Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân tích tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết trung ương, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

PHÂN TÍCH
TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN ĐẠT
Mã sinh viên: 1501079

PHÂN TÍCH
TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà


2. ThS. Lê Thị Uyển
Nơi thực hiện:
1. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
2. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc nhất tới
PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà - Trưởng phòng Sau Đại học, Giảng viên Bộ môn
Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội và ThS. Lê Thị Uyển -

Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, là những người đã hướng dẫn,
truyền đạt những kiến thức quý báu, tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và động viên trong suốt
thời gian tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Lê Thu Thuỷ và ThS. Nguyễn Phương Chi,

các cô đã truyền đạt kiến thức, quan tâm tư vấn và nhiệt tình giúp đỡ tôi từ những
ngày đầu thực hiện đề tài đến nay.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, Ban Giám đốc, cán bộ Khoa Dược
Bệnh viện Nội Tiết Trung ương cơ sở 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu và toàn thể các thầy cô
giáo trong trường đã truyền đạt kiến thức và dìu dắt tôi trong suốt 5 năm học tại
trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người
luôn cổ vũ, động viên, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.

Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Tiến Đạt


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. Bệnh đái tháo đường ................................................................................. 3
1.1.1. Sơ lược về bệnh đái tháo đường và điều trị ............................................... 3
1.1.2. Gánh nặng do bệnh đái tháo đường........................................................... 4
1.2. Tuân thủ sử dụng thuốc ............................................................................ 4
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 4
1.2.2. Vai trò của tuân thủ sử dụng thuốc đối với điều trị ................................... 5
1.2.3. Các phương pháp đo lường tuân thủ sử dụng thuốc .................................. 5
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc ở người
bệnh đái tháo đường......................................................................................... 7
1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học ............................................................................... 8
1.3.2. Yếu tố về lâm sàng ................................................................................... 8
1.4. Can thiệp tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh đái tháo
đường ................................................................................................................ 9
1.4.1. Giải pháp can thiệp ................................................................................... 9
1.4.2. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp ........................................ 10
1.5. Một vài nét về Bệnh viện Nội tiết Trung Ương ...................................... 11
1.6. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 13

2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 13
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 13
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 13
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 13
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 13


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 13
2.3.2. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................... 19
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 20
2.3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................. 20
2.3.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................ 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................... 23
3.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 23
3.1.1. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc
của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú.............................................. 23
3.1.2. Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục cho người bệnh đối với việc tuân thủ
sử dụng thuốc ................................................................................................... 28
3.2. Bàn luận ................................................................................................... 31
3.2.1. Tuân thủ sử dụng thuốc .......................................................................... 31
3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc của người
bệnh ĐTĐ ........................................................................................................ 32
3.2.3. Can thiệp giáo dục người bệnh bởi dược sĩ đến tuân thủ sử dụng thuốc .. 37
3.2.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ....................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................ 43
4.1. Kết luận .................................................................................................... 43
4.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc của người
bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú .............................................................. 43
4.1.2. Hiệu quả của giải pháp can thiệp giáo dục đối với việc tuân thủ sử dụng

thuốc ................................................................................................................ 43
4.2. Đề xuất ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BMI

Tiếng Anh
Body Mass Index

Tiếng Việt
Chỉ số khối cơ thể

CT

Can thiệp

ĐTĐ

Đái tháo đường

HIV/AIDS

Human immunodeficiency

Hội chứng nhiễm virus (làm) suy


virus infection / Acquired

giảm miễn dịch ở người

immunodeficiency syndrome
IDF

International Diabetes

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc

Federation

tế

L1

Lần 1

L2

Lần 2

L3

Lần 3

MMAS-4


MMAS-8

Morisky Medication

Bộ câu hỏi Morisky gồm 4 câu

Adherence Scale - 4

hỏi

Morisky Medication

Bộ câu hỏi Morisky gồm 8 câu

Adherence Scale - 8

hỏi

OR

Odd ratio

RCT

Randomized controlled trial

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối
chứng

SD


Standard deviation

THPT
UAE

Độ lệch chuẩn
Trung học phổ thông

United Arab Emirates

Các tiểu vường quốc A Rập
thống nhất

WHO

Wolrd Heath Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các công cụ đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc ..................................... 6
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu can thiệp tuân thủ điều trị trên người bệnh ĐTĐ. 11
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học ......................... 15
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, điều trị ..................... 16
Bảng 2.5. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm kiến thức của người bệnh ........ 18
Bảng 2.6. Tính điểm và phân loại mức độ tuân thủ sử dụng thuốc .................... 21
Bảng 2.7. Tính điểm kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ theo tự đánh giá hiểu biết

của người bệnh ................................................................................................. 21
Bảng 3.8. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ĐTĐ ................................ 23
Bảng 3.9. Đặc điểm lâm sàng, điều trị của người bệnh ĐTĐ ............................ 24
Bảng 3.10. Kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ của người bệnh ........................... 25
Bảng 3.11. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc của
người bệnh ....................................................................................................... 27
Bảng 3.12. So sánh câu hỏi tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau can thiệp ....... 29
Bảng 3.13. So sánh điểm tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau can thiệp .......... 30


