Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn của người bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh phú thọ, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN DUY LONG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI BÁN KHÁNG SINH KHÔNG
CÓ ĐƠN CỦA NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ, VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN DUY LONG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI BÁN KHÁNG SINH KHÔNG
CÓ ĐƠN CỦA NGƯỜI BÁN LẺ THUỐC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ, VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. ThS. Nguyễn Thị Phương Thuý
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
2. Tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc



HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khoá luận này, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn
chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Phương Thuý – Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế
dược. Cô là người đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn tôi từ những bước định hướng đầu tiên,
giúp tôi tiếp cận và làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, cho đến những dòng cuối
cùng của khoá luận này. Cô đã truyền cho tôi không chỉ một tinh thần làm việc hiệu quả,
mà còn là niềm đam mê với nghiên cứu, là sự nhiệt tình giúp đỡ cho các sinh viên của mình.
Tôi rất biết ơn và tự hào vì là một sinh viên may mắn được cô hướng dẫn.
Bên cạnh đó, tôi cũng cảm ơn Sở Y tế và các Phòng Y tế tại hai tỉnh Phú Thọ và
Vĩnh Phúc đã hỗ trợ và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã và đang giảng dạy
tại Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, các thầy cô Phòng
Đào tạo và toàn thể các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trường Đại học Dược Hà Nội đã
dạy dỗ và quan tâm tôi trong suốt quá trình 5 năm học tập tại trường, không chỉ giúp tôi
tích luỹ thêm những kiến thức chuyên môn, mà còn là những kinh nghiệm quý báu, những
tình cảm chân thành. Tôi rất tự hào vì là một sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội.
Cảm ơn rất nhiều tới những người anh chị, người bạn và người em mà tôi may mắn
được gặp, luôn quan tâm và giúp đỡ trong quá trình học tập và sinh hoạt của tôi tại trường.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô vàn tới bố mẹ, ông bà và những người thân
trong gia đình đã có công sinh thành, nuôi dạy, và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho
tôi trên con đường học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2020
Sinh Viên


Trần Duy Long


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................. 2
1.1. Quản lý sử dụng kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc ....................................... 2
1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 2
1.1.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................... 3
1.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong cộng đồng ................................................ 3
1.2.1. Lạm dụng kháng sinh ......................................................................................... 3
1.2.2. Thói quen sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân ............................. 5
1.2.3. Bán kháng sinh không có đơn ............................................................................ 6
1.2.4. Nhận thức về sử dụng kháng sinh chưa đầy đủ.................................................. 7
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn của người
bán thuốc ......................................................................................................................... 8
1.3.1. Niềm tin về lợi ích của hành vi bán KSKĐ của người bán thuốc .................... 10
1.3.2. Khả năng thực hiện và không bị cản trở/kiểm soát khi thực hiện hành vi ....... 11
1.3.3. Các yếu tố thúc đẩy từ bên ngoài ..................................................................... 12
1.4. Phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của NBT ........................ 13
1.4.1. Đặc điểm mô hình hành vi có dự định ............................................................. 13
1.4.2. Ứng dụng mô hình trong nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người
bán thuốc............................................................................................................................. 15
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 18
1.5.1. Vài nét về tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 18



1.5.2. Vài nét về tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................ 18
1.6. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 20
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 20
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.2.1. Xác định biến số nghiên cứu ............................................................................ 20
2.2.2. Mô hình giả thuyết ........................................................................................... 25
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................................. 26
2.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 27
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................................... 27
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...................................................................... 30
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 30
3.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng bán kháng sinh không có
đơn.................................................................................................................................. 31
3.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của bộ công cụ .................................................. 31
3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................... 32
3.2.3. Đặt tên và hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu ................................................. 34
3.3. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới mức độ sẵn sàng thực hiện
hành vi bán KSKĐ của người bán thuốc tại địa bàn Phú Thọ và Vĩnh Phúc ........ 36
3.3.1. Xây dựng phương trình hồi quy tương quan giữa mức độ sẵn sàng thực hiện
hành vi và các nhân tố ảnh hưởng ...................................................................................... 36
3.3.2. Kết quả phân tích hệ số tương quan ................................................................. 37


3.3.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến .................................................................... 37
3.3.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới mức độ sẵn sàng thực hiện hành vi bán
KSKĐ của người bán thuốc tại địa bàn Phú Thọ và Vĩnh Phúc ........................................ 39

3.4. Bàn luận .................................................................................................................. 41
3.4.1. Xác định yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng bán KSKĐ của người bán thuốc
............................................................................................................................................ 41
3.4.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới mức độ sẵn sàng bán KSKĐ của người
bán thuốc............................................................................................................................. 43
3.4.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 2
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 7


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

STT

Chữ viết tắt

Giải thích

1

CSBLT

2

GPP

3


KSKĐ

Kháng sinh không đơn

4

NBT

Người bán lẻ thuốc

5

TPB

Theory of Planned
Behavior

Mô hình hành vi có dự định

6

TRA

Theory of Reasoned
Action

Thuyết hành động hợp lý

7


URI

Upper Respiratory
Infection

Viêm đường hô hấp trên

Cơ sở bán lẻ thuốc
Good Pharmacy Practice

Thực hành tốt cơ sở bán thuốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn ...................... 9
Bảng 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu trên đối tượng người bán thuốc ................................ 15
Bảng 2.4. Các nhóm biến nghiên cứu................................................................................. 20
Bảng 2.5. Tổng hợp các biến thông tin chung về người bán thuốc .................................... 20
Bảng 2.6. Tổng hợp các biến niềm tin về lợi ích của hành vi bán KSKĐ của người bán
thuốc ................................................................................................................................... 22
Bảng 2.7. Tổng hợp các biến năng lực thực hiện và kiểm soát hành vi ............................. 23
Bảng 2.8. Tổng hợp các biến yếu tố thúc đẩy từ bên ngoài ............................................... 24
Bảng 2.9. Biến mức độ sẵn sàng bán KSKĐ của người bán thuốc .................................... 25
Bảng 3.10. Đặc điểm của người bán thuốc tham gia khảo sát ........................................... 30
Bảng 3.11. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng
bán kháng sinh không có đơn của người bán thuốc ........................................................... 32
Bảng 3.12. Kiểm định độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng
bán kháng sinh không có đơn của người bán thuốc lần 2 .................................................. 32
Bảng 3.13. Kết quả kiểm định KMO và Barlett ................................................................. 33

