Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông quế lâm – tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.6 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUẾ LÂM - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ THU HIỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUẾ LÂM - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2017



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp
lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, các
Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn Văn phòng Sở GD &ĐT Phú Thọ, Ban giám
hiệu, các bạn đồng nghiệp, phụ huynh học sinh của trường THPT Quế Lâm đã
cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình nghiên cứu thực tế để làm luận văn.
Đặc biệt, em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS. TS. Đỗ Thị Thúy Hằng - Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi
dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên để
em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tác giả đã nỗ lực cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu,
song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được
những lời chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 01 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hiền

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

1.

BGH

2.

CBQL

3.

CMHS

4.

CSVC

5.

GD

6.

GD&ĐT

7.

GDKNS

8.


GV

9.

GVCN

10.

GS.TS

11.

HĐNGLL

12.

HS

13.

KNS

14.

QLGD

15.

SL


16.

THPT

17.

PGS – TS

18.

SGK

19.

GDCD

20.

UNESCO

21.

XHCN

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.........................................................................................................i
Danh mục các ký hiệu viết tắt...........................................................................ii

Danh mục các bảng, biểu đồ.............................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG..6
1.1. Tổng quan nghiên cƣƣ́u vềđềtài.................................................................6
1.2. Môṭsốkhái niêṃ cơ bản của đềtài.............................................................7
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục.................................................................7
1.2.2. Quản lý trường học.........................................................................11
1.2.3. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống........................................ 13
1.3. Nội dung giáo dục ky ̃năng sống cho hocc̣ sinh THPT...........................15
1.3.1. Đặc điểm tâm lý, lứa tuổi bâcc̣ THPT..............................................15
1.3.2. Mục tiêu giáo ducc̣ kỹnăng sống cho hocc̣ sinh THPT......................17
1.3.3. Chương trình,nôịdung giáo ducc̣ kỹnăng sống cho hocc̣ sinh THPT 18
1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục KNS cho hocc̣ sinh THPT......20
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho hocc̣ sinh THPT...................23
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trƣờng THPT...........24
1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý GD kỹ năng sống...............................24
1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục KNS................................................... 25
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS....................................................25
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS...........................30
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đ ến quản lý hoạt động giáo ducc̣ KNS cho
học sinh THPT................................................................................................31
1.5.1. Yếu tố chủ quan..............................................................................31
1.5.2. Yếu tố khách quan..........................................................................32
Kết luâṇ chƣơng 1..........................................................................................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG QUẾ LÂM - HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ...........35

iii



2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và GD huyêṇ Đoan Hùng tinhh̉ PhúTho
.......................................................................................................................c̣ 35
2.1.1. Về kinh tế - xã hội.......................................................................... 35
2.1.2. Về giáo dục của huyện Đoan Hùng................................................37
2.2. Đặc điểm trƣờng THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. 39
2.3. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng THPT
Quế Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ................................................ 42
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV, PHHS về giáo dục KNS
.................................................................................................................. 42
2.3.2. Thưcc̣ trangc̣ chương trình,nội dung giáo ducc̣ KNS cho hocc̣ sinh.....43
2.3.3. Thưcc̣ trangc̣ vềphương pháp, hình thức giáo dục KNS cho HS.......46
2.3.4. Kết quả đạt được về giáo dục KNS cho học sinh...........................48
2.4. Thƣcc̣ trangc̣ quản lýgiáo ducc̣ ki ̃năng sống cho hocc̣ sinh trƣờng
THPT QuếLâm...............................................................................................50
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD kỹ năng sống cho HS.............50
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho học sinh.............52
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh.............54
2.4.4. Thưcc̣ trangc̣ kiểm tra, đánh giáviêcc̣ thưcc̣ hiêṇ giáo ducc̣ kỹnăng
sống cho hocc̣ sinh..................................................................................... 55
2.4.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục KNS
cho học sinh..............................................................................................57
2.5. Đánh giá chung về thực trạng................................................................ 58
2.5.1. Ưu điểm..........................................................................................58
2.5.2. Hạn chế...........................................................................................59
2.5.3. Nguyên nhân của những yếu kém.................................................. 60
Kết luận chƣơng 2..........................................................................................63
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝHO ẠT ĐỘNG GIÁO DUCc̣
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT QUẾ LÂM TỈNH THÚ THỌ............................................................................................................................. 64

