Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích mối tương quan giữa một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.06 KB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ NHƯ HUYỀN
PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BIẾN CỐ
BẤT LỢI NGHIÊM TRỌNG (SAE) TRONG THỬ
NGHIỆM LÂM SÀNG THUỐC TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ NHƯ HUYỀN
Mã sinh viên: 1501236
PHÂN TÍCH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO BIẾN CỐ
BẤT LỢI NGHIÊM TRỌNG (SAE) TRONG THỬ
NGHIỆM LÂM SÀNG THUỐC TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn: TS. Đỗ Xuân Thắng
Nơi thực hiện: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

HÀ NỘI – 2020



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
TS. Đỗ Xuân Thắng, người đã trực tiếp hướng dẫn, và tận tình chỉ bảo giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ của TS. Đỗ Xuân Thắng, đặc
biệt là TS. Võ Thị Nhị Hà. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo,
cán bộ bộ môn Quản lý và kinh tế Dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo những
điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn
bè, đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Vũ Thị Như Huyền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3
1.1.1. Tổng quan các khái niệm liên quan tới báo cáo AE trong TNLS. ............ 3

1.1.2. Hoạt động báo cáo SAE trong thử nghiệm lâm sàng thuốc. ..................... 4
1.2. Các văn bản quy định báo cáo SAE trong TNLS. ...............................................4
1.2.1. Quy định của US-FDA .............................................................................. 5
1.2.2. Quy định EMA .......................................................................................... 6
1.2.3. Quy định về báo cáo SAE trong TNLS tại Việt Nam. .............................. 6
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE. ...........................................7
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới. .................................................................... 7
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam. ................................................................. 11
1.4. Giả thuyết nghiên cứu. ...................................................................................... 12
1.5. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 15
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. ...................................................15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 15
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................15
2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu ............................................................ 15
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu. ................................................................................ 20
2.2.3. Mẫu nghiên cứu....................................................................................... 21
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................... 21
2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. .......................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 26


3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ...................................................................26
3.2. Mối tương quan giữa giới tính và hoạt động báo cáo SAE ............................... 27
3.3. Mối tương quan giữa độ tuổi và hoạt động báo cáo SAE .................................29
3.4. Mối tương quan giữa thời gian làm việc và hoạt động báo cáo SAE ...............32
3.5. Mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và hoạt động báo cáo SAE. ..........35
3.6. Mối tương quan giữa chuyên ngành tốt nghiệp và hoạt động báo cáo SAE. ....41
3.7. Mối tương quan giữa số TNLS đã tham gia và hoạt động báo cáo SAE. .........43

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ .................................................................... 48
4.1. Mối tương quan giữa giới tính và hoạt động báo cáo SAE ............................... 48
4.2. Mối tương quan giữa độ tuổivà hoạt động báo cáo SAE ..................................48
4.3. Mối tương quan giữa thời gian làm việc và hoạt động báo cáo SAE ...............49
4.4. Mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và hoạt động báo cáo SAE ...........49
4.5. Mối tương quan giữa chuyên ngành tốt nghiệp và hoạt động báo cáo SAE .....50
4.6. Mối tương quan giữa số TNLS đã tham gia và hoạt động báo cáo SAE ..........51
4.7. Hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................................................51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa


Adverse Drug Reaction

1

ADR

2

AE


3

BM

Biểu mẫu báo cáo và phương thức gửi

4

BYT

Bộ Y tế

5

BV

Bệnh viện

6

DSMB

7

ĐGC

8

EMA


9

GCP

10

GH

Giới hạn

11

HĐĐĐ

Hội đồng đạo đức

(Phản ứng bất lợi của thuốc)
Adverse Event
(Biến cố bất lợi)

Data and Safety Monitoring Board
(Ủy ban giám sát an toàn dữ liệu)
Đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE
European Medicines Agency
(Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu)
Good Clinical Practice
(Thực hành lâm sàng tốt)

International Conference on Harmonisation of Technical

12

ICH

Requirements for Registration of Pharmaceuticals for Human Use
(Hội nghị hòa hợp quốc tế các yêu cầu kỹ thuật đối với đăng ký
dược phẩm sử dụng cho người)
Investigational New Drug

13

IND

14

KT-TĐ

Kiến thức và thái độ

15

NCV

Nghiên cứu viên

16



Quy định, quy trình gửi báo cáo


17

SAE

(Triển khai phát triển thuốc mới)

Severe Adverse Event
(Biến cố bất lợi nghiêm trọng)
Serious and Unexpected Suspected Adverse Reaction

18

SUSAR

(Phản ứng bất lợi nghiêm trọng ngoài dự kiến nghi do thuốc
nghiên cứu)

19

TNLS

Thử nghiệm lâm sàng


US Food and Drug Administration

20

US-FDA


21

YTK

Yếu tố khác

22

YTNB

Yếu tố người bệnh tham gia vào nghiên cứu

23

Mean

Giá trị trung bình

24

Sig.

(Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ)

Significance
(Mức ý nghĩa của kiểm định)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu .................................................................................... 15
Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n=202) ........................................................... 26
Bảng 3.2. Giá trị trung bình về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE theo giới. .. 28
Bảng 3.3. Kết quả kiểm định Independent Samples T-test ........................................ 28
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa giới tính với các yếu tố ảnh hưởng tới ý hoạt động
báo cáo SAE. .............................................................................................................. 29
Bảng 3.5. Giá trị trung bình về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE theo tuổi. .. 30
Bảng 3.6. Kết quả phân tích ANOVA về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE
theo độ tuổi. ................................................................................................................ 30
Bảng 3.7. So sánh đôi một về hoạt động báo cáo SAE giữa các nhóm tuổi. ............. 30
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa độ tuổi và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo
cáo SAE ...................................................................................................................... 31
Bảng 3.9. Phân tích sâu mối tương quan giữa độ tuổi và Quy định, quy trình gửi báo
cáo SAE. ..................................................................................................................... 32
Bảng 3.10. Giá trị trung bình về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE theo thời
gian làm việc. ............................................................................................................. 33
Bảng 3.11. Kết quả phân tích ANOVA về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE
theo thời gian làm việc. .............................................................................................. 33
Bảng 3.12. So sánh đôi một về hoạt động báo cáo SAE giữa các nhóm thời gian làm
việc. ............................................................................................................................ 34
Bảng 3.13. Mối tương quan giữa thời gian làm việc và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
động báo cáo SAE. ..................................................................................................... 34
Bảng 3.14. Phân tích sâu mối tương quan giữa thời gian làm việc và Quy định, quy
trình gửi báo cáo SAE. ............................................................................................... 35
Bảng 3.15. Giá trị trung bình về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE theo trình
độ chuyên môn. .......................................................................................................... 36
Bảng 3.16. Kết quả phân tích ANOVA về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE
theo trình độ chuyên môn. .......................................................................................... 36



Bảng 3.17. So sánh đôi một về hoạt động báo cáo SAE giữa các nhóm thời gian làm
việc. ............................................................................................................................ 37
Bảng 3.18. Mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và các yếu tố ảnh hưởng tới
hoạt động báo cáo SAE. ............................................................................................. 38
Bảng 3.19. Phân tích sâu mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và Quy định,
quy trình gửi báo cáo SAE. ........................................................................................ 39
Bảng 3.20. Phân tích sâu mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và Biểu mẫu báo
cáo và phương thức gửi. ............................................................................................. 40
Bảng 3.21. Phân tích sâu mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và Kiến thức,
thái độ. ........................................................................................................................ 40
Bảng 3.22. Giá trị trung bình về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE theo chuyên
ngành tốt nghiệp. ........................................................................................................ 41
Bảng 3.23. Kết quả phân tích ANOVA về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE
theo chuyên ngành tốt nghiệp. ................................................................................... 41
Bảng 3.24. Mối tương quan giữa chuyên ngành tốt nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng
tới hoạt động báo cáo SAE. ........................................................................................ 42
Bảng 3.25. Phân tích sâu mối tương quan giữa chuyên ngành tốt nghiệp và Kiến
thức, thái độ. ............................................................................................................... 43
Bảng 3.26. Giá trị trung bình về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE theo số
TNLS đã tham gia. ..................................................................................................... 44
Bảng 3.27. Kết quả phân tích ANOVA về đánh giá chung hoạt động báo cáo SAE
theo số TNLS đã tham gia. ......................................................................................... 44
Bảng 3.28. So sánh đôi một về hoạt động báo cáo SAE giữa các nhóm. .................. 45
Bảng 3.29. Mối tương quan giữa số TNLS đã tham gia và các yếu tố ảnh hưởng tới
hoạt động báo cáo SAE. ............................................................................................. 46
Bảng 3.30. Phân tích sâu mối tương quan giữa số TNLS đã tham gia và yếu tố Quy
định, quy trình gửi báo cáo. ....................................................................................... 47
Bảng 3.31. Phân tích sâu mối tương quan giữa số TNLS đã tham gia và Kiến thức,
thái độ. ........................................................................................................................ 47



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. 1. Chi tiết yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo AE/SAE trên thế giới ... 10
Hình 1. 2. Tóm tắt mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo
SAE ............................................................................................................................ 12
Hình 2. 1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 20
Hình 2. 2. Tóm tắt quy trình phân tích One-way ANOVA ........................................ 24


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng có nhiều hơn các thử nghiệm lâm
sàng (TNLS) thuốc nhằm chứng minh hiệu quả và tính an toàn của thuốc mới; việc
đánh giá tính an toàn của thuốc; chú trọng vào việc đảm bảo quyền lợi, sự an toàn và
sức khỏe của các đối tượng nghiên cứu là những nguyên tắc cần được quan tâm hàng
đầu [10]. Tính an toàn của một thuốc được đánh giá thông qua hồ sơ an toàn thuốc,
bao gồm các thông tin về tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các biến cố bất
lợi (AE) và biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) diễn ra trong quá trình TNLS; cũng
như các số liệu về phản ứng có hại của thuốc sau khi lưu hành (ADR) [4]. Báo cáo
không đầy đủ hoặc kém chất lượng về các biến cố bất lợi có thể dẫn tới kết luận sai về
tính an toàn của thuốc hoặc các sai phạm trong can thiệp [30]. Vì vậy, việc giám sát
chặt chẽ cũng như nâng cao chất lượng các báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE)
trong TNLS không chỉ giúp đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người tham gia
nghiên cứu; mà còn đảm bảo chất lượng của TNLS, làm tiền đề cho việc đảm bảo chất
lượng thuốc lưu hành trên thị trường.
Trên thực tế, trên thế giới và ở Việt Nam, việc báo cáo các biến cố bất lợi (SAE)
thường không đầy đủ [17] do nhiều nguyên nhân. Một nghiên cứu được tiến hành từ
năm 2006 đến 2007 bởi Pitrou cho thấy có khoảng 27,1% TNLS hoàn toàn không có
báo cáo về các biến cố bất lợi nghiêm trọng, 47,4% không có thông tin về việc bệnh
nhân rút khỏi nghiên cứu do các biến cố bất lợi [30]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới
đã chỉ ra các yếu tố dẫn tới việc hoạt động báo cáo biến cố bất lợi trong TNLS kém