Bảng 3.14. Ma trận xoay nhân tố ....................................................................................... 33
Bảng 3.15. Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng bán kháng sinh không có đơn của
người bán thuốc .................................................................................................................. 35
Bảng 3.16. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ................................................................... 37
Bảng 3.17. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới mức độ sẵn sàng bán KSKĐ ............. 40


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Thay đổi tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh quốc gia từ năm 2000 đến 2015 ..................... 4
Hình 1.2. Ước tính mức độ bán kháng sinh không có đơn trên thế giới[19] ....................... 6
Hình 1.3. Mô hình hành vi có dự định [11] ........................................................................ 14
Hình 2.4. Mô hình giả thuyết các yếu tố tác động tới mức độ sẵn sàng bán KSKĐ của người
bán thuốc............................................................................................................................. 25
Hình 3.5. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng bán KSKĐ của NBT........ 36
Hình 3.6. Mô hình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới mức độ sẵn sàng ...................... 40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh đã trở thành một vấn đề lớn của y tế toàn cầu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm kháng kháng sinh là nguyên nhân của
khoảng 700000 ca tử vong và tăng lên 10 triệu ca vào năm 2050 [46]. Để giải quyết thực
trạng trên, ngoài việc phát triển kháng sinh mới, tăng cường giám sát và sử dụng hợp lý các
kháng sinh đang lưu hành trên thị trường là vấn đề quan trọng [17].
Tại cộng đồng, sử dụng kháng sinh không hợp lý, trong đó việc bán kháng sinh
không đơn (KSKĐ) phổ biến tại cơ sở bán lẻ thuốc đã làm tình trạng kháng kháng sinh trở
nên tồi tệ hơn. Luật pháp của nhiều quốc gia đã nghiêm cấm việc bán KSKĐ ở nhà thuốc
cộng đồng, tuy nhiên thực tế 62,0% kháng sinh vẫn được bán không có đơn trên toàn cầu
[19]. Để tìm cách hạn chế tình trạng này, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác
định nguyên nhân dẫn đến hành vi bán KSKĐ tại nhà thuốc, từ đó thực hiện can thiệp phù

hợp, hiệu quả. So sánh kết quả các nghiên cứu tại những quốc gia thuộc châu Phi, Nam Mĩ
và châu Âu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi bán KSKĐ ở mỗi khu vực, mỗi quốc
gia là khác nhau [13], [30], [35]. Vì vậy, để có các biện pháp phù hợp nhất, cần căn cứ vào
các yếu tố được rà soát tại chính khu vực nghiên cứu.
Việt Nam đã ban hành luật cấm bán KSKĐ, tuy nhiên kháng sinh được bán không
có đơn vẫn còn phổ biến [51]. Để tìm được giải pháp can thiệp phù hợp, cần xác định các
yếu tố ảnh hưởng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện bán
KSKĐ của người bán thuốc. Thực tế, Vĩnh Phúc và Phú Thọ là hai tỉnh phía Bắc được can
thiệp bởi các đề án của Bộ Y tế về tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn,
trong khi các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán KSKĐ của người bán lẻ thuốc còn thiếu
thông tin. Vì vậy, nghiên cứu “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng
sinh không có đơn của người bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc” được
thực hiện với mục tiêu sau:
1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn của
người bán lẻ thuốc trên địa bàn hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc năm 2019.
2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hành vi bán kháng sinh không
có đơn của người bán lẻ thuốc trên địa bàn hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc năm 2019.
1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Quản lý sử dụng kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc
1.1.1. Trên thế giới
Theo ước tính, có 62,0% kháng sinh được bán không có đơn, trong khi ở hầu hết các
quốc gia, hoạt động này là bất hợp pháp [19]. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các
quy định về quản lý kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc, và trong đó có nhiều điểm khác nhau
về phạm vi hành nghề của người bán thuốc đối với hoạt động bán kháng sinh.
Ở hầu hết các quốc gia quy định kháng sinh bán phải có đơn [8], [19], [59]. Tuy
nhiên, tại một số quốc gia có quy định cụ thể hơn về các hoạt chất kháng sinh có thể bán
mà không cần đơn. Tại Ghana, kháng sinh được chia làm 3 cấp độ quản lý. Hỗn dịch

cotrimoxazol và một số loại kháng sinh thông dụng như amoxicilin, flucloxacilin,
norfloxacin + tinidazol, ciprofloxacin, doxycyclin, tetracyclin, erythromycin và ampicilin
được bán không cần đơn của bác sĩ, mà chỉ cần theo tư vấn của dược sĩ thực hành. Tất cả
các kháng sinh còn lại được xếp vào nhóm thuốc phải bán theo đơn. Các kháng sinh thông
dụng nêu trên có thể được bán không cần đơn của bác sĩ, nhưng chỉ được cung cấp theo
khuyến nghị của dược sĩ sau khi được đánh giá tình trạng bệnh và có hồ sơ giao dịch thích
hợp [8], [65]. Theo pháp luật của Ai Cập, kháng sinh là một trong những loại thuốc bắt
buộc phải bán theo đơn. Tuy nhiên, điều luật này chưa được Bộ Y tế Ai Cập thi hành triệt
để [59].
Đặc biệt, tại một số quốc gia như Scotland và Thái Lan, dược sĩ cộng đồng được
phép chỉ định kháng sinh trong một số trường hợp [46], [61]. Các dược sĩ tại một khu vực
ở Scotland có thể chỉ định kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu
không biến chứng [46]. Tương tự tại Thái Lan, hầu hết các kháng sinh được xếp vào nhóm
thuốc cần kiểm soát, chỉ được bán bởi các dược sĩ nhà thuốc có chứng chỉ, tuy nhiên có thể
mua mà không cần có đơn. Riêng các kháng sinh như β-lactam/ức chế betalactamase,
carbapanem và fosfomycin được xếp vào nhóm thuốc quản lý đặc biệt do có tỉ lệ kháng
cao, chỉ được bán khi có đơn và dành riêng cho bệnh viện [61].
Như vậy hầu hết các quốc gia đang phát triển đã có quy định cụ thể về việc bán
kháng sinh có đơn. Tuy nhiên ở một số quốc gia đặc biệt, dược sĩ có thể chủ động kê đơn