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ................................................... 14
Hình 2.2. Sơ đồ cỡ mẫu .................................................................................... 19
Hình 3.3. Mức độ tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau can thiệp...................... 31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng trở thành một bệnh lý không lây
nhiễm phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Năm 2019, có khoảng 463 triệu
người trưởng thành trong khoảng từ 20-79 tuổi được chẩn đoán mắc ĐTĐ trên toàn
thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2015, con số này là khoảng 3,5 triệu
người, trong đó có 53,4 nghìn ca tử vong có liên quan đến bệnh lý này [19]. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO), ĐTĐ sẽ là nguyên nhân gây
tử vong đứng hàng thứ 7 vào năm 2030 [29]. Tại Việt Nam, tổng chi phí điều trị cho
căn bệnh này khoảng 43,5 triệu USD, trong đó 24% dành cho chi phí nhập viện và
70% chi phí liên quan đến biến chứng của bệnh [41]. Với số ca mắc và tỷ lệ tử vong
cao, chi phí điều trị lớn, ĐTĐ đã và đang trở thành gánh nặng lớn cho xã hội và người
bệnh.
Chế độ điều trị ĐTĐ là một quá trình rất nghiêm ngặt, cần được người bệnh

tuân thủ trong suốt cuộc đời. Sử dụng thuốc được coi là biện pháp chính đối với hầu
hết tất cả người bệnh, bên cạnh các biện pháp không dùng thuốc như chế độ ăn uống,
tập luyện và kiểm tra đường huyết,.. [3]. Tuân thủ sử dụng thuốc đóng một vai trò
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ biến chứng,
nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh [17].
Việc không tuân thủ sử dụng thuốc có thể làm trầm trọng thêm gánh nặng của
bệnh ĐTĐ đối với người bệnh và hệ thống y tế [16]. Do đó, trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc
của người bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra các đặc điểm như một số yếu tố thuộc về
người bệnh: tuổi [12, 38], giới tính, trình độ học vấn [23, 40], tình trạng hôn nhân
[7],.. một số yếu tố về lâm sàng như: thời gian mắc bệnh, số lượng thuốc điều trị,
bệnh mắc kèm [8, 12, 40] và yếu tố kiến thức, hiểu biết của người bệnh [8] có ảnh
hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc. Từ việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
trên, các nghiên cứu đưa ra những kết luận về tác động của chúng tới việc không tuân
thủ sử dụng thuốc. Các giải pháp can thiệp cũng được đề xuất và thực hiện nhằm
nâng cao tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh. Tại Việt Nam, chưa có nhiều
nghiên cứu thực hiện đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, cũng như những đánh giá cụ
thể về hiệu quả của các giải pháp can thiệp tới việc tuân thủ sử dụng thuốc của người
1


bệnh ĐTĐ. Mặt khác, nhóm người bệnh cần sử dụng insulin có xu hướng tăng lên,
chế độ dùng thuốc phức tạp hơn nên việc tuân thủ sử dụng thuốc của nhóm người
bệnh này cần được tìm hiểu rõ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Phân tích
tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, Thành phố Hà Nội ” với hai mục tiêu nghiên cứu:
1. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc của
người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú có sử dụng bút tiêm insulin tại
bệnh viện Nội tiết Trung Ương
2. Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục cho người bệnh đối với việc tuân thủ sử

dụng thuốc

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1. Sơ lược về bệnh đái tháo đường và điều trị
Theo Bộ Y tế, bệnh ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển
hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc
biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [3].
Về phân loại, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes
Federation - IDF) đã chia bệnh ĐTĐ thành các thể bệnh: ĐTĐ típ 1, ĐTĐ típ 2, ĐTĐ
thai kỳ và liên quan đến giảm dung nạp glucose (Impaired glucose tolerance) và giảm
đường huyết lúc đói (Impaired fasting glucose) [18]. Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y
tế đều có cách phân chia bệnh ĐTĐ tương tự như trên [3, 35]. Cụ thể tại Việt Nam,
ngoài 3 nhóm bệnh ĐTĐ hay gặp, còn có nhóm thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ với
các nguyên nhân khác như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất
như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô…[3]. Bệnh
ĐTĐ típ 2 là loại ĐTĐ phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số ca trên toàn thế
giới và đang gia tăng ở tất cả các vùng, miền [18].
Quản lý đầy đủ chứng rối loạn đường huyết ở bệnh ĐTĐ là vô cùng quan trọng,
đặc biệt là để ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng và đảm bảo người bệnh có chất
lượng cuộc sống tốt. Cùng với quản lý lối sống (như chế độ ăn uống và hoạt động
thể chất), điều trị bằng thuốc ĐTĐ đường uống và/hoặc insulin được khuyến cáo để
kiểm soát tăng đường huyết. Nhiều nhóm thuốc điều trị ĐTĐ được sử dụng trong đó
thuốc metformin (biguanide) là thuốc điều trị đầu tay tối ưu (first line) [33]. Điều trị
phối hợp kép được khuyến nghị nếu điều trị đơn liệu không đủ. Do rối loạn chức

năng tế bào beta tiến triển, người bệnh ĐTĐ típ 2 cuối cùng có thể cần điều trị thay
thế bằng insulin để kiểm soát bệnh ĐTĐ một cách chính xác. Liệu pháp điều trị cũng
cần phải điều chỉnh tuỳ theo độ tuổi, bệnh mắc kèm và nguy cơ phát triển các biến
chứng [33].
Ngoài ra, điều trị bệnh ĐTĐ còn được coi là phức tạp do các yếu tố khác như
bản chất mạn tính của bệnh, yêu cầu suốt đời sử dụng thuốc, yêu cầu thay đổi lối
3


sống và cần phải đối phó với những khó khăn về xã hội, văn hoá và tâm lý có thể xảy
ra với bệnh tật.

