Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐINH THỊ LÝ

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH
BỘ MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
(Vận dụng trong dạy học khóa trình Lịch sử Việt Nam từ 1919-1930)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH

HÀ NỘI – 2012

1


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DHLS

Dạy học lịch sử

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

KNTH

Kĩ năng thực hành

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

SĐTD

Sơ đồ tư duy

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

QTDH

Quá trình dạy học

2


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa dạy và học ................................................
Sơ đồ 1.2. Tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 ......
Sơ đồ 1.3. Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp .................................................................................
Sơ đồ 1.4. Minh họa SĐTD thể hiện chính sách khai thác thuộc địa
lần thứ hai của thực dân Pháp qua bài ...................................................
Hình 1.1. Minh họa SĐTD cho bài 23, “Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”, lớp 12, chương trình
chuẩn .....................................................................................................
Hình 1.2. Minh họa cấu trúc SĐTD dựa trên phần mềm Mind
Manager 9.0 khi dạy học bài 12 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt
Nam từ 1919-1925” lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) .......................
Hình 1.3. Minh họa 4 bước thiết kế SĐTD trên phần mềm Mind Manager
9.0 trong DHLS .............................................................................................

Hình 2.1: Minh họa về sử dụng SĐTD để rèn luyện kĩ năng tìm hiểu
sự kiện lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT qua mục I, bài 13 “Phong
trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 – 1930” .........................
Hình 2.2. SĐTD để minh họa cho việc rèn luyện kỹ năng ghi chép có
hệ thống bài học cho học sinh hệ bổ túc THPT qua bài 13 “Phong

trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925-1930” ............................
Hình 2.3: Minh họa biện pháp dùng SĐTD để rèn kĩ năng các năng
lực tư duy cho HS hệ bổ túc THPT qua mục II.3, bài 12 “Phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925” ..........................................
Hình 2.4: Minh hoạ về sử dụng SĐTD để rèn luyện các năng lực tư
duy cho HS hệ bổ túc THPT .................................................................
Hình 2.5: Minh họa về sử dụng SĐTD để rèn luyện kĩ năng ôn tập,
củng cố, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh hệ bổ túc THPT qua
mục I.1, bài 13 “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm
1925-1930” ...........................................................................................
Hình 2.6: Minh họa sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng ôn tập,
củng cố, hệ thống hóa kiến thức qua bài “Tổng kết lịch sử thế giới hiện
đại từ 1945 đến 2000”, lớp 12, chương trình chuẩn ...............................
3


Hình 2.7: Minh họa biện pháp dùng SĐTD để rèn kĩ năng làm bài tập
thực hành cho học sinh hệ bổ túc THPT qua mục II.2, bài 13 “Phong
trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925-1930”........................................................ 80
Hình 2.8: Minh họa biện pháp dùng SĐTD để rèn kĩ năng làm bài tập
thực hành cho HS hệ bổ túc THPT qua mục II.3, bài 13 “Phong trào
dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925”................................................................. 82
Hình 2.9: Minh họa biện pháp sử dụng SĐTD để rèn kĩ năng lập kế
hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS hệ bổ túc THPT...........................85
Hình 2.10: Minh họa biện pháp sử dụng SĐTD để rèn kĩ năng chuẩn
bị kiến thức bài học mới cho HS hệ bổ túc THPT qua bài 12, tiết 2
“Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925”...................................... 87
Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả thực nghiệm sư phạm................................................. 90
Bảng 2.1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925............................................. 82


4


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn........................................................................................................................................ i
Danh mục viết tắt........................................................................................................................... ii
Danh mục các sơ đồ, hình, bảng.............................................................................................. iii
Mục lục.............................................................................................................................................. v
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
THỰC HÀNH BỘ MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH HỆ BỔ TÚC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................. 13
1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực
hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT......................................................... 13
1.1.1. Cơ sở xuất phát.................................................................................................................. 13
1.1.2. Một số quan niệm............................................................................................................. 38
1.1.3. Các bước xây dựng sơ đồ tư duy................................................................................ 38
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng
thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT............................................... 42
1.1.5. Các yêu cầu khi đánh giá kĩ năng thực hành của học sinh qua sử
dụng sơ đồ tư duy......................................................................................................................... 47
1.2. Thực trạng việc sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành
bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT.................................................................... 48
Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY ĐỂ RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH BỘ MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC
SINH HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Vận dụng trong dạy
học khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1919-1930)........................................................... 56
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1919-1930.............56
2.1.1. Vị trí...................................................................................................................................... 56

2.1.2. Mục tiêu............................................................................................................................... 57
2.1.3. Nội dung.............................................................................................................................. 59
2.2. Những yêu cầu khi sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực
60
hành cho học sinh hệ bổ túc THPT ................................................................
2.2.1. Sự phù hợp với đặc trưng bộ môn.............................................................................. 60
2.2.2. Phải phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh hệ bổ túc THPT...........61
2.2.3. Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập đối với học sinh hệ bổ túc THPT ..
63
2.2.4. Sơ đồ tư duy được sử dụng phải phù hợp với các kĩ năng thực hành...........63

