Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, lý luận, thực tiễn và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.09 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ KHÁNH HÀ

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
CƠ BẢN, LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ KHÁNH HÀ

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI
CƠ BẢN, LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107
Định hướng: Ứng dụng

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản theo quy định của PICC, pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị” là sự nghiên
cứu khách quan của cá nhân tôi. Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là
trung thực và hoàn toàn không sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu
nào tương tự. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 06 năm 2020
Tác giả đề tài

Lê Khánh Hà


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI
HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN .......................................................................... 5
1.1 Khái quát về vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.......... 5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .. 6
1.1.1.1 Khái niệm “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” .................................................... 6
1.1.1.2 Đặc điểm của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .............. 7
1.1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản trong PICC ................................................................................................... 9

1.2 Lịch sử hình thành và nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ................................................. 10
1.2.1 Lịch sử hình thành các quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ........................................................................... 10
1.2.2 Nội dung cơ bản của các quy định pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ........................................................................... 13
1.2.2.1 Các căn cứ để xác định “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” .............................. 13
1.2.2.2 Hệ quả pháp lý đối với việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản ............................................................................................................................ 15
1.3 Ý nghĩa của quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
trong lĩnh vực hợp đồng ............................................................................................. 16
1.4 Sự khác biệt giữa trường hợp thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản và trường hợp bất khả kháng ........................................................................ 17
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 21


CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .... 22
2.1 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản ................................................................................................... 22
2.1.1 Những ưu điểm ................................................................................................... 22
2.1.2 Những khó khăn, bất cập trong áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và nguyên nhân ......................................................... 23
2.2 Thực trạng áp dụng các nguyên tắc của PICC về thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản .......................................................................................... 28
2.3 Những vấn đề đặt ra trong việc áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ở Việt Nam hiện nay ............................................... 32
2.3.1 Trước khi có quy định về điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong
BLDS 2015.................................................................................................................... 32
2.3.2 Việc áp dụng điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản ở Việt Nam sau khi có

BLDS 2015.................................................................................................................... 33
2.4 Một số kiến nghị đối với Việt Nam ...................................................................... 34
2.4.1 Kiến nghị hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật Việt
Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ..................................... 34
2.4.1.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều khoản hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ...................................................................................................................... 34
2.4.1.2 Kiến nghị việc tuyên truyền, thực thi có hiệu quả đối với điều khoản
hoàn cảnh thay đổi cơ bản ............................................................................................ 37
2.4.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam về quy định thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản .................................................................................... 38
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 41
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BLDS

Bộ Luật Dân sự

2


PICC

Bộ Nguyên tắc về Luật hợp đồng thương
mại quốc tế của Unidroit


Tóm tắt
Điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mặc dù đã
được đưa vào trong Bộ luật Dân sự kể từ năm 2015, tuy nhiên cho đến nay, việc áp
dụng điều khoản này trên thực tế ở Việt Nam còn khá dè dặt và chưa phổ biến.
Nguyên nhân chủ yếu là do bản thân nội dung của điều khoản còn tồn tại một số bất
cập chưa được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, với một số doanh nghiệp
chưa có được nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa và vai trò của điều khoản về
hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Do đó, họ chưa đưa nó vào trong nội dung hợp đồng và
chưa tạo ra được một cơ chế pháp lý an toàn để bảo vệ doanh nghiệp mình. Bằng
các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch và quy
nạp, Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản, nội dung các nguyên tắc của PICC và pháp luật Việt Nam về
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thực trạng áp dụng điều khoản
liên quan để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam và
nâng cao hiệu quả sử dụng điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
cơ bản ở Việt Nam.
Từ khóa: hoàn cảnh thay đổi cơ bản, thực hiện hợp đồng, PICC


Abstract
Although hardship clause has been included in the Civil Code since 2015,
but up to now, the application of it has been limited in Vietnam. Because of its still
exists some inadequacies that have not been supplemented or modified accordingly.

Besides, the meaning and the role of the hardship clause have not yet been fully
understood. Therefore, the hardship clause has not included effectively in the
contract, so that, a safe legal mechanism has not yet created to protect the
businesses. By research methods such as analysis, synthesis, comparison,
interpretation and induction, the thesis has clarified theoretical issues about
hardship, the content of PICC and Vietnamese law on hardship, the situation of
applying relevant provisions from which to make some recommendations to
improve Vietnamese law and the use of the hardship clause in Vietnam also.
Key words: Hardship, Performance of contract, PICC 2016.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các quan hệ hợp tác, phát triển trong bối cảnh kinh tế - xã hội như hiện nay, phần
lớn đều phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Có thể nói hợp đồng chính là biểu hiện rõ
nhất của một mối quan hệ với các chủ thể có liên quan mật thiết với nhau, thông
qua các điều khoản đã được nêu trong nội dung hợp đồng mà các bên tiến hành,
thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Không đơn thuần hợp đồng chỉ là sự thỏa thuận
bình thường mà nó chứa đựng ý chí, động cơ, mục đích của các bên mong muốn đạt
được khi tham gia giao kết, có thể vì lý do kinh tế, an sinh xã hội hay thậm chí liên
quan đến các vấn đề lớn hơn như quốc phòng, an ninh. Chính vì lẽ đó, để một hợp
đồng đạt được các điều kiện mà nó đặt ra thì các bên khi tham gia vào quan hệ này
phải hết sức tuân thủ, thực hiện đúng đắn, chính xác những gì mà mình đã cam kết,
có như vậy thì cả quyền lợi và nghĩa vụ của mối quan hệ mới được đảm bảo. Mà
pháp luật chính là cơ sở vững chắc nhất để bảo vệ các bên trước sự vi phạm về hợp
đồng.
Một quan hệ hợp đồng khi được tiến hành theo điều kiện bình thường trên cơ sở
các cam kết đã có, lẽ dĩ nhiên là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, trong

