Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ung thư tại bệnh viện ung bướu nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 94 trang )

1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LỮ THANH HUYỀN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CK1

HÀ NỘI - 2016


1

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LỮ THANH HUYỀN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CK1

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Quản lý & Kinh tế dược
2. Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Thời gian thực hiện: 02/2016 – 08/2016



HÀ NỘI - 2016


1

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới
GS.TS. Nguyễn Thanh Bình - Bộ môn quản lý và kinh tế dược, người
đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều
kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại Bệnh viện
Ung bướu Nghệ An đã giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập số liệu tại
bệnh viện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi vô cùng biết ơn tất cả các thầy giáo, cô giáo trường Đại học
Dược Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong thời gian học tập tại trường.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
bạn bè và những người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ tôi
trong cuộc sống và học tập!
Hà Nội, ngày tháng
Học viên

Lữ Thanh Huyền

năm 2016



1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN........................................................................................................... 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH UNG THƯ.............................................................................. 3
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm bệnh ung thư ........................................................................ 3
1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới ........................................................................ 4
1.1.3. Các phương pháp điều trị ung thư ............................................................................ 5
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC UNG THƯ .............................................................. 15
1.2.1. Tình hình tiêu thụ thuốc điều trị ung thư trên thế giới ........................................... 15
1.2.2. Tình hình tiêu thụ thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam .......................................... 16
1.2.3. Nguy cơ mất an toàn trong cấp phát thuốc điều trị ung thư ................................... 17
1.2.4. Tình hình cấp phát thuốc điều trị ung thư .............................................................. 18
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN LIỀU TẬP TRUNG .................................................... 20
1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN .................................................. 21
1.4.1. Bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện từ 01/06/2015 đến 31/05/2016.
.......................................................................................................................................... 22
1.4.3. Tình hình thực hiện phân liều thuốc điều trị ung thư tại bệnh viện ....................... 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................ 25
2.1. 1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 25
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 25
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................................. 25
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 29
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 29
2.2.5. Mẫu nghiên cứu: ..................................................................................................... 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 31
3.1. CƠ CẤU THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI BV UNG BƯỚU NGHỆ AN ................... 31

3.1.1. Cơ cấu thuốc theo phân nhóm tác dụng dược lý......................................................... 31


1
3.1.2. Cơ cấu Nhóm thuốc hóa chất điều trị ung thư ............................................................ 31
3.1.2.1. Cơ cấu Nhóm thuốc hóa chất điều trị ung thư theo cơ chế tác dụng .................. 31
3.1.2.2. Cơ cấu thuốc Hóa chất điều trị ung thư theo đường dùng .................................. 32
3.1.2.3. Cơ cấu thuốc Hóa chất điều trị ung thư đường tiêm ........................................... 33
3.1.2.4. Cơ cấu thuốc Hóa chất điều trị ung thư theo nguồn gốc xuất xứ ....................... 33
3.1.3. Cơ cấu nhóm thuốc điều hòa miễn dịch ...................................................................... 34
3.1.4. Cơ cấu Nhóm các thuốc khác ..................................................................................... 34
3.1.4.1. Cơ cấu Nhóm các thuốc khác theo PL thuốc phải kiểm soát đặc biệt ................ 34
3.1.4.2. Cơ cấu Nhóm các thuốc khác theo phân loại tác dụng dược lý .......................... 35
3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHÂN LIỀU THUỐC TẬP TRUNG .................................... 36
3.2.1. Cơ cấu thuốc điều trị ung thư được phân liều ........................................................ 36
3.2.2. Chi phí thuốc trung bình của bệnh nhân điều trị hóa chất ...................................... 47
3.2.3. Gía trị thuốc điều trị ung thư được phân liều đã tiết kiệm được ............................ 47
3.2.1.1. Cơ cấu giá trị thuốc tiết kiệm theo nhóm tác dụng dược lý ................................ 48
3.2.4. Gía trị thuốc điều trị ung thư được phân liều bị lãng phí ....................................... 48
Chương IV. BÀN LUẬN ......................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 69
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................. 71


1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1

WHO


Tổ chức y tế thế giới

2

IARC

Bộ phận nghiên cứu ung thư của Tổ chức y tế thế giới

3

BV

Bệnh viện

4

FDA

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

5

IMS

Công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ

6

L01


Tác nhân chống ung thư

7

L01X

Nhóm các tác nhân chống ung thư khác

8

BMI

Hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International

9

OSHA

Cơ quan quản lý Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp

10

BYT

Bộ Y tế

11

TƯQĐ


Trung ương quân đội

12

USD

Đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ

13

STT

Số thứ tự

14

BCG

Vaccin chủng ngừa lao

15

LH1

Kích thích miễn dịch

16

DSĐH


Dược sĩ đại học

17

DSTH

Dược sĩ trung học

18

ATC

Mã thuốc đặt theo tên chung quốc tế


1

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Số lượt khám chữa bệnh tại bệnh viện các năm gần đây.......................................... 22
Hình 1.2. Cơ cấu các bệnh ung thư chủ yếu tại bệnh viện ....................................................... 22
Hình 1.3. Quy trình phân liều thuốc điều trị ung thư ............................................................... 24