5


2.2.5. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, điển hình, sinh động......................................... 65
2.2.6. Đảm bảo tính hệ thống, tính tư tưởng, tính thẩm mỹ......................................... 65
2.2.7. Phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường........................................................ 66
2.3. Các biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành cho
học sinh hệ bổ túc THPT (Vận dụng trong dạy học khóa trình lịch sử Việt
Nam từ 1919-1930)...................................................................................................................... 67
2.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng tìm hiểu sự kiện lịch sử............67
2.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng ghi chép có hệ thống bài học ..
69
2.3.3. Sử dụng SĐTD để rèn luyện các năng lực tư duy cho HS hệ bổ túc THPT
.............................................................................................................................................................. 71
2.3.4. Sử dụng SĐTD để rèn luyện kĩ năng ôn tập, củng cố, hệ thống hóa
kiến thức cho HS hệ bổ túc THPT.......................................................................................... 74
2.3.5. Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn kĩ năng làm bài tập thực hành
79
2.3.6. Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn kĩ năng lập kế hoạch tổ chức hoạt động

ngoại khóa........................................................................................................................................ 83
2.3.7. Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn kĩ năng chuẩn bị kiến thức bài học mới .. 85
2.4. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................................ 87
2.4.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................................... 87
2.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm............................................................................ 88
2.4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm.................................................................. 88
2.4.4. Tiến hành thực nghiệm................................................................................................... 89
2.4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................................... 91
1. Kết luận........................................................................................................................................ 91
2. Khuyến nghị............................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 94
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 96


6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, học là quá trình tiếp thu tri thức, kinh nghiệm thông qua trao
đổi, tương tác. Việc chuyển giao những tri thức, kinh nghiệm đó chính là hoạt động
dạy. Đây là mối quan tâm của toàn xã hội và người ta thường dùng khái niệm “giáo
dục” để chỉ công cuộc chuyển giao đó trên quy mô toàn cầu. Giáo dục là nền tảng
cho sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc và khoa học công nghệ đóng vai trò chủ
yếu. Đối với nước ta, đổi mới giáo dục đào tạo theo nguyên lí học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với gia đình và xã hội là một yêu cầu sống còn nhằm nhanh chóng
thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định mục tiêu đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục “chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp
thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt
coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách
nhiệm xã hội” [22; 126].. Cùng với các bộ môn khác ở trường phổ thông, bộ môn
lịch sử đã và đang góp góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện
KNTH - một năng lực cần thiết đối với HS trong học tập ở trường phổ thông.

Thực hành nói chung và thực hành bộ môn lịch sử nói riêng là một hoạt động
trí tuệ nhằm phát triển các kĩ năng tư duy lịch sử, đặc biệt là rèn luyện tính tích cực,
chủ động sáng tạo trong suy nghĩ và hành động của chủ thể nhận thức, đem lại kết
quả tốt nhất cho HS. Tính đa dạng của các hoạt động thực hành lịch sử làm cho HS
cảm thấy không bị nhàm chán, áp lực khi giờ học trên lớp toàn lý thuyết khô khan,
cứng nhắc. Tuy nhiên, hoạt động thực hành không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả
mong muốn nếu chúng ta không lựa chọn được các phương pháp, cách thức phù
hợp nhằm kích thích khả năng tự tìm tòi, tự khám phá, từ đó khơi dậy tư duy, hứng
thú học tập của các em. Cho nên, rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử là một nhiệm vụ
còn nhiều khó khăn trong thực hiện.

7


Sử dụng SĐTD (còn gọi là sơ đồ, bản đồ tư duy) - một loại đồ dùng trực
quan dưới sự hướng dẫn của GV là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ hoạt
động học, giúp cho việc DHLS đạt hiệu quả, đặc biệt là rèn KNTH cho HS. Trong
DHLS, nhiều GV đã sử dụng sơ đồ hóa - một dạng của SĐTD vào dạy học để rèn
luyện các kĩ năng học tập cho HS. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan nên việc hiểu và vận dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho HS còn hạn chế
không chỉ đối với HS phổ thông nói chung mà đặc biệt là HS hệ bổ túc THPT.
HS hệ bổ túc THPT đầu vào chất lượng thấp chủ yếu do khả năng nhận thức

tư duy chậm, ý thức tự giác chưa cao, các em ham chơi, lười học... Từ thực tế đối
tượng như vậy cho nên GV dạy hệ bổ túc cũng ít đầu tư nhiều tâm huyết cho bài
học. Phần lớn các thầy cô chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức theo hướng
một chiều, chưa chú ý dạy cách học, gắn học đi đôi với các hoạt động thực hành.
HS vì chưa yêu thích lịch sử nên còn thụ động, không hứng thú học tập, thiếu khả
năng sáng tạo. Kết quả là trong các kì thi ở cấp quốc gia (thi Tốt nghiệp THPT)
những năm qua cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp bộ môn lịch sử của HS hệ bổ túc THPT
vẫn rất cao nhưng lại chưa phản ánh đúng thực trạng việc học tập lịch sử của HS.
Chính điều này cũng đang đặt ra những vấn đề về việc DHLS hiện nay đối với hệ
bổ túc THPT.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930 là một thời kì đặc biệt đã chứng
kiến những bước ngoặt vĩ đại, lớn lao trên con đường phát triển của dân tộc. Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách
mạng “như đi trong đêm tối không biết đường ra”. Đảng đã lãnh đạo nhân dân Việt
Nam tiến hành các cuộc kháng chiến thần thánh, đi hết từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác để lại cho thế hệ sau những bài học kinh nghiệm quý báu. Bởi vậy, khi học
tập giai đoạn lịch sử này, cùng với việc trang bị kiến thức thì tăng cường rèn luyện
các KNTH cho HS có ý nghĩa quan trọng giúp các em củng cố sâu sắc hơn những
tri thức về một giai đoạn lịch sử hào hùng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, hình thành
ý thức trách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ tư suy để
rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT (Vận dụng
trong dạy học khóa trình Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930) với mong muốn góp

