Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Sự tiếp cận thông tin của phụ nữ và sức khỏe của trẻ em dưới 5 tuổi ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ PHƯƠNG

SỰ TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA PHỤ NỮ VÀ
SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ PHƯƠNG

SỰ TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA PHỤ NỮ VÀ
SỨC KHỎE CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VÕ TẤT THẮNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Sự tiếp cận thông tin của phụ nữ và sức khỏe trẻ em
dưới 5 tuổi ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Võ Tất Thắng, không sao chép từ các công trình nghiên cứu của cá nhân
nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn từ các nghiên cứu khác đều có nguồn
gốc rõ ràng và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các dữ liệu sử dụng trong
luận văn được thu thập từ Bộ dữ liệu MICS4.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nghiệm trước Hội đồng khoa học nếu có sự tranh
chấp hay bị phát hiện có hành vi không trung thực liên quan đến nội dung bài nghiên
cứu này.
Học viên thực hiện

Phạm Thị Phương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 8
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ................................................... 5
1.6 Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................ 7
2.1 Tổng quan lý thuyết có liên quan .......................................................................... 7
2.2 Những yếu tố tác động đến việc phụ nữ tiếp cận thông tin .................................. 8
2.3 Tác động của phụ nữ đến các nhân tố có liên quan đến sức khỏe của trẻ em..... 11
2.4 Tổng quan về tình trạng sức khỏe của trẻ em Việt Nam..................................... 15
2.4.1 Tỷ suất tử vong ở trẻ em ............................................................................... 15
2.4.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ...................................................................... 19
2.4.3 Tỷ lệ suy tiêm chủng ở trẻ em ...................................................................... 22


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28
3.1 Mô hình và các biến ............................................................................................ 28
3.1.1 Mô hình ....................................................................................................... 288
3.1.2. Giải thích các biến .................................................................................... 299
3.2 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 31
3.3 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỰC CHỨNG ............................................................ 35
4.1 Thống kê mô tả.................................................................................................... 35
4.2. Kết quả hồi quy .................................................................................................. 40
4.3 So sánh ................................................................................................................ 48
4.4. Kiểm định giả thuyết .......................................................................................... 49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................... 51
5.1 Nhận xét .............................................................................................................. 51
5.2 Hạn chế ................................................................................................................ 52
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Từ viết tắt

Ý nghĩa Tiếng Việt – Tiếng Anh

1

MICS

Bộ chỉ số điều tra ở Việt Nam khảo sát

2

MOH

Bộ Y tế

3

TCTK

Tổng cục thống kê

4

THCS


Trung học cơ sở

5

THPT

Trung học phổ thông

6

THCN

Trung học chuyên nghiệp

7

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc

8

UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hợp quốc

9

UNICEF


Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc

10

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ suất tử vong của trẻ trong những năm đầu đời (trên 1000 trẻ sinh ra
sống)
Bảng 2.2 Tỷ suất tử vong của trẻ những năm đầu đời theo các đặc trưng nhân khẩu
và kinh tế xã hội (trên 1000 trẻ sinh ra sống)
Bảng 2.3 Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 5 tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở
rộng (TCMR)
Bảng 2.4 Kết quả tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi năm 2012-2014
Bảng 3.1 Các biến liên quan đến nghiên cứu
Bảng 4.1 Trung bình, độ lệch chuẩn, tối thiểu và tối đa của Child_weight từ MICS
Bảng 4.2 Trung bình, độ lệch chuẩn, tối thiểu và tối đa của Dead_child từ MICS
Bảng 4.3 Trung bình, độ lệch chuẩn, tối thiểu và tối đa của Sick từ MICS
Bảng 4.4 Phần trăm sự tiếp cận thông tin từ máy tính
Bảng 4.5 Phần trăm sự tiếp cận thông tin từ sử dụng điện thoại
Bảng 4.6 Phân phối thu nhập gia đình
Bảng 4.7 Phần trăm hộ gia đình sử dụng nước an toàn
Bảng 4.8 Ứớc lượng tác động sự tiếp cận thông tin của phụ nữ và cân nặng của trẻ
em
Bảng 4.9 Ước lượng tác động sự tiếp cận thông tin của phụ nữ và tử vong của trẻ em
Bảng 4.10 Ước lượng tác động sự tiếp cận thông tin của phụ nữ và ốm/bệnh của trẻ

em
Bảng 4.11 Kiểm định giả thuyết và kiểm định đa cộng tuyến


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ suất tỷ vong của trẻ em dưới 5 tuổi theo khu vực và nhóm mức sống,
MICS Việt Nam, 2014 (tính trên 1000 trẻ sinh ra sống)
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam năm 2008-2015
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em năm 2014-2015 theo nhóm tuổi
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ năm 2014-2015 theo khu vục
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ được tiêm chủng của trẻ em dưới 1 tuổi năm 2012-2015
Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng năm 2015


TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, việc tiếp cận truyền thông, sử dụng điện thoại di
động, sử dụng máy tính và internet đã trở thành một trong những phương tiện phổ
biến nhất để tìm kiếm nguồn thông tin liên quan đến sức khỏe cho người sử dụng.
Mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn này nhằm mục đích kiểm tra mối liên hệ giữa
việc tiếp cận thông tin của phụ nữ và sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam. Dữ liệu được
lấy từ Bộ chỉ số điều tra ở Việt Nam khảo sát (MICS) của Tổng cục Thống kê Việt
Nam (TCTK), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên Hợp
quốc (UNFPA). Kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng tiêu
cực và tích cực của các yếu tố đã đặt ra có liên quan đến sức khỏe của trẻ em. Cùng
với các lý thuyết, nghiên cứu, giải thích các biến có liên quan về sức khỏe của trẻ em,
ngoài ra, đã nói tới cách giả thuyết của các biến, hạn chế về thông tin nghiên cứu,
cùng với kết luận và hướng tới các giả thuyết mới của các yếu tố có ảnh hưởng đến
sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, họ có thể cung cấp môi trường tốt hơn cho gia đình họ
và con cái của họ.

Từ khóa: thông tin, phụ nữ, sức khỏe, trẻ em.


ABSTRACT
In recent years, access to communication, the use of mobile phones, the use
of computers and the internet has become one of the most popular mean to find
health-related information for users. The objective of this paper is to examine the link
between women's access to information and the health of children in Vietnam. Data
were taken from the Vietnam Survey Index Multiple Indicator Cluster Surveys
(MICS) of the General Statistics Office of Vietnam (GSO), United Nations
International Children's Emergency Fund (UNICEF) and the United Nations
Population Fund (UNFPA). The empirical results of the study show that the negative
and positive effects of the posed factors related to children’s health. Along with the
theories, researches, explanations related to children's health, in addition, talked about
how the hypotheses of the variables, limitations on research information, along with
conclusions and directions to new hypotheses that affect children's health. Therefore,
they can provide a better environment for their families and their children.
Keywords: information, women, health, children.


1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Vấn đề suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em là tình trạng phổ biến ở các nước đang
phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới-WHO ước tính trong tổng số khoảng 159 triệu trẻ
em trên toàn cầu, có gần 23.8% số trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và có 90% trẻ em
bị suy dinh dưỡng thấp còi trên thế giới tập trung ở 36 nước, trong đó có Việt Nam
(WHO, 2015). Hiện nay, Việt Nam vẫn còn tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhất
là ở các vùng nông thôn, khu vực miền núi, vùng các dân tộc thiểu số; mặc dù có
những cải thiện đáng kể trong một số chỉ số sức khỏe với sự tăng trưởng kinh tế phù

hợp của đất nước. Các kết quả điều tra từ bài nghiên cứu của nhiều tác giả trong giai
đoạn năm 1990-2004 cho thấy ở ba thể trạng như nhẹ cân, thấp còi và gầy còm thì
khu vực thành phố đều thấp hơn khu vực nông thôn, khu vực miền núi cao cách biệt
các khu vực khác; theo báo cáo kết quả nghiên cứu năm 2004 cho thấy tỷ lệ trẻ nhẹ
cân, thấp còi, gầy còm tương ứng cho từng khu vực như đối với khu vực thành phố
trẻ nhẹ cân là 40,6%, thấp còi là 44,4%, gầy còm là 9,2%; đối với vùng nông thôn
với tỷ lệ trẻ nhẹ cân là 47,5%, thấp còi là 60,1%, gầy còm là 14,2%; còn đối với vùng
miền núi tỷ lệ trẻ nhẹ cân là 54,7%, thấp còi là 61,8%, gầy còm là 16,8% và tương tự
vào năm 2009, tỷ lệ tương ứng cho từng khu vực với từng tỷ lệ trẻ như ở thành phố
(16,5%, 23,2%, 4,8%); vùng nông thôn (23,2%, 4,4%, 7,4%) và vùng miền núi
(27,9%, 36,6%, 7,9%) được thể hiện rõ trong bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công
Khẩn và công sự (2007), Lê Thị Hợp và cộng sự (2012), Lê Danh Tuyên (2012). Theo
số liệu thống kê Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
tại Việt nam là 17,5% theo tỷ lệ cân nặng, 25,9% theo tỷ lệ chiều cao, 7,1% theo tỷ
lệ chung (Viện Dinh dưỡng, 2010). Tỷ lệ suy dinh dưỡng được cập nhật lần lượt là
14,1%, 24,6% và 6,4% (Viện Dinh dưỡng, 2015). Như vậy, Bộ Y tế Việt Nam cũng
cho thấy, cứ mỗi năm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi của cả nước
chỉ giảm được 1,0% và hiện vẫn còn ở mức cao chiếm 24,6% và có sự chênh lệch
nhiều giữa các vùng miền (Viện Dinh dưỡng, 2016).