1.1.2. Gánh nặng do bệnh đái tháo đường
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, năm 2019 trên thế giới có khoảng 463
triệu người trưởng thành trong khoảng độ tuổi từ 20-79 tuổi mắc ĐTĐ, chủ yếu phân
bố tại các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Theo cơ sở tính toán của năm
2019, ước tính năm 2030 con số này sẽ là 578,4 triệu người và năm 2045 là 700,2
triệu người bệnh. Ước tính có khoảng 4 triệu người tử vong do ĐTĐ năm 2019 trên
toàn thế giới [18]. Độ tuổi mắc ĐTĐ hiện đang trẻ hóa, đồng thời số lượng người
bệnh trong nhóm trên 65 tuổi cao, khoảng 136 triệu [18]. Theo Tổ chức Y tế thế giới,
ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7 vào năm 2030 [29].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ
lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [3]. Năm 2015, thống kê tại
Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người trưởng thành trong độ tuổi từ 20-79 mắc ĐTĐ,
trong đó có 53,4 nghìn ca tử vong có liên quan đến bệnh này [19]. ĐTĐ là một bệnh
lý nguy hiểm, vì vậy cần có sự hiểu biết và quan tâm đến bệnh một cách sâu sắc. Một
nghiên cứu về nhận thức và các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ tại tỉnh Khánh Hòa
năm 2014 đã chỉ ra, hơn hai phần ba số người tham gia nghiên cứu không hiểu hoặc
chưa từng nghe tới bệnh ĐTĐ, gần một nửa số ca bệnh không nhận thức được về lịch
sử bệnh của họ [30]. Đây là một vấn đề đáng quan tâm và cần có sự can thiệp.

Bên cạnh những số liệu báo động trên, chi phí điều trị cho bệnh ĐTĐ cũng là
một vấn đề được quan tâm. Trong một nghiên cứu về chi phí điều trị tại Việt Nam
2020, tổng chi phí điều trị khoảng 43,5 triệu USD, trong đó 24% dành cho chi phí
nhập viện và 70% chi phí liên quan đến biến chứng của bệnh [41]. Từ những số liệu
trên cho thấy ĐTĐ đã, đang và sẽ là một gánh nặng lớn đối từng cá nhân và cả cộng
đồng.

1.2. Tuân thủ sử dụng thuốc
1.2.1. Khái niệm
Tuân thủ điều trị là mức độ hành vi của người bệnh thực hiện theo khuyến cáo
của nhân viên y tế đối với việc sử dụng thuốc, tuân thủ chế độ ăn và/hoặc thực hiện
thay đổi lối sống. Tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ bao gồm tuân thủ một loạt các
4


hành vi tự chăm sóc: theo dõi glucose tại nhà, điều chỉnh chế độ ăn, sử dụng thuốc,
tập thể dục thường xuyên, chăm sóc bàn chân và thăm khám y tế thường xuyên [17].
Tuân thủ sử dụng thuốc là một phần của tuân thủ điều trị. Tuân thủ sử dụng
thuốc thường đề cập tới vấn đề người bệnh có sử dụng thuốc đúng theo qui định hay
không (ví dụ như một, hoặc hai lần trong một ngày…), cũng như việc liệu họ có tiếp
tục sử dụng thuốc theo qui định hay không, do đó tuân thủ thuốc được chia làm hai
khái niệm và tuân thủ và duy trì sử dụng thuốc [22].
Theo một cách cụ thể hơn, tuân thủ sử dụng thuốc là sự hợp tác tự nguyện của
người bệnh khi dùng thuốc theo đơn đã được kê, gồm thời gian điều trị, liều lượng
và số lần dùng [10]. Một nghiên cứu chỉ ra rằng tuân thủ sử dụng thuốc ĐTĐ đường
uống ở người bệnh ĐTĐ típ 2 là 36-93% và với insulin là 63% [16].

1.2.2. Vai trò của tuân thủ sử dụng thuốc đối với điều trị
Tuân thủ có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc quản lý điều trị bệnh
mạn tính. Việc không tuân thủ sử dụng thuốc dẫn đến giảm hiệu quả điều trị, tăng tỷ

lệ nhập viện và chi phí chăm sóc sức khỏe. Tại Mỹ, khoảng 20-50% người bệnh mắc
các bệnh mạn tính không tuân thủ theo chế độ sử dụng thuốc của họ. Việc không
tuân thủ sử dụng thuốc tại Mỹ gây ra 125.000 ca tử vong hằng năm và 10-25% ca
nhập viện và nhập viện dưỡng lão [26]. Tác động và hậu quả của việc không tuân thủ
thuốc điều trị ĐTĐ phần lớn bao gồm: tăng chi phí cho các gia đình, đặc biệt là ở
hầu hết các nước châu Phi nơi chi phí chăm sóc sức khỏe được chi trả thông qua chi
phí cá nhân, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe của cả nước, làm xấu đi và tăng tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong [51].
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa. Các vấn đề
liên quan đến việc không tuân thủ sử dụng thuốc có thể làm trầm trọng thêm gánh
nặng của bệnh ĐTĐ đối với người bệnh và hệ thống y tế [16]. Vì vậy, người bệnh
tuân thủ sử dụng thuốc tốt là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của việc
điều trị, bên cạnh nhiều yếu tố khác như tâm lý, chế độ ăn uống, luyện tập,..