8


một phần nhỏ vào việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng DHLS hiện nay ở
trường THPT.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Rèn KNTH trong dạy học qua sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là sơ đồ là
vấn đề đã được các nhà nghiên cứu giáo dục nói chung, các nhà nghiên cứu lịch sử
nói riêng nghiên cứu như một biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học.
Chúng tôi tìm hiểu tình hình nghiên cứu về vấn đề này qua các nguồn tài liệu.
2.1. Tài liệu nước ngoài
T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, nxb Giáo dục năm 1973, đã xem
thực hành của HS như một PPDH tích cực giúp các em hiểu sâu hơn bài học và phát
huy được tính độc lập, sáng tạo của mình. Trong tác phẩm này ông đã đề cập đến
nhiều KNTH của HS, như kĩ năng làm việc với SGK; kĩ năng học tập ở phòng thí
nghiệm, thực nghiệm; kĩ năng luyện tập, ôn tập, làm bài tập…
Cuốn “Giáo dục học” của Savin, năm 1978, đã nhấn mạnh mục đích của
công tác thực hành là để đảm bảo việc củng cố và cụ thể hóa các tri thức lý luận mà
HS đã thu nhận được, thực hiện đầy đủ hơn mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Cũng theo tác giả, việc mở rộng khối lượng các công việc thực hành trong học tập
đã thúc đẩy lý luận dạy học tìm kiếm các điều kiện để nâng cao hiệu quả của chính
các biện pháp này. Như vậy, Savin đã khẳng định rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt
động thực hành trong dạy học, song ông lại chưa đi sâu vào các vấn đề khác của
hoạt động thực hành, phân loại các dạng thực hành hoặc làm thế nào để rèn luyện
các KNTH cho HS.
M.N.Sacđacôp, trong cuốn “Tư duy của học sinh” (1970), đã đánh giá cao
vai trò của tri giác tài liệu là phương tiện trực quan đối với hoạt động tư duy. Ông
nhận định: “Tư duy diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ với tri giác…nhờ tri giác mà
ta thu nhận được thuộc tính và phẩm chất bản chất hoặc không bản chất bên ngoài”
[27; 20]. Như vậy, các tài liệu trên đã đề cập đến vấn đề thực hành ở góc độ khái
niệm, phân loại… nhưng lại chưa chỉ ra cụ thể các con đường biện pháp để rèn
luyện KNTH cho HS.
Có nhiều cách giúp HS hiểu sâu kiến thức và biết vận dụng chúng trong học
tập cũng như thực tiễn, đặc biệt là sử dụng SĐTD - bản đồ tư duy Mindmap... Khái

9



niệm SĐTD xuất hiện đầu tiên trong cuốn sách “Use your head” và cuốn “Mind
maps at work” của tác giả Tony Buzan. Cuốn sách đề cập về hoạt động của bộ não,
được thiết kế giúp chúng ta hiểu được cỗ máy sinh học của chính chúng ta, để chăm
sóc nó và để bạn giải phóng cho những khả năng phi thường mà ta có. Cuốn sách đề
cập đến vai trò, nguyên lý hoạt động của bộ não và nên sử dụng nó như thế nào để
có hiệu quả tối ưu, hay có thể ghi nhớ lâu hơn, đọc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đó
chính là SĐTD với cơ chế hoạt động dựa trên hình ảnh và mạng lưới liên tưởng có
khả năng phát huy tối đa tiềm năng của bộ não, từ đó thấy được vai trò quan trọng
của nó trong học tập và trong đời sống. SĐTD không chỉ có tác dụng với mỗi cá
nhân mà nó còn phát huy được sức mạnh của tập thể. Đến giữa thập kỷ 70 của thế kỉ
XX, Tony Buzan và các cộng sự đã truyền bá kỹ xảo về SĐTD cho nhiều cơ quan
quốc tế cũng như các học viện giáo dục. Hiện nay, ước tính có trên 500 tập đoàn và
250 triệu người sử dụng phương pháp bản đồ tư duy của Tony Buzan. Bản thân tác
giả cũng đã nhiều lần sang Việt Nam để phổ biến cách vẽ và vận dụng bản đồ tư
duy.
Viết về vai trò của tư duy và hoạt động thực hành, trong cuốn“Chuẩn bị giờ
học lịch sử như thế nào” của tác giả N.G.Đai ri do Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao
Lũy dịch, Nxb Giáo dục Hà Nội 1973 đã khẳng định học là để giáo dục nên không
thể dừng lại ở mức độ học thuộc lòng. Ông cho rằng kiến thức khi HS vận dụng thì
được củng cố và là công cụ phát triển,công cụ giáo dục và công cụ thu nhận kiến
thức mới, chúng trở thành phương pháp nhận thức hiện tượng của đời sống xã hội.
Do đó, trong giờ học lịch sử cần phải kích thích các hoạt động tư duy độc lập của
HS bằng cách khuyến khích các em thực hành các bài tập nhận thức. Đây là một cơ
hội tốt để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ông nhấn mạnh “Tính cụ
thể, tính hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi chúng cho phép hình dung
lại quá khứ” [28; 25].
Trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào”
(1976) I.F.Khar-la-mốp đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng

trực quan trong DHLS ở trường phổ thông: “Việc dạy học trực quan không những
làm cho quá trình học tập thêm sinh động, nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân
tích, tập cho các em nhìn thấy bản chất của sự kiện, ẩn sau các hình thức và biểu