1

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thuốc ung thư nhóm Alkyl hóa ................................................................................. 9
Bảng 1.2. Thuốc ung thư nhóm chống chuyển hóa .................................................................. 10
Bảng 1.3. Thuốc ung thư nhóm Alkaloid và Taxan ................................................................. 10

Bảng 1.4. Thuốc ung thư nhóm kháng sinh chống u ................................................................ 11
Bảng 1.5. Doanh số bán thuốc điều trị ung thư trên thế giới từ năm 2004 đến năm 2010 [19]15
Bảng 1.6. Cơ cấu thị phần dược phẩm theo nhóm thuốc của một số nước trong khu vực (%)
[22] ........................................................................................................................................... 16
Bảng 1.7. Phân loại thuốc điều trị ung thư theo IARC ............................................................. 17
Bảng 1.8. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư theo chẩn đoán được điều trị hóa chất phân liều............... 22
Bảng 2.9. Nhóm biến số của phân tích cơ cấu thuốc sử dụng .................................................. 25
Bảng 1.10. Nhóm biến số phân tích kết quả hoạt động phân liều ............................................ 26
Bảng 3.11. Tỷ lệ các nhóm thuốc theo tác dụng dược lý ......................................................... 31
Bảng 3.12. Tỷ lệ các thuốc hóa chất điều trị ung thư theo cơ chế tác dụng ............................. 31
Bảng 3.13. Mười hoạt chất điều trị ung thư có giá trị sử dụng cao nhất .................................. 32
Bảng 3.14. Tỷ lệ các thuốc hóa chất điều trị ung thư theo đường dùng ................................... 32
Bảng 3.15. Hóa chất điều trị ung thư đường tiêm được phân liều ........................................... 33
Bảng 3.16. Tỷ lệ thuốc Hóa chất điều trị ung thư theo nguồn gốc xuất xứ .............................. 33
Bảng3. 17 . Thuốc nhóm điều hòa miễn dịch ......................................................................... 34
Bảng 3.18. Tỷ lệ thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt ............................................. 34
Bảng 3.19. Tỷ lệ các nhóm thuốc thuộc danh mục phải quản lý đặc biệt ................................ 35
Bảng 3.20. Tỷ lệ nhóm thuốc gây nghiện theo đường dùng..................................................... 35
Bảng 3.21. Tỷ lệ các thuốc theo phân loại tác dụng dược lý .................................................... 35


1
Bảng 3.22. Cơ cấu chi phí các nhóm thuốc điều trị ung thư phân liều..................................... 36
Bảng 3.23. Tỷ lệ thuốc phân liều theo cơ chế tác dụng ............................................................ 37
Bảng 3.24. Tỷ lệ các bệnh ung thư ........................................................................................... 38
Bảng 3.25. Chi phí trung bình đợt điều trị theo loại bệnh ........................................................ 38
Bảng 3.26. Tỷ lệ các Phác đồ điều trị ung thư phổi ................................................................. 39
Bảng 3.27. Tỷ lệ các Phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng ................................................... 39
Bảng 3.28. Tỷ lệ các Phác đồ điều trị ung thư dạ dày .............................................................. 40
Bảng 3.29. Tỷ lệ các Phác đồ điều trị ung thư vú..................................................................... 40

Bảng 3.30. Tỷ lệ các Phác đồ điều trị U lympho ...................................................................... 41
Bảng 3.31. Tỷ lệ các Phác đồ điều trị Ung thư thực quản ........................................................ 41
Bảng 3.32. Tỷ lệ các Phác đồ điều trị Ung thư vòm................................................................. 42
Bảng 3.33. Mối liên quan bệnh ung thư và thuốc điều trị ung thư phân nhóm alkyl hóa ........ 42
Bảng 3.34. Mối liên quan bệnh ung thư và thuốc điều trị ung thư phân nhóm kháng sinh
chống u ..................................................................................................................................... 43
Bảng 3.35. Mối liên quan bệnh ung thư và thuốc điều trị ung thư phân nhóm alkaloid/taxan 44
Bảng 3.36. Mối liên quan bệnh ung thư và thuốc điều trị ung thư phân nhóm chống chuyển
hóa ............................................................................................................................................ 45
Bảng 3.37. Mối liên quan bệnh ung thư và thuốc điều trị ung thư phân nhóm Platin.............. 45
Bảng 3.38. Mối liên quan bệnh ung thư và thuốc các thuốc điều trị ung thư khác ................. 46
Bảng 3.39. Chi phí thuốc trung bình của bệnh nhân điều trị hóa chất ..................................... 47
Bảng 3.40. Giá trị tiết kiệm của thuốc điều trị ung thư được phân liều ................................... 47
Bảng 3.41. Gía trị thuốc tiết kiệm theo nhóm tác dụng dược lý............................................... 48
Bảng 3.42. Cơ cấu thuốc ung thư phân liều bị lãng phí ........................................................... 48


1
Đ8ng 3.42.