hiệu quả như: quy trình gửi báo cáo gây khó khăn cho nghiên cứu viên [27]; thái độ,
kiến thức của nghiên cứu viên [29]… Tuy nhiên, thông tin về các TNLS là thông tin
khó tiếp cận, thường các nghiên cứu được thực hiện dựa trên tổng quan từ các công
trình đã công bố nên kết quả chưa thực sự khách quan.
Tại Việt Nam, hoạt động báo cáo SAE cũng có những hạn chế nhất định: năm
2014, có tới 29% thử nghiệm lâm sàng không báo cáo bất kỳ một SAE nào; 34,8%
báo cáo thiếu thông tin mô tả SAE và 41,5% báo cáo SAE thiếu thông tin về điều trị/
xử lý SAE [4]. Đề tài cấp bộ của nhóm nghiên cứu của TS. Đỗ Xuân Thắng đã chỉ ra
các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE tại Việt Nam: quy định, quy trình
gửi báo cáo; biểu mẫu báo cáo, phương thức gửi; kiến thức và thái độ;… [4].
1


Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố này tới hoạt động báo cáo SAE [27,29,31]. Tuy nhiên, chưa
tìm thấy nghiên cứu nào phân tích sâu về mối tương quan hay mức độ tương quan giữa
các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo SAE ở trên thế giới cũng như Việt Nam.
Nghiên cứu viên tham gia TNLS thuộc nhiều chuyên ngành, độ tuổi, kinh nghiệm khác
nhau, nắm giữ những vị trí chuyên môn khác nhau và có sự khác biệt nhất định về việc
thực hành báo cáo biến cố bất lợi. Hiểu được mối tương quan giữa các nhóm đối tượng
này giúp các nhà quản lý có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt
động báo cáo biến cố bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng thuốc.
Vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân tích mối tương quan giữa một
số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE)
trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam” tiếp nối luận án của Thạc sĩ Nguyễn
Duy Thực với mục tiêu:
Xác định mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo
biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt Nam.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo SAE
tại Việt Nam.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan các khái niệm liên quan tới báo cáo biến cố bất lợi trong TNLS.
Nghiên cứu viên tham gia TNLS cần có kiến thức chuyên ngành phù hợp, nắm
vững đề cương nghiên cứu, được tập huấn những nội dung và kỹ năng cần thiết để
thực hiện nghiên cứu [11]. Một trong những kiến thức quan trọng nhất để đảm bảo
chất lượng báo cáo biến cố bất lợi là phân biệt được các loại biến cố bất lợi trên lâm
sàng.
Biến cố bất lợi (adverse event - AE): Là sự việc hoặc tình trạng y khoa bao gồm
bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng, tình trạng bệnh tật hoặc kết quả xét nghiệm có chiều
hướng xấu xảy ra trong quá trình, thời gian thử thuốc trên lâm sàng ảnh hưởng đến đối
tượng tham gia nghiên cứu, có hoặc không có liên quan đến thuốc thử lâm sàng.
Biến cố bất lợi nghiêm trọng (severe adverse event – SAE): Là AE có thể dẫn
tới một trong các tình huống sau đây trên đối tượng tham gia nghiên cứu thử thuốc
trên lâm sàng:
a) Tử vong;
b) Đe dọa tính mạng;
c) Phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện;
d) Tàn tật, thương tật vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng;
đ) Dị tật bẩm sinh hoặc dị dạng cho thai nhi của đối tượng nghiên cứu;
e) Tình huống mà phải có can thiệp y khoa phù hợp để ngăn chặn hoặc phòng tránh
một trong những tình huống a, b, c, d, đ hoặc các tình huống khác có ý nghĩa về mặt
y khoa theo nhận định của NCV tại điểm nghiên cứu.
AE ngoài dự kiến trong nghiên cứu TNLS (unexpected AE): Là các AE xảy ra
trong nghiên cứu TNLS thuốc mà bản chất hoặc mức độ nặng hoặc mức độ đặc hiệu
hoặc hậu quả đối với người bệnh của biến cố không giống với mô tả hoặc chưa được

dự liệu chi tiết từ trước trong đề cương hoặc các tài liệu nghiên cứu có liên quan.
Phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse Drug Reaction - ADR): Là đáp ứng gây
hại ngoài ý muốn theo chiều hướng xấu xảy ra trên đối tượng tham gia TNLS và được
đánh giá là có liên quan nhân quả với sản phẩm thử nghiệm, ở bất kỳ liều nào. Đối với
các sản phẩm đã lưu hành trên thị trường phản ứng bất lợi của thuốc là đáp ứng gây
3


hại và ngoài dự kiến, xảy ra ở liều thông thường được sử dụng cho người với mục đích
phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.
Phản ứng bất lợi nghiêm trọng ngoài dự kiến nghi do thuốc nghiên cứu
(Seriousand Unexpected Suspected Adverse Reaction - SUSAR): Là một phản ứng bất
lợi nghi ngờ liên quan đến thuốc nghiên cứu, diễn ra trong suốt nghiên cứu, vừa ngoài
dự kiến (tức là trước đó trong y văn, Hồ sơ sản phẩm dành cho NCV hoặc Bản tóm tắt
đặc tính sản phẩm không có thông tin về bản chất, mức độ nặng, mức độ đặc hiệu hoặc
hậu quả cho người bệnh, tần suất của biến cố) lại vừa nghiêm trọng.
1.1.2. Hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong thử nghiệm lâm sàng
thuốc.
Trong quá trình triển khai TNLS thuốc, việc ghi nhận, xử trí và báo cáo các
biến cố bất lợi (AE), đặc biệt là các biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) xảy ra trong
nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng. Đây được coi là hoạt động cơ bản nhất để bảo
đảm an toàn trực tiếp cho các đối tượng tham gia nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp,
dữ liệu an toàn từ báo cáo SAE được lấy làm cơ sở để tạm ngừng hoặc ngừng vĩnh
viễn việc triển khai nghiên cứu. Điều này có thể xảy ra khi người tham gia thử nghiệm,
BV hoặc nhà tài trợ tự nguyện ngừng vì lý do an toàn hoặc từ yêu cầu bắt buộc của cơ
quan quản lý.
Báo cáo và thống kê dữ liệu về SAE góp phần quan trọng trong xác định tính
an toàn của thuốc nghiên cứu, tạo điều kiện để nhà sản xuất xin cấp phép lưu hành
thuốc cũng như tạo cơ sở để cơ quan quản lý tiến hành duyệt hồ sơ đăng ký thuốc.
Dựa trên dữ liệu an toàn từ báo cáo SAE, nhà sản xuất có thể cân nhắc về việc không