2
Hiện nay, việc tiếp cận thông tin luôn là nhu cầu rất cao của con người trong
mọi thời kỳ lịch sử với những mục đích khác nhau, có thể để học hỏi nhằm thay đổi
tình trạng hiểu biết của mình hay để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Chính vì vậy, việc tiếp cận thông tin có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống
của con người, đặc biệt là phụ nữ. Với nguồn thông tin được tiếp cận đó sẽ ảnh hưởng
đến kết quả chăm sóc sức khỏe cho những đức trẻ trong gia đình và của chính họ.
Nghiên cứu Huberty et al. (2013) chỉ ra rằng cách thức phụ nữ sử dụng Internet tìm
kiếm thông tin trên mạng xã hội với thông tin liên quan đến giai đoạn mang thai về

thể chất, dinh dưỡng và chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai. Javanmardi et al.
(2018) cũng chỉ ra việc sử dụng Internet của phụ nữ mang thai nhằm thúc đẩy nhu
cầu tìm kiếm thông tin liên quan đến sức khỏe thai nhi một cách dễ dàng cho sự phát
triển, các triệu chứng, biến chứng của thai nhi trong thai kỳ.
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em là do
chế độ ăn chưa được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của một đứa
trẻ phát triển bình thường và thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp, tiêu chảy
cấp. Nhất là ở các vùng nông thôn thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng SDD này càng
phổ biến hơn ở các do điều kiện môi trường xung quanh kinh tế thấp, văn hóa xã hội
còn hạn chế và khả năng tiếp cận đến các kênh thông tin truyền thông của người dân
ở đây trong giáo dục sức khỏe còn gặp khó khăn nên đã kéo theo hạn chế về trình độ
giáo dục, kiến thức sâu rộng, thực hành chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em từ
các người mẹ, phụ nữ, người nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.
Đề tài này tập trung vào những yếu tố tác động đến sức khỏe của trẻ em; và
yếu tố tập trung chính là sự tiếp cận thông tin của phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoan
hiện nay. Nhiều quốc gia đã nổ lực đưa ra các giải pháp có thể nhằm làm giảm số trẻ
suy dinh dưỡng vì vấn đề này rất quan trọng đối với quốc gia về nguồn nhân lực và
kinh tế lâu dài. Do đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang cố gắng tìm ra các yếu
tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ nhỏ,


3
ngoài ra còn có thể là chất lượng chăm sóc y tế, hoặc nguồn nước sinh hoạt hằng ngày
trong gia đình như bài nghiên cứu của (Glewwe, 1999).
Từ các yếu tố trên, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vai trò của phụ nữ
khi tiếp cận thông tin và đưa ra quyết định một số việc trong gia đình, chăm sóc sức
khỏe và dinh dưỡng của con cái; họ tin việc các phụ nữ, những bà mẹ khi tiếp cận
thông tin là việc làm cần thiết nhằm cải thiện sức khỏe cho chính họ, những trẻ em,
đặc biệt là cho những đứa con của họ. Cụ thể, khi họ tiếp cận thông tin thì trình độ
giáo dục của họ sẽ tăng lên, kiến thức của họ sẽ được mở rộng, họ sẽ tìm mọi cách để

họ có thể cải thiện cuộc sống, sức khỏe cho cái của họ và sự sống sót của con cái họ
sẽ tăng lên. Nếu một số bà mẹ không được tiếp cận thông tin trước và sau khi sinh thì
sự phát triển của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng từ trong giai đoạn thai kỳ và đến lúc sinh ra,
có thể do chế độ ăn uống, cung cấp chất dinh dưỡng, chăm sóc khỏe chính họ không
được chuẩn bị trước.
Tuy nhiên, kết quả mối quan hệ giữa việc tiếp cận thông tin của phụ nữ và sức
khỏe của trẻ em ở mỗi quốc gia không giống nhau. Theo nghiên cứu của Hobcraft et
al. (1984) cho rằng có sự khác nhau giữa các quốc gia về kinh tế xã hội đẫn đến mối
quan hệ giữa kiến thức của người mẹ và sự sống còn của trẻ nhỏ cũng khác nhau, họ
đưa ra lời giải thích vì kinh tế xã hội của các quốc gia có sự khác biệt thì việc phụ nữ
chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em trong gia đình cũng khác nhau dựa vào
trình độ kiến thức và giáo dục của cả cha và mẹ khi họ có tiếp cận thông tin. Theo tác
giả Lindenbaum (1990) cho rằng phụ nữ có tiếp cận thông tin khi họ có học thức thì
việc ở sạch, ăn uống có vệ sinh sẽ giải thích được tình trạng trẻ mắc bệnh tiêu chảy
hoặc tỷ lệ tử vong ở trẻ em cũng khác nhau. Stewart and Sommerfelt (1991) khi so
sánh sự khác biệt giữa Bolivia, Ai cập và Kenya, họ cho rằng phụ nữ ở thành thị khi
tiếp cận thông tin sẽ có xách định kiến thức về sức khỏe, giáo dục, giới tính, tuổi và
sinh sản trong gia đình. Nghiên cứu Haughton and Haughton (1997) cho thấy sự khác
biệt lớn giữa các vùng đô thị và nông thôn về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.


