán hàng tại
công ty. Theo tôi có thể áp dụng một số giải pháp sau để đẩy mạnh hoạt động
bán hàng và tăng hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.
2.2.1. Chú trọng và nâng cao chất lượng của khâu nghiên cứu thị trường.
- Công ty TNHH R&MORE là một doanh nghiệp nhỏ trên thị trường nên
phải nghiên cứu thị trường, để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, điện tử doanh nghiệp có thể lựa chọn được
mặt hàng đúng đắn, từ đó tạo nguồn và bán những sản phẩm mà thị trường đòi
hỏi.
- Doanh nghiệp nghiên cứu tổng cầu và cầu hướng vào doanh nghiệp,

nghiên cứu quy mô thị trường tức là nắm được số lượng đơn vị tiêu dùng, mặt
hàng mà doanh nghiệp R&MORE kinh doanh là hàng điện tử: Các Tụ điện trở,
chiết áp, linh kiện bán dẫn, ổn áp các loại, máy phát điện, thiết bị tự động hoá
và các mặt hàng này đều nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng vì vậy thị trường mà
R&MORE chinh phục là các công ty, tổ chức, có nhu cầu về các sản phẩm tốt,
thương hiệu nổi tiếng. Công ty tập trung nghiên cứu số lượng các doanh nghiệp
có nhu cầu về mặt hàng mà mình kinh doanh, thông qua mời thầu của các công
ty này, hoặc thông qua phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi hoặc nhân viên
kinh doanh, trực tiếp đi khảo sát thị trường. Chỉ có như vậy mới nắm chắc được
quy mô thị trường của doanh nghiệp để từ đó có chiến lược chinh phục khách
hàng.
- Nghiên cứu tổng cầu và cung của doanh nghiệp
Công ty phải nắm được tổng cầu hàng hóa mà các doanh nghiệp mà mình
kinh doanh trên thị trường là bao nhiêu trong một thời gian nhất định. Trên cơ
sở thông tin về lao động, vật tư tiền vốn và tiềm năng khác của doanh nghiệp để
xác định số lượng và khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp mình đưa ra thị
trường.
- Nghiên cứu giá cả thị trường
Giá cả thị trường luôn biến động không ngừng, vì vậy doanh nghiệp phải
nghiên cứu để có chính sách phù hợp, phải xác định được các chi phí nhập
khẩu, chi phí vận chuyển, chi phí nộp thuể… để tìm ra chênh lệch giá trên thị
trường và giá mua. Bên cạnh đó công ty phải xem xét các chính sách của Chính
Phủ với mặt hàng mà R&MORE kinh doanh.
Nghiên cứu sự cạnh tranh trên thị trường
“ Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”. Đó là nguyên lý ngàn đời
vẫn để lại, thương trường là chiến trường, vì vậy doanh nghiệp phải nghiên cứu
nắm chác số lượng đối thủ cạnh tranh, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của họ,
phương thức kinh doanh, cách thức chinh phục khách hàng, của câc đối thủ, để
từ đó có thể học tập, rút kinh nghiệm và có chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.2.2 Tổ chức tốt mạng lưới bán hàng.