tiếp tục xin phép lưu hành thuốc nếu nhận thấy các vấn đề an toàn nghiêm trọng hoặc
một cân bằng lợi ích – nguy cơ không thuận lợi từ thuốc thử nghiệm. Trên cơ sở đó,
có thể khẳng định rằng, ghi nhận và báo cáo SAE trong TNLS là hoạt động trọng tâm,
có giá trị kể cả về mặt đạo đức, khoa học, pháp lý và thực tiễn.
1.2. Các văn bản quy định báo cáo SAE trong TNLS.
Hiện nay, quy định về báo cáo SAE trong TNLS của các cơ quan quản lý y tế
các nước chủ yếu được xây dựng dựa trên hướng dẫn của các tổ chức sau.

4


• Hội đồng Quốc tế về Hài hòa các Yêu cầu Kỹ thuật đối với Dược phẩm cho
người sử dụng (International Council for Harmonisation of Technical
Requirements for Pharmaceuticals for Human Use – ICH). [12]
• Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug
Administration – US–FDA).
• Cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (European Medicines Agency – EMA).
Tại Việt Nam, trước khi đề tài của nhóm nghiên cứu của TS. Đỗ Xuân Thắng
được triển khai, việc báo cáo SAE trong TNLS được thực hiện theo công văn số
6586/BYT-K2ĐT ngày 02/10/2012 của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y
tế [2]. Đến ngày 2/6/2017, với những đóng góp của đề tài, cục KHCN&ĐT ban hành
quyết định số 62/QĐ-K2ĐT hướng dẫn báo cáo SAE trong TNLS [3].
1.2.1. Quy định về báo cáo an toàn giai đoạn trước khi lưu hành sản phẩm của Cơ
quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ [21,33]
US - FDA là một trong những cơ quan cấp phép có kinh nghiệm và mức độ
chuẩn mực hàng đầu thế giới, được cơ quan quản lý thuốc các nước tham khảo để xem
xét, cấp phép lưu hành thuốc mới. Quy định của US-FDA về triển khai nghiên cứu
phát triển thuốc mới (IND) nhấn mạnh trách nhiệm báo cáo SAE trong TNLS đối với
nhà tài trợ và NCV. Theo quy định của US-FDA, ba nhóm biến cố buộc phải báo cáo
trong TNLS gồm có:

• Các SUSAR;
• Các phát hiện từ các nghiên cứu TNLS, nghiên cứu dịch tễ học, nghiên cứu
trên động vật, nghiên cứu in vitro, các thông tin trên y văn và từ các nguồn
thông tin khác có thể dẫn đến một nguy cơ quan trọng liên quan đến thuốc
nghiên cứu;
• Tần suất gia tăng các ADR nghiêm trọng nghi liên quan đến thuốc nghiên
cứu.
Thời gian báo cáo: Không quá 15 ngày làm việc sau khi nhà tài trợ xác định
được biến cố là nghi ngờ liên quan đến thuốc nghiên cứu hoặc xác định được các thông
tin cho thấy biến cố thuộc 3 nhóm cần báo cáo như trên. Đối với các SUSAR gây tử
vong hoặc đe dọa tính mạng thời gian báo cáo cần khẩn cấp hơn, không quá 7 ngày
làm việc. Trong trường hợp FDA yêu cầu cung cấp thêm thông tin, nhà tài trợ cần báo
5


cáo nhanh nhất có thể nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu
cầu. Cách thức báo cáo cần theo mẫu quy định nhưng có thể gửi theo hình thức trực
tuyến (báo cáo điện tử) hoặc qua điện thoại, fax, email.
Về cơ bản, quy định của US-FDA chú trọng các SUSAR trong nghiên cứu
thuốc mới. Các quy định cụ thể, chi tiết và phân cấp rõ ràng để giảm tải cho từng cơ
quan. Quy định này phù hợp với các nước phát triển, mang tính cụ thể, chi tiết và
chuẩn mực.
1.2.2. Quy định về báo cáo an toàn giai đoạn trước khi lưu hành sản phẩm tại
Châu Âu [22]
Quy định báo cáo AE trong TNLS của EMA khá tương đồng với quy định của
US – FDA nhưng vẫn có một số khác biệt bao gồm:
-

Quy định áp dụng chung cho các thuốc, không có quy định riêng cho nghiên


cứu phát triển thuốc mới.
-

Khi gửi báo cáo, song song với việc gửi cho EMA, nhà tài trợ và NCV cần báo

cáo cho HĐĐĐ.
-

EMA thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử báo cáo an toàn cho toàn Châu

Âu (EudraVigilance). Theo quy định của Châu Âu, các SAE bắt buộc phải báo cáo
trực tuyến tới EudraVigilance, chỉ một số ngoại lệ là báo cáo bằng văn bản.
-