1.2.3. Các phương pháp đo lường tuân thủ sử dụng thuốc
Đo lường tuân thủ sử dụng thuốc là một hoạt động quan trọng. Việc đo lường
tuân thủ thuốc điều trị ĐTĐ được đo lường chung, tức là tuân thủ toàn bộ các thuốc
điều trị thay vì riêng nhóm thuốc điều trị ĐTĐ [39]. Đánh giá tuân thủ không chính
5


xác có thể dẫn đến những kết luận sai trong thực hành và nghiên cứu. Ước tính chính
xác mức độ tuân thủ sử dụng thuốc sẽ cung cấp bằng chứng tốt hơn về hiệu quả, yếu
tố nguy cơ và từ đó đề ra chiến lược cải thiện tuân thủ sử dụng thuốc phù hợp.
Có thể sử dụng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp để đánh giá tuân thủ sử
dụng thuốc ở người bệnh [27]. Phương pháp trực tiếp bao gồm quan sát việc sử dụng
thuốc và đo lường nồng độ thuốc hoặc các chỉ số xét nghiệm hóa sinh trong máu
hoặc nước tiểu của người bệnh. Phương pháp gián tiếp bao gồm phỏng vấn người
bệnh, nhật ký sử dụng thuốc, tỷ lệ tái lĩnh thuốc, đếm số lượng thuốc sử dụng, đáp
ứng lâm sàng [27]. Đối với mỗi câu hỏi nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, đối tượng

nghiên cứu thì cần lựa chọn một phương pháp đánh giá phù hợp nhất [15].
Nghiên cứu tổng quan hệ thống về các phương pháp đánh giá tuân thủ sử dụng
thuốc cho thấy, không có tiêu chuẩn vàng để đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc trên
người bệnh điều trị ĐTĐ [15]. Tuy nhiên, công cụ tự báo cáo là phương pháp phổ
biến nhất để đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ. Các công cụ tự báo cáo
được sử dụng phổ biến do tính linh hoạt, dễ sử dụng, hiệu quả chi phí và khả năng
thu thập dữ liệu xã hội, tình huống và hành vi [28]. Có rất nhiều các thang đo hoặc
bộ công cụ sẵn có khác nhau sử dụng để đo lường tuân thủ sử dụng thuốc, mỗi thang
đo hoặc bộ công cụ đều có ưu - nhược điểm riêng. Việc lựa chọn thang đo hoặc bộ
công cụ nào thường phụ thuộc vào tính dễ sử dụng, tính hợp lý và độ tin cậy. Một số
bộ công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá việc tuân thủ sử dụng thuốc ở người
bệnh ĐTĐ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Các công cụ đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc
Tên

Tác giả đầu

Đặc điểm

(năm)

Thang đánh giá

Risser J

Bộ công cụ đánh giá mức độ tuân thủ điều trị

niềm tin sử dụng


(2007)

dựa vào niềm tin của người bệnh vào thuốc

thuốc Self-efficacy

điều trị. Ưu điểm của thang này câu hỏi đơn

for Appropriate

giản và rất hữu ích trong quản lý phòng khám.

Medication Use

Song nhược điểm của phương pháp này là khó

Scale (SEAMS)

chấm điểm. Thang SEAMS áp dụng được trên

6


các người bệnh mắc tăng huyết áp, bệnh mạch
vành, ĐTĐ, tăng cholesterol máu [27].
Bảng câu hỏi Brief

Svarstad BL Bộ công cụ đánh giá điều trị và khó khăn của

Medication


(1999)

người bệnh trong việc ghi nhớ thuốc. Nhược

Questionnaire

điểm của BMQ là khó chấm điểm các câu hỏi,

(BMQ)

cần phải có danh sách chế độ thuốc đã được
phân loại của người bệnh. Bộ câu hỏi này có
thể áp dụng trên nhóm người bệnh ĐTĐ, trầm
cảm và một số bệnh lý mạn tính khác [27].

Bộ câu hỏi

Morisky DE Bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ Morisky MMAS

Morisky

(2008)

được coi là bộ công cụ được công bố và sử

Medication

dụng phổ biến nhất. Ưu điểm của bộ công cụ


Adherence Scale

là câu hỏi đơn giản và dễ cho điểm, dễ thu

(MMAS)

thập thông tin [27].

Bộ câu hỏi Morisky (MMAS) bao gồm 4 câu hỏi và 8 câu hỏi được sử dụng
nhiều nhất trong đánh giá tuân thủ của người bệnh [15]. Ban đầu, Bộ câu hỏi MMAS4 được sử dụng để đánh giá tuân thủ điều trị trên các người bệnh ĐTĐ, hen, bệnh lý
tim mạch, các câu hỏi ở dạng có/không (yes/no), sau đó được cải tiến thành bộ câu
hỏi MMAS-8 bao gồm 8 câu hỏi, bổ sung các câu hỏi đánh giá thái độ và hành vi của
người bệnh [31]. Các câu hỏi trong MMAS-8 được sử dụng đều đơn giản, dễ cho
điểm, hạn chế sai số do thói quen trả lời có của người bệnh giống như MMAS-4,
nhưng có độ tin cậy cao hơn là 0,83 so với MMAS-4 là 0,61 [44]. Do đó, hiện nay
bộ câu hỏi MMAS-8 được sử dụng nhiều hơn.