4
Hiện nay vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam nhất là trẻ dưới 5 tuổi
cũng đang là vấn đề chính đối với các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số. Từ báo cáo
của UNICEF ở năm 1993 tỷ lệ trẻ em thấp còi ở Việt Nam chiếm 50% nhưng đến
năm 2005 thì con số này đã được cải thiện còn 25% trẻ em thấp còi. Năm 2011, Viện
dinh dưỡng quốc gia và UNICEF đánh giá tình trạng trẻ em thấp còi ở độ tuổi dưới 5
là khoảng 29,3 % và tỷ lệ trung bình giảm 1,3% từ năm 1995 đến năm 2010. Vì vậy
việc xây dựng nguồn thông tin phù hợp và chuyển đến đúng đối tượng sẽ là một việc
tốt làm cho những người phụ nữ thành thị cũng như vùng sau vùng xa có những nhuồn

thông tin chính xác về sức khỏe của chính mình và của con em họ. Qua đó, họ sẽ tự
do được tiếp cận thông tin nhằm cải thiện kiến thức, trình độ hiểu biết về chăm sóc
sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho con em của họ và sức khỏe chính họ.
Tóm lại, có nhiều yếu tố có thể tác động đến sức khỏe của trẻ em trong các bài
nghiên cứu của nhiều tác giả ở các nước khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận thông
tin của phụ nữ có tác động gì đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở Việt Nam
chỉ có một số mô tả yếu tố khác như quyền quyết định, trình độ, giáo dục của phụ nữ
hoặc có liên quan nhưng chưa có phân tích mô hình.Vì vậy, tôi sẽ phân tích mô hình
này theo phương trình liên quan đến các biến trên và ước lượng sự ảnh hưởng tiếp
cận thông tin của phụ nữ đến sức khỏe của trẻ em ở Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu sự tiếp cận thông tin của phụ
nữ tác động đến sức khỏe trẻ em ở Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Liệu sự tiếp cận thông tin của phụ nữ có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em
ở Việt Nam hay không?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của bài này là phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam.


5
Phạm vi nghiên cứu là các hộ gia đình khu vực thành thị và nông thôn ở Việt
Nam. Phạm vi mẫu được dựa vào mẫu điều tra MICS Việt Nam 2014 với tổng số
10.200 hộ gia đình được chọn, điều tra viên đã phỏng vấn thành công 9.979 hộ với tỷ
lệ 99,6% trong 10.018 hộ điều tra viên tiếp cận được. Từ số liệu thứ cấp điều tra có
được từ MICS4 – VN, một số biến khác như chỉ số chiều cao theo tuổi; chỉ số giàu
nghèo từ thu nhập hộ gia đình; môi trường y tế như nguồn nước uống và nước vệ
sinh).
1.5 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy và

dữ liệu được xử lý trên phần mềm Stata.
Các thông số của mô hình được đánh giá thông qua phương pháp hồi quy
(OLS) với số liệu báo cáo từ MICS4 ở Việt Nam.
1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn này nghiên cứu về sự tiếp cận thông tin của phụ nữ đối với sức khỏe
của trẻ em tại Việt Nam, trong đó có 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết liên quan. Chương này trình bày những tổng
quan về lý thuyết có liên quan đến mối quan hệ giữa sự tiếp cận thông tin và sức khỏe
trẻ em ở Việt Nam. Chương này thảo luận và kết quả những nghiên cứu này và so
sánh các yếu tố có thể tác động mối quan hệ có sự khác biệt giữa sự tiếp cận thông
tin của phụ nữ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con cái hoặc khác biệt về khía cạnh kinh
tế xã hội. Ngoài ra, tổng quan về tình trạng sức khỏe trẻ em ở Việt nam giai đoạn
2005-2015.


6
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này mô tả phương pháp nghiên
cứu, nguồn dữ liệu và kỹ thuật ước lượng, giải thích đề cập trong chương.
Chương 4: Kết quả thực chứng. Thống kê mô tả, phân tích dữ liệu, kết quả
hồi quy và so sánh các nghiên cứu trước.
Chương 5: Kết luận. Chương này tóm tắt nội dung chính của bài nghiên cứu
từ kết quan thực tế.