Năm 2012, theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới WHO trên thế giới có
khoảng 14 triệu ca mắc mới và có đến 8,2 triệu ca tử vong do ung thư và con số
này theo ước tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 22 triệu ca mắc mới và13,2 triệu
ca tử vong. Trong đó, số trường hợp tử vong tại các nước đang phát triển chiếm
khoảng 70%. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000
người mới mắc bệnh ung thư và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư. Số
liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy, 74,3%
gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là một
trong 10 nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu. Hiện nay, tại Việt Nam,
10 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực

quản, vòm, hạch, máu, tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang; 10 bệnh ung thư
phổ biến ở nữ giới là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, cổ tử cung, dạ dày, tuyến
giáp, gan, buồng trứng, hạch và ung thư máu.
Số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh đồng nghĩa với việc gánh nặng về
chi phí thuốc ung thư ngày càng lớn. Ước tính trong năm 2010, gánh nặng do
bệnh ung thư gây ra trên toàn thế giới lên đến 1,16 nghìn tỷ USD. Trong năm
2012, chi phí cho bệnh nhân bảo hiểm y tế điều trị bệnh ung thư mà Bảo hiểm xã
hội Việt Nam chi trả là 2.762 tỉ đồng thì năm 2013 đã lên đến 3.374 tỉ đồng. có
những bệnh nhân ung thư điều trị với chi phí 1,4 tỉ đồng trong một năm. Trong
chi phí mà Bảo hiểm xã hội chi trả cho bệnh nhân ung thư thì thuốc chiếm 80%
tổng chi phí điều trị. [12]Vì vậy, việc sử dụng thuốc điều trị ung thư một cách
hiệu quả, hợp lý là một vấn đề đáng được quan tâm.
Cùng với số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh như hiện nay, nhu cầu
về việc điều trị cũng tăng mạnh. Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện
chuyên khoa ung bướu của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ với chức
năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị có hiệu quả mọi bệnh lý ung thư. Để
thực hiện tốt chức năng đó, vấn đề sử dụng thuốc là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là sự lãng phí của thuốc điều trị ung thư. Có
nhiều nguyên nhân gây lãng phí thuốc điều trị ung thư như: bệnh nhân không sử


1
dụng hết thuốc trong lọ đã đóng sẵn liều do mỗi bệnh nhân đã được tính liều
riêng dựa vào diện tích bề mặt cơ thể; hay như không đủ bệnh nhân để dùng
chung một lọ thuốc đa liều. Do đó, việc áp dụng phân liều thuốc điều trị ung
thư(pha chế tập trung) đem lại lợi ích về mặt kinh tế không những cho các bệnh
nhân viện phí mà còn cho ngân sách quốc gia, đại diện là bảo hiểm xã hội Việt
Nam.
Với mong muốn đánh giá thực tế sử dụng thuốc ung thư tại bệnh viện, từ
đó có biện pháp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, tiết kiệm chi

phí thuốc ung thư, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng sử
dụng thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An” với 2 mục
tiêu:
1. Mô tả cơ cấu các thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
trong thời gian từ 01/06/2015 đến 31/05/2016.
2. Phân tích kết quả hoạt động phân liều thuốc Ung thư tập trung tại Khoa
Dược trong thời gian từ 01/06/2015 đến 31/05/2016.

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH UNG THƯ


1
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm bệnh ung thư
Ung thư là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các bệnh trong đó
các tế bào tăng sinh một cách bất thường, không có kiểm soát và có thể
xâm lấn vào các tổ chức xung quanh. Tế bào ung thư có khả năng di căn
tới các hạnh bạch huyết hoặc các tạng ở xa, hình thành khối u mới và
cuối cùng dẫn tới tử vong. Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung thư
hay tái phát đã làm cho điều trị bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến
tiên lượng bệnh [15].
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát
sinh và phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. Hiện nay có hơn 200 loại
ung thư khác nhau, hầu hết được đặt tên theo cơ quan hoặc loại tế bào
mà tại đó nó bị ảnh hưởng đầu tiên. Nhìn chung những loại ung thư
này có những đặc điểm giống nhau về bản chất tuy nhiên có nhiều
điểm khác nhau về nguyên nhân, tiến triển, phương pháp điều trị và
tiên lượng bệnh [15].
Mỗi loại ung thư đều có sự tiến triển khác nhau, tuy nhiên nếu
ung thư không được điều trị thì sẽ diễn biến qua các giai đoạn sau:



Giai đoạn khởi đầu:

Bước khởi đầu:
Thường xẩy ra rất nhanh, sau khi các tế bào tiếp xúc với các tác
nhân gây ung thư: tác nhân vật lý, tác nhân hóa học, tác nhân virus. Các
tác nhân này gây tổn thương tế bào không hồi phục.


Giai đoạn thúc đẩy:

Do tiếp xúc liên tục, kéo dài với các chất gây ung thư làm ổn định
và duy trì thương tổn đầu tiên.


Giai đoạn tiến triển:

Các tế bào nhân lên không kiểm soát được, phát triển độc lập,
mất khả năng biệt hóa, xâm lấn cục bộ và cho di căn.