một số trường hợp trở ngại, khó khăn, phát sinh các điều kiện bất thường mà các
bên không thể lường trước được khi giao kết hợp đồng đang diễn ra ngày một
nhiều. Các văn bản pháp luật quốc tế hay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã
ghi nhận các trường hợp thực hiện hợp đồng trong hoàn cảnh trở ngại, khó khăn,
theo đó, các bên có thể được đàm phán lại, thay đổi một số điều khoản của hợp
đồng hoặc nếu đủ điều kiện có thể được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Đó
là trường hợp về Bất khả kháng (Force Majeur) và trường hợp Hardship, với một số
điểm giống và khác nhau nhất định.
Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật liên quan đến hợp đồng cơ bản đã tồn tại, tuy
nhiên vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn cần được sửa đổi, giải quyết. Bên cạnh
đó, Việt Nam đang trong đà tăng trưởng, là thành viên của một số tổ chức đa quốc
gia trên toàn thế giới và tham gia rất nhiều các công ước của quốc tế liên quan đến


2

hợp tác về phát triển, đầu tư kinh tế, xã hội,… Do đó, việc đòi hỏi xây dựng một
hành lang pháp lý vững chắc, an toàn, có sức thu hút mang tầm quốc tế liên quan
đến lĩnh vực hợp đồng là cần thiết và cấp bách.
Trường hợp thực hiện hợp đồng khi xảy ra Bất khả kháng đã tồn tại rất lâu trong
các ngành luật Dân sự, Thương mại hay một số chuyên ngành khác. Tuy nhiên, mãi
đến khi Bộ luật Dân sự 2005 được sửa đổi, bổ sung quy định mới tại Bộ luật Dân sư
2015 thì trường hợp thực hiện hợp đồng khi xảy ra hoàn cảnh Hardship (hay “Hoàn
cảnh thay đổi cơ bản”, gọi theo tên trong Bộ luật Dân sự 2015) mới tồn tại chính
thức ở Bộ luật Dân sự. Mặc dù trước đó, có một số luật chuyên ngành khác đã tồn
tại quy định với trường hợp được xem là Hardship, nhưng nó chỉ dùng để hỗ trợ
tính đặc thù riêng của chuyên ngành đó, chứ không phải một quy định mang tính
phổ quát hay thông dụng chung cho các ngành luật khác.
Khi xem xét, quyết định đưa điều khoản về trường hợp Hardship vào trong Bộ
luật Dân sự 2015, nhà làm luật đã có sự học hỏi, tiếp thu từ Bộ Nguyên tắc của

Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International Commercial
Contracts – PICC). Sự tiếp thu của PICC khi đưa điều khoản này vào trong Bộ luật
Dân sự 2015 hầu như là cơ bản và trọn vẹn. Sự tiếp thu trọn vẹn này vừa có những
thuận lợi nhưng cũng có một số điểm bất cập khi áp dụng trên thực tế cần phải được
bổ sung, điều chỉnh lại cho phù hợp. Không những thế, thực tiễn giao kết và thực
hiện hợp đồng cũng cho thấy các thương nhân Việt Nam chưa thực sự sử dụng một
cách hiệu quả điều khoản này.
Chính vì các lẽ trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của PICC, pháp luật Việt Nam và
một số kiến nghị” để nghiên cứu.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản, nội dung các nguyên tắc của PICC và thực trạng các quy định
của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Đồng


3

thời, Luận văn làm sáng tỏ phần nào thực trạng áp dụng nguyên tắc của PICC và
quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản để từ đó đưa ra được một số kiến nghị.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung nguyên tắc về Hardship trong PICC
2016, có sự so sánh, đối chiếu với các phiên bản PICC trước đó là PICC 1994,
PICC 2004, PICC 2010. Luận văn cũng tiến hành nghiên cứu các quy định về thực
hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong Bộ luật Dân sự 2015 của Việt
Nam trên cơ sở so sánh với các quy định của PICC. Ngoài ra, Luận văn cũng sẽ
nghiên cứu thực trạng áp dụng nguyên tắc của PICC thông qua một vụ tranh chấp
cụ thể và thực tiễn việc áp dụng quy định của BLDS 2015 về thực hiện hợp đồng

khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định về Hardship trong tất cả các phiên bản của
PICC từ năm 1994 trở lại đây, trong đó tập trung phân tích quy định của PICC 2016
và thực trạng áp dụng các quy định này của PICC thông qua một vụ tranh chấp cụ
thể;
Đối với pháp luật Việt Nam, Luận văn tập trung phân tích quy định của Bộ luật
dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và thực tiễn áp
dụng ở Việt Nam ngay trước và sau khi có BLDS 2015.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
Một là, điều khoản về “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” được
quy định như thế nào trong BLDS 2015 của Việt Nam?
Hai là, thực trạng áp dụng điều khoản về “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản” ở Việt Nam có những thuận lợi và bất cập gì?
Ba là, làm thế nào để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và nâng
cao hiệu quả áp dụng điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản cho các doanh nghiệp ở Việt Nam?