10


hiện bên ngoài, kích thích tính ham hiểu biết cho các em” [25; 105-106]. Ông còn
cho rằng HS phải tự khám phá kiến thức cho bản thân dù chỉ là “khám phá lại”. Sự
khám phá này phải thông qua thực hành giải các bài tập chứ không phải chỉ là học
thuộc lòng “học tập là quá trình nhận thức tích cực trong đó có bước ôn tập kiến
thức đã học, đào sâu, hệ thống hoá kiến thức. Việc học tập ở nhà của học sinh hay
việc ôn tập bài cũ có ý nghĩa tích cực không chỉ với việc phát huy tính tích cực của
học sinh mà còn giúp các em củng cố, nắm vững kiến thức” [25; 68]. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra là GV cần lựa chọn nội dung, tổ chức các hoạt động thực hành ôn tập
sao cho HS có thể phát huy tính sáng tạo và nắm vững kiến thức cơ bản nhất, như
làm bài tập thực hành, trả lời câu hỏi, tóm tắt kiến thức cơ bản về sự kiện lịch sử...
Có thể nhận thấy cả N.G.Đai ri và I.F.Khar-la-mốp đã đề cập đến việc rèn
KNTH qua làm bài tập lịch sử của HS, song chưa đi sâu vào bản chất, chỉ rõ tính
toàn diện của các biện pháp rèn luyện KNTH cụ thể mà chỉ dừng lại ở việc khẳng
định vị trí quan trọng của bài tập nhận thức đối với việc phát triển tư duy độc lập
của HS. N.G. Đai ri đã đề cập đến một biện pháp thực hành - để củng cố kiến thức
bài học, ông dừng lại ở việc nhắc tới vị trí quan trọng của bài tập nhận thức đối với
sự phát triển tư duy độc lập của HS. I.F.Khar-la-mốp thì cho rằng, làm các bài tập
thực hành chính là phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử qua sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ”
các tác giả M.B. Kô-rô-cô-va, Stu-đen-nhi-kin đã nêu rõ để đạt hiệu quả trong dạy
học, GV nên giao các nhiệm vụ học tập cần được xây dựng dựa trên các mục tiêu
dạy học rõ ràng, định hướng đến các năng lực đầu ra của HS như năng lực tái hiện
và tái tạo lại các biểu tượng lịch sử; năng lực phân tích, xử lý các nguồn thông tin;

năng lực tư duy logic, tư duy niên đại với các nguồn tư liệu lịch sử; năng lực sơ đồ
hoá; năng lực đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử ... Ngoài ra, tác giả cũng nhấn
mạnh việc ôn tập, củng cố thông qua hình thức giao bài tập cho HS. Các tác giả đã
đưa ra các loại bài tập có tính chất thực hành như bảng biểu, sơ đồ hình vẽ trong dạy
học và cho rằng GV khi hướng dẫn, giao bài tập cho HS cần lưu ý tới khả năng của
các em sao cho vẫn đảm bảo nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản nhưng phải phân
hoá được trình độ nhận thức của HS.

11


Như vậy, từ các tài liệu giáo dục học và giáo dục lịch sử chúng tôi nhận thấy
các tác giả nước ngoài đã t ập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề chung có
tính chất lý luận về thực hành từ quan niệm, vai trò, ý nghĩa, cách phân loại các
KNTH nhưng làm thế nào để rèn luyện KNTH cho HS thì hầu như chưa được đề
cập đến. Tuy nhiên, vấn đề mà các nhà nghiên cứu đề cập về thực hành trong dạy
học chính là những gợi ý, định hướng giúp chúng tôi giải quyết những vấn đề mà đề
tài đặt ra.
2.2. Tài liệu trong nước
Việc hướng dẫn HS thực hành trong học tập qua đó phát triển tư duy người
học cũng được các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử nước nhà coi trọng. Trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng thì đổi mới
PPDH là một nhân tố quan trọng. Vấn đề đổi mới PPDH lấy HS làm trung tâm đang
được đề cập đến ở hầu hết các sách, các tài liệu giáo dục. Nói đến việc phát huy tính
tích cực của HS trong học tập lịch sử, các tác giả đã bàn đến công tác thực hành ở
nhiều mức độ khác nhau, từ giải bài tập đến làm các đồ dùng trực quan và làm việc
với đồ dùng trực quan.
Tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn “Giáo dục học” (2000) đã chỉ ra 5
khâu để tiến hành một QTDH đối với một bài học cụ thể: Giáo viên đề xuất nhiệm
vụ học tập; tổ chức cho học sinh nhận thức tài liệu mới; hệ thống hóa tài liệu đã

học; vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập thực hành; kiểm tra lại các kết
quả học tập. Các khâu này được sắp xếp theo trình tự và được vận dụng một cách
linh hoạt. Trong đó, khâu vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập thực hành
có mối quan hệ chặt chẽ với các khâu khác, tạo nên một quá trình dạy học thống
nhất [23; 68]. Khâu này có thể tiến hành ở đầu, cuối hoặc kết thúc mỗi mục để củng
cố kiến thức của bài học.
Các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” tập I,
Nxb Giáo dục 1987 nhấn mạnh một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy
học là nhất định phải gắn tri thức HS đã được tiếp nhận với thực tiễn bằng những
hoạt động cụ thể. Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với
thực tiễn, qua đó tổng hợp được các tri thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo của HS. Quá trình
thực hành này phải được củng cố thường xuyên thì chúng mới tồn tại một cách
vững chắc.

12


Cuốn “Đồ dùng trực quan trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp
II-III” (1975), của các tác giả Phan Ngọc Liên, Phạm Kỳ Tá đã trình bày hệ thống
đồ dùng trực quan, về vai trò, ý nghĩa, đặc trưng của các loại đồ dùng trực quan
trong DHLS và đưa ra các nguyên tắc chọn, sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Trong
đó sử dụng sơ đồ được xem là một biện pháp để phát triển tư duy, rèn luyện các
KNTH cho HS.
Cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử” (2009), Nguyễn
Thị Côi (chủ biên) đã dành một chương khá chi tiết viết về rèn luyện kĩ năng xây
dựng và sử dụng đồ dùng trực quan trong đó có sử dụng sơ đồ để diễn tả một sự
kiện lịch sử giúp HS nắm vững sự kiện lịch sử đó. Đây cũng là một KNTH cần rèn
luyện cho HS nhằm phát triển năng lực nhận thức toàn diện của các em.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập II của Nxb Đại học sư
phạm (tái bản năm 2009) do GS.TS Phan Ngọc Liên (chủ biên) đã đề cập đến cả hai