Các báo cáo khẩn cho từng ca riêng lẻ chỉ áp dụng cho những trường hợp xảy

ra tại quốc gia đó. Tất cả những báo cáo SUSAR của nghiên cứu đa quốc gia xảy ra
tại các nước khác được đệ trình cơ quan quản lý trong Báo cáo liệt kê định kỳ mỗi 6
tháng (line – listing report).
-

Quy định báo cáo khẩn được áp dụng cho tất cả các SAE, song cũng chú trọng

nhất việc báo cáo các SUSAR.
1.2.3. Quy định về báo cáo SAE trong TNLS tại Việt Nam.
➢ Công văn số 6586/BYT-K2ĐT ngày 02/10/2012 [2]. Các điểm chính liên quan đến
báo cáo SAE bao gồm:
-

Đối với tất cả các SAE: NCV chính có trách nhiệm báo cáo khẩn cấp cho Nhà


tài trợ và HĐĐĐ cấp cơ sở của BV trong thời gian 24 giờ kể từ khi được biết thông
tin.
-

Tùy theo từng loại SAE, việc báo cáo cho Ban đánh giá vấn đề đạo đức trong

nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế và các tổ chức liên quan như sau:
6


• Đối với các SAE gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng: NCV chính phối hợp
với Nhà tài trợ hoàn thiện thông tin và gửi báo cáo về Văn phòng Ban đánh
giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế. Báo cáo ban đầu
bằng văn bản gửi trong thời gian sớm nhất có thể nhưng không muộn hơn 7
ngày kể từ khi có thông tin SAE. Nội dung báo cáo ban đầu theo Biểu mẫu
báo cáo nhưng không nhất thiết phải đầy đủ thông tin tại thời điểm báo cáo.
Báo cáo theo dõi tiếp theo cần phải đầy đủ chi tiết các phần của mẫu báo
cáo được hoàn tất và gửi trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm có thông tin
SAE.
• Đối với các SAE không thuộc loại gây tử vong hoặc đe dọa đến tính mạng:
NCV chính phối hợp với Nhà tài trợ hoàn thiện thông tin và gửi báo cáo
SAE chi tiết về Ban đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
Bộ Y tế trong thời gian sớm nhất nhưng không muộn hơn 15 ngày kể từ thời
điểm có thông tin SAE.
➢ Quyết định số 62/QĐ-K2ĐT ngày 2/6/2017 hướng dẫn báo cáo SAE trong
TNLS do Cục KHCN&ĐT ban hành: biểu mẫu báo cáo SAE được sửa đổi theo hướng
tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong việc báo cáo SAE. Các nội dung
này sau đó đã được đưa vào Thông tư 29/TT-BYT được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
ngày 29/10/2018 [3].

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE.
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.
Trên thế giới, có một số nghiên cứu đã công bố đánh giá về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động báo cáo AE/SAE:
➢ Quy trình gửi báo cáo:
Theo Winston S Liauw và Richard O Day, cơ chế báo cáo phức tạp và lặp đi lặp
lại có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo biến cố bất lợi. Cơ chế báo
cáo cụ thể là: từ nghiên cứu viên tới nhà tài trợ đến các điểm nghiên cứu khác trong
nghiên cứu đa trung tâm sau đó tới Hội đồng đạo đức rồi mới tới cơ quan quản lý là
không kịp thời gian. Không những vậy, nội dung báo cáo còn không chính xác và tốn
kém giấy tờ. HĐĐĐ vì quá tải công việc và thiếu thông tin nên không xem xét và thẩm
định đủ báo cáo SAE.
7


Một số nghiên cứu đã thành lập Ủy ban giám sát an toàn dữ liệu (DSMB). Tuy
nhiên, hoạt động của Ủy ban vẫn chưa rõ ràng và Ủy ban cũng ít khi trao đổi thông tin
hay liên lạc với NCV, HĐĐĐ hay cơ quan quản lý.
Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra có quá nhiều cấp đánh giá mối quan hệ nhân quả
thuốc – SAE gồm: NCV, DSMB, các điểm nghiên cứu và cuối cùng là HĐĐĐ. Tuy
nhiên, chỉ có DSMB và nhà tài trợ là được trực tiếp tiếp cận với dữ liệu và hồ sơ tổng
thể [13].
Theo một nghiên cứu ở Úc, yêu cầu từ các nhà tài trợ và ủy ban đạo đức ngày
càng nặng nề và phức tạp. Cụ thể, nghiên cứu viên phải báo cáo mọi thứ mà không
nhất thiết phải liên quan đến tài liệu hướng dẫn. Gánh nặng gia tăng với nghiên cứu
viên đang làm gia tăng công việc và chi phí lâm sàng. Cũng theo tác giả thì những báo
cáo riêng AE cho HĐĐĐ là không cần thiết vì trong hầu hết các trường hợp việc nhận
diện nhóm nghiên cứu (nhóm tiếp xúc với thuốc) là không được biết trong các thử
nghiệm mù đôi và giá trị của việc này là rất hạn chế [25]. Không chỉ ở Úc, Cơ quản
Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cũng phát hành hướng dẫn mới nhất

trong năm 2009 rằng những AE được liệt kê trong tài liệu của nghiên cứu viên, theo
định nghĩa mà không được coi là không dự đoán trước và không yêu cầu phải báo cáo
cho HĐĐĐ [23]. Các nước châu Âu cũng thông qua những hướng dẫn như vậy [11].
Mỗi tháng, HĐĐĐ nhận 80-100 báo cáo nhiều trang giấy và việc xem xét những
báo cáo này tốn gần một nửa thời gian làm việc. Hơn nữa, trong khi HĐĐĐ và các nhà
điều tra có trách nhiệm phải xem xét từng báo cáo biến cố bất lợi với hàng loạt những
Protocols trong cùng một thời gian tuy nhiên không có cơ chế nào để đảm bảo điều này.
Chắc chắn, thành viên của HĐĐĐ làm việc không có thù lao hoặc đơn giản không đủ
thời gian và nguồn lực để thực hiện như một doanh nghiệp [13].
Cũng theo tác giả Califf RM, hệ thống quản lý hiện hành trong thử nghiệm lâm
sàng thì một số bộ phận bao gồm HĐĐĐ có thể không phù hợp để đánh giá, giám
sát hoạt động nghiên cứu [11].
➢ Kiến thức, thái độ của nghiên cứu viên:
Một nghiên cứu tổng hợp thực hiện ở Mỹ và Canada chỉ ra rằng yếu tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE là những yếu tố liên quan đến con
người. Các vấn đề chính đó là:
8