4

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: tổng hợp,
phân tích và so sánh, chúng được sử dụng đan xen nhằm rút ra được các kết luận có
sức thuyết phục.
5. Giá trị ứng dụng của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, học tập về vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản theo quy định của PICC và pháp luật Việt Nam ở cả góc độ lý luận và

thực tiễn. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng để
nâng cao nhận thức và giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hiệu quả hơn
quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong thực tiễn.
6. Bố cục của Luận văn
Luận văn có 2 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong phần nội
dung của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản và PICC.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản và một số kiến nghị.


5

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN
1.1 Khái quát về vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Thực hiện hợp đồng được xem là một bước vô cùng quan trọng để các bên đạt
được những mong muốn, mục tiêu mà mình đã đặt ra khi tham gia vào quan hệ hợp
đồng. Thực hiện hợp đồng “là việc mà người có nghĩa vụ phải làm hoặc không được
làm một công việc nhất định đúng nội dung của hợp đồng, qua đó thỏa mãn các
quyền dân sự tương ứng của bên kia”1. Về bản chất, việc thực hiện nghĩa vụ được
rút ra từ hai nguyên tắc cơ bản: Pacta sunt servanda và Rebus sic stantibus. Theo đó,
Pacta sunt servanda được hiểu là tính chất tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết,
thoả thuận trong hợp đồng giữa các bên. Nguyên tắc này ban đầu ra đời để phục vụ
cho việc tuân thủ các điều ước quốc tế giữa các chủ thể quốc gia với nhau2, về sau
nó mới được đưa vào trong các thiết chế tư như pháp luật về hợp đồng3 là một ví dụ
điển hình. Rebus sic stantibus cũng giống như Pacta sunt servanda, đã xuất hiện từ
lâu trong Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế, được biết đến với tên gọi khác đó

là “nguyên tắc đảm bảo cân bằng lợi ích trong việc điều chỉnh hiệu lực hợp đồng”,
tức là một bên trong hợp đồng có quyền được yêu cầu điều chỉnh hay đàm phán lại
hợp đồng nếu họ cho rằng bản thân đang gánh chịu sự mất cân bằng về quyền lợi
trong mối quan hệ hợp đồng. Về sau, nguyên tắc này được nhiều học giả xem như là
một điều khoản mặc nhiên trong hợp đồng4.
Như vậy có thể thấy, mặc dù nội dung trong hợp đồng mang tính ràng buộc ý chí
đối với các bên, chỉ được thay đổi hay làm khác đi khi có sự đồng thuận của các bên
với nhau; tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ tạo cơ hội cho một bên được phép yêu cầu thay
đổi hay đàm phán lại những nội dung đó mà không bị xem là vi phạm các nguyên
Đỗ Văn Đại, 2014. Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.261
2
Trần H.D.Minh, “[96] Nguyên tắc Pacra sunt servanda”,< >. [Ngày truy cập: 18/06/2020]
3
Điều 1.3.1, Chương 1, PICC
4
Trương Thành Luân, 2018. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế. Trường Đại học Luật, Đại học Huế. tr.16
1


6

tắc về tuân thủ hợp đồng hay vi phạm quy định của pháp luật. Đó là trường hợp xảy
ra “hoàn cảnh thay đổi cơ bản”.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản
1.1.1.1 Khái niệm “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”
Thuật ngữ “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” thực chất không hề mới, nó đã xuất hiện
từ rất lâu trong các văn bản pháp luật quốc tế về hợp đồng như: PECL (Bộ nguyên

tắc Luật Hợp đồng chung Châu Âu) với tên gọi là “Change of Circumstances” 5 hay
PICC (Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế) là “Hardship”,6
bên cạnh đó còn có các nghiên cứu, tập hợp của các học giả nổi tiếng thế giới như
Marcel Fontain, Henry Lesguillons…,7 ngoài ra trong quy định về hợp đồng của các
quốc gia cũng có đề cập đến nội dung này.
Cho đến nay, chưa có sự thống nhất trong cách hiểu về “hoàn cảnh thay đổi cơ
bản”, mà phần lớn khi tiến hành phân tích các nghiên cứu thường thừa nhận và xác
định sự tồn tại của hoàn cảnh thay đổi thông qua các định nghĩa trong quy định
pháp luật về trường hợp này hoặc nhận dạng lại khái niệm này thông qua các nghiên
cứu đã có từ trước của các tác giả nước ngoài, với hệ thống pháp luật tồn tại từ lâu
về điều khoản này, có thể thấy rõ nhận định này thông qua một số bài viết của các
tác giả như: Lê Minh Hùng8, Trần Thanh Tâm và Nguyễn Minh Hiển9, Nguyễn Huy
Hoàng10... Vì thực chất, BLDS 2015 của Việt Nam không hề có một định nghĩa nào
để dựa vào đó để làm cơ sở thống nhất cho việc đưa ra khái niệm “hoàn cảnh thay
đổi cơ bản”. Tuy vậy, có thể dựa vào nội dung của điều khoản và việc vận dụng nó
vào trong thực tiễn pháp luật về hợp đồng, có thể đưa ra khái niệm “hoàn cảnh thay
Điều 6:111 PECL
Điều 6.2.1, Điều 6.2.2, Điều 6.2.3. Chương 2. PICC
7
Lê Minh Hùng. 2009. Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài
và kinh nghiệm cho Việt Nam. < [Ngày truy cập:
18/06/202018/06/2020]
8
Lê Minh Hùng, 2010. Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Luận án Tiến sĩ.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
9
Trần Thanh Tâm và Nguyễn Minh Hiển. Điều khoản Hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 70 (ngày 02/2015)
10
Nguyễn Huy Hoàng, 2018. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật dân sự Việt

Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
5
6


7

đổi cơ bản” như sau: “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được hiểu là trường hợp xảy ra
các sự kiện làm cho lợi ích cân bằng của các bên trong hợp đồng thay đổi đó có thể
là sự tăng lên về nghĩa vụ phải thực hiện hay việc giảm trừ về quyền lợi được
nhận”. Như vậy, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản chính là việc
“một bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng với bên còn lại trong trường hợp xảy ra
các sự kiện làm cho lợi ích của bên đó bị mất cân bằng, có sự thay đổi về việc tăng
lên về nghĩa vụ phải thực hiện hay quyền lợi đối trừ được nhận lại bị giảm”.
1.1.1.2 Đặc điểm của thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Về mặt khái niệm có thể dễ dàng hình dung được việc thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra, tuy nhiên nội hàm của quy định này không chỉ
dừng lại ở đó. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi áp dụng, có thể thấy một số đặc điểm
cơ bản sau đây:
Một là, đây là trường hợp được áp dụng khi có những sự kiện khách quan xảy ra
làm thay đổi một cách căn bản hoàn cảnh của các bên trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Tuy nhiên, hoàn cảnh thay đổi cơ bản, mặc dù tồn tại một số yếu tố tương tự
như trường hợp bất khả kháng, nhưng khác biệt lớn nhất với bất khả kháng đó là
khả năng vẫn có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng của các bên. Nội hàm những quy
định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong các văn bản pháp luật quốc tế về hợp đồng
đều có nhiều điểm tương đồng với trường hợp “bất khả kháng”11. Theo đó, nó chính
là các sự kiện xảy ra một khách quan, không do lỗi chủ quan của bất kỳ bên nào
(như là: thiên tai, địch họa, có hành vi tội phạm diễn ra…), sự kiện xảy ra hoặc
được bên bị thiệt hại biết đến sau khi ký hợp đồng, bên bị bất lợi đã không tính đến
các sự kiện đó một cách hợp lý khi ký kết hợp đồng, các sự kiện nằm ngoài sự kiểm

soát của bên bị bất lợi. Tuy nhiên, trong quy định về “Hardship” hay “Change of
Circumstances”, có thêm nội dung “rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất
lợi gánh chịu”, nội dung này mang tính chất ràng buộc nghĩa vụ đến cùng đối với
bên bị bất lợi. Trường hợp thực tế, một bên đã phòng ngừa trước và đưa phần rủi ro
vào trong nội dung hợp đồng, chấp nhận nó để hưởng lại quyền lợi tương đương với
11

Điều 7.1.7. Chương 7. PICC


8

bên còn lại thì khi xảy ra trường hợp liên quan đến phần rủi ro đó thì bên bị bất lợi
không được viện dẫn sự khó khăn mà mình đang gặp phải và buộc tiếp tục thực hiện
hợp đồng.
Ở đây có một vài điểm cần lưu ý đó là bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ
bản là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, nó chỉ trùng với nhau ở một số đặc điểm
về bản chất của sự kiện khách quan hay tính không lường trước của các chủ thể
trong lúc giao kết hợp đồng, nhưng về hậu quả pháp lý và khả năng thực hiện tiếp
tục hợp đồng của hai trường hợp này là hoàn toàn khác nhau.
Hai là, khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra thì sẽ kéo theo sự mất cân bằng
giữa nghĩa vụ phải thực hiện với quyền và lợi ích hợp pháp mà đáng lẽ các bên
trong quan hệ hợp đồng sẽ được hưởng nếu không có hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Rõ
ràng khi tham gia vào giao kết hợp đồng các bên đều mong muốn đạt được một lợi
ích nào đó, mà lợi ích này phải tương xứng và hài hòa với phần nghĩa vụ mà mình
phải thực hiện. Nó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc Rebus sic stantibus được đặt
ra trong các quy định của pháp luật hay trong mối quan hệ giữa các chủ thể có gắn
đến quyền và lợi ích đối với nhau.
Ba là, không phải tất cả các nghĩa vụ quy định trong nội dung hợp đồng đều sẽ
được chấp nhận đối với trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Theo tác giả Nguyễn