nội dung về rèn KNTH “phải gắn học với hành để phát huy vai trò chủ thể của HS
trong nhận thức, khắc phục cách học giáo điều, nhồi sọ “…đồ dùng trực quan góp
phần to lớn nâng cao chất lượng kì học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ với hiện tại” [8; 44] và SĐTD trong dạy học.
Theo các tác giả thì thực hành sẽ giúp HS có cơ sở, định hướng để suy nghĩ, hiểu
sâu những kiến thức đã học, khám phá kiến thức mới, vận dụng những hiểu biết vào
cuộc sống. Công cụ quan trọng để thực hiện được điều đó chính là đồ dùng trực
quan, sơ đồ trực quan.
Trong cuốn sách “Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học”, Dự án Việt Bỉ và cuốn “Phương pháp dạy học - Truyền thống và hiện đại”
của tác giả Thái Duy Tuyên đã đề cập khá chi tiết việc sử dụng SĐTD để rèn luyện
KNTH cho HS nhằm phát huy tính tích cực học tập của các em.
Cùng với các tài liệu giáo dục học và giáo dục lịch sử, vấn đề thực hành còn
được đề cập trong nhiều bài viết trên các tạp chí, tiêu biểu là:
Tác giả Trần Đức Minh - Đặng Công Lộng với bài viết “Thực hành trong
môn lịch sử”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6/1994, trình bày một cách vắn tắt sự
cần thiết phải thực hành trong môn lịch sử, nêu lên những công việc cụ thể khi làm
thực hành lịch sử và đi đến nhận định: giải quyết tốt việc thực hành trong môn lịch

13


sử là tuân thủ nghiêm túc phương pháp luận về mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai.
Đồ dùng trực quan rất phong phú, sinh động có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ
theo đúng yêu cầu, mục tiêu đào tạo, gắn cuộc sống với thực tại, biến kiến thức
trong sách thành các giá trị thực tế về tri thức văn hóa, bồi dưỡng lòng tự tôn, tự hào
dân tộc, biết ơn tổ tiên và những truyền thống vẻ vang của dân tộc. Cho nên, việc sử
dụng đồ dùng trực quan trong DHLS đã trở thành một việc làm tương đối thường
xuyên đối với GV để phát huy tính tích cực, chủ động của HS đặc biệt là việc rèn

luyện các KNTH.
Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhiều sản phẩm phần mềm
công nghệ viết về SĐTD đã xuất hiện. Cuốn “How to mind map” - Lập bản đồ tư
duy – của Nhà xuất bản Lao động Xã hội - 2008, Nguyễn Thế Anh dịch viết về
SĐTD của tác giả Tony Buzan đã nói rất rõ về vai trò, ý nghĩa và cách lập bản đồ tư
duy. Cuốn “Thiết kế bản đồ tư duy dạy học môn toán” của TS. Trần Đình Châu,
Đặng Thị Thu Thủy hướng dẫn rất chi tiết về cách sử dụng SĐTD cũng như đưa ra
nhiều ví dụ cụ thể đối với môn học này. Đây là những gợi ý giúp cho GV và HS phổ
thông dạy học tốt môn Toán.
Đã từng có nhiều sách tham khảo về dạy học nhưng có lẽ chưa có một bộ
sách được xem như là một công cụ hướng dẫn dành cho cả GV, sinh viên sư phạm,
HS và phụ huynh; có thể áp dụng được cho tất cả các môn học, giúp bồi dưỡng HS
giỏi cũng như phụ đạo HS học yếu; đặc biệt hướng dẫn cách học ở lớp và tự học ở
nhà, khích lệ HS hào hứng học tập. Cho nên, bộ sách gồm 4 cuốn Dạy học bằng
bản đồ tư duy do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành là một bộ sách công cụ
hay như thế. Cho nên, cần tiếp thu lý luận của các cuốn sách này để vận dụng
SĐTD trong DHLS ở trường phổ thông.
Bên cạnh đó còn rất nhiều bài viết về SĐTD: “Sử dụng bản đồ tư duy – một
biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán” của tác giả Trần Đình Châu
(Tạp chí Giáo dục, kì 2 tháng 9/2009); “Cách sử dụng phần mềm bản đồ tư duy”
của Đặng Thu Thủy, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 51, tháng 11/2009; “Rèn luyện kỹ
năng học tập môn lịch sử cho học sinh bằng bản đồ tư duy” của Nguyễn Mạnh
Hưởng, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 75, tháng 11/2011…

14


Sử dụng SĐTD trong dạy học là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam, cho nên viết về
việc sử dụng SĐTD trong dạy học nói chung, DHLS nói riêng chưa được để cập
nhiều, song đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu việc sử dụng SĐTD