3.1. Nguyên tắc đề xuất.................................................................................. 64
3.1.1. Đảm bảo tinh́ mucc̣ tiêu.......................................................................64

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiên................................................................... 64
3.1.3. Đảm bảo tính toàn diêṇ...................................................................64
3.1.4. Đảm bảo tinh́ kế thừa.........................................................................64

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi...................................................................... 65


iv


3.2. Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trƣờng
THPT Quế Lâm..............................................................................................65
3.2.1. Bồi dưỡng nhâṇ thức cho đôịngũgiáo viên vềtầm quan trongc̣
của giáo dục kỹ năng sống cho hocc̣ sinh.................................................. 65
3.2.2. Điều chỉnh chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống
trong hoạt động của nhà trường................................................................70
3.2.3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép hoạt động
giáo dục kỹ năng sống trong dạy và học.................................................. 76
3.2.4. Tăng cường ho ạt động phối hơpc̣ giữa nhàtrường và gia đinh ̀
giáo dục kỹ năng sống cho hocc̣ sinh.........................................................81

3.2.5. Chỉ đạo Đoàn thanh niên có kế hoạch và triển khai kế hoạch
thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT theo
các chủ đề.................................................................................................86
3.2.6. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho HS THPT. 91
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................ 93
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp...........95

Kết luận chƣơng 3........................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................. 102
DANH MUCc̣ TÀI LIÊỤ THAM KHẢO.................................................... 106
PHỤ LỤC......................................................................................................106

v


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1.

Tổng hợp các trường Mầm non và phổ thông trên địa bàn huyện
37

Bảng 2.2.

Tổng hợp số lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ.........38

Bảng 2.3.

Đội ngũ CBQL, GV, NV trường THPT Quế Lâm....................39

Bảng 2.4.

Kết quả Hạnh kiểm và Học lực của học sinh............................40

Bảng 2.5.

Kết quả đánh giá về nhận thức giáo dục kỹ năng sống cho HS 42


Bảng 2.6.

Kết quả đánh giá thực trạng chương trình, nội dung GDKNS. 44

Bảng 2.7.

Kết quả đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp, hình
thức giáo dục KNS cho HS

47

Bảng 2.8.

Đánh giá kết quả đạt được về giáo dục KNS cho HS...............48

Bảng 2.9.

Kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch GDKNS
cho HS

51

Bảng 2.10.

Kết quả đánh giá tổ chức thực hiện GDKNS cho học sinh......52

Bảng 2.11.

Kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS..54


Bảng 2.12.

Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra , đánh giá việc thực
hiện giáo ducc̣ KNS cho HS

55

Bảng 2.13.

Kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý giáo dục KNS cho HS 57

Bảng 3.1.

Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp....................95

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp...................... 97

Bảng 3.3.

Kết quả đánh giá mối tương quan giữa tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp 99

Biểu đồ 3.1.

Mức độ đánh giá tính cần thiết của các biện pháp....................96

Biểu đồ 3.2.