2


kháng sinh, hoặc được phép chỉ định kháng sinh cho một số bệnh cụ thể, có hướng dẫn điều
trị kèm theo [46], [60].
1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kháng sinh là nhóm thuốc kê đơn, do đó khi cấp phát, bán lẻ và sử
dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể
nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe [6]. Việc bán thuốc kháng sinh không có đơn là hành vi
bị nghiêm cấm được quy định rõ tại Luật Dược năm 2005, Luật Dược năm 2016, người vi

phạm có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200000 đồng đến 500000 đồng [3], [5], [6]. Theo
quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc năm 2018 yêu cầu nhà thuốc cần trang bị sổ
sách hoặc máy tính để quản lý việc nhập, xuất, tồn trữ, theo dõi số lô, hạn dùng, nguồn gốc
của thuốc và các thông tin khác có liên quan của thuốc, riêng thuốc kê đơn phải thêm số
hiệu đơn thuốc, người kê đơn và cơ sở hành nghề. Các thuốc kê đơn phải được bày bán và
bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để
riêng các thuốc bán theo đơn [2]. Bộ Y tế đã quy định cơ sở bán lẻ phải lưu đơn thuốc có
kê thuốc kháng sinh trong thời gian một năm, kể từ ngày kê đơn [1]. Thông tin cụ thể về
các quy định và thay đổi quy định quản lý sử dụng kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc được
trình bày tại phụ lục 1.
1.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong cộng đồng
1.2.1. Lạm dụng kháng sinh
Theo thống kê của Klein và cộng sự, trong giai đoạn từ năm 2000-2015, mức độ tiêu
thụ kháng sinh trên thế giới (biểu thị bằng liều xác định trong ngày DDD) tăng 65,0% và tỉ
lệ tiêu thụ kháng sinh tăng 39,0% [42].

3


Hình 1.1. Thay đổi tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh quốc gia từ năm 2000 đến 2015
(Đơn vị DDD/nghìn người/ngày)
Báo cáo của WHO cho thấy có sự khác biệt giữa tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh giữa các
quốc gia [54]. Từ năm 2000 đến 2015, ngoại trừ Bắc Mĩ, Nhật Bản và một số quốc gia châu
Âu, hầu như tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh ở các quốc gia khác đều tăng. Khu vực tập trung các
quốc gia đang phát triển như Nam Mĩ, Bắc Phi và Ấn Độ có tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh gia
tăng khá nhanh. Đáng chú ý, Việt Nam có mức độ tiêu thụ kháng sinh tăng nhanh nhất trong
khu vực với 20-25 DDD/nghìn người/ngày tăng thêm [42]. Nếu phân loại các quốc gia theo
thu nhập quốc dân, nhóm quốc gia có thu nhập thấp và nhóm quốc gia có thu nhập trung
bình cao là các nhóm gia tăng tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh, trong khi các quốc gia có thu nhập
cao, tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh lại có xu hướng giảm [42].

Tình trạng lạm dụng kháng sinh xảy ra không chỉ ở các quốc gia đang phát triển mà
còn ở những quốc gia phát triển [25], [28]. Tại châu Âu, có 34,0% số người đã từng sử
dụng kháng sinh ít nhất 1 lần, trong đó có 4,0% số người báo cáo rằng lần cuối cùng họ sử
dụng kháng sinh không kèm theo đơn [27].
Kháng sinh cũng bị lạm dụng cho các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ em.
Nghiên cứu thực hiện tại Ý chỉ ra 38,0% trường hợp trẻ em mặc các bệnh lý này (viêm phế
quản, viêm thanh quản, cảm lạnh thông thường – thường có nguyên nhân do vi rút) được
kê đơn kháng sinh [49]. Kết quả của nghiên cứu tại Indonesia cũng tương tự: trong vòng
18 tháng, 34,0% trường hợp trẻ nhận được kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô
hấp trên ít nhất 1 lần [18].
4


1.2.2. Thói quen sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân
Người bệnh sử dụng kháng sinh không đủ thời gian điều trị, dùng không đủ liều và
tuân thủ điều trị kém là yếu tố quan trọng thúc đẩy gia tăng kháng kháng sinh trong cộng
đồng [53]. Tại Úc, có 95,2% số khách hàng được khảo sát nói rằng họ sẽ sử dụng đủ liều
kháng sinh [32]. Trong khi đó, hầu hết những đơn kháng sinh cho người nghèo ở New
Delhi, Ấn Độ chỉ kéo dài từ 2-3 ngày, ngắn hơn so với liệu trình điều trị được chỉ định bởi
bác sĩ [43].
Nghiên cứu của Cars năm 2005 đã ước tính rằng có một nửa số lượng người bệnh
mua kháng sinh trong cộng đồng (từ nhà thuốc hoặc từ những người bán hàng rong, mà
không cần đơn) là liều điều trị một ngày hoặc ít hơn [25]. Tại châu Á, nhiều nghiên cứu
phân tích việc sử dụng kháng sinh trong cộng đồng đã được thực hiện tại các nước đang
phát triển, đặc biệt là Trung Á, Nam Á và Đông Nam Á. Chỉ trong năm 2018, có 3 nghiên
cứu được thực hiện ở Tazania – Đông Phi trên 2 đối tượng người bán thuốc và người dân
đều cho thấy phần lớn kháng sinh được sử dụng không hợp lý [39], [40], [48]. Có tới 58,0%
số người được khảo sát thừa nhận việc tự ý dùng kháng sinh [39].
Phân tích gộp các nghiên cứu tại Mĩ có kết quả tỉ lệ người dân dùng kháng sinh
không có đơn trong giai đoạn 2000-2019 tăng từ 1,0% lên 66,0%; trong đó một nghiên cứu