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc ở người
bệnh đái tháo đường
Đối với điều trị bệnh ĐTĐ nói chung, 4 nhóm yếu tố lớn được cho là có ảnh
hưởng tới hành vi không tuân thủ của người bệnh gồm: yếu tố đặc điểm người bệnh,
yếu tố điều trị lâm sàng, yếu tố tương tác giữa người bệnh và dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và yếu tố môi trường [17]. Đối với riêng đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc ở
người bệnh ĐTĐ, có nhiều yếu tố đã được nghiên cứu [40]. Bên cạnh các yếu tố về

7


nhân khẩu học và lâm sàng, một số đặc điểm về kiến thức của người bệnh về bệnh
ĐTĐ và thuốc điều trị có tác động tới sự thay đổi mức độ tuân thủ sử dụng thuốc

[40].

1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học
Tuổi được đề cập trong nhiều nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới việc không
tuân thủ sử dụng thuốc. Cụ thể, tuổi không có mối liên hệ rõ ràng với việc không
tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh [40] hoặc tuân thủ sử dụng thuốc có sự cải
thiện rõ rệt theo tuổi [38]. Tại Cameroon, người bệnh trên 60 tuổi có tỷ lệ không tuân
thủ sử dụng thuốc thấp hơn 52% so với nhóm người bệnh dưới 60 tuổi [12]. Những
người trẻ tuổi cần lao động làm việc nên có khả năng bỏ qua và quên thuốc nên dẫn
tới tình trạng không tuân thủ sử dụng thuốc [42], trong khi nhóm người cao tuổi với
thời gian mắc bệnh dài hơn được tin rằng có mức độ nhận thức bệnh tật cao nên tuân
thủ tốt hơn [12].
Giới tính tuy được đề cập tới nhiều trong các nghiên cứu xong kết quả cho thấy
không có mối liên hệ rõ ràng nào về khả năng ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử
dụng thuốc trên người bệnh ĐTĐ [40, 42]. Tuổi và giới tính được coi là yếu tố lâm
sàng quan trọng nên trong một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc không
tuân thủ sử dụng thuốc, mặc dù 2 yếu tố này có hay không ảnh hưởng có ý nghĩa
thống kê ở mô hình đơn biến những vẫn được đưa phân tích ở mô hình đa biến để
hiệu chỉnh [7, 12].
Nghiên cứu một số đặc điểm nhân khẩu học khác của người bệnh cho thấy có
mối liên quan tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc như trình độ học vấn [12, 23,
40], tình trạng hôn nhân [7]. Cụ thể, nghiên cứu tại Cameroon chỉ ra có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tuân thủ và không tuân thủ sử dụng thuốc theo
trình độ học vấn (p = 0,03) [12]. Hay trong một nghiên cứu khác tại Ethiopia, người
bệnh có tình trạng độc thân có khả năng không tuân thủ sử dụng thuốc cao hơn, tăng
3,55 lần so với người bệnh đã kết hôn và sống cùng gia đình [7] .

1.3.2. Yếu tố về lâm sàng
Bên cạnh các đặc điểm về nhân khẩu học, các đặc điểm về lâm sàng, điều trị đã
được đánh giá về mức độ ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc. Cụ thể,

các nghiên cứu đã xem xét tới yếu tố thời gian mắc bệnh ĐTĐ [8, 12], thuốc điều trị
8


(số lượng thuốc, số loại thuốc) của người bệnh [8, 40] với giả thiết đưa ra một chế
độ sử dụng thuốc phức tạp có thể ảnh hưởng tới khả năng tuân thủ sử dụng thuốc của
người bệnh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ không tuân thủ sử dụng thuốc cao hơn
ở nhóm người bệnh ĐTĐ phải sử dụng đồng thời nhiều hơn 4 thuốc để điều trị, vì
vậy số lượng thuốc của người bệnh được coi là yếu tố có nguy cơ dẫn tới việc không
tuân thủ sử dụng thuốc [40].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu chỉ ra 2/3 số người bệnh ĐTĐ không hiểu rõ về
tình trạng bệnh của họ [30]. Vì vậy ngoài thực hành điều trị, vấn đề về nhận thức và
kiến thức của người bệnh về ĐTĐ cũng là một yếu tố đáng chú ý. Nhận định này có
thêm cơ sở khi một nghiên cứu chỉ ra trong tất cả người bệnh ĐTĐ tham gia, chỉ có
một số lượng rất nhỏ người bệnh có điểm kiến thức về thuốc điều trị tốt (2,5%) [8].
Theo nghiên cứu tại Malaysia, kiến thức của người bệnh về thuốc điều trị ĐTĐ có
ảnh hưởng tới việc không tuân thủ sử dụng thuốc, xu hướng làm giảm 0,965 lần
(95%CI: 0,946-0,984) tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc [8].
Sự hiểu biết rõ về các yếu tố có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ sử
dụng thuốc rất quan trọng, giúp hỗ trợ việc xác định người bệnh có nguy cơ không
tuân thủ cao, xác định các rào cản tuân thủ có thể được loại bỏ và phát triển các can
thiệp tăng cường tuân thủ [21].