Mức độ đánh giá tính khả thi của các biện pháp......................98

vi


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc
tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Trong điều 2 Luật giáo dục năm 2005 được
Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2015 đã xác
đinḥ rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu và mục đich́ của nền giáo ducc̣ làhinh̀ thành
và phát triển nhân cách cho người học nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
thời đaị. Hình thành nhân cách cho người học không phải chỉ trong một thời
gian, môṭgiai đoaṇ nhất đinḥ màđólàquátrinh̀ lâu dài vàsuốt đời. Viêcc̣ hinh̀
thành và phát triển nhân cách người học trải qua các giai đoạn khác nhau nhưng
cóthểnói quátrinh̀ hocc̣ tâpc̣ ởbâcc̣ THPT làgiai đoaṇ quan trongc̣ nhất với viêcc̣ đinḥ
hinh̀ nền tảng đểhinh̀ thành vàphát triển nhân cách người hoc.c̣
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đáp ứng được yêu cầu hội

nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục nước ta đã và đang
đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là
tiếp cận giáo dục giá trị sống, hình thành kĩ năng sống cho người học đó là:
Học để biết - Học để làm - Học để chung sống - Học để tự khẳng định mình.
Trong Chỉ thị 40/2008/ CT - BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về phát
động phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, đa ̃ xác
đinh:c̣ “Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý
thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và
1


các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống
hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội”. Như vậy, việc làm quen
với kỹ năng như: giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh
đạo, tổ chức thậm chí là giải quyết các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội, vấn
đề môi trường, hoả hoạn, đuối nước và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống...
sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc
sống. Có thể nói trang bị cho các em kỹ năng sống trong nhà trường vẫn được
coi là một trong những nhiệm vụ cấp bách để hình thành nhân cách cho học
sinh hiện nay.
Thực tế, việc giáo dục KNS tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các
tiết học ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm
lớp chứ chưa thành chương trình hoàn thiện. Chương trình, phương pháp giáo
dục chưa phù hợp, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, không hấp dẫn nặng về
lý thuyết, giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường hiệu quả chưa cao.
Một số các tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong các nhà trường
như: bạo lực học đường; lối sống ích kỉ, vô cảm; giới trẻ chìm trong thế giới ảo,
xa lạ với thực tế cuộc sống; không có kỹ năng hoạt động nhóm, khó hòa nhập; có
thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi

xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học, cách sống không
khoa học, hiệu quả… là những biểu hiện của hầu hết học sinh THPT trong vài
năm trở lại đây. Nếu thực tế này không được khắc phục giáo dục Việt Nam sẽ
không thực hiện được mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là lý do để lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông

Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ”, làm hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng
các hoạt động giáo dục, giáo dục kỹ năng sống nói chung và quản lý giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh các trường THPT nói riêng.
2


2.

Mục đích nghiên cứu

Trong các trường phổ thông, giáo dục toàn diện học sinh là một hoạt động
được quy định rất cụ thể trong điều lệ trường học. Trong các hoạt động giáo dục
thì hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
hiện nay trong các trường phổ thông được các nhà quản lý rất quan tâm. Từ vấn
đề nghiên cứu người thực hiện mong muốn quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trong cơ sở giáo dục của mình có những thay đổi về nhận thức, nội
dung, cách thức tổ chức và triển khai các hoạt động GD KNS… Từ đó tạo nên sự
hào hứng, hấp dẫn cho học sinh. Giúp cho học sinh có những bài học cụ thể và tự
trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.


3.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản
lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh Trường THPT Quế Lâm - Đoan Hùng - Phú Thọ
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung trọng tâm: Đềtài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý
giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống từ đó đưa ra các biện
pháp quản lý GD KNS cho học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ.

4.2. Không gian: Trường THPT Quế Lâm - huyện Đoan Hùng - Tỉnh
Phú Thọ.
4.3. Thời gian: Đềtài nghiên cứu , khảo sát, đánh giátrong thời gian 3
năm hocc̣ liền kề từ 2013 - 2016.
4.4. Giới hạn khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,
phụ huynh học sinh trường THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trường THPT Quế Lâm tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ 2013 - 2016?
Biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
3