cho biết 25,0% số người khảo sát có ý định dùng KSKĐ [34].
Thói quen sử dụng kháng sinh của cộng đồng tại nhiều quốc gia là chưa hợp lý, thể
hiện ở việc tự ý sử dụng kháng sinh và không tuân thủ theo liều điều trị. Kiến thức và thái
độ về sử dụng kháng sinh của người dân là nguyên nhân chính dẫn tới thói quen này, đặc
biệt là người dân ở các khu vực có thu nhập thấp và trung bình, gây áp lực tới hoạt động
bán KSKĐ tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

5


1.2.3. Bán kháng sinh không có đơn

Hình 1.2. Ước tính mức độ bán kháng sinh không có đơn trên thế giới
Một trong những nguyên nhân của tình trạng lạm dụng kháng sinh là KSKĐ có thể
được mua dễ dàng tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Mức độ bán kháng sinh không có đơn tăng
cao ở khu vực Nam Mĩ, Đông Phi, Trung Á và Đông Nam Á (Hình 1.2), một phần giải
thích cho sự gia tăng của tỉ lệ tiêu thụ kháng sinh tại các khu vực này [19]. Việt Nam cũng
là một trong những nước có tỉ lệ bán KSKĐ ở mức cao. Trong một nghiên cứu của Đỗ Thị
Thuý Nga và cộng sự, tỉ lệ kháng sinh được bán không có đơn lên tới 88,0% ở thành thị và
91,0% ở nông thôn [51]. Đây là một con số đáng báo động về tình trạng sử dụng kháng sinh
không hợp lý ở nước ta.
Tại châu Á, tỉ lệ nhà thuốc bán kháng sinh không có đơn tại Kenya và Nigeria lần
lượt là 52,0% và 59,9% [20], [50]. Riêng ở khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu của Hadi
năm 2010 tại Indonesia báo cáo tình trạng mua kháng sinh không có đơn đi kèm với tình
trạng bảo quản kháng sinh không hợp lý tại các ki-ốt. Người dân có thể dễ dàng mua kháng
sinh không có đơn mà không bị hỏi gì thêm [37]. Nghiên cứu ở Malaysia cũng cho kết quả
tương tự khi khách hàng được khảo sát trả lời rằng họ có thể mua kháng sinh không có đơn,
sử dụng kháng sinh của người khác hoặc dùng lại kháng sinh thừa [41].
Bán kháng sinh không có đơn không chỉ là vấn đề của nhiều quốc gia đang phát
triển. Một số nghiên cứu ở các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay châu

Úc cũng chỉ ra còn tồn tại tình trạng người bán thuốc bán kháng sinh không có đơn [55],
6


[56], [67]. Khảo sát của Grigoryan trên 19 nước thuộc châu Âu chỉ ra khu vực Đông Âu có
tỉ lệ tự điều trị kháng sinh cao nhất, nguồn cung cấp kháng sinh chủ yếu tới từ việc mua
kháng sinh không có đơn tại các nhà thuốc [35].
Tỉ lệ bán kháng sinh không có đơn phụ thuộc vào đặc điểm của các quốc gia. Nghiên
cứu của Auta cho thấy tỉ lệ này thường cao hơn ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung
bình như Indonesia (91,0%), Syria (87,0%), Ả Rập Xê Út (85,0%) và Etiopia (85,0%). Bên
cạnh đó, sự khác biệt về tỉ lệ sử dụng kháng sinh không có đơn giữa thành thị và nông thôn
cũng được bác cáo tại Việt Nam, Trung Quốc và Tây Ban Nha [26], [51], [66].
Bán kháng sinh không đơn đã trở thành một thực trạng phổ biến, với tỉ lệ cao được
thống kê trên nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nước có mức thu nhập thấp và
trung bình. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ bán KSKĐ đáng báo động.
Đặc điểm về kinh tế và xã hội là những yếu tố cần quan tâm khi đánh giá về nguyên nhân
của thực trạng bán kháng sinh không có đơn trong cộng đồng.
1.2.4. Nhận thức về sử dụng kháng sinh chưa đầy đủ
Kiến thức của người bán thuốc
Kiến thức của người bán thuốc còn hạn chế về quy định bán kháng sinh là một trong
những lý do kháng sinh bán không có đơn tại Ả Rập Xê Út. Trong một khảo sát tại đây,
nhiều nhà thuốc không biết rằng việc bán kháng sinh không có đơn là vi phạm [36]. Tỉ lệ
nhà thuốc Ả Rập Xê Út đã bán kháng sinh không có đơn là 77,6%, trong đó phần lớn không
phải do khách hàng yêu cầu [23]. Một nghiên cứu khác năm 2017 ở Ấn Độ có kết quả
75,0% số nhân viên tại nhà thuốc không có chứng chỉ, có kiến thức kém về kháng sinh và
có thực hành bán kháng sinh không có đơn [21]. Tổng quan hệ thống thực hiện tại Đông
Phi cho kết quả nhân viên tại nhà thuốc có kiến thức kém, phần lớn các cửa hàng chỉ đơn
giản bán bất cứ loại thuốc nào khách hàng yêu cầu mà ít khi hỏi về tiền sử bệnh và tư vấn
[64].
Kiến thức của người dân trong cộng đồng