• Sự khác nhau về trình độ: Mức độ thông thạo của nghiên cứu viên trong
việc xác định và báo cáo SAE được chứng minh qua các địa điểm nghiên
cứu. Theo đó, để đảm bảo báo cáo đầy đủ và chính xác SAE cần phải giảm
sự khác biệt về trình độ này.
• Yêu cầu về đào tạo: Các khóa đào tạo về báo cáo AE cần được thực hiện
trước khi bắt đầu nghiên cứu và định kỳ trong suốt quá trình nghiên cứu
[24].
Báo cáo của Viện dược phẩm Hoa Kỳ năm 2016 có tên Phòng ngừa Sai sót Dược
Phẩm tuyên bố “Các yếu tố không khuyến khích nghiên cứu viên báo cáo” [12]:
• Áp lực về thời gian.
• Lo sợ về trách nhiệm pháp lý.

• Thiếu lợi ích đem lại từ việc báo cáo.
Từ đó dẫn đến việc báo cáo thiếu kết cục bất lợi và vì vậy không có thể tính
toán đúng tỷ lệ biến cố như vậy [12]. Báo cáo cũng chỉ ra có rất ít phần thưởng thậm
chí bác sĩ và nghiên cứu viên còn bị phạt khi báo cáo AE. Tuy nhiên, nhà điều tra và
các thành viên trong nhóm điều tra có một trách nhiệm đạo đức to lớn và vì vậy cơ
quan quản lý phải cung cấp các phương tiện để trang bị những yêu cầu của việc báo
cáo như giáo dục và đào tạo [19].
Sivendran và công sự chỉ ra yếu tố tương tự đó là Thiếu hiểu biết của nghiên
cứu viên về các kiến nghị và thiếu tuân thủ các hướng dẫn báo cáo là nguyên nhân gây
báo cáo thiếu và không đầy đủ AE/SAE [20]. Yếu tố này cũng tương đồng với Tamara
P. Miller: theo ông thì nhiều yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo AE. Các yếu tố đó có thể
là:
• Sự mơ hồ trong định nghĩa thuật ngữ AE [14].
• Sự thay đổi về nhân sự nghiên cứu.
• Đào tạo; kinh nghiệm và khối lượng công việc so với số lượng lớn các thử
nghiệm lâm sàng [16].
Tác giả Seruga cũng chỉ ra NCV không báo cáo các SAE nếu cho rằng đó không
liên quan đến thuốc mà do diễn tiến bệnh của bệnh nhân; NCV không cho rằng SAE
là nghiêm trọng; tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu, các nghiên cứu để đăng bài trên các

9


tạp chí lớn thường sẽ giám sát an toàn chặt chẽ hơn; chưa có hướng dẫn báo cáo
AE/SAE; NCV không báo cáo nếu AE nhẹ và hiếm gặp [18].
➢ Biểu mẫu và phương thức gửi báo cáo:
Việc thực hiện báo cáo trên giấy không chỉ đòi hỏi nhiều khâu vận chuyển mà
còn gây ra sự chậm trễ trong việc chuyển qua đường bưu điện. Ngoài ra, với việc báo
cáo thực hiện trên giấy, rất khó xác định báo cáo đã được chuyển nằm ở khâu nào
trong cả quá trình. Phương thức báo cáo này dễ khiến nghiên cứu viên báo cáo quá

hạn, tạo áp lực cho nghiên cứu viên, gây nên khó khăn trong việc hoàn thành báo cáo,
đặc biệt tạo gánh nặng hành chính trong quản lý nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng [15].
➢ Người bệnh tham gia nghiên cứu:
Theo Seruga, việc báo cáo SAE chưa bảo đảm về chất lượng có thể do bệnh
nhân không báo cáo các AE vì muốn tiếp tục tham gia thử nghiệm và thời gian thăm
khám chưa đủ để phát hiện các SAE [18].
Ngoài ra, T.J. Sharpe, một bệnh nhân ung thư đã nói trong một bài báo: "trước
khi tôi bắt đầu tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng, tôi không bao giờ chú ý đến
hoặc lo lắng về việc báo cáo các tác dụng bất lợi của thuốc đã được FDA chấp thuận".
Điều này chỉ ra rào cản giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng góp phần liên quan đến sự
không tuân thủ AE. Theo bệnh nhân Sharpe: "Bác sĩ không có mặt để phát hiện các
biến cố bất lợi. Tôi cũng không gặp được bác sĩ để trao đổi về các biến cố đó”. Tác
giả cũng nhấn mạnh việc không tuân thủ báo cáo AE có thể góp phần làm tăng sự khác
biệt về số liệu (làm giảm sức mạnh thống kê, đòi hỏi nhiều bệnh nhân tham gia vào
nghiên cứu hơn) và dẫn đến việc tạo ra các báo cáo AE không toàn diện [26]. Tóm lại,
tổng quan về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động báo cáo AE/SAE trên thế giới
được tổng hợp trong hình 1.1 dưới đây:

Thiếu đào
tạo và kinh
nghiệm báo
cáo

Chỉ báo
cáo biến
cố liên
quan
đến
thuốc


Biến cố là
diễn biến
của bệnh thì
không cần
báo cáo

KIẾN THỨC VÀ
KINH NGHIỆM

10

Biểu
mẫu
BC
chưa
thuận
tiện

Phương thức
gửi báo cáo qua
đường bưu điện
gây chậm trễ,
tạo áp lực cho
NCV

BIỂU MẪU
BÁO CÁO VÀ
PHƯƠNG THỨC GỬI
BN chưa được nhận



1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.
Đề tài cấp bộ của TS. Đỗ Xuân Thắng đã chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng tới
hoạt động báo cáo AE, SAE trong TNLS đến từ các NCV sau quá trình phỏng vấn sâu.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy các yếu tố này có sự tương đồng với các nghiên cứu
trên thế giới:
- Form mẫu báo cáo và phương thức gửi chưa thuận tiện. Biểu mẫu báo chưa được
thống nhất trong nghiên cứu TNLS. Phương thức gửi báo cáo cũng làm chậm thời gian
nộp báo cáo.
- Quy trình gửi báo cáo còn nhiều quy định chưa hợp lý còn nhiều bước, nhiều
khâu; thời gian gửi báo cáo ngắn, chưa có chuẩn S.O.P tại các đơn vị hay phê duyệt
an toàn của HĐĐĐ còn chậm trễ.
- Kiến thức và kinh nghiệm báo cáo của cả NCV và bệnh nhân về SAE cần được
cải thiện, ảnh hưởng tới quá trình làm và gửi báo cáo.
- Tâm lý, thái độ báo cáo của NCV trong nhiều tình huống còn e ngại, sợ ảnh
hưởng tới uy tín đơn vị nghiên cứu.
- Quá tải công việc của NCV là yếu tố khách quan gây ảnh hưởng tới việc báo cáo
của các NCV. Quá tải công việc khiến việc báo cáo SAE chưa đạt hiệu quả cao. Cần
có nghiên cứu sâu thêm để xác định vấn đề [4].
Thạc sĩ Nguyễn Duy Thực, bằng các nghiên cứu định tính và định lượng cũng
đã xác định được năm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo AE/SAE trong TNLS
thuốc tại Việt Nam với mức độ ảnh hưởng giảm dần là: Quy định, quy trình gửi báo
cáo; Biểu mẫu báo cáo và phương thức gửi; Kiến thức và thái độ; Yếu tố khác (Không
nhận được phản hồi và Công việc chuyên môn quá tải); Người bệnh tham gia vào
nghiên cứu.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tại Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa tìm thấy
các nghiên cứu phân tích về mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng này. Việc xác
định được sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu viên đối với mỗi yếu tố
ảnh hưởng có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể, nghiên cứu viên tham gia TNLS thuộc nhiều
chuyên ngành, độ tuổi, kinh nghiệm khác nhau, nắm giữ những vị trí chuyên môn khác

nhau và có sự khác biệt nhất định về việc thực hành báo cáo biến cố bất lợi. Hiểu được
mối tương quan giữa các nhóm đối tượng này giúp các nhà quản lý có những giải pháp
11


phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt dộng báo cáo biến cố bất lợi trong thử nghiệm
lâm sàng thuốc.

Đặc điểm mẫu nghiên
cứu:
- Giới tính

Quy định, quy trình
gửi báo cáo
Biểu mẫu báo cáo
và phương thức gửi

- Độ tuổi
- Thời gian làm việc
-Trình độ chuyên môn
- Chuyên ngành tốt
nghiệp
- Số TNLS đã tham gia

Báo cáo SAE
Kiến thức và thái độ
Yếu tố người bệnh
tham gia vào NC
Yếu tố khác (Khối
lượng công việc và

nhận phản hồi)

Hình 1. 2. Tóm tắt mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động báo
cáo SAE
1.4. Giả thuyết nghiên cứu.
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu và tổng quan tài liệu, tôi đưa ra các giả thuyết nghiên
cứu:
H1: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hoạt động báo cáo SAE giữa
nam và nữ.
H2: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi về hoạt động
báo cáo SAE.
H3: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian làm việc về hoạt
động báo cáo SAE.
H4: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trình độ chuyên môn về
hoạt động báo cáo SAE.
H5: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các chuyên ngành tốt nghiệp
về hoạt động báo cáo SAE.
H6: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số TNLS đã tham gia về hoạt
động báo cáo SAE.
12


1.5. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong các thử nghiệm lâm sàng
thuốc là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn của các đối tượng
tham gia cũng như chứng minh được tính an toàn của một thuốc mới. Đặc biệt là trong
bối cảnh Việt Nam đang ngày càng có nhiều hơn các thử nghiệm lâm sàng thuốc, việc
nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo các biến cố bất lợi nghiêm trọng càng cần được
chú ý hơn hết.
Tuy nhiên, việc cải thiện số lượng và chất lượng báo cáo biến cố bất lợi gặp