trường THPT Quế Lâm, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện
nay?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Đềtài tìm hiểu tính cấp thiết và thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trong nhưng năm qua, biện
pháp quản lý, giáo dục kỹnăng sống cho hocc̣ sinh trường THPT QuếLâm tinhh̉ Phú
Thọ đã được thực hiện và đã đạt được những thành tựu nhất định, song vẫn tồn tại
những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý nên hiêụ quảcủa công tác giáo
dục kỹ năng sống cho hocc̣ sinh chưa cao. Nếu xác đinḥ đươcc̣ các nguyên nhân
đềxuất đươcc̣ biêṇ pháp quản lýgiáo d ục kỹ năng sống cho học sinh phù hơpc̣ với
điều kiêṇ nhàtrường se g ̃ óp phần nâng cao hiêụ quảGD kỹ năng sống cho hocc̣
sinh trườngTHPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu cơ sởlýluâṇ vềquản lýgiáo ducc̣ kỹnăng sống cho
học sinh trường THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ;
7.2. Khảo sát thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trường THPT Quế Lâm huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ;

7.3. Đềxuất biện pháp để nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu liĺ uận
Phân tich́ tổng hơpc̣, phân loaịvàkhái quát hóa các văn kiêṇ, tài liệu; Dưạ
vào liĺ uâṇ nghiên cứu vềchuyên ngành quản lýgiáo ducc̣, vâṇ dungc̣
các lí luận về quản lý giáo dục, tiến hành phân tich,́ so sánh với công tác quản
lý giáo dục kỹ năng sống trong trường THPT;Thu thập các văn bản của Đảng
và nhà nước về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dungc̣ phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi đây làphương pháp cơ bản vàhiêụ quảtrong điều tra xa h ̃ ô.ịĐiều tra
4



bằng phiếu hoi se tâpc̣ trung nghiên cưu điều tra cac lưcc̣ lươngc̣ giao ducc̣ trong va
̉h̉
ngoài nhà trường từ đó đánh giá một cách khái quát vấn đề nghiên. cứu
Phương phap chuyên gia : Muốn co cai nhin khoa hocc̣ tư nhưng ngươi
am hiểu trong linh vưcc̣ ma đềđềtai nghiên cưu
vấn trưcc̣ tiếp hoăcc̣ gian tiếp cac chuyên gia trong linh vưcc̣ nghiên cưu.
Phương phap khao nghiêm
hành thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
đươcc̣ mức đô c̣thiết th ực, mức đô c̣cần thiết , khả thi của các biện pháp được
đặt ra trong đềtài nghiên cứu.
8.3. Phương pháp phân tić h vàxửlýthông tin : Phương pháp này sử
dụng toán thống kê và phân tích số liệu . Đây làkhâu quan trongc̣ sau khi tiến
hành các phương pháp điều tra khác , đăcc̣ biêṭlàphương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi. Từ đóđánh giáđịnh lươngc̣, đinḥ tinh́ đươcc̣ kết quảcủa điều tra.
9.

Những đóng góp của đề tài

Tổng hợp và hệ thống hóa lý luận về vấn đề quản lý các hoạt động giáo
dục KNS cho học sinh trong nhà trường THPT;
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh
trong nhà trường THPT.
10. Cấu trúc luâṇ văn
Ngoài phần mở đầu , kết luận và khuyến nghị, phụ lục , tài liệu tham
khảo, nôịdung chính của luâṇ văn trinh̀ bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trường THPT
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh trường THPT Quế Lâm - tỉnh Phú Thọ

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cƣƣ́u vềđềtài
Con người ngay từ khi sinh ra đã cần nhiều kỹ năng để tồn tại và phát
triển, chính vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho con người đã hình thành từ rất
sớm, từ khi xã hội chưa phát triển cho đến ngày hôm nay. Con người được rèn
luyện và hình thành kỹ năng sống, nó được củng cố, trau dồi và định hình trở
thành một nét nhân cách con người. Giáo dục kỹ năng sống đã trở thành vấn
đề được loài người coi trọng trong nền giáo dục của mình. Kỹ năng sống
không chỉ đơn thuần là giáo dục giới hạn trong phạm vi hẹp mà đã được khái
quát, nghiên cứu và hình thành lí luận trong hệ thống giáo dục của con người.
Nhất là trong thời đại hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, khoa học, công
nghệ không ngừng tiến bộ nhu cầu học tập của con người ngày càng nhiều.
Con người có nhu cầu muốn học để biết, để làm việc, để tự khẳng định mình
và để hòa nhập với cộng đồng. Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho
giới trẻ nhất là giáo dục cho học sinh trong các nhà trường THPT hiện nay là
vô cùng cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống
nên đây là một trong các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động trong
chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT của Bộ trưởng ký ngày 22/7/2008.
Các nghiên cứu ở nước ngoài Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật
ngữ “Kĩ năng sống” đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của
UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá
trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kĩ năng sống

trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ
năng sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống cơ bản
mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn
này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội.
6


Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có các nước Đông
Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho
hướng nghiên cứu về kĩ năng sống nêu trên. Do yêu cầu của sự phát triển kinh
tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống
giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát
huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng
tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn
thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những
thay đổi nhanh chóng của xã hội.


Việt Nam, có nhiều tác giả, công trình nghiên cứu về kỹ năng sống, như

tác giả GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc; đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh
Bình với đề tài “Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và đề xuất giải
pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”; tác giả Nguyễn Khắc Hùng và Đào
Hoàng Nam với “Xây dựng văn hóa học đường và trường học thân thiện học
sinh tích cực”; Tác giả Nguyễn Công Khanh với “Phương pháp giáo dục kỹ năng
sống, giá trị sống”. Trong những năm gần đây, đất nước ta thực hiện đổi mới
công tác giáo dục, trong chương trình đổi mới đã rất chú trọng công tác giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, ngoại khóa, ngoài
giờ lên lớp và dạy lồng ghép trong các môn học khác.


Còn nhiều công trình nghiên cứu khác về lĩnh vực kỹ năng sông và giáo
dục kỹ năng sống như luận văn của các thạc sĩ, tiến sĩ của nhiều tác giả khác
nghiên cứu về thành công về vấn đề này.
Đề tài của tác giả mong muốn nâng cao hiệu quả của việc quản lý hoạt
động giáo dục KNS cho học sinh trường THPT Quế Lâm tỉnh Phú Thọ, tạo ra
sự thống nhất nhận thức và hành động một cách hệ thống trong nhà trường
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
1.2. Môṭsốkhái niêṃ cơ bản của đềtài
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo
dục a. Quản lý
Khái niệm quản lý được hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát
7


triển của tri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn nó được xây dựng
và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới
quản lý.
Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một
hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Hoạt động quản lý là hoạt động cần
thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm,
các tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung. Chính vì thế quản lý được hiểu bằng
nhiều cách khác nhau và được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ
sở những quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau, cụ thể có các cách tiếp
cận sau đây:
-

Cách tiếp cận theo thực tiễn: Trên cơ sở phân tích sự quản lý bằng

cách nghiên cứu kinh nghiệm thông thường qua các trường hợp cụ thể. Từ
việc nghiên cứu những trường hợp thành công hoặc thất bại, sai lầm ở các

trường hợp cá biệt của những người quản lý cũng như những dự định của họ
để giải quyết những vấn đề đặc trưng, để từ đó giúp họ hiểu được phải làm
như thế nào để quản lý có hiệu quả trong những hoàn cảnh tương tự.
-

Cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống: Cách tiếp cận này cho phép xem

xét các hoạt động quản lý như một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm những yếu tố
và mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố để đạt được mục tiêu đã xác định.