7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương 2 này trình bày những tổng quan về lý thuyết có liên quan đến mối

quan hệ giữa sự tiếp cận thông tin và sức khỏe trẻ em ở Việt Nam. Nội dung cụ thể
của chương này tổng quan kết quả các nghiên cứu và những yếu tố có thể tác động
mối quan hệ có sự khác biệt giữa sự tiếp cận thông tin của phụ nữ có ảnh hưởng gì
đến sức khỏe trẻ em cũng như con cái của họ. Ngoài ra, tổng quan về thực trạng tình
trạng sức khỏe trẻ em ở Việt Nam từ báo cáo MICS4
2.1 Tổng quan lý thuyết có liên quan
Chúng ta đang sống trong thời đại ở đâu người ta cũng nói đến thuật ngữ thông
tin như nguồn lực của sự phát triển quốc gia, với sự phát triển đó mà người nào hay
quốc gia nào nắm giữ được thông tin chính xác, đầy đủ, rộng rãi thì người đó hay
quốc gia đó sẽ phát triển, đi trước thời đại; và ngược lại. Đã có rất nhiều cách hiểu về
thông tin, như trong các từ điển chưa thể thống nhất cái gọi là thông tin. Trong Oxford
English Dictionary người ta cho rằng thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói
đến; là tri thức, tin tức, hay thông tin là điều mà người ta biết, hoặc thông tin là sự
chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người về những điều đã diễn
ra, về những cái người ta đã biết, đã nói và đã làm. Và điều đó luôn xác định bản chất
và chất lượng của những mối quan hệ giữa con người với một thứ gì đó mà họ muốn
biết.
Dưới góc độ triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới
vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh… hay nói rộng hơn, thông tin là tất cả mọi
mặt của đời sống xã hội tác động lên giác quan của con người. Đặc san tuyên truyền
pháp luật (2016), thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng
thêm sự hiểu biết của con người. thông tin hình thành trong quá trình nhận biết hiện
tượng xung quanh, trong quá trình giao tiếp. Ở Việt Nam (theo quy định của Luật tiếp
cận thông tin), “thông tin” là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài


8
liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẻ, băng
đĩa, bản ghi hình, bản ghi âm hoặc các dạng khách do cơ quan nhà nước tạo ra.
Hộ gia đình là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung

và ăn chung (nhân khẩu). Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những
người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng
hoặc hôn nhân hoặc cả hai. Hộ gia đình là Tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân,
huyết thống và nuôi dưỡng (Bộ luật dân sự, 2005).
2.2 Những yếu tố tác động đến việc phụ nữ tiếp cận thông tin
Khi nói đến phụ nữ thì nhiều bài nghiên cứu đã đề cập đến những quyền liên
quan đến họ như quyền học tập, quyền tự chủ, quyền tiếp cận y tế, quyền quyết định
như giáo dục, sức khỏe, thu nhập, tự do tìm hiểu thông tin hay mọi thứ liên quan đến
họ. Bài nghiên cứu này đề cập đến quyền tiếp cận thông tin có liên quan đến họ và
họ cần tìm hiểu về sự phát triển của phụ nữ và sức khỏe của trẻ em. Hiện nay, khi nói
tới sức khỏe của trẻ em ai cũng chú trọng đến cách làm thế nào để trẻ em có sức khỏe
tốt nhất, đồng thời cũng nghiên cứu tìm ra các yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khỏe
của trẻ em.
Giáo dục
Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và
thói quen của một người hay bất kỳ ai dù nam hay nữ đều được trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Ở Việt Nam, Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa ra định nghĩa giáo dục
là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay
một nhóm người này được truyền tại một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một
người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo
dục với tư cách là một ngành khoa học không thể tách rời những truyền thống giáo
dục từng tồn tại trước đó. Trong đó, việc giáo dục người phụ nữ đã được một số bài
nghiên cứu cho thấy kết quả tương tự khi phụ nữ được giáo dục ở trường có tác động
tích cực đến sức khỏe trẻ em ở các quốc gia. Kết quả nghiên cứu của Behrman and


9
Wolfe (1987) cho rằng trình độ giáo dục người mẹ có tác động trong việc chăm sóc
sức khỏe con cái của họ từ thể chất, dinh dưỡng, điều này có nghĩa là người mẹ có
giáo dục tốt thì thu nhập của họ sẽ cao hơn và con cái của họ sẽ có sức khỏe tốt hơn

có tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng. Trong khi các bài nghiên cứu của Grossman (1972)
cho thấy giáo dục kiến thức cho người mẹ có tăng lên từ việc trình độ học vấn qua
vấn đề chăm sóc sức khỏe của trẻ em có bị hạn chế thì việc cải thiện khả năng sinh
sản có thể thay đổi khi họ có thói quen tốt về sức khỏe khi mang thai. Theo tác giả
Behrman and Rosenzweig (2002) cho rằng sự gia tăng phụ nữ đi học sẽ không ảnh
hưởng đến việc đi học của trẻ con nhưng việc tăng cường giáo dục cho phụ nữ sẽ cải
thiện được kết quả về sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
Ở Việt Nam, nhìn chung đàn ông, người cha có nhiều cơ hội tiếp cận với giáo
dục hơn là phụ nữ, người mẹ do đó đây cũng là biến quan trọng có ảnh hưởng đến
sức khỏe của trẻ em, con cái họ. Kết quả nghiên cứu của Chen and Li (2009) cho thấy
rằng người cha được tiếp cận giáo dục nhiều hơn người mẹ nhưng sự ảnh hưởng của
người mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng hơn trong vấn đề sức khỏe của con cái họ.
Độ tuổi
Thuật ngữ tuổi được định nghĩa chung là thời gian đã qua kể từ khi sinh tính
bằng năm đến một thời điểm nào đó. Và yếu tố độ tuổi đã được nhiều tác giả nghiên
cứu độ tuổi của con người có liên quan đến các yếu tố nào. Bài nghiên cứu của
Rothenberg and Varga (1981) nhận ra yếu tố là độ tuổi của phụ nữ đã có sự ảnh hưởng
đến độ tuổi của mẹ và sức khỏe của trẻ sơ sinh đến 3 tuổi. Kết quả bài nghiên cứu
này cho biết về độ tuổi của mẹ không liên quan đáng kể đến việc đi khám kiểm tra
sức khỏe hay đi bác sĩ thường xuyên dùcho những cặp vợ chồng trẻ có điểm Apgar
(điểm số đánh giá sức khỏe đầu tiên của trẻ sơ sinh) cao hơn những cặp vợ chồng lớn
tuổi. Điều này cho thấy được rằng, khi có sự khác biệt giữa các cặp vợ chồng trẻ tuổi
trong đặc điểm nền tảng gia đình trong sự kiểm soát con cái với cặp vợ chồng lớn
tuổi cũng đều khỏe mạnh và phát triển như nhau, nhưng kết quả cuối cùng thì vai trò
của người phụ nữ đều là người tiếp xúc, tác động và mức độ ảnh hưởng nhiều nhất


10
đến sức khỏe trẻ em. Vì vậy, có nhiều bài nghiên cứu phát hiện đến sự tiếp cận thông
tin của phụ nữ đối với sức khỏe của trẻ em.

Thu nhập
Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, một
doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định
từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập của hộ gia đình có thể có từ
các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh.
Những yếu tố có tác động đến thu nhập được nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra mối
liên quan như trong nghiên cứu của Case et al. (2002) đã chỉ ra bằng chứng từ thu
nhập của người mẹ có liên quan đến thu nhập của hộ gia đình, đặc biệt là sự phát triển
của họ và sức khỏe của con cái họ, trong nghiên cứu này họ phát hiện ra rằng có mối
quan hệ giữa phụ nữ với sức khỏe trẻ em vì họ tin rằng sức khỏe của trẻ em kho thu
nhập gia đình thấp sẽ tồi tệ hơn những gia đình có thu nhập cao hơn.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo dạng thức ăn cho
các tế bào để duy trì sự sống. Dinh dưỡng bao gồm các hoạt động như: Ăn, uống, hấp
thu, vận chuyển và sử dụng các chất dinh dưỡng, sự bài tiết chất thải. Những yếu tố
liên quan đến dinh dưỡng đã được tác giả Szwajcer et al. (2008), nhóm tác giả của
bài nghiên cứu này nghiên cứu tại Hà Lan trên 5 nhóm mỗi nhóm 100 người, họ đưa
ra khái niệm về nhận thức dinh dưỡng trước và trong giai đoạn tam cá nguyệt của thai
kỳ qua hành vi tìm kiếm thông tin có liên quan đến dinh dưỡng thụ thai và phụ nữ
mang thai, kết quả cho thấy sự hiểu biết tốt hơn về những thay đổi hành vi trong sức
khỏe khi phụ nữ làm tăng nhận thức về dinh dưỡng.
Tiếp cận thông tin
Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.
(Luật Tiếp cận thông tin, 2016). Và việc tiếp cận thông tin của phụ nữ đã được tác


11
giả Huberty et al. (2013) chỉ ra rằng cách thức phụ nữ sử dụng Internet tìm kiếm thông
tin trên mạng xã hội với thông tin liên quan đến giai đoạn tam cá nguyệt trong thai
kỳ như thông tin về thể chất và dinh dưỡng dẫn đến sự tự tin của phụ nữ trong việc