1
Để dự phòng giai đoạn khởi đầu sinh ung thư, tránh tiếp xúc với
các tác nhân gây ung thư như: thuốc lá, benzol, hóa chất, tia phóng xạ,
virus…
Ung thư tiến triển:
Sự tiến triển của bệnh ung thư: khối u phát triển cục bộ tại chỗ,
xâm lấn tại vùng và cho di căn toàn thân. Khi tiến triển ung thư đã xảy
ra, có nhiều biện pháp để chống lại sự tiến triển đó:

Sàng lọc và điều trị các thương tổn tiền ung thư
Sàng lọc và điều trị những ung thư kích thước còn nhỏ (chủ yếu
bằng phẫu thuật hoặc tia xạ).
Điều trị tích cực các ung thư đang còn tại chỗ (thường kết hợp
với điều trị hỗ trợ hóa trị liệu hoặc nội tiết trị liệu).
Ung thư di căn
Là tình trạng các tế bào ung thư tách rời khỏi u nguyên phát để
đến cư trú và phát triển thành khối u ở cơ quan khác qua các đường
khác nhau: đường bạch huyết, đường máu, đường kế cận.v.v.
Di căn theo đường bạch huyết:
Loại ung thư biểu mô thường di căn đến các trạm hạch bạch huyết khu
vực. Khi các tế bào ung thư đi đến hạch người ta nhận thấy phản ứng
đặc hiệu gọi là viêm bạch mạch mạn tính đặc hiệu (specific chronic
lymphadenitis).
Di căn theo đường máu:
Các loại ung thư của tổ chức liên kết (ung thư xương, ung thư
phần mềm) thường di căn theo đường máu đến các tạng ở xa như gan,
phổi, não.
Di căn theo đường kế cận:
Di căn hay đi dọc theo mạch máu và thần kinh, điển hình là ung
thư dạ dày lan qua lớp thanh mạc vào ổ bụng gây di căn buồng trứng.


1
Dao mổ, dụng cụ phẫu thuật có thể gây gieo rắc tế bào ung thư ra
nơi khác trong phẫu thuật nếu mổ trực tiếp vào khối u.
1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự báo về mô hình bệnh tật
trong thế kỉ 21, các bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở
thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người, chiếm 54%

nguyên nhân gây tử vong, nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống
hàng thứ yếu chỉ chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong [44]. Theo ước
tính của WHO, năm 2008 trên thế giới có khoảng 12,4 triệu người mắc
bệnh ung thư và 7,6 triệu người chết do căn bệnh này, trong đó trên
70% là ở các nước đang phát triển. Dự báo đến năm 2030, mỗi năm
thế giới sẽ có 26,4 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 17,0 triệu
người chết do ung thư. Trong đó, có tới 53% bệnh nhân ung thư mới
mắc và 60% số bệnh nhân tử vong là cư dân của các nước đang phát
triển [35].
Trong một công bố mới đây hồi tháng 4/2014 của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) về tỷ lệ chết do bệnh ung thư, 50 nước đứng đầu về tỷ
lệ người chết vì ung thư và mắc bệnh ung thư được xếp vào top 1. 50
nước đứng sau được tính thuộc nhóm top 2. Như vậy, Việt Nam đứng
thứ 78 trong 172 quốc gia vùng lãnh thổ được xếp hạng, nên nước ta
đứng top 2 thế giới. Theo đó, trong số 172 quốc gia và vùng lãnh thổ
được xếp hạng, Việt Nam đứng ở vị trí 78 với tỷ lệ chết vì ung thư là
110 ca/100.000 người. Các quốc gia có tỷ lệ chết vì ung thư tương tự
như Việt Nam gồm có Somalia, Phần Lan và Turmenistan.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau các nước Lào
(129/100.000) và Myanmar (118/100.000) về tỉ lệ tử vong do căn
bệnh này. Các nước cùng khu vực có tỷ lệ chết vì ung thư thấp hơn Việt
Nam gồm Thái Lan (105/100.000), Campuchia (98/100.000), Malaysia
(96/100.000),

Philippines

(94/100.000),

Brunei


(84/100.000),


1
Singapore (108/100.000), và Indonesia (106/100.000). Cũng theo
WHO, 5 nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ chết vì ung thư theo xếp hạng
của WHO là Armenia (230 ca/100.000 dân), Zimbabwe (210
ca/100.000 dân), và Hungary (195 ca/100.000 dân), Mông Cổ (181
ca/100.000 dân), và Serbia (180 ca/100.000 dân).
1.1.3. Các phương pháp điều trị ung thư
Việc điều trị ung thư rất quan trọng trong chương trình phòng
chống ung thư ở mọi quốc gia. Muốn nâng cao chất lượng điều trị,
không chỉ hoàn chỉnh về kỹ thuật của mỗi phương pháp, thiết bị, mà
còn phải có kinh nghiệm, kiến thức; chẩn đoán thật chính xác, xây
dựng phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân một cách hợp lý nhất, thông
thường phải phối hợp làm việc trong một tập thể các thầy thuốc
chuyên khoa.
Ung thư không chỉ đa dạng về bệnh học mà còn đa dạng về mặt
điều trị. Nhược điểm của phương pháp này lại chính là ưu điểm, chỉ
định của phương pháp khác. Các phương pháp sẽ bổ sung, thể hiện
điểm mạnh của mình để điều trị từng giai đoạn của bệnh. Các phương
pháp thường dùng để điều trị ung thư hiện nay là [15]:
 Các phương pháp điều trị tại chỗ:
Phẫu thuật và tia xạ: có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở
giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu trú ở tại chỗ hoặc tại vùng.
Nếu ung thư đã di căn xa có thể vẫn phải dùng phẫu thuật hay tia xạ để
điều trị tạm thời hoặc giải quyết các triệu chứng.
 Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật triệt để: cắt rộng, lấy toàn bộ khối ung thư và một
phần tổ chức lành bao quanh u, cần vét toàn bộ hạch vùng với mục