-

Cách tiếp cận theo thuyết hành vi: Dựa trên những ý tưởng cho rằng

quản lý là làm cho công việc hoàn thành thông qua con người. Do vậy việc
nghiên cứu nên tập trung vào mối quan hệ giữa người với người. Đây là
trường hợp phải tập trung vào khía cạnh con người trong quản lý, vào niềm
tin khi con người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu thì “con
người nên hiểu con người”. Với học thuyết này giúp con người quản lý ứng
xử một cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền. Tác giả Nguyễn
Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Định nghĩa quản lý một cách kinh
điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [7, tr.9].
8


Ngày nay hoạt động quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), và kiểm tra. Theo tác giả

Trần Khánh Đức:“Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định
hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm
người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách
hiệu quả nhất” [12].
Bất cứ một xã hội nào cũng được xem như là một hệ quản lý, một nhà
máy, một xí nghiệp, một trường học hay một quốc gia...Mỗi hệ quản lý bao
gồm hai bộ phận gắn bó khăng khít với nhau: Bộ phận quản lý (giữ vai trò chủ
thể quản lý) có chức năng điều khiển hệ quản lý, làm cho nó vận hành với
mục tiêu đã đặt ra. Bộ phận bị quản lý (đối tượng quản lý - giữ vai trò khách
thể quản lý) gồm những người thừa hành trực tiếp sản xuất và bản thân quá
trình sản xuất. Trong quản lý chủ thể quản lý và đối tượng quản lý lại có mối
quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức. Khi mục tiêu của tổ chức thay đổi sẽ tác động đến đối tượng quản lý
thông qua chủ thể quản lý.
Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu ta
có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm
cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất. [7, tr.9].
Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống các chức năng quản lý
bao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu - thẩm định và phân tích dữ liệu -xác
định mục tiêu kế hoạch hoá (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối
các nguồn lực, lập chương trình hành động ) - triển khai công việc - điều
chỉnh - đánh giá - sử dụng liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trình
quản lý tiếp theo.
Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý
nêu trên, có thể khái quát một số chức năng cơ bản sau:
9


-


Kế hoạch

-

Tổ chức

-

Chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp)

-

Kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê).

Như vậy, tuy có nhiều cách phân loại chức năng quản lý khác nhau
(khác về số lượng chức năng và tên gọi các chức năng). Về thực chất các hoạt
động có những bước đi giống nhau để đạt tới các mục tiêu. Ngày nay còn có
các tác giả trình bày chức năng quản lý nói chung (hoặc chức năng QLGD nói
riêng) theo những quan điểm phân loại khác nhau, nhưng nền tảng của vấn đề
vẫn là 4 chức năng cơ bản theo quan điểm quản lý hiện đại.
b. Quản lý giáo dục
Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động, học
tập và qua cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, dần
dần tích luỹ được kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu
biết ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.
Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến
quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm
phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản lý trực
tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu. Như vậy, quản

lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục
trong việc vận hành nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt
được những mục tiêu đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa
học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch
quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.Quản lý giáo dục là hoạt động có ý
thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Giống như khái
niệm “quản lý” đã trình bày ở trên, khái niệm “quản lý giáo dục ” cũng có nhiều
quan niệm khác nhau.Theo M.I. Kônđacốp: Quản lý giáo dục là tập hợp những
biện pháp kế hoạch hoá nhằm đảm bảo vận hành bình thường của cơ quan trong
hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở
10


rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.“Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý,
nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện
được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu,
tiến lên trạng thái mới về chất" [15].
Quản lý giáo dục có tính xã hội cao, vì vậy cần tập trung giải quyết tốt
các vấn đề xã hội để phục vụ công tác giáo dục. Ngoài ra, quản lý giáo dục
còn được xem như quản lý một hệ thống giáo dục gồm tập hợp các cơ sở giáo
dục như trường học, các trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp dạy nghề mà đối
tượng quản lý là đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất kỹ thuật, các
phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.
Nói chung, quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Nói một cách rõ ràng hơn,
đầy đủ hơn, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều
hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu

nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là
hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công
tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội.
1.2.2. Quản lý trường học
Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập
hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo
dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường [34].
Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GD - ĐT, nơi quản
lý nhà trường bằng các biện pháp vĩ mô. Có hai cấp trung gian quản lý trường
học là Sở GD - ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục ở các quận,
huyện. Cấp quản lý quan trọng trực tiếp của hoạt động giáo dục là cơ
11