đưa ra quyết định lựa chọn các hoạt động thể chất, dinh dưỡng và chế độ ăn uống
trong thời kỳ mang thai. Javanmardi et al. (2018) cũng chỉ ra việc sử dụng Internet
của phụ nữ mang thai nhằm thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm thông tin liên quan đến sức
khỏe thai nhi một cách dễ dàng cho sự phát triển, các triệu chứng, biến chứng của
thai nhi trong thai kỳ khi đọc kết quả xét nghiệm trong giai đoạn thai kỳ và họ còn có
thể dễ tìm thấy những người có cùng tình huống với họ. Nhưng bài nghiên cứu của
Lagan et al. (2006) lại cho rằng việc phụ nữ tìm kiếm thu thập thông tin trên mạng xã
hội trong giai đoạn trước, trong và sau khi có thai sẽ dễ gặp rủi ro do thông tin đó
chưa được cập nhập mới, không chính xác, thông tin sai lệch, không có người hướng
dẫn nên dễ gặp rắc rối trong thời gian mang thai, điều này có thể cũng làm ảnh hưởng
tới sức khỏe của trẻ em.
2.3 Tác động của phụ nữ đến các nhân tố có liên quan đến sức khỏe của
trẻ em
Những yếu tố giáo dục, thu nhập, độ tuổi khi tác động trực tiếp đến người mẹ
hay phụ nữ mang thai cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Ngoài ra còn có các
yếu tố khác có liên quan đến sức khỏe của trẻ em.
Theo Allendorf (2007) những gia đình có phụ nữ tìm hiểu thông tin liên quan
đến trẻ em thì ít suy dinh dưỡng. Trường hợp ở Keyna được cho thấy kết quả nghiên
cứu từ bài nghiên cứu của Brunson et al. (2009) khi sự tự chủ của người phụ nữ trong
việc tìm hiểu cách tiếp cận thông tin có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
Khi người phụ nữ có thu nhập tốt có thể tác động đến sức khỏe và dinh dưỡng
trẻ em, cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Thật vậy, trong nghiên cứu của Willis
(1973) cho rằng thu nhập của người phụ nữ tốt sẽ cải thiện được đời sống của họ cũng
như làm tăng nhu cầu về chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em. Điều này có được
thấy trong nghiên cứu của Currie and Stabile (2003) cho thấy người phụ nữ có thu


12
nhập tốt thường chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. O'Donnell et al. (2009)
nghiên cứu này chỉ rằng khi thu nhập của phụ nữ tốt họ sẽ chú trọng đến chăm sóc

sức khỏe nhiều hơn và việc chi tiêu trong gia đình sẽ mở rộng sang yếu tố khác như
thực phẩm, vệ sinh.
Ở Ghana, Malapit and Quisumbing (2015) trong bài nghiên cứu của họ đã tìm
thấy mối quan hệ giữa phụ nữ và trẻ em qua mức độ, chất lượng nuôi dưỡng cũng
như dưỡng chất từ thực phẩm đa dạng. Kết quả nghiên cứu của Na et al. (2015) cũng
có kết quả tương tự cho khu vực sa mạc Sahara Châu Phi. Bài nghiên cứu trong các
cộng đồng bộ lạc ở Ấn Độ, Debnath and Bhattacharjee (2016) cũng cho thấy kết quả
tương tự mối quan hệ giữa người mẹ và trẻ em về tình trạng sức khỏe cũng như dinh
dưỡng của trẻ em ở khu vực đó họ đang sinh sống.
Nghiên cứu Chen and Li (2009) cho thấy rõ về mối quan hệ của người mẹ với
những đứa con của mình không chỉ có con đẻ mà con được nhận nuôi cũng bị ảnh
hưởng. Yếu tố di truyền cũng chưa chứng minh được sự khác biết giữa con đẻ và con
nuôi và quyết định của người mẹ trong gia đình cũng không thể chọn con để chăm
sóc có sức khỏe. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Plug and Berkhout (2004) và Plug
and Vijverberg (2005) nhóm nghiên cứu này không cho thấy sự khác biệt khi ước tính
mối liên quan từ người mẹ với con đẻ sẽ tốt hơn hay mối quan hệ giữa người mẹ với
con nhận nuôi tốt hơn để cho ra sức khỏe trẻ em tốt nhất. Điều đó chứng minh sự tiếp
cận thông tin, trình độ học vấn và thu nhập của người mẹ có ảnh hưởng đến việc chăm
sóc con nuôi hay con nhận nuôi. Vì vậy họ có thể tìm thấy những thông tin cần thiết
liên quan đến cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em và quan trọng là chính
những đứa con của mình trong gia đình.
Trong nghiên cứu của Manassaram et al. (2010) phát hiện ra lượng Nitrate cao
trong nước uống khi phụ nữ mang thai sử dụng. Tuy nhiên, kết quả đánh giá và kiểm
tra thì sự khác biệt trong khi sử dụng ở phụ nữ mang thai trên nguồn nước gia đình
của tư nhân và nguồn nước của công cộng. Khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt mỗi
ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em hay không thì trong bài nghiên cứu của Gon


13
et al. (2014) ước tính mức độ ảnh hưởng của nguồn nước sử dụng từ nhà vệ sinh và