đích không còn để sót lại tế bào ung thư. Phẫu thuật triệt để có khả
năng chữa khỏi nhiều loại ung thư khi còn ở giai

đoạn

sớm

(ước


1
lượng khoảng 1/3 tổng số ung thư) như: vú, cổ tử cung, khoang
miệng, da, giáp trạng, ống tiêu hóa. . .
Phẫu thuật tạm thời: chỉ định trong một số trường hợp ung thư
đã lan rộng, nhằm mục đích tạm thời làm giảm nhẹ u, làm sạch sẽ, mở
thông đường thở, đường tiêu hoá, tiết niệu, cầm máu, chống đau…
Phẫu thuật với mục đích khác: nhằm kết hợp trong điều trị nội
tiết để hạn chế ung thư phát triển: cắt buồng trứng để điều trị ung thư
vú, cắt tinh hoàn để điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật tạo
hình. . .
 Điều trị tia xạ
Điều trị tia xạ là dùng tia phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung
thư. Cùng với phẫu thuật, tia xạ là một trong hai phương pháp điều trị
ung thư phổ biến nhất và hiệu quả nhất.
Điều trị tia xạ đơn thuần
Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật thường được áp dụng
trong nhiều trường hợp khi ung thư đã phát triển tương đối lớn hơn.
Có khi tia xạ trước mổ nhằm giảm bớt thể tích u, hạn chế di căn xa
trong lúc mổ, có khi tia sau mổ nhằm diệt nốt những tế bào ung thư
còn sót lại sau mổ. Có khi tia xạ cả trước mổ cả sau mổ hoặc tia xạ phối

hợp với hoá chất để tăng khả năng diệt tế bào ung thư tại một khu vực
mà điều trị hoá chất không đủ khả năng diệt hết.
Việc lập kế hoạch điều trị tia xạ cẩn thận, chi tiết làm cho việc
tiêu diệt tổ chức ung thư tối đa mà ít ảnh hưởng đến tổ chức lành
xung quanh. Tuy vậy, tia phóng xạ không chỉ diệt tế bào ung thư mà có
thể diệt luôn tế bào lành ở vùng bị chiếu gây ra các biến chứng (nếu sử
dụng liều lượng không thích hợp hoặc kỹ thuật chiếu không đúng…).
Có 3 phương pháp điều trị bằng tia xạ:
Tia xạ từ ngoài vào (máy Cobalt, quang tuyến X, máy gia tốc), đây
là phương pháp áp dụng rộng rãi nhất.


1
Tia xạ trong:

ống, kim radium, máy Afterloading nguồn

Cobalt60, Cesium, Yridium, sợi Yridium… đặt vào các hốc tự nhiên của
cơ thể tử cung, âm đạo, các xoang… hoặc cắm vào các tổ chức mang ung
thư. Thuốc có gắn đồng vị phóng xạ: Uống hoặc tiêm các thuốc có đồng
vị phóng xạ (I131) hoặc kháng thể đặc hiệu có gắn đồng vị phóng xạ để
diệt tế bào ung thư .
 Các phương pháp điều trị toàn thân
Điều trị hoá chất (dùng thuốc chống ung thư), điều trị nội tiết
(dùng nội tiết tố hoặc dùng kháng nội tiết tố), điều trị miễn dịch (làm
tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư). Các phương pháp
này có tác dụng trên phạm vi toàn cơ thể, vì vậy điều trị hoá chất chỉ
thường được áp dụng điều trị cho những ung thư có tính chất toàn
thân hoặc đã lan rộng.
 Điều trị hóa chất

Là phương pháp dùng thuốc (các hoá chất chống ung thư) để
chữa bệnh, thường được áp dụng để chữa các ung thư của hệ thống
tạo huyết (bệnh bạch cầu, U lymphô ác tính…) hoặc ung thư đã lan tràn
toàn thân mà phẫu thuật và tia xạ không có khả năng điều trị được.
Hoá chất hỗ trợ cho phẫu thuật và tia xạ: Trong một số trường
hợp ung thư đã lan rộng (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư
phần mềm…).
Hoá chất điều trị tạm thời (ít dùng): Áp dụng cho ung thư đã lan
tràn toàn thân nhưng ít nhiều có nhạy cảm với hoá chất, điều trị nhằm
mục đích kéo dài cuộc sống hoặc tạm thời có cảm giác dễ chịu.
Điều trị hoá chất với giá thành cao mà thông thường thuốc có
nhiều tác dụng độc hại. Người thầy thuốc chuyên khoa hoá chất phải
biết mức độ nhạy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn
bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp hoặc


1
phối hợp nhiều loại thuốc để có tác dụng tối đa trên ung thư và giảm
độc hại tối thiểu đối với cơ thể.
 Điều trị nội tiết
Dùng các nội tiết tố: Các dẫn chất Corticoid, hay dùng trong phác
đồ điều trị ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết, testosteron trong
điều trị ung thư vú, nội tiết tố nữ oestradiol, progesteron trong ung
thư tuyến tiền liệt…
Cắt bỏ tuyến nội tiết: cắt buồng trứng trong ung thư vú, cắt tinh
hoàn trong ung thư tuyến tiền liệt.
Dùng thuốc ức chế sản xuất nội tiết tố hoặc ức chế, cạnh tranh tác
dụng của nội tiết tố trên tế bào ung thư (tamoxiphen kháng oestrogen
trong điều trị ung thư vú), các antiaromatase (arimidex, femara… ức
chế sản xuất oestrogen).