1.4. Can thiệp tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh đái tháo
đường
1.4.1. Giải pháp can thiệp
Có nhiều giải pháp can thiệp có thể thực hiện để tăng cường tuân thủ sử dụng
thuốc ở người bệnh như giáo dục người bệnh, sử dụng điện thoại hoặc sử dụng các
thiết bị chuyên dụng nhắc nhở sử dụng thuốc. Các can thiệp đã thực hiện trên thế
giới hầu hết đều tác động trực tiếp vào người bệnh. Tuy nhiên, không có giải pháp

can thiệp nào được coi là đảm bảo hiệu quả trên tất cả người bệnh ĐTĐ [39].
Giáo dục người bệnh là một phương pháp được sử dụng phổ biến nhằm tăng
cường tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ĐTĐ trên thế giới và tại Việt Nam. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau cũng khác nhau. Tại Nigeria,
một can thiệp bằng chương trình giáo dục cho người bệnh ĐTĐ đã cho thấy hiệu quả
tốt đối với việc tăng cường tuân thủ dùng thuốc, theo dõi đường huyết và kiến thức
9


về bệnh trên nhóm người bệnh tham gia can thiệp [25]. Tuy nhiên, một can thiệp giáo
dục khác trên nhóm người bệnh Hàn Quốc nhập cư tại Mỹ lại không đem lại hiệu
quả trong việc nâng cao tuân thủ sử dụng thuốc [14]. Tại Việt Nam, can thiệp bằng
hình thức đào tạo cũng đã được thực hiện trên nhóm người bệnh ĐTĐ. Can thiệp
bằng đào tạo cá nhân từng người bệnh bởi dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa
khu vực Phúc Yên đã cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chỉ đánh giá
hiệu quả về kiến thức và thực hành insulin [4]. Một nghiên cứu khác sử dụng hình
thức nói chuyện truyền thông giáo dục sức khoẻ được thực hiện bởi bác sĩ và điều
dưỡng tại bệnh viện Nhân dân Gia Định cho thấy can thiệp có hiệu quả làm tăng
cường tuân thủ sử dụng thuốc và giảm chỉ số HbA1c. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới
chỉ đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc qua một số câu hỏi đơn giản như thường xuyên
uống thuốc không đều, bỏ uống thuốc và tiêm insulin mà chưa sử dụng một bộ câu
hỏi hoặc thang đo chuẩn [6].

1.4.2. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp
Không có giải pháp can thiệp nào đảm bảo có thể cải thiện được vấn đề tuân
thủ điều trị một cách toàn diện ở người ĐTĐ típ 2, tuy nhiên hầu hết các can thiệp
đều thành công trong việc tác động vào một hoặc một số kết quả có ý nghĩa trong
từng điều kiện khác nhau [39]. Cụ thể, các can thiệp này hướng đến đánh giá sự thay
đổi về việc tuân thủ sử dụng thuốc, các chỉ số lâm sàng (ví dụ HbA1c, huyết áp, lipid
máu..) và chỉ số không thuộc về lâm sàng (ví dụ chế độ ăn, tập luyện, kiểm tra đường

huyết..). Trong đó, tuân thủ sử dụng các thuốc ĐTĐ được coi là kết quả chính trong
hầu hết các nghiên cứu, còn cải thiện HbA1c được coi là vấn đề chính trong kiểm
soát đường huyết và tất cả các nỗ lực quản lý đều nhằm mục đích đưa mức HbA1c
đến mức chấp nhận được [39].
Một số nghiên cứu can thiệp tuân thủ điều trị trên người bệnh ĐTĐ được mô tả
tóm tắt ở bảng sau:

10


Bảng 1.2. Một số nghiên cứu can thiệp tuân thủ điều trị trên người bệnh ĐTĐ
Quốc gia

Biện pháp

Thiết kế

Chỉ số đánh giá

Tác giả đầu

can thiệp

nghiên cứu

hiệu quả can thiệp

(Năm)
Úc [43]


Qua tin nhắn

Karen Waller (2019)

điện thoại

RCT

Chỉ số HbA1c, Chỉ số
Lipid máu, chế độ tập
luyện, dinh dưỡng,..

Brasil [20]

Giáo dục

Can thiệp trước Kiến thức về bệnh

Ana Laura Galhardo

người bệnh

sau không đối

ĐTĐ, Tuân thủ sử

chứng

dụng thuốc, HbA1c


RCT

Tuân thủ sử dụng

Figueira (2017)
Bồ Đào Nha [13]

Sử dụng tờ

Inês Rosendo Carvalho rơi phát tay

thuốc, HbA1c

e Silva Caetano (2017)
UAE [9]

Giáo dục

Mohammed M (2016)

người bệnh

RCT

Tuân thủ sử dụng
thuốc, HbA1c

Đánh giá chính xác về tuân thủ sử dụng thuốc là rất quan trọng để giải thích về
hiệu quả của các can thiệp đối với việc tuân thủ sử dụng thuốc. Do đó, định nghĩa rõ
ràng về tuân thủ sử dụng thuốc và cách đo lường là những vấn đề mà nhà nghiên cứu

phải xem xét khi thiết kế và thực hiện các can thiệp.