Kiến thức, thái độ và niềm tin của người dân trong cộng đồng về kháng sinh là những
yếu tố dẫn tới sử dụng kháng sinh không hợp lý. Có sự khác biệt lớn về kiến thức giữa
người dân tại các quốc gia và vùng miền. Những khu vực có dân trí thấp và những khu vực
có nền kinh tế kém phát triển thường có xu hướng dùng nhiều kháng sinh hơn [27].
7


Nghiên cứu tại Úc năm 2015 chỉ ra rằng khách hàng thiếu kiến thức về tác dụng của
kháng sinh. 1/3 số người tham gia tin rằng họ sẽ hồi phục nhanh hơn bằng cách uống thuốc
kháng sinh khi bị cảm lạnh hoặc cúm, và gần 1/5 cho rằng kháng sinh sẽ chữa khỏi bệnh
do vi rút [32]. Nghiên cứu tại các nước châu Mĩ, châu Á và châu Âu chỉ ra có từ 22,0% đến
70,0% phụ huynh có nhận thức không phù hợp về cách sử dụng và hiệu quả của kháng sinh
[14].
Một khảo sát trên 26761 người dân tại khu vực châu Âu cho biết có 40,0% người trả
lời đã sử dụng kháng sinh trong 12 tháng vừa qua, 95,0% trong số đó là từ bác sĩ. Tuy nhiên,
chỉ có 20,0% số người khảo sát trả lời đúng 4 câu hỏi về kiến thức liên quan tới kháng sinh,
53,0% tin rằng kháng sinh tiêu diệt được vi rút, 47,0% tin rằng kháng sinh có tác dụng trong
trường hợp cảm lạnh và cúm. Kết quả này cho thấy người dân nhận kháng sinh từ nguồn
hợp lý, nhưng lại sử dụng kháng sinh vào sai mục đích [24].
Có thể nói, thực trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý làm gia tăng tình trạng kháng
kháng sinh trong cộng đồng hiện nay đã và đang rất đáng báo động. Đặc biệt, kiến thức của
người bán thuốc và kiến thức của cộng đồng đều ở mức thấp dẫn tới tình trạng bán KSKĐ
tràn lan, và việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đủ liều và sử dụng kháng
sinh không hợp lý. Để giải quyết thực trạng này cần giảm việc sử dụng kháng sinh không
hợp lý tại cộng đồng, trong đó điểm quan trọng là phải giảm bán KSKĐ tại các cơ sở bán
lẻ thuốc - địa điểm cung cấp kháng sinh chủ yếu trong cộng đồng. Để hiểu rõ nguyên nhân
của vấn đề và tìm kiếm giải pháp, trước hết cần xác định và phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn của người bán thuốc.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn của người
bán thuốc

Trước thực trạng đáng báo động về bán kháng sinh không có đơn trong cộng đồng,
nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố tác động
tới hành vi bán kháng sinh không có đơn của người bán thuốc. Các nghiên cứu được thực
hiện tập trung ở châu Phi và châu Á, sử dụng chủ yếu là nghiên cứu định tính bằng phỏng
vấn sâu, ngoài ra còn sử dụng nghiên cứu định lượng và nghiên cứu kết hợp. Một số yếu tố
tác động lên hành vi bán kháng sinh không có đơn của người bán thuốc được xác định gồm
các nhóm yếu tố liên quan tới: Niềm tin về lợi ích của hành vi, Năng lực thực hiện và kiểm
8


soát hành vi, Các yếu tố thúc đẩy từ bên ngoài (khách hàng; bác sĩ; người bán thuốc khác).
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán KSKĐ của người bán thuốc từ các nghiên
cứu cụ thể được trình bày tại bảng 1.2.
Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán kháng sinh không có đơn
của người bán thuốc
Yếu tố ảnh hưởng

Nhóm nhân tố
1. Niềm tin về
lợi ích của hành
vi bán KSKĐ
của người bán
thuốc

Giúp giải quyết áp lực kinh doanh

[13] [30], [44], [43], [51]

Mang lại lợi nhuận cao


[22], [21]

Niềm tin về tác dụng của kháng sinh

[16] [60]

Sợ mất khách hàng

[43], [63], [56], [67], [51]

Bán KSKĐ cho người nghèo như một
việc công ích

2. Khả năng
thực hiện và
không bị cản
trở/kiểm soát
khi thực hiện
hành vi

NBT cho rằng mình có kiến thức tốt về
kháng sinh, đủ để tự kê đơn kháng sinh
Không quan tâm tới tình trạng kháng
kháng sinh
Cơ chế quản lý lỏng lẻo
Kháng sinh được bán là an toàn với
người bệnh

Khách hàng sử dụng đơn cũ hoặc tự yêu
cầu kháng sinh cụ thể


3. Các yếu tố

ngoài

[43], [16]

[36], [13]

[44]
[13], [36], [51]

Khách hàng không muốn đến khám bác

thúc đẩy từ bên

Tài liệu tham khảo

[16]

[51]

[44], [43], [55], [56], [57]
[13], [30], [44], [50], [51],

Áp lực từ khách hàng

[55], [57], [63], [47]

Người dân có nhận thức chưa phù hợp

về kháng sinh
Khách hàng tin tưởng vào người bán
thuốc hơn bác sĩ

9

[56], [67], [51]

[13]


Yếu tố ảnh hưởng

Nhóm nhân tố

Tài liệu tham khảo

Khách hàng không muốn tốn thời gian

[63], [56], [67] [58], [13],

và chi phí

[51]

Bệnh nhân không thể chi trả cho việc
khám chữa bệnh

[36]


Bệnh nhân là người quen

[57], [68]

Các nhà thuốc khác vẫn bán KSKĐ

[30], [44], [58], [51]