quan quản lý trong các nhà trường. Mục đích của quản lý nhà trường là đưa
nhà trường từ trạng thái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới, bằng
phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực đó vào phục vụ
cho việc tăng cường chất lượng giáo dục. Công tác quản lý trong nhà trường
bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường và sự tác động qua
lại giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội. Quản lý nhà trường như là
quản lý một hệ thống bao gồm các thành tố:
Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các kế hoạch,
biện pháp giáo dục.
Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương
tiện phục vụ giảng dạy và học tập.
Trọng tâm quản lý nhà trường phổ thông là quản lý các hoạt động giáo
dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên
những nội dung sau đây:

-

Quản lý hoạt động dạy học;

-

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức;

-

Quản lý hoạt động lao động và hướng nghiệp;

-

Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp;

Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của đoàn
thể;
Quản lý tài chính và quản lý sử dụng cơ sở vật chất.
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống có trong tất cả các thành tố
nói trên của quản lý nhà trường vì: Thực chất quản lý giáo dục KNS cho học
sinh THPT là hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục
giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý xã hội, để học sinh nâng cao
hiểu biết, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố
các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: Năng lực tự
hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức,
quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội...
12



1.2.3. Kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
a.

Kỹ năng sống

“Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Kỹ
năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi
trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực
cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng sống nhưng thống nhất rên
những nội dung cơ bản sau;
Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội là khả năng
ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc
sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe
mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi
tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng
lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo
nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể
hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội, đó là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng
và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi
trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến
thức, thái độ, hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức
(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng
vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào).
Theo tổ chức UNESCO, kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là:
*

Học để biết (learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: Tư duy phê


phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả;

*

Học để làm (learn to be) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm

nhiệm vụ như: Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm;
13


* Học để cùng chung sống (learn to live together) gồm các kỹ năng xã
hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm,
thể hiện sự cảm thông.
*

Học làm người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó

với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin….
Như vậy có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm kỹ năng
sống.Trong cuốn sách: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh
trung học.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ
Lộc -Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phương Liên; Đã nêu khái
niệm kỹ năng sống có tính chung nhất là: Kỹ năng sống chính là kỹ năng tự
quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc
sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói một cách khác, kỹ năng sống là khả
năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống [31, tr.98].
b. Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích,
có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan đến
kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã
hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của
cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản,
giúp các em vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quý
giá trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Giáo
dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách
nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích
cực, trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn.
Học sinh biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không bị
lôi kéo, vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại.
14


Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyện năng
lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện
của nhà trường được nâng lên.
Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời, nhưng đối
với học sinh THPT, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào một số
kỹ năng cơ bản cần thiết sau: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng từ chối,
phòng ngừa cám dỗ, kỹ năng biết sống lành mạnh, phòng chống tai tệ nạn xã
hội, kỹ năng biết tự nhận thức đúng bản thân, kỹ năng biết xác định mục tiêu
phù hợp, kỹ năng tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định. Có hai
cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống:
Thứ nhất: Các hoạt động tập trung vào kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự
nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử... Theo cách này, bằng hoạt động với chủ
đề kỹ năng cụ thể, người học sẽ hiểu về kỹ năng sống đó và vận dụng để giải
quyết các tình huống.

Thứ hai: Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và
cần vận dụng những kỹ năng khác nhau để giải quyết.
1.3. Nội dung giáo dục ky ̃năng sống cho hocc̣ sinh THPT
1.3.1. Đặc điểm tâm lý, lứa tuổi bâcc̣ THPT
Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt
đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên
được tính từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+
Thời kì từ 15 - 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên( học sinh
THPT)
+
Thời kì từ 18 - 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (sinh
viên)
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn
và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển
tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có
nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động
sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi.


15


×