bồn cầu. Khi tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt của từng hộ gia đình thì không chứng
minh yếu tố này có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh hay tử vong ở trẻ trong giai đoạn
mang thai của phụ nữ và nguồn nước này cũng không chứng minh được việc này có
dấu hiện mất vệ sinh môi trường hay vị thế xã hội. Do đó, điều này chưa đủ thông tin
để xác định nguồn nước sinh hoạt có liên quan đến sức khỏe phụ nữ mang thai quan
trọng là sức khỏe trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, có những nghiên cứu phát hiện cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
trẻ em như trong giai đoạn phụ nữ mang thai có sử dụng cồn có ảnh hưởng đến phụ
nữ chưa có thai, trước khi có thai và phụ nữ đang mang thai hoặc muốn có thai lần
tiếp theo. Jarlenski et al. (2016) phát hiện phụ nữ có sử dụng chất kích thích trước,
trong và sau mang thai khi chính bản thân họ chưa hiểu biết về nó và thiếu minh
chứng cho sự tác hại của việc sử dụng những chất này. Do đó, điều này cho thấy họ
chưa có tiếp cận thông tin chính xác đến những chất kích thích có trong cồn, rượu
bia, chất gây nghiện để rồi ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ và đặc biệt là sức
khỏe của những đứa trẻ sau này do chính họ sinh ra.
Trong nghiên cứu về yếu tố sức khỏe trẻ em Currie and Stabile (2003) nghiên
cứu sự ảnh hưởng sức khỏe trẻ em tới điểm số trong tương lai và những yếu tố này
có thực sự liên quan đến sức khỏe tiềm năng của trẻ em. Đồng thời Pradhan et al.
(2003) cũng nghiên cứu đến các yếu tố xác định tình trạng sức khỏe của trẻ được xem
xét nhiều mức độ khác nhau cho một cá nhân. Theo Grantham-McGregor et al. (2007)
cho thấy ở các nước đang phát triển trẻ em ở đây được tìm kiếm thông tin theo số liệu
thống kê qua các dịch vụ sức khỏe, thói quen tập luyện, để xác định tình trạng sức
khỏe. Đồng thời còn căn cứ vào giới tính, dân tộc, vị trí địa lý, thu nhập trong gia
đình, hành vi và thói quen, các yếu tố cộng đồng. Trong bài của Onis et al. (2007) đã
phát hiện sức khỏe trẻ em có mối quan hệ giữa tuổi với cân nặng, giữa tuổi với chiều
cao từ đó nhận biết được trẻ em trong giai đoạn nào có thể thay đổi sức khỏe, phát
triển nhanh. Kết quả của bài nghiên cứu xác định có mối quan hệ giữa phụ nữ khi có
tiếp cận thông tin liên quan đến sức khỏe của trẻ em.



14
Tóm lại, sức khỏe trẻ em cần được bảo vệ thông qua nhiều cách từ nhận thức
từ người mẹ, phụ nữ trong gia đình. Những phụ nữ có tiếp cận thông tin, tìm hiểu thu
thập thông tin chính xác về những yếu tố có liên quan đến sức khỏe của chính họ và
sức khỏe trẻ em thì chính họ sẽ là người cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em,
giảm thiểu tình trạng ốm đau bệnh tật ở trẻ đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Khung phân tích
Tiếp cận thông tin phụ nữ
Allendorf (2007)
Brunson, Shell Duncan, Steele(2009)
Huberty (2013)
Javanmardi (2018)

Thu nhập của phụ nữ
Willis (1973)
Case (2002)
Currie and Stabile (2003)
O’Donnell (2009)

Giáo dục
Grossman (1972)
Behrman and Rosenzweig (2002)

Độ tuổi
Chen and Li (2009)
Plug and Berkhout (2004)
Plug and Vijverberg (2005)

Nước an toàn
Manassaram et al. (2010)

Gon, Monzon Llamas, Benova, Willey and Campbell (2014)

Sức khỏe của trẻ em


15
2.4 Tổng quan về tình trạng sức khỏe của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam
Dựa vào số liệu từ Báo cáo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
năm 2014 (MICS) của Tổng cục Thống kế Việt Nam cho thấy tỷ suất tử vong, suy
dinh dưỡng và tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2005-2015 được thể
hiện như sau:
2.4.1 Tỷ suất tử vong ở trẻ em
Điều tra MICS được Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện với sự phối hợp
chặt chẽ của các bộ liên quan và được sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ UNICEF đưa
ra kết quả tỷ suất tử vong trong những năm đầu đời theo các đặc trưng (trên 1000 trẻ
sinh ra sống).
Bảng 2.1 Tỷ suất tử vong của trẻ trong những năm đầu đời (trên 1000 trẻ sinh ra
sống)
Đơn vị: phần nghìn
Tỷ suất tử
vong của
trẻ em
dưới 1
tháng tuổi

Tỷ suất tử
vong của
trẻ em sau
1 tháng
tuổi


Tỷ suất tử
vong của
trẻ em
dưới 1
tuổi

Tỷ suất tử
vong của
trẻ em sau
lần sinh
nhật thứ
nhất

Tỷ suất tử
vong của
trẻ em
dưới 5
tuổi

Năm trước điều tra
0-4 năm

11,95

4,26

16,21

3,59


19,74

5-9 năm

7,2

6,13

13,33

5,18

18,44

10-14 năm

9,72

6,15

15,87

8,46

24,19

15-19 năm

18,23


4,79

23,03

9,56

32,37

20-24 năm

25,71

14,03

39,73

12,39

51,63

(Nguồn: Báo cáo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ năm 2014)


×