1.3.1. Niềm tin về lợi ích của hành vi bán KSKĐ của người bán thuốc
Nhiều người bán thuốc tin rằng việc bán KSKĐ giúp nhà thuốc tránh khỏi những
khó khăn về kinh tế và mang lại lợi nhuận cao [13], [30], [44], [43], [51]. Nhiều chủ nhà
thuốc cho rằng áp lực kinh tế đến từ việc cạnh tranh với rất nhiều người, thậm chí đến cả
điều dưỡng. Công việc kinh doanh hiện nay rất khó khăn và họ sẽ làm bất cứ điều gì để đối
phó với vấn đề đó, kể cả việc bán thuốc kháng sinh không có đơn [30]. Nhân viên cũng
chịu áp lực từ chủ nhà thuốc, những nhân viên ở Etiopia cho biết người chủ muốn họ làm
bất cứ việc gì có lợi nhuận nhất cho công việc buôn bán, trong đó có bán kháng sinh không
có đơn [30]. Những chủ nhà thuốc ở Ấn Độ cho mình là người kinh doanh, và việc bán
kháng sinh không có đơn là cần thiết cho việc kinh doanh của họ [43].
Hành vi bán KSKĐ còn được coi là cách để giữ chân khách hàng [43], [63]. Nếu bị
từ chối bán kháng sinh không có đơn, khách hàng có thể dễ dàng mua kháng sinh ở một
nhà thuốc khác gần đó [56], [67]. Nghiên cứu tại Ấn Độ và Ai Cập còn chỉ ra rằng những
người bán thuốc bán kháng sinh dựa trên tình hình tài chính của bệnh nhân. Họ xem việc
bán kháng sinh cho người nghèo như một việc công ích và thường chỉ bán liều kháng sinh
từ 2-3 ngày [16], [43].
Trong nhiều nghiên cứu, niềm tin người bán thuốc về kết quả điều trị của kháng sinh
tác động lên ý định bán KSKĐ [16], [60]. Một số người bán thuốc tại Ai Cập thiếu thông
tin về tác dụng điều trị chính xác của kháng sinh. Nhiều người lo ngại về hậu quả của việc
dùng không đủ liều kháng sinh dẫn tới kháng kháng sinh, tuy nhiên lại sẵn sàng bán kháng
sinh cho bệnh nhân bị cảm lạnh thông thường [16]. Ngược lại, các dược sĩ tại Thái Lan ít


10


có ý định bán kháng sinh không có đơn, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là niềm
tin của họ về tác dụng hạn chế của kháng sinh trên những bệnh lý này [60].
1.3.2. Khả năng thực hiện và không bị cản trở/kiểm soát khi thực hiện hành vi
Tại Ả Rập Xê Út, 45,8% người bán thuốc được khảo sát cho rằng họ có kiến thức
tốt về sử dụng kháng sinh và có thể bán kháng sinh không có đơn [36]. Một nghiên cứu
định tính khác ở Ả Rập Xê Út cũng có kết quả tương tự khi một số người bán thuốc cảm
thấy họ có đủ kinh nghiệm và kiến thức, được đào tạo bài bản để chẩn đoán và điều trị các
bệnh nhiễm khuẩn. Họ tự tin vào số năm kinh nghiệm của mình và muốn được hợp thức
hoá việc dược sĩ kê đơn kháng sinh [13]. Đáng ngạc nhiên, tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh
hưởng tới việc bán kháng sinh không có đơn được tìm thấy trong nghiên cứu của VazquezLago ở Tây Ban Nha [63]. Những người bán thuốc có tuổi thường không tham gia đào tạo
liên tục, vì vậy có xu hướng bán nhiều kháng sinh hơn.
Các nhà thuốc được nghiên cứu ở Ả Rập Xê Út cho rằng cơ chế quản lý còn lỏng
lẻo và kháng sinh luôn có sẵn, dễ dàng mua được tại các nhà thuốc. Người bán thuốc chỉ ra
rằng việc bán kháng sinh không có đơn không phải do thiếu hiểu biết về nguy cơ và hậu
quả của kháng kháng sinh, mà do thiếu một cơ chế quản lý mạnh mẽ để kiểm soát hoạt
động bán kháng sinh của nhà thuốc [13]. Các nhà thuốc ở khu vực thành thị của Hà Nội
cũng thừa nhận rằng họ có biết về các quy định, tuy nhiên rất ít khi quy định được thực thi.
Không có sự khác biệt giữa nhà thuốc đạt GPP và không đạt GPP trong việc tuân thủ quy
định. Việc bán kháng sinh không có đơn xảy ra phổ biến trong tất cả các nhà thuốc [51].
Đáng chú ý, trong nghiên cứu của Hadi, có tới 70,5% người bán thuốc không biết việc bán
kháng sinh không có đơn ở Ả Rập Xê Út là trái phép [36]. Một nửa số người bán thuốc cho
rằng việc bán kháng sinh như vậy xảy ra rất phổ biến trong cộng đồng của họ.
Tại New Delhi, phần lớn người bán thuốc không quan tâm tới tình trạng kháng kháng
sinh [44]. Họ cho rằng hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề này, và tin rằng những kháng sinh
thế hệ mới vẫn đang được phát triển. Người bán thuốc tại Ai Cập cho rằng việc kê thêm
kháng sinh cho bệnh nhân cảm lạnh không gây hại cho bệnh nhân [16]. Dù cho rằng kháng
sinh không có tác dụng, họ nhiều lần đã bị mất khách hàng do các nhà thuốc khác bán kháng

sinh cùng thuốc cảm lạnh. Vì vậy, họ đã lựa chọn đưa vào một loại kháng sinh không gây
hại cho bệnh nhân, và thực tế chưa có ai phàn nàn về kháng sinh đó cả.
11