1.5. Một vài nét về Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong
lĩnh vực nội tiết và chuyển hóa của cả nước. Hiện tại, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
có 2 cơ sở là cơ sở I tại Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội và cơ sở II tại Tứ Hiệp –
Thanh Trì – Hà Nội, thực hiện khám và điều trị nội trú và ngoại trú cho hàng chục
triệu lượt người bệnh liên quan đến các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa, trong đó có
bệnh ĐTĐ.
Theo kết quả thống kê đánh giá mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nội tiết Trung
Ương, có khoảng 54.623 người bệnh có bệnh lý về nội tiết, dinh dưỡng và chuyển
hóa, chiếm 73,4% tổng số người bệnh [1]. Trong đó, số lượng người bệnh ĐTĐ là
21.112 người, chiếm hơn 1/3 số lượng người bệnh thuộc nhóm bệnh lý này. Đồng
11


thời, kết quả thống kê chỉ ra số lượng người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú, tính riêng
cho nhóm người bệnh có bảo hiểm y tế trong 2 năm 2018 và 2019 lần lượt là 12.645
và 12.750 [1]. Số lượng người bệnh ĐTĐ có xu hướng tăng lên trong những năm gần
đây. Vì vậy, việc khám, điều trị và đánh giá hiệu quả trên nhóm đối tượng này luôn
được chú trọng.

1.6. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh ĐTĐ ngày càng trở nên phổ biến và có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống
của người bệnh, việc điều trị nói chung và đặc biệt sử dụng thuốc nói riêng luôn là
vấn đề rất được quan tâm không chỉ người bệnh mà còn của nhân viên, cán bộ thực
hiện chăm sóc y tế. Tuân thủ sử dụng thuốc có vai trò quan trọng trong vấn đề kiểm
soát đường huyết của người bệnh ĐTĐ, đặc biệt trên nhóm người bệnh sử dụng
insulin là dạng dùng có nhiều đặc điểm phức tạp. Do đó, cần thiết phải thực hiện
nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc trên nhóm người bệnh này. Trong các nghiên

cứu về tuân thủ sử dụng thuốc, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc không
tuân thủ sử dụng thuốc và đánh giá hiệu quả của các can thiệp đối với việc tuân thủ
sử dụng thuốc là phổ biến và quan trọng. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng giúp xác
định được đối tượng có xu hướng không tuân thủ để từ đó lưu ý hơn trong quá trình
điều trị, giám sát đến nhóm đối tượng này và có tác động phù hợp. Còn nghiên cứu
về can thiệp tuân thủ sử dụng thuốc giúp đánh giá hiệu quả của can thiệp từ đó giúp
đưa ra kiến nghị về điều chỉnh, tiếp tục thực hiện hay ngừng can thiệp. Đã có nhiều
nghiên cứu trên thế giới về một số yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả của can thiệp giáo
dục người bệnh, tuy nhiên tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương theo hiểu biết của chúng
tôi thì chưa có nghiên cứu về các vấn đề trên. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này.

12


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh được chẩn đoán mắc ĐTĐ típ 2 và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Nội Tiết Trung Ương cơ sở Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. Người bệnh thỏa mãn các
tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người bệnh điều trị có sử dụng bút tiêm insulin
- Người bệnh có sức khỏe tình trạng tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp,
đối thoại trực tiếp và đối thoại qua điện thoại
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người bệnh mắc các thể bệnh ĐTĐ khác

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cơ sở Tứ Hiệp Thanh Trì - Hà Nội

2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 8/7/2019 tới 25/02/2020
Thời gian thực hiện:
Đối với mục tiêu 1: “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc không tuân thủ
sử dụng thuốc trên người bệnh điều trị ngoại trú có sử dụng bút tiêm insulin tại bệnh
viện Nội tiết Trung Ương”, nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu trong khoảng thời
gian từ 08/07/2019 tới 26/07/2019.
Đối với mục tiêu 2: “Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục người bệnh đối với
việc tuân thủ sử dụng thuốc”, nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu trong khoảng thời
gian từ 08/07/2019 đến tháng 25/02/2020.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang đối với mục tiêu 1 và nghiên cứu can thiệp
trước - sau ứng với mục tiêu 2. Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn đối tượng
nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ trong khoảng thời gian từ
13


tháng 07/2019 đến tháng 02/2020. Tiến hành nghiên cứu theo các bước:
-

Bước 1: Thu thập dữ liệu thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu về: đặc
điểm nhân khẩu học, kiến thức về sử dụng bút tiêm insulin, tuân thủ sử dụng
thuốc, kiến thức về thuốc điều trị ĐTĐ.

-


Bước 2: Đối tượng nghiên cứu được mời, đồng ý tham dự buổi giáo dục tại hội
trường Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cơ sở Tứ Hiệp với nội dung giáo dục về
tuân thủ sử dụng thuốc thực hiện bởi dược sĩ khoa Dược bệnh viện Nội tiết Trung
Ương.

-

Bước 3: Thu thập dữ liệu về tuân thủ sử dụng thuốc của đối tượng nghiên cứu
sau 3 tháng.

-

Bước 4: Thu thập dữ liệu về tuân thủ sử dụng thuốc của đối tượng nghiên cứu
sau 6 tháng.