phải nhiều khó khăn, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan như thông tin khó
tiếp cận, báo cáo không trung thực,… Thực tế trên thế giới, các nghiên cứu về hoạt
động báo cáo SAE cũng gặp nhiều hạn chế, chưa tiến hành được các giải pháp cụ thể
nào mà chỉ dừng lại ở các đề xuất. Tại Việt Nam, được sự giao phó của Bộ Y tế với
nhiệm vụ “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
báo cáo biến cố bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng thuốc tại Việt nam”, nhóm nghiên
cứu của TS. Đỗ Xuân Thắng đã mô tả được thực trạng; xác định các yếu tố ảnh hưởng;
đề xuất, xây dựng các giải pháp cải thiện chất lượng và triển khai thành công các can
thiệp thử nghiệm với công tác báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng (SAE) trong các
TNLS thuốc tại Việt Nam.
Có thể thấy, các nghiên cứu hiện nay chỉ dừng lại ở việc xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động báo cáo SAE trong TNLS. Nghiên cứu viên tham gia TNLS
thuộc nhiều chuyên ngành, độ tuổi, kinh nghiệm khác nhau, nắm giữ những vị trí
chuyên môn khác nhau và có sự khác biệt nhất định về việc thực hành báo cáo biến cố
bất lợi. Hiểu được mối tương quan giữa các nhóm đối tượng này giúp các nhà quản lý
có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động báo cáo biến cố bất lợi
trong thử nghiệm lâm sàng thuốc.
Vì những lí do trên, việc tiến hành thực hiện đề tài này là hết sức cần thiết trong
bối cảnh rất cần các can thiệp cụ thể, thiết thực để nâng cao số lượng, chất lượng báo
cáo SAE trong các TNLS thuốc tại Việt Nam.
1.6. Quá trình thu thập số liệu.
Nghiên cứu điều tra hoạt động báo cáo AE/SAE từ quan điểm của NCV. Một
bộ câu hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu quan điểm của NCV về hoạt động báo cáo
AE/SAE mà họ làm. Với cuộc khảo sát sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn để mô tả
13


định lượng xu hướng, thái độ và ý kiến của một mẫu NCV được lựa chọn ngẫu nhiên.
Số liệu điều tra thu thập được từ mẫu nghiên cứu đủ kích thước có thể được sử dụng
để xác định tần số các sự kiện, thiết lập tỷ lệ những người có quan điểm riêng và mô

tả mối quan hệ giữa các biến để cho phép khái quát trong một quần thể dân số lớn hơn.
Để đạt được kết quả chính xác, điều quan trọng là các câu hỏi được sử dụng trong cuộc
khảo sát phải thu thập các thông tin liên quan một cách hiệu quả và câu trả lời nhận
được phải đáng tin cậy, phản ánh được các vấn đề muốn nghiên cứu. Muốn vậy bảng
câu hỏi khảo sát phải hợp lý về cả chiều dài và cách trình bày để được người trả lời
chấp nhận và hấp dẫn họ trả lời.
Để tiến hành thu thập số liệu, các cuộc điều tra có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau như phỏng vấn trực tiếp nghiên cứu viên, gọi điện thoại, gửi
bài qua bưu điện, qua Internet, sử dụng bảng câu hỏi…Trong nghiên cứu này, phương
pháp phỏng vấn trực tiếp được sử dụng vì có ưu điểm là cho phép hỏi những câu hỏi
phức tạp, cung cấp cho người được phỏng vấn và người phỏng vấn nhiều cơ hội hơn
để làm sáng tỏ vấn đề hay bất cứ hiểu lầm nào. Khi tiếp xúc trực tiếp, các nhà nghiên
cứu có cơ hội giải thích, thúc đẩy cho cuộc phỏng vấn diễn ra dễ dàng, đầy đủ. Ngoài
ra, họ còn có thể thăm dò các phản ứng khác của người trả lời. Tuy nhiên, phương
pháp này có nhược điểm là tốn thời gian. Đặc biệt nếu người phỏng vấn không được
huấn luyên tốt, không kiểm soát được hành vi, họ có thể ảnh hưởng tới câu trả lời của
người được hỏi. Điều này làm giảm tính khách quan của cuộc nghiên cứu, thậm chí
làm sai lệch kết quả.
Quá trình đi thu thập số liệu:
+ Bước 1: Chuẩn bị bộ câu hỏi
+ Bước 2: Đi đến các bệnh viện trong mẫu nghiên cứu
+ Bước 3: Xin phép phỏng vấn mỗi NCV 5 -10 phút
+ Bước 4: Kiểm tra phiếu câu hỏi và mang về xử lý.
Tùy thuộc vào quy mô mỗi đơn vị TNLS mà chọn số lượng NCV phù hợp. Với
đơn vị TNLS lớn, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, điều tra 20 đến 30 NCV.
Với đơn vị TNLS vừa và nhỏ, chỉ khoảng 10 đến 15 NCV được phỏng vấn Điều tra
đảm bảo khảo sát đủ 215 bộ câu hỏi.

14



CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ nghiên cứu viên triển khai TNLS.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2017 đến năm 2018.
Địa điểm nghiên cứu:
-

Trường Đại học Dược Hà Nội;

-

Các bệnh viện tiến hành khảo sát: nghiên cứu được thực hiện ở 10 bệnh viện
có NCV tham gia TNLS.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu
Các biến được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
1. Rất không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Phân vân
4. Đồng ý
5. Rất đồng ý
Bảng 2. 1. Biến số nghiên cứu

TT


Tên biến

Khái niệm/ Mô tả

(1)

(2)

(3)

1

Loại

Cách thức thu

biến

thập

(4)

(5)

Phân

Phỏng vấn theo

Các biến về Quy định, quy trình gửi báo cáo


1.1 Tính phù hợp giữa
quy định báo cáo
SAE với quy định

Quy định báo cáo của BYT với

quy định của đơn vị thử nghiệm/ loại thứ
Thang đo Likert 5 mức độ

bậc

bộ câu hỏi
(phụ lục)

hiện hành khác
1.2 Tính bao phủ của Quy định báo cáo SAE theo BYT/ Phân
quy định báo cáo

Thang đo Likert 5 mức độ

SAE

loại thứ
bậc

15

Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
(phụ lục)



×