Ngọc Lâm thì “những khó khăn trở ngại do hoàn cảnh thay đổi cơ bản gây ra chỉ
được chấp nhận cho những nghĩa vụ chưa thực hiện”12. Mặc dù nội dung liên quan
đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong các văn bản không hề có quy định rõ ràng về
nguyên tắc này nhưng cần hiểu rõ một vấn đề đó là nội dung hợp đồng có thể chia
ra thành nhiều phần nghĩa vụ để thực hiện và nhận lại quyền lợi tương ứng theo
phần, chứ không ràng buộc các bên phải thực hiện cùng một lúc các nghĩa vụ và
quyền đối ứng13. Nếu có sự thay đổi cơ bản làm mất đi thế quân bình của hợp đồng

Nguyễn Ngọc Lâm, 2014. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, tái bản lần thứ hai. Hội
Luật gia Việt Nam: NXB. Hồng Đức, tr.190
13
Điều 6.1.3. Chương 6. PICC
12


9

xảy ra vào thời điểm khi công việc chỉ được thực hiện một phần, hoàn cảnh khó
khăn chỉ được áp dụng đối với những phần chưa thực hiện cuả hợp đồng14.
Bốn là, về hệ quả pháp lý. Khi đã xác định trên thực tế các điều kiện về hoàn
cảnh thay đổi cơ bản thì bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp
đồng, việc yêu cầu đàm phán lại cũng phải thỏa mãn các điều kiện đảm bảo không
ảnh hưởng một cách cơ bản đến quan hệ hợp đồng hiện tại (sự thông báo không
được đến với bên còn lại một cách chậm trễ, đồng thời bên bị bất lợi không được
phép tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng). Nếu như các bên không thỏa thuận được
việc đàm phán lại hợp đồng trong thời gian hợp lý thì một trong các bên có quyền
yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết dựa trên hoàn cảnh thực tế về hoàn cảnh
thay đổi cơ bản. Tòa án/Trọng tài sẽ xem xét đưa ra các hướng giải quyết nếu thấy
hợp lý như: cho chấm dứt hợp đồng theo điều kiện và thời điểm do Tòa ấn định
hoặc sửa đổi nhằm thiết lập lại sự cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong

hợp đồng.
1.1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản trong PICC
Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế (Viết tắt là PICC)
là một văn bản pháp luật quốc tế được xây dựng dựa trên sự học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm, được rút ra từ các thực tiễn pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau
trên thế giới, sau đó được hệ thống hóa lại thành các nguyên tắc, điểu khoản. Chính
vì lẽ đó, PICC được đánh giá là khá linh hoạt, dễ dàng sử dụng cho phần lớn các
trường hợp liên quan đến pháp luật về hợp đồng. Cho đến hiện tại, PICC có tổng
cộng 4 phiên bản: PICC 1994, PICC 2004, PICC 2010 và PICC 2016.
Quy định về điều khoản “Hardship” trong PICC 2016 của Unidroit được định
nghĩa: “Hoàn cảnh Hardship là việc xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân
bằng của hợp đồng hoặc chi phí của việc thực hiện hợp đồng tăng lên hay giá trị

Đỗ Văn Đại, 2014. Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.424
14


10

nhận được do thực hiệm nghĩa vụ giảm xuống”, đồng thời, phải thỏa mãn bốn điều
kiện kèm theo, được quy định cụ thể tại Điều 6.2.2 của PICC 2016:
(a) Sự kiện khó khăn xảy ra hoặc được bên bị bất lợi biết sau khi đã giao kết
hợp đồng.
(b) Sự kiện không được một cách hợp lý được bên bị bất lợi đưa vào trong
thời điểm giao kết hợp đồng.
(c) Sự kiện nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi.
(d) Rủi ro của sự kiện không được bên bị bất lợi gánh chịu.
Khi so sánh quy định về Hardship trong PICC và các quy định khác về trường

hợp hoản cảnh thay đổi cơ bản trong một số văn bản pháp luật về hợp đồng tương
tự, có thể thấy quy định về Hardship trong PICC khá khắt khe. Bởi vì, trước khi đi
vào định nghĩa ở Điều 6.2 PICC 2016, Hardship đã được ràng buộc bởi một điều
khoản mang tên “Hợp đồng buộc phải được tuân thủ” ở Điều 6.1 PICC 2016. Nội
dung điều khoản này cho rằng “ngay cả khi việc thực hiện hợp đồng trở nên khó
khăn với một bên, bên đó vẫn buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình, trừ các
trường hợp liên quan đến các điều khoản về Hardship”. Dường như ở đây, nguyên
tắc Pacta sunt servanda đang được khẳng định lại một lần nữa để buộc các bên thể
hiện thiện chí, sự tôn trọng tuyệt đối với phần nghĩa vụ của mình trong quan hệ hợp
đồng. Và Hardship chính là một ngoại lệ của nguyên tắc này.
Hậu quả pháp lý của điều khoản Hardship được quy định tại Điều 6.3 PICC 2016
cũng tương tự như điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã phân tích ở trên: Khi
xảy ra hoàn cảnh Hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng
trong thời hạn hợp lý; nếu các bên không thể thỏa thuận được việc đàm phán lại hợp
đồng trong thời hạn hợp lý đó thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án (và có
thể là Toà Trọng tài15) để giải quyết. Và Tòa sẽ xem xét lựa chọn phương án giải
quyết phù hợp nhất, căn cứ vào tình hình thực tế về Hardship mà tuyên bố cho các
bên được quyền chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu các bên sửa đổi lại nội dung hợp
đồng sao phù đảm bảo được sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên.
15

Điều 1.11. PICC 2016


11

Điều khoản về Hardship qua các phiên bản, phần nội dung các quy định không
hề có sự thay đổi nào. Tuy nhiên, nội dung giải thích ở các dòng bình luận thì có sự
thay đổi ở phiên bản PICC 1994 so với các phiên bản sau đó là PICC 2004, PICC
2010 và PICC 2016.