 Điều trị miễn dịch
Trong khoảng 20 năm gần đây, những hiểu biết về hệ thống miễn
dịch ngày càng tiến bộ, nhiều người đã sử dụng các cytokin và kháng
thể đơn dòng có khả năng điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong
điều trị ung thư và một số bệnh lý khác. Các chất miễn dịch không đặc
hiệu có nguồn gốc sinh học như: BCG và Carynebacterium barvum đã
được sử dụng trên thực nghiệm và trên người. Các chất kích thích
miễn dịch không đặc hiệu có nguồn gốc hoá học như LH1… cũng đang
được nghiên cứu.
Trong đó, điều trị hóa chất là một phương pháp quan trọng. Hóa
chất không chỉ dùng để điều trị ung thư mà còn làm giảm đau đớn và
kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Theo thống kê tại bệnh viện K
trung ương thì tỷ lệ sử dụng phương pháp hóa trị liệu tại bệnh viện
ngày càng tăng. Trong 5 năm từ 2000- 2004, có 29.008 bệnh nhân ung
thư đến điều trị tại bệnh viện và 39% tổng số bệnh nhân được điều trị
hóa chất. So với giai đoạn 1997-1998, điều trị hoá chất đơn thuần đã


1
tăng từ 6% đến 16%. Phối hợp giữa hóa trị liệu và các phương pháp
khác cũng tăng rõ rệt so với năm 1997-1998, phẫu thuật+ xạ trị+ hóa
chất từ 2% tăng lên chiếm 6% [1].
Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ cần đánh giá kĩ
lưỡng về loại bệnh ung thư, giai đoạn tiến triển của bệnh, phạm vi khu
trú của khối u, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, các tiền sử về y tế, phẫu
thuật, và mong muốn của bệnh nhân. Đồng thời cân nhắc về tác dụng
không mong muốn của các lựa chọn điều trị khác nhau, các y văn, kết
quả của những công trình nghiên cứu, thử nghiệm điều trị liên quan
đến bệnh ung thư mắc phải.
1.1.4. Phân nhóm hóa chất điều trị ung thư

1.1.4.1. Nhóm alkyl hóa ( tác dụng lên pha M, G1, G2, G0)
Tác dụng làm thay đổi cấu trúc AND. Những tác nhân này không
đặc hiệu cho pha nào cả (chúng có tác dụng tất cả các pha của chu kỳ tế
bào).
Bảng 1.1. Thuốc ung thư nhóm Alkyl hóa
STT

Nhóm Nitrogen mustard

STT

Nhóm Nitrosoureas

1

Mechlorethamin

1

Dacarbazin

2

Chlorambucin

2

Temozolomide

3


Melphalan

3

Thiotepa (TEPA)

4

Cyclophosphamide

4

Busulfan

5

Isfosfamide

5

BCNU (carmustin)

6

CCNU (Lomustin)

7

Busulfan


Những tác nhân Alkyl hóa được sử dụng để điều trị nhiều loại
ung thư khác nhau, bao gồm bệnh bạch cầu cấp và mạn tính,
lymphoma, bệnh Hodgkin, đa u tủy, sarcoma, cũng như những ung thư
của phổi, vú, và buồng trứng.


1
Do những thuốc này làm tổn thương DNA nên chúng có thể gây
ra những tổn thương dài hạn cho tủy xương. Trong một số ít trường
hợp, chúng có thể gây ra bệnh bạch cầu cấp. Nguy cơ bị bệnh bạch cầu
do các tác nhân alkyl hóa phụ thuộc vào liều, có nghĩa là nguy cơ nhỏ
khi bệnh nhân được cho liều nhỏ nhưng nguy cơ sẽ gia tăng khi tổng
liều dùng cao lên.
1.1.4.2. Nhóm chống chuyển hoá: tấn công tế bào ở pha S ( sao chép tế
bào)
Là nhóm thuốc cản trở quá trình sao chép của ADN và ARN bằng
cách thay thế những nhóm ADN và ARN bình thường. Những chất này
tấn công tế bào ở pha S. Chúng thường được dùng để điều trị bệnh
bạch cầu, ung thư vú, buồng trứng và ống tiêu hóa cũng như một số
ung thư khác.
Bảng 1.2. Thuốc ung thư nhóm chống chuyển hóa
STT

Tên thuốc

STT

Tên thuốc


1

Methotrexat

5

Fludarabine

2

6MP ( Mercaptopurin)

6

Gemcitabin

3

5FU ( Fluorouracil)

7

Cytarabin

8

Pemetrexed

4
Capecitabine

1.1.4.3. Nhóm Alkaloid và Taxan

Đây là các chất có thể làm ngừng sự phân bào hoặc ngăn các
enzyme tạo ra protein cần thiết cho sự phân bào. Thuốc gây kết dính
các vi quản, ngăn cản sự hình thành thoi nhiễm sắc, làm ngừng phát
triển tế bào ở giai đoạn phân chia. Những hoạt động này diễn ra trong
pha M nhưng có thể làm tổn hại đến tế bào ở tất cả các pha.
Thuốc được dùng để điều trị nhiều loại ung thư bao gồm ung thư
vú, phổi, tủy xương, lymphoma và bạch cầu. Những loại thuốc này
được biết là có khả năng gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên
nên có thể phải giới hạn liều để hạn chế tác dụng phụ.