-

Bước 5: Xử lý số liệu và phân tích kết quả.
Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu được thể hiện ở hình sau:
MỤC TIÊU 1:
NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
CẮT NGANG

Lựa chọn
đối tượng
nghiên
cứu

Nội
dung

nghiên
cứu
Lựa chọn
đối tượng
nghiên
cứu

Thu thập đặc
điểm tuân
thủ sử dụng
thuốc
(Trước
can thiệp)

MỤC TIÊU 2:
NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
TRƯỚC SAU

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
VIỆC KHÔNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC

Thu thập
đặc điểm
người
bệnh

Can thiệp
giáo dục
bởi dược sĩ


Đặc điểm Nhân khẩu học
Đặc điểm Lâm sàng, điều trị
Đặc điểm Kiến thức

Thu thập đặc
điểm tuân
thủ sử dụng
thuốc
(Sau 3 tháng)

Thu thập đặc
điểm tuân
thủ sử dụng
thuốc
(Sau 6 tháng)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHO
NGƯỜI BỆNH ĐỐI VỚI TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu

14


2.3.2. Biến số nghiên cứu
Biến số nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học
STT


1

Định nghĩa/

Tên biến

Giới tính

Mô tả biến
Giới tính của người
bệnh

Giá trị biến

Phân loại:
1: Nam
2: Nữ

Tuổi theo thông tin

2

Nhóm tuổi

người bệnh điền, sau

Phân loại:

đó phân loại thành 2


1: Dưới 60 tuổi

nhóm tại điểm cắt 60

2: Trên 60 tuổi

tuổi [12]
Nghề nghiệp theo
thông tin người bệnh
điền, sau đó phân loại
thành 2 nhóm Không
3

Tình trạng đi

đi làm (Hưu trí và

làm

Thất nghiệp); Đang
đi làm (Viên chức,

Phân loại:
1: Không đi làm
2: Đang đi làm

Kinh doanh tự do,
Nông dân, Nghề
nghiệp khác)
Phân loại:


4

Trình độ học
vấn

Trình độ học vấn cao

1: Dưới THPT

nhất được người bệnh 2: THPT
điền

3: Trung cấp/Cao
đẳng

15

Cách thức
thu thập
Khảo sát
bằng bộ câu
hỏi trực tiếp
(Phụ lục 1)


4: Đại học/Sau
đại học
Tình trạng


5

hôn nhân

Tình trạng hôn nhân

Phân loại:

theo thông tin người

1: Đã kết hôn

bệnh điền

2: Độc thân

Chỉ số BMI của
người bệnh được tính
6

BMI

dựa vào chỉ số chiều

Số

cao (m) và cân nặng
(kg) của người bệnh.
Biến số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, điều trị được thể hiện ở bảng sau:


Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, điều trị
STT

Tên biến

Định nghĩa/
Mô tả biến
Thời gian mắc ĐTĐ
(năm) theo thông tin của

1

Thời gian

người bệnh điền, sau đó

mắc bệnh

phân loại thành 3 nhóm
tại 2 điểm cắt 10 năm và
20 năm
Thời gian tiêm insulin

2

Thời gian
tiêm insulin

(năm) theo thông tin
người bệnh điền, sau đó

phân loại thành 2 nhóm
tại điểm cắt 8 năm

Giá trị biến

Phân loại:
1: Dưới 10 năm
2: Từ 10 đến 20
năm

Cách thức
thu thập
Khảo sát
bằng bộ câu
hỏi trực tiếp
(Phụ lục 1)

3: Trên 20 năm

Phân loại:
1: Từ 8 năm trở
xuống
2: Trên 8 năm
Hồi cứu tài

3

Dạng thuốc
được kê đơn


Các dạng thuốc điều trị

Phân loại:

liệu (Dữ liệu

của người bệnh được kê

1: Chỉ thuốc

bệnh án điện

trong đơn

tiêm

tử của người
bệnh)

16


2: Cả thuốc
tiêm và thuốc
uống

4

Số thuốc
được kê đơn


Tổng số lượng tất cả các
thuốc mà người bệnh
được kê đơn

1: Từ 3 thuốc
trở xuống
2: Trên 3 thuốc

Tổng số lượng thuốc mà
5

Phân loại:

Số thuốc

người bệnh đang sử dụng

điều trị ĐTĐ

để điều trị bệnh ĐTĐ
được kê đơn

Số tác dụng
6

phụ gặp phải
khi tiêm
insulin


insulin (bầm tím chảy
máu, đau viêm, rối loạn
dưỡng mỡ, rỉ thuốc ra
ngoài) theo thông tin
người bệnh điền, sau đó
được phân loại thành 2
nhóm

17

liệu (Dữ liệu
bệnh án điện
tử của người
bệnh)

Phân loại:

Hồi cứu tài

1: 1 thuốc

liệu (Dữ liệu

2: 2 thuốc

bệnh án điện

3: Từ 3 thuốc

tử của người


trở lên

bệnh)

Tác dụng phụ gặp phải
sau khi sử dụng bút tiêm

Hồi cứu tài

Khảo sát
Phân loại:
1: Gặp 1 tác
dụng phụ
2: Gặp từ 2 tác
dụng phụ trở
lên

bằng bộ câu
hỏi trực tiếp
(Phụ lục 1)


×