PICC 1994 cho rằng việc xác định phần chi phí tăng lên về nghĩa vụ phải thực
hiện được quy định tại Điều 6.2.2 phải là sự thay đổi đáng kể (tăng lên hoặc giảm
xuống) 50% hoặc hơn tổng giá trị hợp đồng sẽ được xem xét là sự thay đổi cơ bản.
Đến các phiên bản PICC về sau, “con số 50% đã không được giữ lại và được chỉnh
sửa thành: “Một sự thay đổi được coi là cơ bản hay không trong một vụ việc phải
được xác định tùy vào hoàn cảnh”. BLDS một số quốc gia như Pháp, Đức,
Italia…cũng chỉ đưa ra quy định về thiệt hại một cách chung chung và không đặt ra
một mức độ cụ thể”16.
1.2 Lịch sử hình thành và nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về
thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.2.1 Lịch sử hình thành các quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Kể từ khi BLDS Việt Nam ra đời năm 1995, sau đó là BLDS 2005 và cho đến
nay là BLDS 2015 đang có hiệu lực thi hành, thì điều khoản liên quan đến nội dung
“thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” chỉ mới được ghi nhận một
cách chính thức trong BLDS 2015.
Trong lần lấy ý kiến cuối cùng của dự thảo sửa đổi BLDS (từ ngày 05/01/2015
đến ngày 05/04/2015) đã có sự tồn tại của điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản,
mục đích đưa vào trong BLDS điều khoản này nhằm “loại bỏ bất công bằng giữa
các bên, có tiền lệ và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam, đồng thời
tương thích với xu hướng chung của thế giới hiện nay”17. Mặc dù đây chỉ là quan
điểm mang tính chủ quan, tuy nhiên, khi nhìn nhận nội dung điều khoản xét về mặt

Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu. Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luât Dân sự năm
2015 về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 86 (10/2016), tr.7
17
Đỗ Văn Đại, 2015. Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 13 (293)/Kỳ 1, tr.32
16



12

tương quan giữa quy định trong luật và thực tiễn xảy ra các trường hợp liên quan thì
cơ bản các mục đích này này đã được tiệm cận kịp thời và có hiệu quả. Bên cạnh
đó, khi đưa điều khoản này vào trong dự thảo đã tồn tại hai loại ý kiến khác nhau,
một bên thì hoàn toàn đồng ý vì cho rằng, việc đưa điều khoản này vào trong hợp
đồng sẽ loại bỏ tính bất công bằng giữa các bên khi xảy ra trường hợp hoàn cảnh
thay đổi khó khăn, đồng thời việc cho Tòa án là bên trung gian có thẩm quyền xét
xử, Tòa án mang tính đại diện quyền lực nhà nước, có thể sử dụng quyền lực của
mình để dàn xếp, giải quyết công bằng cho các bên. Ý kiến phản đối điều khoản này
thì cho rằng, việc Tòa án can thiệp vào xét xử hậu quả của hợp đồng là không phù
hợp với nguyên tắc của pháp luật về hợp đồng – đề cao sự tự do ý chí, thỏa thuận
của các bên, hơn hết nếu khi hợp đồng không thể thực hiện được thì việc chấm dứt
hợp đồng cũng đã có quy định của pháp luật điều chỉnh cho các trường hợp đó hoặc
các bên có thể tự do thỏa thuận chấm dứt hợp đồng theo ý chí của các bên. Bởi vậy,
việc quy định thêm điều khoản này thực sự là không cần thiết18. Tuy nhiên, kết quả
cuối cùng, dự thảo sau khi đã lấy ý kiến đề trình Quốc hội thông qua đã giữ lại nội
dung điều khoản này.
Nói như vậy không có nghĩa là nội dung quy định về điều khoản này chưa từng
tồn tại trước khi BLDS 2015 được thông qua, mà nó đã được ghi nhận ở một mức
độ nhất định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác ở Việt Nam. Trong
một số quy định của các luật chuyên ngành như: Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật
Đấu thầu hay lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực thuộc về hợp đồng mua hóa giá của nhà
nước đều có nội dung cho phép các bên trong hợp đồng được quyền yêu cầu điều
chỉnh lại nội dung hợp đồng sao cho phù hợp với hoàn cảnh biến động tăng lên hay
giảm xuống về mặt giá cả, chi phí, bảo đảm cân bằng quyền lợi của các bên trong
thực tế19. Mặc dù, việc cho phép các bên điều chỉnh nội dung hợp đồng chỉ tồn tại
trong một số lĩnh vực nhất định nhưng đã khẳng định được tầm quan trọng của việc


Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Phụ
lục III – Vấn đề trọng tâm xin ý kiến của nhân dân về dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi), tr 9, 10.
19
Lê Minh Hùng, 2010. Hiệu lực của Hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Luận án Tiến sĩ.
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.172 – 174.
18


13

buộc phải thay đổi này và có tính đến lợi ích công bằng, chính đáng của các bên
trong quan hệ hợp đồng với nhau.
Sau khi BLDS 2015 chính thức được thông qua, điều khoản hoàn cảnh thay đổi
cơ bản cũng được đưa vào và quy định cụ thể tại Điều 420 với những nội dung sau:
“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi
giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước
được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì
hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung
hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung
hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể
ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh
hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn
hợp lý.

3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp
đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp
việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực
hiện hợp đồng nếu được sửa đổi


14

4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải
quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo
hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Cho đến nay, quy định về điều khoản này vẫn chưa có sự thay đổi nào, các chủ
thể trong quan hệ hợp đồng đang dần tiếp cận, sử dụng quy định này để đạt hiệu quả
cao nhất.
1.2.2 Nội dung cơ bản của các quy định pháp luật Việt Nam về thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.2.2.1 Các căn cứ để xác định “hoàn cảnh thay đổi cơ bản”
Việc xác định trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 BLDS 2015
cũng tương tự như các nội dung về xác định trường hợp Hardship, nhưng như đã
khẳng định ở trên, hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong BLDS 2015 có những đặc điểm
riêng biệt của nó trong nội dung các điều khoản, vì vậy các căn cứ để xác định
trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản cũng khác so với Hardship. Ở đây, nội dung
chỉ tập trung phân tích các căn cứ tiêu biểu nhất về xác định hoàn cảnh thay đổi cơ
bản.
(a) Xác định như thế nào là “nguyên nhân khách quan”
Thuật ngữ “nguyên nhân khách quan” chưa từng được đưa ra khái niệm hay có

văn bản luật định nào đề cập đến nó trong các tình huống mà được diễn giải là bắt
nguồn từ nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, khi xem xét về tính khách quan của
các sự vật, sự việc được thừa nhận, xác định thông qua một số ngành luật trong hệ
thống pháp luật Việt Nam thì có thể rút ra: tính khách quan là một loại bản chất tự
nhiên, không chứa đựng tính chủ quan hay yếu tố lỗi (chủ quan) trong đó. Như vậy,
nguyên nhân khách quan có thể hiểu là những nguyên nhân xuất phát từ sự tự nhiên,
không bị chi phối hay tạo ra bởi bất kỳ ý chỉ, hành vi chủ quan nào. Có thể xem xét
các nguyên nhân như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… xảy ra chính là nguyên
nhân khách quan.
Mặt khác, các nguyên nhân mang tính khách quan ở trường hợp này được xác
định hoàn toàn giống với “sự kiện khách quan” đã được đề cập trong trường hợp


15

xác định về sự kiện bất khả kháng20. Do đó, khi tiến hành xác định thế nào là
nguyên nhân khách quan có thể dựa trên căn cứ, các diễn giải trước đó về “sự kiện
khách quan” trong trường hợp bất khả kháng để áp dụng.
(b) Các thời điểm liên quan đến việc giao kết hợp đồng giữa các bên
Tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 có đề cập đến hai thời điểm
liên quan đến hành vi giao kết hợp đồng của các bên đáng lưu ý đó là “sự thay đổi
hoản cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng” và “tại
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi
hoàn cảnh”. Tuy có đến hai thời điểm được đề cập trong nội dung quy định, nhưng
về nội hàm nó đều thống nhất trong việc khẳng định rằng các bên trước sau khi giao
kết hợp đồng và ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng phải hoàn toàn cân bằng về vị
thế hoàn cảnh và không thể biết trước được rằng mình sẽ lợi thế hơn bên còn lại khi
có sự thay đổi về hoàn cảnh trong mối quan hệ hợp đồng này.
(c) Sự lường trước và khả năng biết về hoàn cảnh thay đổi
Đây được xem là một trong những điều kiện cơ bản để xác định xem trường hợp

đó có phải là hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không. Vì nếu như một bên có khả
năng lường trước hay biết trước về sự thay đổi thì hoàn cảnh đó thì dù bắt nguồn từ
nguyên nhân khách quan hoàn cảnh cũng không thỏa mãn điều kiện hoàn cảnh thay
đổi cơ bản21.
(d) Xác định thiệt hại nghiêm trọng của một bên khi có trường hợp hoàn
cảnh thay đổi cơ bản
Tại điểm d, khoản 1, Điều 420 BLDS 2015 có quy định “Việc tiếp tục thực hiện
hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng
cho một bên”. Ở đây, cần phải làm rõ khải niệm “thiệt hại nghiêm trọng” là gì, thiệt
hại đến mức độ nào thì được xem là nghiêm trọng. Vì nếu một bên bị tác động bởi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho rằng sự thiệt hại của mình đang gánh chịu bởi hoàn
cảnh thay đổi là thiệt hại nghiêm trọng, nhưng bên còn lại vẫn khẳng định thiệt hại