1.3.3. Các yếu tố thúc đẩy từ bên ngoài
Áp lực từ khách hàng
Trước nhu cầu mua kháng sinh không có đơn của khách hàng, có nhiều dược sĩ đã
báo cáo rằng khách hàng không sẵn sàng đến khám bác sĩ ngay cả khi người bán thuốc
khuyên họ [51]. Khách hàng thường xuyên sử dụng lại đơn thuốc cũ cho các triệu chứng
tương tự, hoặc yêu cầu mua kháng sinh cụ thể theo kinh nghiệm hoặc theo lời khuyên của
người khác [44], [43], [55], [56], [57]. Nhiều nhà thuốc ở khu vực châu Phi, Ấn Độ, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Úc và Việt Nam phản hồi rằng họ gặp phải áp lực từ khách hàng có
nhu cầu mua kháng sinh không có đơn [13], [30], [44], [50], [51], [55], [57], [63]. Người
bán thuốc cho rằng cộng đồng còn nhận thức và thực hành sử dụng kháng sinh không phù
hợp, khiến việc tuân thủ nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong cộng đồng trở nên khó khăn
[56], [67].
Khách hàng tin tưởng vào người bán thuốc hơn bác sĩ vì họ cung cấp lời khuyên
miễn phí và không chịu ảnh hưởng từ các công ty dược phẩm [13]. Những người bán thuốc
được khảo sát trong nghiên cứu tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ả Rập Xê Út và Việt Nam
đều tin rằng khách hàng dễ tiếp cận với nhà thuốc hơn các cơ sở chăm sóc sức khoẻ khác.
Khảo sát tại nhiều quốc gia cho kết quả dược sĩ tin rằng khách hàng không có đủ thời gian
cho việc làm thủ tục và thăm khám ở bệnh viện hoặc không muốn tốn kém chi phí khám
chữa bệnh trong các trường hợp mắc bệnh nhẹ [56], [58], [63], [67],. Đáng chú ý, có 65,3%
số người bán thuốc ở nghiên cứu của Hadi năm 2016 tại Ả Rập Xê Út cho rằng bệnh nhân
không có khả năng tự chi trả cho việc khám chữa bệnh [36].
Ngoài những lý do trên, người bán thuốc ở Sri Lanka và Bồ Đào Nha thừa nhận rằng
họ thường bán thuốc kháng sinh không có đơn trong trường hợp quen biết với khách hàng,
hoặc cho những khách hàng mang đơn thuốc đến bổ sung sau khi mua [57], [68].
Áp lực từ những nhà thuốc khác

Nếu không bán KSKĐ trong khi các nhà thuốc khác vẫn bán, dược sĩ sẽ gặp phải
nhiều khó khăn. Khách hàng có thể dễ dàng mua kháng sinh tại nơi khác, không đáp ứng
được nhu cầu sẽ dẫn tới mất khách, từ đó ảnh hưởng tới doanh số. Đây là lo lắng của những
nhà thuốc khu vực thành thị của Việt Nam [51].

12


Áp lực từ bác sĩ
Các dược sĩ ở New Delhi thường bán KSKĐ dựa theo cách sử dụng của bác sĩ. Tuy
nhiên, họ lại đổ lỗi cho bác sĩ về việc kê đơn thuốc kháng sinh vô trách nhiệm khiến người
bệnh yêu cầu các loại kháng sinh đó [44].
1.4. Phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của NBT
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi cá nhân, việc sử dụng các mô hình
hành vi trong các nghiên cứu là điều cần thiết. Theo tổng quan các tài liệu trên thế giới, để
phân tích hành vi của người bán thuốc, các nghiên cứu thường sử dụng mô hình hành vi có
dự định (Theory of Planned Behavior). Cụ thể, nghiên cứu dựa trên cơ sở mô hình hành vi
TPB để để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ý định bán kháng sinh để điều trị viêm đường
hô hấp trên (URI) của dược sĩ cộng đồng tại Thái Lan, đánh giá sai sót trong quá trình bán
thuốc của dược sĩ tại Úc, tìm hiểu các yếu tố tác động tới ý định theo dõi tuân thủ điều trị
thuốc hạ huyết áp trong nhà thuốc cộng đồng Ireland, hành vi bán kháng sinh không đủ liều
của dược sĩ ở Alexandria, Ai Cập [16], [29], [47], [60].
1.4.1. Đặc điểm mô hình hành vi có dự định
Năm 1975, Ajzen và Fishbein đưa ra thuyết hành động hợp lý (TRA) để dự đoán
hành vi con người. Lý thuyết này cho rằng ý định thực hiện hành vi là yếu tố quan trọng
nhất quyết định hành vi của con người. Ý định thực hiện hành vi được quyết định bởi hai
yếu tố: thái độ của đối tượng về hành vi và chuẩn chủ quan liên quan tới hành vi đó [31].
Trên thực tế, lý thuyết này được áp dụng vào nhiều nghiên cứu và có khả năng dự đoán các
hành vi nằm trong tầm kiểm soát của ý chí con người. Tuy nhiên, ý định thực hiện hành vi
chỉ có thể biểu hiện thành hành vi khi hành vi đó nằm dưới sự kiểm soát của ý chí, hay có

nghĩa là khi đối tượng có thể quyết định có thực hiện hành động hay không [10].
Để giải quyết hạn chế này, Ajzen đã đưa ra thuyết hành vi có dự định (TPB) phát
triển từ thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm dự đoán ý định tham gia vào một hành vi của
một đối tượng trong không gian và thời gian cụ thể. Thuyết hành vi có dự định ngoài các
yếu tố cũ còn thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi như là niềm tin của cá nhân về việc
thực hiện hành vi đó khó hay dễ như thế nào. Yếu tố này có thể xuất phát từ bên trong cá
nhân như sự tự tin vào năng lực bản thân, lòng quyết tâm, hoặc các yếu tố bên ngoài như

13


điều kiện kinh tế, thời gian. Nhận thực kiểm soát hành vì cùng với thái độ và chuẩn chủ
quan tạo thành mô hình hành vi có dự định, được biểu diễn bằng hình 1.3 [10]:

Hình 1.3. Mô hình hành vi có dự định [11]
Các yếu tố cấu thành của mô hình hành vi có dự định gồm [10]:
- Thái độ đối với hành vi (Attitude toward the behavior): Là cảm nhận về mức độ
tích cực hay tiêu cực khi hành vi được diễn ra. Người ta cho rằng niềm tin về hành vi (xác
suất chủ quan của việc hành vi sẽ dẫn tới một kết quả hoặc kinh nghiệm nhất định) kết hợp
với các giá trị chủ quan của kết quả hoặc kinh nghiệm dự kiến sẽ xác định thái độ đối với
hành vi.
- Chuẩn chủ quan (Subjective norm): Là cảm nhận về áp lực xã hội khi tham gia
hoặc không tham gia vào một hành vi. Tương ứng với mô hình của thái độ, chuẩn chủ quan
được xác định bởi niềm tin về chuẩn mực chung (normative beliefs): sự quan tâm về những
người quan trọng có thực hiện hành vi hay không. Cụ thể, niềm tin theo chuẩn mực chung
được đo lường bởi động cơ tuân thủ (motivation to comply) của người đó với người quan
trọng được đề cập phía trên, kết hợp với các giá trị mang lại.
- Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control): Là nhận thức của mọi
người về khả năng thực hiện một hành vi nhất định. Nhận thức kiểm soát hành vi được xác
định bởi niềm tin về sự kiểm soát (control beliefs), nghĩa là niềm tin về khả năng thực hiện

hành vi và sự có mặt của các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện hành vi. Cụ thể,
niềm tin về sự kiểm soát được đo lường bằng mức độ ảnh hưởng chủ quan (perceived
power) của các yếu tố kiểm soát, cùng với các giá trị mang lại.

14


- Ý định thực hiện hành vi (Intention): Ý định là một dấu hiệu mô tả sự sẵn sàng
thực hiện một hành vi nhất định của một cá nhân, nên nó được coi là tiền đề để thực hiện
hành vi. Ý định dựa trên thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan, được đo lường bằng
mức ảnh hướng của yếu tố đối với hành vi và với quần thể nghiên cứu.
Theo lý thuyết hành vi có dự định, con người sẽ có xu hướng thực hiện những hành
vi họ cho là có lợi, được những người họ xem là quan trọng trong xã hội đánh giá tốt, và
khi họ cảm thấy có đủ năng lực để thực hiện hành vi.
1.4.2. Ứng dụng mô hình trong nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người
bán thuốc
Trên thế giới, mô hình TPB được áp dụng vào nhiều nghiên cứu để dự đoán và can
thiệp vào các hành vi khác nhau, bao gồm cả hành vi của người bán thuốc. Thông tin cụ thể
về các nghiên cứu sử dụng mô hình TPB được thống kê tại Bảng 1.3.
Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu trên đối tượng người bán thuốc
sử dụng mô hình TPB
STT Thông

tin

nghiên

cứu

(Tên tác giả,

năm,

Mục tiêu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

quốc

gia)
1

W.

Điều tra các yếu tố ảnh Thái độ của dược sĩ, trong đó cụ thể

Saengcharoen

hưởng đến ý định phân là niềm tin về việc kháng sinh không

(2008), Thái

phối kháng sinh cho viêm có tác dụng là yếu tố ảnh hưởng

Lan

đường hô hấp trên của các chính tới việc kê đơn kháng sinh.

[60]

dược sĩ cộng đồng tại Thái Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng yếu

Lan..

trong khi nhận thức kiểm soát hành
vi hầu như không có ảnh hưởng.

2

Mohamed

Kiểm tra các yếu tố liên

Các yếu tố bao gồm niềm tin sai

Ezzat Khamis

quan đến việc bán kháng

lầm về lợi ích của kháng sinh, áp

sinh kèm nhóm thuốc điều

lực của khách hàng, kháng sinh có

15


STT Thông

tin


nghiên

cứu

(Tên tác giả,

Mục tiêu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Amin (2017),

trị cảm lạnh hoặc theo yêu

thể được mua dễ dàng từ nhà thuốc,

Ai Cập

cầu từ khách hàng của

việc thực thi pháp luật không đầy

[16]

người bán thuốc trong

đủ, dược sĩ vắng mặt, đảm bảo

cộng đồng


nguyên tắc không gây hại cho bệnh

năm,

quốc

gia)

nhân
3

ME Madden

Đánh giá thái độ và hành vi Chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm

(2011), Úc

liên quan đến lỗi trong soát hành vi đóng vai trò lớn hơn

[47]

phân phối thuốc của dược trong việc thúc đẩy hành động so với
sĩ hành nghề ở nhiều khu thái độ
vực và nhiều vai trò khác
nhau ở nội địa Úc.

4

Mohamed


Dự đoán hoạt động tư vấn

Báo cáo về hoạt động tư vấn của

Ezzat Khamis

về thuốc tránh thai của

dược sĩ có liên quan tới nhận thức

Amin (2015),

dược sĩ cộng đồng tại

về thái độ của khách hàng, nhận

Ai Cập

Alexandria, Ai Cập

thức về thời gian cho phép và nhận
thức về số lượng khách hàng đề

[15]

nghị tư vấn khi mua thuốc không
có đơn trong tuần.
Nghiên cứu định lượng của Saengcharoen tại Thái Lan đo lường sự ảnh hưởng của
các yếu tố đến ý định sử dụng kháng sinh của người bán lẻ thuốc đối với các bệnh nhiễm
khuẩn đường hô hấp trên [60]. Phương pháp định lượng được khảo sát với 656 người bán

lẻ thuốc cho kết quả dược sĩ ít có ý định bán kháng sinh cho các trường hợp nhiễm khuẩn
đường hô hấp trên (2,35 ± 1,85 trên thang 7 điểm). Thái độ có ảnh hưởng lớn nhất tới hành
vi bán kháng sinh, trong đó niềm tin của dược sĩ về lợi ích của kháng sinh có ảnh hưởng
16


×