trong dạy học. Tiêu biểu như “Sử dụng phần mềm Mind Manager trong dạy học các
bài ôn tập, sơ kết lịch sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)” của Phan Thị Tuyền,
Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011; “Sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học bài “Mắt và các dụng cụ quang” - Vật lý 11 nâng cao nhằm
nâng cao sự hứng thú học tập, chủ động, sáng tạo của học sinh” - Liễu Văn Toàn
(Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học Giáo dục); “Vận dụng bản đồ tư duy để
giảng dạy các bài văn học sử trong chương trình Ngữ Văn THPT” - Nguyễn Thị
Mai Hương (Khóa luận tốt nghiệp, khoa Sử, Đại học Giáo dục)…
Như vậy, các cuốn sách, bài viết, khóa luận này đã cố gắng phác họa con
đường, biện pháp sử dụng SĐTD qua dạy học những bài học của các môn học cụ
thể trong đó có môn học lịch sử. Các tài liệu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu
ứng dụng SĐTD cho hoạt động dạy mà chưa nghiên cứu cụ thể về việc hỗ trợ hoạt
động học, đặc biệt là KNTH của HS nhất là HS hệ bổ túc THPT. Song những công
trình nghiên cứu trên chính là những tư liệu gợi ý định hướng nghiên cứu cho chúng
tôi khi thực hiện đề tài.
Thực tế, ở trường phổ thông hiện nay một số GV đã sử dụng SĐTD trong
dạy học. Tiêu biểu như thầy Hoàng Đức Duy - Trung tâm giáo dục thường xuyên
Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng
phương pháp này đối với HS hệ bổ túc THPT; hay thầy Trần Huy Đoàn, GV dạy
lịch sử Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) về việc ôn tập môn lịch
sử bằng phương pháp SĐTD… Từ thực tiễn dạy học, kết hợp khảo cứu các bài viết
trên các báo, tạp chí (Tài hoa trẻ, Tạp chí giáo dục…) đã chỉ ra một số đặc trưng cơ
bản của việc sử dụng SĐTD, các ứng dụng cụ thể của SĐTD vào môn dạy của
mình. Tuy nhiên, các bài viết này vẫn chỉ mang tính khái quát, lẻ tẻ và chưa có hệ
thống rõ ràng.
Như vậy, việc sử dụng SĐTD (sơ đồ, bản đồ tư duy) - một loại đồ dùng trực
quan trong dạy học để rèn luyện KNTH, hướng dẫn HS học tập qua đó phát triển tư
duy người học đã được các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử nước ngoài và trong nước

15



coi trọng, đề cập đến trong các tài liệu giáo dục học, giáo dục lịch sử, các sách
chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí, khóa luận, luận văn, luận án... Đây được
xem là một trong những biện pháp có hiệu quả để rèn luyện KNTH cho HS trong
học tập lịch sử. Tuy nhiên, sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH cho đối tượng HS hệ
bổ túc THPT thì chưa được nguồn tài liệu nào đề cập đến. Vậy, làm thế nào sử dụng
SĐTD để rèn luyện KNTH phù hợp với HS hệ bổ túc THPT? Đây là đòi hỏi đặt ra
trong đề tài chúng tôi cần giải quyết.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Khẳng định quan niệm đúng đắn, vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng SĐTD để
rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT trong dạy học khóa trình
lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930. Từ đó, đề tài xác định các biện pháp sử
dụng SĐTD để rèn KNTH bộ môn lịch sử phù hợp với HS hệ bổ túc THPT.
3.2. Nhiêm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn

lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT thông qua các nguồn tài liệu tâm lý học, giáo dục
học và các căn cứ khoa học để hoàn thiện một số vấn đề lí luận về vấn đề này.
-

Khảo sát thực trạng việc sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch

sử cho HS hệ bổ túc THPT trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 1930, qua đó khái quát thực trạng việc rèn luyện KNTH lịch sử cho HS hệ bổ túc

THPT hiện nay.
- Tìm hiểu chương trình, SGK lịch sử hệ bổ túc lớp 12, phần lịch sử Việt
Nam giai đoạn từ 1919 - 1930.
- Xác định, đề xuất các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ
môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT.
4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ
túc THPT qua dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930 (chương
trình chuẩn).

16


4.2. Phạm vi nghiên cứu
bộ

Nôịdung nghiên cứu của đềtài làs ử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH

môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT theo chương trinh,̀ SGK lịch sử hiêṇ hành.
-

Do thời gian có hạn, trong đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất

các biện pháp sử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ túc
THPT qua dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1930 (chương trình
chuẩn) ở trường Trung cấp Kỹ thuật Vĩnh Phúc.

5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề lí luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành trong giáo dục và
đào tạo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
sử

Tìm hiểu tài liêụ Giáo ducc̣ hocc̣ , Giáo dục l ịch sử, tâm lý học vềvi ệc

dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ túc THPT.
Nghiên cứu nôịdung khoátrinh̀ l ịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1919 - 1930
lớp 12 hệ bổ túc THPT.
-

Tiến hành điều tra thưcc̣ tiêñ thông qua khảo sát , phỏng vấn trực tiếp GV và

HS vềtinh̀ hinh̀ s ử dụng SĐTD để rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử cho HS hệ bổ
túc THPT bằng phát phiếu điều tra, dư gc̣ iờ, quan sát...
-

Khái quát lí luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp sử dụng SĐTD để

rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử và tiến hành thưcc̣ nghiêṃ sư phaṃ đểkiểm chứng
hiêụ quảcủa các bi ện pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng DHLS cho HS hệ bổ
túc THPT.
-

Sử dungc̣ phương pháp thống kê toán hocc̣ vàcác thành tưụ của công nghê c̣


thông tin đểxử lýkết quảthưcc̣ nghiêṃ.
6.

Đóng góp của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:
Vềlí luâṇ : Góp phần làm phong phú lí luận PPDH lịch sử ở trường p hổ

thông vềvấn đềs ử dụng SĐTD - một loại đồ dùng trực quan để rèn luyện KNTH


17


cho HS hệ bổ túc THPT. Đồng thời, giúp cho bản thân và các đồng nghiệp có thêm
những hiểu biết lý luận về một PPDH hiệu quả.
Vềthưcc̣ tiêñ: Kết quảnghiên cứu của đềtài là những gợi ý, tham khảo bổich́
trước hết cho GV vàHS hệ bổ túc THPT trong viêcc̣ tự rèn luyện KNTH bộ môn lịch
sử thông qua sử dụng SĐTD để đạt được mucc̣ tiêu giáo ducc̣.
7. Giả thuyết khoa học: có thể phát huy tính tích cực học tập cho HS hệ bổ túc
THPT, nâng cao chất lượng DHLS nếu vận dụng các biện pháp sử dụng SĐTD để
rèn luyện KNTH bộ môn lịch sử mà đề tài đa đ ̃ ề xuất.
8.

Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung chính

của luận văn được trình bày trong 2 chương
Chương 1. Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn lịch
sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông - Lí luận và thực tiễn
Chương 2. Các biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kĩ năng thực

hành bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc trung học phổ thông (Vận dụng vào dạy
học khóa trình lịch sử Việt Nam từ 1919-1930)

18


CHƢƠNG 1
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH
BỘ MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH HỆ BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng sơ đồ tƣ duy để rèn luyện kĩ năng thực hành
bộ môn lịch sử cho học sinh hệ bổ túc THPT
1.1.1. Cơ sở xuất phát
* Mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử
Chúng ta đang sống trong xã hội với sự bùng nổ của tri thức khoa học và
công nghệ. Tốc độ thông tin, nhu cầu luân chuyển tri thức diễn ra dữ dội và ngày
càng quyết liệt hơn trong cuộc vận hành của cơ chế thị trường. Thế giới đã có sự
thay đổi cả về chất và lượng do sự phát triển mạnh mẽ của của khoa học, kỹ thuật,
thông tin và công nghệ sinh học tạo ra những bước đột phá quan trọng trong đời
sống xã hội. Đứng trước sự thay đổi mau lẹ của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ
về lượng thông tin trên toàn cầu nên đặt ra yêu cầu đối với ngành giáo dục và nhà
trường phải đào tạo và bồi dưỡng ra các thế hệ HS có năng lực mới đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ mới mà đời sống xã hội đặt ra. Để làm được điều đó, không có
con đường nào khác là ngành giáo dục phải cố gắng phát huy hết nội lực của bản
thân người học, kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
Chiến lược phát triển giáo dục (2001 - 2002) đã chỉ rõ một trong những giải
pháp thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giáo dục,
chuyển việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng, trò ghi sang hướng người học
chủ động tư duy tiếp nhận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu

nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp phát triển
được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường được tính chủ động, tính tự chủ của bản
thân. Tiếp đó, trong điều 2, Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2010 có nêu “Đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm
mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10]. Từ mục tiêu chung của
giáo dục, mục tiêu của giáo dục THPT được cụ thể hóa trong Điều 27, mục 2,

19


chương 2, Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2010 như sau: “Giáo dục THPT nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở,
hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và
hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát
triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động” [10].
Để thực hiện được mục tiêu này, Đảng đã chỉ rõ cần phải đổi mới phương
pháp dạy và học ở tất cả các cấp học và áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại
để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Những
chính sách về giáo dục của Đảng đã tạo nên động lực bên ngoài tác động vào hệ
thống giáo dục, tạo cơ sở cho các động lực bên trong “được tạo nên do sự tác động
qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học” có cơ hội phát triển. Với nhận thức như
vậy, Đảng ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm - nhân tố cơ bản tạo nên mọi sự
phát triển của kinh tế - xã hội, xem con người “là sản phẩm tổng hợp do toàn xã
hội tạo ra, trong đó giáo dục - đào tạo có vai trò trách nhiệm cực kỳ quan trọng
nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân
tài” [21]. Do đó, trong quá trình học tập HS không chỉ đơn thuần học hỏi, tiếp thu
các kiến thức cơ bản mà còn phải gắn liền với thực tiễn, thực hành. Đây là năng lực

không thể thiếu để các em tự hoàn thiện mình và hòa nhập với xu thế phát triển
chung của thế giới. Bởi vậy, rèn luyện KNTH cho HS không chỉ đáp ứng được xu
thế phát triển tất yếu của lịch sử mà nó còn góp phần thực hiện các mục tiêu,
nguyên lý, tính chất giáo dục, đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực
tiễn “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng.
Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [11, 496]. Đặc biệt, đối với
HS dù học ở hệ nào (chính qui, giáo dục thường xuyên hay bổ túc) ở cấp THPT cấp học cuối cùng có nhiệm vụ phải hoàn thành việc trang bị nguồn kiến thức cơ
bản, các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, trong đó có KNTH đủ để HS có thể học tiếp,
hoặc tham gia vào đời sống sản xuất.
Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào để rèn KNTH cho HS luôn là câu hỏi
thường xuyên của mỗi người thầy khi dạy học ở các hệ đào tạo để đạt hiệu quả cao

20


nhất. Với bộ môn lịch sử do đặc trưng của tri thức lịch sử là không được quan sát
các sự kiện, hiện tượng nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất lớn trong QTDH
“Nó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học nhờ có những biểu tượng cụ thể, rõ ràng,
đồng thời phát triển tư duy trực quan hình tượng, trí nhớ cho HS” [15; 53]. J.A.
Comenxki (1592-1670) - nhà giáo dục kiệt suất người Tiệp Khắc đã coi nguyên tắc
trực quan là “nguyên tắc vàng ngọc” cho GV. Ở nước ta, dạy học bằng trực quan,
trong đó có sử dụng sơ đồ hóa đã được đề cập đến từ rất lâu trong chiến lược phát
triển giáo dục đào tạo và được các GV sử dụng một cách thường xuyên trong
QTDH nói chung và đối với môn lịch sử nói riêng. Ngày nay, để phù hợp với xu thế
phát triển chung của thời đại thì việc kết hợp giữa sơ đồ - SĐTD và việc rèn KNTH
một cách nhuần nhuyễn sẽ đáp ứng yêu cầu cơ bản mà mục tiêu giáo dục đặt ra.
* Nhiệm vụ của bộ môn
Bộ môn lịch sử ở trường THPT đem lại những tri thức cơ bản về quá khứ,
văn hóa dân tộc và có tính khái quát cao. Cùng với các môn học khác, lịch sử là một