20
21

Khoản 1. Điều 156. BLDS 2015
Điểm b, điểm c, Khoản 1. Điều 420. BLDS 2015


16

đó chưa được xem là nghiêm trọng thì trong tình huống này phải xử lý như thế nào?
Thực tế trong phần giải thích từ ngữ của BLDS 2015 hay các văn bản liên quan
khác cũng không đề cập đến nội dung này.
Nếu xem xét về sự thiệt hại nghiêm trọng dựa trên việc tham khảo trường hợp
Hardship thì trong PICC 1994 đã từng diễn giải thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại
đến mức 50% giá trị so với nội dung hợp đồng đã giao kết ban đầu. Sau đó, khi đưa
vào áp dụng trong một số tình huống và dựa trên quan điểm của một số quốc gia,
người ta cho rằng thiệt hại 50% chưa thể được xem là thiệt hại đáng kể để xác định

là nghiêm trọng, vì thế trong các phiên bản PICC sau, con số 50% cũng không còn
tồn tại trong phần diễn giải.
1.2.2.2 Hệ quả pháp lý đối với việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản
Thực tế thì mục đích cuối cùng mà điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản ra đời
chính là nhằm phục vụ cho việc tồn tại quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng nếu
một bên gặp phải trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khi có đủ các điều kiện
thỏa mãn về trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản quy định tại khoản 1, Điều 420
BLDS 2015 thì bên bị bất lợi đưa ra đề nghị đàm phán lại nội dung hợp đồng với
bên còn lại trong một thời hạn hợp lý, và tất nhiên đây là một quyền được phép sử
dụng của bên bị bất lợi.
Cần phân biệt trường hợp yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của một bên khi có
hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra với trường hợp đề nghị sửa đổi hợp đồng tại
khoản 1 Điều 421 BLDS 2015. Một bên bất kỳ nào, không cần phải tuân thủ các
điều kiện quy định như có sự bất lợi hay mất cân bằng về điều kiện hoàn cảnh thay
đổi, có thể từ ý chí chủ quan của mình cho rằng nội dung hợp đồng chưa thỏa đáng,
cần phải được sửa đổi thì ngay lập tức đưa ra lời yêu cầu sửa đổi hợp đồng với bên
còn lại. Việc yêu cầu sửa đổi hợp đồng của một bên không phải là quyền mặc nhiên
được pháp luật công nhận hay cho phép, nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hợp đồng
vẫn luôn đề cao tính tự do thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên với nhau, cho


17

nên khi bên nhận được lời yêu cầu đề nghị sửa đổi hợp đồng không đồng ý thì có
thể ngay lập tức thể hiện quyền từ chối của mình và không cần phải đưa ra lý do.
Riêng với quy định tại khoản 2, Điều 420 BLDS 2015 chính là cơ sở pháp lý cho
một bên trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản được phép yêu cầu đàm phán
lại hợp đồng với bên còn lại. Việc yêu cầu đàm phán này là hoàn toàn có cơ sở
khách quan, vì muốn thực hiện được nó thì một bên đã phải chứng minh, đưa ra các

căn cứ về trường hợp trở ngại do hoàn cảnh thay đổi mang đến, ngoài ra để tránh
tình trạng bên bị bất lợi lợi dụng điều khoản này nhằm kéo dài thời hạn hợp đồng,
làm ảnh hưởng đến bên còn lại cho nên đã ràng buộc “trong một thời hạn hợp lý” để
bên bị bất lợi thông báo và đưa ra yêu cầu đàm phán.
Ngoài ra, sau khi đã tiến hành yêu cầu đàm phán lại hợp đồng mà các bên vẫn
không thể thống nhất được về việc sửa đổi nội dung hợp đồng thì một bên có quyền
yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết, được quy định tại khoản 3, Điều 420 BLDS
2015. Theo đó, Tòa án có thể lựa chọn hoặc yêu cầu các bên chấm dứt hợp đồng tại
một thời điểm xác định do Tòa án ấn định hoặc Tòa án đưa ra quyết định sửa đổi
hợp đồng nhằm cân bằng lại quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, mà quyết định sửa
đổi hợp đồng này chỉ được Tòa án thực hiện nếu như việc yêu cầu chấm dứt hợp
đồng gây thiệt hại chi phí lớn hơn so với việc sửa đổi hợp đồng. Việc một bên có
quyền yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết được xem là phương án giải quyết cuối
cùng.
Qua phân tích về quyền được yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của bên bị bất lợi,
quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết khi đã thỏa mãn các điều kiện về hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, không đồng nghĩa với việc các bên có quyền được phép dừng lại,
chờ đợi kết quả tiếp theo, mà theo đó họ vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của
mình theo nội dung hợp đồng đã giao kết ban đầu, điều này được quy định tại khoản
3, Điều 420 BLDS 2015. Việc được phép sử dụng các biện pháp nhằm cân bằng lại
quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng chỉ là công cụ hỗ trợ, được pháp luật quy định
để các bên áp dụng, về cơ bản vẫn phải tiếp tục thực hiện đúng nội dung đã giao kết
từ trước.


×