1
Bảng 1.3. Thuốc ung thư nhóm Alkaloid và Taxan
STT

Nhóm Alkaliod

STT

Nhóm Taxan

1

Vincristin

1

Estramustin


2

Vinblastin

2

Docetaxel

3

Vinorelbin

3

Paclitaxel

1.1.4.4. Nhóm kháng sinh chống u
Thuốc tác động vào ARN, ADN làm ngừng quá trình tổng hợp acid
amin Nhóm kháng sinh chống U được chia thành:
- Dẫn chất peptid: Bleomycin.
- Dẫn chất anthracyclin: Doxorubicin, Daunorubicin.
- Dẫn chất actinomycin: Dactinomycin.
- Dẫn chất mitozan: Mitomycin.
Anthracycline là một loại

kháng sinh kháng u tác động lên

những enzyme tham gia vào quá trình sao chép ADN. Những chất này
có tác dụng trên tất cả các pha của chu kỳ tế bào. Do đó, chúng được

dùng rộng rãi cho nhiều loại ung thư khác nhau. Mối lo ngại chính khi
sử dụng loại thuốc này là chúng có thể gây những tổn thương vĩnh viễn
cho tim nếu cho với liều cao, do đó giới hạn sử dụng suốt đời.
Bảng 1.4. Thuốc ung thư nhóm kháng sinh chống u
STT

Nhóm Anthracycline

STT

Nhóm khác

1

Epirubicin

1

Adriamycin

2

Idarubicin

2

Mitomycin C

3


Doxorubicin

3

Mitoxantrone

4

Daunorubicin

4

Dactinomycin

5

Actinomycin D

6

Bleomycin sulfat


1
Mitoxantrone là một loại kháng sinh kháng u tương tự như
doxorubicin ở nhiều điểm, trong đó có tác dụng phụ gây tổn thương
tim. Loại thuốc này cũng hoạt động tương tự như thuốc ức chế
topoisomerase II và có thể dẫn đến bệnh bạch cầu. Mitoxantrone được
dùng để điều trị ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, lymphoma và bệnh
bạch cầu.

1.1.4.5. Nhóm chất có tác dụng đối kháng với hormone (hormone liệu
pháp)
Các thuốc này là những hormon sinh dục hoặc giống hormone, có
tác dụng làm thay đổi hoạt động hoặc sự sản xuất những hormon nam
và nữ.
Bình thường các loại ung thư ở vú, tiền liệt tuyến, nội mạc tử
cung phát triển do đáp ứng lại những hormon tự nhiên của cơ thể. Khi
sử dụng các thuốc kháng hormone thì các loại ung thư kể trên phát
triển chậm lại.
Cơ chế tác dụng: Ngăn các tế bào ung thư sử dụng những loại
hormon cần thiết để phát triển hoặc ngăn cơ thể tạo ra những hormon
đó.
Kháng

estrogens:

fulvestrant

(Faslodex®),

tamoxifen,



toremifene
Ức chế men aromatase: Anastrozole (Arimidex®), Exemestane
(Aromasin®), Letrozole (Femara®).
Progestins: megestrol acetate (Megace®), Estrogens
Kháng


androgens:

Bicalutamide (Casodex®), Flutamide

(Eulexin®), và Nilutamide (Nilandron®)
Đồng vận LHRH (Luteinizing-hormone-releasing hormone):
leuprolide (Lupron®), Goserelin (Zoladex®).
1.1.4.6. Hợp chất Platin: Cisplatin, Carboplatin, Oxaliplatin.


1
Đôi khi được xếp vào nhóm các tác nhân alkyl hóa do chúng tiêu
diệt các tế bào theo cách tương tự. Những thuốc này ít có nguy cơ gây
bệnh bạch cầu hơn các tác nhân alkyl hóa.
1.1.4.7. Ức chế men topoisomerase
Là những loại thuốc tác động lên những enzyme có tên là
topoisomerase có chức năng tách những chuỗi ADN ra để chúng có thể
được sao chép. Thuốc được dùng để điều trị một số bệnh bạch cầu,
cũng như ung thư phổi, buồng trứng, hệ tiêu hóa và những loại ung
thư khác.
Ức chế men topoisomerase I: topotecan và irinotecan (CPT-11).
Ức chế men topoisomerase II: etoposide (VP-16) và teniposide.
Mitoxantrone cũng ức chế topoisomerase II. Điều trị bằng thuốc
ức chế topoisomerase II làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thứ phát –
bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Bệnh bạch cầu thứ phát có thể xuất hiện
sớm vào khoảng 2 – 3 năm sau khi dùng thuốc.
1.1.4.8. Miễn dịch liệu pháp
Một số loại thuốc có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và giúp tấn
công những tế bào ung thư một cách hiệu quả hơn. Loại thuốc này
cung cấp một phương pháp chữa trị rất khác biệt và thường không