môn khoa học, ít nhiều có tính nghệ thuật trong việc giáo dục và hình thành nhân
cách cho HS. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ở trường THPT được xây dựng trên cơ
sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm đường lối của Đảng về sử học và giáo
dục và căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử;
yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Đặc biệt, Lịch sử Việt Nam
từ 1919-1930 – giai đoạn mở đầu thời kỳ mới, có tính bao quát, có vai trò quan
trọng trong việc phát triển toàn diện HS. Dựa vào mục tiêu giáo dục, môn lịch sử
phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Về kiến thức


trường phổ thông, việc DHLS trước hết phải nhằm cung cấp những kiến

thức cơ bản của khoa học lịch sử để tiến hành việc giáo dục tư tưởng, phẩm chất
đạo đức và bồi dưỡng khả năng nhận thức, hành động cho HS. Con đường hình
thành tri thức lịch sử ở trường THPT là cung cấp những kiến thức cơ bản, bao gồm
sự kiện, nhân vật tiêu biểu, thời gian, không gian, các khái niệm, thuật ngữ những
hiểu biết về quan điểm lí luận đơn giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu
và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình độ HS, giúp các em có được biểu tượng
chân thực về quá khứ và vận dụng nó vào cuộc sống. Đồng thời, còn giúp HS hiểu

21


được mục tiêu, cấu trúc, nội dung cơ bản của chương trình môn lịch sử ở trường
THPT; trình bày và phân tích được các sự kiện lịch sử theo hướng phát huy tính tích
cực của HS; nắm được các kiến thức lịch sử thông qua các hình ảnh, biểu tượng;
trình bày được khái niệm, vận dụng các tri thức lịch sử để làm bài tập thực hành và
vào cuộc sống.
Về kĩ năng

Đây là một vấn đề quan trọng của DHLS trong việc thực hiện nguyên lý giáo
dục của Đảng và nhà nước về “học đi đôi với hành” phát huy tính tích cực, phát
triển trí thông minh, sáng tạo và nhiều năng lực khác của HS. Để thực hiện được
nhiệm vụ này GV phải lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp trong giảng
dạy từng bài, từng phần, từng nội dung nhằm đạt được mục tiêu dạy học và rèn các
kỹ năng cho HS. Rèn luyện cho HS các năng lực nhận thức, trong đó quan trọng
nhất là tư duy và thực hành trên cơ sở hoàn chỉnh, nâng cao những năng lực đã hình
thành ở THCS, bao gồm:
- Bồi dưỡng tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích,
đánh giá, so sánh, liên hệ và rút ra kết luận.
-

Rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành bộ môn như sử dụng SGK, tài liệu

tham khảo, kỹ năng làm bài tập, kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng trình bày
nói và viết, sử dụng đồ dùng trực quan, hoạt động nhóm, những hoạt động ngoại
khóa của môn học, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay…
Về thái độ
Qua từng bài học, từng phần, từng chương, từng khóa trình và cả chương
trình của cấp học, trên cơ sở nội dung kiến thức cụ thể, theo quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để
bồi dưỡng thái độ, tình cảm, hình thành tư tưởng cho HS. Qua đó nhận thức được
nhu cầu đòi hỏi sự năng động, sáng tạo; thấy rõ trách nhiệm không ngừng học tập,
nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và cải tiến phương pháp giảng dạy.
Bởi vì, tri thức lịch sử HS được tiếp nhận không chỉ có tác dụng giáo dục trí tuệ mà
còn có tác dụng tới cả thái độ tình cảm, tư tưởng, góp phần đào tạo con người Việt
Nam toàn diện.

22



Để thực hiện mục tiêu dạy học của bộ môn thì PPDH ở trường phổ thông
cũng phải được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của HS, đặc biệt là tư
duy độc lập để các em chủ động lĩnh hội kiến thức, mang lại hứng thú học tập. Có
nhiều biện pháp để thực hiện việc đổi mới cách dạy và cách học theo định hướng
trên, trong đó việc rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học bộ môn đóng một vai trò
quan trọng. Thông qua dạy học, nội dung giáo dục của bộ môn lịch sử gồm:
sự

Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, có niềm tin vững chắc vào

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, noi gương các thế hệ cha anh đi trước, phấn
đấu học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ đất nước.
-

Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc; có

ý thức làm nghĩa vụ công dân, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân
tộc, có năng lực và trình độ khoa học nhất định, hình thành những phẩm chất cần
thiết trong cuộc sống có thể thích nghi với mọi điều kiện.
-

Có tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập,

tự do, hòa bình, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội.
Như vậy, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không chỉ cung cấp cho HS
những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm
đúng đắn và phát triển toàn diện cho các em. Sử dụng SĐTD để rèn KNTH cho HS
hệ bổ túc THPT là một trong những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trên.
* Đặc trưng của kiến thức lịch sử

Trong QTDH, mỗi môn học đều có những đặc trưng riêng biệt để góp phần
thực hiện các mục tiêu mà giáo dục đề ra. Bộ môn lịch sử với tư cách là một khoa
học cũng mang những đặc trưng riêng.
Thứ nhất, việc nhận thức kiến thức lịch sử đảm bảo tính quá khứ: Trong khi
các môn khoa học tự nhiên đều nghiên cứu những “cái hiện có” và cái đang tồn tại
thì lịch sử là toàn bộ những gì xảy ra trong quá khứ gắn liền với sự vận động, phát
triển không ngừng của xã hội loài người. Kiến thức lịch sử không thể trực tiếp quan
sát, tìm hiểu mà chỉ có thể nhận thức các sự kiện thông qua các tư liệu, di tích, bảo
tàng… Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất so với các môn học khác.
Thứ hai, việc nhận thức kiến thức lịch sử đảm bảo tính không lặp lại: Tri
thức lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại về thời gian và cả không gian. Mỗi

23


×