- Công ty xây dựng mạng lưới bán hàng với mục tiêu bán được nhiều
hàng, thu được lợi nhuận lớn. Mạng lưới tiêu thụ của công ty, có vai trò hết sức
quan trọng, nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Tổ chức tốt
mạng lưới bán hàng, đảm bảo tốc độ chu chuyển hàng hoá nhanh, vốn quay
vòng nhanh… Giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế công ty phải có mạng lưới bán hàng tốt, đáp ứng tốt nhu cầu thị
trường, tạo điều kiện thuận lợi, sự tin tưởng, thoả mãn cho khách hàng khi lựa
chọn mua hàng của mình. Qua đó, góp phần mở rộng thị trường, tăng uy tín và
khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Để hoàn thiện mạng lưới bán hàng công ty cần thực hiện tốt một số mạng
lưới bán hàng sau:
- Củng cố hệ thống bán hàng hiện có. Công ty cần nâng cấp các cửa hàng,
các điểm bán hàng, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, để tăng cơ hội bán
hàng, tăng số lượng khách hàng. Công ty cần quan tâm đầu tư hơn nữa về vốn,
cơ sở hạ tầng cho các cửa hàng trọng điểm, để tạo sự thuận lợi cho việc giao
dịch với khách hàng.
- Khai thác thêm các cửa hàng, đại lý bán hàng mới: Cần xây dựng thêm
các cửa hàng ở các vị trí trung tâm thành phố, gần các công trình xây dựng để
tiếp cận với khách hàng tốt hơn.
- Liên doanh liên kết với các công ty cửa hàng khác: công ty phải hợp tác
làm ăn với các công ty về xây dựng, công ty về điện, nhằm mục đích quy tụ
được sức mạnh, tạo điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó đưa công ty
ngày càng phát triển hơn.
- Thường xuyên giám sát kiểm tra và đánh giá kết quả bán hàng của mạng
lưới đại lý. Làm tốt việc này sẽ thúc đẩy được các đại lý hoạt động tích cực hơn,
đồng thời cũng giúp công ty nắm chắc được tình hình hoạt động của mạng lưới,
phân phối và có phương hướng để điều chỉnh thích hợp.
- Tăng cường quyền hạn cho các cửa hàng. Để phát huy hết năng lực của
các cửa hàng, công ty cần mở rộng quyền hạn cho các cửa hàng, các đại lý ủy
quyền, có thể thay mặt công ty mở rộng mạng lưới bán hàng của mình, cho họ

tự kinh doanh như một đơn vị độc lập, nhằm tận dụng hết khả năng sáng tạo của
họ, giúp khâu bán hàng ngày càng lớn mạnh. Các đại lý cửa hàng phải phối hợp
với nhau, hàng hoá có thể luân chuyển giữa các đơn vị nhằm đáp ứng được nhu
cầu hàng hoá của khách hàng kịp thời và đầy đủ.
Các đại lý được phép tự do cạnh tranh lành mạnh với nhau, công ty thông
qua quản lý doanh số và dùng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích các đại lý
làm việc hết năng lực của mình.
Tuy nhiên các đại lý cũng phải thống nhất với nhau, nhằm quy tụ sức
mạnh để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
2.2.3. Hoàn thiện hình thức và phương thức bán hàng.
Phát triển đẩy mạnh hình thức bán buôn để đẩy nhanh doanh số bán ra và
tạo được các mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy
mạnh hình thức bán hàng thông qua dự án, luôn tìm hiểu nhu cầu của thị trường,
để tham gia đấu thầu công ty kinh doanh các thiết bị tự động hoá chủ yếu thông
qua đấu thầu. Vì vậy, cần phải có đội ngũ nhân viên giỏi về kỹ thuật và giỏi về
giao dịch và đàm phán kinh doanh. Công ty cần chú trọng hình thức bán hàng
thông qua kí gửi hàng hoá ở các đại lý,cần tìm thêm các nhà phân phối ở các
tỉnh, nhằm mục đích mở rộng thị trường và tăng được doanh số, đạt chỉ tiêu theo
kế hoạch đề ra. Tuy vậy công ty cần có sự tính toán chặt chẽ khoản hoa hồng mà
các đại lý được hưởng, nhằm đảm bảo kênh phân phối của mình. Đồng thời kiểm
tra chặt chẽ giá bán và chất lượng hàng hoá, mà các đại lý này bán cho khách hàng,
nhằm mục đích giữ được lòng tin, sự uy tín của các sản phẩm mà công ty cung cấp
đối với khách hàng. Có như vậy công ty mới đảm bảo được nguồn cung cầu ổn
định, khách hàng đều doanh số đảm bảo lợi nhuận công ty tăng trưởng đều.
2.2.4. Tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.

×