được xếp chung nhóm với các loại thuốc hóa trị khác. So với những
cách điều trị ung thư khác như phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị thì miễn
dịch liệu pháp vẫn còn tương đối mới. Có một vài loại miễn dịch liệu
pháp khác nhau.
Miễn dịch liệu pháp chủ động: kích thích hệ miễn dịch của cơ thể
chống lại căn bệnh.
Các loại miễn dịch liệu pháp bao gồm:
Liệu pháp kháng thể đơn dòng (miễn dịch thụ động): chẳng hạn
như

Rituximab

(Mabthera)

hoặc

(Rituxan®),

alemtuzumab

(Campath®), Trastuzumab, (Herceptin), Bevacizumab (Avastin),


1
Cetuximab (Erbitux). Miễn dịch liệu pháp và hỗ trợ không đặc hiệu
(những chất khác hoặc các tế bào thúc đẩy đáp ứng miễn dịch) chẳng
hạn như BCG, interleukin-2 (IL-2), interferon-alpha .
Những thuốc điều chỉnh miễn dịch chẳng hạn như thalidomide
và lenalidomide (Revlimid®)
Miễn dịch liệu pháp thụ động: không dựa vào cơ thể để tấn công

căn bệnh mà sử dụng những thành phần của hệ miễn dịch (chẳng hạn
như kháng thể) được tạo ra ở bên ngoài cơ thể.
Những vaccine ung thư (miễn dịch liệu pháp chủ động đặc hiệu):
đầu năm 2008 thì vẫn chưa có loại vaccine nào được FDA thông qua để
điều trị ung thư.
1.1.4.9. Trị liệu mục tiêu
Khi các nhà khoa học hiểu kỹ hơn về những hoạt động bên trong
của các tế bào ung thư, họ bắt đầu tạo ra những loại thuốc mới tấn
công các tế bào ung thư một cách chuyên biệt hơn những thuốc hóa trị
truyền thống. Hầu hết chúng chỉ tấn công các tế bào có gen đột biến
hoặc những tế bào có quá nhiều bản sao của một gen nào đó. Những
loại thuốc này có thể được sử dụng làm một trong những loại thuốc
điều trị chính cho bệnh nhân hoặc sử dụng sau đợt điều trị chính để
kéo dài sự thuyên giảm của bệnh nhân hoặc giảm tái phát.
Hiện nay, chỉ có một số ít thuốc thuộc loại này đang được sử
dụng chẳng hạn như imatinib (Gleevec®), gefitinib (Iressa®),
erlotinib (Tarceva®), sorafenib (Nexavar) và bortezomib (Velcade®).
Trị liệu mục tiêu là một mảng nghiên cứu lớn và rất có khả năng sẽ
phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
1.1.4.10. Corticoid
Corticoid là những hormon tự nhiên và những thuốc giống
hormon được dùng để điều trị một số loại ung thư (lymphoma, bệnh
bạch cầu, và đa u tủy) cũng như một số loại bệnh khác. Do corticoid có


1
thể dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm tiến trình phát
triển của chúng nên nó được xếp vào các loại thuốc hóa trị. Corticoid
cũng thường được dùng làm thuốc chống nôn để giúp giảm triệu
chứng buồn nôn do hóa trị. Chúng cũng được dùng trước khi hóa trị để

giúp phòng ngừa phản ứng dị ứng nặng. Khi corticoid được dùng để
chống buồn nôn hoặc ngừa dị ứng, nó không được xem là thuốc hóa
trị.
Một số loại corticoid bao gồm prednisone, methylprednisolone
(Solumedrol), và dexamethasone (Decadron).
1.1.4.11. Các loại thuốc khác
Một số loại thuốc khác và những các trị liệu sinh học được dùng
để điều trị ung thư nhưng thường không được xem là thuốc hóa trị.
Trong khi các loại thuốc hóa trị lợi dụng tính chất của các tế bào ung
thư là chúng phân chia rất nhanh, những loại thuốc khác nhắm đến
một tính chất khác là cô lập các tế bào ung thư khỏi các tế bào bình
thường. Chúng thường cho tác dụng phụ ít nặng nề hơn những loại
thuốc hóa trị do mục tiêu tấn công của chúng chủ yếu trên các tế bào
ung thư chứ không phải các tế bào khỏe mạnh bình thường. Nhiều loại
thuốc được sử dụng song song với các thuốc hóa trị.
Các nhóm thuốc khác
Từ vi khuẩn hoặc bán tổng hợp. Thuốc ức chế quá trình tổng hợp
AND, ARN và protein (L- asparaginase, Hydroxyurea…)
Những tác nhân biệt hóa có tác dụng trên những tế bào ung thư
để làm chúng trưởng thành thành những tế bào bình thường. Một số
loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm retinoids, tretinoin (ATRA hoặc
Atralin®)) và bexarotene (Targretin®), arsenic trioxide.


×